Bạn tìm thông tin gì?

Blog

Ổn định tâm lý cho người dân nuôi tôm xuất khẩu trong mùa dịch

VNHN – Ông Trương Hữu Thông – Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị kiêm Tổng Giám đốc công ty TNHH Thông Thuận cho biết: Thông tin nhiễu loạn về tình hình thị trường xuất khẩu trong dịch covid-19 làm cho bà con nông dân không dám triển khai nuôi tôm.Theo chia sẻ của ông Thông, hiện nay, Trung Quốc, Ấn Độ đều giảm nuôi do dịch bệnh nên nói chung nguồn cung sắp tới trên thế giới rất yếu. Các cơ quan quản lý cần tổ chức, tuyên truyền để bà con nghe được thông tin chính thống. Những ngày gần đây họ toàn nghe thông tin qua mạng, đồn thổi là cấm xe, dừng xuất khẩu đi châu Âu, Nhật, Mỹ, không bán được hàng, ngân hàng không cho vay… nên người nuôi tôm sợ lỗ. Giá bán tôm hiện nay đang tốt nhưng thông tin của DN đến người dân rất khó. Nhiều nông dân kêu rằng do hạn mặn mà không dám thả tôm, nhưng ông Trương Hữu Thông cho rằng, đây chỉ là một lý do rất nhỏ, “vì chúng tôi vẫn nuôi bình thường và cam kết bao tiêu đầu ra cho nông dân”.

Trong những tháng đầu năm 2020, thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam chịu tác động của dịch bệnh Covid-19. Đặc biệt, từ đầu tháng 3/2020 khi dịch bệnh lan rộng gây hậu quả nghiệm trọng tại Châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc… đã làm ra tăng khó khăn cho hoạt động sản xuất, xuất khẩu, nhất là các sản phẩm thủy sản tươi sống. Tình hình kiểm soát và khống chế dịch bệnh Covid-19 ở Trung Quốc, Hàn Quốc đã có kết quả tích cực, các nước khác cũng đang nỗ lực kiểm soát dịch bệnh. Do đó, nhu cầu tiêu thụ đối với các sản phẩm thủy sản, đặc biệt là tôm theo dự báo của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) sẽ tăng mạnh sau khi các nước khôi phục các hoạt động sản xuất như trước khi có dịch.

Dự báo của VASEP, mặt hàng tôm xuất khẩu ở các thị trường chủ lực đang biến động, nếu người nuôi tôm cùng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn cầm cự này bằng cách duy trì nuôi ở mức độ nào đó, để cầm cự đến tháng 6 – 7 khi thị trường hồi phục, thì ngành tôm vẫn có nguyên liệu để chế biến và xuất khẩu, bù đắp sụt giảm những tháng đầu năm. Cũng theo VASEP, thị trường xuất khẩu thuỷ sản thế giới có nhiều tín hiệu tích cực, cụ thể tại thị trường Mỹ, doanh số bán lẻ các loại sản phẩm thủy sản tươi, đông lạnh và thủy sản có thể bảo quản lâu (shelf-stable) đều tăng mạnh tại các chuỗi siêu thị của Mỹ trong bối cảnh dịch Covid-19 lan rộng.

Để ứng phó với tình hình này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã thường xuyên chỉ đạo các đơn vị tham mưu, Hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp nỗ lực không ngừng tổ chức sản xuất theo diễn biến tình hình dịch bệnh đối với thị trường nhập khẩu truyền thống và tìm kiếm các thị trường mới cho sản phẩm thủy sản trong đó có sản phẩm tôm nước lợ nhằm khai thác cao nhất tiềm năng, thế mạnh của sản phẩm thủy sản nước ta.

Nhằm ổn định sản xuất, tránh những thông tin bất lợi, chủ động tận dụng và đón bắt cơ hội trong sản xuất, nuôi tôm nước lợ năm 2020, ông Trần Đình Luân – Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản cho biết, đơn vị này đã đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh/thành phố trung ương ven biển, các Hội, Hiệp hội liên quan đến sản xuất tôm nước lợ và các đơn vị liên quan cần thông tin kịp thời và chỉ đạo sản xuất thích ứng với hạn hán, xâm nhập mặn và dịch Covid-19 để hoàn thành kế hoạch sản xuất tôm nước lợ các tháng đầu năm và cả năm 2020.

Ổn định tâm lý cho người dân nuôi tôm xuất khẩu trong mùa dịch

Nhu cầu tiêu thụ đối với các sản phẩm thủy sản, đặc biệt là tôm theo dự báo của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) sẽ tăng mạnh sau khi các nước khôi phục các hoạt động sản xuất như trước khi có dịch. . Ảnh: Internet

“Các đơn vị làm việc với các doanh nghiệp chế biến, Hội/Hiệp hội, HTX/THT, người nuôi và chính quyền địa phương trên địa bàn nhằm nắm bắt tình hình, cung cấp thông tin; tổ chức sản xuất, chế biến và hoạch định kế hoạch tiêu thụ sản phẩm phù hợp với diễn biến thực tế trong và sau khi dịch bệnh kết thúc. Bên cạnh đó, khuyến cáo doanh nghiệp, người dân tối ưu hoá chuỗi sản xuất để giảm giá thành sản phẩm; áp dụng quy trình công nghệ nuôi tôm an toàn để có nguồn nguyên liệu chất lượng cao, truy xuất nguồn gốc phục vụ cho chế biến.

Đối với tôm nuôi đến kỳ thu hoạch cần hỗ trợ người dân kết nối với doanh nghiệp chế biến để tiêu thụ sản phẩm. Đối với các cơ sở đang nuôi với mật độ dầy, tôm kích thước nhỏ cần san thưa để chăm sóc tốt, hạn chế rủi ro, giảm thiểu tối đa chi phí sản xuất” – ông Trần Đình Luân cho biết. Hiện tại, Công ty Thông Thuận có 3 nhà máy chế biến, nuôi tôm giống, tôm thịt.

Thị trường Nhật 35%, châu Âu 40%, Mỹ hơn 10 %, các thị trường khác khoảng 7-10%. Hiện tại, thị trường bị ảnh hưởng khoảng hơn 20% do khách đề nghị giao hàng chậm, còn chưa bị ảnh hưởng gì lắm. “Thế nhưng các thông tin đồn đại khách không mua tôm, thị trường đóng cửa giao dịch dẫn đến đại lý, ngân hàng, các tổ chức tín dụng không cho vay, đặc biệt không thu mua được khiến dân không dám nuôi tôm. Các thông tin này làm thị trường rối loạn” –ông Trương Hữu Thông cho biết.

Trong lúc có thông tin thị trường nông sản bị ngưng trệ, ngành hàng tôm lại không nằm trong xu thế này, mặc dù có chậm giao hàng nhưng nguyên liệu trong nước chưa đáp ứng được cho các nhà máy, đơn hàng. Đơn cử, công suất của Thông Thuận mỗi tháng xuất 8 triệu USD, thành nguyên liệu mỗi ngày khoảng 40-50 tấn nhưng nay không đủ nguyên liệu sản xuất.

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 và hạn hán xâm nhập mặn tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), theo lịch mùa vụ và khuyến cáo đối với nuôi tôm nước lợ, các địa phương đã chủ động điều chỉnh lịch mùa vụ, khuyến cáo kỹ thuật nuôi, quan trắc cảnh báo môi trường, tổ chức liên kết sản xuất cho phù hợp với điều kiện của địa phương. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của các tỉnh ĐBSCL ước trong quý I diện tích thả nuôi mới chỉ đạt 425.215 ha (bằng 85% so với cùng kỳ), chủ yếu là diện tích nuôi tôm quảng canh. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu tôm nước lợ 2 tháng đầu năm đạt 383,391 triệu USD (tăng 2,6% so với cùng kỳ 2019).

Dương Hùng

Giữa dịch Covid-19, doanh nghiệp lo thiếu tôm xuất khẩu

Thông tin nhiễu loạn về tình hình thị trường xuất khẩu trong dịch covid-19 làm cho bà con nông dân không dám triển khai nuôi tôm vụ mới.

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 và hạn hán xâm nhập mặn tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), theo lịch mùa vụ và khuyến cáo đối với nuôi tôm nước lợ, các địa phương đã chủ động điều chỉnh lịch mùa vụ, khuyến cáo kỹ thuật nuôi, quan trắc cảnh báo môi trường, tổ chức liên kết sản xuất cho phù hợp với điều kiện của địa phương. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của các tỉnh ĐBSCL ước trong quý I diện tích thả nuôi mới chỉ đạt 425.215 ha (bằng 85% so với cùng kỳ), chủ yếu là diện tích nuôi tôm quảng canh. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu tôm nước lợ 2 tháng đầu năm đạt 383,391 triệu USD (tăng 2,6% so với cùng kỳ 2019).

Tin đồn về thị trường gây bất lợi cho người nuôi tôm

Sáng nay (3/4), trao đổi với VOV, ông Trương Hữu Thông – Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị kiêm Tổng Giám đốc công ty TNHH Thông Thuận cho biết: Thông tin nhiễu loạn về tình hình thị trường xuất khẩu trong dịch covid-19 làm cho bà con nông dân không dám triển khai nuôi.

Hiện tại, Công ty Thông Thuận có 3 nhà máy chế biến, nuôi tôm giống, tôm thịt. Thị trường Nhật 35%, châu Âu 40%, Mỹ hơn 10 %, các thị trường khác khoảng 7-10%. Hiện tại, thị trường bị ảnh hưởng khoảng hơn 20% do khách đề nghị giao hàng chậm, còn chưa bị ảnh hưởng gì lắm.

“Thế nhưng các thông tin đồn đại khách không mua tôm, thị trường đóng cửa giao dịch dẫn đến đại lý, ngân hàng, các tổ chức tín dụng không cho vay, đặc biệt không thu mua được khiến dân không dám nuôi tôm. Các thông tin này làm thị trường rối loạn” –ông Trương Hữu Thông cho biết.

Trong lúc có thông tin thị trường nông sản bị ngưng trệ, ngành hàng tôm lại không nằm trong xu thế này, mặc dù có chậm giao hàng nhưng nguyên liệu trong  nước chưa đáp ứng được cho các nhà máy, đơn hàng. Đơn cử, công suất của Thông Thuận mỗi tháng xuất 8 triệu USD, thành nguyên liệu mỗi ngày khoảng 40-50 tấn nhưng nay không đủ nguyên liệu sản xuất.

giua dich covid-19, doanh nghiep lo thieu tom xuat khau hinh 1
Nhà máy chế biến tôm xuất khẩu của Công ty Thông Thuận

Theo chia sẻ của ông Thông, hiện nay, Trung Quốc, Ấn Độ đều giảm nuôi do dịch bệnh nên nói chung nguồn cung sắp tới trên thế giới rất yếu. Các cơ quan quản lý cần tổ chức, tuyên truyền để bà con nghe được thông tin chính thống. Những ngày gần đây  họ toàn nghe thông tin qua mạng, đồn thổi là cấm xe, dừng xuất khẩu đi châu Âu, Nhật, Mỹ, không bán được hàng, ngân hàng không cho vay… nên người nuôi tôm sợ lỗ. Giá bán tôm hiện nay đang tốt nhưng thông tin của DN đến người dân rất khó.

Nhiều nông dân kêu rằng do hạn mặn mà không dám thả tôm, nhưng ông Trương Hữu Thông cho rằng, đây chỉ là một lý do rất nhỏ, “vì chúng tôi vẫn nuôi bình thường và cam kết bao tiêu đầu ra cho nông dân”.

Nhu cầu tôm trên thế giới sẽ tăng mạnh

Trong những tháng đầu năm 2020, thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam chịu tác động của dịch bệnh Covid-19. Đặc biệt, từ đầu tháng 3/2020 khi dịch bệnh lan rộng gây hậu quả nghiệm trọng tại Châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc… đã làm ra tăng khó khăn cho hoạt động sản xuất, xuất khẩu, nhất là các sản phẩm thủy sản tươi sống.

Để ứng phó với tình hình này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã thường xuyên chỉ đạo các đơn vị tham mưu, Hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp nỗ lực không ngừng tổ chức sản xuất theo diễn biến tình hình dịch bệnh đối với thị trường nhập khẩu truyền thống và tìm kiếm các thị trường mới cho sản phẩm thủy sản trong đó có sản phẩm tôm nước lợ nhằm khai thác cao nhất tiềm năng, thế mạnh của sản phẩm thủy sản nước ta.

giua dich covid-19, doanh nghiep lo thieu tom xuat khau hinh 2

Nhằm ổn định sản xuất, tránh những thông tin bất lợi, chủ động tận dụng và đón bắt cơ hội trong sản xuất, nuôi tôm nước lợ năm 2020, ông Trần Đình Luân – Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản cho biết, đơn vị này đã đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh/thành phố trung ương ven biển, các Hội, Hiệp hội liên quan đến sản xuất tôm nước lợ và các đơn vị liên quan cần thông tin kịp thời và chỉ đạo sản xuất thích ứng với hạn hán, xâm nhập mặn và dịch Covid-19 để hoàn thành kế hoạch sản xuất tôm nước lợ các tháng đầu năm và cả năm 2020.

“Các đơn vị làm việc với các doanh nghiệp chế biến, Hội/Hiệp hội, HTX/THT, người nuôi và chính quyền địa phương trên địa bàn nhằm nắm bắt tình hình, cung cấp thông tin; tổ chức sản xuất, chế biến và hoạch định kế hoạch tiêu thụ sản phẩm phù hợp với diễn biến thực tế trong và sau khi dịch bệnh kết thúc. Bên cạnh đó, khuyến cáo doanh nghiệp, người dân tối ưu hoá chuỗi sản xuất để giảm giá thành sản phẩm; áp dụng quy trình công nghệ nuôi tôm an toàn để có nguồn nguyên liệu chất lượng cao, truy xuất nguồn gốc phục vụ cho chế biến. Đối với tôm nuôi đến kỳ thu hoạch cần hỗ trợ người dân kết nối với doanh nghiệp chế biến để tiêu thụ sản phẩm. Đối với các cơ sở đang nuôi với mật độ dầy, tôm kích thước nhỏ cần san thưa để chăm sóc tốt, hạn chế rủi ro, giảm thiểu tối đa chi phí sản xuất” – ông Trần Đình Luân cho biết.

Tình hình kiểm soát và khống chế dịch bệnh Covid-19 ở Trung Quốc, Hàn Quốc đã có kết quả tích cực, các nước khác cũng đang nỗ lực kiểm soát dịch bệnh. Do đó, nhu cầu tiêu thụ đối với các sản phẩm thủy sản, đặc biệt là tôm theo dự báo của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) sẽ tăng mạnh sau khi các nước khôi phục các hoạt động sản xuất như trước khi có dịch.

Dự báo của VASEP, mặt hàng tôm xuất khẩu ở các thị trường chủ lực đang biến động, nếu người nuôi tôm cùng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn cầm cự này bằng cách duy trì nuôi ở mức độ nào đó, để cầm cự đến tháng 6 – 7 khi thị trường hồi phục, thì ngành tôm vẫn có nguyên liệu để chế biến và xuất khẩu, bù đắp sụt giảm những tháng đầu năm.

Cũng theo VASEP, thị trường xuất khẩu thuỷ sản thế giới có nhiều tín hiệu tích cực, cụ thể tại thị trường Mỹ, doanh số bán lẻ các loại sản phẩm thủy sản tươi, đông lạnh và thủy sản có thể bảo quản lâu (shelf-stable) đều tăng mạnh tại các chuỗi siêu thị của Mỹ trong bối cảnh dịch Covid-19 lan rộng./.

An Nhi/VOV.VN

“Hướng dẫn thực hành ATSH trong sản xuất, ương dưỡng giống tôm nước lợ”

 Đây là tài liệu được Tổng cục Thủy sản ban hành nhằm cung cấp kiến thức về thực hành ATSH cho các cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống tôm nước lợ; đồng thời, hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm tra, giám sát các cơ sở này.

Theo đó, Tổng cục Thủy sản đã hướng dẫn cách nhận diện mối nguy gây mất ATSH trong sản xuất, ương dưỡng giống tôm nước lợ và một số yêu cầu ATSH đối với điều kiện các cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống tôm nước lợ.

Trong đó, về yêu cầu ATSH, các cơ sở ương sản xuất, ương dưỡng giống tôm nước lợ cần tuân thủ các yêu cầu về: lựa chọn địa điểm xây dựng cơ sở sản xuất, ương dưỡng; cơ sở hạ tầng của cơ sở sản xuất, ương dưỡng; khâu chuẩn bị thức ăn và bảo quản thức ăn cho tôm bố, mẹ và tôm giống; nhập kho, sử dụng và bảo quản các loại hóa chất, chế phẩm sinh học trong sản xuất, ương dưỡng giống tôm nước lợ; Yêu cầu về chương trình kiểm soát ATSH trong sản xuất, ương dưỡng; Phân công trách nhiệm kiểm soát ATSH trong sản xuất và ương dưỡng giống tôm nước lợ.

Tải thông tin chi tiết tài liệu “Hướng dẫn thực hành ATSH trong sản xuất, ương dưỡng giống tôm nước lợ”: Tại đây

Phương Ngọc – Thủy sản Việt Nam

Mỹ cáo buộc Trung Quốc lợi dụng chứng nhận để “trốn” kiểm kháng sinh

Tôm
Trung Quốc có dùng dán nhãn tôm đánh bắt cho tôm nuôi hay không?

Mỹ cáo buộc Trung Quốc trộn lẫn tôm đánh bắt tự nhiên với tôm nuôi để trốn tránh quy định kiểm tra dư lượng kháng sinh.

Liên minh Tôm miền Nam có trụ sở tại Florida đang yêu cầu các nhà lập pháp Mỹ thu hồi chứng nhận khai thác tôm hoang dã đối với các nhà xuất khẩu Trung Quốc. Các lô sản phẩm tôm được Trung Quốc dán nhãn tôm đánh bắt tự nhiên bị cáo buộc là trộn lẫn với tôm nuôi để đánh lừa kiểm tra dư lượng kháng sinh.

Chứng nhận này nằm trong chương trình bảo tồn rùa biển của Mỹ, yêu cầu các tàu đánh bắt tôm thương mại phải sử dụng thiết bị loại trừ rùa biển (TEDs) để ngăn chặn gây tai nạn cho rùa biển do mắc phải lưới kéo tôm. Chương 609 của Luật 101-162 Mỹ quy định việc cấm nhập khẩu tôm và các sản phẩm tôm được đánh bắt bằng phương pháp có thể ảnh hưởng bất lợi tới các loài rùa biển. Mỹ cũng cấm nhập khẩu tôm từ tất cả các nước không được chứng nhận, trừ khi chúng là tôm nuôi hoặc được đánh bắt ở các vùng nước lạnh, nơi không thể tìm thấy rùa biển hoặc bằng các kỹ thuật khai thác chuyên dụng không đe doạ tới rùa biển.

Theo đó, Bộ Ngoại giao Mỹ đã cấp chứng nhận tôm đánh bắt tự nhiên của Trung Quốc không gây hại cho quần thể rùa biển hoang dã. Tuy nhiên, Liên minh Tôm miền Nam cho rằng số lượng tôm đánh bắt tự nhiên nhập khẩu từ Trung Quốc là quá nhiều và bất hợp lý, phía Trung Quốc có thể đã lạm dụng chứng nhận này khi giả mạo tôm nuôi thành tôm đánh bắt tự nhiên. Vì những quy định nhập khẩu của FDA đối với tôm chỉ áp dụng cho tôm nuôi, khi dán nhãn tôm đánh bắt tự nhiên thì Trung Quốc sẽ dễ dàng vượt qua quy định kiểm tra kháng sinh.

Ngoài ra, một số nhóm bảo tồn rùa biển có trụ sở tại Trung Quốc cho rằng các thiết bị làm hại rùa thật ra vẫn chưa được lắp đặt phổ biến các tàu đánh cá Trung Quốc. Ngoài ra, việc mở rộng nuôi trồng thủy sản ven bờ cũng xâm chiếm môi trường sống của rùa biển. Nếu tất cả các cáo buộc được chứng minh là sự thật thì Trung Quốc đã không thực hiện tốt cam kết và có thể sẽ bị thu hồi chứng nhận khai thác tôm có bảo vệ rùa biển.

Xuất khẩu tôm của Trung Quốc đến thị trường Mỹ đã giảm 60% trong năm 2019 do mức thuế cao hơn và thay đổi xu hướng tiêu dùng. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn đứng thứ bảy về tổng lượng tôm xuất khẩu sang Mỹ. Tuy hầu hết tôm đánh bắt tự nhiên ở Trung Quốc được tiêu thụ trong thị trường nội địa nhưng nguy cơ bị rút chứng nhận khai thác tôm có bảo vệ rùa biển cũng sẽ tác động đến ngành tôm Trung Quốc, nhất là trong bối cảnh khó tìm thị trường xuất khẩu do dịch bệnh như hiện nay.

Hoài An-https://tepbac.com/

Nuôi tôm càng xanh toàn đực trên đất lúa

Khuyến nông
Cán bộ khuyến nông và nông dân đánh giá mô hình.

Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Bình đã tổng kết mô hình nuôi tôm càng xanh trên đất lúa chuyển đổi tại các huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh và Bố Trạch.

Năm 2018, Trung tâm triển khai nuôi thử nghiệm tôm càng xanh toàn đực ở vùng phá Hạc Hải của 2 xã Hồng Thủy, huyện Lệ Thủy) và Võ Ninh (huyện Quảng Ninh ).

Đến năm 2019, Trung tâm tiếp tục triển khai hỗ trợ nhân rộng mô hình nuôi tôm càng xanh tại xã Đồng Trạch (huyện Bố Trạch).

Mô hình được triển khai tại hộ ông Trần Văn Nghĩa, quy mô 1,2 ha và hộ ông Phan Văn Thanh, quy mô 0,7 ha. Các điểm nuôi đều là vùng chiêm trũng nhiễm mặn, trước đây trồng lúa nhưng hiệu quả thấp.

Cán bộ kỹ thuật Trung tâm hướng dẫn bà con tiến hành bơm cạn, tu sửa bờ ao, cống thoát nước, vét bớt lớp bùn đáy và để lại phần cỏ năn để tôm lên trú ẩn, bắt và diệt ốc, diệt cá tạp bằng thuốc Saponin, bón vôi khử trùng, sau 4-5 ngày mới tiến hành cấp nước cho ao.

Nước được lọc qua lưới lọc mịn. Sau khi cán bộ kỹ thuật kiểm tra kỹ lưỡng các thông số, yếu tố môi trường ao nuôi bảo đảm, bà con mới tiến hành thả giống.

Giống tôm càng xanh toàn đực được mua tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II, cơ cở sản xuất giống tại Bạc Liêu. Tôm giống khi thả có kích cỡ PL15, bơi lội khỏe mạnh, màu sắc tươi sáng. Mật độ thả 10 con/ m2

Sau 6 tháng thả nuôi, trọng lượng tôm thu hoạch trung bình khoảng 25 con/kg, với tỷ lệ sống trên 50%, giá bán khoảng 200.000 – 230.000 đồng/kg.

Theo các chủ hộ nuôi thì giống tôm càng xanh toàn đực phù hợp với đặc điểm sinh thái vùng nuôi nhiễm mặn. Trong quá trình nuôi, tôm sinh trưởng và phát triển tốt, chưa thấy dịch bệnh nguy hiểm xảy ra.

Nguyễn Trung Hiểu Nông nghiệp Việt Nam

Hệ thống kho lạnh quá tải, không còn chỗ chứa cá tra, tôm

Hệ thống kho lạnh quá tải, không còn chỗ chứa cá tra, tôm

Hiệp hội Chế biến và Xuất Khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) vừa “khẩn thiết” báo cáo lên Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường để kiến nghị Thủ tướng, có cơ chế đầu tư kho lạnh, vì hiện thệ thống các kho chưa đã “căng hết bụng”, không còn chỗ chứa cá tra, tôm trong mùa dịch COVID-19.

Hệ thống kho lạnh quá tải, không còn chỗ chứa cá tra, tôm - 1

Hệ thống kho lạnh của các DN thủy sản hiện đã đầy, không còn chỗ để chứa thêm nguyên liệu cá tra, tôm thu mua của dân.

Trong văn bản gửi tới Bộ trưởng NN&PTNT hôm nay (2/4), Vasep cho rằng, hệ thống kho lạnh là một mắt xích cốt lõi đối với cả chuỗi sản xuất và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, cho cả bối cảnh vượt qua đại dịch trước mắt và cả tầm chiến lược cho ngành hàng trong tương lai.

Trong bối cảnh khó khăn, ách tắc như đại dịch COVID-19 hiện nay, kho lạnh trữ hàng càng cần thiết hơn bao giờ hết. Tuy nhiên Việt Nam đang thiếu kho lạnh trầm trọng. Các DN không thể thu mua được hơn nguồn nguyên liệu tôm, cá mà cho bà con nông, ngư dân, cũng như khó có thể tạo ra được nguồn hàng lớn chủ động khi thế giới có nhu cầu lớn trở lại.

Vasep cho hay, do việc đầu tư kho lạnh trữ thủy sản mất chi phí khá lớn nên công suất kho lạnh tại Việt Nam đến nay vẫn còn chưa theo kịp được nhu cầu của ngành. Hiệp hội này đề nghị Thủ tướng và Ngân hàng Nhà nước có chính sách cho phát triển kho lạnh.

Cụ thể, cần hỗ trợ lãi suất 0% trong 2 năm đầu và giảm lãi suất 50% trong 4 năm tiếp theo đối với các khoản cho vay dài hạn để đầu tư xây dựng kho lạnh tồn trữ với các kho lạnh có công suất tối thiểu là 5.000 pallet (dùng để kê hàng hóa) trở lên. Ngoài ra, cần hỗ trợ giảm 50% thuế thu nhập DN cho 2 năm đầu khi các kho lạnh kể trên đi vào vận hành.

Theo Vasep, hiện giá tôm, cá tra nguyên liệu giảm mạnh do người nuôi lo sợ giá tiếp tục giảm nên thu hoạch sớm. Trong khi, DN tạm thời ngưng mua nguyên liệu do các đơn hàng bị hoãn, hủy và không có các đơn hàng mới. Mặt khác, kho lạnh của DN đã bị đầy vì chứa hàng tồn kho nên không còn chỗ chứa được nguyên liệu.

Nhiều kho lạnh đã được các DN cá tra thuê để trữ nguyên liệu cá, nên các DN tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phải chuyển thuê kho lạnh ở miền Trung để trữ nguyên liệu tôm và hỗ trợ mua tôm nguyên liệu cho người dân.

Theo Vasep, đến nay, do dịch COVID-19, tỷ lệ các đơn hàng xuất khẩu đã ký bị khách yêu cầu cầu tạm hoãn và tỷ lệ các đơn hàng bị khách yêu cầu dừng hoặc hủy khá cao (lần lượt 20-40% và 20-30%).

Các thị trường có yêu cầu hoãn, hủy đơn hàng nhiều nhất là EU, Hàn Quốc và Trung Quốc (từ tháng 3, Trung Quốc bắt đầu có dần các đơn hàng trở lại); con số này ít hơn ở các thị trường Nhật, Mỹ, Nga.

Đặc biệt tại thị trường châu Âu phần lớn các đơn hàng tôm bị yêu cầu hoãn hoặc hủy đơn hàng, mặt hàng cá tra chịu tác động ít hơn do giá tiêu thụ rẻ hơn và chủ yếu bán cho các hệ thống siêu thị.

Đối với các đơn hàng trong quý II, quý III/2002, Vasep cho biết, việc ký kết các đơn hàng mới cũng rất khó khăn, đặc biệt tại các nhóm thị trường chính như Mỹ, Nhật, EU… Nhiều DN vừa và nhỏ gần như không có các đơn hàng mới trong quý II, quý III, một số doanh nghiệp khác có được đơn hàng mới nhưng không nhiều.

Trước đó, cả ba hiệp hội, gồm Vasep cùng hiệp Dệt May Việt Nam (Vitas) và Da giày -Túi xách Việt Nam (Lefaso) -ba ngành hàng xuất khẩu gần 80 tỷ USD năm qua, cùng ký văn bản kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng và các bộ ngành về tháo gỡ khó khăn cho DN trong lĩnh vực do ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19.

Theo Phạm Anh (Tiền Phong)

Khó đoán định tương lai ngành tôm

Ngành tôm thế giới đang hứng chịu hậu quả của “bão” COVID-19, giá tôm trên toàn cầu giảm mạnh. Theo đánh giá, mức giá bán hiện tại vẫn đảm bảo lãi cho người nuôi. Tuy nhiên, câu chuyện của con tôm sắp tới như thế nào thì chưa ai dám khẳng định.

Cơ hội vẫn còn

Nhìn nhận về tình hình thị trường tôm thời gian gần đây, ông Trần Văn Phẩm, Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản Sóc Trăng (Stapimex) cho biết, cho đến giờ này tình hình vẫn chưa đến mức xấu dù giá tôm có giảm, bởi với mức giá như hiện tại, nếu đạt năng suất người nuôi vẫn sống được với nghề. Liên quan đến ảnh hưởng của dịch COVID-19, theo ông Phẩm là có tác động đến giá tôm ở hiện tại, nhưng xa hơn vẫn rất khó đoán định được. Ông Phẩm chia sẻ: “Giá tôm gần đây cũng bình thường dù có giảm đôi chút do ảnh hưởng từ dịch tại các nước nhập khẩu. Cũng có những nhà nhập khẩu mua thêm, có nhà nhập khẩu đề nghị đình lại và cũng có nhà nhập khẩu yêu cầu xuất gấp các đơn hàng cho họ. Do đó, nếu nói tôm tồn kho lớn hiện nay theo tôi là chưa có tính thuyết phục, bởi các nhà máy ở Sóc Trăng cũng như trong khu vực ĐBSCL hiện vẫn đang hoạt động thu mua, chế biến, xuất khẩu bình thường”.

Ảnh minh họa

Khẳng định thêm về việc các doanh nghiệp vẫn đang hoạt động ổn định và giá tôm vẫn còn ở mức có lợi cho người nuôi, bảng giá thu mua tôm thẻ của Stapimex ngày 26/3 cho thấy, tôm cỡ 45 – 100 con/kg đã tăng lên từ 1.000 đến vài nghìn đồng/kg, riêng tôm cỡ lớn (20 – 30 con/kg) vẫn giữ ở mức khá cao. Còn theo ông Võ Văn Phục, Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản sạch Việt Nam, hiện giá tôm đang tăng trở lại ở hầu hết các cỡ và doanh nghiệp đang thu mua TTCT loại 30 con/kg với giá 135.000 đồng/kg.

Trong khi các doanh nghiệp Sóc Trăng khẳng định vẫn hoạt động bình thường và thu mua tôm với giá đảm bảo lợi nhuận khá cho người nuôi thì các doanh nghiệp thủy sản của tỉnh Cà Mau lại đang gặp khó. Ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh thông tin, dù Trung Quốc tuyên bố mở cửa thị trường trở lại, nhưng việc thông quan vẫn chưa nhiều, trong khi thị trường châu Âu và Mỹ đều ngưng đơn hàng. Tình hình trên khiến phần lớn doanh nghiệp trong tỉnh ngưng mua, hoặc mua cầm chừng, vì không biết bán cho ai, còn nếu trữ lại cũng chưa biết tới đây thị trường sẽ ra sao; thậm chí một số doanh nghiệp không còn vốn để thu mua do chưa giải phóng được hàng tồn kho.

Vì sao lại có sự trái chiều giữa Cà Mau với Sóc Trăng và một số tỉnh khác trong khu vực? Qua tìm hiểu chúng tôi được biết nguyên nhân chính làm cho giá tôm ở Cà Mau giảm mạnh so với các tỉnh khác một phần là do thị trường tiêu thụ tôm của hầu hết các doanh nghiệp thủy sản tại đây là từ Trung Quốc, đặc biệt là con tôm sú, một sản phẩm chủ lực của địa phương. Trong khi, từ trước Tết Nguyên đán, dịch COVID-19 đã hoành hành mạnh ở Trung Quốc buộc thị trường này phải đóng cửa và chỉ mới mở lại thời gian gần đây, nhưng việc thông quan vẫn rất hạn chế. Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp, do nguồn cung tôm lớn cho Trung Quốc là Ecuador cũng đang gặp khó khăn về thời tiết và dịch bệnh nên nhiều khả năng con tôm Việt Nam sẽ rộng cửa hơn khi vào thị trường này trong thời gian tới.

Sự thất thường của giá tôm từ đầu vụ đến nay cùng với diễn biến thời tiết bất lợi khiến người nuôi tôm lo lắng, dẫn đến tiến độ thả nuôi có phần chậm lại. Nhưng nếu thả tôm ở thời điểm này liệu có đảm bảo được mức giá tốt khi thu hoạch hay không vẫn là bài toán khó đối với người nuôi. Giả sử sau 3 – 4 tháng tới các nước khống chế dịch COVID-19 thành công, cũng chưa ai dám chắc nhu cầu thị trường khi đó sẽ tăng.

 

Xoay chuyển thị trường

Trung Quốc nằm trong top 6 thị trường nhập khẩu tôm lớn của Việt Nam và đang bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn hiện nay, các doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất tôm cũng đã có những phương án tìm kiếm, mở rộng thị trường. Hiệp định EVFTA dự kiến có hiệu lực vào tháng 7/2020 được kỳ vọng sẽ mở rộng cánh cửa hơn cho tôm Việt Nam tới thị trường EU. Tuy nhiên, để tận dụng được lợi thế đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt và áp dụng linh hoạt quy tắc tại “sân chơi” EVFTA, minh bạch nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, nỗ lực tìm kiếm và phát triển nguồn nguyên liệu trong nước và tại các đối tác có ký kết hiệp định thương mại tự do, tận dụng tối đa ưu đãi về thuế quan.

Mặt khác, theo đại diện VASEP, trong xuất khẩu tôm, để đảm bảo tính cạnh tranh thì việc kiểm soát tốt nguyên liệu đầu vào và đảm bảo theo các tiêu chuẩn quốc tế là rất quan trọng; trong khi, điểm nghẽn lớn nhất ngành tôm Việt lâu nay vẫn là sản xuất nhỏ lẻ, không truy xuất được nguồn gốc, dẫn tới không có chứng nhận quốc tế. Để khắc phục điều này, người dân cần liên tục trao đổi với đầu mối thu mua cũng như với các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu để nắm bắt nhu cầu, chất lượng; đồng thời cân nhắc vấn đề tài chính để nuôi trồng như thế nào cho hiệu quả.

>> Ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Cà Mau: “10 ngày trở lại đây, giá tôm sú loại 20 – 40 con/kg ở Cà Mau đã giảm 40.000 – 50.000 đồng/kg, còn TTCT cũng giảm 10.000 – 20.000 đồng/kg, thậm chí TTCT cỡ nhỏ tìm doanh nghiệp mua rất khó. Tỉnh đã tuyên truyền để người dân không nên hoang mang dẫn đến tình trạng thu hoạch ồ ạt càng làm cho giá tôm giảm mạnh thêm và đề xuất Chính phủ can thiệp bằng gói tín dụng để doanh nghiệp mua trữ tôm…”.

An Xuyên –Thủy sản Việt Nam