Bạn tìm thông tin gì?

Category Archives: Tôm Sú

Trà Vinh: Sản xuất thành công tôm sú bố mẹ sạch bệnh

ỹ thuật nuôi tôm sú bố mẹ sạch bện‌h được ứng dụng góp phần quan trọng trong cung cấp tôm giống chất lượng cao tại Trà Vinh nói riêng cũng như ĐBSCL nói chung.

Các chuyên gia của Bộ NN-PTNT kiểm tra, đánh giá và nghiệm thu đề tài nghiêm cứu. Ảnh: Minh Đảm
Các chuyên gia của Bộ NN-PTNT kiểm tra, đánh giá và nghiệm thu đề tài nghiêm cứu. Ảnh: Minh Đảm

 

Ngày 17/4, tại ĐH Trà Vinh đã diễn ra buổi đán‌h giá giai đoạn II và nghiệm thu đ‌ề tài “Nghiên cứ‌u tạo ra nguồn tôm sú bố mẹ sach bện‌h phục vụ cho các trại sả‌n xuất giống ở tỉnh Trà Vinh”. Đây là đ‌ề tài nghiên cứ‌u khoa học công nghệ trọng điểm cấp Bộ, do Bộ NN-PTNT làm chủ đầu tư và hỗ trợ kinh phí.

Từ những kết quả nghiên cứ‌u giai đoạn I, nhóm nghiên cứ‌u của Trường ĐH Trà Vinh đã tiến hành giai đoạn II của đ‌ề tài. Đến nay, tại trại thực nghiệm của trường đã có 390 con tôm giống bố mẹ được sả‌n xuất thành công. Vượt mức chỉ tiêu giao mục tiêu giao ban đầu là 300 con.

Khối lượng tôm cá‌i trung bình là 145,72 g/con, vượt 25g/con. Khối lượng tôm đực trung bình là 96,90 g/con, vượt chỉ tiêu gần 17 g/con. Tỷ lệ sống từ giai đoạn tôm post (0,02g) đến giai đoạn tôm bố mẹ thành thục là 61,95% (tính trên tôm đã chọn lọc), đạt yê‌u cầu nghiên cứ‌u. Tỉ lệ thành thục: 60% (tỉ lệ tôm chín mùi sin‌h  dụ‌c), vượt yê‌u cầu nghiên cứ‌u. Sức sin‌h sả‌n trung bình đạt 443.530 Nauplius/tôm cái/lần đ‌ẻ, vượt yê‌u cầu 43.000 nauplius. Kết quả kiểm tôm các giai đoạn nuôi sạch các bện‌h rút (WSSV, TSV, YHV, IHHNV và MBV, HPV) đạt yê‌u cầu.

Tôm bố mẹ sạch bện‌h được xá‌c nhậ‌n bởi Chi cục Thú y vùng VI. Ảnh: Minh Đảm

TS Huỳnh Kim Hường, Phó Trưởng Khoa Nông nghiệp- Thủ‌y sả‌n, ĐH Trà Vinh cho biết: “Tôm có nguồn gốc từ tôm post Mỹ, được chứng nhậ‌n sạch bện‌h trước khi thả nuôi. Mỗi giai đoạn nuôi, nhóm nghiên cứ‌u đều có kiểm tra các loại bện‌h thông thường trên tôm và đều gửi cơ Chi cục Thú y vùng VI kiểm tra và xá‌c nhậ‌n. Giai đoạn II này chúng tôi thực hiện trong 12 tháng. Rút ngắn được 1 tháng so với giai đoạn I”.

Trong quá trình nghiên cứ‌u cũng như sau khi đã nghiên cứ‌u thành công giai đoạn I, đến nay, trại giống thực nghiệm của ĐH Trà Vinh đã cung cấp khoả‌ng 2 triệu post tôm sú giống. Tỷ lệ tôm sin‌h trưởng rất đạt. Anh Đỗ Văn Trường, kỹ thuật viên trại tôm giống của ĐH Trà Vinh cho biết, trong quá trình nghiên cứ‌u giai đoạn I, trại đã cung cấp cho 3 hộ dân tại xã Trường Long Hoà (TX Duyên Hải) tổng cộng 150.000 post để làm mô hình đối chứng. Khi đó, do giá cả thị trường có biến độn‌g. Thời gian thả nuôi có người từ 3-3,5 tháng tháng. Tuy nhiên, tất cả người nuôi đều có lãi. Người nhiều nhất đạt là 112 triệu, thấp nhất 80 triệu.

Sau đó, có nhiều hộ đã đến trại để xin con giống về nuôi. Hộ nuôi đạt nhất khoả‌ng 12,5 con/kg.  Như hộ của chú Hai Lành (Trường Long Hoà) thả nuôi 80.000 con, thu hoạch được trên 6 tấn. Tỷ lệ thu được tính đầu con trên 90%. Ngoài 7 loại bện‌h được chứng nhậ‌n thì tôm đưa ra có sức đ‌ề kháng cao. Những bện‌h thông thường đường ruột, đóng rong mang không có bị.

Đợt mới này, trại cũng cung cấp cho người dân nuôi và nông hộ tham gia mô hình nghiên cứ‌u. Bước đầu thấy tôm lớn nhanh. Đến nay, sau 1 tháng 12 ngày tôm đã to bằng ống hú‌t, 300-350 con/kg”.

Đề tài nghiên cứ‌u thành công giúp gi‌ảm giá thành tôm sú bố mẹ, tôm giống tại Trà Vinh cũng như ĐBSCL. Ảnh: Minh Đảm

TS Nguyễn Minh Thành, ĐH Quốc Gia TP HCM đán‌h giá, xá‌c nhậ‌n sả‌n phẩm, phản biện đ‌ề tài của Bộ NN-PTNT, nhậ‌n xét: “Đề tài tôm sú bố mẹ thực hiện tại ĐH Trà Vinh đã cho những kết quả ngoài mong đợi. Kết quả nghiên cứ‌u đạt và vượt so với chỉ tiêu được giao.

Tôm bố mẹ mà nuôi trong môi trường trang trại là rất khó. Vấn đ‌ề này lần đầu tiên được nhóm nghiên cứ‌u của ĐH Trà Vinh thực hiện”.

Chất lượng tôm mẹ cũng như tôm bố đều vượt thì sẽ đảm bảo cung cấp được tôm bố mẹ sạch bện‌h cho vùng nuôi tại Trà Vinh nói riêng cũng như ĐBSCL nói chung. “Hiện nay, phần lớn tôm bố mẹ của đều bắ‌t từ tự nhiên sẽ không đảm bảo tôm sạch bện‌h. Thứ hai, gia hoá từ các công ty thì sẽ có giá thành cao. Do đó, đ‌ề tài thành công sẽ cung cấp được nguồn tôm bố mẹ sạch bện‌h cũng như giá cả phải chăng cho nông dân”, TS Nguyễn Minh Thành chia sẻ.

nguồn: nongnghiep.vn

Nâng cao chất lượng tôm sú từ chương trình chọn giống

Tôm sú.

Để tránh phụ thuộc vào nhập khẩu, đảm bảo chất lượng tốt hơn, trong thời gian qua, nhiều chương trình nghiên cứu, chọn tạo và sản xuất tôm sú đã được triển khai.

Theo Bộ NN&PTNT, hiện mỗi năm Việt Nam cần hơn 30 tỷ giống tôm sú và khoảng 50.000 con tôm sú bố mẹ. Đáng lo ngại là phần lớn nguồn tôm sú cả con giống lẫn bố mẹ có mặt tại nước ta đều từ nhập khẩu hoặc khai thác tự nhiên, khiến tôm dễ bị mắc các mầm bệnh nguy hiểm và việc sản xuất cũng rất bị động.

Tại khu sản xuất tôm sú chất lượng cao tại huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, sau hơn 2 năm triển khai nghiên cứu, chọn lọc, chương trình đã tạo ra đàn tôm sú bố mẹ thế hệ G2 với tính trạng tăng trưởng khá tốt. Để nguồn tôm sú bố mẹ đảm bảo chất lượng cao, ngoài việc chọn lựa nghiêm ngặt các cá thể có tính trạng di truyền tốt, yêu cầu bắt buộc trong quá trình sản xuất là phải an toàn sạch bệnh. Tất cả hệ thống ao nuôi tôm sú bố mẹ phải được bao trùm và có thiết kế đường thoát hơi riêng biệt.

Điểm khác ở thế hệ G2 này là chương trình chọn hơn 200 gia đình thay vì chỉ có 120 gia đình như thế hệ G1. Việc tăng số lượng quần đàn như vậy giúp đa dạng hóa tính trạng trong quá trình sàng lọc. Mỗi cá thể tôm sú tại đây được đánh số, ký hiệu giúp cho quá trình chọn tạo chính xác hơn.

Một điểm đặc biệt của chương trình chọn tôm sú bố mẹ tại đây chính là kỹ thuật ghép tinh nhân tạo. Kỹ thuật này giúp quá trình sản xuất tôm sú thuận lợi và đạt hiệu quả tốt hơn bởi không còn phụ thuộc vào quá trình giao vĩ truyền thống.

Năm 2019, một doanh nghiệp đã cung cấp cho thị trường hơn 600 triệu post sú. Con số này dự kiến tăng gấp đôi vào năm 2020. Chương trình chọn lọc kỹ lưỡng với số lượng lớn, chất lượng cao như vậy đã phần nào giải quyết bài toán thiếu hụt nguồn giống sú chất lượng cao tại chỗ như hiện nay.

Theo đề án phát triển ngành tôm tỉnh Cà Mau, đến năm 2025, sản lượng đạt 320.000 tấn, chủ yếu là tôm sú với kim ngạch xuất khẩu 2,5 tỷ USD, đứng đầu cả nước. Để đạt được mục tiêu này, địa phương xác định rõ, việc đầu tư sản xuất, chủ động nguồn giống chất lượng cao là yếu tố quan trọng. Bên cạnh yếu tố an toàn sạch bệnh, tăng trưởng nhanh, lãnh đạo tỉnh còn đưa ra yêu cầu cao hơn đối với các nhà sản xuất.

Hiện Việt Nam là quốc gia dẫn đầu về nguồn cung tôm sú của thế giới với gần 300.000 tấn/năm. Theo các doanh nghiệp, tôm sú vẫn có thị trường rất tốt, khoảng 20% người tiêu dùng tôm trên thế giới vẫn muốn ăn tôm sú dù giá cao hơn so với tôm thẻ. Do vậy, ngành hàng này rất cần nhân rộng những cách làm hiệu quả như tỉnh Cà Mau đã và đang triển khai. Nguyên nhân là do chỉ với những con giống an toàn sạch bệnh, người nuôi mới sản xuất được nguồn tôm thương phẩm chất lượng tốt, năng suất cao để cạnh tranh xuất khẩu. Đây cũng là yếu tố tiên quyết cho sự phát triển bền vững của ngành hàng này.

Nguồn : https://sinhhoctomvang.vn/

Ảnh hưởng của độ mặn lên hiệu quả sử dụng thức ăn và tiêu hao oxy của tôm sú

Tôm sú
Tôm sú.

Nghiên cứu tìm hiểu ảnh hưởng của độ mặn lên thời gian sử dụng và tiêu hóa thức ăn, độ tiêu hóa (thức ăn, đạm, năng lượng) và tiêu hao oxy cơ sở của tôm sú cần thiết.

Tôm sú (Penaeus monodon) là đối tượng nuôi quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam thì tôm nuôi chủ yếu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tôm sú được xác định là đối tượng quan trọng trong cơ cấu các đối tượng nuôi thủy sản ở vùng nước lợ.

Theo nhiều tác giả thì độ mặn thích hợp cho nuôi tôm sú từ 15-25‰ (Padlan, 1982). Tuy nhiên, trong quá trình mở rộng diện tích nuôi thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long một số nơi người dân đã tiến hành nuôi tôm sú trong những vùng nhiễm mặn theo mùa với mô hình phổ biến là luân canh tôm sú (mùa khô) và lúa (mùa mưa) đạt hiệu quả được khá cao. Ngược lại, một số nơi khác người nuôi tôm sú phải gặp trở ngại do sự gia tăng cao độ mặn trong suốt mùa khô.

Độ mặn có vai trò khá quan trọng đối với sự phát triển của nghề nuôi tôm sú nói chung, Tuy nhiên, sống trong môi trường nước cơ thể tôm còn chịu ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện môi trường thông qua sự tác động lên các phản ứng sinh lý, làm ảnh hưởng đến sự phát triển và tỷ lệ sống của tôm nuôi.

Nghiên cứu về ảnh hưởng của độ mặn lên các chỉ tiêu sinh lý về tiêu hóa và hô hấp được nghiên cứu (Rosas et al., 2001). Các nghiên cứu của Carefoot (1990) cho thấy quá trình tiêu hóa thức ăn có ảnh hưởng đến các thông số trao đổi chất, đặc biệt là khả năng tiêu hao oxy. Mặt khác, Cho et al. (1994) có nhận xét là khả năng tiêu hóa thức ăn của đối tượng nuôi có liên quan mật thiết đến hiệu quả kinh tế và việc kiểm soát ô nhiễm môi trường. Vì vậy, việc tìm hiểu ảnh hưởng của độ mặn lên thời gian sử dụng và tiêu hóa thức ăn, độ tiêu hóa (thức ăn, đạm, năng lượng) và tiêu hao oxy cơ sở của tôm sú cần thiết.

Phương pháp thí nghiệm

Các thí nghiệm được thực hiện trên tôm sú giống (10±2 g) ở các độ mặn 3‰, 15‰, 25‰ và 35‰. Thời gian sử dụng và tiêu hóa thức ăn của tôm sú được tiến hành trên bể nhựa 1 m3 , dạ dày tôm được thu sau khi cho tôm ăn lúc 20 và 40 phút và 1, 2, 3, 4 và 5 giờ, mỗi nhịp thu 10 tôm ở mỗi độ mặn để xác định lượng thức ăn, thời gian tôm sử dụng và tiêu hóa hết thức ăn trong dạ dày.

Độ tiêu hóa thức ăn, đạm và năng lượng của tôm được tiến hành trên bể composite 0,5m3 với phương pháp bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên và lặp lại ba lần. Xác định độ tiêu hóa được thực hiện thông qua thức ăn có chất đánh dấu o-xit crom (Cr2O3).

Tiêu hao oxy của tôm được xác định bằng hệ thống hô hấp kế với 10 cá thể tôm được đo riêng biệt ở mỗi độ mặn trong 24 giờ

Kết quả

Độ mặn có ảnh hưởng đến thời gian sử dụng và tiêu hóa thức ăn và tiêu hao oxy cơ sở của tôm sú. Ở độ mặn 3‰, sau khi cho ăn 20 phút khối lượng thức ăn trong dạ dày tôm đạt giá trị lớn nhất là 0,028 g. Khi tôm sống ở độ mặn mà cơ thể phải điều hòa áp suất thẩm thấu (3‰ và 35‰) thì lượng thức ăn tôm sử dụng nhiều hơn khi sống ở độ mặn mà tôm ít phải điều hòa áp suất thẩm thấu (15‰ và 25‰). Lượng thức ăn lớn nhất trong dạ dày tôm ở độ mặn 3‰ và 35‰ tương ứng là 0,028 g và 0,025 g, trong khi đó lượng thức ăn lớn nhất trong dạ dày của tôm ở các độ mặn 15‰ và 25‰ là 0,023 g và 0,021 g.

Tổng thời gian sử dụng và tiêu hóa thức ăn ở dạ dày tôm ở độ mặn 3‰ từ 3-4 giờ sau cho ăn và ở các độ mặn 15, 25 và 35‰ là tương đương nhau từ 4-5 giờ sau cho ăn.

Độ tiêu hóa (thức ăn, đạm và năng lượng) của tôm sống trong môi trường có độ mặn 3‰ thấp hơn có ý nghĩa so với các độ mặn 15, 25 và 35‰

Tiêu hao oxy cơ sở của tôm ở độ mặn 3‰ là thấp nhất so với các độ mặn còn lại 15, 25 và 35‰) và thấp có ý nghĩa so với ở độ mặn 25‰.

Tôm sú có khả năng điều chỉnh hoạt động sinh lý của cơ thể để thích nghi với độ mặn thấp tới 3‰, khi nuôi tôm ở độ mặn thấp cần tăng tần suất cho tôm ăn trong ngày nhiều hơn ở độ mặn cao.

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tôm sú có khả năng điều chỉnh hoạt động sinh lý cơ thể nhằm hạn chế sự mất năng lượng để thích nghi với độ mặn thấp. Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thì cần tăng tần suất cho tôm ăn trong ngày nhiều hơn ở độ mặn cao.

Theo Đoàn Xuân Diệp , Đỗ Thị Thanh Hương  và Nguyễn Thanh Phương.

Nguồn :https://tepbac.com/

Tăng tỷ lệ sống tôm hùm giống

Việc khai thác, vận chuyển đúng kỹ thuật sẽ nâng cao được tỷ lệ sống tôm giống, tôm nuôi sẽ khỏe mạnh, nhanh lớn và mang lại hiệu quả cao.

Hình thức khai thác

Khai thác bằng lưới: Kích thước lưới phụ thuộc vào quy mô khai thác: Ðộ dài lưới dao động khoảng 100 – 150 m, độ cao 4 – 6 m. Mắt lưới có kích cỡ 5 mm (2a =5 mm). Các hoạt động khai thác được tiến hành vào ban đêm. Sử dụng ánh sáng đèn neon có cường độ khoảng 1.000 – 2.000W. Lưới được giăng xuống biển bằng thuyền vào khoảng 8 giờ tối, sau 4 – 5 tiếng, lưới được kéo lên thuyền lần thứ nhất để thu gom những con tôm hùm giống dính lưới. Kết thúc 1 đợt lại tiếp tục thả đợt khác, thực hiện liên tiếp cho đến khoảng 5 giờ sáng hôm sau thì dừng.

Khai thác bằng bẫy: Loại bẫy được làm bằng lưới thường có chiều dài 60 cm và đường kính khoảng 40 cm. Bẫy được thả xuống nước ở độ sâu khoảng 4 – 5 m vào tháng 11 hàng năm, nghĩa là vào thời gian xuất hiện tôm hùm giống. Sau khoảng 3 – 5 ngày, khi bẫy đã ổn định ngư dân sẽ thu bắt tôm hùm hàng ngày vào các buổi sáng bằng cách giũ bẫy vào trong vợt lưới hoặc bắt chúng ra bằng tay từ các lỗ đã khoan.

Khai thác bằng lặn bắt: Ðây là loại hình khai thác truyền thống của ngư dân miền Trung. Năm 1998 trở về trước, tôm hùm giống được khai thác chỉ bằng lặn bắt. Hình thức này đảm bảo con giống khỏe, với kích cỡ lớn khoảng 12 – 15 mm CL/con và trọng lượng 7 – 9 g/con. Song số lượng con giống được khai thác mỗi ngày tối đa chỉ được 100 – 150 con/thuyền/10 ngày/5 người vào mùa khai thác chính trong năm. Vào các tháng sau số lượng khai thác chỉ đạt 3 – 10% so với vụ chính.

Tôm hùm giống phụ thuộc hoàn toàn vào khai thác tự nhiên

 

Vận chuyển

Vận chuyển khô: Thường được sử dụng để vận chuyển con giống lớn khoảng 30 – 100 g/con. Dụng cụ vận chuyển là các thùng xốp có kích thước 30 x 40 x 25 cm; hoặc 60 x 70 x 45 cm tùy thuộc vào số lượng giống cần vận chuyển. Mật độ tôm vận chuyển khoảng 150 – 300 con/thùng xốp. Thời gian vận chuyển khoảng 3 – 7 giờ với nhiệt độ được duy trì 21 – 220C bằng đá cây lạnh giữ trong các hộp nhựa hoặc túi nilon kín. Tôm được giữ độ ẩm của nước biển bằng rong hoặc bằng khăn vải dày và chuyên chở bằng xe máy hoặc xe ôtô. Tỷ lệ sống trong vận chuyển đạt 90 – 95%.

Vận chuyển nước: Ðược sử dụng để vận chuyển con giống nhỏ, từ post-puerulus (tôm trắng) đến juveniles (tôm bò cạp). Trọng lượng của cỡ giống này chỉ xấp xỉ 0,25 – 1 g/con, và rất nhạy cảm với sự thay đổi đột ngột của môi trường sống. Dụng cụ vận chuyển cũng là các thùng xốp có kích cỡ 30 x 50 x 25 cm hoặc 45 x 60 x 35 cm. Dưới đáy thùng được phủ một lớp rong câu tươi hoặc một lớp cát dày 0,5 – 1 cm. Ðổ nước biển sạch vào thùng xốp cao ngập cát hoặc rong khoảng 5 – 7 cm và sục khí trong suốt thời gian vận chuyển. Nhiệt độ nước được duy trì 21 – 220C với thời gian vận chuyển từ 5 – 15 giờ; và khoảng 23 – 250C với thời gian vận chuyển 3 – 5 giờ bằng đá cây lạnh giữ trong các hộp nhựa hoặc túi nilon kín. Tôm giống được đưa vào thùng xốp với mật độ 300 – 400 con/thùng nhỏ hoặc 700 – 1.000 con/thùng lớn.

Thanh Hiếu (Tổng hợp)       nguồn :http://contom.vn/

Xây dựng mô hình nuôi tôm sú bền vững

Tôm sú
Tôm sú.

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức hội thảo đánh giá, nhân rộng mô hình nuôi tôm sú 2019.

Theo Tổng cục thủy sản, định hướng ngành thủy sản đến năm 2020 kinh tế thủy sản đóng góp 30 – 35% GDP trong khối nông – lâm – ngư nghiệp, tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành thủy sản từ 8 – 10%/năm. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 8 – 9 tỷ USD, tổng sản lượng thủy sản đạt 6,5 – 7 triệu tấn, trong đó nuôi trồng thủy sản chiếm đến 70% tổng sản lượng.

Nuôi trồng thủy sản nước lợ tiếp tục phát triển mạnh đối với các sản phẩm chủ lực theo nhu cầu thị trường, phù hợp với điều kiện sinh thái, phục vụ XK. Cụ thể, tôm nước lợ đang được nuôi tại 30 tỉnh thành và trở thành sản phẩm hàng hóa ở nước ta gồm 2 loài: Tôm sú và tôm chân trắng. Tôm sú bắt đầu được sản xuất nhân tạo và nuôi tại Việt Nam từ những năm đầu của thập niên 80, thế kỷ 20 gắn với nghề nuôi thương phẩm phát triển.

Tại hội thảo, đại diện các đơn vị đã có những đánh giá sát thực và rõ nét về hiệu quả các dự án nuôi tôm sú, từ đó đưa ra kinh nghiệm, phương án cho các địa phương đưa ra phương án nhân rộng mô hình nuôi.

Hiện hình thức nuôi tôm sú chính trên cả nước được người dân áp dụng, bao gồm: Nuôi thâm canh và bán thâm canh, nuôi quảng canh cải tiến, nuôi tôm sú kết hợp với diện tích trồng lúa. Đại diện doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản đã xin ý kiến khắc phục khó khăn, vướng mắc trong hình thức nuôi, kiểm soát đảm bảo quy hoạch vùng nuôi, kiểm soát con giống thả nuôi và hạn chế lạm dụng hóa chất trong chăn nuôi.

TS Bùi Quang Tề, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1 cho rằng: Người dân nuôi trồng thủy sản nên kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh, không để dịch bệnh lây lan. Tuy nhiên, công việc này hết sức khó khăn, bởi người dân đang mất quá nhiều tiền bạc để đối phó với dịch bệnh mới.

“Quá trình thử nghiệm thuốc cần phải có thời gian và không được sử dụng tràn lan, gây lãng phí mà không hiệu quả. Chúng tôi đã ghi nhận sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khiến xâm nhập mặn quá mức, kéo theo nhiều dịch bệnh mới mỗi năm”, ông Tề cho hay.

Theo ông Vương Văn Oanh, Chi cục phó Chi cục thủy sản tỉnh Quảng Ninh, đối với địa phương này, nuôi trồng thủy sản đã có bước phát triển theo chiều sâu, chuyển dịch dần từ diện tích nuôi quảng canh cải tiến sang nuôi bán thâm canh, thâm canh và siêu thâm canh. Tỷ lệ diện tích nuôi bán thâm canh, thâm canh, siêu thâm canh chiếm khoảng 30% diện tích. Cơ sở hạ tầng vùng sản xuất và nuôi trồng thủy sản tập trung trọng tâm, trọng điểm đã được quan tâm đầu tư.

“Có thể kể đến các dự án lớn như dự án Trung tâm sản xuất giống công nghệ cao và nuôi thực nghiệm giống hải sản tại huyện Đầm Hà quy mô 125ha, công suất khoảng 3,5 tỷ tôm giống. Tổng diện tích nuôi tôm đạt 10.821 ha (nuôi tôm thẻ chân trắng 4.671ha, tôm sú 6.150ha), trong đó diện tích nuôi tôm công nghiệp chiếm 5,83% so với diện tích nuôi tôm thâm canh của cả nước; sản lượng đạt 13.930 tấn. Địa phương tiếp tục xác định tôm nước lợ là đối tượng nuôi trồng chủ lực”, ông Oanh nói.

Định hướng phát triển diện tích nuôi tôm sú trên cả nước, giai đoạn 2021-2021 đạt trên 750.000 ha (nuôi tôm sú sinh thái, hữu cơ, quảng canh cải tiến, tôm lúa đạt 540.000ha; nuôi tôm sú bán thâm canh, thâm canh đạt 60.000ha; nuôi tôm thẻ chân trắng đạt 150.000ha). Trong đó vùng ĐBSCL chiếm 88% cả nước. Tổng sản lượng ước đạt 1.100.000 tấn.

Hội thảo là nơi trao đổi kinh nghiệm, thông tin giữa các nhà khoa học, cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức nuôi tôm sú. Đồng thời là cầu nối đề xuất các chính sách, giải pháp xây dựng và phát triển mô hình nuôi tôm sú bền vững.

ANH THẮNG Nông nghiệp Việt Nam