Bạn tìm thông tin gì?

Blog

Các vấn đề hay xảy ra khi nuôi tôm

Ao tôm là cả gia tài nên khi tôm bệnh người nuôi lo lắng, mất ăn mất ngủ và không tiếc tiền để mua thuốc chữa trị. Nhưng ai nuôi lâu năm đều biết việc trị bệnh cho tôm rất tốn kém và hiệu quả không cao. Nếu gặp những bệnh nguy hiểm như đốm trắng thì chỉ còn cách thu khẩn cấp. Nhiều ao tôm tuy chữa được bệnh nhưng tôm hao hụt nhiều và cuối cùng cũng lỗ. Vậy làm thế nào để đối phó với bệnh tôm? Nên tập trung vào phòng bệnh hay chữa bệnh? Chúng ta hãy cùng nhau làm sáng tỏ vấn đề này.

Dịch bệnh khi thời tiết bất thường

Khác với trâu bò heo gà, nhiệt độ cơ thể tôm không ổn định mà thay đổi theo nhiệt độ môi trường nước. Ao tôm ở ngoài trời nên khi thời tiết bất thường thì người nuôi cũng bất an, tôm trở nên yếu, dễ nhiễm bệnh.

  • Nếu nắng nóng kéo dài (nhiệt độ nước trên 32oC): Tôm bắt mồi nhanh nhưng thải nhiều phân sống làm nước ô nhiễm. Vi khuẩn có hại hoạt động mạnh thường gây ra dịch bệnh phân trắng.
  • Vào mùa lạnh (nhiệt độ nước dưới 25oC): Tôm bắt mồi yếu, thậm chí ngưng ăn. Virus hoạt động mạnh thường gây ra dịch bệnh đốm trắng.

Biến đổi khí hậu dẫn đến thời tiết biến động bất thường là một trong những nguyên nhân chính khiến việc nuôi tôm ngày càng khó khăn.

Khó phát hiện khi tôm mới phát bệnh

Tôm nổi đầu

Tôm, đặc biệt là tôm sú, chủ yếu sống ở đáy ao. Bình thường, người nuôi ít có cơ hội quan sát tôm. Khi vừa thả tôm, màu nước tương đối nhạt nhưng do tôm quá nhỏ nên rất khó quan sát. Từ tháng nuôi thứ 2, tuy tôm đã lớn hơn nhưng do màu nước đậm dần khiến người nuôi rất khó phát hiện lúc tôm chớm bệnh. Lý do là những con tôm yếu và chớm bệnh thường trốn vào khu vực giữa ao, gần khu vực chất thải. Còn đến khi người nuôi phát hiện thấy tôm bơi lội lờ đờ trên mặt nước hay tấp vào bờ, nhá (vó) thì mọi chuyện đã quá muộn. Lúc này, đàn tôm đã bệnh nặng, nhiều con chết đáy, đàn tôm giảm ăn và chết nhanh.

Lây lan nhanh

Đầu tiên, người nuôi không thể vớt bỏ tôm bệnh hay tôm chết ra khỏi đàn tôm (chết đáy). Tôm khỏe buộc phải sống chung với tôm nhiễm bệnh và tôm chết. Xác tôm là thức ăn ưa thích của tôm khỏe khiến mầm bệnh lây lan. Ngoài ra, việc sử dụng máy quạt nước cung cấp ôxy và gom chất thải nhưng cũng nhanh chóng mang mầm bệnh đến khắp nơi trong ao.

Sức đề kháng kém

Tôm là động vật bậc thấp, không có hệ miễn dịch đặc hiệu nên khả năng đề kháng mầm bệnh kém, không có vaccine phòng bệnh. Tôm yếu rất dễ bị bệnh virus (đốm trắng, Taura) và vi khuẩn (Vibrio).

Thuốc không vào được tôm bệnh

Tôm bệnh thường bỏ ăn. Thuốc được trộn vào thức ăn sẽ không vào được cơ thể tôm bệnh. Vì thế, sử dụng thuốc chủ yếu là phòng bệnh cho tôm vừa chớm bệnh hay tôm còn khỏe.

Tác nhân cơ hội đồng loạt tấn công

Khi tôm bệnh, các mầm bệnh cơ hội đồng loạt tấn công khiến tôm yếu rất nhanh. Nghĩa là hầu hết tôm bệnh đều nhiễm vi khuẩn, kí sinh trùng, có thể virus và chịu tác động môi trường xấu (khí độc, ôxy thấp…) nên việc xác định nguyên nhân nào chính gây bệnh tương đối khó khăn.

Như vậy, việc phát hiện tôm bệnh thường đã trễ và việc trị bệnh cho tôm thường kém hiệu quả. Ngoài ra, khi tôm bệnh quá nặng người nuôi thường phải thu hoạch khẩn cấp trong lúc đang sử dụng thuốc và hóa chất, ảnh hưởng đến vấn đề xuất khẩu. Vì vậy, phòng bệnh là vấn đề có ý nghĩa sống còn, quyết định sự thành bại trong nuôi tôm.

Khí độc H2S – Sát thủ thầm lặng

Khí độc H2S luôn có trong ao và có thể gây chết tôm một cách thầm lặng hàng đêm. Mỗi vụ, người nuôi có thể mất khoảng 10% sản lượng.Trong lịch sử 25 năm, người nuôi tôm trên thế giới sản xuất hơn 40 triệu tấn tôm thì ước tính có khoảng 4 triệu tấn tôm đã bị chết do khí độc H2S, tương đương với tổn thất do đốm trắng gây ra!!!

 H2S là gì?

H2là khí cực độc có mùi trứng thối đặc trưng. Nó được sinh ra do vi khuẩn tiêu thụ muối sulphate phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện yếm khí (không có ôxy) dưới nước hoặc trong điều kiện ẩm ướt. Trong trại tôm, bùn và các chất thải tích tụ đáy ao là nơi sinh ra H2S.

Phát hiện khí H2là khá phức tạp và khó khăn, vì các dụng cụ kiểm tra nhanh tại ao chỉ dành cho khí ammonia (NH3) và nitrit (NO2).

H2S cực độc so với NH3 và NO2

Khí độc Nồng độ (ppm) Độc tính (lần)
H2S 0,02 1,000
NH3 2 10
NO2 20 1


H2S gây hại đến tôm như thế nào?

Khí độc H2S ngăn không cho tôm lấy ôxy, gây stress và giảm sức đề kháng. Nó cũng có thể gây phá hủy mô, tổn thương các cơ quan mềm như mang, ruột, thành dạ dày và gan tụy.

  • Nếu tiếp xúc H2S trong thời gian ngắn, tôm yếu dần, bơi chậm chạp, dễ tổn thương và nhiễm bệnh.
  • Trường hợp tiếp xúc với lượng lớn H2S, tôm sẽ chết nhanh hàng loạt.
Đối tượng

Mức an toàn

(ppm)

Nguồn

Tôm sú

0,0330

Chen, 1985
Tôm thẻ post

0,0087

Qui định Liên bang/Số 75, 2010
Tôm thẻ nhỏ

0,0185

Qui định Liên bang/Số 75, 2010


Các triệu chứng tôm bị ảnh hưởng bởi độc tính H2S

Triệu chứng Gây ra bởi H2S
Hội chứng mềm vỏ, màu sắc bất thường ở mang và thân tôm Tiếp xúc với lượng nhỏ khí độc H2S trong thời gian dài dẫn đến stress và giảm ăn
Đen miệng, đen mang Tiếp xúc với H2S khi tôm tìm kiếm thức ăn ở khu vực đáy ao
Chết sau khi lột vỏ Khi tôm lột vỏ, chúng cần nhiều ôxy và tập trung gần khu vực bùn đáy. Nếu H2S cao thì khi lột vỏ tôm sẽ chết
Tôm giảm ăn vào cử sáng Vào buổi sáng, pH nước và ôxy hòa tan thấp nhất, hàm lượng H2S cao ảnh hưởng đến việc bắt mồi
Hội chứng phân trắng H2S là một trong những nguyên nhân gây hội chứng phân trắng.

H2S phá hủy mô mềm trong ruột, khiến tôm phải giải phóng chất béo và chất nhầy để làm dịu đi các tổn thương

Sập tảo đột ngột H2tạo điều kiện giải phóng phosphate tự do trong nước, kết quả tảo sập trong vòng 2 – 3 ngày
Ammonia (NH3) và Nitrit(NO2) cao H2S giết chết vi khuẩn có lợi nitrit hóa (Nitrosomonas và Nitrobacteria)
Tôm nhảy dựng Nhiệt độ cao, pH thấp, oxy thấp làm cho H2S bùng phát mạnh khiến tôm nổi đầu và búng lên mặt nước. Tỉ lệ hao 5 -15% có ao lên đến 50%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Quan niệm sai về H2S

Người nuôi cho rằng H2S chỉ sinh ra sau 45 ngày nuôi khi lượng chất thải nhiều, môi trường ô nhiễm, lượng tảo dày đặc… Trên thực tế, lượng chất thải khu vực giữa ao sau 20 ngày thả giống đã có khả năng sinh ra H2S gây hại tôm nuôi. Giai đoạn đầu vụ, người nuôi không kiểm soát lượng thức ăn do tôm chưa quen ăn trong vó (nhá), quan niệm cho ăn dư để góp phần gây màu nước làm cho lượng chất thải xuất hiện ngày càng nhiều. Cũng trong giai đoạn này, tôm lột vỏ liên tục nên rất dễ nhiễm bệnh khi tiếp xúc với kh í độc H2S.

Khí độc H2S thường là nguyên nhân chính gây tôm chết khi môi trường nuôi biến động bất thường như sau trận mưa lớn, tảo tàn, nhất là khi thu tỉa, hút bùn (si-phông) làm khuếch tán khí độc H2S đáy ao.

tom su mem vo

Tôm sú bị mềm vỏ khi tiếp xúc lâu với H2S, dẫn đến stress và giảm ăn.

 

tom su h2s

Miệng và mang tôm thẻ bị đen do tiếp xúc với H2S khi tìm kiếm thức ăn ở khu vực đáy ao.

 

Yếu tố ảnh hưởng độc tính của H2S

Độc tính của H2S phụ thuộc vào pH và nhiệt độ (Boyd, 1990)

h2s sat thu tham lang

H2S được sinh ra trong điều kiện yếm khí, nó sẽ cản trở quá trình vận chuyển ôxy trong cơ thể động vật. Môi trường đồng thời tồn tại điều kiện pH, ôxy hòa tan và nhiệt độ đều thấp sẽ khiến cho H2S càng độc. Vì vậy, người nuôi cần kiểm soát cả ba yếu tố này để giảm thiểu độc tính H2S, nhất là ao nuôi ở vùng xì phèn tại các tỉnh miền Tây.

 

Những điều kiện thuận lợi sinh ra H2S

  • Ao nước trong trước khi thả giống, ánh sáng chiếu xuống làm cho rêu đáy phát triển. Sau một thời gian, tảo phát triển và ngăn ánh sáng chiếu xuống đáy ao làm cho rêu đáy chết, gây ô nhiễm đáy ao
  • Ao đáy cát và đất xốp, chất thải rút sâu vào lòng đáy, tạo môi trường yếm khí sinh ra H2
    Đối với ao lót bạt, bên dưới lớp bạt là môi trường thiếu ôxy, H2S được sinh ra khi chất hữu cơ thấm xuống bên dưới lớp bạt theo vết rò rỉ
  • Ao có mực nước sâu, thiếu oxy sẽ tạo điều kiện cho H2S sản sinh
  • Ao bị tảo tàn và nhiều thức ăn thừa, cũng như ao phèn có pH thấp và nhiều chất thải rất thuận lợi tạo ra H2S
  • Ao chứa các chất hữu cơ lơ lửng, khi các chất này lắng lại ở đáy ao sẽ tạo điều kiện thuận lợi sinh ra H2S

h2s sat thu tham lang

“Khí độc H2S trong ao tôm được xem như sát thủ thầm lặng. Nó đặc biệt vô hình (giấu mặt) khi người nuôi không có hiểu biết đúng”  

 

Một số trường hợp đặc biệt

A.Mưa lớn

Trong cơn mưa lớn, các thông số nước sẽ thay đổi, thúc đẩy việc tạo ra H2S. Mưa làm giảm nhiệt độ, ôxy hòa tan và pH. Mưa còn làm giảm khoáng chất và độ kiềm trong nước. Âm thanh và sóng tạo ra bởi gió cũng khiến tôm stress và phải di chuyển xuống đáy và khu vực chất thải.

h2s sat thu tham lang

Các yếu tố này làm tôm chết. Người nuôi nên xử lý như sau: Ngưng cho ăn khi có mưa

  • Kiểm tra pH nước và tạt vôi để duy trì điều kiện tối ưu
  • Bật quạt nước chạy xuyên suốt
  • Bổ sung khoáng vào nước và trộn khoáng với thức ăn sau những cơn mưa
  • Sử dụng vi khuẩn tiêu thụ H2S để kiểm soát H2S

B.Tảo tàn

Khi tảo tàn, pH ngay lập tức hạ thấp, lượng chất hữu cơ tăng lên đột ngột tiêu thụ một lượng lớn ôxy hòa tan. Khí độc sản sinh và vi khuẩn tăng lên nhanh chóng. Người nuôi phải xử lý theo các bước sau đây:

  • Cắt giảm 50 – 60% thức ăn
  • Tạt vôi để duy trì độ pH
  • Chạy quạt để gom chất hữu cơ về khu vực giữa đáy ao
  • Si-phông bùn đáy giữa ao, thay nước mới
  • Sử dụng các chế phẩm phân hủy chất hữu cơ để làm sạch nước ao
  • Sử dụng vi khuẩn tiêu thụ H2S để kiểm soát H2S

h2s sat thu tham lang

 

Ngăn ngừa khí độc H2S

  • Duy trì ôxy hòa tan ở đáy ao cao hơn 3 ppm có thể giúp ngăn cản việc sinh ra H2S
  • Kiểm soát chặt chẽ lượng thức ăn
  • Không nên nuôi ở vùng đất xốp, đáy cát và khu vực xì phèn nặng
  • Khu vực miền Tây cần lưu ý đáy ao phần lớn nằm trong vùng xì phèn, người nuôi cần xử lý đáy bằng vi sinh định kỳ để kìm hãm sự phát triển của H2S
  • Giữ pH trong khoảng 7,8 – 8,3 trong suốt vụ nuôi. Khoảng dao động pH trong ngày phải nhỏ hơn 0,4. Vùng đất xì phèn, pH khu vực giữa ao luôn thấp hơn so với ven bờ
  • Người nuôi nên cẩn thận và phải có hành động kịp thời khi mưa lớn, tảo tàn và lột xác

 

Xử lý ao có khí độc H2S

  • Ngay lập tức, cắt giảm 30 – 40% thức ăn, ít nhất trong 3 ngày cho đến khi điều kiện chung trở lại bình thường
  • Tăng cường oxy hòa tan bằng cách tăng quạt nước, tuy nhiên phải chú ý tránh sục bùn đáy ao lên khi lắp thêm quạt mới.
  • Thay nước, bổ sung vi sinh xử lý các chất hữu cơ
  • Tạt vôi và đánh khoáng để nâng kiềm (>100) và pH (7,8 – 8,3)
  • Sử dụng vi khuẩn Paracoccus pantotrophus tiêu thụ H2S để kiểm soát H2S

Tôm bố mẹ Ấn Độ lai Mexico chính thức được sản xuất và bán những lô đầu tiên

Nhà sản xuất tôm bố mẹ vannamei tư nhân đầu tiên của Ấn Độ sẽ bắt đầu giao hàng cho thị trường nội địa trong tháng tới, Ashok Nanjapa, giám đốc của BMR Blue Genetic, nói với IntraFish.

Trung tâm nhân giống tôm bố mẹ BMR, một liên doanh giữa công ty di truyền học Mexico Blue Genetic và người nuôi tôm kết hợp với BMR Ấn Độ, đã chính thức được đưa vào hoạt động vào tháng 3. Cơ sở có khả năng sản xuất từ ​​80.000 đến 90.000 tôm bố mẹ mỗi năm.

Hiện tại, đây là trung tâm tư nhân hoàn toàn duy nhất thuộc loại này, nhưng có một cơ sở sản xuất tôm bố mẹ khác do chính phủ đồng sở hữu.

Theo Nanjapa, lợi ích của việc cung cấp tôm bố mẹ tại địa phương sẽ vượt xa lợi thế kinh tế.

“Hiện tại, trại giống Ấn Độ nhập khẩu tôm bố mẹ từ nước ngoài, nhưng với nguồn cung của chúng tôi, họ có thể đưa có đưa tôm bố mẹ về địa phương và loạ bỏ sự căng thẳng mà tôm phải chịu khi đi đường nhập khẩu”, ông Nan Nanara nói.

Điều này sẽ giúp họ tiết kiệm rất nhiều rắc rối, họ có thể mua bất kỳ số lượng nào họ muốn, không phải phụ thuộc vào giấy phép nhập khẩu, tính sẵn có hoặc không gian để kiểm dịch, có nhiều lợi thế về năng suất cho việc này.

BMR, công ty đầu tiên thực hiện thử nghiệm canh tác vannamei ở nước này để giới thiệu các loài Mỹ Latinh và xem khả năng tồn tại của ngành, đã được phép thành lập liên doanh cho trung tâm nhân giống tôm bố mẹ vào năm 2015.

Chính phủ Ấn Độ đã yêu cầu sự quan tâm từ các công ty muốn thành lập một trung tâm nhân giống, với điều kiện người nộp đơn có hiểu biết về ngành này và hợp tác với một trung tâm chăn nuôi có uy tín ở một quốc gia khác, ông Nan Nanapa nói.

Công ty sau đó hợp tác với Mexico Blue Genetic theo một thỏa thuận công bằng về trung tâm nhân giống.

BMR nhập khẩu ấu trùng thế hệ cuối từ hoạt động của Mexico và phát triển nó để bán nó làm tôm bố mẹ cho các trại giống ở Ấn Độ.

Sự chống đối từ địa phương

The Prawn Farmer Federation of India (Liên đoàn Nông dân Nuôi Tôm của Ấn Độ) đang yêu cầu quốc gia Bộ Chăn nuôi, Chăn nuôi và Thủy sản của Ấn Độ kiểm soát việc nhập khẩu tôm bố mẹ nhập khẩu từ Mexico, với lý do nguy cơ tiềm ẩn của Hội chứng Tử vong sớm (EMS).

Theo PFI, EMS có mặt ở Mexico mặc dù nước này chưa tuyên bố về sự hiện diện của virus, một căn bệnh gây thiệt hại nặng nề cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan nói riêng.

EMS có rất nhiều ở Mexico, nhưng chính phủ Mexico đã không báo cáo chính thức rõ ràng để bảo vệ ngành nuôi trồng thủy sản của mình, ông Bal Balububaniani V, tổng thư ký của PFI, nói với IntraFish.

Theo đăng ký của Tổ chức Y tế Thế giới Động vật (OIE), EMS không có mặt ở Mexico và đã không có kể từ khi nó bắt đầu ghi nhận bệnh vào năm 2016.

Người phát ngôn của OIE cũng nói với IntraFish rằng không có hồ sơ nào về căn bệnh này ở Mexico.

Tuy nhiên, một tài liệu chính thức do OIE ban hành vào năm 2018 nói rằng đã có một vụ dịch EMS ở nước này vào năm 2013.

Tài liệu này đã bị chính phủ Mexico bác bỏ, trong đó đã gửi yêu cầu của IntraFish, trong đó yêu cầu OIE cải chính tuyên bố dựa trên thực tế rằng Mexico đã không báo cáo sự bùng phát như vậy, một bước bắt buộc cần thiết để OIE liệt kê một căn bệnh .

Các cơ quan y tế Mexico, các đại biểu chính thức của đất nước tại OIE, chỉ ra rằng EMS chưa bao giờ được báo cáo ở nước họ và yêu cầu OIE tôn trọng vị trí chính thức của các cơ quan y tế Mexico, Di truyền học BMR Blue Nanjapa nói với IntraFish.

Hiện tại, tất cả cá bố mẹ đến từ Mexico và các nước khác vào Ấn Độ đều được đưa vào giai đoạn kiểm dịch năm ngày và thử nghiệm các mầm bệnh đã biết của OIE tại trung tâm Kiểm dịch Thủy sản của Chính phủ ở Chennai.

Ngoài ra, nhập khẩu sau ấu trùng trải qua thời gian cách ly 15 ngày, trong đó chúng được theo dõi và kiểm tra chống lại mầm bệnh được liệt kê của OIE, bao gồm cả EMS, trước khi được phép nhập khẩu.

Tuy nhiên, PFI đang vận động mạnh mẽ cho việc đàn áp các mặt hàng nhập khẩu này, cho rằng rủi ro là quá cao và có thể dẫn đến tổn thất lớn cho các nguồn.

Vận chuyển động vật sống xuyên biên giới đã và đang là nguồn lây truyền bệnh chính trong lịch sử nuôi tôm, theo ông Bal Balububramaniam.

“Mối quan tâm của chúng tôi là việc nhập khẩu loại gen từ một quốc gia có EMS sẽ khiển toàn bộ ngành công nghiệp gặp rủi ro “, ông nói.

 

Các chi phí khi đầu tư nuôi tôm (Phần 1)

Thanh xuân như một vụ tôm, bỗng ào một cái chẳng còn tôm đâu

Nguồn tôm tăng, giá tôm giảm, có bao giờ chúng ta nhìn lại toàn bộ số tiền đầu tư nuôi tôm như thế nào trong 1 năm 4 vụ vừa qua

Có rất nhiều bài báo khoe qui trình nuôi kiểu như:

Chỉ sau bốn vụ tôm (ba tháng/vụ), chị Bàng thu hoạch được hơn 30 tấn tôm thương phẩm, tương đương hơn 4,2 tỷ đồng, đạt lợi nhuận hơn hai tỷ đồng. Nếu như với cách nuôi truyền thống trong ao đất, chị thường thả 50 con giống/m2 thì với tôm công nghệ cao, chị thả đến 200 con/m2. “

Chị Bàng giỏi thật, ai mà cũng giỏi như chị Bàng thì nhà nhà đều đi đầu tư nuôi tôm cả rồi

Nói về chi phí đầu tư, 2 tỷ:

Thu hoạch : 30 tấn – 4,2 tỷ

Lợi nhuận: 2 ,2 tỷ

Lợi nhuận 2,2 ty là đã trừ chi phí đầu tư ban đầu hay chỉ là trừ chi phí sản xuất

Lợi nhuận 2,2 tỷ này có bao gồm công nợ thức ăn và giống của chị Bàng chưa

Lợi nhuận 2,2 tỷ này đâu có nói chị Bàng xử lý nước hết bao nhiêu tiền

Thực tế khi đầu tư chúng ta thường không rõ ràng minh bạch các khoản:

  1. Đầu tư cơ sở hạ tầng: đất, điện, bạt
  2. Đầu tư công cụ dụng cụ để sử dụng lâu dài -3 năm: máy bơm, giàn quạt
  3. Đầu tư công cụ dụng cụ để sử dụng ngăn hạn – 1 năm: tiền điện hàng tháng, công nhân

Sau đấy là bắt đầu đến Chi phí sản xuất để tính giá thành của Con tôm:

  1. Con giống
  2. Thức ăn
  3. Vật tư nuôi: thuốc, khoáng
  4. Nhân công
  5. Lương

Vậy làm sao để có thể quản lý các chi phí nuôi tôm hiệu quả

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm nước lợ thâm canh, bán thâm canh hạn chế dịch bệnh

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm nước lợ thâm canh, bán thâm canh hạn chế dịch bệnh

Quy trình kỹ thuật này ban hành kèm theo Công văn số 298/TCTS-NTTS ngày 01 tháng 02 năm 2013 của Tổng cục Thủy sản

I. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG

 

– Cơ sở nuôi tôm nước lợ phải nằm trong vùng quy hoạch nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh của địa phương.
– Vùng nuôi phải có mương cấp, mương thoát nước riêng biệt đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho nhu cầu nuôi.
– Mỗi cơ sở nuôi phải có hồ lắng chiếm 15-20% diện tích mặt bằng để xử lý nước cấp và diệt tạp trước khi đưa vào hồ nuôi; có trang bị dụng cụ đo môi trường: pH, oxy, NH3, NO3, độ mặn,..

 

II. HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT:

 

2.1. Chuẩn bị hồ nuôi:

2.1.1. Cải tạo ao nuôi, ao lắng:

– Bước 1: Tháo cạn nước ao nuôi và ao lắng. Loại bỏ các địch hại có trong ao từ vụ nuôi trước (tôm, cua, ốc, côn trùng, cá tạp). Vét bùn đáy ao, tu sửa bờ, các cống cấp nước, thoát nước. San đáy ao dốc về phía cống thoát. Phải đầm nén kỹ bờ ao hoặc lót bạt để chống xói lở và hạn chế rò rỉ. Rào lưới quanh ao để tránh các loài ký chủ trung gian gây bệnh từ bên ngoài như: cua, còng, rắn.

– Bước 2: Rải vôi bột (vôi nung) liều lượng 20-30 kg/1.000m2 (pH đất >4) hoặc 30-40 kg/1000m2 (pH đất ≤4) đều đáy ao.

– Bước 3: Bừa kỹ cho vôi ngấm vào đáy để diệt hết tôm, cua, còng, ốc, côn trùng, cá tạp còn sót lại, diệt khuẩn trong bùn, giải độc (kim loại nặng, H2S) và trung hòa pH. Ao lót bạt đáy chỉ cần vệ sinh khử trùng.

– Bước 4: Phơi đáy ao khoảng 5-7 ngày.

 

Đối với những ao không phơi được: bơm cạn nước, dùng máy cào chất thải về cuối góc ao, bơm chất thải vào ao chứa thải, sau đó tiến hành bón vôi với liều lượng như bước 2.

Lưu ý: Sau mỗi vụ nuôi, phải phơi khô cứng nền đáy ao lắng, ao nuôi khoảng 1-2 tháng để ngắt vụ, tiêu diệt các mầm bệnh, khoáng hóa và phục hồi môi trường nền đáy.

2.1.2. Xử lý nước và lấy nước vào ao nuôi

– Bước 1: Lấy nước vào ao lắng qua túi lọc bằng vải dày nhằm loại bỏ rác, ấu trùng, tôm, cua, còng, ốc, côn trùng, cá tạp. Để lắng 3-4 ngày.
– Bước 2: Chạy quạt nước liên tục trong 2 – 3 ngày để kích thích trứng tôm, ốc, côn trùng, cá tạp nở thành ấu trùng.
– Bước 3: Diệt tạp, diệt khuẩn nước cấp trong ao lắng vào buổi sáng (8h) hoặc buổi chiều (16h) bằng Chlorine nồng độ 30 ppm (30kg/1.000m3 nước), hoặc những chất diệt tạp có tên trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam (không dùng thuốc bảo vệ thực vật và các chất cấm).
– Bước 4: Quạt nước liên tục trong 10 ngày để phân hủy dư lượng Chlorine. Kiểm tra dư lượng chlorine trong nước bằng thuốc thử.
– Bước 5: Cấp nước từ ao lắng qua ao nuôi (qua nhiều lớp túi lọc bằng vải dày) đến khi mức nước trong ao nuôi đạt từ 1,3–1,5 m. Để lắng 2 ngày.

Lưu ý:

 

– Không diệt tạp trong ao nuôi.

– Không lấy nước vào ao lắng khi: i) nước ngoài kênh/mương có nhiều váng bọt, màng nhầy, nhiều phù sa; ii) nguồn nước nằm trong vùng có dịch bệnh; iii) nước có hiện tượng phát sáng vào ban đêm.

2.1.3. Gây màu nước:

Gây màu nước giúp phát triển vi sinh vật phù du, ổn định môi trường nước, tạo môi trường thuận lợi hạn chế tôm bị sốc, tăng tỉ lệ sống.
Hai ngày sau khi cấp nước vào ao nuôi, gây màu nước bằng cách:

Cách 1: bằng cám ủ (thành phần: cám gạo, bột đậu nành, bột cá phối trộn theo tỷ lệ 2:2:1. Nấu chín, ủ trong 2 – 3 ngày).

  • Bước 1: Lúc 7-8h sáng: bón vôi đen Dolomite CaMg(CO3)2 hoặc vôi nông nghiệp CaCO3 liều lượng 100 – 150 kg/1000 m3.
  • Bước 2: Lúc 10-12h trưa: bón cám ủ liều lượng 3 – 4 kg/1000m3.
    Lặp lại 2 bước trên liên tục trong 3 – 5 ngày đến khi độ trong của nước đạt 30 – 40 cm.

Cách 2: bằng mật đường + cám gạo + bột đậu nành (tỷ lệ 3:1:3) ủ trong 12 giờ.
– Lúc 9-10 giờ sáng: bón mật đường + cám gạo + bột đậu nành đã qua ủ với liều lượng 2-3 kg/1.000m3 nước ao, tạt liên tục 3 ngày.
– Khi màu nước trong ao chuyển sang màu của tảo khuê (vàng hay nâu nhạt) hay màu xanh vỏ đậu thì tiến hành thả giống.
Đối với những ao khó gây màu nước, hay màu nước không bền nên bổ sung thêm các thành phần khoáng, Silic để giữ màu nước cho ao nuôi.
Có thể gây màu nước bằng chế phẩm vi sinh theo hướng dẫn của nhà sản xuất có uy tín để phân hủy mùn bã hữu cơ lơ lửng, xác tảo chết tích tụ do dùng hóa chất diệt khuẩn trước đó, tạo nguồn vi khuẩn có lợi giúp môi trường nuôi ổn định, tạo điều kiện cho tôm phát triển tốt ngay từ đầu.

 

Lưu ý:
– Không dùng phân vô cơ gây màu nước.
– Không diệt tạp trong hồ nuôi khi đã lấy nước.
– Kiểm tra và điều chỉnh các yếu tố môi trường nước ao nuôi đảm bảo trong ngưỡng thích hợp trước khi thả giống:

 

Yếu tố môi trường nước ao nuôi tôm Giới hạn tối ưu đối với tôm sú Giới hạn tối ưu đối với tôm chân trắng
Hàm lượng oxy hòa tan (DO) > 4 mg/l  >6 mg/l
pH  7,5 – 8,5 (dao động trong ngày không quá 0,5)  7,5 – 8,5 (dao động trong ngày không quá 0,5)
Độ mặn  15-25 ‰ 5-25 ‰
Độ kiềm 80 -120 mg/l 120-150 mg/l
Độ trong 30 – 40 cm  30 – 40 cm
NH3 < 0,1mg/l  < 0,1mg/l
H2S < 0,01 mg/l  < 0,01 mg/l

2.2. Quạt nước và thời gian chạy quạt nước

Bố trí hệ thống quạt nước và thời gian chạy quạt nước phải đảm bảo nhu cầu oxy cho tôm nuôi, đặc biệt thời điểm chiều tối/đêm/gần sáng khi hàm lượng oxy hòa tan giảm dần/xuống thấp nhất trong ngày.
Cần tăng cường thời gian chạy quạt hoặc bố trí thêm hệ thống quạt cho tôm nuôi, đặc biệt vào những thời điểm nắng nóng hoặc mưa kéo dài.

 

2.2.1. Vị trí đặt cánh quạt nước

– Cách bờ 1,5 m.
– Khoảng cách giữa 2 cách quạt nước 60 – 80 cm, lắp so le nhau.
– Tùy theo hình dạng ao mà bố trí cánh quạt nước nhằm tạo được dòng chảy tốt nhất và cung cấp đủ nhu cầu oxy cho tôm nuôi.

 

2.2.2. Số lượng máy quạt nước:
– Đối với nuôi tôm sú:

 

Diện tích ao (m2)  Mật độ: 15 – 20 con Mật độ: 20 – 25 con  Tốc độ vòng quay (vòng/phút)
2.000 20 – 25 cánh 25-30 cánh 100 – 120
5.000 50 – 60 cánh 60 – 80 cánh 100 – 120

– Đối với nuôi tôm chân trắng: Tôm chân trắng đòi hỏi oxy rất lớn. Do đó, tùy theo mật độ thả nuôi có thể thiết kế hệ thống quạt nước bằng cánh quạt nhựa hoặc kết hợp cánh quạt nhựa và cánh quạt lông nhím hoặc các cánh quạt cung cấp oxy khác để cung cấp oxy cho ao nuôi. Vòng tua của cánh quạt nhựa nên >120 vòng/phút.

 

Diện tích ao (m2) Mật độ (con/m2)  Số lượng dàn quạt cánh Số lượng dàn quạt lông nhím
2.000 – 3000 30-60 4 dàn (10 cánh quạt/dàn) 1
60-100 4 dàn (10 cánh quạt/dàn) 2
4.000 – 5.000 30 – 60 6 dàn (10 cánh quạt/dàn) 2
60 – 100 6 dàn (10 cánh quạt/dàn) 3 – 4

 

2.3. Chọn và thả giống:

2.3.1. Chọn giống:

– Chọn mua tôm giống từ các cơ sở có uy tín, có phiếu xét nghiệm âm tính về các mầm bệnh MBV, đốm trắng, đầu vàng, taura, IMNV, hoại tử gan tụy …
– Cỡ giống: tôm sú P15 – P20, tôm thẻ chân trắng P12 trở lên.
– Kiểm tra sức khỏe tôm giống bằng cách gây sốc:
+ Sốc độ mặn: Lấy 40-50 con tôm giống cho vào cốc thủy tinh chứa 300 ml nước lấy từ bao vận chuyển giống. Hạ độ mặn đột ngột xuống còn 15‰ và theo dõi trong 30 phút, nếu tỷ lệ sống 100% là đạt yêu cầu.
+ Sốc bằng formol: Thả 40-50 tôm giống vào chén, cốc thủy tinh đựng dung dịch formalin nồng độ 100 ppm và theo dõi trong 30 phút, nếu tỷ lệ sống 100% là đạt yêu cầu.

 

2.3.2. Thả giống:

– Mật độ thả:
+ Tôm sú: Nuôi thâm canh 15-20 con/m2; nuôi bán thâm canh 8-14 con/m2.
+ Tôm chân trắng: 30 – 60 con/ m2 (đối với những hộ mới chuyển đổi) và 60 – 80 con/m2 (những hộ có kinh nghiệm và đủ điều kiện).
– Cách thả:
+ Thả vào sáng sớm hoặc chiều mát.
+ Trước khi thả giống cần chạy quạt nước từ 8-12 giờ để đảm bảo lượng oxy hòa tan trong ao phải lớn hơn 4 mg/l.
+ Cân bằng nhiệt độ nước giữa bao giống và nước ao nuôi bằng cách thả nổi bao giống trên mặt hồ vài phút. Sau đó, cho nước từ từ vào đầy bao, cầm phía đáy bao từ từ dốc ngược để tôm giống theo nước ra ao nuôi.

 

2.4. Chăm sóc và quản lý:

2.4.1. Cho ăn:

Cho tôm ăn theo bảng hướng dẫn. Ngoài ra, tùy vào thực tế (sức khỏe của tôm, chu kỳ lột xác, thời tiết,…) và theo dõi sàng ăn/chài khi tôm từ 20 ngày tuổi trở lên để điều chỉnh, quản lý thức ăn cho phù hợp, tránh tình trạng cho ăn thiếu hoặc thừa thức ăn sẽ ảnh hưởng đến tốc độ phát triển và sức khỏe của tôm.
Cho ăn mỗi ngày 3 lần.

2.4.2. Lượng thức ăn

– Tháng nuôi thứ nhất: Sử dụng thức ăn cỡ nhỏ cho giai đoạn mới thả

+ Ngày thứ 10 sau khi thả giống, cho ít thức ăn vào sàng/nhá/vó để tôm làm quen, dễ cho việc kiểm tra lượng thức ăn dư sau này. Sàng ăn đặt nơi bằng phẳng, cách bờ ao 1,5- 2 m, sau cánh quạt nước 12 – 15m, không đặt ở các góc ao, khoảng 1.600 – 2.000 m2 đặt 1 sàng.
+ Sau 15 ngày có thể sử dụng các chất bổ sung cung cấp vitamin, khoáng chất theo chỉ dẫn của nhà cung cấp giúp tôm tăng cường sức khỏe.
+ Tôm sú: Ngày đầu tiên cho 1,2 – 1,5 kg/100.000 giống, cứ 2 ngày tăng 0,2-0,3 kg/100.000 giống.
+ Tôm chân trắng: Ngày đầu tiên cho 2,8-3 kg/100.000 giống. Trong 10 ngày đầu tiên, cứ 1 ngày tăng 0,4 kg/100.000 giống. Từ ngày thứ 10-20, cứ 1 ngày tăng 0,5 kg/100.000 giống.

 

– Tháng nuôi thứ hai đến khi thu hoạch:

+ Điều chỉnh thức ăn trong ngày qua theo dõi lượng thức ăn thừa trên sàng ăn.
+ Chuyển đổi loại thức ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển, cỡ miệng tôm và nhu cầu dinh dưỡng như hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao bì. Khi chuyển đổi thức ăn, nên trộn lẫn 2 loại thức ăn cũ và mới cho ăn ít nhất 3 ngày.

 

Cách điều chỉnh lượng thức ăn:

 

Kiểm tra thức ăn trong sàng/nhá Cách xử lý cho lần ăn tiếp theo
Nếu tôm ăn hết Tăng 5% thức ăn cho lần sau
Nếu thức ăn dư khoảng 10% Giữ nguyên thức ăn cho lần sau
Nếu thức ăn dư khoảng 11 – 25% Giảm 10% thức ăn cho lần sau
Nếu thức ăn dư khoảng 26 – 50% Giảm 30% thức ăn lần sau
Nếu thức ăn còn nhiều hơn 50% Ngưng cho ăn lần sau

 

Thời gian kiểm tra thức ăn trong nhá/sàng:

 

Thời gian nuôi (ngày) Thời gian kiểm tra sàng ăn (giờ)
21 – 60 2.5 – 2.0
61 – 90 2.0 – 1.5
>90 1.5 –1.0

Lưu ý:

 

– Những ngày thay đổi thời tiết, mưa, nắng gắt chỉ cho 70 – 80% lượng thức ăn đã định, tránh dư thừa gây ô nhiễm nước. Theo dõi kỳ lột vỏ để giảm lượng thức ăn và tăng sau khi tôm lột vỏ xong.

– Đối với các cơ sở nuôi tôm dùng thức ăn có chứa Ethoxyquin

+ Với hàm lượng ≤ 90 ppm: Chuyển sang dùng các loại thức ăn không chứa Ethoxyquin 04 ngày trước khi thu hoạch; Không dùng các loại thức ăn bổ sung như: Dầu gan mực, dầu cá hồi, bột mực, bột cá FMB 60, Fish meal 66%.
+ Với hàm lượng 90-120 ppm: Chuyển sang dùng các loại thức ăn không chứa Ethoxyquin 05 ngày trước khi thu hoạch; Không dùng các loại thức ăn bổ sung như: Dầu gan mực, dầu cá hồi, bột mực, bột cá FMB 60, Fish meal 66%.
+ Với hàm lượng 120-150 ppm: Chuyển sang dùng các loại thức ăn không chứa Ethoxyquin 06 ngày trước khi thu hoạch; Không dùng các loại thức ăn bổ sung như: Dầu gan mực, dầu cá hồi, bột mực, bột cá FMB 60, Fish meal 66%.

 

2.4.3. Quản lý môi trường ao nuôi:

 

– DO, pH, độ trong (đo hằng ngày); độ kiềm và NH3 (3-5 ngày đo 1 lần).
– pH và độ kiềm là hai yếu tố quan trọng tác động đến đời sống của tôm. Khi pH và độ kiềm thay đổi ngoài khoảng thích hợp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tôm nuôi.
+ Khắc phục tình trạng pH thấp: gây tảo và giữ màu nước thích hợp đảm bảo độ trong đạt từ 30 – 40 cm. Trong quá trình nuôi nếu pH < 7,5 cần bón vôi (CaCO3, Dolomite) với liều 10 – 20 kg/1000 m3 nước.
+ Khắc phục tình trạng pH cao: sử dụng mật đường 3kg/1000 m3 kết hợp sử dụng vi sinh hoặc dùng Acid acetic 3lít/1000 m3.
+ Khắc phục độ kiềm thấp: sử dụng Dolomite 15-20kg/1000 m3 vào ban đêm cho đến khi đạt yêu cầu.
+ Khắc phục độ kiềm cao: sử dụng EDTA 2-3 kg/1000 m3 vào ban đêm.

 

Tùy vào tình hình thực tế môi trường ao nuôi mà điều chỉnh và bón lượng vôi cho phù hợp.

– Định kỳ bón vôi nông nghiệp CaCO3 10 ngày/lần vào lúc 20-21h với liều lượng dao động từ 10-20 kg/1.000 m3 tùy theo độ mặn để điều chỉnh pH thích hợp:
+ Nếu độ mặn dưới 17‰ thì điều chỉnh pH từ 8,2 – 8,4;
+ Nếu độ mặn trên 17‰ thì điều chỉnh pH giảm dần xuống 8,0 – 8,2;
+ Nếu độ mặn = 25‰ thì điều chỉnh bằng 7,7 – 7,8.

 

Đến 11-12h trưa ngày hôm sau, cấy vi sinh theo chỉ dẫn của nhà cung cấp (sản phẩm có uy tín, thương hiệu) để làm sạch môi trường.

– Nếu độ mặn giảm đột ngột do mưa thì phải điều chỉnh bằng nước ót (nước muối) hoặc bổ sung muối hột.

 

– Khi tảo trong ao phát triển mạnh, màu nước thay đổi, pH dao động trong ngày >0,5, cần:
+ Thay tối thiểu 30% lượng nước trong ao;
+ Hòa tan 2-3 kg đường cát/1000 m2 và tạt đều ao vào lúc 9 – 10 giờ sáng.
+ Chạy cánh quạt, sục khí liên tục trong vài giờ.

 

– Khi nhiệt độ nước ao tăng trên 340C:
+ Cần giảm thức ăn;
+ Bổ sung vitamine C (trộn vào thức ăn);
+ Tăng thời gian chạy quạt nước, sục khí;

 

– Khi nhiệt độ nước ao giảm xuống dưới 240C, có hiện tượng tôm vùi đầu, phải giảm thức ăn và tăng đề kháng ngay.
– Hạn chế lấy nước vào ao nuôi, khi cần thiết thì lấy nước vào ao lắng rồi xử lý Chlorine liều 30kg/1000m3 chạy quạt liên tục, đến khi hết dư lượng Chlorine thì tiến hành bơm vào ao nuôi (qua túi lọc).
– Trong quá trình sinh trưởng, tôm cần rất nhiều khoáng nên cần duy trì độ kiềm từ 120 mg/lít trở lên bằng cách sử dụng vôi CaCO3 hoặc Dolomite và thường xuyên bổ sung khoáng cho ao nuôi vào ban đêm 3 – 5 ngày/lần giúp tôm nhanh cứng vỏ và lột xác đồng loạt.
– Chỉ diệt khuẩn khi cần thiết (tránh những trường hợp như: tôm đang suy yếu, đang trong quá trình lột xác hay có các biểu hiện về bệnh gan…).

Lưu ý:

 

– Hạn chế sử dụng men vi sinh trong giai đoạn đầu (giai đoạn tôm mới thả đến 1,5 tháng tuổi).
– Tháng thứ nhất: Giữ màu nước hồ nuôi thích hợp (xanh nõn chuối) tạo sự ổn định các chỉ số môi trường pH, kiềm, nhiệt độ, oxy hoà tan,.. tránh sinh tảo đáy hoặc tảo phát triển quá mức.
– Tháng thứ 2:
+ Giữ màu nước thích hợp (xanh nâu, đục), mực nước sâu 1,2-1,8 m để sự dao động về nhiệt độ, oxy hoà tan, pH giữa ban ngày và ban đêm diễn ra chậm không gây sốc cho tôm. Duy trì các yếu tố thích hợp độ trong từ 30 – 40cm; độ kiềm 80 -120; độ mặn từ 15-25 ‰; pH từ 7,5 – 8,5; Oxy hòa tan > 4 mg/lít; H2S < 0,01 mg/l; NH3 < 0,1mg/l.
+ Định kỳ 20 – 25 ngày xử lý nước và đáy hồ bằng chế phẩm sinh học theo hướng dẫn của nhà cung cấp.
+ Quạt nước, sục khí bổ sung oxy từ 19h00 đến 05h00 sáng hôm sau.
+ Có thể bổ sung thuốc bổ, thuốc đường ruột, các loại khoáng, trộn vào thức ăn cho tôm ăn theo hướng dẫn của các nhà cung cấp có thương hiệu, uy tín để tăng cường sức đề kháng.

 

2.5. Thu hoạch:

Tùy theo giá cả mà người nuôi chọn thời điểm thu hoạch cho phù hợp khi tôm đạt kích cỡ. Trước khi thu hoạch cần theo dõi chu kỳ lột xác của tôm và hạn chế thu khi tôm còn mềm vỏ để tránh tình trạng tôm bán bị rớt giá.