Bạn tìm thông tin gì?

Category Archives: Tôm Giống

Câu chuyện tôm hùm giống Indonesia: Tiếng thở dài giữa bảo tồn và kinh tế

Tôm hùm giống
Hậu ấu trùng không sắc tố thuộc giống tôm hùm Puerulus vừa được Indonesia cho phép xuất khẩu.

Sau 4 năm cấm xuất khẩu tôm hùm giống ra nhằm bảo tồn và duy trì nòi giống tôm hùm tự nhiên, Indonesia đã cho phép xuất khẩu trở lại. Quyết định này gây ra tranh cãi dữ dội, một cuộc chiến điển hình giữa bảo tồn giống loài và lợi ích kinh tế.

Năm 2016 cựu Bộ trưởng Thủy sản Susi Pudjiastuti đã ban lành lệnh cấm xuất khẩu giống tôm hùm nhằm bảo vệ sản lượng tự nhiên. Sau bốn năm ngày 04/05/2020, Bộ trưởng Edhy Prabowo đã kí sắc lệnh cho phép xuất khẩu trở lại tôm hùm giống (loại tôm hậu ấu trùng không sắc tố) thuộc giống Puerulus và Panulirus.

Quyết định này đã gây tranh cãi rộng rãi từ các nhà bảo tồn cho đến cựu Bộ trưởng Thủy sản – Susi Pudjiastuti. Việc cho phép xuất khẩu trở lại sẽ đe dọa xóa sổ quần thể tôm hùm tự nhiên của đất nước. Các chuyên gia cũng kêu gọi Chính phủ thay vì xuất khẩu hãy ưu tiên phát triển bền vững ngành tôm hùm trong nước cả nuôi quy mô nhỏ và đánh bắt truyền thống.

Edhy muốn khôi phục lại kế sinh nhai cho người dân sống phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu đồng thời ông cho biết, lệnh cấm trước đây hoàn toàn thất bại trong việc ngăn chặn thị trường chợ đen buôn bán trái phép tôm hùm giống.

Vào giữa tháng 1 đến tháng 10, 2016. Các nhà chức trách đã báo cáo rằng các vụ buôn lậu liên quan đến 800.000 ấu trùng tôm hùm trị giá 8.3 triệu đô đã được bán đến Việt Nam, Singapore và Trung Quốc, những quốc gia tập trung nuôi và có giá bán khá cao.

Các chuyên gia đã chỉ trích gay gắt về quyết định này. Họ cho rằng quyết định thiếu sự kiểm soát và sự rằng buộc của luật pháp đối với chuỗi xuất khẩu, cùng với cơ sở hạ tầng không đủ điều kiện để đáp ứng phát triển nuôi trồng thủy sản tôm hùm trong nước sẽ dẫn đến sự cạn kiệt nguồn tôm hùm giống tự nhiên.

Một vấn đề chính được đề cập trong tranh luận này chính là về tỉ lệ sống. Theo Bộ Thủy sản thì tỉ lệ sống của tôm hùm giống chưa tới 1% và việc đánh bắt, xuất khẩu chúng sẽ giúp nâng được tỉ lệ này lên cao hơn. Một số ý kiến khác lại cho rằng, hãy giữ tôm hùm trong tự nhiên, điều đó mới là cách giúp ngăn chặn sự tuyệt chủng tốt nhất. Có thể quyết định này được đưa ra bởi ảnh hưởng của sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, những người đang có nhu cầu về tôm hùm giống rất lớn.

Để giải quyết những mối lo trên, Bộ Thủy sản đã đưa ra một số điều kiện trong xuất khẩu như thiết lập hạn ngạch xuất khẩu và hạn chế khu vực đánh bắt tôm hùm giống. Yêu cầu của Bộ không được thu hoạch tôm hùm giống khi có kích thước của chúng phải nhỏ hơn 8cm và trọng lượng không quá 200g.

Các công ty xuất khẩu được yêu cầu phải phát triển cơ sở hạ tầng để nuôi tôm hùm con và phải phóng thích 2% lượng tôm nuôi về với tự nhiên thì mới được phép xuất khẩu chúng bằng đường hàng không.

Bên cạnh các yêu cầu mới trong sắc lệnh và các tranh cãi về kinh tế. Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng việc cho xuất khẩu lại sẽ làm người dân quên đi nghĩa vụ bảo tồn tôm hùm giống trong tự nhiên, đồng thời sự xuất khẩu cũng chẳng đóng góp gì vào sự phát triển của kinh tế miễn là thị trường chợ đen vẫn còn tồn tại.

“Nghị định mới sẽ thay đổi từ mục đích bảo tồn sang phát triển xuất khẩu và nuôi tôm. Từ đầu sắc lệnh này đã thất bại vì cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi tôm khá hạn hẹp, chúng ta chỉ có thể kết hợp với người dân nuôi trồng quy mô nhỏ và ngư dân, vừa giải quyết vấn đề cơ sở hạ tầng vừa tăng tạo việc làm cho bà con lao động”, Dani Setiawan giám đốc điều hành Hiệp hội đánh bắt cá truyền thống của Indosian cho biết.

Bờ biển phía Bắc của các đảo Java và Lombok là trái tim sản xuất tôm hùm lớn nhất cả nước. Và chiếm 90% lượng tôm đánh bắt ngoài tự nhiên. Tôm hùm sau đánh bắt sẽ được nuôi trên các lồng nổi và cam kết cung cấp đúng giá.

Và một trở ngại lớn khác trong hiệu quả kinh tế về nuôi trồng tôm hùm chính là tỉ lệ tử vong khá cao, hơn 50% trong giai đoạn ươm giống. Điều này được báo cáo rộng rãi ở Indonesia và Việt Nam.

Theo Dani, những nông hộ nuôi tôm hùm họ có nhiều tiềm năng và kĩ thuật để ngành công nghiệp nuôi trồng loài giáp xác này phát triển toàn diện nhât. Tuy nhiên, họ lại thiếu nguồn lực về tài chính và khả năng tiếp cận với thị trường trong nước cũng như quốc tế. Đây chính là cơ hội để chính phủ sử dụng ấu trùng tôm hùm một cách hiệu quả cả trong nước và xuất khẩu.

Riêng các nhà bảo tồn cho rằng nên ưu tiên phát triển kinh tế bền vững với môi trường. Với những gì chúng ta đang làm, chỉ có các doanh nghiệp lớn là có lợi lớn nhất trong vấn đề này.

Liệu chúng ta sẽ đồng tình với ý kiến nào, mặc dù đất nước chúng ta không hạn chế người dân đánh bắt thủy hải sản nhưng đánh bắt như thế nào để hiệu quả và bền vững nhất. Từ đó chúng ta sẽ không cần thiết phải tranh cãi với nhau khi có một quyết định được ban ra để hạn chế năng lực con người, đảm bảo môi trường thân thiện,… Vì từ đầu chúng ta đã hợp tác phát triển bền vững, cam kết môi trường xanh.

Triệu – https://tepbac.com/

Tôm càng đực hay cái loại nào mang lại hiệu quả cao hơn

Tại sao lại có nơi nuôi tôm càng đực và có nơi nuôi toàn tôm càng cái. Tại sao lại có sự khác nhau như vậy liệu có yếu nào tác động đến vậy mô hình nào hiệu quả hơn tôm càng đực có vượt trội hơn tôm càng cái và ngược lại.

ẢNH MINH HỌA

Israel phát triển kỹ thuật nuôi tôm càng xanh toàn cái, thích hợp nuôi mật độ cao hơn nuôi toàn đực.

Tôm càng xanh toàn đực là kỹ thuật đang được áp dụng rộng rãi nhằm cải thiện tốc độ sinh trưởng và kích cỡ thu hoạch. Tuy nhiên nuôi tôm càng xanh toàn đực chỉ phù hợp với diện tích rộng, hình thức nuôi xen canh, quảng canh. Để phát triển nuôi tôm càng xanh có hiệu quả cao hơn, các nhà khoa học Israel đã nghĩ đến hướng phát triển ngược lại: là nuôi tôm càng xanh toàn cái.

Nghiên cứu cho thấy rằng đối với tôm càng xanh, việc nuôi tôm toàn cái là một phương pháp bền vững để sản xuất một vụ tôm thành công và đồng nhất. Quần thể tôm càng xanh toàn cái có kích thước đồng đều và ít hung dữ, phù hợp để phát triển mô hình nuôi quy mô công nghiệp với diện tích nhỏ và mật độ cao.

Quần thể tôm càng toàn cái được tạo ra bằng kỹ thuật di truyền, tác động ngược dòng quá trình sinh sản tạo ra sự thay đổi ở tôm cái sinh sản khiến chúng sinh ra tôm chỉ có giới tính cái. Nhiễm sắc thể xác định giới tính của tôm càng xanh hoạt động theo cách tương tự ở người: có tín hiệu nhiễm sắc thể (nghĩ là nhiễm sắc thể X/Y) được quyết định bởi một cơ quan tạo ra hormone kiểm soát sự phát triển của giới tính đực và cái. Nhưng không giống như ở con người, tôm càng xanh cái cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển giới tính của thế hệ tiếp theo.

Sử dụng đặc điểm di truyền giới tính của tôm càng xanh, các nhà khoa học tiến hành lấy một số tế bào từ cơ quan sản xuất hormone ở tôm đực, sau đó tiêm vào tôm cái non, hormone sẽ khiến chúng phát triển thành con đực nhưng về mặt di truyền vẫn là con cái. Giống như tôm đực tự nhiên, chúng có thể giao phối bình thường với những con cái khác, con của các cặp tôm này sẽ phát triển thành tôm cái bất kể chúng mang nhiễm sắc thể nào, quần thể tôm toàn cái có đặc điểm tăng trưởng nhanh, kích thước lớn vượt trội và đồng đều. Kỹ thuật này liên quan đến một số thao tác đáng kể về sinh học, vì vậy sản phẩm có thể không được xem là thuần tự nhiên. Tuy nhiên, không giống như những thực phẩm biến đổi gen, quá trình sản xuất tôm càng xanh giống sinh ra đàn con đơn tính không làm cho vật liệu di truyền tự nhiên của tôm bị ảnh hưởng, vì vậy an toàn khi dùng làm thực phẩm.

Các nhà khoa học cũng sử dụng kỹ thuật tương tự để phát triển công nghệ song song tạo ra tôm giống có khả năng sinh ra tôm toàn đực. Dù là nuôi tôm càng xanh toàn đực hay toàn cái thì quần thể tôm càng xanh đơn tính giúp loại bỏ sự cạnh tranh giữa những con đực, khắc phục các vấn đề tôm hao hụt và tốc độ tăng trưởng chậm. Loại bỏ các tác nhân kích thích các hành vi hung hăng cũng làm giảm căng thẳng, giúp tôm tập trung sử dụng dinh dưỡng cho quá tăng trưởng. Điều này có thể cải thiện sản lượng tới 45%, nghĩa là có thể tăng 50 – 60% thu nhập cho người nuôi.

Lựa chọn nuôi tôm càng xanh toàn đực hay toàn cái còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: hình thức nuôi, trình độ phát triển kỹ thuật hỗ trợ, vốn đầu tư ban đầu… Đánh giá sơ bộ, mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực thích hợp nuôi mật độ thấp, ít đầu tư với hình thức xen canh, quảng canh. Trong khi đó, nuôi tôm càng xanh toàn cái phù hợp mô hình thâm canh, mật độ dày với vốn đầu tư cao hơn.

Hoài An

Nguồn: tepbac

Vì sao tôm bố mẹ của C.P. Group có chất lượng tốt nhất thế giới?

CPF-Turbo G19: Giống tôm thẻ chân trắng của C.P những năm qua luôn duy trì được sức hút, trở thành sự lựa chọn số 1 của người nuôi tôm do có thể nuôi được kích cỡ lớn 15 – 20 con/kg, tôm nhanh lớn, sức đề kháng mạnh, tỷ lệ sống cao. Vậy điều gì đã làm nên sự khác biệt này để giúp C.P vượt xa so với các đối thủ khác?

Chương trình chọn lọc tôm  bố mẹ của Tập đoàn C.P.

Tập đoàn C.P. Thái Lan đã có tầm nhìn từ rất sớm về sự phát triển của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng. C.P đã có những bước đi tiên phong trong việc chọn lọc tôm thẻ chân trắng khi thành lập Trung tâm cải tiến di truyền tôm (Shrimp Genetic Improvement Center) vào năm 2002.

Chương trình chọn lọc gen với quy mô lớn và ứng dụng những công nghệ hiện đại tân tiến nhất trong lĩnh vực công nghệ sinh học. Nguồn tôm bố mẹ đượcchọn từ nhiều vùng địa lý trên khắp thế giới, tập trung vào các tiêu chí như:

+ Tăng tỷ lệ sống

+ Sức đề kháng mạnh

+ Tốc độ lớn nhanh

+ Tôm sạch bệnh

Từ các nguồn này, tôm được phân lập và nuôi theo dõi theo từng gia đình để tránh quan hệ họ hàng, cận huyết.

Sau đó, ở mỗi thế hệ sẽ chọn lọc ra cá thể ưu tú nhất trong những gia đình cho kết quả tốt nhất để lưu trữ lại và chọn lọc tiếp ở thế hệ sau.

Hiện tại, tôm giống C.P đã được chọn lọc tới thế hệ thứ 19. Do đó các đàn tôm giống của C.P được phân phối dưới tên thương mại là CPF-Turbo G19.

Việc Tập đoàn C.P.Thái Lan khởi động chương trình chọn lọc di truyền tôm thẻ chân trắng từ rất sớm đã giúp phân tách và lưu trữ được những gen thuần chủng và ưu tú nhất. Bên cạnh đó với điểm mạnh về công nghệ sinh học và di truyền học cùng các trang thiết bị hiện đại đã giúp Tập đoàn C.P. Thái Lan đạt được các thành công to lớn trong việc sản xuất giống tôm thẻ chân trắng. Do đó, không phải ngẫu nhiên mà C.P trở thành tôm giống tốt nhất trên thế giới.

Trung tâm nghiên cứu phát triển tôm bố mẹ của Tập đoàn C.P tại Thái Lan

Tại Việt Nam, tôm giống CPF-Turbo G19 do Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam sản xuất và phân phối được sản xuất từ nguồn tôm bố mẹ nhập khẩu độc quyền 100% từ tập đoàn C.P. Thái Lan. Kế thừa kết quả của thành tựu gần 20 năm chọn lọc và gia hóa, tôm giống CPF-Turbo G19 có tốc độ lớn nhanh, sức đề kháng mạnh, nuôi được kích cỡ lớn 15 – 20 con/kg.

Sử dụng tôm giống (PL12) để nuôi thành tôm bố mẹ có được không?

Theo Tiến sĩ Robin McIntosh, chuyên gia nghiên cứu tôm bố mẹ hàng đầu trên thế giới, ông dẫn chứng thời điểm của năm 2000 – 2001 ngành nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới khi ấy, chủ yếu là tại Trung Quốc đã từng gặp rất nhiều khó khăn, vụ mùa thất bại, tôm chậm lớn và đến nay ngành nuôi tôm Trung Quốc vẫn chưa thể gượng nổi. Nguyên nhân được cho là xuất phát từ việc không quản lý được nguồn tôm giống khi tôm bố mẹ được lấy từ các ao đầm và trại giống để nuôi dưỡng thành tôm bố mẹ rồi cho đẻ lại. Việc làm này là hết sức nguy hiểm do các vấn đề có thể kể tới như:

+ Tôm bị nhiễm mầm bệnh trong quá trình nuôi.

+ Tôm nuôi làm bố mẹ bị cận huyết hoặc có quan hệ họ hàng.

+ Tôm giống sản xuất ra khi nuôi dễ có khả năng mang sẵn mầm bệnh, tôm còi cọc, chậm lớn.

Từ chuyến công tác của Tổng cục Thủy sản vào đầu tháng 12/2019 tại Công ty Charoen Pokphand Foods Public Company Limited (C.P. Group) đã đưa ra các kết luận đánh giá cao về chương trình sản xuất tôm bố mẹ của C.P hoàn chỉnh từ cơ sở hạ tầng, điều kiện an toàn sinh học cho đến đội ngũ nhân sự đào tạo bài bản, đáp ứng điều kiện xuất khẩu tôm bố mẹ sang Việt Nam. Việc kiểm soát các bệnh nguy hiểm theo đúng khuyến cáo của OIE (cơ quan quốc tế về dịch bệnh động vật).

Nếu tại Việt Nam, tôm sú có thể coi là ví dụ tiêu biểu nhất để minh chứng cho sự suy thoái chất lượng nguồn tôm giống do tôm bố mẹ bị cận huyết, dẫn đến tôm bị còi cọc chậm lớn, nhiễm bệnh nguy hiểm. Về khía cạnh chuyên môn, nuôi gia hóa tôm tôm bố mẹ là một quá trình hết sức phức tạp, khó khăn, đòi hỏi khả năng áp dụng an toàn sinh học ở mức cao nhất, phải chủ động được năng lực tầm soát và kiểm tra dịch bệnh. Nuôi gia hóa tôm bố mẹ dường như chỉ phù hợp cho những tập đoàn lớn, có năng lực tài chính mạnh vì là đây một quá trình lâu dài hàng chục năm mới cho ra kết quả, nó tốn nhiều rất thời gian công sức, tiền bạc, đòi hỏi nguồn lực đầu tư rất lớn cho các trung tâm nghiên cứu, trang thiết bị hiện đại, nhân lực tay nghề cao, chuyên gia giỏi…

Nguyễn Long An -http://www.thuysanvietnam.com.vn/

Hiểu biết về tôm sú giống – Phần 1: Kinh nghiệm lựa chọn và thả giống

Thả tôm giống.
Thả tôm giống. Ảnh: Đặng Tuấn.

Khi đi mua tôm giống làm thế nào để nhận biết được là giống tốt hay xấu? Vận chuyển đường xa thì phải làm sao để con giống khỏe và thích nghi với môi trường trong ao nuôi?

Chất lượng tôm giống là yếu tố tiên quyết cho một vụ nuôi thành công, vì vậy Tép Bạc đã tổng hợp các vấn đề trong tôm giống nói chung và tôm sú nói riêng để giúp người nuôi có cái nhìn bao quát hơn, từ đó tăng thêm tỉ lệ thành công của vụ nuôi.

Vấn đề lựa chọn giống tốt và kỹ thuật thả giống vốn đã quen thuộc với những hộ nuôi tôm nhưng một số khía cạnh thường bị bỏ qua dẫn đến năng suất chưa cao. Những thông tin dưới đây cung cấp thêm kinh nghiệm lựa chọn giống và kỹ thuật thả để đạt hiệu quả tốt nhất.

Tiêu chuẩn chọn tôm sú giống

Tôm giống tốt là yếu tố rất quan trọng để đạt năng suất cao trong khi nuôi và phòng tránh được các loại bệnh gây ra cho tôm.

Khi mua tôm giống, cần lựa chọn con giống đồng đều, cùng kích cỡ, khoảng 12mm. Tôm sú có 6 đốt ở bụng, các đốt này càng dài càng tốt và tôm sẽ lớn nhanh. Tôm có đuôi, râu hình dáng chữ V và góc hai râu sát nhau như góc chữ V là tôm khoẻ. Các chân ở phần đuôi gọi là chân đuôi hay đuôi, khi bơi xoè rộng, khoảng cách giữa 4 chân ở phần đuôi càng xa càng tốt… Cơ thịt bụng tôm co đều đặn, căng bóng mới tạo được dáng vẻ đẹp cho tôm.

Không có vật lạ như nấm, vi khuẩn, hay nguyên sinh động vật bám ở chân, bụng, đuôi, vỏ và mang tôm. Những vật lạ này sẽ làm tôm bị ngạt và không lột xác được. Màu sắc tôm tươi sáng, vỏ mỏng, có màu tro đen đến đen, đầu thân cân đối là con giống tốt.

Tôm bơi ngược dòng rất khoẻ khi đảo nước trong chậu hoặc bám chắc khi bị dòng nước cuốn đi. Nếu có 10 trong số 200 con thả mà trôi theo dòng nước là giống tôm yếu, tôm xấu. Tôm phàm ăn, ăn tạp, chân ngực bắt giữ mồi tốt là con giống tốt. Tôm có khả năng chịu đựng tốt khi dùng formol. Số tôm bị chết ít (5/150 con) khi dùng formol 1cc/10 lít nước, đó là giống tốt.

Sau khi chọn lựa tôm giống theo các tiêu chuẩn trên, trước khi thả tôm vào ao, phải tắm vô trùng cho tôm rồi thả tôm giống vào ao hoặc ương tiếp 15- 20 ngày, sau đó tuyển chọn tiếp lần nữa mới thả nuôi sẽ đảm bảo hơn.

Tuyển chọn lại những con tôm khoẻ, xoè đuôi ra hết cỡ khi bơi. Những con thích bơi ngược dòng nước thả vào ao là tốt nhất. Mật độ thả trung bình 5- 7con/m2 với nuôi quảng canh và 30 – 50 con nếu nuôi thâm canh.

Kỹ thuật thả tôm giống

Kỹ thuật thả tôm giống rất quan trọng đến sự thích nghi và sức khỏe của tôm sau khi được chuyển từ môi trường này đến môi trường khác.

Mật độ: Nếu diện tích ruộng nuôi từ 0,5-1,0ha thì thả 3-4 con/m2. Diện tích nhỏ hơn 0,5ha thì thả 5-10 con/m2.

Phương pháp thả giống: Thả giống đúng kỹ thuật sẽ góp phần tăng tỷ lệ sống của đàn tôm. Nên thả tôm vào lúc sáng sớm hay chiều mát. Không nên thả tôm vào lúc trời mưa hay trong điều kiện môi trường ao nuôi chưa thích hợp. Thả tôm vào đầu hướng gió để tôm dễ phân tán khắp ao.

Có 2 cách thả tôm tốt như sau:

Cách 1: Các bọc tôm mới chuyển về được thả trên mặt ao trong khoảng 10-15 phút để cân bằng nhiệt độ trong và ngoài bọc, sau đó mở bọc cho tôm bơi ra từ từ. Phương pháp này áp dụng cho trường hợp độ mặn của nước trong và ngoài bọc tôm chênh lệch nhau không quá 5‰. Cần làm cầu gần mặt nước để có thể mở bọc thả tôm dễ dàng, tránh lội xuống làm đục nước ao.

Cách 2: Thường áp dụng cho trường hợp độ mặn của nước trong bọc tôm và độ mặn của nước ao chênh lệch quá 5‰. Tôm mới chuyển về cần một thời gian thuần hóa ngay tại ao để tôm thích nghi dần với độ mặn của nước ao và các yếu tố môi trường khác.

Cần chuẩn bị một số thau lớn dung tích khoảng 20 lít và máy sục khí. Đổ các bọc tôm vào thau, khoảng 10.000 con/thau và sục khí. Cho thêm nước ao vào thau từ từ để tôm thích nghi dần. Sau 10 – 15 phút nghiêng thau cho tôm bơi ra từ từ. Có thể ước lượng tỷ lệ sống của đàn tôm bằng cách dùng lưới vào diện tích 2-3m2 và sâu 1m đặt ngay trong ao, thả vào lưới 1.000 – 2.000 tôm bột, cho tôm ăn bình thường. Sau 3-5 ngày kéo lưới vèo lên đếm và xác định tỷ lệ tôm còn lại.

Một số dấu hiệu cho thấy tôm khỏe và thích nghi với môi trường ao nuôi là không có tôm chết khi thuần trong thau, tôm bơi lội linh hoạt, bám thành thau. Tôm sau khi thả xuống ao thì bơi chìm xuống đáy ao, không bám theo mí nước, không nổi trên mặt nước.

Kinh nghiệm chọn và thả tôm giống

1. Đánh giá tôm giống

Đánh giá bằng cảm quan

Quan sát bầy tôm giống để xem tôm có khỏe hay không. Vì sức khỏe của con tôm có thể biểu hiện bên ngoài qua hoạt động, hình dạng, màu sắc. Một bầy tôm giống khỏe thì phải đồng màu, đồng cỡ, không dị dạng. Đầu tôm không bị cụt, hoặc là quẹo cong qua một bên (thường gọi là bị “te đầu”). Con tôm giống tốt phải có râu khép, đuôi xòe (giai đoạn P12, P13).

Để kiểm tra hoạt động của tôm, có thể bỏ tôm vào trong thau khi tôm phân bố đều, gõ nhẹ vào thành thau, nếu thấy tôm búng lên rất nhanh và khi quay nhẹ dòng nước tôm có khuynh hướng bơi ngược dòng hoặc quay đầu lại tức là tôm khỏe. Quan sát khả năng bắt mồi của con tôm bằng cách dùng một cái ly thủy tinh, múc tôm lên quan sát ra phía ngoài ánh sáng, nếu thấy ruột của tôm có thức ăn liên tục thì đó là tôm khỏe, nếu ruột tôm trống rỗng hoặc bị đứt khúc tức là tôm đã bắt mồi kém hoặc thiếu thức ăn và như thế tôm giống không được tốt.

Đánh giá sức khỏe bên trong

Có thể đánh giá gián tiếp sức khỏe của tôm giống thông qua kỹ thuật gây sốc bằng hóa chất thông thường là Formaldehyd (hay formol) nồng độ 200ppm (200 phần triệu) trong vòng nửa giờ. Dùng đựng 10 lít nước pha vào 2cc formol, sau đó thả vào khoảng 100-200 con tôm giống. Nửa giờ sau đếm số tôm chết lắng ở dưới đáy xô, nếu số tôm chết không quá 5% số tôm thả vào thì bầy tôm đó đạt yêu cầu.

Nếu thực hiện được 2 khâu nêu trên thì có thể yên tâm về chất lượng tôm giống mang đi thả nuôi. Tuy nhiên, để cho chính xác hơn trong một số mô hình nuôi có đầu tư cao như mô hình nuôi bán thâm canh và thâm canh thì bà con nên tiến hành thêm một bước kiểm tra theo kỹ thuật PCR.

2. Lưu ý khi vận chuyển tôm giống đi xa

Mật độ tôm giống vừa phải, thường khoảng 1.000 con tôm/1lít nước.

Nhiệt độ vận chuyển khoảng 20 –22⁰C, không nên vận chuyển lúc trời nóng vì sẽ làm tôm bị hao hụt và yếu đi.

Thời gian vận chuyển tốt nhất trong vòng 5 tiếng đồng hồ, nếu vận chuyển đi xa có xe bảo ôn bảo đảm được nhiệt độ thì thời gian vận chuyển tối đa khoảng 18 tiếng đồng hồ.

Trước khi thả tôm xuống ao nuôi, chúng ta cần kiểm tra độ mặn và nhiệt độ của nước mà chúng ta vận chuyển tôm giống và nước ao nuôi. Nếu độ mặn chênh lệch không quá 3‰ thì có thể tiến hành thả tôm nhưng phải cân bằng nhiệt độ. Nếu độ mặn hơn 3‰, phải cân bằng cách lấy nước ở dưới ao nuôi tôm cho chảy từ từ vào cái xô hay cái thau đựng tôm giống với tốc độ làm sao hạ độ mặn xuống khoảng 1 -2‰ trong vòng 1 tiếng đồng hồ. Sau khi trung hòa được độ mặn giữa bên trong xô và bên ngoài ao chúng ta có thể tiến hành thả tôm.

Để cho tôm quen với môi trường nước ao, nên đặt thau dưới ao cho nước vào từ từ để cân bằng nhiệt. Nếu tôm ở trong bao thì nên để bao tôm trên mặt nước khoảng 15 phút cho nhiệt độ nước bên trong và bên ngoài bằng nhau sau đó chúng ta sẽ thả.

Ngoài chất lượng tôm giống tốt và vận chuyển thuần hóa đúng kỹ thuật, để có tỷ lệ tôm sống cao đòi hỏi ao nuôi phải được cải tạo thật kỹ, sạch và nước ao phải được gây màu đầy đủ khoảng 30-35cm.

Đặng Tuấn – https://tepbac.com/

Hiểu biết về tôm sú giống – Phần 1: Kinh nghiệm lựa chọn và thả giống

Thả tôm giống.
Thả tôm giống. Ảnh: Đặng Tuấn.

Khi đi mua tôm giống làm thế nào để nhận biết được là giống tốt hay xấu? Vận chuyển đường xa thì phải làm sao để con giống khỏe và thích nghi với môi trường trong ao nuôi?

Chất lượng tôm giống là yếu tố tiên quyết cho một vụ nuôi thành công, vì vậy Tép Bạc đã tổng hợp các vấn đề trong tôm giống nói chung và tôm sú nói riêng để giúp người nuôi có cái nhìn bao quát hơn, từ đó tăng thêm tỉ lệ thành công của vụ nuôi.

Vấn đề lựa chọn giống tốt và kỹ thuật thả giống vốn đã quen thuộc với những hộ nuôi tôm nhưng một số khía cạnh thường bị bỏ qua dẫn đến năng suất chưa cao. Những thông tin dưới đây cung cấp thêm kinh nghiệm lựa chọn giống và kỹ thuật thả để đạt hiệu quả tốt nhất.

Tiêu chuẩn chọn tôm sú giống

Tôm giống tốt là yếu tố rất quan trọng để đạt năng suất cao trong khi nuôi và phòng tránh được các loại bệnh gây ra cho tôm.

Khi mua tôm giống, cần lựa chọn con giống đồng đều, cùng kích cỡ, khoảng 12mm. Tôm sú có 6 đốt ở bụng, các đốt này càng dài càng tốt và tôm sẽ lớn nhanh. Tôm có đuôi, râu hình dáng chữ V và góc hai râu sát nhau như góc chữ V là tôm khoẻ. Các chân ở phần đuôi gọi là chân đuôi hay đuôi, khi bơi xoè rộng, khoảng cách giữa 4 chân ở phần đuôi càng xa càng tốt… Cơ thịt bụng tôm co đều đặn, căng bóng mới tạo được dáng vẻ đẹp cho tôm.

Không có vật lạ như nấm, vi khuẩn, hay nguyên sinh động vật bám ở chân, bụng, đuôi, vỏ và mang tôm. Những vật lạ này sẽ làm tôm bị ngạt và không lột xác được. Màu sắc tôm tươi sáng, vỏ mỏng, có màu tro đen đến đen, đầu thân cân đối là con giống tốt.

Tôm bơi ngược dòng rất khoẻ khi đảo nước trong chậu hoặc bám chắc khi bị dòng nước cuốn đi. Nếu có 10 trong số 200 con thả mà trôi theo dòng nước là giống tôm yếu, tôm xấu. Tôm phàm ăn, ăn tạp, chân ngực bắt giữ mồi tốt là con giống tốt. Tôm có khả năng chịu đựng tốt khi dùng formol. Số tôm bị chết ít (5/150 con) khi dùng formol 1cc/10 lít nước, đó là giống tốt.

Sau khi chọn lựa tôm giống theo các tiêu chuẩn trên, trước khi thả tôm vào ao, phải tắm vô trùng cho tôm rồi thả tôm giống vào ao hoặc ương tiếp 15- 20 ngày, sau đó tuyển chọn tiếp lần nữa mới thả nuôi sẽ đảm bảo hơn.

Tuyển chọn lại những con tôm khoẻ, xoè đuôi ra hết cỡ khi bơi. Những con thích bơi ngược dòng nước thả vào ao là tốt nhất. Mật độ thả trung bình 5- 7con/m2 với nuôi quảng canh và 30 – 50 con nếu nuôi thâm canh.

Kỹ thuật thả tôm giống

Kỹ thuật thả tôm giống rất quan trọng đến sự thích nghi và sức khỏe của tôm sau khi được chuyển từ môi trường này đến môi trường khác.

Mật độ: Nếu diện tích ruộng nuôi từ 0,5-1,0ha thì thả 3-4 con/m2. Diện tích nhỏ hơn 0,5ha thì thả 5-10 con/m2.

Phương pháp thả giống: Thả giống đúng kỹ thuật sẽ góp phần tăng tỷ lệ sống của đàn tôm. Nên thả tôm vào lúc sáng sớm hay chiều mát. Không nên thả tôm vào lúc trời mưa hay trong điều kiện môi trường ao nuôi chưa thích hợp. Thả tôm vào đầu hướng gió để tôm dễ phân tán khắp ao.

Có 2 cách thả tôm tốt như sau:

Cách 1: Các bọc tôm mới chuyển về được thả trên mặt ao trong khoảng 10-15 phút để cân bằng nhiệt độ trong và ngoài bọc, sau đó mở bọc cho tôm bơi ra từ từ. Phương pháp này áp dụng cho trường hợp độ mặn của nước trong và ngoài bọc tôm chênh lệch nhau không quá 5‰. Cần làm cầu gần mặt nước để có thể mở bọc thả tôm dễ dàng, tránh lội xuống làm đục nước ao.

Cách 2: Thường áp dụng cho trường hợp độ mặn của nước trong bọc tôm và độ mặn của nước ao chênh lệch quá 5‰. Tôm mới chuyển về cần một thời gian thuần hóa ngay tại ao để tôm thích nghi dần với độ mặn của nước ao và các yếu tố môi trường khác.

Cần chuẩn bị một số thau lớn dung tích khoảng 20 lít và máy sục khí. Đổ các bọc tôm vào thau, khoảng 10.000 con/thau và sục khí. Cho thêm nước ao vào thau từ từ để tôm thích nghi dần. Sau 10 – 15 phút nghiêng thau cho tôm bơi ra từ từ. Có thể ước lượng tỷ lệ sống của đàn tôm bằng cách dùng lưới vào diện tích 2-3m2 và sâu 1m đặt ngay trong ao, thả vào lưới 1.000 – 2.000 tôm bột, cho tôm ăn bình thường. Sau 3-5 ngày kéo lưới vèo lên đếm và xác định tỷ lệ tôm còn lại.

Một số dấu hiệu cho thấy tôm khỏe và thích nghi với môi trường ao nuôi là không có tôm chết khi thuần trong thau, tôm bơi lội linh hoạt, bám thành thau. Tôm sau khi thả xuống ao thì bơi chìm xuống đáy ao, không bám theo mí nước, không nổi trên mặt nước.

Kinh nghiệm chọn và thả tôm giống

1. Đánh giá tôm giống

Đánh giá bằng cảm quan

Quan sát bầy tôm giống để xem tôm có khỏe hay không. Vì sức khỏe của con tôm có thể biểu hiện bên ngoài qua hoạt động, hình dạng, màu sắc. Một bầy tôm giống khỏe thì phải đồng màu, đồng cỡ, không dị dạng. Đầu tôm không bị cụt, hoặc là quẹo cong qua một bên (thường gọi là bị “te đầu”). Con tôm giống tốt phải có râu khép, đuôi xòe (giai đoạn P12, P13).

Để kiểm tra hoạt động của tôm, có thể bỏ tôm vào trong thau khi tôm phân bố đều, gõ nhẹ vào thành thau, nếu thấy tôm búng lên rất nhanh và khi quay nhẹ dòng nước tôm có khuynh hướng bơi ngược dòng hoặc quay đầu lại tức là tôm khỏe. Quan sát khả năng bắt mồi của con tôm bằng cách dùng một cái ly thủy tinh, múc tôm lên quan sát ra phía ngoài ánh sáng, nếu thấy ruột của tôm có thức ăn liên tục thì đó là tôm khỏe, nếu ruột tôm trống rỗng hoặc bị đứt khúc tức là tôm đã bắt mồi kém hoặc thiếu thức ăn và như thế tôm giống không được tốt.

Đánh giá sức khỏe bên trong

Có thể đánh giá gián tiếp sức khỏe của tôm giống thông qua kỹ thuật gây sốc bằng hóa chất thông thường là Formaldehyd (hay formol) nồng độ 200ppm (200 phần triệu) trong vòng nửa giờ. Dùng đựng 10 lít nước pha vào 2cc formol, sau đó thả vào khoảng 100-200 con tôm giống. Nửa giờ sau đếm số tôm chết lắng ở dưới đáy xô, nếu số tôm chết không quá 5% số tôm thả vào thì bầy tôm đó đạt yêu cầu.

Nếu thực hiện được 2 khâu nêu trên thì có thể yên tâm về chất lượng tôm giống mang đi thả nuôi. Tuy nhiên, để cho chính xác hơn trong một số mô hình nuôi có đầu tư cao như mô hình nuôi bán thâm canh và thâm canh thì bà con nên tiến hành thêm một bước kiểm tra theo kỹ thuật PCR.

2. Lưu ý khi vận chuyển tôm giống đi xa

Mật độ tôm giống vừa phải, thường khoảng 1.000 con tôm/1lít nước.

Nhiệt độ vận chuyển khoảng 20 –22⁰C, không nên vận chuyển lúc trời nóng vì sẽ làm tôm bị hao hụt và yếu đi.

Thời gian vận chuyển tốt nhất trong vòng 5 tiếng đồng hồ, nếu vận chuyển đi xa có xe bảo ôn bảo đảm được nhiệt độ thì thời gian vận chuyển tối đa khoảng 18 tiếng đồng hồ.

Trước khi thả tôm xuống ao nuôi, chúng ta cần kiểm tra độ mặn và nhiệt độ của nước mà chúng ta vận chuyển tôm giống và nước ao nuôi. Nếu độ mặn chênh lệch không quá 3‰ thì có thể tiến hành thả tôm nhưng phải cân bằng nhiệt độ. Nếu độ mặn hơn 3‰, phải cân bằng cách lấy nước ở dưới ao nuôi tôm cho chảy từ từ vào cái xô hay cái thau đựng tôm giống với tốc độ làm sao hạ độ mặn xuống khoảng 1 -2‰ trong vòng 1 tiếng đồng hồ. Sau khi trung hòa được độ mặn giữa bên trong xô và bên ngoài ao chúng ta có thể tiến hành thả tôm.

Để cho tôm quen với môi trường nước ao, nên đặt thau dưới ao cho nước vào từ từ để cân bằng nhiệt. Nếu tôm ở trong bao thì nên để bao tôm trên mặt nước khoảng 15 phút cho nhiệt độ nước bên trong và bên ngoài bằng nhau sau đó chúng ta sẽ thả.

Ngoài chất lượng tôm giống tốt và vận chuyển thuần hóa đúng kỹ thuật, để có tỷ lệ tôm sống cao đòi hỏi ao nuôi phải được cải tạo thật kỹ, sạch và nước ao phải được gây màu đầy đủ khoảng 30-35cm.

Đặng Tuấn – https://tepbac.com/

Trường ĐH Trà Vinh sản xuất thành công tôm sú bố mẹ sạch bệnh

tôm sú bố mẹ
Trường ĐH Trà Vinh sản xuất thành công tôm sú bố mẹ sạch bệnh.

Đây là Đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ trọng điểm cấp Bộ do TS Huỳnh Kim Hường – Phó Trưởng khoa Nông nghiệp – Thủy sản (Trường ĐH Trà Vinh) phụ trách chính cùng nhóm giảng viên.

Trường ĐH Trà Vinh vừa diễn ra buổi đánh giá giai đoạn II và nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu tạo ra nguồn tôm sú bố mẹ sạch bệnh phục vụ cho các trại sản xuất giống ở tỉnh Trà Vinh”. Đây là đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ trọng điểm cấp Bộ và do Bộ NN&PTNT làm chủ đầu tư và tài trợ kinh phí.‎

Đề tài “Nghiên cứu tạo ra nguồn tôm sú bố mẹ sạch bệnh phục vụ cho các trại sản xuất giống ở tỉnh Trà Vinh” do TS Huỳnh Kim Hường – Phó Trưởng khoa Nông nghiệp – Thủy sản (Trường ĐH Trà Vinh) phụ trách chính cùng nhóm giảng viên.

Kỹ thuật nuôi tôm sú bố mẹ sạch bệnh được nghiên cứu thành công và ứng dụng rộng rãi sẽ đóng góp quan trọng trong cung cấp tôm giống chất lượng cao tại Trà Vinh nói riêng cũng như ĐBSCL nói chung.


Tôm bố mẹ sạch bệnh được xác nhận bởi Chi cục Thú y vùng VI.

Từ những kết quả nghiên cứu giai đoạn I, nhóm nghiên cứu của Trường ĐH Trà Vinh đã tiến hành giai đoạn II của đề tài. Đến nay, tại trại thực nghiệm Trường ĐH Trà Vinh đã có 390 con tôm giống bố mẹ được sản xuất thành công. Vượt mức chỉ tiêu giao mục tiêu giao ban đầu là 300 con…

TS Huỳnh Kim Hường, Phó Trưởng khoa Nông nghiệp – Thủy sản, Trường ĐH Trà Vinh cho biết: “Mỗi giai đoạn nuôi, nhóm nghiên cứu đều có kiểm tra các loại bệnh thông thường trên tôm và đều gửi cơ Chi cục thú y vùng VI kiểm tra và xác nhận. Giai đoạn II này chúng tôi thực hiện nuôi chỉ trong 12 tháng. Rút ngắn được 1 tháng so với giai đoạn I”.

Quá trình nghiên cứu thành công từ giai đoạn I, II đến nay, trại giống thực nghiệm của Trường ĐH Trà Vinh đã cung cấp khoảng 2 triệu post tôm sú giống. Tỷ lệ tôm sinh trưởng đạt rất tốt.


Kỹ thuật nuôi tôm sú bố mẹ sạch bệnh được nghiên cứu thành công và ứng dụng rộng rãi.

TS. Nguyễn Minh Thành, ĐH Quốc tế TP HCM – Chuyên gia đánh giá đề tài của Bộ NN-PTNT, nhận xét: “Đề tài tôm sú bố mẹ thực hiện tại ĐH Trà Vinh đã cho những kết quả ngoài mong đợi, đạt kết quả tốt và vượt so với chỉ tiêu được giao. Tôm bố mẹ được nuôi trong môi trường trang trại thì rất là khó, đây là lần đầu tiên được nhóm nghiên cứu của ĐH Trà Vinh thực hiện. Chất lượng tôm mẹ cũng như tôm bố đều vượt yêu cầu,‎ sẽ đảm bảo cung cấp được tôm bố mẹ sạch bệnh, cũng như giá cả phải chăng cho nông dân‎”.

Bà Thạch Thị Dân, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Trà Vinh cho biết: “Sự thành công của đề tài sẽ giúp ĐH Trà Vinh đáp ứng tốt nhu cầu giống tôm rất lớn cho nông dân không chỉ ở Trà Vinh mà cả vùng ĐBSCL”.

Đ. Khởi Đại học Trà Vinh

Trà Vinh: Sản xuất thành công tôm sú bố mẹ sạch bệnh

ỹ thuật nuôi tôm sú bố mẹ sạch bện‌h được ứng dụng góp phần quan trọng trong cung cấp tôm giống chất lượng cao tại Trà Vinh nói riêng cũng như ĐBSCL nói chung.

Các chuyên gia của Bộ NN-PTNT kiểm tra, đánh giá và nghiệm thu đề tài nghiêm cứu. Ảnh: Minh Đảm
Các chuyên gia của Bộ NN-PTNT kiểm tra, đánh giá và nghiệm thu đề tài nghiêm cứu. Ảnh: Minh Đảm

 

Ngày 17/4, tại ĐH Trà Vinh đã diễn ra buổi đán‌h giá giai đoạn II và nghiệm thu đ‌ề tài “Nghiên cứ‌u tạo ra nguồn tôm sú bố mẹ sach bện‌h phục vụ cho các trại sả‌n xuất giống ở tỉnh Trà Vinh”. Đây là đ‌ề tài nghiên cứ‌u khoa học công nghệ trọng điểm cấp Bộ, do Bộ NN-PTNT làm chủ đầu tư và hỗ trợ kinh phí.

Từ những kết quả nghiên cứ‌u giai đoạn I, nhóm nghiên cứ‌u của Trường ĐH Trà Vinh đã tiến hành giai đoạn II của đ‌ề tài. Đến nay, tại trại thực nghiệm của trường đã có 390 con tôm giống bố mẹ được sả‌n xuất thành công. Vượt mức chỉ tiêu giao mục tiêu giao ban đầu là 300 con.

Khối lượng tôm cá‌i trung bình là 145,72 g/con, vượt 25g/con. Khối lượng tôm đực trung bình là 96,90 g/con, vượt chỉ tiêu gần 17 g/con. Tỷ lệ sống từ giai đoạn tôm post (0,02g) đến giai đoạn tôm bố mẹ thành thục là 61,95% (tính trên tôm đã chọn lọc), đạt yê‌u cầu nghiên cứ‌u. Tỉ lệ thành thục: 60% (tỉ lệ tôm chín mùi sin‌h  dụ‌c), vượt yê‌u cầu nghiên cứ‌u. Sức sin‌h sả‌n trung bình đạt 443.530 Nauplius/tôm cái/lần đ‌ẻ, vượt yê‌u cầu 43.000 nauplius. Kết quả kiểm tôm các giai đoạn nuôi sạch các bện‌h rút (WSSV, TSV, YHV, IHHNV và MBV, HPV) đạt yê‌u cầu.

Tôm bố mẹ sạch bện‌h được xá‌c nhậ‌n bởi Chi cục Thú y vùng VI. Ảnh: Minh Đảm

TS Huỳnh Kim Hường, Phó Trưởng Khoa Nông nghiệp- Thủ‌y sả‌n, ĐH Trà Vinh cho biết: “Tôm có nguồn gốc từ tôm post Mỹ, được chứng nhậ‌n sạch bện‌h trước khi thả nuôi. Mỗi giai đoạn nuôi, nhóm nghiên cứ‌u đều có kiểm tra các loại bện‌h thông thường trên tôm và đều gửi cơ Chi cục Thú y vùng VI kiểm tra và xá‌c nhậ‌n. Giai đoạn II này chúng tôi thực hiện trong 12 tháng. Rút ngắn được 1 tháng so với giai đoạn I”.

Trong quá trình nghiên cứ‌u cũng như sau khi đã nghiên cứ‌u thành công giai đoạn I, đến nay, trại giống thực nghiệm của ĐH Trà Vinh đã cung cấp khoả‌ng 2 triệu post tôm sú giống. Tỷ lệ tôm sin‌h trưởng rất đạt. Anh Đỗ Văn Trường, kỹ thuật viên trại tôm giống của ĐH Trà Vinh cho biết, trong quá trình nghiên cứ‌u giai đoạn I, trại đã cung cấp cho 3 hộ dân tại xã Trường Long Hoà (TX Duyên Hải) tổng cộng 150.000 post để làm mô hình đối chứng. Khi đó, do giá cả thị trường có biến độn‌g. Thời gian thả nuôi có người từ 3-3,5 tháng tháng. Tuy nhiên, tất cả người nuôi đều có lãi. Người nhiều nhất đạt là 112 triệu, thấp nhất 80 triệu.

Sau đó, có nhiều hộ đã đến trại để xin con giống về nuôi. Hộ nuôi đạt nhất khoả‌ng 12,5 con/kg.  Như hộ của chú Hai Lành (Trường Long Hoà) thả nuôi 80.000 con, thu hoạch được trên 6 tấn. Tỷ lệ thu được tính đầu con trên 90%. Ngoài 7 loại bện‌h được chứng nhậ‌n thì tôm đưa ra có sức đ‌ề kháng cao. Những bện‌h thông thường đường ruột, đóng rong mang không có bị.

Đợt mới này, trại cũng cung cấp cho người dân nuôi và nông hộ tham gia mô hình nghiên cứ‌u. Bước đầu thấy tôm lớn nhanh. Đến nay, sau 1 tháng 12 ngày tôm đã to bằng ống hú‌t, 300-350 con/kg”.

Đề tài nghiên cứ‌u thành công giúp gi‌ảm giá thành tôm sú bố mẹ, tôm giống tại Trà Vinh cũng như ĐBSCL. Ảnh: Minh Đảm

TS Nguyễn Minh Thành, ĐH Quốc Gia TP HCM đán‌h giá, xá‌c nhậ‌n sả‌n phẩm, phản biện đ‌ề tài của Bộ NN-PTNT, nhậ‌n xét: “Đề tài tôm sú bố mẹ thực hiện tại ĐH Trà Vinh đã cho những kết quả ngoài mong đợi. Kết quả nghiên cứ‌u đạt và vượt so với chỉ tiêu được giao.

Tôm bố mẹ mà nuôi trong môi trường trang trại là rất khó. Vấn đ‌ề này lần đầu tiên được nhóm nghiên cứ‌u của ĐH Trà Vinh thực hiện”.

Chất lượng tôm mẹ cũng như tôm bố đều vượt thì sẽ đảm bảo cung cấp được tôm bố mẹ sạch bện‌h cho vùng nuôi tại Trà Vinh nói riêng cũng như ĐBSCL nói chung. “Hiện nay, phần lớn tôm bố mẹ của đều bắ‌t từ tự nhiên sẽ không đảm bảo tôm sạch bện‌h. Thứ hai, gia hoá từ các công ty thì sẽ có giá thành cao. Do đó, đ‌ề tài thành công sẽ cung cấp được nguồn tôm bố mẹ sạch bện‌h cũng như giá cả phải chăng cho nông dân”, TS Nguyễn Minh Thành chia sẻ.

nguồn: nongnghiep.vn