Bạn tìm thông tin gì?

Category Archives: Qui Trình Nuôi

Lưu ý nuôi tôm hùm khi thời tiết bất lợi

Nuôi tôm hùm
Kết qua quan trắc môi trường vùng nuôi tôm hùm lồng bè TX Sông Cầu (Phú Yên) cho thấy một số chỉ tiêu vnằm ngoài ngưỡng GHCP. Ảnh: KS.

Thời tiết ngày nắng nóng, oi bức, thỉnh thoảng chiều tối và đêm có mưa dông rất bất lợi trong việc nuôi tôm hùm…

Trung tâm Giống Nông nghiệp Phú Yên vừa thông báo kết quả quan trắc, cảnh báo môi trường nước định kỳ tại các vùng nuôi tôm hùm lồng, bè tại TX Sông Cầu.

Theo đó, một số chỉ tiêu nằm ngoài ngưỡng giới hạn cho phép (GHCP). Cụ thể, nhiệt độ nước tiếp tục vượt ngưỡng GHCP tại Phước Lý – Xuân Yên (mẫu nước tầng mặt và giữa) dao động 30,5 – 31độ C. Chỉ tiêu NH3 vượt ngưỡng GHCP tại 2/12 vị trí các vùng nuôi Dân Phú – Xuân Phương (mẫu nước tầng đáy) và Phước Lý – Xuân Yên (mẫu nước tầng giữa) dao động 0,10 – 0,14mg/l. Như vậy, so với các lần quan trắc môi trường (QTMT) của đầu tháng 5/2020, chỉ tiêu NH3 có biến động tăng.

Ngược lại, hàm lượng DO (Oxy hòa tan) có biến động giảm so với các lần QTMT của đầu tháng 5/2020 và đang có xu hướng giảm so với ngưỡng GHCP. Cụ thể, hàm lượng DO trong nước thấp hơn GHCP tại 3/12 vị trí các vùng nuôi như Dân Phú – Xuân Phương (mẫu nước tầng giữa và đáy) và Phước Lý – Xuân Yên (mẫu nước tầng đáy) dao động 3,2 – 3,7mg/l.

Đối với mật độ Vibrio tổng số vượt ngưỡng GHCP tại 1/12 vị trí vùng nuôi Phú Dương – Xuân Thịnh (mẫu nước tầng giữa).

Trong khi theo dự báo thời tiết trong những ngày tới, các tỉnh Nam Trung Bộ có nắng nóng, nhiều nơi có nắng nóng gay gắt, thỉnh thoảng có mưa dông vào chiều tối và đêm.

Do đó, để tránh thiếu oxy cục bộ cho tôm nuôi, Trung tâm Giống Nông nghiệp Phú Yên khuyến cáo người nuôi nên duy trì lồng nuôi tại tầng giữa hoặc cách đáy khoảng 1,5 – 2,0m, đồng thời dùng lưới lan (hai lớp) che mát trên mặt lồng nhằm làm giảm cường độ ánh sáng và chống tôm bị stress. Bên cạnh đó, người nuôi nên treo các túi vôi ở các góc lồng nhằm hạn chế tảo tàn do mưa dông, sát trùng môi trường nước, ổn định pH tạm thời…

Trường hợp trời oi, đứng gió cần phải sục khí để cung cấp oxy hòa tan cho tôm nuôi nhất là các vùng nuôi Xuân Phương và Xuân Yên đang có DO thấp.

Ngoài ra, các hộ nuôi thường xuyên theo dõi diễn biến môi trường, màu nước chú ý kiểm tra sự phân tầng của nước, nhất là vùng nuôi Phước Lý – Xuân Yên tiếp tục có nhiệt độ nước vượt ngưỡng GHCP, cũng như theo dõi hoạt động, sức khỏe tôm nuôi khi trời nắng nóng và đứng gió, để có những giải pháp xử lý kịp thời.

Người nuôi thu bán khi tôm đạt kích cỡ thương phẩm, hạn chế thả nuôi mới và san thưa mật độ nuôi trong lồng, dãn khoảng cách giữa các lồng nuôi, cần tăng cường vệ sinh lồng nuôi sạch sẽ, tạo sự thông thoáng cho lồng nuôi và vùng nuôi.

Điều chỉnh giảm lượng thức ăn phù hợp trong thời gian nắng nóng, oi bức, tránh để thức ăn dư thừa tầng đáy gây ô nhiễm môi trường vùng nuôi. Nên lựa chọn nguồn thức ăn tươi, đảm bảo chất lượng, cần thiết sát trùng thức ăn bằng thuốc tím để đảm bảo an toàn cho tôm nuôi.

Định kỳ nên bổ sung các chế phẩm sinh học, vitamin và khoáng chất nhằm tăng cường sức đề kháng cho tôm nuôi tránh các tác nhân gây bệnh…

Kim Sơ Nông nghiệp Việt Nam

Ảnh hưởng của giới tính lên sự bắt mồi của tôm thẻ chân trắng

Giới tính tôm
Giới tính đóng vai trò quan trọng trong sự bắt mồi của tôm thẻ chân trắng.

Bạn biết không? Tôm thẻ đực hoạt động bơi lội, bắt mồi rất mạnh trong khi tôm cái lại “rất lười biếng”.

Tôm thẻ chân trắng hiện tại là loài được nuôi nhiều nhất trong ngành thủy sản. Rất nhiều nghiên cứu đã và đang được tiến hành để cải thiện sản lượng cũng như hiệu quả kinh tế của những mô hình nuôi. Hầu như các động vật sống ngoài tự nhiên đều thể hiện nhiều tập tính, đặc điểm chuyên biệt hơn khi nuôi trong môi trường nhân tạo. Và đương nhiên tôm thẻ chân trắng khi nuôi trong ao cũng gặp nhiều khó khăn trong việc quan sát những tập tính này. Sự phân biệt giới tính ở tôm chỉ xảy ra khi tôm đạt cỡ 10-17g. Một số nghiên cứu chứng minh tôm đực và cái sẽ có khác biệt trong các tập tính ăn.. Đối với con cái, sau chu kỳ lột vỏ thì sức ăn và khả năng tiêu hóa cao hơn so với con đực.

Mặc dù sống trong cùng một điều kiện, cùng một thông số chất chất lượng nước nhưng những con tôm có giới tính khác nhau sẽ khác biệt về hành vi ăn mồi, khả năng cảm giác và khả năng thích nghi với môi trường sống. Khám phá sâu hơn về những khác biệt này có thể cải thiện hơn nữa quá trình sản xuất của người nuôi. Nhờ vào sự phát hiện này mà tương lai sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng cao hơn, tiêu hóa thức ăn và cải thiện khả năng miễn dịch của tôm nuôi một cách tốt hơn. Mục đích của nghiên cứu này là kiểm tra việc ảnh hưởng của giới tính đến chế độ cho ăn trên tôm thẻ chân trắng. Sau nghiên cứu này hy vọng rằng sẽ hiểu rõ được tầm quan trọng của giới tính tôm thẻ chân trắng mà lâu nay đã bị bỏ quên trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ chân trắng được thu ở một hệ thống nuôi tuần hoàn kín trong một cơ sở tại Vương Quốc Anh. Tỷ lệ gồm 10 con đực và 10 con cái chuyển đến hệ thống bể thí nghiệm nuôi riêng. Người ta lắp camera để quan sát và ghi nhận sự khác biệt về hành vi ăn mồi của tôm thẻ chân trắng đực và cái. Sau đó xem xét video và đưa ra giải thích về các hành vi khác nhau của tôm đực và cái khi chúng bắt mồi. Các cảm giác khác nhau cũng được quan sát như tín hiệu của râu, độ nhạy của mắt và những trạng thái khác ở cả hai giới tính.

Kết quả là tôm đực hoạt động nhiều hơn tôm cái, tôm cái phần lớn thời gian không hề hoạt động và đương nhiên là chúng dành rất ít thời gian để di chuyển và bắt mồi, tuy nhiên sự hấp thu dinh dưỡng ở con cái tốt hơn nên chúng có vẻ lớn con hơn so với con đực ở cùng giai đoạn. Các hành vi cảm ứng như mắt, râu đều không có sự khác biệt. Con đực tiêu thụ nhiều thức ăn hơn nhưng kích cỡ lại nhỏ hơn con cái có lẽ là do chúng hoạt động mạnh hơn và tiêu tốn nhiều năng lượng hơn. Chính vì vậy mà con cái thường lớn con hơn con đực chăng?

Ở đây người ta kiểm tra sự bắt mồi của tôm thẻ chân trắng liên quan đến giới tính, từ đó giải thích được tại sao lại thiếu hiệu quả trong quá trình nuôi tôm. Con đực thường tham gia nhiều vào quá trình bắt mồi và tập trung nhiều ở những nơi có thức ăn như nhá, con đực cũng bơi lội, thám hiểm nhiều hơn con cái. Ngược lại, con cái lại không thường hoạt động và ít bị thu hút vào các vị trí nhiều thức ăn. Và vì không hoạt động nên con cái tiêu tốn ít năng lượng hơn so với con đực, năng lượng giữ lại để thúc đẩy tăng trọng.

Thời gian con đực ăn mồi dài hơn gấp 4 lần so với con cái. Ngoài ra con đực cũng tỏ ra hung dữ hơn khi cạnh tranh thức ăn, bắt mồi. Do đó, người ta nghĩ tới việc loại bỏ con đực ra khỏi quần thể, để con cái có đầy đủ tiềm năng hơn để phát triển cơ thể của chúng. Trong nghiên cứu này, người ta chọn những con đực và cái có cùng kích thước, tuy nhiên sau khi nuôi một thời gian thì lại thấy có sự chênh lệch về kích thước của chúng. Tuy nhiên ở tôm cái, sự nhạy cảm với các yếu tố gây stress là cao hơn,  tỷ lệ kháng bệnh cũng như tỷ lệ sống đều thấp hơn so với con đực.

Nghiên cứu chứng minh được rằng giới tính đóng vai trò quan trọng trong sự bắt mồi của tôm thẻ chân trắng. Tôm đực dành nhiều thời gian để bắt mồi hơn trong khi  tôm cái hầu như không hoạt động. Con cái thì thường căng thẳng nhiều hơn con đực. Sự khác biệt về hành vi giữa con đực và con cái sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của tôm trong quá trình cho ăn.

Hà Tử – https://tepbac.com/

Một số khuyến cáo khi nuôi tôm thẻ thời điểm giao mùa

Tôm thẻ chân trắng
Thường xuyên kiểm tra, theo dõi tôm đặc biệt trong thời điểm giao mùa.

Lưu ý khi nuôi tôm trong thời điểm giao mùa, điều kiện môi trường biến động lớn.

Cuối tháng 4 đầu tháng 5 là thời điểm giao mùa thường xuyên xuất hiện mưa lớn, giông lốc; biên độ dao động nhiệt độ giữa ngày và đêm rất cao, ban ngày có thể lên trên 32oC, về đêm giảm xuống dưới 22oC làm cho môi trường nước ao nuôi tôm luôn biến động. Điều này ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của tôm thậm chí có thể chết tôm tại các ao nuôi.

Vì vậy để giảm thiểu rủi ro, gây thiệt hại cho người nuôi tôm đặc biệt các ao đang nuôi tôm chuẩn bị thu hoạch, người nuôi cần chú ý:

Trong quá trình nuôi

1. Luôn đảm bảo mực nước trong ao luôn duy trì từ 1,8 -2 mét; Chạy sục khí, quạt nước đảm bảo oxy trong nước đạt trên 4mg/l.

2. Duy trì môi trường nước ao ổn định luôn đảm bảo pH 7,0-8,2; độ kiềm từ 120-180 mg/l; độ mặn trong khoảng 15-20‰.

3. Định kỳ 5-7 ngày bổ sung men vi sinh có gốc Bacillus để ổn định môi trường ao nuôi

4. Thức ăn cho tôm đảm bảo chất lượng ngoài ra bổ sung thêm các loại men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa, khoáng vi lượng và một số vitamin C, B1 cần thiết để tăng sức đề kháng cho tôm.


Tạt khoáng để duy trì ổn định môi trường ao nuôi.

Khi gặp thời tiết bất lợi (mưa to, giông bão, nhiệt độ giảm thấp)

1. Tăng thời gian chạy sục khí, quạt nước.

2. Dừng hoặc giảm lượng thức ăn cho tôm ăn so với các bữa ăn trước. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình sức khỏe, khả năng bắt mồi của tôm để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

3. Bờ ao cao và chắc chắn đảm bảo nước mưa từ trên bờ không chảy xuống ao gây đục và ô nhiễm nước ao. Ngoài ra cần bổ sung thêm khoáng Dolomite và vôi CaO té đều khắp mặt ao để duy trì pH 7,0-8,2; độ kiềm từ 120-180 mg/l; độ mặn trong khoảng 15-20‰.

4. Khi thời tiết, môi trường nước ao nuôi ổn định tiến hành cho tôm ăn lại bình thường theo nhu cầu của tôm.

Xuân Trường Trung tâm Khuyến nông Quốc gia

Một số biện pháp chống nóng cho thủy sản

Vào mùa hè, nắng nóng kéo dài hoặc mưa gió bất thường sẽ khiến các yếu tố môi trường ao nuôi thay đổi đột ngột, dẫn đến thủy sản nuôi bị sốc hoặc phát sinh bệnh, ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng nuôi.

Thủy sản nuôi là động vật thuộc nhóm máu lạnh nên điều kiện nhiệt độ môi trường nước ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của chúng. Thân nhiệt của cá, tôm thay đổi theo nhiệt độ nước, thường chỉ chênh lệch với nhiệt độ nước khoảng 0,10C, lúc môi trường nước giảm hay tăng đột ngột có thể kích thích dây thần kinh da làm mất khả năng điều tiết hoạt động của các cơ quan, phát sinh ra bệnh có thể gây chết hàng loạt.

Dưới đây là một số biện pháp chống nóng cho cá, tôm nuôi vào mùa hè nhằm hạn chế tối đa những thiệt hại có thể xảy ra:

Cơ sở sản xuất giống

Bố trí ao nuôi có điều kiện tốt nhất, bổ sung nước thường xuyên cho ao nuôi, đảm bảo số lượng nước, chất lượng nước. Có thể làm mái che bằng lưới đen để giảm ánh nắng chiếu trực tiếp xuống ao nuôi làm ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn cá bố mẹ. Tăng cường công tác phòng bệnh tổng hợp vào thời điểm nắng nóng.

Với ao ương, đảm bảo bổ sung nước thường xuyên; chăm sóc và quản lý tốt các ao ương cá giống; tính toán mật độ nuôi phù hợp; khuyến khích dùng các chế phẩm sinh học xử lý môi trường. Định lượng thức ăn hàng ngày cho từng đối tượng nuôi, theo dõi, điều chỉnh lượng thức ăn theo diễn biến thời tiết, tránh dư thừa thức ăn, gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến chất lượng giống thủy sản.

Những ngày nắng nóng cao điểm, không nên xuất bán hay vận chuyển cá giống thủy sản. Khi có sự cố xảy ra cần báo cho ngành chức năng, theo dõi quy định trong sản xuất giống thủy sản để có những biện pháp ứng phó.

 

Nuôi ruộng

Cần bảo đảm lượng nước đầy đủ, tránh nước rò rỉ bằng cách đóng cống, nén chặt bờ. Đào mương hoặc tạo các chỗ trũng trong ruộng làm nơi trú ẩn cho thủy sản vào những ngày nắng nóng kéo dài và cũng là nơi tập trung cho ăn, thu hoạch. Nếu ruộng nhỏ, đào một chỗ trũng, nếu là ruộng to đào 2 – 3 chỗ trũng ở giữa ruộng hoặc rìa ruộng, diện tích chỗ trũng chiếm 2 – 3% tổng diện tích ruộng.

Nuôi trong ao, hồ nhỏ

Duy trì mực nước trong ao từ 1,5 – 2 m trong suốt mùa hè, đồng thời thả bèo tây trên mặt ao chiếm khoảng 1/3 diện tích để làm chỗ trú. Nâng cao sức khỏe cho thủy sản bằng cách: Sử dụng các loại thức ăn chất lượng cao, thường xuyên bổ sung các loại vitamin, khoáng chất vào thức ăn liều lượng 3 – 5 g/100 kg cá/ngày để tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi; giảm khẩu phần cho ăn xuống khoảng 50 – 60% vào những ngày nắng nóng có nhiệt độ nước trên 350C.

Đảm bảo mật độ nuôi hợp lý, nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm, tránh nguồn nước thải sinh hoạt. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra ao nuôi, theo dõi thủy sản trong ao, nếu có hiện tượng bất thường cần có biện pháp xử lý kịp thời.

Trong những ngày nắng nóng cần giảm lượng thức ăn từ 30 – 40% hoặc cắt bỏ bữa ăn vào buổi trưa, khẩu phần ăn cần bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất… để tăng sức đề kháng cho thủy sản nuôi. Tăng cường sử dụng chế phấm vi sinh nhằm cải thiện chất lượng nước, hạn chế việc thay nước thường xuyên. Chủ động thu hoạch thủy sản nuôi đạt kích thước thương phẩm ngay sau khi thiếu nước, hạn hán xảy ra.

 

Nuôi lồng bè

Vệ sinh lồng bè thường xuyên, đảm bảo lồng nuôi thông thoáng, sạch sẽ để nước trong và ngoài lồng được lưu thông. Kiểm tra, tu sửa lại những nơi xung yếu bảo đảm lồng vững chắc, di chuyển lồng về nơi râm mát. Nếu không di chuyển được cần hạ thấp lồng xuống, đảm bảo độ sâu của lồng luôn ở mức 2,5 – 3 m. Nên dùng vôi bột cho vào túi vải treo ở các góc lồng nuôi để phòng bệnh.

Nâng cao sức khỏe cho thủy sản nuôi trong lồng bằng cách bổ sung Vitamin B1, C vào thức ăn, cho cá ăn 2 lần/ngày lúc sáng sớm và chiều mát. Với những ngày nắng nóng có nhiệt độ nước trên 350C thì giảm khẩu phần ăn hoặc ngừng cho ăn.

Bình An – http://thuysanvietnam.com.vn/

Hóa chất PAC là gì? Ứng dụng phổ biến trong nuôi tôm

Hóa chất PAC được sử dụng phổ biến trong đời sống, đặc biệt trong xử lý nước, sản phẩm được sản xuất bởi nhiều nước khác nhau như Việt Trì, Trung Quốc, Séc, Nhật Bản, Ấn Độ,.. Ở bài viết này sẽ giúp bà tìm hiểu hóa chất PAC là gì và những ứng dụng tuyệt vời của PAC trong nuôi tôm

Định nghĩa hóa chất PAC là gì?

Hóa chất keo tụ PAC (poly aluminium chloride) có công thức phân tử là [Al2(OH)nCl6-n]m. Đây là loại hóa chất keo tụ, chất trợ lắng trong xử lý nước cấp, nước thải và nước nuôi trồng thủy sản. Sản phẩm giúp kết lắng các hợp chất keo tụ và các chất lơ lửng, giúp loại bỏ hoàn toàn các chất hữu cơ, vi khuẩn, virus có trong nước.

Thành phần PAC có chứa đến 28 – 32 % hàm lượng nhôm, đem đến khả năng keo tụ các loại chất bẩn có trong nước một cách hiệu quả mà không gây hại đến chất lượng nước và môi trường xung quanh. Hóa chất PAC tồn tại ở dạng bột và dạng lỏng. Dạng bột có màu vàng chanh, dạng lỏng có màu vàng nâu. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn có thể lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp.

Hóa chất keo tụ PAC dạng bột màu vàng chanh

Hóa chất keo tụ PAC dạng bột màu vàng chanh

Tính chất hóa học của PAC

Chắc hẳn đến đây bạn đã hiểu hóa chất PAC là gì? Bên cạnh đó, bạn cũng cần tìm hiểu chi tiết về những ưu điểm của hóa chất PAC, cụ thể như:

  • Sử dụng PAC giúp tăng độ trong của nước, kéo dài chu kỳ lọc, tăng chất lượng nước sau lọc hiệu quả.
  • PAC hoạt động tốt trong độ pH từ 6.5 – 8.5.
  • Vận chuyển, cất giữ và định lượng PAC một cách dễ dàng.
  • Dễ dàng hòa tan trong nước với bất kỳ tỷ lệ nào.
  • Thời gian keo tụ nhanh chóng.
  • Liều lượng sử dụng thấp, tiết kiệm chi phí, bông cặn to, dễ lắng.
  • Các thao tác sử dụng đơn giản, ai cũng có thể thực hiện được.
PAC sử dụng phổ biến trong xử lý nước

PAC sử dụng phổ biến trong xử lý nước

Ứng dụng hóa chất PAC trong nuôi tôm

  • Xử lý nước cấp, nước thải trong nuôi tôm.
  • Tăng hàm lượng oxy hòa tan trong nước, đồng thời giảm các khí độc NH3, NO2, H2S và COD.
  • Sản phẩm an toàn, không gây ảnh hưởng đến các sinh vật phù du và sinh vật đáy trong ao nuôi.
  • Ức chế tảo lam phát triển giúp tôm sinh trưởng nhanh, giảm hệ số thức ăn.
  • Tăng độ trong của nước, giúp tăng khả năng bắt mồi cho tôm, giảm hệ số thức ăn.

Liều lượng sử dụng

Liều lượng PAC sử dụng cho 1 m3 nước sông, ao, hồ là 1- 4 g PAC đối với nước đục thấp (50- 400 mg/l), là 5-6 g PAC đối với nước đục trung bình (500- 700 mg/l) và là 7- 10 g PAC đối với nước đục cao (800-1.200 mg/l).Hóa chất PAC Việt Trì cung cấp bởi Dr.Tom=> Lưu ý: PAC có hiệu quả mạnh nên chỉ cần một lượng nhỏ để xử lý nước, không nên dùng quá liều sẽ gây lãng phí. PAC chỉ được sử dụng trong xử lý nguồn nước cấp hoặc nước thải nuôi tôm. Tuyệt đối không sử dụng trong giai đoạn giữa và cuối của vụ nuôi.

Nguồn : https://drtom.vn/

Hướng dẫn thiết kế ao nuôi tôm công nghiệp đúng chuẩn

Thiết kế ao nuôi tôm công nghiệp là bước quan trọng, quyết  định đến 99% sự thành bài của vụ nuôi. Bài viết này sẽ hướng dẫn bà con cách thiết kế ao nuôi tôm mới nhất năm 2020, đang được nhiều hộ nuôi áp dụng cho năng suất cao.

Quy trình thiết kế ao nuôi tôm công nghiệp

1. Khảo sát mặt bằng ao nuôi tôm

Khảo sát mặt bằng là bước đóng vai trò quan trọng, giúp người nuôi dễ nhận định được những khó khăn và thuận lợi khi tiến hành thiết kế ao nuôi tôm công nghiệp.

  • Chọn vị trí ao nuôi đảm bảo an toàn, tiện lợi dễ dàng tháo cấp nước.
  • Mặt bằng phải phẳng, tạo điều kiện thuận lợi khi cải tạo ao.
  • Vị trí thuận tiện cho việc  chăm sóc, vận chuyển giai đoạn nuôi  sang ao tôm thương phẩm.
Thiết kế ao nuôi tôm công nghiệp

Mặt bằng ao nuôi đảm bảo bằng phẳng, vị trị địa lý thuận lợi

2. Chọn quy trình nuôi

Ở bài viết này, Dr.Tom sẽ hướng dẫn bà con thiết kế ao nuôi tôm công nghiệp vào quy trình nuôi tôm 2 giai đoạn công nghệ SERMI-BIOFLOC.

Loại 1:

  • 01 ao lắng thô, 01 ao sẵn sàng, 02 ao xử lý.
  • 02 ao ương: 100m2, 04 ao nuôi: 900m2.

+> Tỉ lệ sống: 85%

+>  Mật độ nuôi: 300 con/m2.

+> Địa điểm: Nơi có nguồn nước tốt, đường rộng và có điện.

Loại 2:

  • 1 ao lắng thô, 1 hệ thống xử lý, 2 ao sẵn sàng.
  • 1 ao ương: 300m2, 2 ao nuôi: 1200m2.

+> Tỉ lệ sống: 85%

+>  Mật độ nuôi: 300 con/m2.

3. Thiết kế ao nuôi tôm công nghiệp

— Một hệ thống ao nuôi cần được thiết kế đầy đủ ao lắng thô, ao sẵn sàng, ao xử lý, ao ương và ao nuôi tôm. Thiếu một trong những ao này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước ao tôm.

— Ao ương thiết kế có mái che nhà kính đầy đủ là tốt nhất.

— Hệ thống ao nuôi phải đảm bảo có hệ thống xi phong tự động, hệ thống quạt nước và oxy dưới ao. Hầu hết các ao được thiết kế dạng tròn để dễ dàng gom chất thải. Lưu ý đặt quạt nước không quá mạnh để cho chất hữu cơ có thời gian lắng tụ và đặc biệt là oxy trong ao phải đầy đủ.

Xem chi tiết => Xi phong đáy ao là gì? Các loại hình xi phông phổ biến năm 2020

— Trong trường hợp ao nuôi bị nhiễm EHP thì bước khử trùng cần được thực hiện cẩn thận. Lựa chọn phương pháp khử trùng thích hợp cho lần nuôi tiếp theo. Dr.Tom khuyến cao, nên sử dụng NaOH nồng độ > 0.5N để khử trùng bể bê tổng hoặc bể lót bạt HDPE. Sử dụng CaO để khử trùng ao đất với tỉ lệ 0.5 – 1kg cho 1m2. Bên cạnh đó, cần tiến hành xét nghiệm PCR Pockit để xem tôm giống có bị nhiễm EHP không trước khi nuôi.

* Sơ đồ ao nuôi loại 1:

Mô hình ao nuôi tôm công nghiệp 

Mô hình ao nuôi tôm công nghiệp 02 ao ương: 100m2, 04 ao nuôi: 900m2

4. Quy trình xử lý nước

  • Đầu tiên nước được lấy từ sông lúc triều cường cao nhất đưa vào ao lắng thô qua lưới lọc để cho phù sa lắng tự nhiên.
  • Tại ao lắng thô ta sẽ bơm nước qua hệ thống xử lý nước nhanh và châm thuốc tím từ 5-10ppm theo máy định lượng châm trực tiếp vào đường ống.
  • Sau đó nước sẽ được chảy tràng qua ao xử lý qua túi lọc mịn và bơm clorine trực tiếp vào đường ống đ nồng độ 30ppm để diệt khuẩn (chú ý pH phải thấp)..
  • Kiểm tra nồng độ clorine nếu còn clorine ta có thể trung hòa bằng Natrithiosunfat đảm sau khi ổn sẽ cấp vào ao sẳn sàng qua lưới lọc sau đó xử lý EDTA nồng độ 5-10ppm để lắng tụ các kim loại nặng, tiếp tục xử lý các yếu tố môi trường như bằng Dolomit, soda lạnh (kiềm 180mg/l) khoáng chất cho phù đạt hàm lượng thích hợp cho tôm nếu nước để lâu mới cấp vào ao  nên diệt khuẩn lại bằng clorine nồng độ 2ppm sau đó mới sử dụng.
  • Sau khi đã xử lý nước phù hợp các chỉ tiêu môi trường nuôi tôm thẻ, tiến hành cấp vào ao ương qua hệ thống lọc than hoạt tính vì tôm giai đoạn nhỏ nên phải đảm bảo nước được sạch và khi khử clorine có thể sinh ra các phức hợp gây độc cũng như kim loại nặng nên lọc qua than hoạt tính một lần nữa. Sau đó cấy vi sinh và gây màu nước và tiến hành ương giống.
Hệ thống xử lý nước ao nuôi tôm công nghiệp

Hệ thống xử lý nước ao nuôi tôm công nghiệp

  • Các yếu tố môi trường
Yếu tố Khoảng thích hợp
Độ trong (cm) 30 – 45
Màu nước Vàng nâu,xanh nhạt
Độ mặn (‰) 10 – 25
Độ kiềm (mgCaCO3/L) 120-180
Ca Tùy theo độ mặn
Mg Tùy theo độ mặn
Kali Tùy theo độ mặn
Nhiệt độ oC 25-30
pH 7,5 – 8,5
CO2 (mg/L) 1 – 10
O2 (mg/L) 5 – 10
Độ cứng (mgCaCO3/L) 80 – 120
NH3/NH4 (mg/L) <0,1
NO2 Tùy theo độ mặn
H2S (mg/L) <0,03
Fe (mg/L) 0
Chlorophyll-a (ug/L) 50 – 200

Dự tính chi phí ao nuôi tôm công nghiệp

Dr.Tom sẽ hướng dẫn người nuôi hạch toán chi phí 01 ao nuôi cho mô hình nuôi loại 2:

+ 1 ao lắng thô, 1 hệ thống xử lý, 2 ao sẵn sàng.

+ 1 ao ương: 300m2, 2 ao nuôi: 1200m2.

Mật độ 300 con/m2
Diện tích 1.200 m2
Độ sâu 1.5 m
Thể tích 1.200 m3
Tổng Thả 360.000 pl
Tỉ lệ sống 85%
FCR 1.3
Tổng lượng thức ăn 13.260 kg
Thay nước 30%/ngày
Tổng lượng nước xử lý 32.400 khối
Số lượng thu 10.200 kg
Size Thu 30 con/kg
Gía 150.000 kg (size 30con/kg)
Doanh Thu 1.530.000.000
Chi Phí 530.060.000
Lợi Nhuận 999.940.000

Đây là cách tính chi phí cho một ao nuôi tôm công nghiệp. Tùy vào mô hình ao nuôi, diện tích các ao nuôi thương phẩm, mật độ thả mà chi phí và lợi nhuận sẽ khác nhau. Dr.Tom khuyến khích bà con áp dụng chuỗi sản phẩm Scienchain vào quá trình nuôi.
Nguồn : https://drtom.vn/

“Hướng dẫn thực hành ATSH trong sản xuất, ương dưỡng giống tôm nước lợ”

 Đây là tài liệu được Tổng cục Thủy sản ban hành nhằm cung cấp kiến thức về thực hành ATSH cho các cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống tôm nước lợ; đồng thời, hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm tra, giám sát các cơ sở này.

Theo đó, Tổng cục Thủy sản đã hướng dẫn cách nhận diện mối nguy gây mất ATSH trong sản xuất, ương dưỡng giống tôm nước lợ và một số yêu cầu ATSH đối với điều kiện các cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống tôm nước lợ.

Trong đó, về yêu cầu ATSH, các cơ sở ương sản xuất, ương dưỡng giống tôm nước lợ cần tuân thủ các yêu cầu về: lựa chọn địa điểm xây dựng cơ sở sản xuất, ương dưỡng; cơ sở hạ tầng của cơ sở sản xuất, ương dưỡng; khâu chuẩn bị thức ăn và bảo quản thức ăn cho tôm bố, mẹ và tôm giống; nhập kho, sử dụng và bảo quản các loại hóa chất, chế phẩm sinh học trong sản xuất, ương dưỡng giống tôm nước lợ; Yêu cầu về chương trình kiểm soát ATSH trong sản xuất, ương dưỡng; Phân công trách nhiệm kiểm soát ATSH trong sản xuất và ương dưỡng giống tôm nước lợ.

Tải thông tin chi tiết tài liệu “Hướng dẫn thực hành ATSH trong sản xuất, ương dưỡng giống tôm nước lợ”: Tại đây

Phương Ngọc – Thủy sản Việt Nam

1 2 3 5