Bạn tìm thông tin gì?

Category Archives: Quản Lý Nuôi

Xác định được loại virus mới gần đây gây chết hàng loạt trong các trại tôm giống ở Trung Quốc

Các nhà khoa học Trung Quốc đã xác định được loại virus mới gần đây đã gây chết hàng loạt trong các trại tôm giống tại nước này

Phân tích các mẫu được lấy từ các trại giống ở tỉnh Quảng Đông cho thấy sự hiện diện của một loại virus mới với bộ gien mới được phát hiện, He Jianguo – nhà khoa học tại Trạm Công nghệ Tôm và Cua Quốc gia của Trung Quốc – cho biết tại một cuộc hội thảo được tổ chức trực tuyến tại Trung Quốc tuần này.

Ông nói: “Phân tích đã chỉ ra rằng “glass post-larvae” là một loại virus RNA mới, nhỏ, được đặt tên tạm thời là virus gây hoại tử gan tụy và đường tiêu hóa (HINV)”. Ông cho biết thêm, nhóm nghiên cứu vẫn chưa xác định được nguồn lây của HINV là từ tôm bố mẹ hay trong nước.

Triệu chứng do HINV gây ra cho tôm thẻ chân trắng là hậu ấu trùng (PL) gần như trong suốt hoàn toàn, giống như thủy tinh. HINV chủ yếu ảnh hưởng đến gan tụy, đường tiêu hóa và biểu bì. Thông thường, ở tôm bị bệnh, cơ thể bị mất màu và trong suốt. Gây tổn thương gan và hoại tử tuyến tụy và đường tiêu hóa. Tỷ lệ tử vong (đối với PL) là 100% sau 4 ngày xuất hiện triệu chứng. Tuy nhiên, đối với PL khỏe mạnh, triệu chứng có thể không xuất hiện.

Ông He Jianguo nói: “Trong nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi nhận thấy HINV lây nhiễm và gây bệnh mạnh đối với PL. Nhưng đối với tôm trưởng thành, virus này sẽ không gây tử vong nhanh chóng, nhưng tôm vẫn có thể bị chết vì căn bệnh này”.

 

Năm nay, hiện tượng “glass post-larvae” đang là một vấn đề nghiêm trọng tại Trung Quốc, nó xuất hiện ở cả miền Bắc, Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Quốc. Việc xác nhận một loại virus mới sau các báo cáo về sự bùng phát nghiêm trọng của DIV1, được biết đến như là shrimp hemocyte iridescent virus (SHIV) trên tôm tại Quảng Đông đã làm giá tôm trong nước ở Trung Quốc hiện cũng thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái.

T.P – https://www.mard.gov.vn/ (dịch theo Undercurrentnews)

Hoạt tính kháng virus của cỏ gà với tôm nhiễm WSSV

Kết quả của các nhà nghiên cứu ở Banglades cho thấy, có thể sử dụng ethanol chiết xuất từ cỏ gà Cynodon dactylon để ngăn ngừa nhiễm virus gây hội chứng đốm trắng ở tôm nuôi.

Virus gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đã làm thiệt hại lớn về kinh tế cho công nghiệp nuôi tôm trên toàn thế giới. Có nhiều loại thảo dược đã được biết đến có hoạt tính kháng virus nhờ khả năng ức chế bệnh ở cá và các loài thủy sản có vỏ.

Vì vậy, nghiên cứu về khả năng của các liệu pháp tự nhiên có nguồn gốc thực vật nhằm giảm nhẹ mức độ thiệt hại của bệnh này ở giáp xác là cần thiết. Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu nhằm thử nghiệm hoạt tính kháng virus của ethanol chiết xuất từ cỏ gà đối với WSSV ở tôm sú chưa trưởng thành.

Cỏ gà (ST)

Tôm thí nghiệm có trọng lượng trung bình là 13,541 ± 2,927 g/con. Các liều khác nhau của ethanol chiết xuất từ cỏ gà (75, 100 và 150 mg/kg) đã được sử dụng (in vivo) bằng cách tiêm vào cơ của tôm sú thí nghiệm. Hoạt tính kháng virus được xác định bằng cách quan sát tỷ lệ sống; tôm bị nhiễm WSSV được khẳng định bằng kỹ thuật PCR (polymerase chain reaction) vào cuối thí nghiệm.

Trước khi thí nghiệm in vivo được tiến hành, sự hiện diện của các hợp chất kháng virus ((+)-catechin, acid vanillic, acid syringic, (−)-epicatechin, acid p-coumaric và các hợp chất hoạt tính sinh học quercetin) trong cỏ gà được khẳng định bằng kỹ thuật sắc ký lỏng hiệu năng cao với đầu dò mảng diode (HPLC-DAD).

Các kết quả có được trong nghiên cứu này cho thấy, liều từ 100 – 150 mg ethanol chiết xuất từ cỏ gà/kg thể trọng tôm đã ngăn nhiễm WSSV thông qua tôm thí nghiệm có tỷ lệ sống 100% và xét nghiệm bằng kỹ thuật nested PCR không có băng đặc hiệu của WSSV. Do đó, có thể sử dụng ethanol chiết xuất từ cỏ gà để ngăn ngừa nhiễm virus gây hội chứng đốm trắng WSSV trong nuôi tôm.

Anh Minh – http://www.thuysanvietnam.com.vn/
Theo Aquaculture International

Nuôi ghép tôm sú với cá đối mục: Năng suất cao, sạch môi trường

Cá đối nục
Cá đối mục trong mô hình nuôi ghép vào thời điểm thu hoạch.

Nuôi tôm sú kết hợp cá đối mục mang lại kết quả tích cực trong việc cải thiện môi trường nuôi tôm bền vững trong ao đìa.

Trong quá trình nuôi tôm, vấn đề người nuôi thường xuyên gặp phải là thức ăn thừa, rong tảo phát triển quá mức làm biến động môi trường ao nuôi, khiến tôm chậm lớn hoặc bị bệnh. Đề tài nuôi tôm sú kết hợp cá đối mục vừa được Trung tâm Khuyến nông tỉnh thử nghiệm đã mang lại kết quả tích cực trong việc cải thiện môi trường nuôi tôm bền vững trong ao đìa.

Năng suất cao hơn

Năm 2019, Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai đề tài khoa học cấp cơ sở “Nuôi kết hợp tôm sú với cá đối mục”, tại Trại Thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Ninh Lộc, xã Ninh Lộc, thị xã Ninh Hòa. Quá trình triển khai cho thấy, môi trường ao nuôi ổn định hơn, năng suất tôm, cá cao hơn so với nuôi đơn 1 đối tượng.

Kỹ sư Nguyễn Thị Hương Thảo – Phó Phụ trách Phòng Khuyến ngư, Trung tâm Khuyến nông tỉnh, chủ nhiệm đề tài cho biết, đề tài được thực hiện ở 2 ao nuôi bằng đất, diện tích mỗi ao gần 2.000m2. Trước khi thả giống tôm, ao nuôi đã được cải tạo kỹ lưỡng gồm các khâu như: tháo cạn nước, rải vôi bột, bừa kỹ cho vôi ngấm vào đáy ao, phơi đáy ao. Trong trường hợp ao lót bạt thì chỉ cần vệ sinh bạt sạch sẽ. Sau đó, tiến hành lấy nước vào ao khi thủy triều lên cao, rồi diệt tạp, gây màu nước; khi nước có màu xanh và đo các yếu tố môi trường nằm trong ngưỡng thích hợp thì tiến hành thả giống tôm.

Tôm giống PL15 (chiều dài 13 – 15mm) được thả nuôi với mật độ 10 con/m2, cá đối mục giống đạt kích cỡ 4 – 6cm, thả nuôi với mật độ 0,5 con/m2; sau khi thả tôm khoảng 15 ngày thì tiến hành thả cá đối mục. Tôm, cá giống mua ở cơ sở uy tín, đảm bảo an toàn vệ sinh thú y. Tại mô hình thử nghiệm, nhóm nghiên cứu đã thả 20.000 con tôm sú giống và 1.000 con cá đối mục.

Sau thời gian nuôi 5 tháng, sản lượng tôm đạt 655kg, tỷ lệ sống hơn 70%, cỡ tôm thu hoạch trung bình 43 con/kg, năng suất trung bình đạt 1,6 tấn/ha. Với cá, sau 5 tháng nuôi có thể đạt 0,4 – 0,5kg/con và thu tỉa dần, đến 6 tháng nuôi đạt trọng lượng bình quân 0,5 con/kg thu toàn bộ. Tổng cộng các đợt thu trên 2 ao nuôi trong phạm vi đề tài cho về sản lượng 687kg cá, tỷ lệ sống 70%, cỡ cá thu hoạch trung bình 0,5kg/con, năng suất 1,7 tấn/ha. Điều quan trọng là tỷ lệ sống của cá và tôm đều ở mức cao nhờ môi trường nuôi luôn ổn định.

Từ kết quả đề tài, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã phối hợp với Trạm Khuyến nông thị xã Ninh Hòa tổ chức 2 lớp tập huấn kỹ thuật nuôi kết hợp tôm sú với cá đối mục cho hàng trăm nông dân các xã, phường: Ninh Hải, Ninh Hà, Ninh Ích, Ninh Lộc. Tại đây, các học viên đã được cung cấp kiến thức về quy trình nuôi kết hợp tôm sú và cá đối mục trong toàn bộ các công đoạn, từ quá trình chuẩn bị ao nuôi, chọn con giống, thả giống, chăm sóc quản lý tôm, cá trong suốt quá trình nuôi, thu hoạch.

Góp phần cải tạo ao đìa

Theo nhiều ngư dân, tôm sú là một trong những giống tôm không quá khó nuôi nhưng đòi hỏi môi trường nuôi phải sạch, ổn định. Vì thế, nếu việc xử lý môi trường trong suốt quá trình từ thả giống đến thu hoạch tôm không tốt, tôm dễ bị bệnh, chết, tỷ lệ hao hụt cao, hiệu quả kinh tế thấp, thậm chí không ít hộ nuôi tôm phải chịu lỗ. Cá đối mục có tốc độ sinh trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt ngay trong điều kiện môi trường nuôi có sự chênh lệch lớn về độ mặn, nhiệt độ, mức độ ô nhiễm…

Kỹ sư Nguyễn Thị Hương Thảo cho biết, dựa trên đặc tính của 2 đối tượng nuôi này, trung tâm đã triển khai mô hình nuôi kết hợp tôm sú với cá đối mục. Trong ao nuôi, cá đối mục tận dụng tốt nguồn rong, tảo và một phần thức ăn thừa cùng mùn bã hữu cơ trong ao, giúp môi trường nước nuôi sạch hơn và ít bị biến động, giảm thiểu dịch bệnh, từ đó giảm được chi phí về thuốc và hóa chất trong quá trình nuôi. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, khi hầu hết các hệ thống ao, đìa nuôi tôm trên địa bàn tỉnh vẫn chưa được đầu tư về cơ sở hạ tầng như hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống xử lý, lắng lọc nước bài bản. Hơn nữa, do sự phát triển nuôi tôm ồ ạt, tự phát, thiếu quy hoạch trong những năm trước đây đã làm cho chất lượng môi trường ao nuôi ngày càng suy thoái, dịch bệnh phát sinh làm cho tôm nuôi chết hàng loạt. Nhiều ngư dân đã bất lực trong vấn đề nuôi tôm, nhiều ao hồ phải bỏ hoang vì nuôi thua lỗ dẫn đến nợ nần và thiếu vốn đầu tư. Một trong những giải pháp cho vấn đề hạn chế ô nhiễm môi trường và nuôi bền vững là nuôi kết hợp nhiều đối tượng không cạnh tranh thức ăn của nhau, thậm chí hỗ trợ cho nhau phát triển. Giải pháp nuôi kết hợp tôm sú với cá đối mục phần nào giảm thiểu dịch bệnh, ô nhiễm môi trường trong ao nuôi tôm, tăng thu nhập cho nguời dân trên một đơn vị diện tích.

Theo ông Lê Bá Ninh – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đề tài đã đạt được mục tiêu, đó là đưa ra một trong những lựa chọn, giải pháp cho người nuôi tôm hạn chế ô nhiễm môi trường và nuôi bền vững; đồng thời mang về thu nhập ổn định hơn cho người nuôi trồng thủy sản. Sở đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn tiến hành tập huấn, phổ biến mô hình đến người nuôi trên địa bàn tỉnh.

Hồng Đăng Báo Khánh Hòa

Ảnh hưởng của giới tính lên sự bắt mồi của tôm thẻ chân trắng

Giới tính tôm
Giới tính đóng vai trò quan trọng trong sự bắt mồi của tôm thẻ chân trắng.

Bạn biết không? Tôm thẻ đực hoạt động bơi lội, bắt mồi rất mạnh trong khi tôm cái lại “rất lười biếng”.

Tôm thẻ chân trắng hiện tại là loài được nuôi nhiều nhất trong ngành thủy sản. Rất nhiều nghiên cứu đã và đang được tiến hành để cải thiện sản lượng cũng như hiệu quả kinh tế của những mô hình nuôi. Hầu như các động vật sống ngoài tự nhiên đều thể hiện nhiều tập tính, đặc điểm chuyên biệt hơn khi nuôi trong môi trường nhân tạo. Và đương nhiên tôm thẻ chân trắng khi nuôi trong ao cũng gặp nhiều khó khăn trong việc quan sát những tập tính này. Sự phân biệt giới tính ở tôm chỉ xảy ra khi tôm đạt cỡ 10-17g. Một số nghiên cứu chứng minh tôm đực và cái sẽ có khác biệt trong các tập tính ăn.. Đối với con cái, sau chu kỳ lột vỏ thì sức ăn và khả năng tiêu hóa cao hơn so với con đực.

Mặc dù sống trong cùng một điều kiện, cùng một thông số chất chất lượng nước nhưng những con tôm có giới tính khác nhau sẽ khác biệt về hành vi ăn mồi, khả năng cảm giác và khả năng thích nghi với môi trường sống. Khám phá sâu hơn về những khác biệt này có thể cải thiện hơn nữa quá trình sản xuất của người nuôi. Nhờ vào sự phát hiện này mà tương lai sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng cao hơn, tiêu hóa thức ăn và cải thiện khả năng miễn dịch của tôm nuôi một cách tốt hơn. Mục đích của nghiên cứu này là kiểm tra việc ảnh hưởng của giới tính đến chế độ cho ăn trên tôm thẻ chân trắng. Sau nghiên cứu này hy vọng rằng sẽ hiểu rõ được tầm quan trọng của giới tính tôm thẻ chân trắng mà lâu nay đã bị bỏ quên trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ chân trắng được thu ở một hệ thống nuôi tuần hoàn kín trong một cơ sở tại Vương Quốc Anh. Tỷ lệ gồm 10 con đực và 10 con cái chuyển đến hệ thống bể thí nghiệm nuôi riêng. Người ta lắp camera để quan sát và ghi nhận sự khác biệt về hành vi ăn mồi của tôm thẻ chân trắng đực và cái. Sau đó xem xét video và đưa ra giải thích về các hành vi khác nhau của tôm đực và cái khi chúng bắt mồi. Các cảm giác khác nhau cũng được quan sát như tín hiệu của râu, độ nhạy của mắt và những trạng thái khác ở cả hai giới tính.

Kết quả là tôm đực hoạt động nhiều hơn tôm cái, tôm cái phần lớn thời gian không hề hoạt động và đương nhiên là chúng dành rất ít thời gian để di chuyển và bắt mồi, tuy nhiên sự hấp thu dinh dưỡng ở con cái tốt hơn nên chúng có vẻ lớn con hơn so với con đực ở cùng giai đoạn. Các hành vi cảm ứng như mắt, râu đều không có sự khác biệt. Con đực tiêu thụ nhiều thức ăn hơn nhưng kích cỡ lại nhỏ hơn con cái có lẽ là do chúng hoạt động mạnh hơn và tiêu tốn nhiều năng lượng hơn. Chính vì vậy mà con cái thường lớn con hơn con đực chăng?

Ở đây người ta kiểm tra sự bắt mồi của tôm thẻ chân trắng liên quan đến giới tính, từ đó giải thích được tại sao lại thiếu hiệu quả trong quá trình nuôi tôm. Con đực thường tham gia nhiều vào quá trình bắt mồi và tập trung nhiều ở những nơi có thức ăn như nhá, con đực cũng bơi lội, thám hiểm nhiều hơn con cái. Ngược lại, con cái lại không thường hoạt động và ít bị thu hút vào các vị trí nhiều thức ăn. Và vì không hoạt động nên con cái tiêu tốn ít năng lượng hơn so với con đực, năng lượng giữ lại để thúc đẩy tăng trọng.

Thời gian con đực ăn mồi dài hơn gấp 4 lần so với con cái. Ngoài ra con đực cũng tỏ ra hung dữ hơn khi cạnh tranh thức ăn, bắt mồi. Do đó, người ta nghĩ tới việc loại bỏ con đực ra khỏi quần thể, để con cái có đầy đủ tiềm năng hơn để phát triển cơ thể của chúng. Trong nghiên cứu này, người ta chọn những con đực và cái có cùng kích thước, tuy nhiên sau khi nuôi một thời gian thì lại thấy có sự chênh lệch về kích thước của chúng. Tuy nhiên ở tôm cái, sự nhạy cảm với các yếu tố gây stress là cao hơn,  tỷ lệ kháng bệnh cũng như tỷ lệ sống đều thấp hơn so với con đực.

Nghiên cứu chứng minh được rằng giới tính đóng vai trò quan trọng trong sự bắt mồi của tôm thẻ chân trắng. Tôm đực dành nhiều thời gian để bắt mồi hơn trong khi  tôm cái hầu như không hoạt động. Con cái thì thường căng thẳng nhiều hơn con đực. Sự khác biệt về hành vi giữa con đực và con cái sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của tôm trong quá trình cho ăn.

Hà Tử – https://tepbac.com/

Hiểu biết về tôm sú giống – Phần 1: Kinh nghiệm lựa chọn và thả giống

Thả tôm giống.
Thả tôm giống. Ảnh: Đặng Tuấn.

Khi đi mua tôm giống làm thế nào để nhận biết được là giống tốt hay xấu? Vận chuyển đường xa thì phải làm sao để con giống khỏe và thích nghi với môi trường trong ao nuôi?

Chất lượng tôm giống là yếu tố tiên quyết cho một vụ nuôi thành công, vì vậy Tép Bạc đã tổng hợp các vấn đề trong tôm giống nói chung và tôm sú nói riêng để giúp người nuôi có cái nhìn bao quát hơn, từ đó tăng thêm tỉ lệ thành công của vụ nuôi.

Vấn đề lựa chọn giống tốt và kỹ thuật thả giống vốn đã quen thuộc với những hộ nuôi tôm nhưng một số khía cạnh thường bị bỏ qua dẫn đến năng suất chưa cao. Những thông tin dưới đây cung cấp thêm kinh nghiệm lựa chọn giống và kỹ thuật thả để đạt hiệu quả tốt nhất.

Tiêu chuẩn chọn tôm sú giống

Tôm giống tốt là yếu tố rất quan trọng để đạt năng suất cao trong khi nuôi và phòng tránh được các loại bệnh gây ra cho tôm.

Khi mua tôm giống, cần lựa chọn con giống đồng đều, cùng kích cỡ, khoảng 12mm. Tôm sú có 6 đốt ở bụng, các đốt này càng dài càng tốt và tôm sẽ lớn nhanh. Tôm có đuôi, râu hình dáng chữ V và góc hai râu sát nhau như góc chữ V là tôm khoẻ. Các chân ở phần đuôi gọi là chân đuôi hay đuôi, khi bơi xoè rộng, khoảng cách giữa 4 chân ở phần đuôi càng xa càng tốt… Cơ thịt bụng tôm co đều đặn, căng bóng mới tạo được dáng vẻ đẹp cho tôm.

Không có vật lạ như nấm, vi khuẩn, hay nguyên sinh động vật bám ở chân, bụng, đuôi, vỏ và mang tôm. Những vật lạ này sẽ làm tôm bị ngạt và không lột xác được. Màu sắc tôm tươi sáng, vỏ mỏng, có màu tro đen đến đen, đầu thân cân đối là con giống tốt.

Tôm bơi ngược dòng rất khoẻ khi đảo nước trong chậu hoặc bám chắc khi bị dòng nước cuốn đi. Nếu có 10 trong số 200 con thả mà trôi theo dòng nước là giống tôm yếu, tôm xấu. Tôm phàm ăn, ăn tạp, chân ngực bắt giữ mồi tốt là con giống tốt. Tôm có khả năng chịu đựng tốt khi dùng formol. Số tôm bị chết ít (5/150 con) khi dùng formol 1cc/10 lít nước, đó là giống tốt.

Sau khi chọn lựa tôm giống theo các tiêu chuẩn trên, trước khi thả tôm vào ao, phải tắm vô trùng cho tôm rồi thả tôm giống vào ao hoặc ương tiếp 15- 20 ngày, sau đó tuyển chọn tiếp lần nữa mới thả nuôi sẽ đảm bảo hơn.

Tuyển chọn lại những con tôm khoẻ, xoè đuôi ra hết cỡ khi bơi. Những con thích bơi ngược dòng nước thả vào ao là tốt nhất. Mật độ thả trung bình 5- 7con/m2 với nuôi quảng canh và 30 – 50 con nếu nuôi thâm canh.

Kỹ thuật thả tôm giống

Kỹ thuật thả tôm giống rất quan trọng đến sự thích nghi và sức khỏe của tôm sau khi được chuyển từ môi trường này đến môi trường khác.

Mật độ: Nếu diện tích ruộng nuôi từ 0,5-1,0ha thì thả 3-4 con/m2. Diện tích nhỏ hơn 0,5ha thì thả 5-10 con/m2.

Phương pháp thả giống: Thả giống đúng kỹ thuật sẽ góp phần tăng tỷ lệ sống của đàn tôm. Nên thả tôm vào lúc sáng sớm hay chiều mát. Không nên thả tôm vào lúc trời mưa hay trong điều kiện môi trường ao nuôi chưa thích hợp. Thả tôm vào đầu hướng gió để tôm dễ phân tán khắp ao.

Có 2 cách thả tôm tốt như sau:

Cách 1: Các bọc tôm mới chuyển về được thả trên mặt ao trong khoảng 10-15 phút để cân bằng nhiệt độ trong và ngoài bọc, sau đó mở bọc cho tôm bơi ra từ từ. Phương pháp này áp dụng cho trường hợp độ mặn của nước trong và ngoài bọc tôm chênh lệch nhau không quá 5‰. Cần làm cầu gần mặt nước để có thể mở bọc thả tôm dễ dàng, tránh lội xuống làm đục nước ao.

Cách 2: Thường áp dụng cho trường hợp độ mặn của nước trong bọc tôm và độ mặn của nước ao chênh lệch quá 5‰. Tôm mới chuyển về cần một thời gian thuần hóa ngay tại ao để tôm thích nghi dần với độ mặn của nước ao và các yếu tố môi trường khác.

Cần chuẩn bị một số thau lớn dung tích khoảng 20 lít và máy sục khí. Đổ các bọc tôm vào thau, khoảng 10.000 con/thau và sục khí. Cho thêm nước ao vào thau từ từ để tôm thích nghi dần. Sau 10 – 15 phút nghiêng thau cho tôm bơi ra từ từ. Có thể ước lượng tỷ lệ sống của đàn tôm bằng cách dùng lưới vào diện tích 2-3m2 và sâu 1m đặt ngay trong ao, thả vào lưới 1.000 – 2.000 tôm bột, cho tôm ăn bình thường. Sau 3-5 ngày kéo lưới vèo lên đếm và xác định tỷ lệ tôm còn lại.

Một số dấu hiệu cho thấy tôm khỏe và thích nghi với môi trường ao nuôi là không có tôm chết khi thuần trong thau, tôm bơi lội linh hoạt, bám thành thau. Tôm sau khi thả xuống ao thì bơi chìm xuống đáy ao, không bám theo mí nước, không nổi trên mặt nước.

Kinh nghiệm chọn và thả tôm giống

1. Đánh giá tôm giống

Đánh giá bằng cảm quan

Quan sát bầy tôm giống để xem tôm có khỏe hay không. Vì sức khỏe của con tôm có thể biểu hiện bên ngoài qua hoạt động, hình dạng, màu sắc. Một bầy tôm giống khỏe thì phải đồng màu, đồng cỡ, không dị dạng. Đầu tôm không bị cụt, hoặc là quẹo cong qua một bên (thường gọi là bị “te đầu”). Con tôm giống tốt phải có râu khép, đuôi xòe (giai đoạn P12, P13).

Để kiểm tra hoạt động của tôm, có thể bỏ tôm vào trong thau khi tôm phân bố đều, gõ nhẹ vào thành thau, nếu thấy tôm búng lên rất nhanh và khi quay nhẹ dòng nước tôm có khuynh hướng bơi ngược dòng hoặc quay đầu lại tức là tôm khỏe. Quan sát khả năng bắt mồi của con tôm bằng cách dùng một cái ly thủy tinh, múc tôm lên quan sát ra phía ngoài ánh sáng, nếu thấy ruột của tôm có thức ăn liên tục thì đó là tôm khỏe, nếu ruột tôm trống rỗng hoặc bị đứt khúc tức là tôm đã bắt mồi kém hoặc thiếu thức ăn và như thế tôm giống không được tốt.

Đánh giá sức khỏe bên trong

Có thể đánh giá gián tiếp sức khỏe của tôm giống thông qua kỹ thuật gây sốc bằng hóa chất thông thường là Formaldehyd (hay formol) nồng độ 200ppm (200 phần triệu) trong vòng nửa giờ. Dùng đựng 10 lít nước pha vào 2cc formol, sau đó thả vào khoảng 100-200 con tôm giống. Nửa giờ sau đếm số tôm chết lắng ở dưới đáy xô, nếu số tôm chết không quá 5% số tôm thả vào thì bầy tôm đó đạt yêu cầu.

Nếu thực hiện được 2 khâu nêu trên thì có thể yên tâm về chất lượng tôm giống mang đi thả nuôi. Tuy nhiên, để cho chính xác hơn trong một số mô hình nuôi có đầu tư cao như mô hình nuôi bán thâm canh và thâm canh thì bà con nên tiến hành thêm một bước kiểm tra theo kỹ thuật PCR.

2. Lưu ý khi vận chuyển tôm giống đi xa

Mật độ tôm giống vừa phải, thường khoảng 1.000 con tôm/1lít nước.

Nhiệt độ vận chuyển khoảng 20 –22⁰C, không nên vận chuyển lúc trời nóng vì sẽ làm tôm bị hao hụt và yếu đi.

Thời gian vận chuyển tốt nhất trong vòng 5 tiếng đồng hồ, nếu vận chuyển đi xa có xe bảo ôn bảo đảm được nhiệt độ thì thời gian vận chuyển tối đa khoảng 18 tiếng đồng hồ.

Trước khi thả tôm xuống ao nuôi, chúng ta cần kiểm tra độ mặn và nhiệt độ của nước mà chúng ta vận chuyển tôm giống và nước ao nuôi. Nếu độ mặn chênh lệch không quá 3‰ thì có thể tiến hành thả tôm nhưng phải cân bằng nhiệt độ. Nếu độ mặn hơn 3‰, phải cân bằng cách lấy nước ở dưới ao nuôi tôm cho chảy từ từ vào cái xô hay cái thau đựng tôm giống với tốc độ làm sao hạ độ mặn xuống khoảng 1 -2‰ trong vòng 1 tiếng đồng hồ. Sau khi trung hòa được độ mặn giữa bên trong xô và bên ngoài ao chúng ta có thể tiến hành thả tôm.

Để cho tôm quen với môi trường nước ao, nên đặt thau dưới ao cho nước vào từ từ để cân bằng nhiệt. Nếu tôm ở trong bao thì nên để bao tôm trên mặt nước khoảng 15 phút cho nhiệt độ nước bên trong và bên ngoài bằng nhau sau đó chúng ta sẽ thả.

Ngoài chất lượng tôm giống tốt và vận chuyển thuần hóa đúng kỹ thuật, để có tỷ lệ tôm sống cao đòi hỏi ao nuôi phải được cải tạo thật kỹ, sạch và nước ao phải được gây màu đầy đủ khoảng 30-35cm.

Đặng Tuấn – https://tepbac.com/

Div1 không phải là hiểm họa của ngành tôm toàn cầu

Virus decapod iridescent (Div1) bùng phát tại Trung Quốc, hay còn được gọi là virus hemocyte iridescent (SHIV) không phải là một hiểm họa với ngành tôm toàn cầu. Tuy nhiên, vẫn còn lo ngại về khả năng virus này biến chủng, và gây tỷ lệ chết cao hơn trên tôm.

Ngày 12/4, South China Morning Post đăng thông tin về một đợt bùng phát virus Div1 tại miền Nam Trung Quốc và nhấn mạnh dịch bệnh này khiến người nuôi tôm tại đây đều phải khiếp sợ. Theo ghi nhận của hãng tin này, ¼ diện tích ao nuôi tôm tại tỉnh Quảng Đông bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh khiến tôm chết hàng loạt còn nông dân thì bất lực đứng nhìn.

Sau đó, Cơ quan NTTS ven biển Ấn Độ đã yêu cầu tất cả hãng nhập khẩu tôm và trại tôm giống tại Ấn Độ phải cảnh giác cao độ với virus Div1. Một chuyên gia làm việc cho một trong những công ty nuôi tôm lớn nhất Ấn Độ đã chia sẻ với Undercurrentews: suốt 24 giờ qua, chuyên gia này nhận được email liên tục hỏi về đợt bùng phát Div1.

Giá tôm nguyên liệu tại Bạc Liêu tăng

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, chuyên gia này cũng cho rằng khả năng về các đợt bùng phát SHIV ngoài Trung Quốc chỉ chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ. Mặc dù ngày càng có nhiều nghiên cứu và tài liệu khoa học khẳng định sự lây lan SHIV và độc lực của virus.

Nguồn gốc lây lan Div1 tại Trung Quốc vẫn chưa được làm rõ, nhưng có nhiều khả năng do các trại giống đã không sử dụng tôm bố mẹ sạch bệnh. Theo chuyên gia nói trên, virus SHIV cũng được phát hiện trong giun nhiều tơ Trung Quốc – nguồn thức ăn sống mà các trại giống Trung Quốc thường sử dụng cho ấu trùng tôm. Do đó, giun nhiều tơ đã trở thành một vật trung gian mang mầm bệnh cho tôm post và làm dịch bệnh bùng phát tại tỉnh Quảng Đông hồi đầu tháng 4 vừa qua.

SHIV được phát hiện lần đầu vào năm 2014 tại Zhejiang, Trung Quốc. Từng được cảnh báo là một dịch bệnh “hủy diệt”, nhưng thực tế thì không như vậy. Tuy nhiên, rất nhiều công ty nuôi tôm tại khu vực Đông Nam Á cũng từng rất lo ngại về dịch bệnh này. Cũng như họ đã từng rất lo lắng khi virus gây bệnh hoại tử cơ (IMNV) xuất hiện ở Indonesia và lan khắp Đông Nam Á. Tới nay, dịch bệnh này vẫn bám riết ngành tôm Indonesia, và xa hơn là Brazil.

Tôm thẻ nhiễm SHIV phát triển các triệu chứng khi trưởng thành, thông thường trong 30 ngày nuôi đầu tiên sau khi thả vào ao. Những triệu chứng này gồm teo gan tụy, màu nhạt dần, dạ dày và ruột rỗng, vỏ mềm, theo Liên minh NTTS toàn cầu (GAA) ghi nhận năm 2014. Theo GAA, tôm bị nhiễm bệnh sẽ chết hàng loạt. Trong một email gửi Undercurrentnews, GAA cho biết nhóm nghiên cứu của tổ chức này tại Trung Quốc đang điều tra các báo cáo mới đây về đợt bùng phát Div1 tại Quảng Đông.

Các chuyên gia của GAA cũng cho rằng đợt virus gây ra đợt bùng phát Div1 tại tỉnh Quảng Đông là một chủng virus mới. Chưa có nhiều tài liệu khoa học làm rõ các chủng virus SHIV nhưng tháng 2/2020,  GAA đã ghi nhận trường hợp xuất hiện virus Div1 trong tôm càng xanh tại Trung Quốc. Đáng chú ý, số tôm càng xanh này đang được nuôi ghép với tôm thẻ. Điều này đặt ra giả thiết, Div1 lây từ tôm thẻ sang tôm càng xanh và virus gây đợt bùng phát Div1 mới đây tại Trung Quốc có thể là virus bị biến chủng và có khả năng gây ra tỷ lệ chết trên tôm cao hơn. Tuy nhiên, SHIV là một virus DNA, nó có thể biến chủng thấp hơn virus đầu vàng – một virus RNA.

Hiện, SHIV chưa được liệt kê vào danh sách dịch bệnh gây hại sức khỏe vật nuôi của Tổ chứ Thú y Thế giới (OIE). Do đó, trong hầu hết các chương trình giống bố mẹ sẽ không xét nghiệm dịch bệnh này và phần lớn chính phủ các nước cũng không yêu cầu xét nghiệm Div1. Tuy nhiên, với nhiều chuyên gia thì đây lại là một kẽ hở và đôi khi gây ra sự chủ quan trước Div1 hay SHIV.

Mi Lan
Theo Undercurrentnews

Hiểu biết về tôm sú giống – Phần 1: Kinh nghiệm lựa chọn và thả giống

Thả tôm giống.
Thả tôm giống. Ảnh: Đặng Tuấn.

Khi đi mua tôm giống làm thế nào để nhận biết được là giống tốt hay xấu? Vận chuyển đường xa thì phải làm sao để con giống khỏe và thích nghi với môi trường trong ao nuôi?

Chất lượng tôm giống là yếu tố tiên quyết cho một vụ nuôi thành công, vì vậy Tép Bạc đã tổng hợp các vấn đề trong tôm giống nói chung và tôm sú nói riêng để giúp người nuôi có cái nhìn bao quát hơn, từ đó tăng thêm tỉ lệ thành công của vụ nuôi.

Vấn đề lựa chọn giống tốt và kỹ thuật thả giống vốn đã quen thuộc với những hộ nuôi tôm nhưng một số khía cạnh thường bị bỏ qua dẫn đến năng suất chưa cao. Những thông tin dưới đây cung cấp thêm kinh nghiệm lựa chọn giống và kỹ thuật thả để đạt hiệu quả tốt nhất.

Tiêu chuẩn chọn tôm sú giống

Tôm giống tốt là yếu tố rất quan trọng để đạt năng suất cao trong khi nuôi và phòng tránh được các loại bệnh gây ra cho tôm.

Khi mua tôm giống, cần lựa chọn con giống đồng đều, cùng kích cỡ, khoảng 12mm. Tôm sú có 6 đốt ở bụng, các đốt này càng dài càng tốt và tôm sẽ lớn nhanh. Tôm có đuôi, râu hình dáng chữ V và góc hai râu sát nhau như góc chữ V là tôm khoẻ. Các chân ở phần đuôi gọi là chân đuôi hay đuôi, khi bơi xoè rộng, khoảng cách giữa 4 chân ở phần đuôi càng xa càng tốt… Cơ thịt bụng tôm co đều đặn, căng bóng mới tạo được dáng vẻ đẹp cho tôm.

Không có vật lạ như nấm, vi khuẩn, hay nguyên sinh động vật bám ở chân, bụng, đuôi, vỏ và mang tôm. Những vật lạ này sẽ làm tôm bị ngạt và không lột xác được. Màu sắc tôm tươi sáng, vỏ mỏng, có màu tro đen đến đen, đầu thân cân đối là con giống tốt.

Tôm bơi ngược dòng rất khoẻ khi đảo nước trong chậu hoặc bám chắc khi bị dòng nước cuốn đi. Nếu có 10 trong số 200 con thả mà trôi theo dòng nước là giống tôm yếu, tôm xấu. Tôm phàm ăn, ăn tạp, chân ngực bắt giữ mồi tốt là con giống tốt. Tôm có khả năng chịu đựng tốt khi dùng formol. Số tôm bị chết ít (5/150 con) khi dùng formol 1cc/10 lít nước, đó là giống tốt.

Sau khi chọn lựa tôm giống theo các tiêu chuẩn trên, trước khi thả tôm vào ao, phải tắm vô trùng cho tôm rồi thả tôm giống vào ao hoặc ương tiếp 15- 20 ngày, sau đó tuyển chọn tiếp lần nữa mới thả nuôi sẽ đảm bảo hơn.

Tuyển chọn lại những con tôm khoẻ, xoè đuôi ra hết cỡ khi bơi. Những con thích bơi ngược dòng nước thả vào ao là tốt nhất. Mật độ thả trung bình 5- 7con/m2 với nuôi quảng canh và 30 – 50 con nếu nuôi thâm canh.

Kỹ thuật thả tôm giống

Kỹ thuật thả tôm giống rất quan trọng đến sự thích nghi và sức khỏe của tôm sau khi được chuyển từ môi trường này đến môi trường khác.

Mật độ: Nếu diện tích ruộng nuôi từ 0,5-1,0ha thì thả 3-4 con/m2. Diện tích nhỏ hơn 0,5ha thì thả 5-10 con/m2.

Phương pháp thả giống: Thả giống đúng kỹ thuật sẽ góp phần tăng tỷ lệ sống của đàn tôm. Nên thả tôm vào lúc sáng sớm hay chiều mát. Không nên thả tôm vào lúc trời mưa hay trong điều kiện môi trường ao nuôi chưa thích hợp. Thả tôm vào đầu hướng gió để tôm dễ phân tán khắp ao.

Có 2 cách thả tôm tốt như sau:

Cách 1: Các bọc tôm mới chuyển về được thả trên mặt ao trong khoảng 10-15 phút để cân bằng nhiệt độ trong và ngoài bọc, sau đó mở bọc cho tôm bơi ra từ từ. Phương pháp này áp dụng cho trường hợp độ mặn của nước trong và ngoài bọc tôm chênh lệch nhau không quá 5‰. Cần làm cầu gần mặt nước để có thể mở bọc thả tôm dễ dàng, tránh lội xuống làm đục nước ao.

Cách 2: Thường áp dụng cho trường hợp độ mặn của nước trong bọc tôm và độ mặn của nước ao chênh lệch quá 5‰. Tôm mới chuyển về cần một thời gian thuần hóa ngay tại ao để tôm thích nghi dần với độ mặn của nước ao và các yếu tố môi trường khác.

Cần chuẩn bị một số thau lớn dung tích khoảng 20 lít và máy sục khí. Đổ các bọc tôm vào thau, khoảng 10.000 con/thau và sục khí. Cho thêm nước ao vào thau từ từ để tôm thích nghi dần. Sau 10 – 15 phút nghiêng thau cho tôm bơi ra từ từ. Có thể ước lượng tỷ lệ sống của đàn tôm bằng cách dùng lưới vào diện tích 2-3m2 và sâu 1m đặt ngay trong ao, thả vào lưới 1.000 – 2.000 tôm bột, cho tôm ăn bình thường. Sau 3-5 ngày kéo lưới vèo lên đếm và xác định tỷ lệ tôm còn lại.

Một số dấu hiệu cho thấy tôm khỏe và thích nghi với môi trường ao nuôi là không có tôm chết khi thuần trong thau, tôm bơi lội linh hoạt, bám thành thau. Tôm sau khi thả xuống ao thì bơi chìm xuống đáy ao, không bám theo mí nước, không nổi trên mặt nước.

Kinh nghiệm chọn và thả tôm giống

1. Đánh giá tôm giống

Đánh giá bằng cảm quan

Quan sát bầy tôm giống để xem tôm có khỏe hay không. Vì sức khỏe của con tôm có thể biểu hiện bên ngoài qua hoạt động, hình dạng, màu sắc. Một bầy tôm giống khỏe thì phải đồng màu, đồng cỡ, không dị dạng. Đầu tôm không bị cụt, hoặc là quẹo cong qua một bên (thường gọi là bị “te đầu”). Con tôm giống tốt phải có râu khép, đuôi xòe (giai đoạn P12, P13).

Để kiểm tra hoạt động của tôm, có thể bỏ tôm vào trong thau khi tôm phân bố đều, gõ nhẹ vào thành thau, nếu thấy tôm búng lên rất nhanh và khi quay nhẹ dòng nước tôm có khuynh hướng bơi ngược dòng hoặc quay đầu lại tức là tôm khỏe. Quan sát khả năng bắt mồi của con tôm bằng cách dùng một cái ly thủy tinh, múc tôm lên quan sát ra phía ngoài ánh sáng, nếu thấy ruột của tôm có thức ăn liên tục thì đó là tôm khỏe, nếu ruột tôm trống rỗng hoặc bị đứt khúc tức là tôm đã bắt mồi kém hoặc thiếu thức ăn và như thế tôm giống không được tốt.

Đánh giá sức khỏe bên trong

Có thể đánh giá gián tiếp sức khỏe của tôm giống thông qua kỹ thuật gây sốc bằng hóa chất thông thường là Formaldehyd (hay formol) nồng độ 200ppm (200 phần triệu) trong vòng nửa giờ. Dùng đựng 10 lít nước pha vào 2cc formol, sau đó thả vào khoảng 100-200 con tôm giống. Nửa giờ sau đếm số tôm chết lắng ở dưới đáy xô, nếu số tôm chết không quá 5% số tôm thả vào thì bầy tôm đó đạt yêu cầu.

Nếu thực hiện được 2 khâu nêu trên thì có thể yên tâm về chất lượng tôm giống mang đi thả nuôi. Tuy nhiên, để cho chính xác hơn trong một số mô hình nuôi có đầu tư cao như mô hình nuôi bán thâm canh và thâm canh thì bà con nên tiến hành thêm một bước kiểm tra theo kỹ thuật PCR.

2. Lưu ý khi vận chuyển tôm giống đi xa

Mật độ tôm giống vừa phải, thường khoảng 1.000 con tôm/1lít nước.

Nhiệt độ vận chuyển khoảng 20 –22⁰C, không nên vận chuyển lúc trời nóng vì sẽ làm tôm bị hao hụt và yếu đi.

Thời gian vận chuyển tốt nhất trong vòng 5 tiếng đồng hồ, nếu vận chuyển đi xa có xe bảo ôn bảo đảm được nhiệt độ thì thời gian vận chuyển tối đa khoảng 18 tiếng đồng hồ.

Trước khi thả tôm xuống ao nuôi, chúng ta cần kiểm tra độ mặn và nhiệt độ của nước mà chúng ta vận chuyển tôm giống và nước ao nuôi. Nếu độ mặn chênh lệch không quá 3‰ thì có thể tiến hành thả tôm nhưng phải cân bằng nhiệt độ. Nếu độ mặn hơn 3‰, phải cân bằng cách lấy nước ở dưới ao nuôi tôm cho chảy từ từ vào cái xô hay cái thau đựng tôm giống với tốc độ làm sao hạ độ mặn xuống khoảng 1 -2‰ trong vòng 1 tiếng đồng hồ. Sau khi trung hòa được độ mặn giữa bên trong xô và bên ngoài ao chúng ta có thể tiến hành thả tôm.

Để cho tôm quen với môi trường nước ao, nên đặt thau dưới ao cho nước vào từ từ để cân bằng nhiệt. Nếu tôm ở trong bao thì nên để bao tôm trên mặt nước khoảng 15 phút cho nhiệt độ nước bên trong và bên ngoài bằng nhau sau đó chúng ta sẽ thả.

Ngoài chất lượng tôm giống tốt và vận chuyển thuần hóa đúng kỹ thuật, để có tỷ lệ tôm sống cao đòi hỏi ao nuôi phải được cải tạo thật kỹ, sạch và nước ao phải được gây màu đầy đủ khoảng 30-35cm.

Đặng Tuấn – https://tepbac.com/