Bạn tìm thông tin gì?

Category Archives: Quản Lý Nuôi

Kết hợp chế phẩm sinh học trên tôm càng xanh

Tôm càng xanh.
Tôm càng xanh.

Giới thiệu vai trò toàn diện của Clostridium butyricum và emodin trên tôm càng xanh và cho biết chính xác liều lượng sử dụng để đem lại hiệu quả tối ưu.

Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là loài giáp xác nước ngọt có kích thước lớn, giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, được thị trường ưa chuộng. Ở Việt Nam, tôm càng xanh phân bố chủ yếu ở các tỉnh Nam Bộ, đặc biệt là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và hiện đang được nuôi phổ biến trong ao, mương vườn, đặc biệt là trên ruộng lúa ở vùng ngập lũ thuộc các tỉnh Đồng Tháp, An Giang và Cần Thơ. Tuy nhiên, ở Đồng bằng sông Cửu Long  có nhiều vùng bị nhiễm phèn, pH đất và nước thấp,…ảnh hưởng xấu đến sự phát triển và tỉ lệ sống của tôm càng xanh. Do đó, biện pháp sử dụng chất kích thích miễn dịch như β-glucan, quercetin, MOS (Mannan Oligosaccharide)…và có một phương pháp phổ biến là sử dụng probiotics cho tôm.

Clostridium butyricum là vi khuẩn kỵ khí bắt buộc, gram dương, thường được tìm thấy trong đất và phân và hệ vi khuẩn đường ruột của người và động vật.

So với các chế phẩm sinh học khác như Bacillus, Lactobacillus và nấm men thì C. butyricum có khả năng chịu được môi trường có độ pH, nhiệt độ cao hơn và chịu được nhiều loại kháng sinh. Ngoài ra, C. butyricum cũng có thể sản xuất một số chất chuyển hóa có thể ức chế vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào đường ruột, chẳng hạn như bacteriocin (Clarke và Morris, 1976) và axit lipoteichoic (Gao et al., 2011). Các axit béo mạch ngắn, đặc biệt là axit butyric được sản xuất bởi C. butyricum có thể cung cấp các chất dinh dưỡng cho quá trình tái tạo và sửa chữa tế bào biểu mô ruột (Pryde et al., 2002).

Emodin là một hợp chất hóa học có thể được phân lập từ đại hoàng Himalaya, cây hắc mai và cây bần Nhật Bản. Emodin cũng được sản xuất bởi nhiều loài nấm, bao gồm các loài của chi Aspergillus, Pyrenochaeta và Pestalotiopsis.

Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá các tác động riêng lẻ và kết hợp của emodin và Clostridium butyricum đối với sự tăng trưởng và khả năng miễn dịch không đặc hiệu của tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) trong tám tuần với trọng lượng cơ thể ban đầu là 0,19 ± 0,5 g.

Chín chế độ ăn được chuẩn bị để chứa ba mức emodin (0,25 và 50 mg/kg) và ba mức C. butyricum (0,250 và 50 mg/kg, 2×107CFU/g). Các chế độ ăn kiêng được đặt tên là 0/0, 250/0, 500/0, 0/25, 250/25, 500/25, 0/50, 250/50 và 500/50 ( C. butyricum/emodin), tương ứng.

Kết quả cho thấy hiệu quả tương tác đối với việc tăng trọng và tỷ lệ chuyển đổi thức ăn đã được quan sát thấy ở nghiệm thức tôm được cho ăn chế độ ăn có chứa 250mg/kg C. butyricum và 50mg/kg emodin. Ngoài ra, tăng trọng và tốc độ tăng trưởng cụ thể (SGR) của tôm được cho ăn 250mg/kg C. butyricum đều  cao hơn đáng kể ( P<0,05) so với các phương pháp điều trị khác liên quan đến C. butyricum.

Ngoài ra các quá trình tổng hợp nitric oxide (iNOS) và hoạt động hô hấp cao hơn quan sát thấy khi tăng nồng độ emodin trong khẩu phần ăn. Các hoạt động Aspartate aminotransferase (AST) và tổng protein (TP) được cải thiện với mức độ tăng dần của C. butyricum (P<0,05). Hơn nữa, các chỉ tiêu miễn dịch interferon-(INF-), IL-1, TNF-α và IL-6 đã được tăng cường bởi emodin trong chế độ ăn uống và sự tương tác của C. butyricum và emodin.

Nghiên cứu hiện tại chỉ ra rằng các tác dụng riêng lẻ hoặc kết hợp của C. butyricum và emodin có thể cải thiện đáng kể hiệu suất tăng trưởng và cải thiện tình trạng chống oxy hóa của tôm càng xanh M. rosenbergii. Sự kết hợp tối ưu của các thành phần này lần lượt là 250mg/kg C. butyricum (2×107 CFU/g) và 5mg/kg emodin.

Như Huỳnh – https://tepbac.com/

Ngăn chặn dịch bệnh trên tôm

Từ đầu năm đến nay, do điều kiện thời tiết, môi trường diễn biến bất lợi, làm dịch bệnh tôm nuôi phát sinh, lây lan. Ghi nhận tại một số địa phương như Hải Phòng, Nghệ An, Quảng Bình, nhiều diện tích nuôi tôm của người dân đã bị chết, ngành chức năng các tỉnh đang triển khai nhiều biện pháp khắc phục.

Tôm chết vì bệnh

Theo thống kê của Sở NN&PTNT Hải Phòng, bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp tính xuất hiện từ ngày 14/4, tại 2 huyện, quận, tổng diện tích tôm nuôi nhiễm bệnh trên địa bàn thành phố 250,43 ha, diện tích nuôi tôm có nguy cơ nhiễm bệnh trên 503 ha tại quận Dương Kinh và huyện Tiên Lãng. Tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, tổng diện tích nuôi tôm trên địa bàn là 508,12 ha, đến 21/4 tổng diện tích tôm mắc bệnh là 15 ha tại 11 hộ nuôi tôm, diện tích nguy cơ 340,6 ha; ước tính thiệt hại khoảng 7,5 tỷ đồng. Còn tại phường Tân Thành, quận Dương Kinh, tính đến 27/4 tổng diện tích tôm bị bệnh 235,43 ha, trong đó có 80,186 ha thuộc Xí nghiệp NTTS Kiến Thụy và 155,24 ha của các hộ nuôi riêng lẻ.

tôm thiếu tiền chữa bệnh

Ảnh minh họa (Phan Thanh Cường)

Trước tình hình phức tạp của dịch bệnh ở tôm nuôi, Sở NN&PTNT Hải Phòng đã kịp thời trình UBND thành phố sử dụng nguồn hóa chất dự phòng chống dịch thủy sản, xuất cấp cho huyện Tiên Lãng, quận Dương Kinh 8,8 tấn Chlorine 65% min và 20 tấn Sodium Chlorite 20% giúp 2 địa phương này phòng, chống dịch bệnh.

Tại vùng nuôi tôm ở tỉnh Nghệ An, hơn 1 tháng qua, hàng chục ha TTCT vụ 1 bị dịch bệnh chết đồng loạt. Với hơn 186 ha nuôi TTTC tập trung ở xóm Tân Xuân, Mai Giang 1, xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu người dân đã thả trên 80% diện tích ao nuôi nhưng có hàng chục ha phải xử lý lại toàn bộ để thả tiếp vụ mới do dịch bệnh, thiệt hại ước tính trên 2 tỷ đồng. Còn theo thống kê, toàn xã Quỳnh Bảng có khoảng 30 ha tôm bị dịch bệnh, riêng tôm bị đốm trắng là 0,5 ha; còn lại tôm bị bệnh nuôi chậm lớn. Toàn huyện Quỳnh Lưu hiện có 460 ha nuôi tôm; đến giữa tháng 4/2020, tổng diện tích tôm nuôi bị dịch bệnh, chậm lớn khoảng hơn 35 ha, tập trung chủ yếu ở 2 xã Quỳnh Bảng và An Hòa. Tại thị xã Hoàng Mai cũng có khoảng trên 10 ha tôm bị thiệt hại do dịch bệnh, tập trung ở một số vùng nuôi các phường Quỳnh Xuân, Quỳnh Liên… Các bệnh thường gặp ở tôm như đốm trắng, hồng thân, đường ruột…

Tình hình dịch bệnh trên tôm cũng khá phức tạp tại tỉnh Quảng Bình; khi theo thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, từ đầu năm đến nay, dịch bệnh trên tôm đã xảy ra tại 3 huyện, thị xã với tổng diện tích bị bệnh 30,414 ha; trong đó, tôm chủ yếu nhiễm bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp tính, hoại tử cơ quan tạo máu và biểu mô. Riêng trong tháng 4, dịch bệnh trên tôm nuôi xảy ra ở 47 ao nuôi của 34 hộ với tổng diện tích bị bệnh là 17,45 ha. Tại huyện Quảng Ninh, dịch bệnh đốm trắng xảy ra ở 37 ao nuôi của 26 hộ thuộc 2 xã Hàm Ninh, Võ Ninh với diện tích bị bệnh là 12,26 ha. Tại thị xã Ba Đồn, bệnh đốm trắng xảy ra ở 6 ao nuôi của 6 hộ thuộc 3 xã Quảng Phúc, Quảng Lộc, Quảng Tiên với diện tích bị bệnh là 2,895 ha. Dịch bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và biểu mô, hoại tử gan tụy cấp tính xảy ra ở 4 ao của 2 hộ thuộc 2 xã Hải Phú, Đồng Trạch (huyện Bố Trạch) với diện tích bị bệnh là 2,3 ha.

Tăng cường quản lý

Ngay khi có dịch bệnh trên tôm, các địa phương đã chủ động cử cán bộ kỹ thuật xuống địa bàn hướng dẫn người dân làm tốt công tác cải tạo ao nuôi; các cơ sở nuôi tôm cần phải có ao chứa/lắng để chủ động xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi; những ao bị dịch bệnh không tiếp tục thả nuôi tôm mà nên chuyển sang nuôi đối tượng khác. Cần chăm sóc, quản lý đúng quy trình kỹ thuật, đặc biệt là thời điểm giao mùa luôn phải bảo đảm các điều kiện môi trường thích hợp cho tôm sinh trưởng, như: ôxy hòa tan, pH, độ mặn, nhiệt độ nước; định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý môi trường; cho ăn thức ăn bảo đảm chất lượng, tránh dư thừa.

Người nuôi tôm cũng cần lựa chọn tôm giống có nguồn gốc rõ ràng tại các cơ sở giống có uy tín, tôm giống sạch bệnh (nên TEST, kiểm tra phát hiện mầm bệnh ở tôm giống), thả nuôi với mật độ thích hợp. Cần thường xuyên theo dõi hoạt động của tôm, kiểm tra và phát hiện sớm dịch bệnh, chủ động khai báo sớm cho chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn để khoanh vùng dập dịch đúng quy định; không được xả nước thải từ các ao nuôi bị bệnh ra môi trường chung làm lây lan dịch bệnh.

Ông Phạm Văn Thép, Giám đốc Sở NN&PTNT Hải Phòng cho biết, người dân tuyệt đối không xả thải nước từ cơ sở nhiễm bệnh chưa qua xử lý ra ngoài môi trường làm lây lan dịch bệnh. Tiêu độc, khử trùng toàn bộ nước trong ao nuôi, dụng cụ liên quan bằng hóa chất có trong danh mục được phép lưu hành, sử dụng trong nuôi thủy sản tại Việt Nam theo quy định của Bộ NN&PTNT như Chlorine, Sodium chlorite, BKC… Đối với các hộ nuôi có mật độ vi khuẩn Vibrio sp trong nước vượt ngưỡng cho phép; dùng hóa chất, chế phẩm sinh học để xử lý đáy ao định kỳ 15 ngày/lần; quản lý thức ăn hàng ngày, tránh dư thừa gây ô nhiễm ao. Thường xuyên giám sát dịch bệnh, khi phát hiện thủy sản có dấu hiệu bất thường báo ngay cho chính quyền địa phương và Chi cục Chăn nuôi và Thú y để có các biện pháp xử lý kịp thời.

Ngọc Hân – http://www.thuysanvietnam.com.vn/

Virus lạ DIV1 ở tôm Trung Quốc có gây nguy hiểm tới con người?

Theo Lãnh đạo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), virus DIV1 ở tôm Trung Quốc không lây sang người, mà chỉ gây bệnh trên tôm, gây chết tôm. Virus không mang gen gây tả, tiêu chảy như vi khuẩn.

Virus DIV1 ở tôm Trung Quốc không lây sang người, mà chỉ gây bệnh trên tôm, gây chết tôm

Trước đó, vào ngày 20/5, thông tin từ Bộ NN&PTNT cho biết, theo Mạng lưới các Trung tâm nuôi trồng thủy sản vùng châu Á – Thái Bình Dương (NACA) loài virus mới có tên là Decapod iridescent virus 1 (DIV1) đã gây thiệt hại cho ngành nuôi tôm tại Trung Quốc trong những năm gần đây. Virus DIV1 được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2014 trên mẫu tôm càng đỏ tại tỉnh Phúc Kiến, tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Chiết Giang và tôm càng xanh tại một số tỉnh của Trung Quốc.

Tháng 2/2020, bệnh xuất hiện trở lại ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc và đã gây ảnh hưởng cho khoảng 1/4 diện tích nuôi tôm ở tỉnh này. Virus lây nhiễm cho tôm ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng và đã được phát hiện gây bệnh trên một số loài tôm biển, tôm nước lợ và tôm nước ngọt.

Hiện nay, đã phát hiện một số loài cảm nhiễm virus DIV1, bao gồm: tôm càng đỏ, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh, tôm hùm đất hay tôm hùm nước ngọt, tôm càng sông hay tôm chà và tôm gai. Loài cua Cà ra và cua bờ sọc hay cua bờ cũng được ghi nhận bị nhiễm virus qua thực nghiệm (tiêm virus vào cơ) nhưng chưa được xác nhận là loài cảm nhiễm với virus.

Tôm sú hoang dã ngoài tự nhiên vùng biển Ấn Độ Dương cũng được báo cáo là dương tính với virus DIV1.

Theo TS Trương Đình Hoài, Bộ môn Môi trường và Bệnh Thủy sản (Học viện Nông nghiệp), tôm thường nấu chín khi ăn nên nếu có nhiễm virus thì virus cũng chết khi tôm đã nấu chín.Chưa có nghiên cứu virus trên tôm gây bệnh trên người. Hiện virus đã xuất hiện Trung Quốc và thiệt hại nặng cho ngành tôm nên Việt Nam đang chủ động ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm, TS Hoài thông tin.

Cũng theo TS Hoài, virus này rất nguy hiểm cho tôm vì khi tôm mắc virus thì không thể điều trị được, virus sống trong tế bào nên muốn diệt virus thì phải diệt luôn con tôm. Hệ miễn dịch của tôm không có vắc xin tự tạo nên phòng bệnh virus ở tôm là rất khó. Quan trọng nhất là kiểm dịch, an toàn sinh học, cẩn thận trong việc lấy giống, kiểm tra có mầm bệnh không.

Theo thông tin từ Cục Thú y, trong 5 tháng đầu năm 2020, Việt Nam không nhập khẩu tôm từ Trung Quốc. Việt Nam cũng đang chủ động ngăn chặn nguy cơ virus này xâm nhiễm vào nước ta.

Cụ thể, về tôm giống bố mẹ, tính đến thời điểm 21/5/2020, Việt Nam đã nhập 104.479 con tôm giống (bao gồm tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh) từ các quốc gia như Hoa Kỳ, Israel, Myanmar, Thái Lan, Indonesia, Singapore.

Đối với tôm và sản phẩm tôm làm thực phẩm, Việt Nam đã nhập 264 tấn tôm làm nguyên liệu gia công xuất khẩu (bao gồm tôm đỏ argentina, tôm thẻ chân trắng, tôm trắng, tôm nước lạnh) từ các nước Argentina, Ecuador, Ấn Độ, Nhật, Malaysia, Ả rập, Iran và 291 tấn tôm làm thực phẩm tiêu thụ trong nước (như tôm thẻ đông lạnh, tôm sú đông lạnh, tôm tẩm bột, tôm tít, tôm mũ ni đông lạnh, tôm hùm) từ các nước: Úc, Pháp, Indonesia, Canada, Singapore, Hoa Kỳ, Philippinnes, Myanmar, Thái Lan, Ấn Độ.

Theo số liệu thống kê, từ đầu năm đến nay Việt Nam không nhập khẩu tôm từ Trung Quốc. Tuy nhiên không loại trừ khả năng nhập lậu, vận chuyển, buôn bán tôm qua đường mòn, lối mở.

Trong thực tế, phân bố của virus DIV1 trên thế giới có thể rộng hơn nhiều do chưa được điều tra cụ thể. Về đường truyền lây chưa xác định được rõ, tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết giun nhiều tơ (sử dụng làm thức ăn cho tôm bố mẹ, tôm hoang dã) cũng bị nhiễm virus DIV1 và là nguồn bệnh có khả năng làm lây truyền virus gây bệnh trên tôm.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, hiện nay, chưa có thông tin về bệnh do DIV1 xuất hiện ở Việt Nam, tuy nhiên, để chủ động phòng chống, ngăn chặn bệnh do DIV1 xâm nhập vào, Bộ đề nghị Thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia chỉ đạo, đôn đốc Ban chỉ đạo 389 của các tỉnh biên giới trong việc ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp nhập lậu, vận chuyển, buôn bán trái phép tôm giống, tôm thương phẩm, thức ăn tươi sống cho thủy sản.

UBND các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên chỉ đạo UBND các cấp, các sở, ngành liên quan tăng cường công tác phối hợp liên ngành, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển qua biên giới đối với tôm giống, tôm thương phẩm, thức ăn tươi sống cho thủy sản; xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép.

Các cơ quan Công an, Bộ đội Biên phòng, Quản lý thị trường tăng cường công tác nắm tình hình, kiểm soát, ngăn chặn, xử lý các địa điểm tập kết, thu gom tôm giống, tôm thương phẩm, thức ăn tươi sống cho thủy sản nhập lậu qua biên giới để vận chuyển đi tiêu thụ.

Theo infonet

Hướng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao

ao tôm
Những ao tôm hiện đại tại Long An

Từ việc nuôi tôm theo kiểu truyền thống, nhiều người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Long An đã dần chuyển sang nuôi ứng dụng công nghệ cao, bước đầu đạt hiệu quả.

Hiệu quả từ nuôi tôm công nghệ cao

Hiện toàn tỉnh Long An có 418 hộ đầu tư các mô hình nuôi tôm tăng cường ứng dụng công nghệ cao với khoảng 209ha. Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản tỉnh – Nguyễn Thanh Toàn thông tin: “Mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao năng suất bình quân khoảng 20 tấn/ha/vụ. Nếu nuôi đạt thì có thể lãi trên 2 tỉ đồng/ha/năm. Theo đánh giá ban đầu, một số hộ nuôi có năng suất và lợi nhuận rất cao. Mô hình này giảm rủi ro, năng suất và lợi nhuận cao”.

Thời gian qua, trên địa bàn huyện Cần Giuộc có hàng trăm hộ nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao mang lại hiệu quả đáng kể. Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cần Giuộc – Ngô Bảo Quốc cho biết: “Toàn huyện hiện có 10 xã nuôi tôm với tổng diện tích ao nuôi khoảng 2.200ha, sản lượng bình quân hàng năm đạt gần 5.000 tấn, trong đó nuôi tôm thẻ chân trắng chiếm khoảng 92% diện tích, còn lại là tôm sú. Lũy kế năm vừa qua, toàn huyện có 397 hộ đầu tư các mô hình nuôi tôm tăng cường ứng dụng công nghệ cao với 185ha (đạt 92,5% so với chỉ tiêu Chương trình số 12-CTr/HU của Huyện ủy đề ra). Cụ thể, 21 hộ có mô hình tương đối hoàn chỉnh với diện tích 22ha; 376 hộ có đầu tư một số nội dung ứng dụng công nghệ cao với diện tích 163ha”.

Phước Vĩnh Tây là một trong những địa phương có diện tích nuôi tôm lớn của huyện Cần Giuộc. Hiện tổng diện tích nuôi tôm của toàn xã khoảng 850ha. Trong đó, nông dân nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao hoàn chỉnh 12ha, ứng dụng một phần công nghệ cao 130ha, phần còn lại là nuôi theo kiểu truyền thống. Những năm gần đây, việc nuôi tôm mang lại hiệu quả rất khả quan cho nông dân, đối với những diện tích nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao thì năng suất trung bình khoảng 15 tấn/ha, cao gấp 3 lần so với nuôi tôm ứng dụng một phần công nghệ cao và gấp 6 lần so với nuôi tôm theo kiểu truyền thống. Ông Lê Văn Bông, ngụ xã Phước Vĩnh Tây, cho biết: “Hiện gia đình tôi có 1,6ha mặt nước nuôi tôm, trong đó, 1ha là ao lắng và 0,6ha là ao nuôi. Theo tôi, muốn nuôi tôm đạt hiệu quả thì quan trọng nhất là chọn con giống. Vì vậy, tôi luôn chọn mua tôm giống ở những công ty, cơ sở uy tín, có như vậy thì nuôi tôm mới đạt hiệu quả. Nếu so với cách nuôi truyền thống, nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao theo 3 giai đoạn mang lại hiệu quả cao hơn hẳn. Tôm không chỉ được cung cấp đầy đủ oxy, lớn nhanh, chống dịch bệnh tốt mà còn giảm hiện tượng chết giai đoạn ươm, không cần dùng thuốc kháng sinh mà vẫn làm sạch được đáy ao, hạn chế được rất nhiều rủi ro”.

Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cần Đước – Nguyễn Hồng Chương cho biết, toàn huyện có hơn 400ha nuôi tôm công nghiệp có trang bị đầy đủ dụng cụ như: Máy cho ăn, máy quạt nước, máy thổi oxy đáy. Điển hình, các tổ hợp tác nuôi ứng dụng mô hình nuôi tôm 2, 3 giai đoạn cho năng suất từ 5-10 tấn/ha, cá biệt có hợp tác xã nuôi tôm công nghệ cao năng suất 25 tấn/ha, lãi từ 100-130 triệu đồng/ha. Những hộ dân áp dụng mô hình nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh đạt năng suất trung bình 3 tấn/ha đối với tôm thẻ, tôm sú trung bình 1,8 tấn/ha.


Nuôi tôm công nghệ cao mang lại hiệu quả

Với các điều kiện tự nhiên của xã Tân Chánh là nền đất bùn và độ mặn không phù hợp việc áp dụng công nghệ cao, mặc dù trang bị đầy đủ trang thiết bị nhưng khoảng 2 tháng nuôi thì lượng khí độc sinh ra rất nhiều, không thể xử lý kịp và dẫn đến tôm bị bệnh chết. Nhiều hộ gia đình, đặc biệt là thành viên của hợp tác xã và tổ hợp tác từng áp dụng công nghệ biofloc và cũng phải cắt bỏ lót bạt đáy, vì mô hình không mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, sau thời gian thực hiện, huyện rút ra được một quy trình phù hợp với địa phương, từng bước thực hiện tại vùng nuôi tôm xã Tân Chánh. “Huyện thực hiện mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn (2 giai đoạn lót bạt) và giai đoạn cuối cùng là thực hiện trên ao đất. Với quy trình này, hạn chế được khí độc trong đáy ao, dễ kiểm soát sự sinh trưởng, phát triển của tôm. Huyện thiết kế ao tôm dạng bể tròn (đây là cách làm mới) hạn chế, chủ động môi trường nước, dễ kiểm soát yếu tố môi trường, thuận lợi kiểm soát quá trình sinh trưởng và giảm chi phí đầu vào (điện). Mô hình cho chất lượng và năng suất cao” – ông Chương thông tin.

Sẽ nhân rộng

Chủ tịch UBND xã Phước Vĩnh Tây, huyện Cần Giuộc – Huỳnh Văn Trí cho biết: “Những năm qua, thực hiện theo chủ trương của Huyện ủy, UBND huyện, lãnh đạo cùng các ban, ngành, đoàn thể xã tích cực vận động người dân thành lập các tổ hợp tác và hợp tác xã để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào việc nuôi tôm. Bên cạnh đó, UBND xã phối hợp Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện tạo điều kiện cho nông dân vay vốn để thành lập các tổ hợp tác với lãi suất ưu đãi; đồng thời, giúp các tổ hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ để xây dựng các ao lắng phục vụ việc nuôi tôm, hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Ngoài ra, UBND xã còn tích cực phối hợp các ban, ngành huyện tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường nước để việc nuôi tôm của người dân được diễn ra thuận lợi và đạt kết quả cao”. Ông Nguyễn Thanh Toàn, ngụ xã Đông Thạnh, huyện Cần Giuộc, chia sẻ: “Tôi “bén duyên” với con tôm từ đầu những năm 2000. Ban đầu, tôi chủ yếu nuôi tôm sú nhưng đến năm 2006, sau chuyến đi học tập kinh nghiệm ở Gò Công (Tiền Giang) được biết đến con tôm thẻ chân trắng và hiệu quả kinh tế mà nó mang lại. Từ đó, tôi chuyển từ nuôi tôm sú sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Đến năm 2016, sau nhiều lần đi học tập kinh nghiệm ở những trang trại nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao trong và ngoài tỉnh, tôi quyết định ứng dụng một phần công nghệ cao (sử dụng bạt bờ và oxy đáy) vào ao tôm của gia đình. Nhờ vậy mà năng suất tôm tăng lên, lợi nhuận cũng cao hơn”.

Để nhân rộng mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, Chủ tịch UBND huyện Cần Đước – Huỳnh Văn Quang Hùng cho biết: “Thực hiện Đề án Phát triển nuôi tôm nước lợ tỉnh giai đoạn 2020-2025, UBND tỉnh hỗ trợ Cần Đước trên 285 tỉ đồng đầu tư xây dựng công trình hạ tầng vùng nuôi tôm công nghệ cao. Ngoài ra, ngành nông nghiệp tiếp tục vận động những hộ dân có điều kiện, đầu tư mô hình nuôi tôm công nghiệp – công nghệ cao; xây dựng quy trình, mô hình trình diễn từng bước chuyển đổi mô hình; khảo sát, quy hoạch các vùng nuôi tôm theo địa bàn các ấp, khu vực…, xây dựng dự án vay vốn; kiểm tra chất lượng con giống, hạn chế sử dụng các chế phẩm sinh học, tăng cường liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tăng giá trị, hiệu quả kinh tế nông nghiệp, góp phần thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, xây dựng chương trình phát triển nông nghiệp toàn diện, chất lượng cao và bền vững. Thường xuyên khuyến cáo người dân tránh tình trạng nôn nóng, đầu tư không hiệu quả gây thiệt hại cho kinh tế hộ gia đình, ảnh hưởng lớn đến chủ trương chung trong việc tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, xây dựng chương trình phát triển nông nghiệp toàn diện, chất lượng cao và bền vững”.

Huỳnh Phong – Bùi Tùng – Kim Thoa Báo Long An

Ngăn virus DIV1 trên tôm vào Việt Nam

Bộ NN&PTNT vừa có công văn đề nghị Ban chỉ đạo 389 quốc gia và các tỉnh biên giới phía Bắc tăng cường ngăn chặn bệnh Decapod iridescent virus 1 (virus DIV1) trên tôm lây lan từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Ngày 20/5, Bộ NN&PTNT cho biết, theo mạng lưới các Trung tâm Nuôi trồng thủy sản châu Á – Thái Bình Dương (NACA), loài virus mới có tên là Decapod iridescent virus 1 (DIV1), đã gây thiệt hại cho ngành nuôi tôm tại Trung Quốc trong những năm gần đây.

Virus DIV1 được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2014 trên mẫu tôm càng đỏ tại tỉnh Phúc Kiến, tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Chiết Giang và tôm càng xanh tại một số tỉnh của Trung Quốc.

Tiếp đó, đến tháng 2/2020, bệnh xuất hiện trở lại ở tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) và đã gây ảnh hưởng cho khoảng 1/4 diện tích nuôi tôm ở tỉnh này. Virus lây nhiễm cho tôm ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng và đã được phát hiện gây bệnh trên một số loài tôm biển, tôm nước lợ và tôm nước ngọt.

Theo Bộ NN&PTTN, hiện đã phát hiện một số loài cảm nhiễm virus DIV1 gồm: Tôm càng đỏ, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh, tôm hùm đất (tôm hùm nước ngọt), tôm càng sông (hay tôm chà) và tôm gai. Loài cua cà ra và cua bờ sọc (cua bờ) cũng được ghi nhận bị nhiễm virus qua thực nghiệm nhưng chưa được xác nhận là loài cảm nhiễm với virus. Tôm sú hoang dã ngoài tự nhiên vùng biển Ấn Độ Dương cũng được báo cáo là dương tính với virus DIV1. Trong thực tế, phân bố của virus DIV1 trên thế giới có thể rộng hơn nhiều do chưa được điều tra cụ thể.

Ảnh minh họa

Về đường truyền lây chưa xác định được rõ, tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết, giun nhiều tơ (sử dụng làm thức ăn cho tôm bố mẹ, tôm hoang dã) cũng bị nhiễm virus DIV1 và là nguồn bệnh có khả năng làm lây truyền virus gây bệnh trên tôm.

Bộ NN&PTNT cho biết, hiện chưa có thông tin về bệnh do DIV1 xuất hiện ở Việt Nam. Tuy nhiên, để chủ động phòng chống, ngăn chặn bệnh do DIV1 xâm nhập vào nước ta, Bộ NN&PTNT đề nghị Thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia, chỉ đạo, đôn đốc Ban chỉ đạo 389 các tỉnh biên giới trong việc ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp nhập lậu, vận chuyển, buôn bán trái phép tôm giống, tôm thương phẩm, thức ăn tươi sống cho thủy sản.

Bộ NN&PTNT cũng đề nghị các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên tăng cường công tác phối hợp liên ngành, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển qua biên giới đối với tôm giống, tôm thương phẩm, thức ăn tươi sống cho thủy sản; Xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép.

Cùng đó, các lực lượng công an, biên phòng, quản lý thị trường tăng cường công tác nắm tình hình, kiểm soát, ngăn chặn, xử lý các địa điểm tập kết, thu gom tôm giống, tôm thương phẩm, thức ăn tươi sống cho thủy sản nhập lậu qua biên giới để vận chuyển đi tiêu thụ.

Hạnh Nguyên – http://www.thuysanvietnam.com.vn/

Khoáng vi lượng – “chất liệu sống” của tôm thẻ chân trắng

Khoáng chất
“Chất liệu” tạo ra những nguồn “năng lượng sống” cho tôm thẻ chân trắng chính là Khoáng chất

Khoáng chất là thành phần dinh dưỡng quan trọng tham gia trực tiếp vào những quá trình sinh lý của động vật thủy sản trong đó có tôm thẻ chân trắng. Nhất là khoáng vi lượng, không chỉ là “chất liệu” không thể thiếu để tạo nên một cấu tạo cơ thể chặt chẽ, cải thiện sức khỏe tôm. Mà những nguyên tố vi lượng này còn có khả năng thúc đẩy hoạt động của hệ miễn dịch, sức đề kháng của tôm đẩy lùi các bệnh nguy hiểm và làm sạch môi trường nuôi.

Nhu cầu khoáng chất của tôm thẻ chân trắng

Khoáng chất với tôm là thành phần chính của lớp vỏ- bộ xương ngoài cứng cáp bảo vệ cơ thịt tôm, giúp cân bằng áp suất thẩm thấu của tôm với môi trường, là thành phần của các mô cơ quan, là chất xúc tác quá trình truyền xung động thần kinh và co cơ. Khoáng chất còn đóng vai trò là những thành phần thiết yếu trong cấu tạo của các enzyme, vitamin, các hoocmon. Những ion vi lượng này cũng là nguyên liệu để hoạt hóa các quá trình chuyển hóa, trao đổi chất trong cơ thể tôm.

Các ion vi lượng dù chỉ tồn tại một lượng nhỏ cũng gây ảnh hưởng rất lớn khi bị thiếu hụt. Do tôm thẻ chân trắng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng sống chung trong môi trường có mật độ cao, vì vậy mà nhu cầu khoáng chất trở nên vô cùng bức thiết. Bên cạnh đó, tôm nuôi trong môi trường nước một thời gian thì lượng khoáng chất sẽ bị cạn kiệt dần, cộng thêm vốn dĩ tôm thẻ chân trắng khi nuôi ở độ mặn thấp đã có hàm lượng khoáng vi lượng thấp sẵn. Do vậy mà trong quá trình nuôi tôm cần bổ sung một lượng khoáng chất để bù đắp vào lượng khoáng mất đi giúp tôm cứng vỏ, dễ lột xác, hạn chế các hiện tượng đục cơ, cong thân, mềm vỏ.

Tôm hấp thu khoáng chất như thế nào?

Việc bổ sung khoáng cho tôm cũng giống như khi bón phân cho cây. Rễ cây được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cùng lúc nhưng lại không hấp thu được bao nhiêu, cây chỉ có thể hấp thu được khi hệ vi sinh vật trong rễ biến khoáng chất thành các phức chất hữu cơ. Với tôm cũng vậy, việc khoáng chất được cung cấp mà tôm có thể hấp thu được hay không hầu như là đều nhờ vào các nhóm vi khuẩn. Các vi khuẩn này tạo cho đường ruột một môi trường acid yếu, là điều kiện để các Chelates (dạng khoáng vô cơ kết hợp với một thành phần hữu cơ như acid amin hay protein, không phân ly khi vào trong đường tiêu hóa) hình thành.

Tôm có nhiều cách để hấp thu khoáng chất một cách trực tiếp, qua đường tiêu hóa khi khoáng được bổ sung vào thức ăn, qua mang tôm khi tiếp xúc với khoáng tạt trong môi trường nước. Độ mặn sẽ quyết định hàm lượng khoáng chất trong nước, từ đó mà ảnh hưởng đến sự hấp thu của tôm. Ở độ mặn thấp, nước không chứa nhiều ion khoáng. Trong quá trình nuôi, hàm lượng khoáng chất mất đi còn có thể do sự hấp thụ phần nào của đất, quá trình thu hoạch tôm, thoát nước khi thu hoạch và rò rỉ, những trường hợp này làm thay đổi hàm lượng khoáng trong ao. Khi tôm bị mềm vỏ hoặc lột vỏ kéo dài mà không lột xác hoàn toàn được, đó là do thiếu các ion Ca, Mg, P đã bị thất thoát khi nuôi. Từ đó, người nuôi phải đánh giá thường xuyên hàm lượng khoáng chất để bổ sung kịp thời khi thiếu hụt.

Hiệu quả khác biệt của Ryolit

Ryolit chứa đầy đủ các ion khoáng vi lượng nhất là Ca, Mg và P với hàm lượng rất phù hợp và cần thiết cho sự phát triển của tôm. Do có nguồn gốc tự nhiên, không gây hại nên các ion này ở dạng dễ hấp thu nhất, và được tôm hấp thu một cách trực tiếp khi bổ sung. Bên cạnh đó, có một sự khác biệt là khoáng Ryolit không chỉ có tác dụng trên tôm mà còn hỗ trợ tích cực sự phát triển của hệ vi sinh vật trong đường ruột. Vi khuẩn cũng cần khoáng chất như tôm, các nguyên tố khoáng vi lượng này cũng là một thành phần không thể thiếu, giúp vi khuẩn có lợi tồn tại và trao đổi chất để phát triển. Nếu hệ vi sinh vật đường ruột này phát triển ổn định thì khoáng chất mà tôm lấy được sẽ được chuyển hóa sang dạng chelates mà tôm có thể hấp thu một cách triệt để. Hơn nửa, hệ vi sinh vật ngoài môi trường cũng sẽ được tái tạo nhờ các ion khoáng này, giúp làm sạch và giữ ổn định môi trường nước.

Quá trình cứng vỏ sau lột xác của tôm cần khoáng chất, tôm sống và hoạt động tốt trong môi trường cũng nhờ khoáng chất làm “chất liệu” tạo ra năng lượng sống. Do đó, Ryolit được bổ sung vào những thời điểm cần thiết sẽ kích thích  hệ enzyme của tôm hoạt động mạnh mẽ, đảm bảo cho các quá trình sinh lý trong cơ thể, giúp tôm chống sốc do các bất lợi từ môi trường. Tôm phát triển khỏe mạnh, linh hoạt, phản ứng lanh lẹ hơn. Hơn nữa Ryolit còn hỗ trợ quá trình thẩm thấu, tăng tỷ lệ sống cho tôm và làm màu sắc tôm trở nên bắt mắt hơn.

Các phương pháp bổ sung khoáng chất vào nước sẽ cho hiệu quả cao hơn so với bổ sung vào chế độ ăn. Định kỳ 7-10 ngày một lần là thời gian thích hợp để bổ sung khoáng Ryolit cho tôm với liều khoảng 1-2kg cho 1000mnước, nhằm duy trì nồng độ tối ưu của khoáng chất và các ion. Trong trường hợp tôm yếu, chậm chạp cần tăng liều cao hơn để đảm bảo đủ nhu cầu khoáng. Tôm thẻ chân trắng thường lột xác vào ban đêm nên khoáng chất sử dụng lúc 22-24 giờ là tốt nhất. Sau khi lột xác, nhu cầu khoáng chất của tôm sẽ tăng lên gấp 2 lần vì tôm phải tăng cường hấp thu để tạo vỏ mới, kết hợp với quạt nước cung cấp oxy liên tục cho tôm. Mức ion trong các ao có độ mặn thấp phải được nâng lên để phù hợp với nồng độ của chúng trong nước có độ mặn cao.

Với quy cách dễ sử dụng, bao bì, nhãn hiệu đẹp mắt, Ryolit từ rất lâu đã được bà con nuôi tôm các tỉnh miền Tây tin dùng và cho hiệu quả hơn cả mong đợi. Ryolit tận lực hỗ trợ tốt cho quá trình lột xác của tôm, hơn thế nửa là ngăn chặn các nguy cơ mắc bệnh cong thân, đục cơ trên tôm do thiếu khoáng. Khoáng vi lượng Ryolit còn đặc biệt hơn là có khả tái tạo lại hệ vi sinh vật trong nước, vừa cải thiện và đảm bảo sức khỏe tốt cho tôm nuôi vừa làm sạch môi trường nước. Chắc chắn khoáng vi lượng Ryolit sẽ không làm bà con thất vọng ngay trong lần sử dụng đầu tiên!

Phòng kỹ thuật An Bình  -https://tepbac.com/

Chủ động ngăn chặn virus mới trên tôm xâm nhập vào nước ta

Để chủ động phòng chống, ngăn chặn bệnh do virus mới có tên Decapod iridescent virus 1 (DIV1) gây bệnh trên tôm xâm nhập vào nước ta, ngày 20-5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra công văn 3359/BNN-TY về việc tăng cường quản lý hải sản qua biên giới.

Chủ động ngăn chặn virus mới trên tôm xâm nhập vào nước ta

Theo Mạng lưới các Trung tâm nuôi trồng thủy sản vùng châu Á – Thái Bình Dương (NACA) loài virus mới có tên là Decapod iridescent virus 1 (DIV1) đã gây thiệt hại cho ngành nuôi tôm tại Trung Quốc trong những năm gần đây. Virus DIV1 được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2014 trên mẫu tôm càng đỏ (Cherax quadricarinatus) tại tỉnh Phúc Kiến (Fujian), tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) tại tỉnh Chiết Giang (Zhejiang) và tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) tại một số tỉnh của Trung Quốc.

Tháng 2 vừa qua, bệnh xuất hiện trở lại ở tỉnh Quảng Đông (Guangdong), Trung Quốc và đã gây ảnh hưởng cho khoảng 1/4 diện tích nuôi tôm ở tỉnh này. Virus lây nhiễm cho tôm ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng và đã được phát hiện gây bệnh trên một số loài tôm biển, tôm nước lợ và tôm nước ngọt. Hiện nay, đã phát hiện một số loài cảm nhiễm virus DIV1, bao gồm: tôm càng đỏ (Cherax quadricarinatus), tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei), tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii), tôm hùm đất hay tôm hùm nước ngọt (Procambarus clarkii), tôm càng sông hay tôm chà (Macrobrachium nipponense) và tôm gai (Exopalaemon canrinicauda). Loài cua Cà ra (Eriocheir sinensis) và cua bờ sọc hay cua bờ (Pachygrapsus crassipes) cũng được ghi nhận bị nhiễm virus qua thực nghiệm (tiêm virus vào cơ) nhưng chưa được xác nhận là loài cảm nhiễm với virus. Tôm sú (P. monodon) hoang dã ngoài tự nhiên vùng biển Ấn Độ Dương cũng được báo cáo là dương tính với virus DIV1.

Trong thực tế, phân bố của virus DIV1 trên thế giới có thể rộng hơn nhiều do chưa được điều tra cụ thể. Về đường truyền lây chưa xác định được rõ, tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết giun nhiều tơ (sử dụng làm thức ăn cho tôm bố mẹ, tôm hoang dã) cũng bị nhiễm virus DIV1 và là nguồn bệnh có khả năng làm lây truyền virus gây bệnh trên tôm.

Hiện nay, chưa có thông tin về bệnh do DIV1 xuất hiện ở Việt Nam, tuy nhiên, để chủ động phòng chống, ngăn chặn bệnh do DIV1 xâm nhập vào nước ta, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị: Thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia, chỉ đạo, đôn đốc Ban chỉ đạo 389 của các tỉnh biên giới trong việc ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp nhập lậu, vận chuyển, buôn bán trái phép tôm giống, tôm thương phẩm, thức ăn tươi sống cho thủy sản.

Chỉ đạo Ban chỉ đạo 389 cấp tỉnh phối hợp chặt chẽ, chủ động chia sẻ thông tin, dữ liệu với các cơ quan thú y các cấp; phối hợp chỉ đạo tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản theo quy định của pháp luật hiện hành.

Thành lập các đoàn công tác của Ban chỉ đạo 389 quốc gia trực tiếp đến các địa bàn trọng điểm để hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc tổ chức triển khai đồng bộ các biện pháp ngăn chặn, chấm dứt tình trạng vận chuyển trái phép tôm giống, tôm thương phẩm, thức ăn tươi sống cho thủy sản vào Việt Nam.

Ủy ban nhân dân các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp, các Sở, ngành liên quan thực hiện một số nội dung sau: Tăng cường công tác phối hợp liên ngành, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển qua biên giới đối với tôm giống, tôm thương phẩm, thức ăn tươi sống cho thủy sản; xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép.

Các cơ quan Công an, Bộ đội Biên phòng, Quản lý thị trường tăng cường công tác nắm tình hình, kiểm soát, ngăn chặn, xử lý các địa điểm tập kết, thu gom tôm giống, tôm thương phẩm, thức ăn tươi sống cho thủy sản nhập lậu qua biên giới để vận chuyển đi tiêu thụ.

THANH TRÀ  – https://www.nhandan.com.vn/