Bạn tìm thông tin gì?

Category Archives: Công Nghệ Nuôi Mới

Bóng đèn cực tím diệt khuẩn nước nuôi tôm

Nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, nhiều hộ nuôi tại đồng bằng sông Cửu Long đã sử dụng đèn cực tím diệt khuẩn hay còn gọi là đèn UV để xử lý nước trước khi nuôi tôm. Phương pháp này có thể tiêu diệt được các loại vi khuẩn, virus gây bệnh có trong nước, ngăn ngừa một số bệnh thường gặp trên tôm như bệnh hoại tử gan tụy, bệnh teo ruột, hội chứng gây chết sớm,…

Nước đóng vai trò quan trọng, quyết định đến sự thành công của vụ nuôi. Thông thường, nước được đưa vào ao chứa để lắng lọc và dùng hóa chất xử lý nước để loại bỏ các chất hữu cơ lơ lửng và các vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật,… Nhưng trong những năm gần đây, một số địa phương ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã sử dụng bóng đèn cực tím (UV) diệt khuẩn nước nuôi tôm đem lại thành công ngoài sự mong đợi.

Đèn cực tím diệt khuẩn là gì?

Đèn cực tím khử khuẩn có cấu tạo giống với đèn huỳnh quang thông dụng, nhưng ánh sáng đi qua đèn là tia cực tím (tia tử ngoại, tia UV) đèn có bước sóng ngắn hơn ánh sáng nhìn thấy nhưng dài hơn tia X, có năng lượng từ 3 eV – 124 eV. Phổ tia cực tím có thể chia ra thành tử ngoại gần và tự ngoại xa hay tử ngoại chân không.

Đèn cực tím cầm tay khử khuẩn, mầm bệnh trong không khí, trong nước

Đèn cực tím cầm tay khử khuẩn, mầm bệnh trong không khí, trong nước

Đèn UV có tác dụng rất mạnh trên Nucleo Protein của vi khuẩn, nó có khả năng biến dạng hoặc giết chết vi khuẩn. Tuy nhiên, khả năng diệt khuẩn của tia cực tím không những tùy thuộc vào mật độ, thời gian chiếu tia, điều kiện môi trường mà nó còn tùy thuộc vào sức chịu đựng của vi khuẩn. Ứng dụng đèn cực tím diệt khuẩn không khí, diệt khuẩn nước, đèn cực tím trong phòng mổ,…

Ứng dụng đèn cực tím diệt khuẩn nước nuôi tôm

Sử dụng đèn UV  trong diệt khuẩn nước sẽ giúp làm tổn thương cấu trúc DNA tế bào, dẫn đến việc diệt vi khuẩn, virus, và cơ thể gây bệnh khác mà không sử dụng bất kỳ các loại hóa chất, an toàn cho tôm nuôi. Vùng tia cực tím có bước sóng từ 280 – 200 nm sẽ có tác dụng diệt khuẩn nhiều nhất. Thời gian chiếu đèn cực tím từ 10s – 30s với lớp nước chảy qua có dày khoảng 10 – 15cm.

Đèn cực tím sử dụng khử trùng nước ao nuôi tôm

Đèn uv (cực tím) sử dụng khử trùng nước ao nuôi tôm

Một số hộ nuôi tại đồng bằng sông Cửu Long đã ứng dụng đèn cực tím diệt khuẩn nước và đưa ra một số đánh giá như sau:

  • Đèn cực tím UV có khả năng diệt khuẩn nhanh chóng mà không cần đến hóa chất, không tạo ra sản phẩm phụ.
  • Đánh giá hiệu quả diệt khuẩn trong nước lên đến 99,99%.
  • Không làm thay đổi các thành phần lý hóa của nước, giữ nguyên được mùi vị của nước.
  • Việc lắp đặt và sử dụng dễ dàng, ai cũng có thể thực hiện được.
  • Tiết kiệm chi phí hơn so với các phương pháp xử lý nước thông thường.

Tuy nhiên, sử dụng đèn cực tím UV còn đem lại một số nhược điểm như khả năng diệt khuẩn không bền, sau này nước có khả năng nhiễm khuẩn lại. Khả năng diệt khuẩn phụ thuộc vào điện thế nguồn điện, khi điện thế giảm 10% thì khả năng diệt khuẩn sẽ giảm từ 15 – 20%.

Cách sử dụng đèn cực tím trong nuôi tôm

Tại xã Tân Hưng, huyện Cái Nước đã ứng dụng đèn cực tím diệt khuẩn để xử lý nguồn nước cho ao nuôi thâm canh, siêu thâm canh. Hệ thống được cấu tạo đơn giản, sử dụng ống nhựa với đường kính 90 mm, bên trong sẽ lắp đặt hệ thống bòng đèn cực tím. Khi nguồn nước đi qua, tia cực tím sẽ tiêu diệt các loại vi khuẩn và mầm bệnh tồn tại trong nước, hạn chế được mầm bệnh phát sinh trong suốt quá trình nuôi.

Tại Phú Yên, hệ thống khử trùng nước bằng tia cực tím được thiết kế bao gồm một bể tràn là bồn nhựa chứa khoảng 350 lít nước, 10 bóng đèn tia cực tím, máng nước bằng tôn hoặc bằng nhựa, nguồn điện phân, lưới mịn và điện năng có công suất là 1.000 W lấy từ nguồn máy nổ sục khí. Lúc này, khi nước được hút vào bể tràn nó sẽ được nén và đi qua lưới lọc rồi chảy vào máng. Tại đây, nước sẽ tiếp xúc trực tiếp với đèn cực tím sẽ giúp tiêu diệt số lượng vi khuẩn, mầm bệnh trước khi chảy vào đìa tôm. Kết quả thử nghiệm tại Trung tâm Y tế Dự phòng Phú Yên, mẫu nước ban đầu sẽ có 3.800 cá thể vi khuẩn khi đi qua hệ thống này chỉ còn chưa tới 500, khả năng tiệt trùng đạt đến 85%.

Hệ thống diệt khuẩn trong nước bằng tia cực tím tại ao tôm

Hệ thống diệt khuẩn trong nước bằng tia cực tím tại ao tôm

Trên thị trường hiện nay có bán rất nhiều hệ thống đèn UV xử lý nước, bà con chỉ cần mua về và lắp đặt là có thể sử dụng được.

Lưu ý khi sử dụng đèn cực tím diệt khuẩn

  • Đèn UV có thời gian sử dụng trung bình là 9.000 giờ, khi đến tuổi thọ trung bình bóng đèn thường sẽ bị cháy.
  • Trong quá trình sử dụng cần đảm bảo điện áp luôn ổn định, thường xuyên sử dụng cồn 365 để vệ sinh bóng điều này sẽ giúp tăng cường tuổi thọ và sử dụng đèn cực tím được lâu dài hơn.
  • Trên mỗi đèn UV sẽ hiển thị thông báo về tình trạng hoạt động thông qua sự thay đổi về màu sắc.
  • Định kỳ bảo trì, bảo dưỡng, đảm bảo đèn UV diệt khuẩn làm tốt nhiệm vụ của mình.
  • Nguồn : https://drtom.vn/

Vi khuẩn Streptomyces parvulus và vi khuẩn Bacillus subtilis_ Nguồn vi khuẩn tiềm năng trong nuôi tôm

Nghiên cứu mới đây cho thấy vi khuẩn Bacillus subtilis và Streptomyces parvulus là 2 loài vi khuẩn tiềm năng nên được đưa vào ương nuôi tôm để kích thích tăng trưởng, tăng cường miễn dịch và nâng cao  tỉ lệ sống của tôm.

Thủy sản là ngành sản xuất thực phẩm có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới với các đối tượng nuôi mang lại hiệu quả kinh tế, trong đó có tôm thẻ chân trắng. Tốc độ phát triển ngành nuôi tôm công nghiệp đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường và dịch bệnh. Để giải quyết vấn đề này, các chất hóa học và kháng sinh đã được thường xuyên sử dụng trong hoạt động nuôi tôm dẫn đến kháng thuốc và tồn dư kháng sinh tôm thu hoạch ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm và xuất khẩu.

Hiện nay, vi sinh vật hữu ích được sử dụng phổ biến là một giải pháp tích cực, có nhiều triển vọng để quản lý vi sinh vật trong ao nuôi, hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh và giảm lượng chất thải hữu cơ thải ra môi trường góp phần phát triển nghề nuôi thủy sản bền vững. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về sự tồn tại cũng như hiệu quả của dòng Streptomyces và Bacillus đến sự kháng Vibrio gây bênh cho tôm nuôi. Vì vậy, đề tài: “So sánh khả ̣ năng cải thiện chất lượng nước và ức chế Vibrio của xạ khuẩn Streptomyces và vi khuẩn Bacillus chon lo ̣ c trong hê ̣ thô ̣ ́ng nuôi tôm thẻ chân trắng (L. vannamei)” được thực hiện với mục đích cải thiện chất lượng nước, tăng cường năng suất và tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng.

Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần và được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên.

– Nghiệm thức 1 (Đối chứng: ĐC): Không bổ sung vi khuẩn

– Nghiệm thức 2 (NT2): Bổ sung vi khuẩn B. subtilis

– Nghiệm thức 3 (NT3): Bổ sung xạ khuẩn S. parvulus

– Nghiệm thức 4 (NT4): Hỗn hợp B. subtilis và S. parvulus (HH) ( tỷ lệ 1:1).

Mật độ sau khi bổ sung vào môi trường nước nuôi đạt 105  CFU/mL và chu kỳ bổ sung vi khuẩn vào bể là 5 ngày/lần. Thí nghiệm được bố trí trong 12 bể composite 120 lít đã được sát trùng bằng clorine trước khi bố trí thí nghiệm. Mật độ thả tôm 0,5 con/lít. Tôm được cho ăn 4 lần/ngày bằng thức ăn công nghiệp GrowFeed cho tôm giai đoạn Postlarvae vào lúc 06, 11, 16 và 21 giờ, liều lượng cho ăn theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Thời gian thí nghiệm là 60 ngày.

Kết quả

– Sau 60 ngày nuôi, các thông số chất lượng nước (COD, TAN, NH3 và NO2) cho thấy ở các nghiệm thức bổ sung probiotic trong môi trường nuôi đã thúc đẩy phân hủy vật chất hữu cơ tốt hơn và mật độ Vibrio thấp hơn so với nghiệm thức đối chứng.

– Bổ sung probiotic giúp cải thiện tỉ lệ sống và tăng trưởng tốt của tôm hơn so với đối chứng, trong đó bổ sung xạ khuẩn S. parvulus kích thích tốc độ tăng trưởng của tôm tốt nhất gồm tăng trưởng trọng lượng tuyệt đối và tăng trưởng chiều dài tuyệt đối giữa các nghiệm thức cao nhất là nghiệm thức 3 (0,118±0,011 g/ngày) và 0,152±0,011 cm/ngày, và thấp nhất ở đối chứng (0,076±0,008g/ngày) và 0,127±0,012 cm/ngày.

– Tỷ lệ sống của tôm dao động trong khoảng 44.7-64.7%, so với nghiệm thức bổ sung vi khuẩn B. subtilis, nghiệm thức bổ sung S. parvulus và nghiệm thức bổ sung hỗn hợp cho kết quả tốt hơn trong việc ức chế mật độ vi khuẩn Vibrio trong môi trường nuôi. Kết quả cho thấy bổ sung 2 loài vi khuẩn trên giúp tiến trình phân hủy vật chất hữu cơ nhanh hơn và ức chế sự phát triển Vibrio trong môi trường nuôi đồng thời làm tăng tỷ lệ sống và tăng trưởng của tôm.

Kết quả từ nghiên cứu cho thấy bổ sung 2 loài vi khuẩn trên giúp tiến trình phân hủy vật chất hữu cơ nhanh hơn và ức chế sự phát triển Vibrio trong môi trường nuôi. Do đó, kết quả từ nghiên cứu cung cấp thông tin cơ sở vào sản xuất probiotic dùng trong thủy sản.

Như Huỳnh tổng hợp

Tạp chí khoa học đại học cần thơ

Sử dụng dịch nano bạc khử khuẩn, người nuôi tôm thu lợi nhuận gấp ba

Sau khi thử nghiệm mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng bằng dùng dịch nano bạc khử khuẩn do Viện Công nghệ Nano (INT) thuộc Đại học Quốc gia TPHCM thực hiện, vụ tôm của Công ty TNHH Hoàng Vũ đã thu về lợi nhuận gấp 3 lần so với cách nuôi trước đây.

Dịch bệnh đe dọa ngành tôm
Tôm thẻ chân trắng ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay chủ yếu được nuôi thâm canh bởi có ưu điểm là thời gian nuôi ngắn (2,5 – 3 tháng), có thể nuôi với mật độ cao, thu hoạch sản lượng lớn. Tuy nhiên, nuôi thâm canh đòi hỏi kỹ thuật cao cũng như vốn đầu tư lớn và nguy cơ dịch bệnh bùng phát luôn thường trực: 15 – 20% diện tích nuôi tôm bị thiệt hại bởi dịch bệnh hàng năm.
Trong số các vi sinh vật gây bệnh trên tôm, vi khuẩn Vibrio spp. là tác nhân phổ biến nhất. Đặc biệt, Vibrio spp. gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính, một trong những dịch bệnh đáng lo ngại nhất trên tôm nuôi hiện nay với hậu quả là tôm chết sớm. Để phòng ngừa bệnh này, hầu hết các trại sản xuất tôm giống và nuôi tôm thương phẩm đã dùng nhiều kháng sinh và hóa chất trong xử lí môi trường nước nuôi để kiểm soát sự tồn tại và hoạt động của Vibrio spp. trong môi trường nước. Tuy nhiên hiệu quả không được như mong đợi khi ngày càng có nhiều loại thuốc kháng sinh bị đề kháng. Ngoài ra, kháng sinh và hóa chất còn gây tồn dư trong tôm, dẫn tới việc giảm năng suất và chất lượng của tôm.

Dung dịch nano bạc do INT nghiên cứu

Dung dịch nano bạc do INT nghiên cứu, sản xuất Ảnh: INT
Trước thực tế đó, Viện Công nghệ nano đã thực hiện đề tài “Xây dựng mô hình nuôi tôm bền vững tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long dựa trên kiểm soát và xử lý nước ao tôm bằng vật liệu và công nghệ nano”. Đây cũng đề tài trong Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2014 – 2019 “KH&CN phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ” do TS Đoàn Đức Chánh Tín, Viện Công nghệ Nano, làm chủ nhiệm. Đề tài được triển khai từ năm 2017 – 2019.
Lợi nhuận gấp ba nhờ naono bạc
TS Đoàn Đức Chánh Tín cho biết, sau khi nghiên cứu và chế tạo thành công các hạt nano bạc cho mục đích diệt vi khuẩn trong nước ao nuôi tôm, nhóm thử nghiệm tại Trại thực nghiệm nuôi tôm của Viện Công nghệ Nano và xác định được nồng độ an toàn của dung dịch nano bạc (AgNPs) đối với tôm thẻ chân trắng. Sau đó, nhóm nghiên cứu tiến hành thử nghiệm mô hình nuôi tôm thâm canh 3 giai đoạn tại ao tôm của Công ty TNHH Hoàng Vũ, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.
Trong mô hình này, tôm được ương trong ao ương có diện tích 1.000 m2. Từ lúc mới thả đến 50 ngày nuôi, tôm được chuyển một nửa từ ao ương sang ao mới có diện tích bằng diện tích ao ương và nuôi ở 2 ao này trong 40 ngày tiếp theo. Sau 90 ngày nuôi, tôm được chuyển hoàn toàn sang nuôi trong ao đất với diện tích ao khoảng 4.000 m2 cho đến lúc thu hoạch.

Rải

RảiAgNPs xuống ao nuôi tôm Ảnh: INT
Nhóm nghiên cứu sử dụng hệ thống cảm biến nano (cũng do Viện Công nghệ Nano nghiên cứu, chế tạo) để đo đạc các thông số môi trường nước hàng ngày trong suốt quá trình nuôi. AgNPs được sử dụng để diệt khuẩn trong nước nuôi tôm tại thời điểm trước khi thả tôm giống 24 giờ và trong giai đoạn ao ương.
Kết quả thử nghiệm cho thấy, các thông số môi trường nước nhờ được đo đạc hàng ngày bằng hệ thống cảm biến, nên luôn được kiểm soát ở ngưỡng cho phép, phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm trong suốt quá trình nuôi, nhờ đó tiết kiệm được chi phí sử dụng hóa chất để xử lý và duy trì chất lượng nước ổn định.
AgNPs bổ sung vào ao nuôi tôm trước khi thả tôm giống giúp hạn chế sự phát triển Vibrio.spp trong nước, đảm bảo an toàn cho tôm ở giai đoạn mới thả nuôi. So với mô hình nuôi đối chứng mà Công ty Hoàng Vũ đang triển khai, mật độ Vibrio spp. trong nước ở ao nuôi thử nghiệm trong 45 ngày đầu tiên và tỉ lệ khuẩn lạc xanh thấp hơn, tôm không bị hoại tử gan tụy và không chết sớm.
Ngoài ra, sử dụng AgNPs không làm ảnh hưởng đến thành phần và mật độ vi tảo trong ao, không làm ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có lợi khác. Tôm nuôi theo mô hình thử nghiệm tăng trưởng, phát triển tốt, tỷ lệ sống và cho kích cỡ thu hoạch cao hơn so với mô hình nuôi tôm thâm canh đối chứng.

Dùng cảm biến

Dùng cảm biến nano trên ao nuôi và đo, xử lý số liệu tại Phòng thí nghiệm
của Công ty Hoàng Vũ Ảnh: INT
Theo Công ty TNHH Hoàng Vũ, chi phí đầu tư cho mỗi hệ thống ao nuôi vào khoảng 900 triệu đồng, bao gồm đầu tư ban đầu, tôm giống, thức ăn, nhân công, hóa chất,… Lợi nhuận thu được ở hệ thống ao nuôi áp dụng xử lý diệt khuẩn bằng nano bạc vào khoảng 2,1 tỉ đồng/vụ. Trong khi đó, lợi nhuận ở hệ thống ao nuôi đối chứng chỉ vào khoảng 700 triệu đồng cho một vụ nuôi trong 4 tháng.
Ngoài ra, khi so sánh với kết quả nuôi tôm thâm canh thông thường trong ao đất (không dùng ao ương mà thả trực tiếp nuôi trong ao lớn) được tiến hành ở trại nuôi tôm Hoàng Vũ trong cùng thời gian, diện tích, cũng cho thấy hiệu quả kinh tế vượt trội của hệ thống ao thử nghiệm. Cụ thể, lợi nhuận ở tôm nuôi thâm canh trong ao đất chỉ khoảng 550 triệu đồng/vụ, trong khi số tôm giống thả ban đầu cao hơn.
TS Đoàn Đức Chánh Tín cho biết, qua kết quả thử nghiệm thực tế tại trại tôm Công ty TNHH Hoàng Vũ, mô hình nói trên được lãnh đạo xã Bình Thới, huyện Bình Đại ủng hộ và đồng ý hỗ trợ để nhân rộng mô hình.
Kiều Anh
Nguồn :http://khoahocphattrien.vn/

Sử dụng hỗn hợn probiotic sẽ hiệu quả hơn đơn lẻ

Tôm thẻ chân trắng
Probiotic có tác dụng tăng cường miễn dịch trên tôm thẻ chân trắng

Bài viết giới thiệu tác dụng đồng hiệp lực khi bổ sung hỗn hợp chế phẩm sinh học có hiệu quả tốt hơn trong việc cải thiện hiệu suất tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng so với chế phẩm sinh học đơn lẻ.

Sử dụng probiotic để tăng cường miễn dịch trên tôm thẻ chân trắng

Năm 2019 là năm đầy thách thức với nghề nuôi tôm, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết thay đổi thất thường, con tôm phải đối mặt với tình hình dịch bệnh kéo dài, diễn biến ngày càng phức tạp. Điển hình là WSSV (virus hội chứng đốm trắng), AHPND (bệnh hoại tử gan cấp tính) và bệnh vi bào tử trùng (EHP) nhiều bệnh chưa có giải pháp chữa trị dứt diểm, chính vì vậy, công tác phòng bệnh là hết sức quan trọng.

Bên cạnh đó, việc lạm dụng kháng sinh trong nuôi thủy sản đang là vấn đề cấp thiết được các cơ quan chức năng cũng như người tiêu dùng quan tâm. Bởi, không chỉ gây hại đến môi trường nuôi, chất lượng các con nuôi mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng. Do đó các chiến lược mới thay thế là cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của động vật thủy sản và kiểm soát mầm bệnh.

Probiotic là sự thay thế đầy hứa hẹn để cải thiện sức đề kháng với bệnh và kích thích sự tăng trưởng của tôm nuôi

Nghiên cứu ứng dụng hỗn hợp probiotic lên tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng

Nghiên cứu bổ sung hỗn hợp men vi Lactobacillus pentosus BD6, Lac. fermentum LW2, Saccharomyces cerevisiae P13 và Bacillus subtilis E20 và bổ sung đơn lẻ từng loại vi sinh trong vòng 56 ngày và theo dõi tốc độ tăng trưởng. Sau đó tất cả các nghiệm thức được cảm nhiễm với vi khuẩn V. alginolyticus và theo dõi tỉ lệ chết trong vòng 14 ngày.

– Nghiệm thức 1: đối chứng không bổ sung chế phẩm vi sinh

– Nghiệm thức 2: hỗn hợp Lactobacillus pentosus BD6, Lac. fermentum LW2, Saccharomyces cerevisiae P13 và Bacillus subtilis E20 với nồng độ 107  cfu/ kg thức ăn

– Nghiệm thức 3: Nghiệm thức 2: hỗn hợp Lactobacillus pentosus BD6, Lac. fermentum LW2, Saccharomyces cerevisiae P13 và Bacillus subtilis E20 với nồng độ 108  cfu/ kg thức ăn

– Nghiệm thức 4: Nghiệm thức 2: hỗn hợp Lactobacillus pentosus BD6, Lac. fermentum LW2, Saccharomyces cerevisiae P13 và Bacillus subtilis E20 với nồng độ 109  cfu/ kg thức ăn

– Nghiệm thức 5: Lactobacillus pentosus BD6 với nồng độ 109  cfu/ kg thức ăn

– Nghiệm thức 6: Bacillus subtilis E20 với nồng độ 109  cfu/ kg thức ăn

– Nghiệm thức 7: Lac. fermentum LW2 với nồng độ 109  cfu/ kg thức ăn

– Nghiệm thức 8: Saccharomyces cerevisiae P13  với nồng độ 109  cfu/ kg thức ăn

Kết quả

Sau 56 ngày, tốc độ tăng trưởng của nghiệm thức 2 bổ sung hỗn hợp vi sinh ở mức 108  cfu/ kg thức ăn  và nghiệm thức 5 (BD6) và 6 (E20) ở 109 cfu/ kg thức ăn cải thiện đáng kể sự tăng trưởng và tình trạng sức khỏe của tôm, trong khi các nghiệm thức còn lại không ảnh hưởng đáng kể đến sự tăng trưởng của tôm.

Không có sự khác biệt đáng kể trong thành phần thân thịt trong nhóm đối chứng và phương pháp điều trị khác. Sau 56 ngày kể từ khi cho ăn, tôm ăn thức ăn có chứa các hỗn hợp probiotic với nồng độ 107 ~109  cfu/ kg thức ăn  và 109  cfu/ kg thức ăn của men vi sinh đơn (trừ S. cerevisiae P13)  đã sống sót cao hơn sau khi tiêm vi khuẩn V. alginolyticus so với nhóm đối chứng.

Khả năng kháng bệnh tốt hơn của tôm trong các nhóm được cho ăn hỗn hợp men vi sinh có thể là do tăng hoạt động phenoloxidase, hoạt động  hô hấp và hoạt động lysozyme và gia tăng khả năng đại thực bào khi tiếp xúc với vi khuẩn V. alginolyticus.

Kết quả từ nghiên cứu thấy được bổ sung hỗn hợp vi sinh có hiệu quả tốt hơn trong việc cải thiện hiệu suất tăng trưởng của tôm so với chế phẩm sinh học đơn lẻ. Do đó, cần nghiên cứu sản xuất chế phẩm sinh học chứa vi sinh Lactobacillus pentosus BD6, Lac. fermentum LW2, Saccharomyces cerevisiae P13 và Bacillus subtilis E20 và khuyến cáo sử dụng với nồng độ 108  cfu/ kg thức ăn  để kích thích tăng trưởng, tăng cường sức đề kháng chống chọi lại mầm bệnh.

Theo Yu-Chu Wang, Shao-Yang Hu, Chiu-Shia Chiu, Chun-Hung Liu.

NHƯ HUỲNH Lược dịch
Nguồn : https://tepbac.com/

Artemia là gì? Cách nuôi Artemia làm thức ăn cho tôm

Artemia có giá trịnh dinh dưỡng cao, là thức ăn giàu đạm tốt cho giai đoạn sinh sản và tạo sắc tố trên tôm cá. Chính vì thế mà chúng được ưa chuộng trong các trại sản xuất tôm. Bài viết này Dr.Tom sẽ giúp bà con tìm hiểu chi tiết xem Artemia là gì và hưỡng dấn cách nuôi Artemia làm thức ăn cho tôm đúng cách.

Artemia là gì?

Artemia là tên khoa học của một loại giáp xác, chúng thuộc ngành Arthropoda, lớp Crustacea, lớp phụ Branchiopoda, bộ Anostraca, họ Artemiidea, giống Artemia. Đây là một loại ấu trùng có chứa nhiều axitamnin, axit béo, chất khoáng, giàu đạm, cần thiết cho sự sinh sản cũng như tạo màu sắc cho tôm cá. Bởi vậy mà Artemia được sử dụng làm thức ăn tươi sống trong các trại sản xuất tôm giống.

Artemia trong tự nhiên

Định nghĩa Artemia là gì?

Artemia đã được tìm thấy nhiều nơi trên thế giới, chúng có khả năng sống ở những vùng khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới cho đến ôn đới. Ở điều kiện tự nhiên, Artemia sống ở độ mặn > 70‰ nhưng vẫn có thể chết ở độ mặn bão hòa của muối là 250‰. Thức ăn nuôi Artemia là các hạt lơ lửng trong nước và các loại sinh vật cỡ nhỏ như tảo và vi khuẩn. Trong điều kiện nuôi ở ruộng muối, Artemia có thể ăn phân hoặc ăn trực tiếp đậu nành hay cám gạo.

Vòng đời của Artemia được diễn ra như sau:

  • Trứng Artemia nở ấu trùng mới có màu vàng cam, một mắt màu đỏ ở phần đầu, ba đôi phụ bộ, chiều dài 400 – 500 µm. Lúc này, bộ máy tiêu hóa của chúng chưa hoàn chỉnh nên chỉ sống dựa vào nguồn noãn hoàng.
  • Sau khi nở 8 giờ, ấu trùng lột xác và có thể tiêu hóa các loại thức ăn kích thước nhỏ từ 1 – 50 µm. Sau 10 – 15 ngày, ấu trùng sẽ trải qua 15 lần lột xác trước khi đến giai đoạn trưởng thành. Lúc này, các đôi phụ bộ lần lượt sẽ xuất hiện ở vùng ngực và dần dần hình thành chân ngực, mắt kép ở hai bên mắt, ống tiêu hóa thẳng, có râu cảm giác.
  • Sau khi trưởng thành, Artemia có sự thay đổi về hình thái và bắt đầu có sự phân biệt giới tính. Các chân ngực được biệt hóa thành ba bộ phận: Chân chính, nhánh chân trong và nhánh chân ngoài dạng màng.
Mô tả vòng đời của Artemia

Mô tả vòng đời của Artemia

Giá trị của Artemia

Artemia cung cấp lượng dinh dưỡng lớn chó tôm cá, chúng có hàm lượng Protein cao đạt khoảng 60 – 70%, hàm lượng đạm đạt khoảng 50%, hàm lượng axit béo không no > 17% mg/g.

Bổ sung Artemia sẽ giúp tôm tiêu hóa dễ dàng hơn, bảo vệ đường ruột khỏi các tác nhân gây bệnh, đồng thời giúp quá trình hấp thụ các chất đạm vào cơ thể tôm được nhanh chóng hơn.

Artemia làm thức ăn cho tôm cá

Artemia làm thức ăn cho tôm cá

Cách nuôi Artemia làm thức ăn cho tôm

Sau khi hiểu được rõ Artemia là gì chắc hẳn bà con đang tò mò không biết cách nuôi Artemia làm thức ăn cho tôm như thế nào? Thông thường, ấu trùng Artemia được sử dụng làm thức ăn cho tôm giống.

Để tạo ra ấu trùng, bà con cần phải trứng Artemia (trứng bào xác). Theo thống kê, hàng năm trên thị trường có khoảng 2.000 tấn trứng bào xác khô được bán ra quanh năm đến từ nhiều nguồn khác nhau như: Mỹ, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam,… Tùy theo từng nguồn mà chất lượng với mức giá cả khác nhau.

Các tiêu chuẩn lựa chọn trứng Artemia :

Artemia là gì

Khi ấp trứng trong nước sau 1 – 2 tiếng, trứng sẽ hút nước và trương thành hình cầu. Sau khoảng 12 – 15 giờ sau, vỏ trứng sẽ bị vỡ ra, phôi sẽ tách rời khỏi vỏ treo lơ lửng ở phía dưới vỏ rỗng, đồng thời xuất hiện tiền ấu trùng nằm trong màng nở. Sau khi màng nở bị vỡ, các ấu trùng sẽ được phóng tích và bơi lội tự do.

Hướng dẫn nuôi Artemia:

  • Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ

— Trứng Artemia đã được khử trùng

— Bể ấp đáy hình chóp trong suốt

— Máy thổi khí

— Đèn neon chiếu sáng

— Lưới lọc nước

— Xô chậu

— Vợt lưới

  • Bước 2: Điều kiện ấp

— Nhiệt độ 28 – 30 oC

— Độ pH từ 8 – 8.5

— Độ mặn 3 – 35‰

  • Bước 3: Nuôi Artemia nước mặn

— Cho lượng trứng đã khử trùng vào bể ấp sau đó cấp nước qua lưới lọc (1 lít nước cho 1 gram trứng) với độ mặn từ 35‰, sau đó sục mạnh để cung cấp hàm lượng oxy nhằm thúc đẩy quá trình hút nước của trứng và kích thích sự phát triển của phôi.

— Chiếu sáng liên tục bằng đèn neon và giữa cho nhiệt độ giao động trong khoảng 28 – 30 oC.

— Sau 24 giờ, 90% lượng trứng sẽ nở, lúc này ấu trùng sẽ được tách ra khỏi vỏ của bào xác.

— 1 giờ trước khi thu hoạch, tiến hành cho vào bể một lượng Formol

— Khi ấu trùng Artemia nở hết, tiến hành tắt sục khí rồi vớt các vỏ bào xác trên mặt nước. Lúc này chỉ cần mở nhỏ van ở đáy bể cho nước và ấu trùng chảy từ từ vào vợt rồi đóng ban trước khi cạn nước.

— Rửa sạch ấu trùng Artemia là chúng ta đã thu được thức ăn dinh dưỡng cho tôm.

  • Bước 4: Nuôi Artemia nước ngọt

Hiện nay, có một số nơi họ nuôi Artemia nước ngọt sinh khối, không cần sục khí oxy và muối hột, trứng được nở sau khoảng 24 – 36 tiếng. Cách ấp cũng khá đơn giản:

— Bỏ trứng Artemia vào bể rồi cấp nước đã được xử lý qua lưới lọc

— Sau 24 giờ trứng sẽ nở và thu được ấu trùng như bước 3.

Kỹ thuật nuôi Artemia

Kỹ thuật nuôi Artemia

Thông thường, ấu trùng Artemia có thể được dùng ngay hoặc dùng dần trong khoảng 24 giờ sau khi trứng nở. Nếu để quá lâu sau 24 giờ, ấu trùng sẽ tiêu thụ hết khoảng 25 – 30% năng lượng dự trữ, khiến giảm chất lượng dinh dưỡng. Artemia có thể trữ lạnh để dùng dần.

Nguồn : https://drtom.vn/

Tầm quan trọng của Astaxanthin trong nuôi tôm

Trong ngành nuôi tôm tại Việt Nam, màu sắc tôm quyết định đến 99% giá bán trên thị trường. Tôm có màu sắc đẹp sẽ bán được với giá cao và đem lại lợi nhuận lớn cho người nuôi. Carotenoid được chứng minh có vai trò quan trọng trong việc tạo màu sắc hấp dẫn cho tôm khi chế biến. Trong đó,  Astaxanthin trong nuôi tôm là chất màu chính cho vỏ, cơ thịt và các cơ quan bên trong, chiếm 86 – 98% tổng lượng Carotenoid.

Astaxanthi là gì?

Astaxanthin có công thức hóa học là C40H52O4 – Đây là một loại Carotenoid màu đỏ thẫm, có khả năng tan trong chất béo, được tìm thấy ở một số loài tảo, nấm men và có nhiều trong các loài sinh vật biển như cá hồi, tôm,… Astaxanthin tạo màu đỏ hoặc vàng cam cho cơ, da và trứng.

Astaxanthi trong nuôi tôm có màu đỏ thẫm

Astaxanthin trong nuôi tôm có màu đỏ thẫm

Astaxanthin là chất kháng oxy hóa mạnh hơn cả các Carotenoid và các loại Vitamin E khác. Chúng có cấu trúc phân tử độc đáo, giúp tăng cường khả năng chống oxy hóa đến tối đa, đồng thời giúp lọc sạch gốc tự do ra bên ngoài cơ thể. Theo một số kết quả nghiên cứu cho thấy, Astaxanthin có khả năng chống lão hóa mạnh hơn Vitamin E gấp 500 lần.

Tầm quan trọng của Astaxanthin trong nuôi tôm

Đối với các loài giáp xác, Astaxanthin được coi là chất màu chính trong vỏ và thịt, chiếm 86 – 98% tổng lượng Carotenoid và đóng vai trò quan trọng trong việc tạo màu sắc hấp dẫn của tôm khi chế biến. Đối với các loài tôm thẻ chân trắng, tôm sú màu sắc cơ thể quyết định đến 99% giá bán trên thị trường. Vì vậy, trong quá trình nuôi bà con nên bổ sung một lượng nhỏ Astaxanthin vào khẩu phần ăn cho tôm.

Bởi lẽ, sự thiếu hụt Astaxanthin trong khẩu phần ăn của tôm nuôi là nguyên nhân dẫn đến “Hội chứng màu xanh trên tôm sú”, khi nấu chín sẽ đem đến màu vàng nhạt chứ không được màu sắc sáng đỏ tự nhiên. Cách đây không lâu, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Bổ sung Astaxanthin cho tôm khi bị Hội chứng màu xanh với liều lượng 50 ppm sau 4 tuần tôm sẽ trở lại màu sắc bình thường.

Ngoài ra, Astaxanthin trong nuôi tôm còn làm gia tăng tỷ lệ sống và tăng trưởng của ấu trùng tôm. Với việc bổ sung Astaxanthin liều lượng 100 ppm sẽ làm gia tăng tỷ lệ sống của ấu trùng lên đên 91% chỉ sau 4 – 8 tuần. Bổ sung với 150 ppm Astaxanthin cho tôm bố mẹ sẽ giúp cải thiện đáng kể chất lượng Nauplii và tỷ lệ sống của Zoea.

Astaxanthin còn là chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng bảo vệ nguồn dự trữ dinh dưỡng của tôm bố mẹ, đồng thời phôi khỏi quá trình oxy hóa. Bên cạnh đó, nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc dự trữ sắc tố trong phôi và ấu trùng cho sự phát triển của tế bào sắc tố. Bổ sung Astaxanthin sẽ thúc đẩy quá trình sản sinh của tôm, tăng tính chống chịu Stress và tăng khả năng miễn dịch.

Một số hình ảnh tôm nuôi được bổ sung Astaxanthin:

Tôm thẻ chân trắng được bổ sung Astaxanthin trong nuôi tôm

Tôm thẻ chân trắng được bổ sung Astaxanthin

Tôm thẻ bổ sung Astaxanthin so màu khi được luộc chín

Tôm thẻ bổ sung Astaxanthin so màu khi được luộc chín

Bổ sung Astaxanthi trong nuôi tôm

Trong môi trường tự nhiên, tôm không có khả năng tự tổng hợp Astaxanthin và hấp thụ khi ăn tảo biển, động vật phù du, giáp xác (tôm, cua, ghẹ…). Trong nuôi tôm sinh thái, nuôi bán thâm canh, tôm có thể hấp thụ Astaxanthin từ tảo biển có trong môi trường. Tuy nhiên, đối với môi trường thâm canh, siêu thâm canh thì để tôm có màu đẹp cần phải giữ lượng lớn tảo biển trong ao, việc này đòi hỏi người nuôi quản lý tốt môi trường nuôi, nếu không rất dễ dẫn đến sụp tảo, biến động các yếu tố môi trường như pH, kiềm, khí độc, ảnh hưởng đến sức khỏe tôm.

Hình ảnh tôm thẻ bên trái bổ sung ít Astaxanthin , bên phải bổ sung thường xuyên Astaxanthi

Hình ảnh tôm bổ sung ít Astaxanthin và tôm bổ sung thường xuyên Astaxanthin

Sự khác biệt giữa tôm được bổ sung Astaxanthin trong nuôi tôm

Sự khác biệt giữa tôm được bổ sung Astaxanthin và không được bổ sung Astaxanthin trong nuôi tôm

Hiện nay, để cho tôm có màu tôm đẹp mà an toàn cho môi trường nuôi, bà con có thể bổ sung Astaxanthin thành phẩm vào thức ăn tôm. Các nhà khoa học thuộc Đại học James Cook và MBD Industries tại Trung tâm macroalgal đã từng tiến hành một nghiên cứu bằng việc bổ sung Astaxanthin tự nhiên và tổng hợp vào thức ăn của tôm sú Penaeus monodon. Kết quả chỉ ra rằng, để tôm sú có màu sắc đạt chuẩn thương mại cần bổ sung Astaxanthin ở mức 98 ppm trong 66 ngày khi dùng Astaxanthin tự nhiên và 90 ppm trong 63 ngày khi dùng Astaxanthin tổng hợp.

Nguồn : https://drtom.vn

C.P. Việt Nam: Đột phá thành công cùng mô hình CPF-Combine

(Thủy sản Việt Nam) – Năm qua, C.P. Việt Nam đã ghi nhận tốc độ bứt phát mạnh mẽ về sự phát triển của mô hình nuôi tôm công nghệ cao CPF-Combine; điều này thể hiện ở việc có thêm 4.000 mô hình được xây mới và đi vào vận hành. Ngoài ra, C.P. Việt Nam cũng đã đưa ra rất nhiều cải tiến mới trong mô hình để mang lại thành công bền vững hơn cho người nuôi và khách hàng.

Hiệu quả tối ưu cho người đầu tư

Được phát triển từ sự kết hợp các mô hình CPF-Green House, CPF-Turbo Program, C.P-Probiotic Farm, 3C, mô hình CPF-Combine bắt đầu được chuyển giao cho người nuôi tôm cả nước từ năm 2015. Trải qua chặng đường 5 năm, hiện tại mô hình CPF-Combine đã được các chuyên gia của C.P Việt Nam nâng cấp lên phiên bản thứ 2. Ở mô hình CPF-Combine phiên bản 2 được thiết kế để ứng dụng các ao nổi cùng hệ thống xử lý nước hoàn chỉnh sẽ giúp cho người đầu tư xây dựng nhanh chóng và quản lý dễ dàng hơn.

Mô hình CPF-Combine phiên bản 2 – Ảnh: C.P

Mô hình CPF-Combine, từ khâu xử lý nước đầu vào cho đến suốt quá trình vận hành đều được thiết kế đồng bộ và khoa học. Trong mô hình CPF-Combine, với việc sử dụng các sản phẩm tôm giống CPF-Turbo thế hệ mới G19, thức ăn tôm C.P công nghệ mới và các chế phẩm sinh học chất lượng cao của C.P, đã giúp khách hàng nuôi được tôm với kích cỡ lớn, năng suất cao và hệ số chuyển đổi FCR thấp, qua đó tối đa hóa lợi nhuận cho người đầu tư.

 

Lan tỏa những giá trị

Để tạo điều kiện cho bà con nông dân dễ dàng tiếp cận với mô hình CPF-Combine, trong năm 2019 C.P. Việt Nam đã tổ chức hàng trăm chuyến tham quan tìm hiểu thực tế tại các mô hình thành công cùng với đó là các buổi hội thảo đầu bờ. Đặc biệt vào cuối tháng 10 và cuối tháng 11, C.P. Việt Nam đã tổ chức 7 hội thảo có quy mô lớn dành cho các khách hàng đang thực hiện mô hình CPF-Combine lần lượt tại các tỉnh, thành phố như: Đà Nẵng, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, TP Hồ Chí Minh.

Một chương trình hội nghị khách hàng của C.P. Việt Nam được tổ chức tại Bạc Liêu

 

Hướng đi bền vững cho ngành tôm

Mô hình CPF-Combine được thiết kế theo hướng khép kín, tất cả các khâu trong mô hình như khu xử lý nước, khu ương nuôi đều được tính toán theo một tỷ lệ hợp lý giúp cho việc quản lý được hiệu quả, điểm cốt lõi trong mô hình đó là luôn luôn duy trì được môi trường nuôi sạch cho tôm. Ngoài ra, nét khác biệt của mô hình CPF-Combine chính là hệ thống xử lý chất thải Biogas, giúp giải quyết vấn đề ô nhiễm do chất thải từ ao tôm, đồng thời khí gas được sử dụng để phục vụ cho cả sinh hoạt và sản xuất.

Hệ thống xử lý chất thải Biogas trong mô hình CPF-Combine 

Đội ngũ nhân viên C.P đồng hành cùng khách hàng

Thành công của mô hình CPF-Combine cũng đến từ việc người nuôi sử dụng các sản phẩm chất lượng cao của C.P như tôm giống, thức ăn, chế phẩm sinh học, đều được sản xuất theo các tiêu chuẩn quốc tế. Qua đó, sản xuất ra nguồn tôm nguyên liệu sạch, an toàn, truy xuất nguồn gốc, tạo hướng đi bền vững cho ngành tôm Việt Nam.

Khách hàng từ mọi miền đất nước thành công với mô hình CPF-Combine  

>> Ông Boonlap Watcharawanitchakul, Phó Tổng Giám đốc cấp cao C.P. Việt Nam cho biết: “Năm 2020, trong chiến lược của C.P. Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung vào việc chuyển giao và nhân rộng mô hình nuôi tôm công nghệ cao CPF-Combine, đặc biệt là mô hình CPF-Combine phiên bản 2. Để hỗ trợ cho các khách hàng vận hành thành công mô hình, C.P. Việt Nam sẽ chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, tăng cường thêm các cán  bộ kỹ thuật có chuyên môn giỏi tại mỗi vùng nuôi tôm, đội ngũ nhân viên này sẽ luôn kề vai sát cánh cùng với khách hàng”. 

Nguyễn Long An

Nguồn : http://www.thuysanvietnam.com.vn/