Bạn tìm thông tin gì?

Category Archives: Công Nghệ Nuôi Mới

Khoáng vi lượng – “chất liệu sống” của tôm thẻ chân trắng

Khoáng chất
“Chất liệu” tạo ra những nguồn “năng lượng sống” cho tôm thẻ chân trắng chính là Khoáng chất

Khoáng chất là thành phần dinh dưỡng quan trọng tham gia trực tiếp vào những quá trình sinh lý của động vật thủy sản trong đó có tôm thẻ chân trắng. Nhất là khoáng vi lượng, không chỉ là “chất liệu” không thể thiếu để tạo nên một cấu tạo cơ thể chặt chẽ, cải thiện sức khỏe tôm. Mà những nguyên tố vi lượng này còn có khả năng thúc đẩy hoạt động của hệ miễn dịch, sức đề kháng của tôm đẩy lùi các bệnh nguy hiểm và làm sạch môi trường nuôi.

Nhu cầu khoáng chất của tôm thẻ chân trắng

Khoáng chất với tôm là thành phần chính của lớp vỏ- bộ xương ngoài cứng cáp bảo vệ cơ thịt tôm, giúp cân bằng áp suất thẩm thấu của tôm với môi trường, là thành phần của các mô cơ quan, là chất xúc tác quá trình truyền xung động thần kinh và co cơ. Khoáng chất còn đóng vai trò là những thành phần thiết yếu trong cấu tạo của các enzyme, vitamin, các hoocmon. Những ion vi lượng này cũng là nguyên liệu để hoạt hóa các quá trình chuyển hóa, trao đổi chất trong cơ thể tôm.

Các ion vi lượng dù chỉ tồn tại một lượng nhỏ cũng gây ảnh hưởng rất lớn khi bị thiếu hụt. Do tôm thẻ chân trắng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng sống chung trong môi trường có mật độ cao, vì vậy mà nhu cầu khoáng chất trở nên vô cùng bức thiết. Bên cạnh đó, tôm nuôi trong môi trường nước một thời gian thì lượng khoáng chất sẽ bị cạn kiệt dần, cộng thêm vốn dĩ tôm thẻ chân trắng khi nuôi ở độ mặn thấp đã có hàm lượng khoáng vi lượng thấp sẵn. Do vậy mà trong quá trình nuôi tôm cần bổ sung một lượng khoáng chất để bù đắp vào lượng khoáng mất đi giúp tôm cứng vỏ, dễ lột xác, hạn chế các hiện tượng đục cơ, cong thân, mềm vỏ.

Tôm hấp thu khoáng chất như thế nào?

Việc bổ sung khoáng cho tôm cũng giống như khi bón phân cho cây. Rễ cây được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cùng lúc nhưng lại không hấp thu được bao nhiêu, cây chỉ có thể hấp thu được khi hệ vi sinh vật trong rễ biến khoáng chất thành các phức chất hữu cơ. Với tôm cũng vậy, việc khoáng chất được cung cấp mà tôm có thể hấp thu được hay không hầu như là đều nhờ vào các nhóm vi khuẩn. Các vi khuẩn này tạo cho đường ruột một môi trường acid yếu, là điều kiện để các Chelates (dạng khoáng vô cơ kết hợp với một thành phần hữu cơ như acid amin hay protein, không phân ly khi vào trong đường tiêu hóa) hình thành.

Tôm có nhiều cách để hấp thu khoáng chất một cách trực tiếp, qua đường tiêu hóa khi khoáng được bổ sung vào thức ăn, qua mang tôm khi tiếp xúc với khoáng tạt trong môi trường nước. Độ mặn sẽ quyết định hàm lượng khoáng chất trong nước, từ đó mà ảnh hưởng đến sự hấp thu của tôm. Ở độ mặn thấp, nước không chứa nhiều ion khoáng. Trong quá trình nuôi, hàm lượng khoáng chất mất đi còn có thể do sự hấp thụ phần nào của đất, quá trình thu hoạch tôm, thoát nước khi thu hoạch và rò rỉ, những trường hợp này làm thay đổi hàm lượng khoáng trong ao. Khi tôm bị mềm vỏ hoặc lột vỏ kéo dài mà không lột xác hoàn toàn được, đó là do thiếu các ion Ca, Mg, P đã bị thất thoát khi nuôi. Từ đó, người nuôi phải đánh giá thường xuyên hàm lượng khoáng chất để bổ sung kịp thời khi thiếu hụt.

Hiệu quả khác biệt của Ryolit

Ryolit chứa đầy đủ các ion khoáng vi lượng nhất là Ca, Mg và P với hàm lượng rất phù hợp và cần thiết cho sự phát triển của tôm. Do có nguồn gốc tự nhiên, không gây hại nên các ion này ở dạng dễ hấp thu nhất, và được tôm hấp thu một cách trực tiếp khi bổ sung. Bên cạnh đó, có một sự khác biệt là khoáng Ryolit không chỉ có tác dụng trên tôm mà còn hỗ trợ tích cực sự phát triển của hệ vi sinh vật trong đường ruột. Vi khuẩn cũng cần khoáng chất như tôm, các nguyên tố khoáng vi lượng này cũng là một thành phần không thể thiếu, giúp vi khuẩn có lợi tồn tại và trao đổi chất để phát triển. Nếu hệ vi sinh vật đường ruột này phát triển ổn định thì khoáng chất mà tôm lấy được sẽ được chuyển hóa sang dạng chelates mà tôm có thể hấp thu một cách triệt để. Hơn nửa, hệ vi sinh vật ngoài môi trường cũng sẽ được tái tạo nhờ các ion khoáng này, giúp làm sạch và giữ ổn định môi trường nước.

Quá trình cứng vỏ sau lột xác của tôm cần khoáng chất, tôm sống và hoạt động tốt trong môi trường cũng nhờ khoáng chất làm “chất liệu” tạo ra năng lượng sống. Do đó, Ryolit được bổ sung vào những thời điểm cần thiết sẽ kích thích  hệ enzyme của tôm hoạt động mạnh mẽ, đảm bảo cho các quá trình sinh lý trong cơ thể, giúp tôm chống sốc do các bất lợi từ môi trường. Tôm phát triển khỏe mạnh, linh hoạt, phản ứng lanh lẹ hơn. Hơn nữa Ryolit còn hỗ trợ quá trình thẩm thấu, tăng tỷ lệ sống cho tôm và làm màu sắc tôm trở nên bắt mắt hơn.

Các phương pháp bổ sung khoáng chất vào nước sẽ cho hiệu quả cao hơn so với bổ sung vào chế độ ăn. Định kỳ 7-10 ngày một lần là thời gian thích hợp để bổ sung khoáng Ryolit cho tôm với liều khoảng 1-2kg cho 1000mnước, nhằm duy trì nồng độ tối ưu của khoáng chất và các ion. Trong trường hợp tôm yếu, chậm chạp cần tăng liều cao hơn để đảm bảo đủ nhu cầu khoáng. Tôm thẻ chân trắng thường lột xác vào ban đêm nên khoáng chất sử dụng lúc 22-24 giờ là tốt nhất. Sau khi lột xác, nhu cầu khoáng chất của tôm sẽ tăng lên gấp 2 lần vì tôm phải tăng cường hấp thu để tạo vỏ mới, kết hợp với quạt nước cung cấp oxy liên tục cho tôm. Mức ion trong các ao có độ mặn thấp phải được nâng lên để phù hợp với nồng độ của chúng trong nước có độ mặn cao.

Với quy cách dễ sử dụng, bao bì, nhãn hiệu đẹp mắt, Ryolit từ rất lâu đã được bà con nuôi tôm các tỉnh miền Tây tin dùng và cho hiệu quả hơn cả mong đợi. Ryolit tận lực hỗ trợ tốt cho quá trình lột xác của tôm, hơn thế nửa là ngăn chặn các nguy cơ mắc bệnh cong thân, đục cơ trên tôm do thiếu khoáng. Khoáng vi lượng Ryolit còn đặc biệt hơn là có khả tái tạo lại hệ vi sinh vật trong nước, vừa cải thiện và đảm bảo sức khỏe tốt cho tôm nuôi vừa làm sạch môi trường nước. Chắc chắn khoáng vi lượng Ryolit sẽ không làm bà con thất vọng ngay trong lần sử dụng đầu tiên!

Phòng kỹ thuật An Bình  -https://tepbac.com/

Người nuôi tôm đổi đời nhờ áp dụng công nghệ hiện đại

Hiện nay nhiều người nuôi tôm đang áp dụng công nghệ mới vào nuôi trồng và mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Nuoi tom cong nghe hien dai (3)

Nuôi tôm công nghệ hiện đại.

Phát triển bền vững

Nhơn Trạch (Đồng Nai) xưa nay được biết đến là vùng nuôi tôm chủ lực của tỉnh Đồng Nai và hằng năm tôm đã giúp cho rất nhiều gia đình có thu nhập ổn định, phát triển kinh tế. Trước đây người nuôi tôm chủ yếu canh tác theo cách truyền thống, đỡ công chăm sóc, đỡ chi phí đầu tư nhưng rủi ro cao, dịch bệnh khiến tôm chết hàng loạt, thất thu. Vì vậy hiện nay ngành chức năng đang vận động, khuyến khích, hướng dẫn người nuôi áp dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Theo thống kê tổng sản lượng thủy sản nuôi và khai thác của Đồng Nai trong năm 2019 đạt trên 64.000 tấn còn trong năm 2020 cũng đã tăng thêm rất nhiều. Từ cuối 2019 đến nay người nuôi thủy sản trong đó có tôm đã bắt đầu tìm tòi chủ động áp dụng khoa học – kỹ thuật vào nuôi trồng. Điều này giúp tăng sản lượng nuôi trên cùng diện tích mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Thu hoach tom (1)

Người nuôi tôm ở Nhơn Trạch cho biết nếu nuôi tôm theo cách truyền thống thì thường mỗi năm sẽ chỉ nuôi được một vụ tôm. Doanh thu sẽ nằm ở mức khoảng 1/2 so với số vốn chi ra trong quá trình nuôi. Nuôi tôm theo cách truyền thống (nuôi trong ao đất, lấy nước từ sông,…) ngày càng không đảm bảo an toàn cho tôm, tôm dễ mắc dịch bệnh do ô nhiễm nguồn nước. Trái lại việc nuôi tôm theo công nghệ mới, mỗi năm có thể nuôi được từ 2-3 vụ nhưng chi phí bỏ ra ban đầu khá cao khiến cho nhiều người vẫn e dè việc chuyển đổi. Riêng ngành chức năng đang cố gắng vận động, tuyên truyền với mong muốn bà con chuyển hướng nuôi công nghệ cao, vừa tránh rủi ro vừa tăng năng suất, thu nhập, ổn định cuộc sống.

Nuoi tom cong nghe hien dai (2)

Nuôi tôm giúp cho rất nhiều gia đình có thu nhập ổn định.

Hiệu quả kinh tế cao

Bà Hoàng Thị Thu người nuôi tôm tại huyện Nhơn Trạch cho biết gia đình bà hiện vẫn nuôi tôm theoi cách truyền thống nhưng trừ mọi chi phí sẽ không còn lãi. Nuôi truyền thống công chăm sóc cũng không nhiều, chỉ cần thả giống và chờ đến ngày thu hoạch nhưng do hiện nay nguồn nước bị ô nhiễm khiến dịch bệnh tăng cao, tôm chết rất nhiều.

“Tính ra nuôi truyền thống nếu êm xuôi thì vẫn có lãi nhưng nếu gặp dịch bệnh hoặc nước ô nhiễm thì mùa đó mất trắng, ôm nợ. Khoảng 2 năm trước do người ta khai thác cát dưới sông quá nhiều nên nước đục lắm, bơm vào đủng tôm làm tôm chết hết. Năm đó gia đình tôi mất trắng cả vụ tôm, không còn đồng nào lại phải vay ngân hàng để đổ con giống mới. Nhờ trời mấy năm nay khá ổn nên hiện vẫn bám trụ được nhưng có lẽ xuất xong lứa này có chút vốn tôi sẽ đổi sang nuôi tôm công nghệ cao. Nếu giữ mãi cách truyền thống có khi mất luôn nhà cửa”, bà Thu nói.

Thu hoach tom (3)

Nhiều hộ dân đã chuyển đổi sang nuôi tôm công nghệ cao.

Ông Huy Phi đã áp dụng nuôi tôm công nghệc cao nói rằng hiện giờ nguồn nước không như ngày xưa, ô nhiễm hơn hẳn nên nếu không hiểu biết không có kinh nghiệm thì sẽ khó mà sống chung với tôm được.

“Từ ngày nuôi tôm thâm canh trong nhà lưới theo quy trình CPF (ao nuôi được lót đáy bạt và phủ lưới) rất hiệu quả. Ao nuôi hiện đại là công nghệ mới trong nuôi tôm nên khá hứng thú. Với cách nuôi hiện đại này đòi hỏi sự đồng bộ từ khâu chọn con giống sạch, chất lượng đến tuân thủ đúng quy trình xử lý nguồn nước đầu vào, sử dụng vi khuẩn có lợi cạnh tranh với vi khuẩn có hại.

Đặc biệt, ao nuôi được thiết kế để các chất thải, chất bẩn tập trung lắng xuống khu trũng ở đáy ao, người nuôi vệ sinh hằng ngày và hút các chất bẩn ra khỏi ao nuôi nên hạn chế được rủi ro dịch bệnh cho con tôm”, ông Phi chia sẻ.

Thu hoach tom (2)

Thu hoạch tôm nuôi.

Về vấn đề này lãnh đạo huyện Nhơn Trạch cho biết Nhơn Trạch là vùng chuyên nuôi tôm của Đồng Nai (nước lợ) còn các vùng khác ở Đồng Nai chỉ nuôi nhỏ lẻ. Hiện toàn huyện Nhơn Trạch có khoảng 1.900 ha diện tích mặt nước nuôi thủy sản. Trong đó gần 1.600 ha nuôi thủy sản nước lợ trong đó số lượng hộ nuôi tôm truyền thống còn khá nhiều. Riêng nuôi tôm công nghệ thì có khoảng 31 hộ với 66 ha.

Với mô hình này, nông dân có thể nuôi liên tục từ 3-4 vụ/năm, mật độ nuôi dày hơn gấp nhiều lần so với cách nuôi truyền thống. Theo đó, năng suất trung bình của các hộ ứng dụng công nghệ cao đạt 15 tấn/ha/vụ, doanh thu bình quân 2 tỷ đồng/ha.

Hải Sơn – Tùng Duy – https://www.phapluatplus.vn/

Giải pháp giảm chất thải ao nuôi tôm

TTCT (Litopenaeus vannamei) được nuôi phổ biến ở Việt Nam; nhưng với hình thức nuôi thâm canh và siêu thâm canh mật độ cao như hiện nay đã tạo ra lượng chất thải lớn gây ô nhiễm môi trường. Do đó, việc giảm lượng chất thải, và xử lý chất thải còn lại ở cuối vụ nuôi là vấn đề cần được quan tâm.

Chất thải chính phát sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh thường phát sinh các loại chất thải như nước thải, bùn thải, chất thải rắn trên bờ. Lượng phát thải thường phụ thuộc vào mức độ thâm canh, quy trình công nghệ áp dụng và khả năng quản lý ao nuôi của người nuôi. Đặc điểm kỹ thuật và chất thải từ một số công nghệ nuôi tôm thâm canh điển hình tại Việt Nam được tóm tắt như sau.

Các giải pháp chính nhằm giảm chất thải

Sử dụng cá rô phi

Sử dụng cá rô phi để xử lý chất thải hữu cơ trong ao nuôi tôm là giải pháp phù hợp cho các hộ nuôi tôm thâm canh có trên 2 ao. Trong hệ thống nuôi, sử dụng 1 ao nuôi tôm, dùng chế phẩm sinh học để thay thế hóa chất trong xử lý chất hữu cơ và khí độc dưới đáy ao; một ao nuôi rô phi để xử lý nước thải từ ao nuôi tôm chuyển sang, nước sau khi cá rô phi xử lý được cấp ngược trở lại ao nuôi tôm.

Sử dụng chế phẩm sinh học

Hiện nay các hộ nuôi tôm đã sử dụng nhiều loại chế phẩm sinh học khác nhau để xử lý nước và xử lý bùn đáy ao nuôi. Chế phẩm sinh học đã góp phần rất lớn vào việc xử lý chất thải hữu cơ trong ao nuôi tôm, đồng thời hỗ trợ cho tôm tiêu hóa tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn.

Loại bỏ chất thải giúp giảm rủi ro và nâng cao năng suất cho vụ nuôi Ảnh: CTV

Ao nuôi lót bạt sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý chất thải cho bùn thải tốt, chủ yếu chất thải gồm phân tôm, vỏ tôm lột xác, xác tảo, có một phần nhỏ (dưới 2%) dư lượng hóa chất (vôi, dolomite) xử lý môi trường, không lẫn đất từ bờ và đáy ao. Hình thức nuôi tôm trong ao đất sử dụng chế phẩm sinh học có diện tích nuôi khoảng 27.461 ha, lượng bùn thải khoảng 290.991 tấn/năm (chiếm khoảng 29%). Bùn thải có dư lượng hóa chất xử lý đáy ao nuôi và chất thải từ nuôi tôm như phân tôm, vỏ tôm lột xác, xác tảo (chiếm 15 – 20%) và lẫn với đất từ bờ và đáy ao (chiếm khoảng 80 – 85%)

Quản lý chất lượng thức ăn và tỷ lệ cho ăn

Thức ăn chiếm gần 80% giá thành nuôi tôm, nên đây là giải pháp được nghiên cứu nhiều nhất cả trong và ngoài nước. Việc kiểm soát thức ăn trong NTTS nhằm tránh lãng phí, giúp thủy sản phát triển nhanh và giảm ô nhiễm môi trường.

Kiểm soát sử dụng hóa chất và kháng sinh

Hiện nay, hình thức nuôi tôm trong ao đất có sử dụng hóa chất và kháng sinh là chính có diện tích nuôi khoảng 52.081 ha tạo ra lượng bùn thải khoảng 551.880 tấn/năm (chiếm khoảng 55%). Bùn thải chứa hóa chất xử lý đáy ao nuôi, dư lượng kháng sinh trị bệnh và chất thải từ nuôi tôm như phân tôm, vỏ tôm lột xác, xác tảo và lẫn với đất lở từ bờ và đáy ao, chiếm khoảng 80 – 85%.

Các cơ sở nuôi tôm ở Việt Nam hiện đã ý thức được việc giảm dần sử dụng hóa chất để xử lý môi trường, cải tạo ao nuôi và hạn chế việc sử dụng kháng sinh trị bệnh. Mặc dù người nuôi đã biết các kỹ thuật để giảm dư lượng kháng sinh trong tôm, ví dụ ngừng sử dụng hóa chất, kháng sinh vài tuần trước khi thu hoạch, để giảm nguy cơ ATTP; nhưng hóa chất và kháng sinh tồn tại trong nước và bùn thải sẽ tạo ra vi khuẩn kháng kháng sinh trong môi trường. Do vậy, lựa chọn các hình thức nuôi và công nghệ nuôi giúp người nuôi từ bỏ thói quen sử dụng hóa chất, kháng sinh là rất quan trọng.

Ứng dụng công nghệ nuôi

Nuôi tôm siêu thâm canh, ít thay nước đã được nuôi thành công tại Việt Nam trong khoảng 5 năm gần đây; tuy nhiên, đến nay diện tích nuôi theo hình thức này còn thấp (khoảng 1% diện tích nuôi tôm của cả nước). Khối lượng bùn thải khoảng 6.021 tấn/năm (chiếm khoảng dưới 1%). Bản chất của nuôi tôm siêu thâm canh, ít thay nước là bổ sung vào nước ao nuôi một lượng carbon (thông thường là mật rỉ đường hoặc bột mỳ) để tổng lượng carbon/nitơ trong nước nuôi đạt tỷ lệ từ 12/1 trở lên (thức ăn cho tôm chỉ đạt tỷ lệ C/N giao động trong khoảng 9/1), khi có tỷ lệ C/N >12/1 sẽ là điều kiện tốt cho nhóm vi khuẩn có chức năng chuyển hóa các chất gốc nitơ thành protein và gom các chất lơ lửng trong nước (tảo, hữu cơ, vi khuẩn, động vật phù du …) thành viên làm thức ăn cho tôm, qua đó giảm chất thải trong ao nuôi tôm. Chất lượng bùn thải từ hình thức nuôi này tốt. Chất thải chủ yếu gồm phân tôm, vỏ tôm lột xác, xác tảo, có một phần nhỏ (dưới 1%) dư lượng hóa chất (vôi, khoáng) xử lý môi trường trong quá trình nuôi chiếm 100%; không lẫn đất từ bờ và đáy ao. Nuôi tôm theo công nghệ siêu thâm canh, ít thay nước là giải pháp giảm khối lượng bùn và nâng cao chất lượng bùn tốt nhất so với các công nghệ nuôi hiện nay.

>> Chất thải sinh ra trong quá trình nuôi là yếu tố quan trọng cần được xem xét và xử lý đúng kỹ thuật, đặc biệt là trong nuôi tôm thâm canh; vì vậy cần một chiến lược quản lý chất thải có hệ thống trong đó bao gồm xử lý, xả bỏ và tái chế nhằm quản lý nuôi tôm bền vững.

Nguyễn Hà – http://www.thuysanvietnam.com.vn/

Nuôi ghép tôm sú với cá đối mục: Năng suất cao, sạch môi trường

Cá đối nục
Cá đối mục trong mô hình nuôi ghép vào thời điểm thu hoạch.

Nuôi tôm sú kết hợp cá đối mục mang lại kết quả tích cực trong việc cải thiện môi trường nuôi tôm bền vững trong ao đìa.

Trong quá trình nuôi tôm, vấn đề người nuôi thường xuyên gặp phải là thức ăn thừa, rong tảo phát triển quá mức làm biến động môi trường ao nuôi, khiến tôm chậm lớn hoặc bị bệnh. Đề tài nuôi tôm sú kết hợp cá đối mục vừa được Trung tâm Khuyến nông tỉnh thử nghiệm đã mang lại kết quả tích cực trong việc cải thiện môi trường nuôi tôm bền vững trong ao đìa.

Năng suất cao hơn

Năm 2019, Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai đề tài khoa học cấp cơ sở “Nuôi kết hợp tôm sú với cá đối mục”, tại Trại Thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Ninh Lộc, xã Ninh Lộc, thị xã Ninh Hòa. Quá trình triển khai cho thấy, môi trường ao nuôi ổn định hơn, năng suất tôm, cá cao hơn so với nuôi đơn 1 đối tượng.

Kỹ sư Nguyễn Thị Hương Thảo – Phó Phụ trách Phòng Khuyến ngư, Trung tâm Khuyến nông tỉnh, chủ nhiệm đề tài cho biết, đề tài được thực hiện ở 2 ao nuôi bằng đất, diện tích mỗi ao gần 2.000m2. Trước khi thả giống tôm, ao nuôi đã được cải tạo kỹ lưỡng gồm các khâu như: tháo cạn nước, rải vôi bột, bừa kỹ cho vôi ngấm vào đáy ao, phơi đáy ao. Trong trường hợp ao lót bạt thì chỉ cần vệ sinh bạt sạch sẽ. Sau đó, tiến hành lấy nước vào ao khi thủy triều lên cao, rồi diệt tạp, gây màu nước; khi nước có màu xanh và đo các yếu tố môi trường nằm trong ngưỡng thích hợp thì tiến hành thả giống tôm.

Tôm giống PL15 (chiều dài 13 – 15mm) được thả nuôi với mật độ 10 con/m2, cá đối mục giống đạt kích cỡ 4 – 6cm, thả nuôi với mật độ 0,5 con/m2; sau khi thả tôm khoảng 15 ngày thì tiến hành thả cá đối mục. Tôm, cá giống mua ở cơ sở uy tín, đảm bảo an toàn vệ sinh thú y. Tại mô hình thử nghiệm, nhóm nghiên cứu đã thả 20.000 con tôm sú giống và 1.000 con cá đối mục.

Sau thời gian nuôi 5 tháng, sản lượng tôm đạt 655kg, tỷ lệ sống hơn 70%, cỡ tôm thu hoạch trung bình 43 con/kg, năng suất trung bình đạt 1,6 tấn/ha. Với cá, sau 5 tháng nuôi có thể đạt 0,4 – 0,5kg/con và thu tỉa dần, đến 6 tháng nuôi đạt trọng lượng bình quân 0,5 con/kg thu toàn bộ. Tổng cộng các đợt thu trên 2 ao nuôi trong phạm vi đề tài cho về sản lượng 687kg cá, tỷ lệ sống 70%, cỡ cá thu hoạch trung bình 0,5kg/con, năng suất 1,7 tấn/ha. Điều quan trọng là tỷ lệ sống của cá và tôm đều ở mức cao nhờ môi trường nuôi luôn ổn định.

Từ kết quả đề tài, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã phối hợp với Trạm Khuyến nông thị xã Ninh Hòa tổ chức 2 lớp tập huấn kỹ thuật nuôi kết hợp tôm sú với cá đối mục cho hàng trăm nông dân các xã, phường: Ninh Hải, Ninh Hà, Ninh Ích, Ninh Lộc. Tại đây, các học viên đã được cung cấp kiến thức về quy trình nuôi kết hợp tôm sú và cá đối mục trong toàn bộ các công đoạn, từ quá trình chuẩn bị ao nuôi, chọn con giống, thả giống, chăm sóc quản lý tôm, cá trong suốt quá trình nuôi, thu hoạch.

Góp phần cải tạo ao đìa

Theo nhiều ngư dân, tôm sú là một trong những giống tôm không quá khó nuôi nhưng đòi hỏi môi trường nuôi phải sạch, ổn định. Vì thế, nếu việc xử lý môi trường trong suốt quá trình từ thả giống đến thu hoạch tôm không tốt, tôm dễ bị bệnh, chết, tỷ lệ hao hụt cao, hiệu quả kinh tế thấp, thậm chí không ít hộ nuôi tôm phải chịu lỗ. Cá đối mục có tốc độ sinh trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt ngay trong điều kiện môi trường nuôi có sự chênh lệch lớn về độ mặn, nhiệt độ, mức độ ô nhiễm…

Kỹ sư Nguyễn Thị Hương Thảo cho biết, dựa trên đặc tính của 2 đối tượng nuôi này, trung tâm đã triển khai mô hình nuôi kết hợp tôm sú với cá đối mục. Trong ao nuôi, cá đối mục tận dụng tốt nguồn rong, tảo và một phần thức ăn thừa cùng mùn bã hữu cơ trong ao, giúp môi trường nước nuôi sạch hơn và ít bị biến động, giảm thiểu dịch bệnh, từ đó giảm được chi phí về thuốc và hóa chất trong quá trình nuôi. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, khi hầu hết các hệ thống ao, đìa nuôi tôm trên địa bàn tỉnh vẫn chưa được đầu tư về cơ sở hạ tầng như hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống xử lý, lắng lọc nước bài bản. Hơn nữa, do sự phát triển nuôi tôm ồ ạt, tự phát, thiếu quy hoạch trong những năm trước đây đã làm cho chất lượng môi trường ao nuôi ngày càng suy thoái, dịch bệnh phát sinh làm cho tôm nuôi chết hàng loạt. Nhiều ngư dân đã bất lực trong vấn đề nuôi tôm, nhiều ao hồ phải bỏ hoang vì nuôi thua lỗ dẫn đến nợ nần và thiếu vốn đầu tư. Một trong những giải pháp cho vấn đề hạn chế ô nhiễm môi trường và nuôi bền vững là nuôi kết hợp nhiều đối tượng không cạnh tranh thức ăn của nhau, thậm chí hỗ trợ cho nhau phát triển. Giải pháp nuôi kết hợp tôm sú với cá đối mục phần nào giảm thiểu dịch bệnh, ô nhiễm môi trường trong ao nuôi tôm, tăng thu nhập cho nguời dân trên một đơn vị diện tích.

Theo ông Lê Bá Ninh – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đề tài đã đạt được mục tiêu, đó là đưa ra một trong những lựa chọn, giải pháp cho người nuôi tôm hạn chế ô nhiễm môi trường và nuôi bền vững; đồng thời mang về thu nhập ổn định hơn cho người nuôi trồng thủy sản. Sở đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn tiến hành tập huấn, phổ biến mô hình đến người nuôi trên địa bàn tỉnh.

Hồng Đăng Báo Khánh Hòa

Hiệu quả của mô hình nuôi tôm càng xanh kết hợp rong gai

Mô hình nuôi tôm càng kết hợp với rong gai  bước đầu mang lại những hiệu quả tích cực cho người nông đân.

Tôm càng xanh
Tôm càng xanh

Đặc điểm dinh dưỡng của tôm càng xanh

Có mặt ở hầu hết các vùng nước ngọt như ao, hồ, kênh mương cũng như vùng cửa sông, tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là loài thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người nuôi, trong nuôi thương phẩm tôm sử dụng chủ yếu là thức ăn công nghiệp do con người cung cấp, ngoài ra tôm còn tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên có sẵn trong ao nuôi. Tuy nhiên, FCR cao trong quá trình nuôi khiến giá thành tăng, gây ô nhiễm môi trường và giảm năng suất.

Hiện nay, tôm càng xanh chủ yếu được nuôi trong ao đất hoặc xen canh với cây lúa và đều đem lại hiệu quả tốt, đây cũng chính là điều kiện lý tưởng cho sự sinh trường và phát triển của các loại thủy thực vật có vai trò tối quan trọng trong khẩu phần ăn của tôm qua đó góp phần giảm FCR của vụ nuôi.

Nuôi tôm càng xanh kết hợp rong gai

Theo một nghiên cứu mới, việc nuôi tôm càng xanh sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn nếu bổ sung thủy sinh vật (waterthyme) vào hệ thống nuôi. Các nhà khoa học đã nghiên cứu các tác động và hiệu quả kinh tế của việc thêm cây rong gai hay rong mái chèo (Hydrilla verticillata) vào môi trường nuôi với các mật độ khác nhau.

Nhiệt độ giới hạn 4 – 30 độ C
Nhiệt độ tối ưu 20 – 27 độ C
Độ cứng 35.8 – 375.9 mg/l
pH 5 – 9
Carbon dioxide 5 – 40 mg/l
Nitrate 10 – 50 mg/l
Phosphate 0.1 – 3 mg/l
Sắt 0.01 – 0.5 mg/l

Chất lượng môi trường cho rong gai phát triển (theo Flowgrow.de).

Các chỉ tiêu môi trường cho rong gai phát triển hoàn toàn thích hợp với điều kiện môi trường tại nước ta. Các nhà nghiên cứu cũng đã xem xét tác động của cây rong gai đến các yêu cầu về chất lượng tôm thương phẩm và chất lượng nước. Loài thực vật này góp phần quan trọng trong xử lí nước, đóng vai trò như một bộ lọc sinh học. Ngoài ra chúng còn sử dụng chất thải khi nuôi tôm làm nguồn dinh dưỡng cho quá trình phát triển và là thành phần thiết yếu trong khẩu phần ăn của tôm giúp giảm chi phí thức ăn cũng như chi phí xử lí nước thải.

Cây rong gai hay rong mái chèo.

Nghiên cứu được thực hiện trong năm bể khác nhau bao gồm kiểm soát độc canh tôm mà không có rong gai, thả tôm với mật độ 30 con/m2. Cùng thời điểm đó, bốn bể còn lại rong chiếm 15% thể tích bể. Có một vấn đề xảy ra khi thực hiện hệ thống nuôi kết hợp prawn-plant ( tôm và rong) này là số lượng tôm đực nhỏ  và tôm cái chưa trưởng thành nhiều, nhưng hơn 77,2% tôm đạt hoặc vượt quá 40g khi hoàn thành các thử nghiệm, cao hơn so với bể không có rong gai sinh sống và trong sáu tháng tất cả đều có kích cỡ phù hợp với yêu cầu thị trường.

Các nhà khoa học kết luận mô hình tôm càng xanh với rong gai vừa khả thi vừa đem lại lợi nhuận. Tôm được nuôi với mật độ tối ưu là 20 con/m2, lượng thức ăn tiết kiệm được là 20% so với mô hình nuôi không kết hợp rong gai. Theo ước tính, đầu tư vào việc thiết lập hệ thống nuôi kết hợp trên tạo ra gấp 3,87 lần doanh thu của hệ thống nuôi thông thường, nhưng nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mô hình nuôi ghép tôm càng xanh và cây rong gai nên áp dụng ở các trang trại nuôi lớn.

Rong gai
Rong gai

Giải pháp cho điều kiện nuôi ở Việt Nam

Như đã đề cập ở trên, với điều kiện và chất lượng các hệ thống nuôi tại Việt Nam, người nuôi hoàn toàn có thể cân nhắc nuôi kết hợp mô hình nuôi ghép tôm càng xanh – cây rong gai. Bên cạnh đó cần điều chỉnh lượng rong gai sao cho phù hợp với mật độ nuôi. Theo ước tính, nếu thả nuôi tôm càng xanh toàn đực trên 1 ha, người nuôi có thể thu lợi nhuận 100 triệu đồng sau mỗi vụ. Đây cũng là đối tượng nuôi triển vọng cho ĐBSCL trong bối cảnh khí hậu biến đổi bất thường, tôm có thể phát triển tốt hơn và có chất lượng thịt ngon hơn ở độ mặn thấp (0 – 15 ‰), . Hiệu quả cao cùng với điều kiện thuận lợi, bà con cũng nên cân nhắc thử nghiệm nuôi tôm càng xanh toàn đực với mô hình trên và kiểm tra độ hiệu quả.

Nguồn: tepbac

Men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

men vi sinh thủy sản
Men vi sinh giúp tăng cường miễn dịch trên động vật thủy sản

Sử dụng men vi sinh là một trong những phương pháp kiểm soát miễn dịch hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản, được coi là chiến lược bổ sung, thay thế cho vắc-xin và hóa chất.

Chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản có tác dụng như là chất thúc đẩy tăng trưởng về dinh dưỡng, chất kích thích miễn dịch, nâng cao khả năng thích nghi với môi trường, có thể xem như là một phương thức dự phòng chống lại các bệnh truyền nhiễm.

Một số loài men vi sinh hiện đang được sử dụng trong nuôi thủy sản, bao gồm Lactobacillus, Enterococcus, Bacillus, Aeromonas, Alteromonas, Arthrobacter, Bifidobacterium, Clostridium, Microbacterium, Paenibacillus, Phaeobacter, Pseudoalteromonas, Pseudomonas, Rhodosporidium, Roseobacter, Streptomyces, Vibrio.

Vì sao men vi sinh lại có tác động tốt?

Các vi sinh vật có lợi trong ruột sẽ làm hạn chế sự bám dính và xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh vào đường tiêu hóa (GI). Các chất được sản xuất bởi các probiotics còn có thể đóng vai trò là chất đối kháng hoặc đóng góp enzyme vào hệ tiêu hóa.

Ngoài ra, probiotics còn cạnh tranh với sắt với vi khuẩn gây bệnh. Đối với vi khuẩn gây bệnh, khả năng thu nhận sắt là rất quan trọng để tồn tại trong vật chủ, nhiều gen liên quan đến việc hấp thụ chất sắt có liên quan đến độc lực của vi khuẩn, khi nồng độ sắt thấp, vi khuẩn có thể sinh độc tố giết tế bào chủ để lấy sắt..

Siderophores – các chất có trọng lượng phân tử thấp được sản xuất bởi các chế phẩm sinh học hoặc nội tiết đường ruột có lợi – làm giảm sự tồn tại của sắt đối với vi khuẩn gây bệnh, vì siderophores có ái lực cao với ion sắt, một số vi khuẩn có thụ thể với siderophore của vi khuẩn khác và lấy sắt của chúng.

Một phương thức khác là cải thiện khả năng miễn dịch, tăng hoạt động của đại thực bào và mức độ kháng thể. Probiotic có thể tăng cường khả năng miễn dịch của vật chủ và khả năng kháng bệnh của cá tôm đã nhận được nhiều sự quan tâm trong thập kỷ qua. Trong đó, vi khuẩn lactic (Lactic acid bacteria) và các chủng Bacillus được sử dụng thường xuyên, chúng kích thích phản ứng miễn dịch bẩm sinh và cải thiện khả năng chống nhiễm trùng đối với vi khuẩn gây bệnh. Cuối cùng, cải thiện chất lượng nước trong ao thông qua điều chế hệ vi sinh vật trong nước, cải thiện các thông số hóa lý của nước và kiểm soát mầm bệnh.

Sử dụng men vi sinh hiệu quả

Sử dụng men vi sinh phụ thuộc vào một số yếu tố, cơ bản bao gồm chủng men, mức độ liều lượng, hình thức bổ sung và thời gian áp dụng.

Lựa chọn chủng men phù hợp 

Việc lựa chọn các chủng men vi sinh tiềm năng dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, chẳng hạn như tăng trưởng chất nhầy, dung nạp axit và mật, sống sót trong dịch dạ dày, sản xuất enzyme ngoại bào, sản xuất các chất chống vi trùng, ức chế sự tăng trưởng của mầm bệnh và an toàn sinh học (hoạt tính tán huyết và mẫn cảm với kháng sinh). Độ bám dính vào niêm mạc ruột được coi là một tiêu chí lựa chọn quan trọng và là điều kiện tiên quyết cho tác dụng lâu dài của men vi sinh.

Ngoài men vi sinh, paraprobamel (thành phần thành tế bào) cũng có thể đóng vai trò thay thế cho việc sử dụng kháng sinh trong phòng ngừa và điều trị nhiễm trùng do mầm bệnh gây ra. Cả men vi sinh và paraprobamel đều có thể liên kết trực tiếp với vi khuẩn gây bệnh, làm hạn chế sự bám dính và xâm nhập của mầm bệnh vào tế bào ruột.

Dùng qua chế độ ăn uống hoặc tắm

Bổ sung vào chế độ ăn uống là phương pháp quản lý phổ biến nhất. Thông thường, men vi sinh được áp dụng trong thức ăn dưới dạng nuôi cấy đông khô, đôi khi được trộn với lipid để thêm vào như một dạng bổ sung. Probiotic cũng có thể được thêm vào toàn bộ bể hoặc nước ao.

Đối với ấu trùng cá và động vật có vỏ, thức ăn sống (ví dụ như artemia) đã được chứng minh là một chất mang men vi sinh hiệu quả.

Kết hợp nhiều chủng vi sinh vật

Trước đây, hầu hết các nghiên cứu về chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản được sử dụng một cách hạn chế, nhưng hiện tại việc bổ sung kết hợp chế phẩm sinh học trong chế độ ăn cho động vật thủy sản trở nên phổ biến.

Ưu điểm của các chế phẩm đa chủng là chúng hoạt động tốt trong một loạt các điều kiện khác nhau, cũng như tác dụng với nhiều đối tượng nuôi.

Sử dụng vi khuẩn bất hoạt hoặc bào tử 

Trạng thái bào tử là cấu trúc được tạo ra bởi một vài chi vi khuẩn và chống lại nhiều yếu tố môi trường hoặc các tác động đến vi khuẩn. Các bào tử giúp vi khuẩn sống sót bằng cách chống lại những thay đổi cực đoan trong môi trường sống của chúng, bao gồm nhiệt độ khắc nghiệt, thiếu độ ẩm/khô hạn hoặc tiếp xúc với hóa chất và phóng xạ. Bào tử của lợi khuẩn có tác dụng tích cực trong việc điều hòa hệ miễn dịch, thiết lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Các bào tử vi khuẩn cũng có thể tồn tại ở mức độ dinh dưỡng thấp.

Tóm lại, men vi sinh hiệu quả vì hệ vi sinh vật đường ruột phụ thuộc vào khả năng tương tác của vi sinh vật trong hệ tiêu hóa, thông qua đó tác động đến tình trạng viêm nhiễm, chuyển hóa và miễn dịch. Mặc dù chúng ta không thể kết luận rằng chế phẩm sinh học có tốt hơn chất kích thích miễn dịch hoặc vắc-xin hay không, nhưng tác dụng có lợi của chúng đối với vật chủ và môi trường là không thể phủ nhận. Đây là một trong những phương pháp tiềm năng nhất hiện nay để tăng cường miễn dịch, giảm bớt tác động tiêu cực từ môi trường từ đó giúp kiểm soát bệnh trên cá tôm nuôi.

Đặng Tuấn – https://tepbac.com/

Một số khuyến cáo khi nuôi tôm thẻ thời điểm giao mùa

Tôm thẻ chân trắng
Thường xuyên kiểm tra, theo dõi tôm đặc biệt trong thời điểm giao mùa.

Lưu ý khi nuôi tôm trong thời điểm giao mùa, điều kiện môi trường biến động lớn.

Cuối tháng 4 đầu tháng 5 là thời điểm giao mùa thường xuyên xuất hiện mưa lớn, giông lốc; biên độ dao động nhiệt độ giữa ngày và đêm rất cao, ban ngày có thể lên trên 32oC, về đêm giảm xuống dưới 22oC làm cho môi trường nước ao nuôi tôm luôn biến động. Điều này ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của tôm thậm chí có thể chết tôm tại các ao nuôi.

Vì vậy để giảm thiểu rủi ro, gây thiệt hại cho người nuôi tôm đặc biệt các ao đang nuôi tôm chuẩn bị thu hoạch, người nuôi cần chú ý:

Trong quá trình nuôi

1. Luôn đảm bảo mực nước trong ao luôn duy trì từ 1,8 -2 mét; Chạy sục khí, quạt nước đảm bảo oxy trong nước đạt trên 4mg/l.

2. Duy trì môi trường nước ao ổn định luôn đảm bảo pH 7,0-8,2; độ kiềm từ 120-180 mg/l; độ mặn trong khoảng 15-20‰.

3. Định kỳ 5-7 ngày bổ sung men vi sinh có gốc Bacillus để ổn định môi trường ao nuôi

4. Thức ăn cho tôm đảm bảo chất lượng ngoài ra bổ sung thêm các loại men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa, khoáng vi lượng và một số vitamin C, B1 cần thiết để tăng sức đề kháng cho tôm.


Tạt khoáng để duy trì ổn định môi trường ao nuôi.

Khi gặp thời tiết bất lợi (mưa to, giông bão, nhiệt độ giảm thấp)

1. Tăng thời gian chạy sục khí, quạt nước.

2. Dừng hoặc giảm lượng thức ăn cho tôm ăn so với các bữa ăn trước. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình sức khỏe, khả năng bắt mồi của tôm để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

3. Bờ ao cao và chắc chắn đảm bảo nước mưa từ trên bờ không chảy xuống ao gây đục và ô nhiễm nước ao. Ngoài ra cần bổ sung thêm khoáng Dolomite và vôi CaO té đều khắp mặt ao để duy trì pH 7,0-8,2; độ kiềm từ 120-180 mg/l; độ mặn trong khoảng 15-20‰.

4. Khi thời tiết, môi trường nước ao nuôi ổn định tiến hành cho tôm ăn lại bình thường theo nhu cầu của tôm.

Xuân Trường Trung tâm Khuyến nông Quốc gia