Bạn tìm thông tin gì?

Category Archives: Các loại tôm

Nuôi tôm càng xanh xen với lúa, nông dân miền Tây thu lời trăm triệu

Một gia đình nông dân tỉnh Kiên Giang vừa thu hoạch vụ tôm càng thả xen canh với lúa. Chỉ tốn vài triệu đồng tiền giống, sau vài tháng hộ này thu về gần 100 triệu đồng.

Nuoi tom cang xanh xen voi lua, nong dan mien Tay thu loi tram trieu hinh anh 1 tomcang0006_zing.jpg
Gia đình bà Hồ Mỹ Hà, ngụ xã Đông Hưng, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang vừa thu hoạch vụ tôm càng xanh. Diện tích cánh đồng thả nuôi khoảng 2,5 ha, xen canh với trồng lúa. Sau 5 tháng, hộ nông dân này thu hoạch gần 1 tấn tôm. Chi phí chỉ vài triệu tiền giống, không chăm sóc, nhiều người bất ngờ vì vụ nuôi thành công của bà Hà. Họ bảo nhau đây thật sự là một vụ mùa hời kiểu “ông bà đãi cho”.
Nuoi tom cang xanh xen voi lua, nong dan mien Tay thu loi tram trieu hinh anh 2 tomcang0003_zing.jpg
Kinh tế chính của cánh đồng này là trồng lúa. Việc nuôi tôm được kỳ vọng góp phần thêm chút thu nhập để bù vào tiền thuê nhân công cho vụ lúa.
Nuoi tom cang xanh xen voi lua, nong dan mien Tay thu loi tram trieu hinh anh 3 tomcang0004_zing.jpg
Tôm càng xanh là loại tôm nước ngọt khá dễ nuôi. Nông dân chỉ việc mua giống và thả xuống cánh đồng. Thời gian sinh trưởng của loại thủy sản này khoảng 5-6 tháng. Trong thời gian này, tôm tìm thức ăn tự nhiên, không phải cho ăn như cách nuôi công nghiệp.
Nuoi tom cang xanh xen voi lua, nong dan mien Tay thu loi tram trieu hinh anh 4 tomcang0005_zing.jpg
Giá tôm bán tại nơi thu hoạch khoảng 100.000 đồng/kg. Nhiều người cho biết, mức giá này giảm khoảng 15-20% so với thời điểm trước Tết. Với gần 1 tấn tôm, gia đình bà Hà có thêm thu nhập khoảng 100 triệu đồng.
Nuoi tom cang xanh xen voi lua, nong dan mien Tay thu loi tram trieu hinh anh 5 tomcang0002_zing.jpg
Sản lượng thu hoạch lớn khiến nhiều người bất ngờ, gia chủ phấn khởi. Họ nói đây là mùa vụ đáng nhớ, sẽ rút kinh nghiệm để canh tác trong những năm tiếp theo.
Nuoi tom cang xanh xen voi lua, nong dan mien Tay thu loi tram trieu hinh anh 6 tomcang0009_zing.jpg
Khá đông phụ nữ cùng phân loại tôm để bán lẻ, số còn lại được bán cho thương lái. Các hoạt động này diễn ra nhanh chóng vì dưới ánh nắng, tôm dễ chết và giảm giá trị.
Nuoi tom cang xanh xen voi lua, nong dan mien Tay thu loi tram trieu hinh anh 7 tomcang0007_zing.jpg
Khoảng 90% sản lượng thu hoạch được bán cho thương lái. Sau khi phân loại, tôm được rửa sạch và cho vào các thùng nhựa lớn để chạy oxi. Nhờ đó tôm có thể sống trong nhiều giờ, thuận lợi cho việc vận chuyển và kinh doanh.
Nuoi tom cang xanh xen voi lua, nong dan mien Tay thu loi tram trieu hinh anh 8 tomcang0008_zing.jpg
Tôm càng xanh tươi sống là một trong số các mặt hàng thủy sản được nhiều người tin tưởng chuộng mua. Tôm sinh trưởng trong môi trường tự nhiên và hoàn toàn không có tạp chất.
Nuoi tom cang xanh xen voi lua, nong dan mien Tay thu loi tram trieu hinh anh 9 tomcang0001_zing.jpg
Không riêng gia đình bà Hà, toàn xã Đông Hưng có hàng chục hộ thả tôm càng kết trồng lúa. Đây là cách làm được khuyến khích nhân rộng để nông dân tăng thu nhập.

Nguồn : https://news.zing.vn/

Bạc Liêu: Giải pháp tăng trưởng sản xuất tôm năm 2020

(Thủy sản Việt Nam) – Theo kế hoạch phát triển của ngành thủy sản Bạc Liêu năm 2020, giá trị sản xuất tăng từ 25.055 tỷ đồng (năm 2019) lên 27.372 tỷ đồng, tăng thêm 225 tỷ đồng so với phương án đang thực hiện. Với lĩnh vực tôm sẽ tăng sản lượng từ 155.000 tấn (năm 2019) lên 203.000 tấn, tăng 3.000 tấn so với phương án đang thực hiện.

Năm 2020, Bạc Liêu đặt mục tiêu đạt sản lượng 203.000 tấn tôm 

Theo đó, địa phương sẽ tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước; thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh phát triển nuôi tôm; tăng cường các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường nước nuôi tôm công nghệ cao; phát triển mạnh nuôi tôm sinh thái kết hợp với trồng và bảo vệ rừng khu vực ven biển của tỉnh. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và đưa vào khai thác Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu; tăng diện tích tôm nuôi mà chủ yếu là diện tích nuôi tôm siêu thâm canh, thâm canh, bán thâm canh, tôm – lúa… Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất (theo hướng VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao) nhằm giảm chi phí sản xuất, nâng cao lợi nhuận; nhân rộng mô hình nuôi tôm có hiệu quả và mang lại giá trị cao, tiến tới mở rộng vùng nuôi tôm an toàn dịch bệnh trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, xây dựng thành công sản phẩm tôm trở thành thương hiệu quốc gia tại Bạc Liêu; xây dựng chuỗi sản xuất tôm đảm bảo an toàn dịch bệnh theo quy định của Tổ chức Thú y Thế giới và yêu cầu của Australia để xuất khẩu tôm đông lạnh nguyên con sang thị trường này, từ đó tiến tới xuất khẩu sang thị trường các nước trên thế giới. Tập trung đầu tư xây dựng hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản (thủy lợi, giao thông, lưới điện…), nhất là các vùng sản xuất giống thủy sản tập trung quy mô lớn, các vùng nuôi tôm siêu thâm canh, thâm canh, bán thâm canh, vùng sản xuất lúa – tôm.

Vân Anh
Nguồn : http://thuysanvietnam.com.vn/

Khuyến cáo nuôi tôm nước lợ

Tôm thẻ chân trắng
Tôm thẻ chân trắng

Để vụ nuôi tôm nước lợ 2020 đạt kết quả thắng lợi, ngành nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa đã thông báo lịch thời nuôi tôm và đưa ra các khuyến cáo cho người nuôi cần tuân thủ.

Thận trọng thời tiết

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, dự báo trong những tháng đầu năm 2020, hiện tượng ENSO ở trạng thái trung tính nhưng nghiêng về pha nóng và vẫn có khả năng duy trì trạng thái này trong những tháng tiếp theo của nửa cuối năm 2020. Đây là yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động thả nuôi tôm nước lợ năm nay.

Do đó, để chủ động mùa vụ nuôi tôm, hạn chế thiệt hại do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, Sở NN-PTNT Khánh Hòa đã hướng dẫn lịch thời vụ nuôi tôm nước lợ năm 2020 trên địa bàn.

Bà Nguyễn Thị Toàn Thư, phụ trách phòng Nuôi trồng thủy sản (Chi cục Thủy sản Khánh Hòa) cho biết, đối với tôm sú, thời gian bắt đầu thả giống từ tháng 2 đến tháng 8. Trong đó, mật độ nuôi theo phương thức thâm canh, bán thâm canh từ 15-25 con/m2 và quảng canh, quảng canh cải tiến từ 5-10 con/m2. Mặt khác, ở những địa phương có điều kiện cơ sở hạ tầng, nguồn nước đảm bảo có thể thả giống đến cuối tháng 9.

Đối với nuôi tôm thẻ chân trắng, thời gian thả giống bắt đầu từ nửa cuối tháng 2 đến tháng 9. Trong đó, nuôi theo phương thức thâm canh, bán thâm canh nên áp dụng cho những ao lót bạc, thả giống mật độ cao trên 100 con/m2 hoặc ao đất có sự đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại và công nghê nuôi mới, tiên tiến. Đặc biệt hệ thống ao nuôi có xây dựng mương, cấp thoát riêng biệt, có ao xử lý nước thải, bùn thải trước khi đưa ra môi trường bên ngoài.

Ngược lại nuôi hình thức quảng canh, quảng canh cải tiến nên áp dụng cho những ao đất ít đầu tư, cơ sở vật chất và trang thiết bị. Để nuôi hiệu quả hơn nên áp dụng nuôi đa dạng sinh học như nuôi tôm chân trắng kết hợp cá rô phi hoặc tôm với cua…

Tuân thủ khuyến cáo

Chi cục Thủy sản Khánh Hòa cho biết, toàn tỉnh có khoảng 2.000ha nuôi tôm nước lợ, trong đó 1.574 ha nuôi tôm thẻ, còn lại là diện tích tôm sú, tập trung chủ yếu tại TX. Ninh Hòa và các huyện Cam Lâm, Vạn Ninh.

Theo bà Thư, lưu ý đối với người nuôi tôm sú thâm canh, bán thâm canh chỉ nên nuôi 1 vụ/năm. Còn nuôi tôm chân trắng thâm canh, bán thâm canh và tôm sú quảng canh cải tiến nuôi 2 vụ/năm.

Đồng thời, người nuôi cần tuân thủ thời gian ngắt vụ giữa các vụ nuôi là 1 tháng đối với những ao nuôi hiệu quả và 2 tháng đối với những ao nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh hoặc thả nuôi các đối tượng khác (cá chẽm, cá mú, rô phi đơn tính, rong câu, hải sâm…) nhằm diệt mầm bệnh, tăng thu nhập, cải tạo môi trường.

Bên cạnh đó, Chi cục Thủy sản Khánh Hòa còn đưa ra khuyến cáo, trước khi thả tôm 5-10 ngày, các hộ nuôi tôm cần theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết. Nếu thời tiết không thuận lợi cho nuôi tôm, bà con nên tạm dừng thả giống hoặc lấy ý kiến tư vấn từ cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản tại địa phương.

Mặt khác, người nuôi nên ương dưỡng 2-3 giai đoạn và sử dụng con giống cỡ lớn để thả nuôi thương phẩm cho hiệu quả. Đặc biệt, trong quá trình nuôi không sử dụng các loại hóa chất và kháng sinh cấm sử dụng theo quy định. Bên cạnh đó, để có con giống nuôi chất lượng, góp phần nuôi hiệu quả, các cơ sở nuôi, người nuôi nên liên kết cơ sở cung cấp giống uy tín, nằm trong chương trình giám sát dịch bệnh.

Ghi nhận của chúng tôi tại vùng nuôi tôm với diện tích khoảng 300 ha, ở xã Ninh Ích (TX Ninh Hòa), hiện người nuôi đang tập trung cải tạo ao nuôi. Ông Phạm Ngọc Khánh, Phó Chủ tịch UBND xã Ninh Ích cho biết, lịch thời vụ thả nuôi tôm năm 2020 địa phương đã nắm và đang thông báo cho người nuôi về các khuyến cáo được ngành nông nghiệp tỉnh đưa ra.

“Những năm gần đây tình hình dịch bệnh trên tôm diễn ra phức tạp. Vì vậy, người nuôi trên địa bàn cũng thận trọng thả nuôi và tuân thủ các khuyến cáo của địa phương. Từ đó không còn tình trạng “xé rào” thả nuôi ồ ạt như trước đây”, ông Khánh cho biết.

KIM SƠ Nông nghiệp Việt Nam

Nâng cao chất lượng tôm sú từ chương trình chọn giống

Tôm sú.

Để tránh phụ thuộc vào nhập khẩu, đảm bảo chất lượng tốt hơn, trong thời gian qua, nhiều chương trình nghiên cứu, chọn tạo và sản xuất tôm sú đã được triển khai.

Theo Bộ NN&PTNT, hiện mỗi năm Việt Nam cần hơn 30 tỷ giống tôm sú và khoảng 50.000 con tôm sú bố mẹ. Đáng lo ngại là phần lớn nguồn tôm sú cả con giống lẫn bố mẹ có mặt tại nước ta đều từ nhập khẩu hoặc khai thác tự nhiên, khiến tôm dễ bị mắc các mầm bệnh nguy hiểm và việc sản xuất cũng rất bị động.

Tại khu sản xuất tôm sú chất lượng cao tại huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, sau hơn 2 năm triển khai nghiên cứu, chọn lọc, chương trình đã tạo ra đàn tôm sú bố mẹ thế hệ G2 với tính trạng tăng trưởng khá tốt. Để nguồn tôm sú bố mẹ đảm bảo chất lượng cao, ngoài việc chọn lựa nghiêm ngặt các cá thể có tính trạng di truyền tốt, yêu cầu bắt buộc trong quá trình sản xuất là phải an toàn sạch bệnh. Tất cả hệ thống ao nuôi tôm sú bố mẹ phải được bao trùm và có thiết kế đường thoát hơi riêng biệt.

Điểm khác ở thế hệ G2 này là chương trình chọn hơn 200 gia đình thay vì chỉ có 120 gia đình như thế hệ G1. Việc tăng số lượng quần đàn như vậy giúp đa dạng hóa tính trạng trong quá trình sàng lọc. Mỗi cá thể tôm sú tại đây được đánh số, ký hiệu giúp cho quá trình chọn tạo chính xác hơn.

Một điểm đặc biệt của chương trình chọn tôm sú bố mẹ tại đây chính là kỹ thuật ghép tinh nhân tạo. Kỹ thuật này giúp quá trình sản xuất tôm sú thuận lợi và đạt hiệu quả tốt hơn bởi không còn phụ thuộc vào quá trình giao vĩ truyền thống.

Năm 2019, một doanh nghiệp đã cung cấp cho thị trường hơn 600 triệu post sú. Con số này dự kiến tăng gấp đôi vào năm 2020. Chương trình chọn lọc kỹ lưỡng với số lượng lớn, chất lượng cao như vậy đã phần nào giải quyết bài toán thiếu hụt nguồn giống sú chất lượng cao tại chỗ như hiện nay.

Theo đề án phát triển ngành tôm tỉnh Cà Mau, đến năm 2025, sản lượng đạt 320.000 tấn, chủ yếu là tôm sú với kim ngạch xuất khẩu 2,5 tỷ USD, đứng đầu cả nước. Để đạt được mục tiêu này, địa phương xác định rõ, việc đầu tư sản xuất, chủ động nguồn giống chất lượng cao là yếu tố quan trọng. Bên cạnh yếu tố an toàn sạch bệnh, tăng trưởng nhanh, lãnh đạo tỉnh còn đưa ra yêu cầu cao hơn đối với các nhà sản xuất.

Hiện Việt Nam là quốc gia dẫn đầu về nguồn cung tôm sú của thế giới với gần 300.000 tấn/năm. Theo các doanh nghiệp, tôm sú vẫn có thị trường rất tốt, khoảng 20% người tiêu dùng tôm trên thế giới vẫn muốn ăn tôm sú dù giá cao hơn so với tôm thẻ. Do vậy, ngành hàng này rất cần nhân rộng những cách làm hiệu quả như tỉnh Cà Mau đã và đang triển khai. Nguyên nhân là do chỉ với những con giống an toàn sạch bệnh, người nuôi mới sản xuất được nguồn tôm thương phẩm chất lượng tốt, năng suất cao để cạnh tranh xuất khẩu. Đây cũng là yếu tố tiên quyết cho sự phát triển bền vững của ngành hàng này.

Nguồn : https://sinhhoctomvang.vn/

Đốm đen trên tôm nuôi

Tôm bị đốm đen.
Tôm bị đốm đen.

Cơ chế hình thành và biện pháp phòng bệnh đốm đen trên tôm nuôi.

Sự phát triển của ngành thủy sản nói chung và nghề  nuôi tôm nói riêng đang gặp rất nhiều khó khăn. Từ vấn đề giá cả sục giảm, dịch bệnh hoành hành đến thời tiết thay đổi thất thường đều làm người nuôi “ăn không ngon, ngủ không yên”. Trong đó tình hình tôm gần hoặc đang trong giai đoạn thu hoạch bị đốm đen nhiều trên vỏ đang gây hại rất lớn đến giá trị của tôm bán ra thị trường. Làm mất một nguồn lợi nhuận rất đáng kể cho người nuôi.

Đốm đen thường xuất hiện trên tôm từ 60 ngày tuổi đến khi thu hoạch, tập trung nhiều vào giai đoạn 25-45 ngày tuổi. Đặc biệt là khi thời tiết thay đổi thất thường, lúc vừa mới mưa, nước ao loãng ra làm độ mặn giảm thấp. Thời điểm đó, độ kiềm trong ao cũng bị giảm và kéo dài, lượng oxy không đạt được ngưỡng tối ưu cho sự phát triển của tôm, hàm lượng khí độc cao sau một thời gian hình thành nhất là NO2 khi mà chúng không có đủ cơ chế để chuyển hóa thành NO3 ít độc hơn.

Đàn tôm nuôi còn bị kích thích lột xác “bất đắc dĩ”, tuy nhiên vì đột ngột và mới mưa xuống nên sẽ không đủ khoáng chất cung cấp cho quá trình lột xác làm tôm rất yếu và dễ nhiễm một số mầm bệnh khác.

Vi khuẩn chính là “kẻ” thừa cơ hội tấn công nhiều nhất trong ao. Khi tôm yếu do lột xác không đủ khoáng chất, vi khuẩn trong nước ao cũng như là vi khuẩn bám trên vỏ tôm sẽ bắt đầu tập trung tấn công. Khi đó, cơ chế miễn dịch của tôm hoạt động bằng cách tiết enzyme prophenoloxidase sau này chuyển hóa thành dạng đốm đen melanin tiêu diệt vi khuẩn tạo đốm đen trên vỏ.


Tỷ lệ tôm chết có thể lên đến 95% trong vòng 15-30 ngày sau khi phát hiện.

Mặc dù đốm đen là do tôm tự tạo ra để hạn chế sự gây hại của vi khuẩn, về mặt sinh học là hoàn toàn có lợi cho tôm. Vì sau một thời gian, thì đốm đen trên vỏ sau nhiều lần lột xác cũng sẽ tự biến mất. Tuy nhiên, nếu tôm có thể khỏe mạnh trở lại thì mới có khả năng lột xác tiếp để đốm đen biến mất. Mà đa số thì những hoạt động chống lại của tôm không đủ để tiêu diệt tất cả vi khuẩn. Bệnh do vi khuẩn thì ngày càng nặng, tỉ lệ chết càng nhiều mà đốm đen cũng vẫn còn hiện diện nhiều trên vỏ. Nếu xét về mặc kinh tế thì tôm tự tạo đốm đen sẽ làm giá tôm sẽ giảm thấp, mất giá trị thương phẩm.

Nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời, mà mức độ ô nhiễm trong ao nặng và hàm lượng vi khuẩn cao gấp nhiều lần, thì tỷ lệ chết có thể lên đến 95% trong vòng 15-30 ngày sau khi phát hiện.

Ngoài đốm đen trên vỏ thì đàn tôm nuôi cũng có nhiều biểu hiện bất thường như mòn đuôi, cụt râu, đứt phụ bộ, đuôi có thể bị phồng nhưng các dấu hiệu tổn thương khác vẫn chưa rõ ràng. Một thời gian sau, đốm đen đã xuất hiện nhiều thì tôm bắt đầu bỏ ăn, tăng trưởng giảm chậm, chết rải rác và khi lột xác bị dính vỏ, dính chân, không lột được hoàn toàn. Khi nặng hơn, gan tụy tôm bắt đầu nhợt nhạt, ăn yếu, ruột rỗng, chết gần như hầu hết đàn tôm nuôi.

Biện pháp tốt nhất là làm tốt các biện pháp phòng bệnh: cải thiện chất lượng nước, hạ tầng kĩ thuật, nâng cao sức khỏe của tôm bằng cách bổ sung chế phẩm sinh học, men tiêu hóa, vitamin C chống sốc vào trong thức ăn và diệt khuẩn khử trùng ao nuôi thường xuyên…

Với tình hình dịch bệnh Corona đang đe dọa sức khỏe con người thì ngành thủy sản cũng chịu chung hệ lụy của dịch bệnh. Khi mà các cửa khẩu giao thương với Trung Quốc đóng cửa thì tôm nuôi trong nội địa bị sụt giá vì không xuất khẩu được. Do vậy, người nuôi cần quản lý chặt chẽ ao nuôi của mình, khi có bất thường cần phải xử lý ngay để tránh thiệt hại nặng nề hơn. Và nếu tôm đạt kích cỡ thương phẩm thì phải bán ngay, không nên kéo dài.

Hà Tử
Nguồn :https://tepbac.com/

Nuôi tôm càng xanh cho lãi lớn

Những năm gần đây,  nông dân xã Trà Cổ, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai đã phát triển mô hình nuôi tôm càng xanh. Nhờ nguồn nước tự nhiên sạch nên tôm phát triển nhanh và thịt có độ ngon, ngọt hơn so với tôm những vùng khác, giá bán cũng cao hơn.

 

Các hộ nuôi tôm càng xanh ở Trà Cổ áp dụng quy trình chăm sóc truyền thống, ít phụ thuộc vào thức ăn công nghiệp. Để tôm béo chắc, thịt ngon, các hộ nuôi thường dùng hạt bắp ngô trộn chung các loại cá nhỏ rồi, nấu chín, thả xuống ao cho tôm ăn.

Từ đầu năm 2019, để đảm bảo nguồn hàng chất lượng cao cho thị trường, các hộ nuôi tôm càng xanh Trà Cổ đã chuyển qua sản xuất theo mô hình VietGAP. Đến nay, cả xã có khoảng 54 ha nuôi tôm càng xanh, trong đó trên 30ha tôm VietGAp và đã thành  lập được tổ hợp tác thủy sản, cùng hỗ trợ nhau phát triển sản xuất, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm. Trung bình 1ha nuôi tôm càng xanh sau 8 tháng nuôi sẽ cho thu hoạch 2,5 tấn tôm, với giá bán bình quân 200 nghìn đồng/ kg, trừ chi phí cho thu lãi 300 triệu đồng.

Theo chuyên mục Vàng trong đất/TTV

Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến tôm thẻ chân trắng nuôi biofloc

Tôm thẻ chân trắng
Tôm thẻ chân trắng.

Cường độ ánh sáng ảnh hưởng đến kích cỡ và tốc độ sinh trưởng của tôm thẻ chân trắng nuôi theo công nghệ biofloc

Tôm thẻ chân trắng là một trong những đối tượng được nuôi phổ biến trên thế giới, sản lượng không ngừng tăng qua các năm. Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm biển với mức độ ngày càng thâm canh hóa làm môi trường nước ô nhiễm và việc ứng dụng công nghệ biofloc có thể được xem là một giải pháp thay thế tích cực và có thể áp dụng rộng rãi, thay cho công nghệ nuôi tôm truyền thống để giải quyết lượng nitơ thải ra từ thức ăn gây nên sự biến đổi bất lợi cho môi trường ao.

Khi ương giống tôm thẻ ở cường độ ánh sáng khác nhau thì sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành biofloc và sự phát triển của tôm. Bên cạnh đó, ánh sáng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thủy sinh vật và đồng thời ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm (Vũ Trung Tạng, 2011) cường độ ánh sáng có ảnh hưởng đến sự lột xác và tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng. Chính vì thế, nghiên cứu “Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng khác nhau lên sinh trưởng và chất lượng của tôm thẻ chân trắng nuôi theo công nghệ biofloc” được thực hiện nhằm xác định cường độ ánh sáng thích hợp cho sự phát triển của tôm thẻ chân trắng nuôi theo công nghệ biofloc.

Bố trí thí nghiệm

Tôm được nuôi theo công nghệ biofloc (C:N=15:1), thể tích nước trong bể 300L với độ mặn 15‰ và mật độ 150 con/m3, khối lượng trung bình của tôm bố trí là 0,54 g và chiều dài là 3,69 cm. Thời gian thực hiện thí nghiệm là 90 ngày.

Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức: (i) Ánh sáng tự nhiên; (ii) che tối hoàn toàn; (iii) sử dụng 1 bóng đèn compact 30w; (iv) đèn compact 55w và (v) đèn compact 110w.

Ở nghiệm thức ánh sáng tự nhiên được bố trí ngoài trời, các nghiệm thức còn lại được bố trí trong nhà và nghiệm thức (ii) được che tối bằng bạt đen trong suốt quá trình nuôi.

Thời gian chiếu sáng ở các nghiệm thức sử dụng đèn là 12 giờ/ngày (6 đến 18 giờ hàng ngày), các bóng đèn được đặt ở giữa bể và nằm trọn trong bể để không ảnh hưởng đến cường ánh sáng của các bể khác.

Bột gạo được sử dụng làm nguồn carbohydrate bổ sung vào bể nuôi để tạo biofloc. Lượng bột gạo cần bón ở từng bể được xác định dựa trên tổng lượng thức ăn cho cá ăn trong 4 ngày và được bón 4 ngày/lần (Avnimelech, 1999). Trước khi bón, bột gạo khuấy đều với nước 40oC theo tỷ lệ 1 bột gạo: 3 nước và được ủ kín trong 48 giờ.

Kết quả

Khi che tối hoàn toàn thì hạt biofloc có kích cỡ nhỏ, hàm lượng chlorophyll-a và mật độ vi khuẩn tổng thấp hơn có ý nghĩa so với các nghiệm thức có ánh sáng.

– Khi sử dụng đèn 55w với cường độ ánh sáng 6.266 – 6.312 lux để nuôi tôm thẻ chân trắng thì tốc độ tăng trưởng (4,03 %/ngày), tỉ lệ sống (58,9%), sinh khối của tôm nuôi đạt kết quả cao nhất (1,8 kg/m3 ) và ngược lại ở nghiệm thức che tối hoàn toàn thì tôm có tỉ lệ sống, tăng trưởng thấp nhất.

– Thành phần sinh hóa của tôm nuôi sử dụng ánh sáng đèn và ánh sáng tự nhiên khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Nghiệm thức che tối hoàn toàn có điểm số thấp nhất về chỉ tiêu màu sắc, mùi vị của tôm nuôi.

Kết quả nghiên cứu này thể hiện, ánh sáng đã ảnh hưởng đến sự hình thành hạt biofloc, chiều dài và chiều rộng hạt biofloc tăng dần về cuối thời gian nuôi, sau thời gian mật độ vi khuẩn, nguyên sinh động thực vật phát triển tốt thì các hạt biofloc kết thành những hạt lớn hơn.

Như vậy, thay thế ánh sáng tự nhiên bằng đèn 55w cho thấy sự tăng trưởng của tôm về khối lượng, chiều dài cũng như tỷ lệ sống tương đương nhau và có thể áp dụng với các hệ thống nuôi tôm biofloc trong nhà.

Theo Lê Quốc Việt và cộng sự. 

NH Tổng Hợp
Nguồn : tepbac.com