Bạn tìm thông tin gì?

Blog

Ứng dụng mạng cảm biến không dây

(Thủy sản Việt Nam) – Gần đây, Viện Nghiên cứu sáng chế và khai thác công nghệ đã nghiên cứu giải mã các công nghệ thông minh ứng dụng trong nuôi tôm.

Khắc phục nhược điểm

Thời gian qua, nhiều công ty đã nghiên cứu và cho ra đời hệ thống giám sát tự động chất lượng nước ao nuôi. Tuy nhiên, các  sản phẩm trên thị trường giá thành vẫn rất cao do chưa làm chủ hoàn toàn công nghệ và còn nhiều nhược điểm cơ bản:

– Thiết bị tương đối đắt tiền, không linh hoạt do thiết bị cồng kềnh khó khăn trong việc di chuyển cũng như xử lý.

– Thiết bị rời rạc đơn lẻ nên dữ liệu thu thập được chưa có tính thống kê cao và độ chính xác không cao. Điều này gây khó khăn trong việc tổng hợp báo cáo.

– Chưa tự động hóa việc lấy dữ liệu, còn cần sự can thiệp từ phía con người nên kinh phí tốn kém. Dữ liệu không được cập nhật liên tục.

– Hệ thống đề xuất cũng chưa chú ý tới sự phát triển của các dòng điện thoại thông minh một trong định hướng phát triển công nghệ cao vào nuôi trồng thủy sản.

– Chưa có bộ cơ sở dữ liệu chuẩn để triển khai đại trà trên các sông, hồ nuôi trồng thủy sản.

 

Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu chuẩn cho ngành tôm

Nhóm tác giả thuộc Viện Nghiên cứu sáng chế và khai thác công nghệ đã thực hiện nhằm giải mã được sáng chế về công nghệ xử lý tín hiệu và công nghệ truyền thông không dây LoRa trong mạng cảm biến không dây. Nghiên cứu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ mạng cảm biến không dây phù hợp trong truyền thông dữ liệu. Xây dựng một bộ cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc nuôi tôm nước lợ ở Việt Nam. Ứng dụng chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp trong lĩnh vực nuôi tôm nước lợ ở Việt Nam.

Trong nghiên cứu này, công nghệ truyền thông mới LoRa lần đầu tiên được nhóm nghiên cứu triển khai cho hệ thống mạng cảm biến không dây. Với lợi thế truyền bằng sóng vô tuyến theo phương thức P2P (peer to peer – mạng ngang hàng) không phụ thuộc vào các yêu cầu về cơ sở hạ tầng của nhà cung cấp dịch vụ, LoRa là công nghệ truyền thông không dây mới, được xây dựng để thiết lập kết nối vô tuyến ở khoảng cách rất xa (đến 10 km, trong tầm nhìn thẳng) cho các thiết bị thông minh trong bối cảnh phát triển ứng dụng IoT (Internet of Things) cho các thiết bị dùng nguồn pin, yêu cầu tiêu thụ năng lượng thấp.

Mục tiêu của nghiên cứu là thiết kế, chế tạo module truyền thông LoRa tích hợp vào thiết bị IoT, xây dựng một số thuật toán cho Node và Gateway để kết nối nhiều thiết bị thành một hệ thống mạng và kết nối với các hệ thống mạng khác để tạo thành một hệ thống IoT hoàn chỉnh. Hệ thống đạt được các kết quả như truyền dữ liệu giữa các thiết bị IoT tích hợp module LoRa với Gateway, xây dựng bản tin truyền và nhận có Protocol đã định sẵn, xây dựng được mạng hình sao sử dụng công nghệ truyền thông LoRa, truyền dữ liệu từ các nút đến Gateway theo kết nối mạng hình sao, truyền nhận dữ liệu chính xác, ổn định, phát triển thuật toán đa truy nhập, tìm ra được các nguyên nhân gây mất dữ liệu và khắc phục.

Thanh Hiếu (Tổng hợp)

Nguồn: http://thuysanvietnam.com.vn/

Bạc Liêu: Giải pháp tăng trưởng sản xuất tôm năm 2020

(Thủy sản Việt Nam) – Theo kế hoạch phát triển của ngành thủy sản Bạc Liêu năm 2020, giá trị sản xuất tăng từ 25.055 tỷ đồng (năm 2019) lên 27.372 tỷ đồng, tăng thêm 225 tỷ đồng so với phương án đang thực hiện. Với lĩnh vực tôm sẽ tăng sản lượng từ 155.000 tấn (năm 2019) lên 203.000 tấn, tăng 3.000 tấn so với phương án đang thực hiện.

Năm 2020, Bạc Liêu đặt mục tiêu đạt sản lượng 203.000 tấn tôm 

Theo đó, địa phương sẽ tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước; thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh phát triển nuôi tôm; tăng cường các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường nước nuôi tôm công nghệ cao; phát triển mạnh nuôi tôm sinh thái kết hợp với trồng và bảo vệ rừng khu vực ven biển của tỉnh. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và đưa vào khai thác Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu; tăng diện tích tôm nuôi mà chủ yếu là diện tích nuôi tôm siêu thâm canh, thâm canh, bán thâm canh, tôm – lúa… Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất (theo hướng VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao) nhằm giảm chi phí sản xuất, nâng cao lợi nhuận; nhân rộng mô hình nuôi tôm có hiệu quả và mang lại giá trị cao, tiến tới mở rộng vùng nuôi tôm an toàn dịch bệnh trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, xây dựng thành công sản phẩm tôm trở thành thương hiệu quốc gia tại Bạc Liêu; xây dựng chuỗi sản xuất tôm đảm bảo an toàn dịch bệnh theo quy định của Tổ chức Thú y Thế giới và yêu cầu của Australia để xuất khẩu tôm đông lạnh nguyên con sang thị trường này, từ đó tiến tới xuất khẩu sang thị trường các nước trên thế giới. Tập trung đầu tư xây dựng hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản (thủy lợi, giao thông, lưới điện…), nhất là các vùng sản xuất giống thủy sản tập trung quy mô lớn, các vùng nuôi tôm siêu thâm canh, thâm canh, bán thâm canh, vùng sản xuất lúa – tôm.

Vân Anh
Nguồn : http://thuysanvietnam.com.vn/

Đồng Tháp: Phú Thịnh Hội quán trúng vụ tôm sau Tết

(Thủy sản Việt Nam) – Nông dân Phú Thịnh Hội quán xã Phú Thành B, huyện Tam Nông hiện đang rất phấn khởi khi thu hoạch vụ nuôi tôm sau Tết Canh Tý năm 2020 được mùa, trúng giá. Vụ này, sản lượng bình quân từ 5 – 7 tấn tôm thương phẩm/ha, giá bán cho thương lái đến tận nơi mua trên 100.000 đồng/kg tôm.

Ông Trần Văn Quân ở xã Phú Thành B nuôi 22 ha tôm thẻ nước ngọt. Sau 3 tháng chăm sóc, ông Quân thu hoạch được tổng sản lượng 28 tấn tôm thương phẩm, bán giá bình quân 110.000 đồng/kg, thu trên 30 tỷ đồng. Sau khi trừ tất cả chi phí đầu tư và thuê nhân công… ông Quân còn lãi trên 7 tỷ đồng.

Chị Lâm Thị Thu cũng ở xã Phú Thành B vừa thu hoạch xong 2 ha tôm trong tổng số 10 ha nuôi tôm thẻ nước ngọt. Sản lượng tôm thương phẩm của chị Thu đạt được trên 11 tấn, bán giá 113.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí đầu tư và công chăm sóc… chị Thu còn lãi trên nửa tỷ đồng. 8 ha tôm còn lại, chị Thu sẽ thu hoạch vào tuần sau.

Còn anh Lâm Quốc Bình, Chủ nhiệm Phú Thịnh Hội quán nuôi 15 ha tôm. Sau Tết Canh Tý 2020, anh Bình thu hoạch 2 ha, năng suất bình quân đạt trên 5 tấn tôm thương phẩm/ha, bán cho thương lái với giá 123.000 đồng/kg, thu nhập trên 1,3 tỷ đồng. 13 ha tôm nuôi còn lại, anh Bình sẽ thu hoạch trong 7 ngày tới.

Anh Bình thu hoạch tôm

Các thành viên Phú Thịnh Hội quán hiện đang nuôi trên 220 ha tôm thẻ nước ngọt. Tính đến ngày 4/2/2020, nông dân Phú Thịnh Hội quán đã thu hoạch được trên 200 ha, sản lượng bình quân từ 5 – 7 tấn tôm thương phẩm/ha, giá bán cho thương lái đến tận nơi mua trên 100.000 đồng/kg tôm. Mỗi hecta tôm, người nuôi thu lãi từ 250 – 300 triệu đồng. Cá biệt, có hộ nuôi tôm đạt sản lượng cao còn thu lãi trên 400 triệu đồng/ha.

Trần Trọng Trung
Nguồn: http://thuysanvietnam.com.vn/

Bến Tre: Nhiều giải pháp trong xây dựng vùng nuôi tôm công nghệ cao

(Thủy sản Việt Nam) – Theo đó, giai đoạn 2020 – 2025, Bến Tre phát triển ngành công nghiệp tôm ứng dụng công nghệ cao được hình thành tại các vùng sản xuất trọng điểm trên địa bàn tỉnh. Đến năm 2025, tổng diện tích nuôi tôm trên địa bàn tỉnh đạt 37.420 ha; trong đó, tôm nước lợ 35.520 ha, tôm càng xanh 1.900 ha. Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm tôm đạt 53 triệu USD.

Áp dụng công nghệ cao trong nuôi tôm giúp tăng năng suất

Để đạt được những mục tiêu trên, Bến Tre đang phát triển mô hình hợp tác, liên kết hộ nuôi, cơ sở sản xuất nhỏ lẻ lại thành THT, HTX để tạo ra vùng sản xuất nguyên liệu lớn; tập trung làm đầu mối liên kết với doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, giảm bớt khâu trung gian. Một số vùng sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả chuyển đổi thành vùng nuôi thủy sản chuyên canh, phù hợp với quy hoạch, gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ; ưu tiên thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống kênh cấp, thoát đối với vùng nuôi tôm tập trung, vùng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao tại 3 huyện Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú. Thực tế cho thấy, tại Bến Tre có rất nhiều mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực. Năng suất mô hình nuôi tôm chân trắng thâm canh đạt 8 tấn/ha/vụ; tôm sú 5,5 tấn/ha/vụ; quảng canh, tôm lúa từ 200 – 250 kg/ha/vụ; nuôi tôm 2 giai đoạn với năng suất rất cao khoảng 180 tấn/ha mặt nước nuôi/năm.

Mục tiêu đến năm 2020, đạt 1.200 ha nuôi tôm hai giai đoạn; đặc biệt, hình thức nuôi tôm chân trắng hai giai đoạn đang được phát triển khá mạnh với diện tích 780 ha, sản lượng 12.000 tấn.

An An
Nguồn :http://thuysanvietnam.com.vn/

“Điểm nghẽn” nuôi tôm công nghiệp

Để hạn chế dịch bệnh, bảo vệ môi trường, phát triển thủy sản bền vững, Quảng Nam định hướng phát triển nuôi tôm công nghiệp. Thế nhưng, thực tế chưa tương xứng với kỳ vọng.
Mô hình nuôi tôm công nghiệp của ông Trần Công Thành. Ảnh: V.N
Mô hình nuôi tôm công nghiệp của ông Trần Công Thành. Ảnh: V.N

Nhiều cái khó

Trên địa bàn tỉnh đã hình thành 2 khu vực nuôi tôm công nghiệp quy mô lớn, đem lại giá trị kinh tế cao là mô hình nuôi tôm tập trung của Công ty CP QNTEK đầu tư ở xã Bình Hải (Thăng Bình) trên phạm vi 6,5ha, đem lại năng suất hơn 30 tấn/ha.

Một mô hình khác của tư nhân là ông Trần Công Thành đầu tư ở xã Tam Hòa (Núi Thành) với quy mô hơn 30ha, năng suất hơn 15 tấn/ha. Đáng tiếc là khu nuôi tôm tập trung Hà Đước (xã Duy Vinh và Duy Phước, huyện Duy Xuyên) với kỳ vọng nuôi tôm công nghiệp lại rơi vào bế tắc.

Những ngày qua, khu vực nuôi tôm Hà Đước đìu hiu, nhiều ao tôm bỏ hoang. Ông Tuấn, một hộ nuôi tôm ở khu vực này đồng thời cũng là nhà cung cấp thức ăn, vật tư nuôi tôm, hiện lâm vào cảnh như ngồi trên lửa. Trong khi các khoản nợ của các hộ nuôi tôm chưa thể thu được thì ông Tuấn mặc dù nuôi tôm đạt hiệu quả cũng phải tạm ngưng do không thể tự kham chi phí để đầu tư trạm biến áp sau khi ngành điện cắt điện.

Ông Trần Văn Sành – Phó Chủ tịch UBND xã Duy Vinh cho biết, đầu tư hơn 3 năm qua, nông hộ nuôi tôm ở Hà Đước buồn nhiều hơn vui, vụ được thì ít, vụ thất bát thì nhiều. Do sản xuất kém hiệu quả, nông hộ không đóng được tiền điện, bị cắt điện nên bắt buộc phải ngưng sản xuất.

“Dùng dầu diezen để chạy máy sục khí phục vụ nuôi tôm không khả thi vì quá nhỏ lẻ, thủ công. Nông hộ nuôi tôm phải dừng sản xuất là do thực lực kém” – ông Sành nói.

Về đề án phát triển ngành nuôi tôm nước lợ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 theo hướng công nghiệp, đầu tư công nghệ cao, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung vào các giải pháp khả thi để triển khai sát với thực tiễn, đem lại hiệu quả cao. Đó là tự chủ sản xuất tôm giống chất lượng cao, chú trọng quy trình kỹ thuật nuôi tôm hiện đại, công nghệ thức ăn nuôi tôm tiên tiến, công nghệ chế biến sản phẩm từ con tôm hiệu quả để xây dựng thương hiệu tôm Việt Nam. Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại tạo thuận lợi để người dân, doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã tiếp cận vốn vay đầu tư nuôi tôm quy mô lớn.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, nuôi tôm công nghiệp phải đầu tư lớn. Nông hộ cần chuẩn bị ao nuôi đúng kỹ thuật, bờ ao được nện chặt, lót bạt và phải có ao lắng để xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi. Tôm giống thả nuôi với mật độ cao, vài trăm con/m2, vì thế phải có dàn quạt đáy, dàn quạt mặt nước, thiết bị tạo oxy… Chi phí đầu tư mỗi héc ta nuôi tôm công nghiệp lên đến hơn 1 tỷ đồng. Nuôi tôm theo quy trình hiện đại có thể đem lại năng suất cao, trở ngại ở chỗ nông hộ trên địa bàn tỉnh khó huy động nguồn vốn lớn để đầu tư. Trong khi đó, tập quán sản xuất từ trước đến nay vẫn là được chăng hay chớ, không dám đầu tư lớn. Thu hút doanh nghiệp có đủ khả năng đầu tư nuôi tôm ở Quảng Nam còn quá nhiều hạn chế.

“Muốn nuôi tôm công nghiệp thì phải tích tụ, tập trung ruộng đất. Nông hộ thì không mặn mà gộp đất lại với nhau để cùng nuôi tôm trong 1 hợp tác xã hay tổ hợp tác. Khi doanh nghiệp thuê đất hay xin chuyển nhượng đất để đầu tư nuôi công công nghiệp thì gặp quá nhiều vướng mắc nên chuyển địa bàn, đầu tư ở tỉnh khác” – ông Ngô Tấn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT nói.

Nhiều việc phải làm

Một trở ngại khác khi triển khai mô hình nuôi tôm công nghiệp ở Quảng Nam là hệ thống giao thông, điện, kênh mương nội đồng, hạ tầng nói chung chưa đáp ứng yêu cầu. Có thể thấy, toàn tỉnh có đến hơn 2.200ha ao nuôi tôm nước lợ nhưng chủ yếu chỉ là các diện tích manh mún, nhỏ lẻ. Để vận chuyển thức ăn, vật tư nuôi tôm, tôm thương phẩm thì đòi hỏi đường giao thông phải rộng lớn, thuận tiện để máy chuyên dùng hoạt động; thực tế của tỉnh lại hoàn toàn trái ngược. Từ trước đến nay, nông dân nuôi tôm theo phương pháp quảng canh, tận dụng đối đa diện tích mặt nước để nuôi, hầu hết khu vực nuôi đều không có ao lắng, ao xử lý nước thải.

Bà Phạm Thị Hoàng Tâm – Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Quảng Nam cho biết, nông hộ nào cũng biết nuôi tôm công nghiệp có thể đem lại sản lượng, năng suất cao, bảo vệ môi trường nhưng do các yếu tố khách quan và chủ quan nên chưa thể thực hiện.

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh cho rằng, điều cần kíp phải làm ngay là giao quyền sử dụng đất mặt nước đến người dân để nuôi tôm công nghiệp trên cơ sở xây dựng hạ tầng phù hợp. Trong đó, ưu tiên đầu tư xây dựng giao thông trong vùng, hệ thống thủy lợi, nước ngọt, mặn, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống điện 3 pha. Đồng thời, phân bố hợp lý hệ thống ao nuôi tôm, ao xử lý nước cấp và thoát nước cho phù hợp, quản lý tốt môi trường ao nuôi tôm ổn định nhằm phát triển bền vững.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh giao nhiệm vụ Sở NN&PTNT phối hợp với các địa phương khẩn trương khảo sát, nghiên cứu chọn địa điểm phù hợp, giải quyết các khó khăn, vướng mắc để hình thành các khu công nghiệp nuôi tôm tập trung, nuôi tôm công nghệ cao trên cơ sở kêu gọi các doanh nghiệp vào tích tụ ruộng đất, đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Ngành nông nghiệp cần khuyến khích doanh nghiệp hợp tác với dân hoặc thuê lại các ao nuôi của dân để đầu tư thành vùng nuôi tập trung, hạ tầng tiên tiến, đồng bộ và cùng người dân đầu tư nuôi tôm hiện đại, công nghiệp hiệu quả.

 VIỆT NGUYỄN
Nguồn : http://baoquangnam.vn/

Xuất khẩu tôm chế biến chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi corona

(HQ Online) – Theo nhận định của doanh nghiệp, thời điểm hiện tại, xuất khẩu tôm chế biến sang Trung Quốc chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch corona.

xuat khau tom che bien chua bi anh huong nhieu boi corona
Dây chuyền sản xuất tôm xuất khẩu của FMC

Tôm chế biến chưa bị ảnh hưởng

Theo ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty CP thực phẩm Sao Ta (FMC), vừa qua do ảnh hưởng từ sự bùng phát của virus corona khiến cửa khẩu Việt – Trung tạm ngưng thông quan, đã có tác động xấu việc tiêu thụ nông sản của ta. Trung Quốc mua tôm Việt Nam chủ yếu là tôm sú cỡ lớn. Thời điểm này tôm sú cỡ lớn hết vụ, sản lượng cuối mùa không đủ trả các hợp đồng các thị trường khác. Cho nên cơ bản doanh nghiệp không ảnh hưởng việc tiêu thụ tôm trong giai đoạn hiện nay.

FMC có thị phần ở Trung Quốc không tới 0,5%, cho nên hoạt động FMC bình thường hiện nay. Do tháng 1/2020, FMC hoạt động sản xuất 22 ngày nên doanh số chỉ đạt 9,9 triệu USD (so 13,9 triệu cùng kỳ 2019). Bù lại tháng 2 tới ngày làm việc sẽ nhiều hơn tháng 2/2019, doanh số sẽ cao hơn.

Do quan ngại dịch bệnh nCoV, người lao động được phát khẩu trang và đo thân nhiệt khi vào cổng. Việc làm này nhằm nâng cao ý thức để mọi người biết cách phòng bệnh. Đây là một phần chỉ đạo chung từ PAN Group.

Ông Lực cũng cho biết, hiện nay nhiều nước đang ráo riết sản xuất vaccin phòng chống virus corona. Như vậy, dịch bệnh này sẽ được khống chế không lâu. Mọi hoạt động xuất khẩu sớm trở lại bình thường.

Trong năm 2019, thị trường Trung Quốc chiếm 16,5% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, chiếm 16,1% xuất khẩu tôm và 33% xuất khẩu cá tra. Trong năm 2019, thị trường Trung Quốc chiếm 16,5% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, chiếm 16,1% xuất khẩu tôm và 33% xuất khẩu cá tra.

Theo các chuyên gia, ngành thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc có thể giảm sút đáng kể trong quý I. Bên cạnh đó, Nghỉ Tết nguyên đán kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến doanh thu xuất khẩu trong quý I/2020.

Xuất khẩu tôm hùm bị ảnh hưởng

Trung Quốc là thị trường chính tiêu thụ hôm hùm của Việt Nam, ảnh hưởng của dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona đang khiến cho việc xuất khẩu tôm hùm sang thị trường Trung Quốc bị ngưng trệ.

Theo các doanh nghiệp, những năm trước, vào thời điểm sau Tết, hoạt động mua bán tôm hùm diễn ra rất sôi động. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh, việc xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc đang tạm ngưng nên các thương lái, doanh nghiệp chuyên thu mua tôm hùm xuất khẩu cũng tạm dừng thu mua.

Toàn tỉnh Khánh Hòa có 49.400 lồng nuôi tôm hùm, sản lượng nuôi hàng năm hơn 1.440 tấn, chủ yếu tập trung tại các địa phương như: Cam Ranh, Vạn Ninh, Nha Trang. Theo ước tính của Chi cục Thủy sản Khánh Hòa, khoảng hơn 70% lượng tôm thịt đến thời kỳ xuất bán đã được người dân bán trước Tết Nguyên đán, lượng tôm còn tồn chỉ khoảng 20 – 25%.

Trong đó, tại phường Cam Linh (TP.Cam Ranh) còn hơn 100 tấn tôm hùm xanh chưa tiêu thụ được; tại xã Vạn Thạnh có hơn 35.000 lồng nuôi tôm hùm. Không chỉ tôm thịt đang bị ùn ứ mà việc thả giống nuôi tôm đợt mới cũng bị ảnh hưởng do lồng nuôi đang lưu tôm thịt chờ bán, lồng để nuôi mới không có.

Các doanh nghiệp cho rằng, nhu cầu tôm hùm tươi sống tại thị trường này rất lớn nhưng các cửa khẩu tạm thời đóng cửa nên không thể thu mua xuất khẩu được. Khi thị trường Trung Quốc mở cửa trở lại, các doanh nghiệp sẽ tập trung thu mua ngay để xuất khẩu. Ngoài ra, hiện nay, một số doanh nghiệp cũng tìm kiếm thị trường xuất khẩu khác và mở rộng tiêu thụ nội địa.

 

Lê Thu

Nguồn : https://haiquanonline.com.vn/

Tầm quan trọng của Astaxanthin trong nuôi tôm

Trong ngành nuôi tôm tại Việt Nam, màu sắc tôm quyết định đến 99% giá bán trên thị trường. Tôm có màu sắc đẹp sẽ bán được với giá cao và đem lại lợi nhuận lớn cho người nuôi. Carotenoid được chứng minh có vai trò quan trọng trong việc tạo màu sắc hấp dẫn cho tôm khi chế biến. Trong đó,  Astaxanthin trong nuôi tôm là chất màu chính cho vỏ, cơ thịt và các cơ quan bên trong, chiếm 86 – 98% tổng lượng Carotenoid.

Astaxanthi là gì?

Astaxanthin có công thức hóa học là C40H52O4 – Đây là một loại Carotenoid màu đỏ thẫm, có khả năng tan trong chất béo, được tìm thấy ở một số loài tảo, nấm men và có nhiều trong các loài sinh vật biển như cá hồi, tôm,… Astaxanthin tạo màu đỏ hoặc vàng cam cho cơ, da và trứng.

Astaxanthi trong nuôi tôm có màu đỏ thẫm

Astaxanthin trong nuôi tôm có màu đỏ thẫm

Astaxanthin là chất kháng oxy hóa mạnh hơn cả các Carotenoid và các loại Vitamin E khác. Chúng có cấu trúc phân tử độc đáo, giúp tăng cường khả năng chống oxy hóa đến tối đa, đồng thời giúp lọc sạch gốc tự do ra bên ngoài cơ thể. Theo một số kết quả nghiên cứu cho thấy, Astaxanthin có khả năng chống lão hóa mạnh hơn Vitamin E gấp 500 lần.

Tầm quan trọng của Astaxanthin trong nuôi tôm

Đối với các loài giáp xác, Astaxanthin được coi là chất màu chính trong vỏ và thịt, chiếm 86 – 98% tổng lượng Carotenoid và đóng vai trò quan trọng trong việc tạo màu sắc hấp dẫn của tôm khi chế biến. Đối với các loài tôm thẻ chân trắng, tôm sú màu sắc cơ thể quyết định đến 99% giá bán trên thị trường. Vì vậy, trong quá trình nuôi bà con nên bổ sung một lượng nhỏ Astaxanthin vào khẩu phần ăn cho tôm.

Bởi lẽ, sự thiếu hụt Astaxanthin trong khẩu phần ăn của tôm nuôi là nguyên nhân dẫn đến “Hội chứng màu xanh trên tôm sú”, khi nấu chín sẽ đem đến màu vàng nhạt chứ không được màu sắc sáng đỏ tự nhiên. Cách đây không lâu, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Bổ sung Astaxanthin cho tôm khi bị Hội chứng màu xanh với liều lượng 50 ppm sau 4 tuần tôm sẽ trở lại màu sắc bình thường.

Ngoài ra, Astaxanthin trong nuôi tôm còn làm gia tăng tỷ lệ sống và tăng trưởng của ấu trùng tôm. Với việc bổ sung Astaxanthin liều lượng 100 ppm sẽ làm gia tăng tỷ lệ sống của ấu trùng lên đên 91% chỉ sau 4 – 8 tuần. Bổ sung với 150 ppm Astaxanthin cho tôm bố mẹ sẽ giúp cải thiện đáng kể chất lượng Nauplii và tỷ lệ sống của Zoea.

Astaxanthin còn là chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng bảo vệ nguồn dự trữ dinh dưỡng của tôm bố mẹ, đồng thời phôi khỏi quá trình oxy hóa. Bên cạnh đó, nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc dự trữ sắc tố trong phôi và ấu trùng cho sự phát triển của tế bào sắc tố. Bổ sung Astaxanthin sẽ thúc đẩy quá trình sản sinh của tôm, tăng tính chống chịu Stress và tăng khả năng miễn dịch.

Một số hình ảnh tôm nuôi được bổ sung Astaxanthin:

Tôm thẻ chân trắng được bổ sung Astaxanthin trong nuôi tôm

Tôm thẻ chân trắng được bổ sung Astaxanthin

Tôm thẻ bổ sung Astaxanthin so màu khi được luộc chín

Tôm thẻ bổ sung Astaxanthin so màu khi được luộc chín

Bổ sung Astaxanthi trong nuôi tôm

Trong môi trường tự nhiên, tôm không có khả năng tự tổng hợp Astaxanthin và hấp thụ khi ăn tảo biển, động vật phù du, giáp xác (tôm, cua, ghẹ…). Trong nuôi tôm sinh thái, nuôi bán thâm canh, tôm có thể hấp thụ Astaxanthin từ tảo biển có trong môi trường. Tuy nhiên, đối với môi trường thâm canh, siêu thâm canh thì để tôm có màu đẹp cần phải giữ lượng lớn tảo biển trong ao, việc này đòi hỏi người nuôi quản lý tốt môi trường nuôi, nếu không rất dễ dẫn đến sụp tảo, biến động các yếu tố môi trường như pH, kiềm, khí độc, ảnh hưởng đến sức khỏe tôm.

Hình ảnh tôm thẻ bên trái bổ sung ít Astaxanthin , bên phải bổ sung thường xuyên Astaxanthi

Hình ảnh tôm bổ sung ít Astaxanthin và tôm bổ sung thường xuyên Astaxanthin

Sự khác biệt giữa tôm được bổ sung Astaxanthin trong nuôi tôm

Sự khác biệt giữa tôm được bổ sung Astaxanthin và không được bổ sung Astaxanthin trong nuôi tôm

Hiện nay, để cho tôm có màu tôm đẹp mà an toàn cho môi trường nuôi, bà con có thể bổ sung Astaxanthin thành phẩm vào thức ăn tôm. Các nhà khoa học thuộc Đại học James Cook và MBD Industries tại Trung tâm macroalgal đã từng tiến hành một nghiên cứu bằng việc bổ sung Astaxanthin tự nhiên và tổng hợp vào thức ăn của tôm sú Penaeus monodon. Kết quả chỉ ra rằng, để tôm sú có màu sắc đạt chuẩn thương mại cần bổ sung Astaxanthin ở mức 98 ppm trong 66 ngày khi dùng Astaxanthin tự nhiên và 90 ppm trong 63 ngày khi dùng Astaxanthin tổng hợp.

Nguồn : https://drtom.vn