Bạn tìm thông tin gì?

Category Archives: Thị Trường Tôm

2019 có thể là năm thứ 4 xuất siêu liên tiếp của Việt Nam

Tôm đông lạnh
Sản phẩm tôm xuất khẩu.

Với mức xuất siêu cao kỷ lục 9,12 tỷ USD trong 11 tháng và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tăng 7,8% so với cùng kỳ năm ngoái, các chuyên gia thương mại dự kiến năm 2019 là năm xuất siêu thứ 4 liên tiếp của Việt Nam.

Đặc biệt, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ hoàn thành mục tiêu đề ra là đạt mức tăng trưởng tăng 7 – 8% so với năm 2018, kiểm soát nhập siêu dưới 3% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Mở rộng quy mô

Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết: Mặc dù còn 1 tháng nữa mới kết thúc năm 2019 song kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã hoàn thành 91,8% so với mục tiêu đề ra từ đầu năm. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu ước tính đạt 232,31 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2018.

Cụ thể, trong tháng 11, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 22,6 tỷ USD, giảm 6,7% so với tháng 10 nhưng lại tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2018.

Đáng lưu ý, kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp 100% vốn trong nước tăng 25,8% so với cùng kỳ, đạt 7,5 tỷ USD; khối doanh nghiệp FDI có kim ngạch xuất khẩu đạt 15,1 tỷ USD (bao gồm cả dầu thô), giảm 4,5% so với cùng kỳ.

Theo Cục Xuất Nhập khẩu, nếu tính chung 11 tháng, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 241,42 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2018.

Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu của khu vực 100% vốn trong nước đạt 74,72 tỷ USD, tăng 18,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 166,7 tỷ USD, tăng 3,8% so với cùng kỳ.

Không những thế, tỷ trọng của khối doanh nghiệp trong nước trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung cũng tăng lên mức 30,95% so với 29,16% của 11 tháng năm 2018.

Ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng 11 đạt 22,5 tỷ USD, tăng 0,6% so với tháng 10/2019 và 4,5% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 11 tháng, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu đạt 232,308 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 98,2 tỷ USD, tăng 13,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 134,1 tỷ USD, tăng 3,1%.

Nhận định từ giới phân tích cho thấy: Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, các nước nhập khẩu ngày càng siết chặt hàng rào phi thuế quan, bảo hộ trong nước gia tăng, việc Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng xuất khẩu khả quan và xuất siêu kỷ lục cho thấy hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành và khai thác, tận dụng tốt các cơ hội mang lại nhằm thúc đẩy xuất khẩu.

Ông Trần Thanh Hải-Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu cho hay: Tính đến hết tháng 11 đã có 32 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD (8 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD và 5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD).

Những mặt hàng dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu tiếp tục là điện thoại các loại và linh kiện, hàng dệt và may mặc, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, giày dép các loại.

Hơn nữa, khối doanh nghiệp trong nước tiếp tục là điểm sáng trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam với mức tăng 18,1%, cao hơn 2 lần so với tốc độ tăng trưởng chung cả nước và cao hơn gần 5 lần so với tốc độ tăng trưởng của khối doanh nghiệp FDI (kể cả dầu thô – đạt 3,8%).

Qua đó, tỷ trọng của khu vực kinh tế trong nước tiếp tục xu hướng tăng lên, chiếm 30,95% tổng kim ngạch xuất khẩu (cùng kỳ năm trước là 29,16%).

Cũng theo ông Trần Thanh Hải, tất cả các nhóm thị trường Việt Nam ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) và đang thực thi đều ghi nhận tăng trưởng tốt, cho thấy việc chủ động khai thác có hiệu quả các FTA này.

Ông Trần Thanh Hải cũng đưa ra ví dụ cụ thể như xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tăng 7,6%; Hàn Quốc tăng 10,1%; ASEAN tăng 2,5%; Nga tăng 9,1%; xuất khẩu sang New Zealand tăng 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái…

Đặc biệt, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục cải thiện theo chiều hướng tích cực, giảm hàm lượng xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

Về thị trường xuất khẩu, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam; tiếp đến là thị trường EU, Trung Quốc, ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Hơn nữa, cùng với việc không ngừng cải cách thủ tục hành chính, tạo hành lang thông thoáng cho doanh nghiệp hoạt động đã và đang là động lực rất lớn trong phát triển doanh nghiệp xuất khẩu trong nước cũng như thu hút mở rộng đầu tư và xuất khẩu sản phẩm hàng hóa.

Tạo thêm lực đẩy

Theo dự báo của Vụ Kế hoạch (Bộ Công Thương), thông thường kim ngạch xuất nhập khẩu những tháng cuối năm thường đạt khá cao so với đầu năm do đây là thời điểm chuẩn bị hàng hóa phục vụ các dịp mua sắm lớn nhất trên toàn cầu trong cả năm như Lễ Giáng sinh, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán ở Việt Nam và một số nước châu Á…

Do đó, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong tháng tới. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu sẽ không có nhiều biến động do ảnh hưởng từ sự suy giảm của nền kinh tế toàn cầu.

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng vào thương mại quốc tế với 13 FTA được ký kết và 3 FTA đang trong quá trình đàm phán, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có khả năng cạnh tranh tốt hơn so với nhiều nhà cung cấp khác nhờ hàng rào thuế quan dần được gỡ bỏ.

Đáng lưu ý, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực từ đầu năm 2019 và Hiệp định FTA Việt Nam – EU (EVFTA) đã được ký kết và dự kiến có hiệu lực năm 2020 đang tạo ra sức hút mới cho đầu tư trực tiếp nước ngoài, giúp các doanh nghiệp có thêm năng lực sản xuất mới.

Tuy vậy, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực vẫn đối diện với những khó khăn thách thức. Đó là EU chưa bỏ thẻ vàng đối với thuỷ sản Việt Nam, cạnh  tranh ngày càng mạnh mẽ trong xuất khẩu hàng hoá nông sản, thuỷ sản do ngày càng nhiều nước tham gia cung ứng nông sản trong khi cầu hạn chế.

Không những thế, việc kiểm soát chất lượng cũng như truy xuất nguồn gốc, năng lực chế biến, bảo quản nông sản, công nghiệp phụ trợ đang là vấn đề cần được quan tâm mạnh mẽ. Trong khi đó, giá các mặt hàng nông, thuỷ sản đang trong xu hướng giảm.

Mặt khác, xuất khẩu sang Mỹ tăng nhanh trong thời gian qua có thể kéo theo hệ lụy về việc tăng kiểm soát nhập khẩu từ Việt Nam.

Vì thế, để xuất khẩu tự tin cán đích, Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng cho biết: Bộ Công Thương sẽ theo dõi sát biến động tình hình thế giới, đặc biệt là diễn biến cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung để chủ động trong điều hành và có biện pháp thúc đẩy xuất khẩu và tăng cường quản lý chặt chẽ trước nguy cơ gian lận thương mại và gian lận xuất xứ hàng hóa.

Mặt khác, chú trọng tạo nguồn hàng có chất lượng cho sản xuất, hướng tới mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng, sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn thực phẩm và phù hợp với nhu cầu thị trường nhập khẩu.

Ngoài ra, Bộ sẽ tập trung nghiên cứu, dự báo, cảnh báo đối với các biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng lên hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Bên cạnh đó, Bộ kịp thời chỉ đạo các giải pháp cụ thể, quyết liệt, có định hướng để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu, phát triển thị trường.

Theo Thứ trưởng Cao Quốc Hưng, Bộ Công Thương cũng sẽ có những biện pháp phát triển xuất khẩu, nhập khẩu với từng thị trường quan trọng; tìm kiếm khả năng mở rộng các thị trường xuất khẩu mới còn tiềm năng đồng thời củng cố và mở rộng thị phần hàng hóa Việt Nam tại thị trường truyền thống, thị trường là đối tác FTA.

Hơn nữa, Bộ chú trọng việc tháo gỡ rào cản, tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu; đẩy nhanh tiến trình đàm phán, ký kết, phê duyệt các Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và các nước. Tổ chức triển khai thực hiện các cam kết hội nhập quốc tế của Việt Nam, bảo đảm cho quá trình hội nhập của Việt Nam một cách hiệu quả và bền vững hơn.

Đặc biệt, Bộ Công Thương chú trọng kiểm soát chặt chẽ toàn bộ hàng hóa trước khi nhập khẩu, tạm nhập vào lãnh thổ Việt Nam, đảm bảo không gắn, cài đặt, sử dụng các thiết bị, tài liệu, hình ảnh vi phạm chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của Việt Nam.

Uyên Hương Báo Tin Tức

Mỹ đẩy mạnh xuất khẩu tôm hùm sang Việt Nam

Tôm hùm alaska
Tôm hùm là một trong những sản phẩm hải sản Mỹ được xuất khẩu chính sang Việt Nam

Ngành tôm hùm Mỹ đang tìm cách mở rộng thị trường xuất khẩu để bù đắp cho những thiệt hại của thị trường Trung Quốc và Việt Nam được xem là một trong những thị trường triển vọng của ngành hàng này.

Thông tin từ Hiệp hội thủy sản Việt Nam cho biết xuất khẩu tôm hùm Mỹ sang Trung Quốc giảm mạnh trong năm nay do thuế quan mới áp đặt, khiến hoạt động kinh doanh loài này chuyển hướng sang các thị trường khác.

Tính đến hết tháng 6/2019, Mỹ xuất khẩu chưa đến 2,2 triệu pound, tương đương 1 triệu kg tôm hùm sang Trung Quốc.

Trong khi đó, quốc gia này đã xuất khẩu gần 12 triệu pound trong cùng kì năm 2018. Như vậy, xuất khẩu tôm hùm Mỹ sang Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm 2019 đã giảm hơn 80% so cùng kì.

Ngược lại, tại Canada, xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc tính đến hết tháng 6/2019 đạt gần 33 triệu pound, gần bằng khối lượng xuất khẩu trong năm 2018. Giá trị xuất khẩu tôm hùm của Canada đạt gần 200 triệu USD tính đến hết tháng 6/2019 và gần như sẽ vượt xa tổng giá trị xuất khẩu 223 triệu USD trong năm 2018.

Tính đến hết tháng 6/2019, xuất khẩu của Mỹ ước tính dưới 19 triệu USD, giảm hơn 70 triệu USD so với cùng kì năm 2018.

Thực tế ngành tôm hùm Mỹ đang tìm cách mở rộng thị trường nội địa và thị trường quốc tế để bù đắp cho những thiệt hại của thị trường Trung Quốc.

Do đó, không chỉ tăng trưởng tại Canada, ngành tôm hùm Mỹ còn nhắm tới thị trường Việt Nam khi cho rằng nhu cầu của người Việt về hải sản cũng như tiềm năng ở thị trường Việt Nam đối với mặt hàng tôm hùm là rất lớn.

Theo số liệu của Tổng Lãnh Sự Quán Mỹ tại TP HCM, tôm hùm là một trong những sản phẩm hải sản Mỹ được xuất khẩu chính sang Việt Nam đạt giá trị xuất khẩu là 25 triệu USD trong năm 2018.

Để hải sản Mỹ và đặc biệt là tôm hùm Mỹ có thể tiếp cận nhiều hơn đến người tiêu dùng Việt Nam, Hiệp Hội Seafood Export USA – Northeast đã triển khai chiến lược “Thưởng thức tôm hùm Mỹ” và một trong những chuỗi nhà hàng lớn nhất tại Việt Nam là Redsun đã được lựa chọn trở thành đối tác độc quyền để giới thiệu sản phẩm này.

Theo đó, ngày 29/11, tại TP HCM, Tập đoàn ẩm thực Redsun ITI cùng Hiệp hội Xuất khẩu Hải sản Vùng Đông Bắc nước Mỹ, chính thức đưa tôm hùm Mỹ đến với người tiêu dùng Việt thông qua các hệ thống nhà hàng KING BBQ, TASAKI BBQ, MEIWEI.

Tôm hùm được giới thiệu tại các nhà hàng Việt Nam. Ảnh: Như Huỳnh.

Bà Marie Damour, Tổng Lãnh Sự Quán Mỹ tại TP HCM cho biết Tập đoàn Redsun tiếp tục nhập khẩu số lượng lớn thực phẩm và nông sản Mỹ. Chỉ tính riêng năm nay, Redsun đã nhập khẩu thịt bò và thịt gia cầm từ Mỹ với trị giá gần 6,5 triệu USD.

Việc thu mua các sản phẩm của Mỹ của Redsun không chỉ mang đến các loại thức phẩm chất lượng cho khách hàng mà còn giúp nông dân và chủ trang trại Mỹ và cụ thể với mặt hàng tôm hùm là giúp cho ngành đánh bắt và nuôi tôm hùm của Mỹ.

“Chúng tôi có thể chia sẻ loại hải sản tươi ngon này với người tiêu dùng trên khắp thế giới  bởi nguồn cung dồi dào và bền vững. Trên thực tế, luật pháp bảo vệ các nguồn tôm hùm như yêu cầu tôm hùm phải đạt đến một kích thước tối thiểu mới được khai thác và nghiêm  cấm bắt tôm hùm cái đang mang trứng.

Đây là một số trong những điều luật đầu tiên được thực thi ở bất kì đâu trên thế giới nhằm bảo vệ các nguồn thuỷ sản”, Tổng Lãnh Sự Quán Mỹ tại TP HCM cho hay.

Hiện lượng tôm hùm Mỹ xuất khẩu chủ yếu vào thị trường Liên minh châu Âu (EU), Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, còn Việt Nam chỉ nhập một lượng khá nhỏ trong các thị trường nói trên.

Tuy nhiên, sau khi Mỹ có xung đột thương mại với Trung Quốc, cùng với việc các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu sang Việt Nam, lượng tôm hùm, hải sản của Mỹ về Việt Nam dự kiến sẽ gia tăng nhanh chóng.

Như Huỳnh Kinh tế tiêu dùng

Cố vấn nuôi tôm Mỹ: Đừng đợi đến đợt đại dịch tiếp theo mới tăng giá

TômVang.io dịch từ nguồn: https://www.undercurrentnews.com –

BANGKOK, Thái Lan – Chuyên gia tư vấn nuôi trồng thủy sản Darryl Jory, đại diện cho ngành tôm Hoa Kỳ, nói với người nghe tại hội nghị về tôm vào ngày 13 tháng 11 rằng có cơ hội đáng kể để tăng trưởng thị trường ở Mỹ, miễn là các nhà sản xuất và nhập khẩu sẵn sàng chuyển từ cửa hàng truyền thống và nắm lấy kế hoạch tiếp thị mới.

“Nếu chúng ta chờ đợi đại dịch tiếp theo, hoặc đang mong muốn và hy vọng cho căn bệnh lớn tiếp theo, đó sẽ không phải là một chiến lược tốt để cải thiện giá cả”, Jory nói. “Chúng ta cần truyền tải đúng thông điệp: tôm của chúng ta lành mạnh, nó là một loại thực phẩm bổ dưỡng, được nuôi một cách có trách nhiệm và thông điệp của chúng tôi với ngành là: Đừng thay đổi sản phẩm. Thay vào đó hãy tạo ra sản phẩm tốt hơn.”

Jory cho biết theo truyền thống tôm ở Mỹ được bán cho các cửa hàng dịch vụ thực phẩm – 65% tổng lượng tiêu thụ tôm của Mỹ diễn ra trong dịch vụ thực phẩm, với tổng doanh số bán tôm tại dịch vụ thực phẩm tăng lên 695 triệu lbs (tương đương 315 tấn) so với năm ngoái. Trong số này, doanh số bán tôm trong số 13 nhà phân phối hàng đầu đã tăng thêm khoảng 10 triệu lbs (tương đương 4,000  tấn) đến 255 triệu lbs (tương đương 102,000 tấn) trong năm 2018.

Hầu hết sự tăng trưởng này đang diễn ra tại các chuỗi nhỏ hơn chỉ với 1-20 cửa hàng, Jory cho biết, chịu trách nhiệm cho 67% tăng trưởng doanh thu tôm trong dịch vụ thực phẩm năm ngoái. Ngược lại, các chuỗi lớn hơn với hơn 250 địa điểm chứng kiến ​​doanh số tôm giảm 2,7% trong năm 2018.

Về các lĩnh vực tăng trưởng, tôm size lớn hơn và tôm lột vỏ đã chứng kiến ​​sự tăng trưởng đáng kể, ông Jory lưu ý. Hơn một phần ba số tôm bán trong dịch vụ thực phẩm diễn ra ở các bang phía nam Đại Tây Dương, nhưng trên khắp bản đồ, mức tiêu thụ đang tăng lên đều đặn trong tất cả chúng.

“Về mức độ phổ biến, tôm thẻ là loài hàng đầu tuyệt đối, nó thống trị trên toàn quốc [87%], và tôm sú cũng rất có ý nghĩa ở hầu hết các khu vực. Tôm bóc vỏ và lột chỉ chiếm 72% dịch vụ ăn uống.”

Tuy nhiên, vẫn có tiềm năng đáng kể trong việc bán tôm trực tiếp cho các hộ gia đình, nơi mà doanh số bán lẻ tôm đã tăng 9% về giá trị và 37% về khối lượng kể từ năm 2014. Điều này có nghĩa là hiện nay, gần một nửa số hộ gia đình Mỹ mua tôm từ các nhà bán lẻ trong nguyên năm là tổng cộng 375 triệu lbs (170,000 tấn) cho năm 2018, tăng tổng số 350 triệu lbs (158,000 tấn) cho năm 2017.

“Hầu hết tôm ở Mỹ được tiêu thụ trong dịch , và có một tiềm năng tăng trưởng đáng kể ở đó, để tiêu thụ tôm ở nhà nhiều hơn”, Jory nói với người nghe. “Tôi cũng tự hỏi tại sao chúng tôi không cố gắng thâm nhập vào chuỗi thức ăn nhanh ở Mỹ, bạn thấy ví dụ như hamburger tôm ở Nhật Bản và Hàn Quốc, và tôi tự hỏi liệu đây có phải là một sự thay thế tiềm năng cho Hoa Kỳ không.”

Hội nghị Lãnh đạo Nuôi trồng Thủy sản Toàn cầu năm ngoái tại Ecuador đã chứng kiến ​​sự hình thành của ‘Hội đồng Tiếp thị Tôm’, một kế hoạch nhằm tạo ra một chiến lược tiếp thị thống nhất nhằm thúc đẩy tiêu thụ tôm ở Mỹ.

Dựa trên một mô hình được áp dụng thành công bởi ngành công nghiệp bơ Hoa Kỳ, các nhà nhập khẩu và sản xuất phải trả một số tiền nhỏ vào một quỹ lớn hơn cho mỗi pound hoặc kg tôm được bán; quỹ này sau đó hướng tới các chiến dịch quảng bá tôm tập trung hơn, tốt hơn.

“Trong khoảng 10 năm trở lại đây, doanh số bán bơ ở Mỹ đã tăng gần gấp ba, vì vậy, nó đã được chứng minh là một chiến lược rất thành công,” Jory nói.

Ấn Độ, Ecuador, Mexico lấp đầy khoảng trống nhập khẩu của Trung Quốc vào năm 2019

Sử dụng dữ liệu từ Bộ Thương mại Hoa Kỳ, Jory cho thấy những người tham dự tại hội nghị Infofish về cách dòng chảy thương mại toàn cầu đã thay đổi trong sáu năm qua, với việc nhập khẩu tôm của Ấn Độ và Indonesia tăng đáng kể để đáp ứng nhu cầu do nguồn cung Thái Lan thu hẹp.

“Vì vậy, nếu chúng ta nhìn vào dòng chảy thương mại từ năm 2012 đến 2018, chúng ta sẽ thấy một số thay đổi lớn và tôi tự hỏi mình câu hỏi, điều này sẽ như thế nào trong năm, 10, 15, 20 năm tới? bởi vì ngành công nghiệp của chúng tôi thay đổi rất nhanh và bất ngờ “, Jory nói. “Dựa trên nhập khẩu tôm của Mỹ, có một bức tranh rõ ràng nơi Ấn Độ đang thay thế Thái Lan và thúc đẩy tăng trưởng, trong khi Trung Quốc là động lực thúc đẩy nhu cầu chính nổi lên như là nhà nhập khẩu tôm lớn nhất toàn cầu.”

Trong năm năm qua, Hoa Kỳ đã chứng kiến sự gia tăng khối lượng nhập khẩu tôm là 39%, chủ yếu do Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam. Cho đến nay, Ấn Độ một lần nữa là nguồn tăng trưởng chính; vào cuối tháng 9, Hoa Kỳ đã nhập khẩu 437 triệu lbs tôm Ấn Độ, tăng 13% so với tổng kiểm tra chín tháng của năm ngoái. Nhập khẩu tôm của Ecuador và Việt Nam cũng tăng lần lượt là 8.2% và 9.0% lên 139m lbs và 92m lbs, Jory cho biết.

Tuy nhiên, hai sự thay đổi đáng kể nhất có thể được nhìn thấy ở Mexico và Trung Quốc. Nhập khẩu tôm Mexico đã thực sự bùng nổ vào năm 2019, tăng 43,5% từ 10,000 tấn lên 15,000 tấn trong chín tháng đầu năm. Điều này đã ít nhất lấp đầy một phần thâm hụt được tạo ra bởi sự sụt giảm nhập khẩu tôm Trung Quốc – giảm 56,4% từ 36,000 tấn xuống 15,700 tấn trong các số liệu hiện nay. Tất nhiên, đây là kết quả trực tiếp của sự gián đoạn thương mại đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc, được ghi chép lại ở những nguồn khác 

“Từ đầu năm đến nay, chúng ta đang chứng kiến khoảng 1% nhập khẩu tăng trong tháng 9 và biểu đồ này [bên dưới] cho thấy sự gia tăng từ năm nhà xuất khẩu hàng đầu sang Mỹ, dẫn đầu là Ấn Độ. Nếu chúng ta nhìn vào giá nhập khẩu trung bình mỗi pound , đáng tiếc, chúng ta thấy, đáng tiếc, một xu hướng giảm và nếu chúng ta nhìn vào giá thực trong nhiều năm qua, rõ ràng giá nhập khẩu tôm đang có xu hướng giảm rất đáng kể.

 

  

Trong khi đó, tôm đang tiếp tục tăng trưởng so với các loại hải sản khác với tư cách là người đóng góp hàng đầu cho thâm hụt thương mại hải sản khổng lồ 16,7 tỷ USD của Mỹ. Năm ngoái, chẳng hạn, Hoa Kỳ đã nhập khẩu 695.000 tấn tôm với chi phí 6,6 tỷ đô la, tương đương 27,7% tổng thâm hụt.

“Năm 2017, tôm là loại hải sản được tiêu thụ số một, với khoảng 4,4 lbs (2 kg) mỗi người và con số này tăng khoảng 2,1 lbs mỗi người, hoặc tăng 92% giữa các năm [1987 và 2017],” Jory nói. “Rõ ràng, chúng tôi yêu tôm.”

Tuy nhiên, tiêu thụ tôm vẫn thấp hơn so với các loại thịt truyền thống ở Mỹ.

“Chúng tôi tiêu thụ thịt gia cầm, thịt bò, thịt lợn và thịt bê nhiều hơn gấp 12 lần so với tiêu thụ hải sản. Rõ ràng, điều này không tốt, nhưng nó cũng là cơ hội để tăng trưởng trong ngành và cho các sản phẩm nuôi tôm ở Mỹ.”

Đài Loan tăng mua tôm Việt

Theo thống kê của ITC, Việt Nam đứng thứ 2 trong top các thị trường tôm xuất vào Đài Loan.

9 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm sang thị trường Đài Loan (Trung Quốc) đạt 41,9 triệu USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ 2018. Đây là mức tăng tốt nhất trong top 10 thị trường nhập khẩu chính tôm của Việt Nam.

dai loan tang mua tom viet

Đài Loan ưa chuộng tôm sú từ Việt Nam, chủ yếu như tôm sú nguyên con tươi đông lạnh, tôm sú nguyên con tươi xẻ bướm đông lạnh, tôm sú thịt đông lạnh, tôm sú PUD đông lạnh. Tôm sú nguyên con tươi đông lạnh xuất sang Đài Loan có giá 6-8 USD một kg. Bên cạnh đó, Đài Loan cũng nhập từ Việt Nam tôm chân trắng thịt đông lạnh, tôm chân trắng PTO nobashi, tôm chân trắng PD luộc đông lạnh, tôm chân trắng sushi hấp đông lạnh…

Theo thống kê của ITC, Việt Nam đứng thứ 2 trong top các thị trường tôm xuất vào Đài Loan, chiếm 16,6%.

Sáu tháng đầu năm, trong top 4 nguồn cung chính, nhập khẩu tôm vào Đài Loan từ Việt Nam và Honduras tăng trưởng tốt trong khi tôm từ Thái Lan sụt giảm mạnh.

Tỷ trọng xuất khẩu tôm Việt Nam sang Đài Loan chưa tăng như kỳ vọng là do thuế nhập vào thị trường này còn cao (khoảng 20%), đồng thời thị trường này áp dụng quy định khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch thường xuyên điều chỉnh, sửa đổi.

Tuy nhiên, Đài Loan là thị trường nhiều tiềm năng cho tôm Việt Nam với thị hiếu đa dạng, cộng đồng người Việt khá đông đảo. Nhu cầu nhập tôm của Đài Loan cũng có xu hướng tăng những năm gần đây.

Đầu tháng 10/2019, Cơ quan Quản lý Thực phẩm Dược phẩm Đài Loan đã công bố danh sách 638 nhà máy, công ty thủy sản Việt Nam được phép xuất khẩu vào thị trường này.

Người Đài Loan thường ít dự trữ thực phẩm, do đó đóng gói hàng hóa nên nhỏ gọn, thiết kế đẹp mắt, kèm đầy đủ hướng dẫn sử dụng.

“Chạy” theo thịt lợn, giá tôm vụ thu – đông tăng 30%

Hơn một tuần nay, giá tôm bất ngờ tăng mạnh khiến cho người nuôi tôm vụ thu đông Hà Tĩnh rất phấn khởi. Nhiều vùng nuôi tôm đang tập trung chăm sóc chờ ngày thu hoạch.

Vùng nuôi tôm của một công ty ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) hiện đang tiến hành thu hoạch tỉa tôm vụ thu – đông, công ty cho biết: Vụ tôm thu – đông của công ty có diện tích hơn 2,5 ha với 10 ao nuôi. Sau 80 ngày thả giống, đến nay, tôm đã bắt đầu bước vào kỳ thu hoạch. Ước tính, vụ tôm này cho sản lượng khá cao, khoảng 25 tấn tôm thương phẩm.


Nông dân Hà Tĩnh thu tỉa tôm vụ thu – đông.

“Năm nay, công ty đổi mới công nghệ sản xuất giống, du nhập tôm bố mẹ từ Mỹ về nên đạt năng suất cao. Hiện, công ty đang cho thu hoạch với nhiều kích cỡ tôm khác nhau, trong đó có loại đạt 48 – 50 con/kg. Điều đáng nói, giá tôm hiện tại đang tăng mạnh, tôm có kích cỡ 40 – 50 con/kg bán với giá hơn 200 nghìn đồng/kg; cỡ tôm 60 – 70 con/kg bán với giá 180.000 đồng/kg; 80 – 90 con/kg bán với giá 150.000 đồng/kg… Tính bình quân, giá tôm hiện tại tăng khoảng 30%” – Giám đốc công ty này cho biết thêm.

Vùng nuôi tôm trên cát ở xã Cẩm Hòa (Cẩm Xuyên) có khoảng 20 ha nuôi vụ thu – đông. Chủ đầm tôm Trần Văn Ngô ở xóm Bắc Hòa cho biết: Vụ tôm này anh thả hơn 1 triệu con vào nuôi 3 ao với diện tích gần 1 ha. Đến thời diểm này, tôm nuôi đã đạt kích cỡ gần 80 con/kg, khoảng gần tháng nữa sẽ cho thu hoạch.

Qua các kênh thông tin được biết, giá tôm hiện tại tăng cao nên anh rất phấn khởi. Để vụ nuôi thành công, anh đang tập trung chăm sóc, phòng bệnh cho tôm. Với sản lượng ước đạt 15 tấn, vụ tôm này gia đình anh sẽ thu về hơn 2 tỷ đồng.


Vụ thu – đông chủ yếu là nuôi ở các vùng nuôi tôm công nghệ cao trên cát.

Nuôi tôm vụ thu – đông ở tỉnh Hà Tĩnh mặc dù rủi ro cao do thời tiết, dịch bệnh nhưng giá trị mang lại sau thu hoạch rất lớn. Bởi vậy, tôm vụ này được nuôi chủ yếu tại các vùng nuôi tôm công nghệ cao trên cát. Đây là những vùng nuôi được đầu tư kỹ lưỡng và tuân thủ lịch thời vụ, là những yếu tố hết sức quan trọng để giành thắng lợi trong vụ tôm này…

Ông Lưu Quang Cần – Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản cho biết: Toàn tỉnh có gần 3.000 ha nuôi tôm nhưng vụ thu – đông chỉ có khoảng 300 ha đủ điều kiện, rải rác ở các huyện Nghi Xuân, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, TP Hà Tĩnh, Kỳ Anh…

Bình thường, giá tôm vụ thu – đông cũng cao hơn so với vụ xuân hè nhưng gần một tuần lại nay, giá tăng mạnh, bình quân khoảng 30%. Trước tình hình giá thịt lợn tăng “đột biến” như hiện nay, nhận định giá tôm thương phẩm sẽ tiếp tục duy trì và tăng mạnh, nhất là vào dịp cuối năm. Đây thực sự là tín hiệu vui cho người dân nuôi tôm trên địa bàn tỉnh.

“Tuy nhiên, phần lớn diện tích thả nuôi tôm – thu đông thời điểm này chưa đến kỳ thu hoạch, vì vậy, người nuôi phải hết sức thận trọng bởi thời tiết diễn biến bất thường. Đặc biệt, biên độ, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm rất lớn, không thích hợp với điều kiện phát triển của tôm, nhưng lại là điều kiện thích hợp cho mầm bệnh phát sinh. Bởi vậy, phải theo dõi, chăm sóc kỹ lưỡng, đảm bảo tốt các quy trình kỹ thuật, phòng chống dịch bệnh tốt thì mới thành công ” – ông Cần khuyến cáo.

Xuất khẩu tôm vẫn trên đà giảm

Xuất khẩu tôm sang nhiều thị trường chính giảm sâu, khiến kim ngạch xuất khẩu tôm trong 2019 giảm, khó đạt được kế hoạch đề ra.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Vệt Nam (VASEP), sau khi giảm trong tháng 9/2019, XK tôm Việt Nam trong tháng 10 tiếp tục giảm, tuy nhiên mức giảm đã chậm hơn so với tháng 9. Kim ngạch XK tôm trong 10 tháng đạt 2,8 tỷ USD, giảm 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

XK tôm Việt Nam sang thị trường EU- thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam tăng trưởng dương duy nhất trong tháng 7, các tháng còn lại đều tăng trưởng âm. Trong 10 tháng năm nay, XK tôm sang EU đạt 580,8 triệu USD, giảm 19,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 3 thị trường nhập khẩu chính tôm Việt Nam trong khối EU (Anh, Hà Lan, Đức), XK sang Anh và Hà Lan giảm 2 con số, lần lượt 15,5% và 37,6%, XK sang Đức giảm 5,6%.

Theo VASEP, EU chiếm khoảng 31% tổng nhập khẩu tôm thế giới và chiếm 21% XK tôm của Việt Nam. Nếu biết tận dụng ưu đãi thuế quan từ Hiệp định EVFTA giữa Việt Nam và EU, áp dụng hiệu quả quy tắc xuất xứ, XK tôm Việt Nam sang EU sẽ có cơ hội gia tăng từ năm 2020. Tuy nhiên, XK sang thị trường này trong nửa cuối năm chưa thể phục hồi.

Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ 2 của Việt Nam sau EU, chiếm 19,7% tổng giá trị XK tôm của Việt Nam. XK tôm Việt Nam sang Mỹ tăng trưởng dương trong 4 tháng từ tháng 5 đến tháng 8, giảm trong tháng 9/2019 và tăng trưởng dương trở lại trong tháng 10/2019. XK tôm sang Mỹ trong 10 tháng đạt 548,2 triệu USD, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhu cầu nhập khẩu tôm của Mỹ từ Việt Nam đã tích cực hơn nhờ tồn kho giảm trong khi Mỹ cũng đang có xu hướng giảm nhập khẩu từ Ấn Độ, Thái Lan và giảm mạnh nhập khẩu từ Trung Quốc.

Mỹ là thị trường nhập khẩu tôm chân trắng lớn nhất Việt Nam. Về cơ cấu XK tôm Việt Nam sang Mỹ, tôm chân trắng chiếm tỷ trọng lớn 83,3%, tôm sú chỉ chiếm 12,6%. 9 tháng đầu năm nay, XK tôm chân trắng sống/tươi/đông lạnh sang Mỹ tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái.

Kết quả khả quan về thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam vào Mỹ trong POR 13 đã góp phần tạo động lực cho các DN XK tôm của Việt Nam sang thị trường này. XK tôm Việt Nam sang Mỹ dự kiến tăng khoảng 5% trong quý cuối năm nay.

XK tôm Việt Nam sang Trung Quốc trong tháng 10/2019 đạt 56,3 triệu USD, tăng 20,4%. Đây là mức tăng trưởng tốt nhất trong số 6 thị trường nhập khẩu tôm chính của Việt Nam. Tính tới tháng 10 năm nay, XK tôm sang thị trường này đạt 438,6 triệu USD, tăng 8,7%.

Đầu năm 2019, Trung Quốc siết chặt thương mại đường biên mậu đồng thời Trung Quốc cũng tăng mạnh NK tôm từ Ecuador và Ấn Độ, khiến XK tôm Việt Nam sang Trung Quốc những tháng đầu năm sụt giảm.

Kể từ tháng 5/2019 đến nay, nhu cầu nhập khẩu tôm của Trung Quốc từ Việt Nam cao hơn, doanh nghiệp cũng đã bắt kịp yêu cầu thị trường nên XK tôm Việt Nam sang thị trường này đã liên tục đạt được các mức tăng trưởng dương.

XK tôm Việt Nam sang Trung Quốc từ nay đến cuối năm dự kiến vẫn duy trì đà tăng trưởng do nhu cầu nhập khẩu tôm từ Trung Quốc vẫn cao để phục vụ Tết Nguyên đán.

Theo nhận định của VASEP, XK tôm có chiều hướng khả quan hơn tại các thị trường Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản vào những tháng cuối năm khi lượng tồn kho giảm. Tuy nhiên, XK sang thị trường EU những tháng cuối năm chưa thể phục hồi. Cạnh tranh về giá tôm vẫn là áp lực lớn đối với doanh nghiệp XK tôm Việt Nam cả năm 2019 dự kiến đạt khoảng 3,4 tỷ USD, giảm 4% so với năm 2018.

Tôm hùm nhập tăng giá vù vù, tôm hùm Việt bán ra với mức giá thấp

Gần về cuối năm, giá tôm hùm Alaska nhập khẩu và tôm hùm Việt Nam đều tăng cao. Tuy nhiên, người nuôi tôm hùm thương phẩm tại nhiều địa phương ven biển cho rằng mức giá bán hiện nay vẫn thấp so với công sức và chi phí bỏ ra.

Nếu như khoảng 1 tháng trước đây, giá tôm hùm Alaska nhập khẩu dao động từ 950.000 – 1.100.000 đồng/kg với tất cả các size từ 0,5kg – 5kg thì hiện giá loại tôm này đã tăng 100.000 – 200.000 đồng/kg, lên 1.050.000 – 1.250.000 đồng/kg.

Trao đổi với chị Thanh Thủy, nhân viên tại một công ty nhập khẩu hải sản Canada tại Hà Nội, chị cho biết, khoảng 1 tháng trước đây giá tôm hùm Alaska công ty chị để cho các đại lý là 900.000 đồng/kg tất cả các size, thì hiện nay giá là 1.010.000 đồng/kg, còn bán lẻ ra ngoài là 1.060.000 đồng/kg.

Tôm hùm nhập tăng giá vù vù, tôm hùm Việt bán ra với mức giá thấp - 1

Càng về cuối năm giá tôm hùm Alaska càng tăng cao

“Từ giờ đến Tết giá tôm hùm Alaska sẽ còn tăng cao. Giá thay đổi theo mỗi đợt hàng về, nhưng chắc sẽ tăng lên khoảng 100.000 – 200.000 đồng/kg nữa. Hiện bên Trung Quốc đang tăng cường nhập khẩu tôm hùm Alaska với số lượng lớn, nhiều khi không có hàng để lấy. Mỗi tuần công ty tôi nhập 2 đợt, mỗi đợt không dưới nửa tấn, mà vừa rồi đợt Quốc khánh Trung Quốc còn không nhập được cân nào. Đợt Tết dương lịch sắp tới phải cạnh tranh gay gắt với bên Trung Quốc, không biết có nhập được hàng không nữa, trong khi nhiều đại lý ở các tỉnh đã đặt hàng số lượng lớn từ bây giờ. Vì vậy, giá tôm hùm Alaska từ nay đến cuối năm chỉ tăng chứ không giảm”, chị Thủy cho biết.

Trong khi giá tôm hùm nhập khẩu tăng cao thì giá tôm hùm thương phẩm trong nước cũng tăng, nhưng người nuôi tôm hùm tại nhiều địa phương ven biển cho rằng mức giá này vẫn thấp so với công sức và chi phí bỏ ra.

Trao đổi với chị Thu Nga, một người bán tôm hùm thương phẩm tại Phú Yên, chị cho biết giá tôm hùm xanh hiện chị bán cho khách lẻ là 900.000 đồng/kg size 2-3 lạng; 1,1 triệu/kg size 4-5 lạng và gần 2 triệu/kg size 1kg đổ lên.

Tôm hùm nhập tăng giá vù vù, tôm hùm Việt bán ra với mức giá thấp - 3

Tôm hùm Việt tăng giá, nhưng vẫn thấp hơn giá cùng kỳ năm ngoái 200.000- 300.000 đồng/kg

“Mấy hôm nay tôm hùm bắt đầu lên giá, size từ 1kg trở lên trước chỉ 1,3 triệu/kg thì giờ đã lên gần 2 triệu/kg rồi. Các size khác tăng từ 100.000 – 200.000 đồng/kg. Sắp tới giá tôm sẽ còn tăng nữa”, chị Nga cho biết.

Tuy nhiên, theo chị Nga, hầu như người nuôi tôm hùm thương phẩm tại Phú Yên không nuôi tôm lâu vì các thương lái không mua tôm size từ 4 lạng trở lên, hoặc nếu mua sẽ ép giá xuống thấp, trong khi càng nuôi lâu thì chi phí thức ăn sẽ càng tăng cao.

Chính vì vậy, tôm hùm cứ được 2-3 lạng là người nuôi thu hoạch hết để bán. Lượng tôm size từ 1kg trở lên rất hiếm. “Giá tôm hùm đang tăng, nhưng vẫn thấp hơn năm ngoái từ 200.000 – 300.000 đồng/kg, không bõ gì so với công sức và chi phí bỏ ra!”, chị Nga nhận định.

Khảo sát giá tôm hùm xanh tại các cửa hàng hải sản tại Hà Nội, size từ 0,2 – 0,89kg/con được bán với giá 1,5 – 1,7 triệu/kg; size từ 0,9 – 1,15 kg/con giá từ 2 – 2,350 triệu/kg; size 1,16 – 1,69kg/con giá 2,5 – 2,7 triệu/kg; size 1,7 – 2kg giá từ 3 – 3,2 triệu/kg.