Bạn tìm thông tin gì?

Category Archives: Thị Trường Tôm

Thiên thời dành cho xuất khẩu tôm ở Việt Nam

Khi các thị trường xuất khẩu tôm đứng hàng đầu thế giới như Ấn Độ, Ecuador,… còn đang trong cuộc chiến tranh với covid-19 nên xuất khẩu tôm đang gặp rất nhiều trở ngại. Trong khi đó Việt Nam đã kiểm soát tốt được dịch bệnh nên đã tạo được thế mạnh xuất khẩu tôm hơn các nước khác.

ảnh minh họa

Tháng 4 vừa qua, xuất khẩu tôm Việt Nam sang hầu hết các thị trường chính là Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc đều tăng. Dù nhu cầu tiêu thụ tôm tại các nhà hàng, khách sạn giảm nhưng tăng tại siêu thị và hệ thống bán lẻ vì người tiêu dùng có xu hướng mua về nhà chế biến trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19. Đặc biệt, tại Mỹ, thị trường nhập khẩu tôm thứ 2 của Việt Nam (sau Nhật Bản), ghi nhận mức tăng trưởng dương 4 tháng liên tục, với tổng kim ngạch 158,7 triệu USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chính là do các nhà nhập khẩu Mỹ giảm nhập từ Ấn Độ, Ecuador bởi ảnh hưởng Covid-19.

VASEP thông tin thêm hiện sản xuất tôm từ các nguồn cung chính trên thế giới gồm: Ấn Độ, Ecuador, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia… đều đang gặp khó khăn do tác động của dịch Covid-19. Do dịch bệnh diễn biến khó lường, Ấn Độ kéo dài phong tỏa đến hết tháng 5, khiến chuỗi cung ứng tôm bị đứt gãy. Việc nuôi tôm ở Ấn Độ cũng gặp khó khăn từ khâu con giống đến vấn đề đầu ra, nhà máy chế biến thiếu công nhân, giá tôm và sản lượng tôm sụt giảm mạnh. Ecuador cũng phải đối mặt với những thách thức tương tự do Covid-19 khi tâm dịch hoành hành ngay trung tâm sản xuất tôm của nước này. Còn tại Trung Quốc, ngành nuôi tôm đang bị dịch bệnh tấn công, gây thiệt hại không nhỏ. Đây là cơ hội cho tôm của Việt Nam nếu bảo đảm được nguồn cung nguyên liệu.

Các thị trường tiềm năng

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu tôm Việt Nam trong tháng 4 tiếp tục tăng 5,8%, đạt 244,2 triệu USD, đưa tổng kim ngạch 4 tháng đầu năm lên 872,8 triệu USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2019. “Việc cơ bản đẩy lùi được dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam góp phần giúp các doanh nghiệp tôm Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao hơn so với các đối thủ khác như Ấn Độ, Ecuador, do những nước vẫn đang gồng mình chống chọi với Covid-19, chưa thể quay lại với hoạt động sản xuất bình thường.” – VASEP nhận định.

“Người dân nên mạnh dạn thả nuôi để đón đầu cơ hội giá tôm sẽ phục hồi tốt cuối năm nay nếu Covid-19 trên toàn cầu được kiểm soát hoàn toàn, nhu cầu thị trường hồi phục. Người nuôi cũng nên chú ý đa dạng cỡ tôm khi thu hoạch, không nên chỉ tập trung vào cỡ lớn. Trong bối cảnh dịch Covid-19, các kênh tiêu thụ tôm cỡ lớn như: nhà hàng, khách sạn gần như đóng cửa nên nhu cầu giảm. Trong khi đó, do thu nhập giảm, người tiêu dùng sẽ chuyển sang sử dụng tôm cỡ trung và nhỏ nhiều hơn” – VASEP khuyến cáo.

Ngọc Ánh 

Nguồn: Người Lao Động

Cơ hội giá tôm việt sẽ phục hồi tốt cuối năm nay

Hiệp hội VASEP đưa ra tại Hội nghị “Triển khai nhiệm vụ phát triển ngành tôm nước lợ năm 2020” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức tại Sóc Trăng, ngày 8-5.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, ngành hàng tôm là một trong những ngành hàng đóng góp lớn cho xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2020 chúng ta đối mặt với nhiều thách thức khi đại dịch Covid-19 xảy ra cùng lúc với tình hình hạn hán và xâm nhập mặn, gây nhiều khó khăn cho ngành thủy sản trong đó có ngành tôm. Tuy nhiên đây cũng là cơ hội cho xuất khẩu tôm Việt Nam. Theo Bộ trưởng, nếu kiểm soát tốt dịch bệnh, các thị trường trọng điểm như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, EU… khả năng mở cửa lại các nhà hàng, nhu cầu sẽ dần phục hồi; thói quen tiêu dùng thay đổi cũng là lợi thế đối với các sản phẩm tôm chế biến GTGT, ăn liền, tiện dụng của Việt Nam sẽ tăng lên.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu tôm Việt Nam trong tháng 4 tiếp tục tăng 5,8%, đạt 244,2 triệu USD, đưa tổng kim ngạch 4 tháng đầu năm lên 872,8 triệu USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2019. “Việc cơ bản đẩy lùi được dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam góp phần giúp các doanh nghiệp tôm Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao hơn so với các đối thủ khác như Ấn Độ, Ecuador, do những nước vẫn đang gồng mình chống chọi với Covid-19, chưa thể quay lại với hoạt động sản xuất bình thường.” – VASEP nhận định.

VASEP thông tin thêm hiện sản xuất tôm từ các nguồn cung chính trên thế giới gồm: Ấn Độ, Ecuador, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia… đều đang gặp khó khăn do tác động của dịch Covid-19. Do dịch bệnh diễn biến khó lường, Ấn Độ kéo dài phong tỏa đến hết tháng 5, khiến chuỗi cung ứng tôm bị đứt gãy. Việc nuôi tôm ở Ấn Độ cũng gặp khó khăn từ khâu con giống đến vấn đề đầu ra, nhà máy chế biến thiếu công nhân, giá tôm và sản lượng tôm sụt giảm mạnh. Ecuador cũng phải đối mặt với những thách thức tương tự do Covid-19 khi tâm dịch hoành hành ngay trung tâm sản xuất tôm của nước này. Còn tại Trung Quốc, ngành nuôi tôm đang bị dịch bệnh tấn công, gây thiệt hại không nhỏ. Đây là cơ hội cho tôm của Việt Nam nếu bảo đảm được nguồn cung nguyên liệu.

thời cơ giá tôm việt đưuợc phục hồi
ảnh minh họa

Tháng 4 vừa qua, xuất khẩu tôm Việt Nam sang hầu hết các thị trường chính là Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc đều tăng. Dù nhu cầu tiêu thụ tôm tại các nhà hàng, khách sạn giảm nhưng tăng tại siêu thị và hệ thống bán lẻ vì người tiêu dùng có xu hướng mua về nhà chế biến trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19.

Đặc biệt, tại Mỹ, thị trường nhập khẩu tôm thứ 2 của Việt Nam (sau Nhật Bản), ghi nhận mức tăng trưởng dương 4 tháng liên tục, với tổng kim ngạch 158,7 triệu USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chính là do các nhà nhập khẩu Mỹ giảm nhập từ Ấn Độ, Ecuador bởi ảnh hưởng Covid-19.

Người dân nên mạnh dạn thả nuôi để đón đầu cơ hội giá tôm sẽ phục hồi tốt cuối năm nay nếu Covid-19 trên toàn cầu được kiểm soát hoàn toàn, nhu cầu thị trường hồi phục. Người nuôi cũng nên chú ý đa dạng cỡ tôm khi thu hoạch, không nên chỉ tập trung vào cỡ lớn. Trong bối cảnh dịch Covid-19, các kênh tiêu thụ tôm cỡ lớn như: nhà hàng, khách sạn gần như đóng cửa nên nhu cầu giảm. Trong khi đó, do thu nhập giảm, người tiêu dùng sẽ chuyển sang sử dụng tôm cỡ trung và nhỏ nhiều hơn – VASEP khuyến cáo.

Tuy nhiên, 100% các địa phương đã xây dựng lịch thời vụ thả tôm năm 2020 và theo đánh giá cho thấy cơ bản phù hợp với tình hình thực tế đã được phổ biến đến người dân. Số liệu thống kê cho thấy, diện tích tôm thả nuôi đạt khoảng 481.534ha (bằng 84,9% so với cùng kỳ năm 2019 và đạt 71,1% so với kế hoạch năm 2020). Ước sản lượng tôm nước lợ tính đến cuối 4-2020 đạt 168,6 nghìn tấn (bằng 94,4% so với cùng kỳ năm 2019 và đạt 21,7% so với kế hoạch năm 2020). Trong đó, Bạc Liêu là tỉnh có sản lượng thu hoạch nhiều nhất, tiếp đến là Cà Mau, Trà Vinh và Kiên Giang.

Tin: THÚY AN

nguồn: người lao động

Xuất khẩu tôm Việt Nam dự kiến tiếp tục tăng trong tháng 5/2020

Xuất khẩu tôm Việt Nam dự kiến tiếp tục tăng trong tháng 5/2020

Vinanet -Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu (XK) tôm Việt Nam tháng 4/2020 tiếp tục tăng 5,8%, đạt 244,2 triệu USD.
Lũy kế 4 tháng năm 2020, XK tôm đạt 872,8 triệu USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2019. XK tôm Việt Nam dự kiến tiếp tục tăng trong tháng 5/2020.
VASEP cho biết, tháng 4/2020, XK tôm Việt Nam sang hầu hết các thị trường chính đều tăng. Giá tôm nguyên liệu và XK của Việt Nam có phần tích cực hơn so với các tháng trước đó. Tồn kho tại các thị trường lớn không nhiều. Nhu cầu tiêu thụ tôm tại các nhà hàng, khách sạn giảm nhưng tăng tại siêu thị và hệ thống bán lẻ vì xu hướng mua về nhà chế biến trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19.
Nhật Bản vẫn duy trì là thị trường nhập khẩu (NK) tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm 20,7% tổng giá trị XK tôm Việt Nam. Sau khi giảm nhẹ trong tháng 3/2020, trong tháng 4/2020, XK tôm Việt Nam sang Nhật Bản tăng 19%, đạt 48,6 triệu USD. Lũy kế 4 tháng năm 2020, XK tôm Việt Nam sang thị trường này đạt 180,5 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ 2019.
Mỹ, thị trường NK tôm lớn thứ 2 của Việt Nam, NK 158,7 triệu USD các sản phẩm tôm từ Việt Nam trong 4 tháng đầu năm nay, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng trong tháng 4/2020, XK tôm Việt Nam sang Mỹ tăng 14%, đạt hơn 43,2 triệu USD. Mỹ là thị trường duy nhất, ghi nhận mức tăng trưởng dương về NK tôm Việt Nam trong cả 4 tháng đầu năm nay. Nhu cầu NK tôm vào Mỹ từ Việt Nam tăng ổn định là do NK tôm vào Mỹ từ Ấn Độ, Ecuador giảm. Cả 2 nguồn cung này cho Mỹ đều đang gặp khó khăn do Covid- 19 gây ra.
XK tôm Việt Nam sang EU 4 tháng năm 2020 đạt gần 123 triệu USD, giảm 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng trong tháng 4/2020, XK tôm Việt Nam sang 2 thị trường NK chính trong khối (Hà Lan và Bỉ) đã tăng trưởng dương sau khi giảm trong tháng 3.
Tháng 4/2020, XK tôm Việt Nam sang Trung Quốc đạt 39,2 triệu USD, tăng 16,6% so với tháng 4/2019. Đây cũng là lần đầu thị trường này tăng NK tôm từ Việt Nam sau khi sụt giảm liên tục trong 3 tháng trước đó. XK tôm Việt Nam sang thị trường này trong 4 tháng đầu năm nay đạt 108,8 triệu USD, giảm 15,5% so với cùng kỳ năm ngoái do giảm mạnh trong 3 tháng đầu năm.
XK tôm Việt Nam được dự báo có nhiều cơ hội XK hậu Covid-19 khi các đối thủ chính như tôm Ấn Độ, Ecuador và Thái Lan bị đình trệ bởi lệnh phong tỏa quốc gia, đơn hàng dịch chuyển sang Việt Nam sẽ nhiều hơn. Hiệp định EVFTA sắp có hiệu lực sẽ giúp ngành tôm Việt cạnh tranh tốt hơn ở EU, cùng với đó là thuế XK tôm vào thị trường Mỹ thấp.
Sản xuất tôm từ các nguồn cung chính của thế giới như Ấn Độ, Ecuador, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia… đều đang gặp khó khăn do tác động của dịch Covid- 19. Do dịch bệnh diễn biến khó lường, Chính phủ Ấn Độ kéo dài phong tỏa đến hết tháng 5/2020, điều này khiến chuỗi cung ứng tôm bị đứt gãy. Người nuôi tôm Ấn Độ gặp khó khăn từ khâu con giống đến vấn đề đầu ra, nhà máy chế biến thiếu công nhân, giá tôm và sản lượng tôm sụt giảm mạnh. Ecuador cũng phải đối mặt với những thách thức tương tự Ấn Độ do Covid-19. Tâm dịch Covid-19 hoành hành ở trung tâm sản xuất tôm khiến hoạt động sản xuất và XK tôm của nước này phải chịu tác động mạnh. Trong khi đó, tại Trung Quốc, tôm nuôi đang bị loài virus mới có tên là Decapod iridescent virus 1 (DIV1) tấn công, gây thiệt hại không nhỏ. Indonesia, Thái Lan cũng bị tác động ít nhiều từ đại dịch. Đây cũng là cơ hội cho XK tôm của Việt Nam nếu đảm bảo được nguồn cung nguyên liệu.
Bên cạnh những cơ hội thì ngành tôm Việt Nam cũng đang phải chịu tác động của dịch bệnh, hạn hán, xâm nhập mặn. VASEP khuyến nghị người dân mạnh dạn thả nuôi để đón đầu cơ hội giá tôm sẽ phục hồi tốt cuối năm nay nếu Covid-19 được kiểm soát hoàn toàn, nhu cầu thị trường hồi phục. Người nuôi cũng nên chú ý đa dạng cỡ tôm khi thu hoạch, không nên chỉ tập trung vào cỡ lớn. Trong bối cảnh dịch Covid- 19, các kênh tiêu thụ tôm cỡ lớn như: nhà hàng, khách sạn gần như đóng cửa nên nhu cầu giảm. Trong khi đó, do thu nhập giảm, người tiêu dùng sẽ chuyển sang sử dụng tôm cỡ trung và nhỏ nhiều hơn. XK tôm Việt Nam dự kiến tiếp tục tăng trong tháng 5/2020.

Nguồn: Congthuong.vn

Giá tôm hùm chỉ nhỉnh hơn thịt bò một ít

Tôm hùm Bình Ba
Đặc sản tôm hùm Bình Ba đang có giá hấp dẫn thực khách.

Tôm hùm Bình Ba (xã Cam Bình, TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) hiện có giá thành khá mềm, tạo điều kiện cho người dân thưởng thức đặc sản nức tiếng này, nhưng cũng làm người nuôi lo lắng.

Với những ai đã từng đi du lịch Bình Ba, ấn tượng sâu sắc không chỉ là phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ mà còn những món hải sản tươi ngon. Khánh Hòa có câu ca dao chỉ rõ 6 đặc sản xứ Trầm Hương là “Yến sào hòn Nội – Vịt lội Ninh Hòa – Tôm hùm Bình Ba – Nai khô Diên Khánh – Cá tràu Võ Cạnh – Sò huyết Thủy Triều”.

Tôm hùm Bình Ba là một trong lục phẩm tạo thương hiệu từ xưa đến nay. Khi đặt chân đến mảnh đất này, du khách sẽ thấy có hàng ngàn lồng bè nuôi tôm nhưng lâu nay giá thành khá cao, giá tôm hùm xanh từ 800.000 đến 1 triệu đồng/kg, tôm hùm bông từ 1,1 – 1,8 triệu đồng/kg. Vì vậy, nhiều du khách do túi tiền hạn hẹp khó có cơ hội được thưởng thức món hải sản cao cấp này.

Ông Lê Minh Hải, Trưởng Phòng Kinh tế TP Cam Ranh, cho biết hiện giá tôm hùm tại địa phương đang giảm mạnh do thị trường xuất khẩu qua Trung Quốc theo đường tiểu ngạch gặp khó khăn. Bên cạnh đó, lượng khách du lịch ở Khánh Hòa, đặc biệt là khách Trung Quốc, tụt giảm nên giá tôm đang xuống thấp. Hiện tôm hùm đang được các thương lái thu mua bán cho thị trường Nha Trang, TP HCM, Hà Nội…

Theo Phòng Kinh tế TP Cam Ranh, hiện địa phương này còn khoảng 29.000 lồng tôm hùm, có khả năng đáp ứng đủ cho thị trường trong và ngoài nước. Trong đó, thủ phủ tôm hùm Bình Ba hiện có hơn 8.000 lồng tôm, chủ yếu là tôm xanh. Đảo Bình Ba đang tồn khoảng 100 tấn tôm thịt. Ông Diệp Chấn Hùng, người dân nuôi tôm ở Bình Ba, cho biết gia đình nuôi 40 lồng tôm xanh, mọi năm giá hơn 700.000 đồng/kg nhưng năm nay có lúc chỉ còn 400.000 đồng/kg. Hiện nhu cầu nội địa tăng trở lại, thương lái mua sỉ chỉ đạt khoảng 520.000 – 550.000 đồng/kg.

Anh Nguyễn Văn Dũng, chủ một nhà nghỉ ở Bình Ba, cho biết hiện giá tôm hùm xanh loại lớn 3 con/kg chỉ ở mức 650.000 đồng/kg cả chi phí phục vụ. Tôm hùm có thể làm nhiều món tùy theo nhu cầu của khách như nướng mọi, nướng phô-mai, nướng muối ớt, súp tôm hùm, lẩu tôm… rất ngon. Giải thích lý do về độ nổi tiếng của tôm hùm Bình Ba, ông Lê Minh Hải cho rằng tôm hùm ở đây thịt rất ngọt, thơm, dai chắc, gạch nhiều vì được nuôi trong môi trường tự nhiên, thức ăn của tôm hùm là các sinh vật biển. Hơn nữa dòng nước ở đây khá đặc biệt, không bị nhiễm ngọt, đúng dòng nước không quá nóng.

“Chính quyền và cơ quan chức năng hằng tháng, hằng quý đều đi kiểm tra và nhắc nhở người nuôi phải tuân thủ quy trình sản xuất tôm sạch, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, nuôi trong vùng quy hoạch để bảo đảm chất lượng con tôm. Về lâu dài, TP đang hướng đến việc xuất khẩu chính ngạch nên tuân thủ chặt chẽ các quy chuẩn, tiêu chuẩn theo yêu cầu” – ông Hải cho biết.

Kỳ Nam – https://tepbac.com/

Khôi phục thị trường xuất khẩu tôm

tôm thẻ
Cần khôi phục thị trường xuất khẩu tôm

Từ đầu năm 2020 đến nay, diễn biến thời tiết nắng nóng, xâm nhập mặn kéo dài gây bất lợi cho các vùng nuôi tôm ở ĐBSCL. Ngoài ra, dịch Covid-19 cũng khiến xuất khẩu tôm bị ảnh hưởng, dẫn đến kim ngạch sụt giảm.

Thiệt hại gấp 3,3 lần

Theo Bộ NN-PTNT, điều kiện nuôi tôm ở ĐBSCL những tháng đầu năm 2020 không thuận lợi bởi hạn mặn gay gắt, cộng với xuất hiện một số cơn mưa trái mùa và biến động nhiệt độ ngày đêm khá cao làm ảnh hưởng nhiều vùng nuôi. Mặc dù các địa phương đã xây dựng phương án ứng phó, nhưng tốc độ thả nuôi tôm vẫn chậm. Thống kê cho thấy, từ đầu năm đến nay, các địa phương thả nuôi hơn 481.534ha tôm (bằng 84% so cùng kỳ). Trong những ngày qua, đã có hơn 15.950ha tôm bị thiệt hại, tăng gấp 3,3 lần so cùng kỳ. Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, để ứng phó với thời tiết cực đoan, ngành chuyên môn khuyến cáo người dân nuôi rải vụ, thả giống mật độ thưa, áp dụng các quy trình tiên tiến nhằm hạn chế rủi ro; các địa phương theo dõi chặt diễn biến thời tiết và thường xuyên quan trắc môi trường để thông tin kịp thời cho người nuôi biết, phòng ngừa.

Cùng với việc thả nuôi trở ngại, xuất khẩu tôm cũng lắm gian nan. Tổng cục Thủy sản cho hay, tính đến cuối tháng 3, xuất khẩu tôm của cả nước chỉ đạt 591 triệu USD, giảm 4,3% so cùng kỳ năm 2019. Nguyên nhân chủ yếu là do dịch Covid-19 bùng phát ở nhiều nước trên thế giới. Các doanh nghiệp xuất khẩu nhìn nhận, việc tiêu thụ tôm trong quý 1-2020 ở thị trường Trung Quốc giảm do tác động dịch Covid-19. Cụ thể, từ Tết Nguyên đán 2020, việc giao thương với Trung Quốc bằng đường bộ bị đóng cửa. Giao thương bằng đường chính ngạch và đường biển xảy ra tình trạng đơn hàng bị chậm, lùi thời gian xuất hàng, dẫn đến chi phí tăng do phát sinh lưu kho, tồn kho. Bên cạnh đó, việc vận chuyển sản phẩm tôm ra thị trường quốc tế cũng bị xáo trộn, nhiều hãng tàu không nhận chuyển tải qua Trung Quốc, một số hãng ngưng cung cấp container đến Trung Quốc, dẫn đến việc thay đổi nhà vận chuyển và bị ép giá, tăng chi phí…

Các doanh nghiệp xuất khẩu cũng cho biết, thông thường hàng năm những khách hàng truyền thống ở châu Âu sang Việt Nam thăm nhà máy và xem xét ký hợp đồng mới. Tuy nhiên, tới nay không ít khách hàng đã hủy lịch sang, đồng nghĩa với hợp đồng mới bị giảm. Do tình hình xuất khẩu chậm, đã kéo giá tôm nguyên liệu ở ĐBSCL trong quý 1-2020 giảm khoảng 20% so cùng kỳ.

Quy hoạch lại vùng sản xuất

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng, xuất khẩu tôm từ đầu năm đến nay chựng lại do ảnh hưởng dịch Covid-19, tuy nhiên theo dự báo sẽ phục hồi sau đó và tăng tốc vào thời điểm cuối năm 2020. VASEP phân tích, xuất khẩu tôm sang EU năm 2019 dù có giảm song cần thấy rằng, Hiệp định EVFTA dự kiến có hiệu lực vào tháng 6-2020, khi đó thuế nhập khẩu hầu hết tôm nguyên liệu vào EU được giảm từ mức thuế cơ bản 12%-20% xuống 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực; thuế nhập khẩu tôm chế biến cũng về 0% sau 7 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực. Lợi thế là khu vực EU thu nhập đầu người cao, sản phẩm càng nhiều tiện ích càng được ưa chuộng, phân khúc thị trường rộng nên đủ để các doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn hệ thống phân phối. Từ đó, dự báo xuất khẩu tôm sang EU tới đây sẽ khả quan nhờ ưu đãi thuế quan và chúng ta có khả năng cạnh tranh tốt hơn so với Ấn Độ, Thái Lan và Indonesia. Năm 2020, xuất khẩu tôm của Việt Nam vào EU tăng khoảng 15%, đạt 800 triệu USD.

Đối với thị trường Mỹ, nhu cầu tiêu thụ tôm nuôi luôn cao và từ cuối năm 2019, các nhà nhập khẩu ở Mỹ mua tôm từ Việt Nam tích cực hơn. Tháng 8-2019, Bộ Thương mại Mỹ công bố kết quả cuối cùng POR 13 về thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam vào Mỹ với 31 doanh nghiệp được hưởng thuế 0%; điều này tạo thêm động lực cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu tôm vào Mỹ. Thị trường Nhật Bản nhập khẩu tôm lớn thứ 3 của Việt Nam, dự báo xuất khẩu tôm sang Nhật trong năm 2020 dao động khoảng 620 triệu USD, tương đương năm 2019. Riêng thị trường Trung Quốc, dù xuất khẩu tôm bị đình trệ trong những tháng đầu năm 2020, nhưng theo phân tích của các nhà chuyên môn, khả năng sẽ tăng trở lại từ quý 2 trở đi; nhiều khả năng cả năm duy trì mức tăng trưởng 10%, đạt kim ngạch khoảng 600 triệu USD.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đề nghị các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp thủy sản, từ đây đến cuối năm cần tập trung quyết liệt vào việc nuôi trồng đảm bảo tổng diện tích đạt khoảng 730.000ha tôm, sản lượng 830.000 tấn. Bên cạnh đó, khai thác tốt các thị trường xuất khẩu như EU, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và chú ý thị trường mới như Nga, Ba Lan; đồng thời, quan tâm tốt hơn việc tiêu thụ sản phẩm tôm ở nội địa… Dù có nhiều khó khăn, nhưng mục tiêu phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu tôm khoảng 3,5 tỷ USD năm 2020, tăng 2%-3% so năm 2019.

Về lâu dài, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, cần quy hoạch lại vùng sản xuất tôm hợp lý trong điều kiện thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu. Tăng cường ứng dụng công nghệ mới vào nuôi tôm, đảm bảo nguyên liệu sạch; đầu tư cho khâu giống tốt; đẩy mạnh chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp chế biến với các hợp tác xã và người nuôi; khuyến khích sử dụng các chế phẩm sinh học, nuôi hữu cơ, bền vững… Cơ bản không chú trọng vào tăng nhiều về diện tích, mà nên tập trung nâng chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng cho nhiều thị trường khó tính, mang về giá trị cao.

Huỳnh Lợi Sài Gòn Giải Phóng

Doanh nghiệp Việt Nam ‘mất ăn mất ngủ’ vì Úc siết chặt quy định với tôm nhập khẩu

Doanh nghiệp Việt Nam 'mất ăn mất ngủ' vì Úc siết chặt quy định với tôm nhập khẩu

Đối với sản phẩm tôm chưa được làm chín, phía Úc yêu cầu phải qua khâu sơ chế rút bỏ chỉ lưng, quy định được áp dụn g từ 1-7 tới.

Đối với sản phẩm tôm chưa được làm chín, phía Úc yêu cầu phải qua khâu sơ chế rút bỏ chỉ lưng, quy định được áp dụng từ 1-7 tới.

Thương vụ Việt Nam tại Úc (Bộ Công Thương) cho biết Bộ Nông nghiệp, nguồn nước và Môi trường Úc vừa ban hành các điều kiện nhập khẩu mới đối với tôm và các sản phẩm từ tôm chưa được làm chín phục vụ tiêu dùng nhập khẩu vào Úc, áp dụng từ 1-7 tới.

Theo đó, tôm và các sản phẩm từ tôm chưa được làm chín sẽ phải được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận đã qua khâu sơ chế loại bỏ chỉ tôm là bộ phận tiêu hóa của tôm ít nhất là tới đoạn vỏ tôm cuối cùng. Các sản phẩm này sẽ tiếp tục được kiểm tra dấu niêm phong toàn bộ 100% các lô hàng khi làm thủ tục thông quan tại Úc. Nếu không đáp ứng được các quy định, các sản phẩm nêu trên sẽ được hướng dẫn biện pháp khắc phục như làm chín, yêu cầu tái xuất, thậm chí là tiêu hủy.

Lý do phía Úc áp dụng quy định mới vì cho rằng các điều kiện nhập khẩu hiện tại như yêu cầu bỏ đầu và vỏ tôm chưa kiểm soát được rủi ro của bệnh vi bào tử trùng ở tôm (viết tắt EHP) nhằm bảo đảm an toàn dịch học theo quy định của Úc. Do đó, yêu cầu mới được coi là biện pháp hiệu quả để giảm lượng bào tử EHP có thể tồn tại ở các cá thể tôm bị nhiễm bệnh.

Phía Úc cũng nêu rõ những thay đổi về điều kiện nhập khẩu này không áp dụng đối với các sản phẩm tôm đã được làm chín, chế biến sâu, tẩm bột, nghiền hoặc các sản phẩm tôm có nguồn gốc từ Úc đã chế biến tại cơ sở được phê duyệt.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), giải thích thêm với quy định mới, các lô tôm chưa được làm chín xuất khẩu sang Úc phải được Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad) chứng nhận đã qua khâu sơ chế loại bỏ chỉ tôm. Như vậy, doanh nghiệp sẽ không còn được xuất khẩu tôm sống còn chỉ lưng như trước mà chỉ được xuất khẩu tôm đã chẻ lưng (để loại bỏ chỉ lưng). Phần lớn tôm xuất khẩu sang Úc là loại chưa được làm chín nên quy định này sẽ ảnh hưởng nhiều đối với các doanh nghiệp bán hàng sang thị trường này.

Theo VASEP, xuất khẩu tôm sang thị trường Úc tăng trưởng liên tục trong những năm gần đây, từ kim ngạch 113 triệu USD năm 2015 lên 127 triệu USD năm 2019. Úc hiện đứng thứ 7 về nhập khẩu tôm của Việt Nam, chiếm 3,8% tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam sang các thị trường. Tính đến ngày 15-4, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Úc đạt 29,6 triệu USD, tăng gần 12% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo NLĐ

Giá tôm nguyên liệu tăng dần

Giá tôm nguyên liệu tăng dần

Vinanet – Sau một thời gian sụt giảm do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, từ đầu tháng 4/2020 đến nay, giá tôm nguyên liệu tại đồng bằng sông Cửu Long đang dần tăng trở lại, mở ra kỳ vọng thuận lợi cho sản xuất vụ tôm mới.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), từ đầu tháng 4/2020 đến nay, giá tôm nguyên liệu tại đồng bằng sông Cửu Long đang dần tăng trở lại. Cuối tháng 4/2020, giá tôm chân trắng loại 100 con/kg có giá từ 95.000 – 100.000 đồng, so với cách đây 3 tháng, tăng từ 15.000 – 20.000 đồng/kg. Tôm sú cỡ 30 con/kg có giá từ 200.000 – 230.000 đồng, tăng 30.000 – 40.000 đồng/kg.
Giá tôm chân trắng tại Bạc Liêu hiện tăng hơn trước 20.000 đồng/kg (đối với loại nhỏ). Cụ thể, tôm chân trắng loại 100 con/kg có giá 90.000 đồng/kg đối với nuôi ao lót bạt; tôm nuôi ao đất giá từ 80.000 – 85.000 đồng/kg. Các loại tôm chân trắng cỡ lớn tăng nhẹ so với trước: loại 70 con/kg có giá 110.000 đồng/kg; loại 50 con/kg có giá từ 120.000 – 125.000 đồng/kg.
Dù giá tôm nguyên liệu đã tăng tích cực hơn nhưng do ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn, dịch bệnh trên tôm, dịch Covid- 19 phức tạp tại các thị trường tiêu thụ chính, nên người dân vẫn e dè trong việc thả nuôi.
Theo Vasep, thời gian của vụ tôm nước lợ năm 2020 vẫn còn dài, những dấu hiệu thuận lợi cũng bắt đầu xuất hiện ngày một rõ ràng hơn như nhu cầu tiêu thụ tôm thế giới vẫn có vì tôm là thực phẩm thiết yếu, việc kiểm soát dịch Covid ở Trung Quốc, Hàn Quốc đang có chiều hướng tốt hơn sẽ có thêm hy vọng cho người nuôi và nhà máy chế biến khi đầu ra phần nào được tháo gỡ.
Tại thị trường EU, Việt Nam có lợi thế ưu đãi từ Hiệp định EVFTA dự kiến có hiệu lực trong thời gian tới, đặc biệt đối với sản phẩm tôm có mức thuế mà Ấn Độ, Thái Lan hay các nước khác không có lợi thế cạnh tranh.
Tuy nhiên, các yếu tố rủi ro tiềm ẩn vẫn còn. Nếu những điểm trên không được khống chế, sẽ rất dễ xảy ra thiếu hụt nguyên liệu tôm khi thị trường hồi phục. Các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu và người nuôi tôm vẫn cần liên kết chặt chẽ để vượt qua khó khăn, nắm bắt thời cơ khi thị trường hồi phục.

Nguồn: congthuong.vn