Bạn tìm thông tin gì?

Category Archives: Tôm Giống

Tôm giống Đồng bằng sông Cửu Long: Mua 1 con, tặng 1/2 con!

Giống tôm thẻ
Giống tôm thẻ.

Dù chậm hàng tháng trời so với vụ tôm năm trước, nhiều người nuôi tôm lớn tại Đồng bằng sông Cửu Long vẫn chưa dám xuống giống tôm do thời tiết nắng nóng và xâm nhập mặn, khiến nhiều doanh nghiệp lo ngại nguy cơ thiếu tôm nguyên liệu.

Nhiều doanh nghiệp sản xuất tôm giống lần đầu tiên áp dụng chiêu thức khuyến mãi “Mua 1 tặng 1” với con giống nhưng vẫn không tiêu thụ được do người nuôi rất thận trọng với thời tiết, nhất là khi chính quyền địa phương cảnh báo rủi ro khi xuống giống tôm.

Tôm giống: “Mua 1, tặng 1”

Cả năm ao nuôi công nghiệp đã được cải tạo xong, nhưng ông Nguyễn Văn Mai (huyện Trần Đề, Sóc Trăng) vẫn chưa mạo hiểm mua con giống thả nuôi dù đã trễ hơn một tháng so với vụ trước, do thời tiết vẫn đang rất nắng nóng. “Nhiều người nuôi tôm cũng đang nóng ruột nhưng thời tiết này mà thả giống là quá nguy hiểm” – ông Mai cho biết.

Cách đó không xa, ao tôm của ông Mai Văn Thạnh cũng chưa được thả giống, dù mọi thứ đã sẵn sàng và đại lý bán con giống ngày nào cũng thúc hối cùng cam kết “khuyến mãi sâu”. Đã nuôi tôm gần 15 năm, nhưng đây là lần đầu tiên ông Thạnh thấy doanh nghiệp cung ứng con tôm giống có khuyến mãi “lạ đời” như hiện nay.

“Những năm trước, nhà cung cấp giống khuyến mãi hạ giá một vài đồng/con. Còn bây giờ, mua một con tặng nửa con, có công ty còn một tặng một. Người nuôi tôm vẫn muốn hạ giá chứ đừng khuyến mãi hình thức này, thả giống dày không hay” – ông Thạnh nói.

Bà Quách Thị Thanh Bình, phó chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Sóc Trăng, cho biết do sản xuất thành công với lượng con giống nhiều, trong khi người nuôi đang rất dè dặt thả giống nên các nhà sản xuất tôm giống tung chiêu khuyến mãi.

“Sóc Trăng mới thả nuôi tôm được khoảng 5.000ha, chiếm hơn 10% diện tích. Người dân rất thận trọng, đủ điều kiện mới thả giống” – bà Bình cho biết.

Nhiều người nuôi tôm tại Bến Tre cũng rất dè dặt khi xuống giống tôm vụ mới, do nguồn nước bị xâm nhập mặn khiến các vùng nuôi tôm nước lợ bị ảnh hưởng theo.

Ông Nguyễn Văn Lý (xã An Quy, huyện Thạnh Phú, Bến Tre) cho biết độ mặn lý tưởng để thả tôm khoảng 8-10 phần ngàn. Cao lắm cũng chỉ 12 phần ngàn nhưng hiện nay mọi nguồn nước ở đây đã vượt quá 20 phần ngàn.

“Nếu muốn nuôi lúc này phải pha loãng với nước ngọt cho giảm độ mặn mới dám thả giống nhưng sẽ rất tốn kém nên cứ treo vuông một thời gian để độ mặn giảm rồi tính tiếp” – ông Lý nói.

Tại các vùng chuyên nuôi tôm ở Bến Tre như huyện Ba Tri, huyện Bình Đại…, người dân cũng thả con giống rất ít. Xen lẫn giữa một vuông đang sục oxy là 2, 3 vuông đang bị trơ đáy, hệ thống cánh quạt tạo oxy nằm chỏng chơ hai bên bờ.

Nhiều nguy cơ thiếu nguyên liệu

Ông Hồ Quốc Lực, tổng giám đốc Công ty CP thực phẩm Sao Ta, nhận định vụ tôm năm nay nhiều thách thức, khó khăn. Ngoài tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, yếu tố đầu vào mọi thứ đều tăng, nắng nóng, hạn mặn khiến người nuôi nản lòng.

Theo ông Lực, lâu nay người nuôi tôm quen nguồn nước mặn thấp, nay mặn tăng đột ngột nên trở tay ứng phó chưa kịp.

Kinh nghiệm nuôi tôm công nghệ cao nhiều năm nên ông Lực nhận định độ mặn cao, kết hợp nắng nóng đã tác động đến hệ sinh thái, có một số bệnh trên tôm, mùa lạnh mới có, bây giờ xuất hiện luôn trong mùa nóng nắng.

“Nếu tiến độ thả nuôi chậm, người dân đắn đo chưa mạnh dạn thì nguy cơ thiếu nguyên liệu chế biến phục vụ xuất khẩu sẽ xảy ra” – ông Lực nhận định.

Ông Võ Quan Huy, chủ tịch Hiệp hội tôm Mỹ Thanh, cho biết chưa khi nào người nuôi tôm lại thận trọng thả giống như lúc này. “Sự thận trọng này cần thiết. Với diễn biến nước mặn cao như hiện nay, những hộ nuôi tôm hạ tầng kỹ thuật chưa tới không dám lấy nước vào, chưa nói chi phí xử lý nước tốn kém” – ông Huy nói.

Bà Quách Thị Thanh Bình cho rằng nắng nóng, hạn mặn tập trung trong tháng 4. Theo bà Bình, khi nắng nóng, độ mặn quá cao gặp nhau, cộng thêm chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm làm cho tôm dễ bị sốc nhiệt, mẫn cảm với các bệnh khác.

Ông Lương Minh Quyết, giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng, cho biết đã khuyến cáo người dân không thả nuôi mật độ dày. “Địa phương đã kết hợp các viện, trường chuyển giao, tập huấn kỹ thuật phòng ngừa bệnh trên tôm trong giai đoạn nắng hạn, nước mặn cao” – ông Quyết cho biết.

Khuyến cáo người dân không vội xuống giống

Ông Nguyễn Văn Buội, phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre, cho biết trước tình hình thời tiết bất lợi và thị trường đang có sự biến động, ngành nông nghiệp địa phương đã khuyến cáo người nuôi tôm nên chậm thả giống, rải đều chứ không thả tập trung vào một thời điểm để tránh rủi ro. Theo ông Buội, Bến Tre hiện có khoảng 35.000ha diện tích tôm nước lợ nhưng đến nay người dân mới chỉ thả giống khoảng 30%.

Về mặt giá cả, giá tôm cũng đang giảm. Dù đang mùa “thấp điểm” thu hoạch tôm nhưng giá tôm nguyên liệu có xu hướng giảm thời gian gần đây, với mức giảm từ 10.000-20.000 đồng/kg so với mức giá đầu tháng. Theo ông Hồ Quốc Lực, việc thu mua cũng như chế biến và xuất khẩu của doanh nghiệp vẫn diễn ra bình thường. Tuy nhiên, đây không phải là thời điểm tiêu thụ tôm mạnh, các nước nhập khẩu chưa có nhu cầu lớn. “Phải từ tháng 5 trở đi, thị trường xuất khẩu sẽ ấm dần” – ông Lực nói.

KHẮC TÂM – MẬU TRƯỜNG Tuổi Trẻ

Các tiêu chí kiểm tra tôm giống đạt chuẩn

Trong trại sản xuất tôm giống, để đưa ra các quyết định về phương pháp cho ăn, sử dụng chế phẩm vi sinh, thay nước, kháng sinh, chuyển bể hay xả bỏ hằng ngày thì việc đầu tiên là quan sát hoạt động ấu trùng tôm (khám lâm sàng).

Hoạt động khám lâm sàng gồm: hoạt động bơi, tính hướng quang; đường phân; ruột; đục cơ và tính đồng nhất về kích cỡ.

HOẠT ĐỘNG BƠI LỘI

Hoạt động bơi lội của ấu trùng thay đổi đặc trưng theo chu kỳ sống và là một trong những chỉ tiêu khám dễ thực hiện nhất. Zoea bơi nhanh, liên tục về phía trước và thường bơi theo vòng tròn để lọc ăn tảo,. Mysis bơi ngược với những cái búng đuôi không liên tục, để giữ cơ thể trong cột nước và ăn thực vật phù du, động vật phù du. Postlarvae bắt đầu bơi nhanh và liên tục về phía trước, tìm kiếm thức ăn trong cột nước.

Trong các chế độ bơi riêng biệt này, nếu quan sát ấu trùng đang bơi tích cực thì ấu trùng tôm khỏe mạnh.

TÍNH HƯỚNG QUANG

Ấu trùng giai đoạn Nauplius và Zoea được đánh giá qua tính hướng quang. Để kiểm tra điều này, chúng ta lấy một ấu trùng cho vào cốc thủy tinh bên cạnh nguồn sáng và quan sát. Nauplius và Zoea chất lượng tốt sẽ di chuyển mạnh về hướng ánh sáng thì ấu trùng khỏe, hoạt động tốt và ngược lại.

Trong giai đoạn Zoea I, khi Zoea đang ăn thức ăn chủ yếu là tảo, các đường phân dài có thể được nhìn thấy nối từ hậu môn và dưới dạng lỏng trong cột nước. Khi 90 – 100% ấu trùng có những đường phân dài, liên tục dọc theo ống tiêu hóa, qua cơ thể của chúng và tiếp tục ở bên ngoài, chúng được coi là cho ăn tốt và khỏe mạnh.

Còn nếu ấu trùng không có những đường phân dài này có nghĩa là ấu trùng không ăn. Tuy nhiên, trong giai đoạn Zoea này, nếu hội chứng Zoea II xảy ra thì tỷ lệ chết cao. Hội chứng Zoea II xảy ra khi Zoea I biến thái không thành công sang Zoea II hoặc Zoea II bị nhiễm khuẩn. Để phát hiện sớm hội chứng này, ấu trùng Zoea cần được soi dưới kính hiển vi với các dấu hiệu quan sát thấy như trống ruột và hạt trắng ruột.

ĐƯỜNG RUỘT

Có thể quan sát đường ruột trên ấu trùng lớn như một đường đậm kéo dài từ gan tụy ở vùng đầu ấu trùng về phía sau hậu môn. Giữ ấu trùng trong cốc thủy tinh và quan sát ruột. Việc kiểm tra này rất hữu ích để biết được khả năng ăn của ấu trùng và xác định được thức ăn dư hay thiếu. Hầu hết các ấu trùng tốt xuất hiện với ruột đầy và tối màu, nếu không thì chúng đang bị cho ăn thiếu hoặc bị bệnh.

Khoảng 20 – 50% số ấu trùng có thức ăn trong ruột thì cần phải kiểm tra các yếu tố khác nhau như môi trường nước, bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vào giai đoạn Mysis, ruột tôm trống không rõ nguyên nhân, vì vậy cần phải kiểm soát chặt tất cả các yếu tố để phòng là tốt nhất.

DỊCH BỆNH

Khi quan sát ấu trùng tôm, hai dạng bệnh đục cơ thường được thấy xuất hiện trong các trại giống. Bệnh thứ nhất có biểu hiện hoại tử và trắng gan tụy và ruột giữa. Bệnh thứ hai biểu hiện đuôi trắng nơi nó uốn cong ở đốt bụng thứ ba, dần dần lan ra toàn bộ cơ thể cho đến khi gây chết. Sợi phân trắng được quan sát thấy nổi trong bể, bệnh này gây  tỷ lệ tử vong thấp hơn. Nếu không quan sát thấy bệnh đục cơ thì ấu trùng tôm khỏe mạnh; nếu bệnh quan sát xuất hiện từ 10% trở lên, quần thể xuất hiện đục cơ, nguy cơ bệnh rất cao.

Nguyên nhân chính xác của các bệnh này vẫn chưa rõ, nhưng có thể liên quan đến sự hiển diện của ký sinh trùng microsporidian và các dịch bệnh do virus như virus hoại tử tuyến ruột giữa (BMNV). Hầu như các biện pháp xử lý bao gồm kháng sinh đều vô tác dụng, bể cần được xả nhanh nhất có thể trước khi bệnh lây lan sang các bể khác. Phòng ngừa bệnh thông qua lựa chọn tôm bố mẹ sạch bệnh, khử trùng và xử lý nước thích hợp, làm sạch bể và sử dụng men vi sinh thay vì kháng sinh được khuyến nghị áp dụng.

Các chất trong đường ruột có thể được quan sát trong các giai đoạn ấu trùng lớn. Ruột có thể nhìn thấy như một đường tối kéo dài về phía sau từ gan tụy ở vùng đầu ấu trùng. Giữ ấu trùng trong cốc thủy tinh để quan sát ruột. Việc kiểm tra này rất quan trọng để biết được khả năng ăn của ấu trùng và xác định thức ăn dư hay thiếu. Hầu hết các ấu trùng khỏe mạnh có ruột đầy và tối màu.

KÍCH CỠ

Hầu hết, các ấu trùng lột xác tốt nhất ở trong một giai đoạn. Khi có nhiều giai đoạn lột xác trong một bể duy nhất nghĩa là có vấn đề (như bệnh hoặc chất lượng nguồn nước kém) cần được lưu ý. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý thêm khi ấu trùng tôm lột xác, tính đồng nhất về kích cỡ sẽ giảm đi, do đó thời gian lấy mẫu xác định tính đồng nhất của giai đoạn này phải được xem xét hợp lý.

Ngoài ra, hiện tượng phát quang được quan sát trực tiếp của bể nuôi ấu trùng trong bóng tối hoàn toàn. Sự phát quang của ấu trùng nói chung là do sự hiển diện của vi khuẩn như Vibro harveyi. Nếu có các vi khuẩn có khả năng gây bệnh phải được xử lý ngay bằng chế phẩm vi sinh hoặc thay nước cho đến khi hết phát quang. Trường hợp nghiêm trọng và điều trị không hiệu quả, bể nên được xả nhanh chóng để tránh truyền nhiễm sang các bể khác, vì vi khuẩn này dễ dàng lây nhiễm dẫn đến tử vong hàng loạt.

Hà Nguyễn

Nguồn : http://nguoinuoitom.vn/

Nâng cao chất lượng tôm sú từ chương trình chọn giống

Tôm sú.

Để tránh phụ thuộc vào nhập khẩu, đảm bảo chất lượng tốt hơn, trong thời gian qua, nhiều chương trình nghiên cứu, chọn tạo và sản xuất tôm sú đã được triển khai.

Theo Bộ NN&PTNT, hiện mỗi năm Việt Nam cần hơn 30 tỷ giống tôm sú và khoảng 50.000 con tôm sú bố mẹ. Đáng lo ngại là phần lớn nguồn tôm sú cả con giống lẫn bố mẹ có mặt tại nước ta đều từ nhập khẩu hoặc khai thác tự nhiên, khiến tôm dễ bị mắc các mầm bệnh nguy hiểm và việc sản xuất cũng rất bị động.

Tại khu sản xuất tôm sú chất lượng cao tại huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, sau hơn 2 năm triển khai nghiên cứu, chọn lọc, chương trình đã tạo ra đàn tôm sú bố mẹ thế hệ G2 với tính trạng tăng trưởng khá tốt. Để nguồn tôm sú bố mẹ đảm bảo chất lượng cao, ngoài việc chọn lựa nghiêm ngặt các cá thể có tính trạng di truyền tốt, yêu cầu bắt buộc trong quá trình sản xuất là phải an toàn sạch bệnh. Tất cả hệ thống ao nuôi tôm sú bố mẹ phải được bao trùm và có thiết kế đường thoát hơi riêng biệt.

Điểm khác ở thế hệ G2 này là chương trình chọn hơn 200 gia đình thay vì chỉ có 120 gia đình như thế hệ G1. Việc tăng số lượng quần đàn như vậy giúp đa dạng hóa tính trạng trong quá trình sàng lọc. Mỗi cá thể tôm sú tại đây được đánh số, ký hiệu giúp cho quá trình chọn tạo chính xác hơn.

Một điểm đặc biệt của chương trình chọn tôm sú bố mẹ tại đây chính là kỹ thuật ghép tinh nhân tạo. Kỹ thuật này giúp quá trình sản xuất tôm sú thuận lợi và đạt hiệu quả tốt hơn bởi không còn phụ thuộc vào quá trình giao vĩ truyền thống.

Năm 2019, một doanh nghiệp đã cung cấp cho thị trường hơn 600 triệu post sú. Con số này dự kiến tăng gấp đôi vào năm 2020. Chương trình chọn lọc kỹ lưỡng với số lượng lớn, chất lượng cao như vậy đã phần nào giải quyết bài toán thiếu hụt nguồn giống sú chất lượng cao tại chỗ như hiện nay.

Theo đề án phát triển ngành tôm tỉnh Cà Mau, đến năm 2025, sản lượng đạt 320.000 tấn, chủ yếu là tôm sú với kim ngạch xuất khẩu 2,5 tỷ USD, đứng đầu cả nước. Để đạt được mục tiêu này, địa phương xác định rõ, việc đầu tư sản xuất, chủ động nguồn giống chất lượng cao là yếu tố quan trọng. Bên cạnh yếu tố an toàn sạch bệnh, tăng trưởng nhanh, lãnh đạo tỉnh còn đưa ra yêu cầu cao hơn đối với các nhà sản xuất.

Hiện Việt Nam là quốc gia dẫn đầu về nguồn cung tôm sú của thế giới với gần 300.000 tấn/năm. Theo các doanh nghiệp, tôm sú vẫn có thị trường rất tốt, khoảng 20% người tiêu dùng tôm trên thế giới vẫn muốn ăn tôm sú dù giá cao hơn so với tôm thẻ. Do vậy, ngành hàng này rất cần nhân rộng những cách làm hiệu quả như tỉnh Cà Mau đã và đang triển khai. Nguyên nhân là do chỉ với những con giống an toàn sạch bệnh, người nuôi mới sản xuất được nguồn tôm thương phẩm chất lượng tốt, năng suất cao để cạnh tranh xuất khẩu. Đây cũng là yếu tố tiên quyết cho sự phát triển bền vững của ngành hàng này.

Nguồn : https://sinhhoctomvang.vn/

Ngư dân kiếm tiền triệu trong vòng vài giờ nhờ ‘lộc biển’

Tại Ninh Thuận, từ sau Tết Nguyên đán Canh Tý đến nay, nhiều ngư dân liên tục trúng đậm tôm hùm giống. Với giá bán cao, sau mỗi chuyến đi biển trong vòng vài giờ, một thuyền có thể kiếm được tiền triệu. Lộc biển đầu năm đã tạo thêm niềm tin cho ngư dân về một vụ mùa đánh bắt bội thu.

Chú thích ảnh
 Tôm hùm giống được khai thác ở vùng biển thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận. 

Những ngày này, tại khu vực biển Đông Hải, Phú Thọ (thành phố Phan Rang – Tháp Chàm) luôn tất bật thuyền thúng ra vào đem tôm hùm giống vừa khai thác được bán cho thương lái. Các thương lái nhẹ nhàng đếm từng con tôm hùm giống và trả tiền ngay cho ngư dân. Tùy theo kích cỡ con tôm, tôm hùm sao có giá dao động từ 140.000 – 250.000 đồng/con, tôm hùm xanh có giá từ 35.000 – 37.000 đồng/con.

Ông Trần Văn Khỏe (phường Phú Thọ, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm) cho biết, sau từ 3 – 4 giờ thả lưới, mỗi ngư dân có thể bắt được từ 5 – 10 con, có thời điểm bắt trúng đậm từ 70 – 80 con tôm hùm giống. Trung bình mỗi chuyến biển khai thác, ông Khỏe có thể kiếm được từ 500.000 – 800.000 đồng, gặp bữa trúng có thể kiếm được vài triệu đồng chỉ sau một buổi sáng bắt tôm hùm giống.

Theo các ngư dân địa phương, đặc tính của con tôm hùm giống là sống và sinh sản trong các rạn san hô dưới đáy biển, nếu thời tiết biển động liên tục, sóng lớn thì tôm hùm giống sẽ trồi lên mặt nước theo dòng hải lưu bơi vào vùng biển gần bờ. Năm nay, biển động tôm hùm giống xuất hiện khá nhiều nên thu hút nhiều ngư dân tham gia khai thác. Tôm hùm giống được mùa lại được giá cao khiến cho làng biển những ngày đầu năm thêm vui và rộn ràng.

Chú thích ảnh
Tôm hùm giống sau khi khai thác được cho vào trong chai nước chờ đưa đi tiêu thụ. 

Bà Bùi Thị Diệu, thương lái thu mua tôm hùm giống cho hay, tôm hùm giống khai thác ở vùng biển Ninh Thuận cho chất lượng con giống khỏe mạnh nên các vùng nuôi tôm hùm thương phẩm ở các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa rất ưa chuộng.

Mỗi buổi sáng bà Diệu thu mua từ 200 – 300 con tôm hùm giống và lúc cao điểm bà chứng kiến có ngư dân đánh bắt được nhiều, chủ yếu là tôm hùm sao có giá trị kinh tế cao, thu về 5 triệu đồng chỉ sau một buổi sáng khai thác.

Theo lãnh đạo Chi cục Thủy sản Ninh Thuận, vài năm trở lại đây, nhiều ngư dân ở tỉnh đã chuyển từ việc đánh bắt tôm hùm giống bằng thuyền sang dùng thúng chai, giúp giảm chi phí nhiên liệu, giảm công lao động, tăng hiệu quả kinh tế. Nghề đánh bắt tôm hùm giống tuy mang lại nguồn thu nhập cao nhưng chỉ duy trì được một khoảng thời gian rất ngắn, thường bắt đầu từ tháng Chạp đến cuối tháng Giêng Âm lịch là hết nên người dân tranh thủ khai thác.

Tuy nhiên, ngư dân các địa phương khai thác tôm hùm giống cần phải bảo vệ, không khai thác tôm hùm bố mẹ để duy trì nguồn lợi bền vững. Hiện nay, việc khai thác tôm hùm giống trong thời kỳ gió to, biển động cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do vậy, các địa phương cần tăng cường vận động, tuyên truyền ngư dân chú ý bảo đảm an toàn cho người, phương tiện trong quá trình khai thác.

Tin, ảnh: Nguyễn Thành (TTXVN)

Thức ăn viên tổng hợp trong nuôi vỗ tôm thẻ bố mẹ

tôm thẻ bố mẹ
Tôm thẻ chân trắng cái thành thục sinh dục.

Nghiên cứu đánh giá khả năng thay thế một phần thức ăn tươi sống bằng thức ăn viên tổng hợp tự sản xuất trong nuôi vỗ thành thục tôm thẻ chân trắng bố mẹ.

Để nâng cao hiệu quả trong sản xuất giống tôm, nuôi vỗ thành thục tôm bố mẹ có tính chất quyết định, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của tôm. Trong khâu nuôi vỗ tôm thành thục, thức ăn tươi sống như hồng trùng, mực, hầu, vẹm, ốc ký cư… được sử dụng như khẩu phần thức ăn không thể thiếu để đảm bảo tôm bố mẹ thành thục và chất lượng sinh sản tối ưu.

Tuy nhiên, thức ăn tươi sống có nhiều mặt hạn chế như giá cao, nguồn cung cấp không ổn định về số lượng, chất lượng dinh dưỡng, khó bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết, rủi ro về lây truyền dịch bệnh sang tôm bố mẹ cao. Vì vậy, cần nghiên cứu phát triển thức ăn viên tổng hợp để thay thế một phần hoặc toàn phần thức ăn tươi sống nhằm giảm thiểu những hạn chế của thức ăn sống. Hơn nữa việc sử dụng thức ăn tổng hợp còn giúp cho việc bổ sung vitamin, khoáng và các dưỡng chất cần thiết vào khẩu phần ăn của tôm bố mẹ được dễ dàng hơn.

Bố trí thí nghiệm

Tôm thí nghiệm là tôm chân trắng bố mẹ (Liptopenaeus vannamei) có khối lượng trung bình 30,1 ± 1,2 g/con (tôm cái) và 29,1 ± 1,1 g/con (tôm đực). Thức ăn được sản xuất với cỡ 3 mm bởi hệ thống máy sản xuất thức ăn viên, sử dụng nồi hơi. Sau khi đùn viên, thức ăn được sấy ở nhiệt độ 35oC trong vòng 3 giờ, đảm bảo độ ẩm trên 15%.

Thành phần dinh dưỡng quy về khối lượng khô của thức ăn viên tổng hợp trong thí nghiệm là 56,2 % protein, 13,4% lipid. Nguyên liệu và kết quả phân tích dinh dưỡng của thức ăn thể hiện ở bảng bên dưới:

Thí nghiệm được bố trí gồm 3 công thức như sau:

Công thức 1: 100% thức ăn tươi sống (mực và hồng trùng, tỉ lệ 1:1).

Công thức 2: 75% thức ăn tươi sống (hồng trùng và mực tươi, tỉ lệ 1: 1) và 25% thức ăn tổng hợp.

Công thức 3: 50% thức ăn tươi sống (hồng trùng và mực tươi, tỉ lệ 1:1) + 50% thức ăn tổng hợp.

Tôm cái được nuôi riêng trong ba bể với mật độ 3,75 con/m2 (30 con/bể). Tôm đực được nuôi chung một bể với mật độ 8 con/m(64 con).

Chọn ngẫu nhiên mỗi bể tôm cái để cho ăn theo công thức 1, công thức 2 hoặc công thức 3. Tôm đực được cho ăn hoàn toàn thức ăn tươi sống (công thức 1). Cho tôm ăn ngày 4 lần: 7h, 11h, 17h và 22h hàng ngày, thay nước 100 – 150%/ngày trong các bể nuôi vỗ. Sau hai tuần nuôi vỗ, tiến hành cắt mắt tôm mẹ để kích thích sự phát triển buồng trứng.

Kết quả

Đối với chỉ tiêu tăng trưởng: trong quá trình nuôi vỗ tôm chân trắng bố mẹ tiếp tục tăng trưởng ngay cả trong quá trình sinh sản. Nghiên cứu này cũng cho thấy tôm cái sau 48 ngày thí nghiệm trọng lượng tăng lên đáng kể ở tất cả các công thức thí nghiệm, tuy nhiên không có sự khác biệt về tăng trưởng ở các công thức. Việc sử dụng thức ăn tươi và thức ăn tổng hợp có hàm lượng protein cao trong quá trình nuôi vỗ đã góp phần thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của tôm.

Đối với chỉ tiêu sinh sản: Kết quả thí nghiệm này cho thấy một số chỉ tiêu sinh sản của lô thí nghiệm thay thế 25% thức ăn viên tổng hợp cao hơn lô sử dụng 100% thức ăn tươi sống như: tổng số Zoa1, tỉ lệ tôm giao vỹ đẻ trứng, số lần đẻ/ số tôm tham gia đẻ trứng. Tuy nhiên, khi thay thế 50% khẩu phần thức ăn sống bằng thức ăn công nghiệp đã làm giảm đáng kể (xấp xỉ 3 lần) tỉ lệ thành thục, số lần tham gia sinh sản, khả năng tái phát dục và tổng số Zoa1 được sản xuất ra so với tôm mẹ sử dụng 100% thức ăn sống. Cụ thể kết quả sinh sản của tôm bố mẹ ở các công thức thí nghiệm như sau:

Như vậy, thức ăn viên tổng hợp có hàm lượng dinh dưỡng cao trong nghiên cứu này có khả năng thay thế 25% khẩu phần thức ăn tươi sống (mực và hồng trùng) để nuôi vỗ tôm bố chân trắng mẹ mà không ảnh hưởng đến chất lượng sinh sản của chúng. Thí nghiệm này cũng cho thấy tôm bố mẹ chấp nhận sử dụng thức ăn viên tổng hợp. Đây là dấu hiệu thuận lợi để mở ra khả năng cải tiến thức ăn viên tổng hợp về chất lượng dinh dưỡng của thức ăn tổng hợp nhằm cải tiến chất lượng sinh sản ở tôm nuôi.

Theo Nguyễn Quang Huy, Nguyễn Phương Toàn và Vũ Văn In.

Thảo Nguyễn
Nguồn : https://tepbac.com/

Các tiêu chí kiểm tra tôm giống đạt chuẩn

Trong trại sản xuất tôm giống, để đưa ra các quyết định về phương pháp cho ăn, sử dụng chế phẩm vi sinh, thay nước, kháng sinh, chuyển bể hay xả bỏ hằng ngày thì việc đầu tiên là quan sát hoạt động ấu trùng tôm (khám lâm sàng).

Hoạt động khám lâm sàng gồm: hoạt động bơi, tính hướng quang; đường phân; ruột; đục cơ và tính đồng nhất về kích cỡ.

HOẠT ĐỘNG BƠI LỘI

Hoạt động bơi lội của ấu trùng thay đổi đặc trưng theo chu kỳ sống và là một trong những chỉ tiêu khám dễ thực hiện nhất. Zoea bơi nhanh, liên tục về phía trước và thường bơi theo vòng tròn để lọc ăn tảo,. Mysis bơi ngược với những cái búng đuôi không liên tục, để giữ cơ thể trong cột nước và ăn thực vật phù du, động vật phù du. Postlarvae bắt đầu bơi nhanh và liên tục về phía trước, tìm kiếm thức ăn trong cột nước.

Trong các chế độ bơi riêng biệt này, nếu quan sát ấu trùng đang bơi tích cực thì ấu trùng tôm khỏe mạnh.

TÍNH HƯỚNG QUANG

Ấu trùng giai đoạn Nauplius và Zoea được đánh giá qua tính hướng quang. Để kiểm tra điều này, chúng ta lấy một ấu trùng cho vào cốc thủy tinh bên cạnh nguồn sáng và quan sát. Nauplius và Zoea chất lượng tốt sẽ di chuyển mạnh về hướng ánh sáng thì ấu trùng khỏe, hoạt động tốt và ngược lại.

Trong giai đoạn Zoea I, khi Zoea đang ăn thức ăn chủ yếu là tảo, các đường phân dài có thể được nhìn thấy nối từ hậu môn và dưới dạng lỏng trong cột nước. Khi 90 – 100% ấu trùng có những đường phân dài, liên tục dọc theo ống tiêu hóa, qua cơ thể của chúng và tiếp tục ở bên ngoài, chúng được coi là cho ăn tốt và khỏe mạnh.

Còn nếu ấu trùng không có những đường phân dài này có nghĩa là ấu trùng không ăn. Tuy nhiên, trong giai đoạn Zoea này, nếu hội chứng Zoea II xảy ra thì tỷ lệ chết cao. Hội chứng Zoea II xảy ra khi Zoea I biến thái không thành công sang Zoea II hoặc Zoea II bị nhiễm khuẩn. Để phát hiện sớm hội chứng này, ấu trùng Zoea cần được soi dưới kính hiển vi với các dấu hiệu quan sát thấy như trống ruột và hạt trắng ruột.

ĐƯỜNG RUỘT

Có thể quan sát đường ruột trên ấu trùng lớn như một đường đậm kéo dài từ gan tụy ở vùng đầu ấu trùng về phía sau hậu môn. Giữ ấu trùng trong cốc thủy tinh và quan sát ruột. Việc kiểm tra này rất hữu ích để biết được khả năng ăn của ấu trùng và xác định được thức ăn dư hay thiếu. Hầu hết các ấu trùng tốt xuất hiện với ruột đầy và tối màu, nếu không thì chúng đang bị cho ăn thiếu hoặc bị bệnh.

Khoảng 20 – 50% số ấu trùng có thức ăn trong ruột thì cần phải kiểm tra các yếu tố khác nhau như môi trường nước, bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vào giai đoạn Mysis, ruột tôm trống không rõ nguyên nhân, vì vậy cần phải kiểm soát chặt tất cả các yếu tố để phòng là tốt nhất.

DỊCH BỆNH

Khi quan sát ấu trùng tôm, hai dạng bệnh đục cơ thường được thấy xuất hiện trong các trại giống. Bệnh thứ nhất có biểu hiện hoại tử và trắng gan tụy và ruột giữa. Bệnh thứ hai biểu hiện đuôi trắng nơi nó uốn cong ở đốt bụng thứ ba, dần dần lan ra toàn bộ cơ thể cho đến khi gây chết. Sợi phân trắng được quan sát thấy nổi trong bể, bệnh này gây  tỷ lệ tử vong thấp hơn. Nếu không quan sát thấy bệnh đục cơ thì ấu trùng tôm khỏe mạnh; nếu bệnh quan sát xuất hiện từ 10% trở lên, quần thể xuất hiện đục cơ, nguy cơ bệnh rất cao.

Nguyên nhân chính xác của các bệnh này vẫn chưa rõ, nhưng có thể liên quan đến sự hiển diện của ký sinh trùng microsporidian và các dịch bệnh do virus như virus hoại tử tuyến ruột giữa (BMNV). Hầu như các biện pháp xử lý bao gồm kháng sinh đều vô tác dụng, bể cần được xả nhanh nhất có thể trước khi bệnh lây lan sang các bể khác. Phòng ngừa bệnh thông qua lựa chọn tôm bố mẹ sạch bệnh, khử trùng và xử lý nước thích hợp, làm sạch bể và sử dụng men vi sinh thay vì kháng sinh được khuyến nghị áp dụng.

Các chất trong đường ruột có thể được quan sát trong các giai đoạn ấu trùng lớn. Ruột có thể nhìn thấy như một đường tối kéo dài về phía sau từ gan tụy ở vùng đầu ấu trùng. Giữ ấu trùng trong cốc thủy tinh để quan sát ruột. Việc kiểm tra này rất quan trọng để biết được khả năng ăn của ấu trùng và xác định thức ăn dư hay thiếu. Hầu hết các ấu trùng khỏe mạnh có ruột đầy và tối màu.

KÍCH CỠ

Hầu hết, các ấu trùng lột xác tốt nhất ở trong một giai đoạn. Khi có nhiều giai đoạn lột xác trong một bể duy nhất nghĩa là có vấn đề (như bệnh hoặc chất lượng nguồn nước kém) cần được lưu ý. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý thêm khi ấu trùng tôm lột xác, tính đồng nhất về kích cỡ sẽ giảm đi, do đó thời gian lấy mẫu xác định tính đồng nhất của giai đoạn này phải được xem xét hợp lý.

Ngoài ra, hiện tượng phát quang được quan sát trực tiếp của bể nuôi ấu trùng trong bóng tối hoàn toàn. Sự phát quang của ấu trùng nói chung là do sự hiển diện của vi khuẩn như Vibro harveyi. Nếu có các vi khuẩn có khả năng gây bệnh phải được xử lý ngay bằng chế phẩm vi sinh hoặc thay nước cho đến khi hết phát quang. Trường hợp nghiêm trọng và điều trị không hiệu quả, bể nên được xả nhanh chóng để tránh truyền nhiễm sang các bể khác, vì vi khuẩn này dễ dàng lây nhiễm dẫn đến tử vong hàng loạt.

Hà Nguyễn

Indonesia dự kiến dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu tôm hùm giống

Tân Bộ trưởng Bộ Ngư nghiệp Indonesia vừa đề xuất gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu tôm hùm con ở nước này. Xoay quanh đề xuất này vẫn còn nhiều bàn cãi.
Bộ trưởng Bộ Ngư nghiệp Indonesia Edhy Prabowo – người vừa được Tổng thống Joko Widodo bổ nhiệm tháng 10/2019 nói rằng, việc cho phép xuất khẩu tôm hùm giống sẽ hỗ trợ nhiều cho bà con ngư dân. Tuy nhiên, các nhà phê bình lại cho rằng, nếu cho phép xuất khẩu trở lại tôm hùm con sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên biển này và góp phần “làm giàu” thêm cho những quốc gia đang cạnh tranh.

Ông Prabowo phản đối lệnh cấm xuất khẩu tôm hùm giống và cho rằng, đây là một trong những nguyên nhân làm gia tăng nạn buôn lậu tôm. Đồng thời, truyền thông nước này cho hay, nếu được xuất khẩu, Indonesia có thể bán tôm giống cho Việt Nam – quốc gia vốn có nghề nuôi tôm hùm phát triển hơn.

1

Indonesia có một “thị trường đen” lớn mạnh cho tôm hùm giống – Ảnh: NMFS

Trước đó, cựu Bộ trưởng Bộ Ngư nghiệp Indonesia Susi Pudjiastuti – người nổi tiếng vì vụ bắt giữ 556 tàu đánh cá nước ngoài trái phép tại Indonesia đã ban hành lệnh cấm đánh bắt và xuất khẩu tôm hùm giống vào năm 2016 nếu chúng có kích thước nhỏ hơn 8 cm và nặng ít hơn 200 g nhằm mục đích bảo tồn nguồn lợi thủy sản.

Trước đề xuất mới của tân Bộ trưởng, bà Susi đã bảo vệ chính sách hiện tại của mình trong các tin nhắn trên Twitter, bao gồm một đoạn video của bà trên bãi biển của thị trấn sản xuất tôm hùm Trenggalek, ở Đông Java và nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc không khai thác quá mức loài giáp xác này.

“Nếu chúng ta không quan tâm và không dừng việc đánh bắt tôm hùm giống, chúng ta sẽ chỉ làm giàu thêm cho Việt Nam và Indonesia có thể sẽ không bao giờ thấy được con tôm hùm nào nữa trên biển”, bà Susi nhấn mạnh.

Vấn đề đã khiến Tổng thống Joko Widodo phải can thiệp sau khi lan truyền trên mạng xã hội với các hashtag trên Twitter như lindungilobsterkita (tạm dịch bảo vệ tôm hùm của chúng ta). Ông Widodo cho biết, việc xem xét lại lệnh cấm không nên chỉ ở các khía cạnh môi trường, mà nên chú trọng cả khía cạnh kinh tế. Đừng nói không với xuất khẩu. Sự cân bằng là điều cần thiết, tuy nhiên không phải cái gì đánh bắt được cũng đem đi xuất khẩu. Điều này cũng sai.

Theo dữ liệu do Công ty Nghiên cứu Statista (Đức) cung cấp, Indonesia là quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn, nhưng xuất khẩu tôm hùm của nước này đã giảm trong những năm gần đây, từ 3.330 tấn trong năm 2016 xuống chỉ còn khoảng 1.960 tấn.

Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á phát hiện ra rằng, tôm hùm dưới cỡ tiêu chuẩn vẫn tiếp tục được bán ở Indonesia bất chấp lệnh cấm năm 2016, do thực thi pháp luật kém và đề xuất trong một báo cáo vào tháng 8/2019 cần thêm nghiên cứu để giúp tăng trưởng ngành công nghiệp và kiềm chế dân số.

Tác giả bài viết: Phương Ngọc
Nguồn tin: Nytimes