Sau 4 năm cấm xuất khẩu tôm hùm giống ra nhằm bảo tồn và duy trì nòi giống tôm hùm tự nhiên, Indonesia đã cho phép xuất khẩu trở lại. Quyết định này gây ra tranh cãi dữ dội, một cuộc chiến điển hình giữa bảo tồn giống loài và lợi ích kinh tế.
Năm 2016 cựu Bộ trưởng Thủy sản Susi Pudjiastuti đã ban lành lệnh cấm xuất khẩu giống tôm hùm nhằm bảo vệ sản lượng tự nhiên. Sau bốn năm ngày 04/05/2020, Bộ trưởng Edhy Prabowo đã kí sắc lệnh cho phép xuất khẩu trở lại tôm hùm giống (loại tôm hậu ấu trùng không sắc tố) thuộc giống Puerulus và Panulirus.
Quyết định này đã gây tranh cãi rộng rãi từ các nhà bảo tồn cho đến cựu Bộ trưởng Thủy sản – Susi Pudjiastuti. Việc cho phép xuất khẩu trở lại sẽ đe dọa xóa sổ quần thể tôm hùm tự nhiên của đất nước. Các chuyên gia cũng kêu gọi Chính phủ thay vì xuất khẩu hãy ưu tiên phát triển bền vững ngành tôm hùm trong nước cả nuôi quy mô nhỏ và đánh bắt truyền thống.
Edhy muốn khôi phục lại kế sinh nhai cho người dân sống phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu đồng thời ông cho biết, lệnh cấm trước đây hoàn toàn thất bại trong việc ngăn chặn thị trường chợ đen buôn bán trái phép tôm hùm giống.
Vào giữa tháng 1 đến tháng 10, 2016. Các nhà chức trách đã báo cáo rằng các vụ buôn lậu liên quan đến 800.000 ấu trùng tôm hùm trị giá 8.3 triệu đô đã được bán đến Việt Nam, Singapore và Trung Quốc, những quốc gia tập trung nuôi và có giá bán khá cao.
Các chuyên gia đã chỉ trích gay gắt về quyết định này. Họ cho rằng quyết định thiếu sự kiểm soát và sự rằng buộc của luật pháp đối với chuỗi xuất khẩu, cùng với cơ sở hạ tầng không đủ điều kiện để đáp ứng phát triển nuôi trồng thủy sản tôm hùm trong nước sẽ dẫn đến sự cạn kiệt nguồn tôm hùm giống tự nhiên.
Một vấn đề chính được đề cập trong tranh luận này chính là về tỉ lệ sống. Theo Bộ Thủy sản thì tỉ lệ sống của tôm hùm giống chưa tới 1% và việc đánh bắt, xuất khẩu chúng sẽ giúp nâng được tỉ lệ này lên cao hơn. Một số ý kiến khác lại cho rằng, hãy giữ tôm hùm trong tự nhiên, điều đó mới là cách giúp ngăn chặn sự tuyệt chủng tốt nhất. Có thể quyết định này được đưa ra bởi ảnh hưởng của sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, những người đang có nhu cầu về tôm hùm giống rất lớn.
Để giải quyết những mối lo trên, Bộ Thủy sản đã đưa ra một số điều kiện trong xuất khẩu như thiết lập hạn ngạch xuất khẩu và hạn chế khu vực đánh bắt tôm hùm giống. Yêu cầu của Bộ không được thu hoạch tôm hùm giống khi có kích thước của chúng phải nhỏ hơn 8cm và trọng lượng không quá 200g.
Các công ty xuất khẩu được yêu cầu phải phát triển cơ sở hạ tầng để nuôi tôm hùm con và phải phóng thích 2% lượng tôm nuôi về với tự nhiên thì mới được phép xuất khẩu chúng bằng đường hàng không.
Bên cạnh các yêu cầu mới trong sắc lệnh và các tranh cãi về kinh tế. Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng việc cho xuất khẩu lại sẽ làm người dân quên đi nghĩa vụ bảo tồn tôm hùm giống trong tự nhiên, đồng thời sự xuất khẩu cũng chẳng đóng góp gì vào sự phát triển của kinh tế miễn là thị trường chợ đen vẫn còn tồn tại.
“Nghị định mới sẽ thay đổi từ mục đích bảo tồn sang phát triển xuất khẩu và nuôi tôm. Từ đầu sắc lệnh này đã thất bại vì cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi tôm khá hạn hẹp, chúng ta chỉ có thể kết hợp với người dân nuôi trồng quy mô nhỏ và ngư dân, vừa giải quyết vấn đề cơ sở hạ tầng vừa tăng tạo việc làm cho bà con lao động”, Dani Setiawan giám đốc điều hành Hiệp hội đánh bắt cá truyền thống của Indosian cho biết.
Bờ biển phía Bắc của các đảo Java và Lombok là trái tim sản xuất tôm hùm lớn nhất cả nước. Và chiếm 90% lượng tôm đánh bắt ngoài tự nhiên. Tôm hùm sau đánh bắt sẽ được nuôi trên các lồng nổi và cam kết cung cấp đúng giá.
Và một trở ngại lớn khác trong hiệu quả kinh tế về nuôi trồng tôm hùm chính là tỉ lệ tử vong khá cao, hơn 50% trong giai đoạn ươm giống. Điều này được báo cáo rộng rãi ở Indonesia và Việt Nam.
Theo Dani, những nông hộ nuôi tôm hùm họ có nhiều tiềm năng và kĩ thuật để ngành công nghiệp nuôi trồng loài giáp xác này phát triển toàn diện nhât. Tuy nhiên, họ lại thiếu nguồn lực về tài chính và khả năng tiếp cận với thị trường trong nước cũng như quốc tế. Đây chính là cơ hội để chính phủ sử dụng ấu trùng tôm hùm một cách hiệu quả cả trong nước và xuất khẩu.
Riêng các nhà bảo tồn cho rằng nên ưu tiên phát triển kinh tế bền vững với môi trường. Với những gì chúng ta đang làm, chỉ có các doanh nghiệp lớn là có lợi lớn nhất trong vấn đề này.
Liệu chúng ta sẽ đồng tình với ý kiến nào, mặc dù đất nước chúng ta không hạn chế người dân đánh bắt thủy hải sản nhưng đánh bắt như thế nào để hiệu quả và bền vững nhất. Từ đó chúng ta sẽ không cần thiết phải tranh cãi với nhau khi có một quyết định được ban ra để hạn chế năng lực con người, đảm bảo môi trường thân thiện,… Vì từ đầu chúng ta đã hợp tác phát triển bền vững, cam kết môi trường xanh.