Bạn tìm thông tin gì?

Category Archives: Qui Trình Nuôi

Thông số oxy hòa tan trong ao tôm

Oxy hòa tan trong ao nuôi trồng thủy sản đều rất quan trọng, đặc biệt khi nuôi tôm; bà con cần phải nắm rõ được thông số oxy hòa tan trong ao tôm, để tránh tình trạng thiếu oxy gây ảnh hưởng đến tôm nuôi.

Trong nuôi tôm ai cũng cần phải biết được Thông số oxy hòa tan trong ao tôm; để biết điều chỉnh sao cho phù hợp nhất. Tạo ra một môi trường thuận lợi để tôm phát triển, tăng trưởng nhanh nhất

Thông số kỹ thuật về oxy hòa tan

  • Oxy hòa tan nhỏ hơn 0,3 mg/L : Tôm chết hàng loạt ngay tức thì.
  • Oxy hòa tan nhỏ hơn 1 mg/L: Nếu tình trạng này kéo dài tôm sẽ chết
  • Oxy hòa tan nhỏ hơn 3 mg/L: Đây vẫn là mức thấp tôm tăng trưởng rất kém hệ miễn dịch giảm, sức đề kháng không có
  • Oxy hòa tan lớn hơn 4 mg/L: Đây được coi là mức tối thiểu để tôm tăng trưởng bình thường
  • Oxy hòa tan lớn hơn 5 mg/L: Tôm sẽ có sự tăng trưởng phát triển tốt hơn

Ao tròn lót bạt có mái che mưa nắng, độ ly tâm cao, tạo dòng chảy hiệu quả

Nguyên nhân gây cạn kiệt oxy trong ao tôm

  • Ao thiết kế hệ thống siphon chưa tốt, chất thải tồn đọng trong ao nhiều
  • Tảo chết gây ra quá trình phân hủy xác tảo cần một lượng oxy nhất định
  • Thời tiết nắng nóng kéo dài sẽ làm cho oxy hòa tan vào nước kém hiệu quả hơn
  • Có sự phân tầng nước do mưa nặng hạt kéo dài, gió to
  • Do thả tôm mật độ quá cao, cho ăn và thức ăn dư thừa nhiều

Cách cải thiện cho lượng oxy tốt nhất cho ao tôm

  • Thả tôm mật độ dạng vừa
  • Nếu để mực nước sâu trên 1,3m phải có hệ thống oxy đáy đảm bảo
  • Kiểm soát tảo trong ao tốt
  • Dùng quạt tạo oxy, tao dòng chảy trong ao
  • Tăng cường chạy quạt vào ban đêm
  • Cần chạy quạt từ 1-1,5 tiếng trước khi cho tôm ăn
  • Quản lý thức ăn, không cho ăn dư thừa nhiều
  • Cần thiết kế ao tròn có độ ly tâm tốt; tạo dong chảy, gom thải và có mái che

Nguồn : https://aouongdidong.com/

Tổng kết dự án nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao trong nhà kính

Tổng kết dự án nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao trong nhà kính

Ngày 18/12, tại xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh, Chi cục Thủy sản tổ chức hội nghị tổng kết dự án nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao trong nhà kính.

Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà kính
Sau khi khảo sát thực tế, tháng 6 năm 2019, Chi cục Thủy sản đã chọn doanh nghiệp tư nhân Thảo Linh ở xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh triển khai dự án nông nghiệp công nghệ cao, tổ chức tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ 70% giống và thức ăn, hướng dẫn nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà kính. Doanh nghiệp đã đầu tư kinh phí thiết kế bể, nhà kính, tuân thủ quy trình kỹ thuật nuôi tôm 2 giai đoạn trên diện tích 6.000 m2.Kết quả cho thấy, sau 3 tháng nuôi, sản lượng đạt 35 tấn, trừ các khoản chi phí, lợi nhuận gần 1,7 tỷ đồng.Tại hội nghị, các hộ nuôi tôm ở xã Vĩnh Thái đều khẳng định,  mặc dù đây là lần đầu tiên triển khai nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao trong nhà kính và năm nay thời tiết khắc nghiệt nhưng hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn so với nuôi truyền thống. Mặt khác, nuôi theo hình thức này nguồn nước được kiểm soát chặt chẽ và sử dụng vi sinh trong quá trình nuôi nên môi trường đảm bảo, hạn chế rủi ro do dịch bệnh. Tuy nhiên, mức đầu tư thực hiện mô hình này lớn, do đó người dân mong muốn các cấp, các ngành quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi trong vay vốn. Chi cục Thủy sản nghiên cứu tiếp tục hỗ trợ và mở các lớp tập huấn về quy trình nuôi, chăm sóc để nhân rộng mô hình này.

Bá Thuần – Biên Cương.

Nguồn : http://quangtritv.vn/

Kinh nghiệm chài tôm kiểm tra định kỳ

Chài lấy mẫu kiểm tra tôm định kỳ là công cụ quan trọng hỗ trợ sản xuất và quản lý sức khỏe tôm nuôi. Tuy nhiên, do nhiều lí do, việc chài lấy mẫu có thể chính xác hoặc không. Vậy nên, cần phải xác định các yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của chài lấy mẫu tôm và có phương pháp hạn chế sai sót.

Chài lấy mẫu kiểm tra tôm định kỳ là công cụ quan trọng hỗ trợ sản xuất và quản lý sức khỏe tôm nuôi. Tuy nhiên, do nhiều lí do, việc chài lấy mẫu có thể chính xác hoặc không. Vậy nên, cần phải xác định các yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của chài lấy mẫu tôm và có phương pháp hạn chế sai sót.

thuysan247.com

Ước tính số lượng và tỉ lệ sống có thể khá chính xác nếu thực hiện đúng hoặc có thể không chính xác do nhiều lí do.

1. Tại sao cần lấy mẫu tôm kiểm tra định kỳ

Kiểm tra mẫu tôm định kỳ nhằm cung cấp các thông tin tổng quát về đàn tôm thông qua việc quan sát số nhỏ cá thể lấy mẫu, từ đó giúp giám sát đàn tôm như xác định trọng lượng trung bình của từng cá thể, ước tính số lượng và trọng lượng đàn tôm, đánh giá tình trạng sức khỏe chung và kiểm tra kí sinh trùng hoặc các mầm bệnh tiềm ẩn

Lấy mẫu tôm thường thực hiện bằng cách dùng chày. Quản lý sàng ăn đúng cách cũng có thể ước lượng khá chính xác lượng tôm có trong ao dựa vào lượng thức ăn hằng ngày so với phần trăm trọng lượng thân.

Lấy mẫu thường thực hiện 1 – 2 tuần/lần.

2. Chài lấy mẫu đánh giá sức khỏe

Tôm nuôi cần được lấy mẫu hàng tuần, thậm chí hàng ngày nếu cần thiết, và thường xuyên kiểm tra các tổn thương như các đốm, dị dạng, hoại tử do vi khuẩn, đỏ đuôi, phụ bộ, tình trạng ăn và hoạt động.

Nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường cần tiến hành kiểm tra ngay, bao gồm kiểm tra lâm sàng, làm mô bệnh học và nếu cần thiết có thể chạy PCR. Mục tiêu việc này là để xác định bất kỳ vấn đề hoặc các bệnh ngay lúc bắt đầu, thời gian và nguồn nhiểm, và ngay lập tức giải quyết vấn đề

Kiểm tra trực quan mẫu tôm thường có thể phát hiện triệu chứng tổng quát của bệnh. Trong ảnh là tôm thẻ 30 ngày bị đốm trắng, nhìn thấy rõ trên giáp đầu ngực. Hình bên trái là đốm trắng dưới kính hiển vi.

Có 2 phương pháp lấy mẫu: ngẫu nhiên và chọn lọc.

Trong phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên, tôm được lấy mà không có chọn lựa, trong chài hoặc sàng ăn. Phương pháp này thường áp dụng nhằm đánh giá tỷ lệ tôm bệnh trong đàn.

Trong phương pháp lấy mẫu chọn lọc tôm được lấy dựa trên các dấu hiệu hoặc hoạt động bất thường như không có thức ăn trong dạ dày – ruột, bơi lội bất thường, tăng thời gian tập trung gần mặt nước quanh bờ, tôm có màu khác thường, xuất hiện các đốm,…Phương pháp chọn lọc dùng khi chuẩn đoán bệnh. Không lấy tôm chết, lấy những con bệnh hoặc sắp chết.

Tôm bệnh thường biểu hiện như sau:

  • Mềm vỏ, trống ruột, ruột đứt đoạn
  • Ngã nghiêng (nằm nghiêng) nhanh chóng sau khi chài lên
  • Đục cơ trước 10 phút (khi chài lên) và thường xuyên xuất hiện đục cơ tại ao.

Bảng 1: Lượng tôm lấy mẫu ngẫu nhiên để xác định tỷ lệ nhiễm bệnh trong đàn (Theo Brock và Main 1994).

Tỷ lệ mầm bệnh/ bệnh trong đàn Lượng tôm kiểm tra
1% hoặc nhiều hơn 300
2% hoặc nhiều hơn 160
5% hoặc nhiều hơn 60
10% hoặc nhiều hơn 30

Theo Brock và Main (1994), 5 – 10 tôm có triệu chứng là đủ để chuẩn đoán bệnh, nhưng nếu lấy mẫu để đánh giá sự hiện diện của mầm bệnh hay tình trạng nhiễm bệnh tiềm ẩn (như IHHNV, TSV, WSSV) thì nên áp dụng bảng 1.

 

3. Chài kiểm tra lượng tôm trong ao

  • Ước tính tổng số lượng tôm trong ao theo công thức:

  • Hoặc dựa vào lượng thức ăn theo trọng lượng thân để tính khối lượng tôm trong ao:

4. Sai số trong lấy mẫu

Kết quả ước tính lượng tôm và tỉ lệ sống có thể chính xác nếu thực hiện đúng hoặc rất không chính xác do nhiều nguyên nhân.

  • Chù kỳ trăng:

Tại khu vực có sự khác nhau lớn về cường độ triều do chu kì mặt trăng, hoạt động của tôm rất khác nhau suốt kỳ nước cường (lúc rằm và đầu tháng) và nước kém (lúc trăng non và trăng già). Tôm thường năng động hơn trong kỳ trăng.

Nói chung, để nâng cao độ chính xác, lấy mẫu nên được thực hiện sau khi hạ thấp mực nước ao, thực hiện bởi người có kinh nghiệm, sử dụng chài lớn và lấy tại nhiều vị trí trong ao.

  • Loài tôm nuôi:

Phân bố và tập tính của mỗi loài nuôi rất khác nhau. Clifford (1998) mô tả rằng tôm xanh (L. stylirostris) có xu hướng phân bố không đồng nhất trong các ao, thường xuyên tụ tập thành các cụm, đặc biệt là trong các ao nông. Ông nói, “Sự phân bố không đồng đều của tôm tạo ra sự khác biệt lớn trong lượng tôm lấy mẫu và khó ước lượng chính xác tỉ lệ sống.”

  • Mật độ và kích cỡ tôm:

Tôm nhỏ hơn thường tập trung tại vùng cạn của ao nên phải lấy mẫu đều khắp các khu vực ao. Ngoài ra, tôm lớn nhanh hơn, dễ dàng thoát khỏi lưới nên tôm chài lên thường có kích thước nhỏ hơn thực tế. Ví dụ, có ao khi chài lấy mẫu 1 ngày trước thu hoạch, trọng lượng trung bình của tôm là 18g. Vào ngày tháo nước thu hoạch, trọng lượng tôm trung bình đạt 20 – 21g.

Độ chính xác của việc lấy mẫu sẽ tăng theo mật độ tôm nuôi.

  • Đáy ao:

Đáy không bằng phẳng sẽ gây sai số khi lấy mẫu. Chài không phủ kín vùng đáy gồ ghề có thể làm tôm thoát ra, hoặc đáy có nhiều rễ cây có thể gây vướng chài, hay tôm đào hang trên đáy mềm và trốn thoát. Khi này, đòi hỏi phải hiệu chỉnh cao sau khi thu mẫu.

  • Nước ao:

Dòng chảy: nước chảy (như trong quá trình trao đổi nước) làm tôm phân bố không đồng đều, thường tụ tập gần dòng chảy.

DO: trong những ao hàm lượng oxy hòa tan (DO) thấp, tôm có thường phân bố không đều, thường ở gần mặt nước hoặc khu vực cạn giàu oxy

Nhiệt độ: nước lạnh làm tôm chậm hơn nên, có thể làm cho lượng tôm chài được nhiều hơn so với lúc nhiệt độ nước tối ưu

Độ sâu: nước càng sâu, chài xuống đáy càng chậm, khả năng tôm thoát ra càng nhiều

  • Chài dùng lấy mẫu

Nếu số liệu chài mẫu dùng để so sánh thì mỗi ao, mỗi vụ nên chỉ sử dụng một chài duy nhất. Có 2 loại chài là chài rút và chài bung, nên dùng chài rút vì nó đóng hoàn toàn – ngăn tôm thoát ra.

Nên dùng chài lớn nhất và nặng nhất có thể. Mắt lưới đề nghị 0,3 – 0,6cm (1/4- to 1/8-inch) cho tôm ấu niên và 0,9 cm (3/8-inch) cho tôm lớn. Giữa các ao trong 1 vụ nên dùng chài có kích thước giống nhau để tiện so sánh kết quả.

Thêm nữa, độ mở đường kính của chài khi xuống nước rất khác nhau và ảnh hưởng lớn đến kết quả. Cần xác định diện tích phủ chài bằng cách thực hiện vài lần trong ao nước trong có độ sâu từ 50 – 100cm, sau đó đo và tính diện tích phủ trung bình. Điều này còn giúp tính ra hệ số điều chỉnh cho những cỡ chài khác nhau dựa trên lượng tôm ước tính khi thu mẫu và lượng tôm thu hoạch thực tế. Theo thực nghiệm sau thu hoạch, diện tích bao phủ của chài tới đáy ao chỉ bằng 30% diện tích ước lượng. Thêm nữa, ao sâu khác nhau thì diện tích bao phủ khác nhau.

  • Khu vực lấy mẫu

Vị trí lấy mẫu nên được đánh dấu bằng phao hoặc cột gỗ và nằm ngoài các kênh trong ao. Bình quân 5 vị trí/ha. Vị trí lấy mẫu càng nhiều, độ chính xác của kết quả càng cao.

  • Con người

Những người chài mẫu khác nhau có thể cho ra kết quả hoàn toàn khác nhau trong cùng 1 ao. Ngoài ra, cần xác định số lượng ao cần chài mẫu/người/ngày vì kết quả cũng sẽ bị ảnh hưởng khi người lấy mẫu mệt mỏi.

 

Lấy mẫu đúng sẽ đưa đến kết quả có tính đại diện cao

 

Để giảm sai số khi lấy mẫu, cần thực hiện các bước sau:

  • Tất cả các ao > 30 ngày tuổi cần được lấy mẫu hàng tuần tại 5 – 10 vị trí cố định cho mỗi hécta (ha).
  • Sử dụng chài có trọng lượng chì tối thiểu 3 kg. Nếu lấy mẫu trong ao cạn hay ao nươc trong, trọng lượng chì phải đạt 4 – 6 kg.
  • Nên chài vào sáng sớm hoặc ban đêm, khi tôm phân bố đều: tôm thẻ chân trắng rất năng động vào ban đêm và phân bố đều trong khi ban ngày chúng có xu hướng tìm góc ao sâu hơn nên cần chài quanh ao để có số liệu chính xác. Lượng tôm chài được nhiều nhất vào ban đêm từ 22h – 02h sáng, khi tôm rất năng động và thường nhìn thấy ở gần bờ ao. Lượng chài được ít nhất vào lúc 14h, lúc này khó nhìn thấy tôm nhất và ít hoạt động.
  • Nên chọn cùng một thời điểm giống nhau để chài tôm giữa các lần.
  • Không gây tiếng ồn gần điểm lấy mẫu hoặc tại nơi điểm lấy mẫu.
  • Không cho ăn hoặc thay nước ngay trước hoặc trong khi lấy mẫu.
  • Tránh thay người thiết bị và chu kỳ lấy mẫu.
  • Tính lượng tôm dựa trên số trung bình của 3 – 4 tuần lấy mẫu nhằm giảm các sai số.
Nguồn: Theo nghetomtep.com

Sự đa dạng vi sinh vật trong ruột tôm

Tôm thẻ chân trắng
Tôm có đường ruột nhạy cảm và dễ bị tổn thương.

Đường ruột của tôm có cấu tạo khá đơn giản nhưng là nơi nhạy cảm và dễ tổn thương nhất trên tôm. Các bệnh phổ biến thường gặp trên tôm hiện nay đa phần xuất phát từ đường ruột là chủ yếu như: đường ruột đứt khúc, phân trắng, viêm đường ruột…

Để ngăn chặn các mầm bệnh này, chúng ta cần hiểu rõ cấu tạo và phân loại các hệ vi sinh vật có trong đường ruột của tôm. Những tác nhân nào gây biến động hệ vi sinh vật ở đường ruột và làm sao để điều khiển được hệ vi khuẩn cộng sinh nhằm tăng khả năng kháng bệnh, tối ưu hóa tốc độ tăng trưởng và giảm chi phí thức ăn trong quá trình nuôi.

Nhằm giải đáp những vấn đề trên, Angela Landsman cùng các cộng sự ở Mỹ đã tiến hành nghiên cứu đánh giá  và làm rõ những vấn đề này qua các thí nghiệm và khảo sát của mình.

Phương pháp thí nghiệm

Thí nghiệm được thực hiện tại Balaton, MN của Mỹ, các mẫu tôm được lấy từ 3 môi trường khác nhau: môi trường tự nhiên, môi trường ao nuôi và môi trường được nuôi trong phòng thí nghiệm. Các chỉ tiêu môi trường của mẫu tôm ở phòng thí nghiệm và ao nuôi gần giống như nhau gồm:

+ Tổng mức nitơ amoniac (TAN) được duy trì ở mức dưới 3,0 mg / mL, nồng độ nitrite dưới 4,5 mg / mL và nồng độ nitrat nhỏ hơn 100 mg / mL

+ Độ mặn ở mức 28 ppt.

+ Mật độ thả 30 – 60 con /m3

+ Các hỗn hợp vi sinh có lợi như Pediococcus acidilacticiP. pentosaceus ,Lactobacillus plantarum và Bacillus subtilis được bổ sung hằng ngày.

Riêng ở tôm tự nhiên rất khó để xác định được các thông số cần thiết, vì vậy các mẫu tôm tự nhiên chỉ được sử dụng làm mẫu đối chứng do các thông số về độ tuổi, thức ăn gần như không chính xác.

Sau khi thu hoạch tiến hành loại bỏ các cơ quan và tách lấy ruột. Mẫu sẽ được đem đi chiết xuất DNA và phân tích PCR.

Kết quả thí nghiệm

Qua 699.259 lượt đọc và phân tích kết quả thí nghiệm các mẫu ruột tôm ở 3 môi trường sống cho thấy sự khác biệt lớn về số lượng vi sinh vật ở 3 môi trường. Trong đó chủng vi khuẩn được nuôi trong phòng thí nghiệm chiếm ưu thế hơn các môi trường còn lại như  ProteobacteriaBacteroidetesSaccharibacteria và vi khuẩn Actinobacteria. Nhưng riêng vi khuẩn VibrionaceaeFirmicutesFusobacteria và khuẩn lam được tìm thấy nhiều nhất ở mẫu tôm ao nuôi.


Các vi khuẩn được tìm thấy trong mẫu ruột tôm từ 3 loại môi trường.

Kết luận

Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ vi sinh vật ở ruột tôm rất phong phú, tôm được nuôi trong môi trường khác nhau thì các chủng loại vi khuẩn có trong ruột khác nhau. Bên cạnh đó các giai đoạn phát triển và nguồn thức ăn khác nhau cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hệ sinh thái này. Các yếu tố như điều kiện môi trường sống của tôm thay đổi, độ mặn, stress, phản ứng miễn dịch của tôm, thay đổi chế độ ăn uống hoặc tôm tiếp xúc với kháng sinh … cũng khiến vi khuẩn ở đường ruột tôm biến động và mất cân bằng.

Bằng cách phân tích PcoA và thống kê số lượng OTU, tác giả cũng chỉ ra rằng tôm được nuôi trong điều kiện phòng thí nghiệm có sự đồng nhất về số lượng hệ vi sinh vật trong đường ruột của tôm. Qua đó cho thấy quy trình nuôi ảnh hưởng rất lớn đến hệ vi sinh vật ở ruột tôm.

Khi hệ vi sinh vật trong ruột tôm bị mất cân bằng do các tác nhân tiêu cực có thể dẫn đến rối loạn sinh lý ở tôm, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại gây bệnh phát triển mạnh, đặc biệt khi mà khuẩn Vibrio luôn tồn tại sẵn trong ruột tôm. Để hạn chế bệnh trên tôm do các vi khuẩn đường ruột gây ra, cần hiểu rõ nguyên nhân gây biến động và hệ vi sinh trong đường ruột tôm đang thiếu những chủng vi sinh nào, dựa vào đó để lựa chọn đúng những chủng vi sinh cần thiết để bổ sung.

Theo Angela Landsman và cộng sự.

YẾN QUYÊN Lược Dịch

Giải pháp phòng trừ dịch bệnh trên tôm

Hiện nay, tình hình dịch bệnh thủy sản nói chung nhất là với con tôm ngày một diễn biến phức tạp, nhiều bệnh chưa có giải pháp chữa trị dứt diểm, chính vì vậy, công tác phòng bệnh là hết sức quan trọng và người nuôi cần thực hiện nghiêm ngặt quy trình nuôi tôm được khuyến cáo.

Chuẩn bị ao nuôi: Cần phải chuẩn bị ao trước khi thả giống theo quy trình từ khâu tẩy dọn ao, diệt tạp, phơi đáy, khử trùng nền đáy và đảm bảo môi trường nước phù hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của tôm. Chất lượng nước cấp vào ao nuôi bảo đảm giá trị của các thông số như sau: Ôxy hòa tan > 3,5 mg/l, pH từ 7 – 9 và giao động trong ngày không quá 0,5, độ mặn 5 – 35‰, độ kiềm từ 60 – 180 mg/l, độ trọng 20 – 50 cm, NH3 < 0,3 mg/l, H2S < 0,05 mg/l, nhiệt độ 18 – 33oC. Nước cần được xỷ lý kỹ và khử trùng trước khi đưa vào ao nuôi.

Chọn và thả giống: Tôm giống sạch bệnh là điều kiện quan trọng quyết định đến sự thành công của vụ nuôi. Người nuôi cần chọn mua con giống ở những cơ sở sản xuất giống có uy tín, có giấy tờ đảm bảo chất lượng giống, có giấy chứng nhận kiểm dịch (nếu mua từ tỉnh khác). Tôm giống phải đáp ứng TCVN 10257: 2014 (TTCT – tôm giống – yêu cầu kỹ thuật. Thả giống đúng lịch thời vụ theo khuyến cáo của cơ quan quản lý. Tôm giống cần được kiểm tra bệnh trước khi thả nuôi để đảm bảo tôm giống không bị nhiễm các bệnh theo quy định. Tôm giống cần đáp ứng được các phản ứng gây sốc bằng formalin 100 ppm và hạ độ mặn đột ngột xuống 0‰ trong 30 phút nhưng tôm có tỷ lệ sống 100%.

Cho ăn: Cho tôm ăn các loại thức ăn nằm trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam, có nhãn hàng hóa đầy đủ theo quy định về ghi nhãn hàng hóa và được bảo quản theo hướng dẫn ghi trên nhãn hàng hóa. Sử dụng loại thức ăn tùy thuộc cỡ tôm, tỷ lệ cho ăn và số lần cho ăn trong ngày thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý nhà nước. Không sử dụng thức ăn đã hết hạn sử dụng.

Quản lý tốt và theo dõi các yếu tố môi trường: Dinh dưỡng được tích tụ trong ao từ thức ăn thừa, chất thải của tôm nuôi là nguyên nhân gây ra giảm chất lượng nước, ô nhiễm môi trường và dẫn tới bùng phát dịch bệnh. Do đó, hàng ngày kiểm tra các chỉ tiêu môi trường gồm oxy hòa tan, pH, độ mặn, độ trong, nhiệt độ và kiểm tra 3 – 5 ngày/lần đối với các chỉ tiêu độ kiềm, NH3, H2S bảo đảm giá trị nằm trong ngưỡng cho phép. Cần đặc biệt chú ý đến việc duy trì ổn định môi trường nuôi bằng các biện pháp cơ học như: quạt nước, sục khí đáy; các biện pháp sử dụng hóa chất và chế phẩm sinh học để cải tạo và ổn định môi trường ao nuôi. Tránh gây biến động môi trường đột ngột, dẫn đến sốc môi trường cho tôm làm cho tôm dễ mẫn cảm với tác nhân gây bệnh và cũng là điều kiện tốt cho bệnh bùng phát.

Sử dụng hợp lý thuốc, vi sinh vật, chế phẩm sinh học, hóa chất và chất xử lý cải tạo môi trường: Chỉ sử dụng các loại thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học có trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam trong NTTS để xử lý môi trường, phòng, chữa bệnh, quản lý sức khỏe tôm nuôi. Sản phẩm sử dụng phải có nhãn hàng hóa đầy đủ theo quy định về ghi nhãn hàng hóa và được bảo quản theo hướng dẫn ghi trên nhãn hàng hóa. Cách dùng thuốc, vi sinh vật, chế phẩm sinh học, hóa chất và chất xử lý cải tạo môi trường thực hành theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý nhà nước. Không sử dụng thuốc, vi sinh vật, chế phẩm sinh học, hóa chất và chất xử lý cải tạo môi trường đã hết hạn sử dụng hoặc nằm trong danh mục cấm.

Tăng sức đề kháng cho tôm: Cần bổ sung thêm các chất bổ sung thức ăn như: Vitamin, khoáng, men tiêu hóa, chế phẩm sinh học trong suốt quá trình nuôi giúp tăng cường khả năng tiêu hóa, tăng cường sự miễn dịch cho tôm giúp phòng bệnh. Liều lượng và cách sử dụng phải tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Hệ thống xử lý nước cấp và nước thải: Khu vực nuôi cần có hệ thống cấp thoát nước riêng biệt. Nước trước khi lấy vào ao nuôi, cơ sở sản xuất giống phải được kiểm tra chất lượng. Phải xử lý nước trước khi xả thải ra môi trường. Nước thảichỉ được xả ra môi trường xung quanh khi bảo đảm giá trị như sau: pH từ 5,5 – 9, BOD5 (200C) < 50 mg/l, COD < 150 mg/l, chất rắn lơ lửng < 100 mg/l, Coliform < 5.000 MPN/100 ml. Không xả nước thải sinh hoạt vào các ao. Rác thải trong sinh hoạt, bao bì của các sản phẩm sử dụng trong cơ sở nuôi phải được cho vào thùng chứa có nắp đậy. Thùng chứa không được đặt trên bờ ao nuôi và ao chứa/lắng.

Quản lý lao động: Công nhân làm việc tại cơ sở nuôi phải được tập huấn về an toàn lao động, bảo vệ môi trường; được hướng dẫn và biết cách bảo quản và sử dụng thức ăn, thuốc, vi sinh vật, chế phẩm sinh học, hóa chất và chất xử lý cải tạo môi trường. Công nhân phải vệ sinh sạch sẽ trước khi tiếp xúc với ao nuôi và khi chăm sóc quản lý tôm. Công nhân cần nghiêm túc khử trùng dụng cụ trước khi sử dụng và sử dụng dụng cụ như sàng, thuyền, chài và dụng cụ chăm sóc riêng cho từng ao để tránh lây lan dịch bệnh.

Đảm bảo an toàn sinh học trong quá trình nuôi bằng các công nghệ mới: Vấn đề then chốt và quyết định nhất để nuôi tôm thành công là tạo ra môi trường kín, biệt lập, ngăn chặn tuyệt đối sự ảnh hưởng của mầm bệnh, chất hữu cơ và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến ao nuôi. Nên nuôi tôm theo quy trình khép kín theo phương pháp ít thay nước, nguồn nước đưa vào ao phải được lọc kỹ và diệt mầm bệnh, cần có ao chứa lắng lọc và xử lý trước khi sử dụng cho nuôi tôm. Tùy vào điều kiện kinh tế, kỹ thuật, kinh nghiệm và cơ sở hạ tầng, người nuôi có thể áp dụng các công nghệ nuôi tiên tiến trên thế giới như công nghệ nuôi sử dụng hệ thống tuần hoàn nước (RAS), công nghệ biofloc, công nghệ nuôi tôm siêu thâm canh trong hệ thống nước chảy (Raceway). Ở Việt Nam đã có nhiều mô hình nuôi tôm thành công bằng công nghệ nuôi kết hợp như nuôi tôm với cá rô phi, nuôi tôm với cá điêu hồng… với mục đích sử dụng cá để xử lý nước ao nuôi tôm. Khi ao nuôi xuất hiện dịch bệnh người nuôi cần có phương án xử lý thích hợp để tiêu diệt mầm bệnh, tránh lây lan sang khu vực khác.

Làm sạch môi trường nuôi tôm bằng quy trình biogas

Với mục tiêu nuôi tôm bền vững mang lại hiệu quả kinh tế cao, giảm thiểu ô nhiễm, ông Nguyễn Trường Đại (xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch) đã áp dụng quy trình biogas xử lý chất thải trong chăn nuôi heo để xử lý chất thải trong nuôi tôm siêu thâm canh.

Ông Nguyễn Trường Đại (xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch) giới thiệu hệ thống xử lý chất thải trong nuôi tôm.

Cách làm này giúp ông kiểm soát chất lượng nước, tôm lớn nhanh, ít nhiễm bệnh. Không những bảo vệ môi trường, hệ thống xử lý nước thải bằng biogas còn cung cấp nguồn khí gas phục vụ sinh hoạt hằng ngày cho gia đình.

* Làm sạch nước ao tôm

Những năm qua, nhiều hộ nuôi tôm trên địa bàn xã Vĩnh Thanh sau mỗi mùa thu hoạch đều xả nước thải trong ao trực tiếp ra môi trường mà không qua xử lý. Đến khi thả giống mới lại dùng chính nguồn nước ấy vào ao nuôi tôm. Hậu quả là tôm nhiễm bệnh, chết hàng loạt hoặc chậm lớn.

Nhận thấy điều này, ông Đại nghĩ ra cách áp dụng mô hình xử lý biogas trong nuôi heo cho nuôi tôm. Hệ thống này gồm 3 hầm phân hủy bằng composite có dung tích 18m3 chôn dưới đất được thiết kế thông nhau bằng ống nhựa đường kính 110mm, 1 túi chứa khí gas rộng 8m và dài 20m.

Ông Đại chia sẻ, xác lột của tôm nếu xả trực tiếp ra môi trường thì quá trình phân hủy sẽ gây ảnh hưởng đến nguồn nước. Áp dụng theo nguyên lý biogas xử lý chất thải trong chăn nuôi heo để xử lý chất thải trong nuôi tôm siêu thâm canh, ông Đạt cho lót bạt ở đáy, rồi dùng máy ép tấm bạt thành hình ống để làm túi chứa khí biogas. Túi được đặt dưới ao một đầu chỉ được mở khi hút chất thải, đầu còn lại đấu nối với ống nhựa dẫn đến hầm phân hủy.

Mỗi ngày 2 lần, sau khi cho tôm ăn khoảng 1 giờ, ông dùng quạt ly tâm để hút phân tôm, xác tôm lột và thức ăn dư thừa dưới đáy ao đưa vào hầm phân hủy. Chất thải sau khi đưa vào hầm khoảng 10 ngày thì sẽ có khí đốt. Khí đốt này được dẫn vào một hầm riêng phục vụ cho nấu nướng, bơm nước và chạy máy quạt làm mát, tạo oxy trong ao nuôi. Chất thải còn lại trong hầm được hút lên làm phân bón hữu cơ cho cây trồng.

* Tiết kiệm chi phí đáng kể

Từ một vuông tôm thử nghiệm, đến nay, tất cả ao tôm của ông Đại đều được lắp đặt hệ thống xử lý chất thải. “Trước đây, cứ 3 tháng nhà tôi hết một bình gas, mỗi tháng tốn khoảng 700 ngàn tiền dầu cho máy làm mát và đèn chiếu sáng ngoài ao. Giờ đây không mất bình gas nào, cũng không phải mua dầu nữa. Lượng gas nhiều quá, tôi còn cho máy phát điện thắp sáng ban đêm. Tôm được xử lý chất thải hằng ngày, có quạt làm mát liên tục nên lớn nhanh, dịch bệnh giảm đáng kể. Lợi ba bốn đường” – ông Đại vui vẻ.

Với cách xử lý này, nguồn nước ở khu vực nuôi tôm siêu thâm canh của gia đình ông Nguyễn Trường Đại luôn được đảm bảo, đồng thời còn có thêm nguồn khí gas làm chất đốt phục vụ sinh hoạt và làm nhiên liệu cho máy phát điện.

Thấy sáng kiến của ông Đại có hiệu quả, giúp tôm sinh trưởng và phát triển nhanh hơn, hạn chế dịch bệnh và giải quyết đáng kể tình trạnh ô nhiễm nguồn nước trong chăn nuôi, nhân viên của Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam xuống tận nơi học hỏi kinh nghiệm rồi giới thiệu lại mô hình, quy trình kỹ thuật cho nhiều người nuôi tôm nước lợ ở các tỉnh từ Bạc Liêu, Cà Mau, Nam Định, Quảng Ninh… Mới đây, ông Đại cũng đón các đoàn khách ở Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines sang tham quan và học tập mô hình xử lý chất thải trong chăn nuôi tôm.

Biện pháp xử lý khí độc khi gặp trường hợp NH3, H2S, NO2

Với mục tiêu nuôi tôm bền vững mang lại hiệu quả kinh tế cao, giảm thiểu ô nhiễm, ông Nguyễn Trường Đại (xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch) đã áp dụng quy trình biogas xử lý chất thải trong chăn nuôi heo để xử lý chất thải trong nuôi tôm siêu thâm canh.

Ông Nguyễn Trường Đại (xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch) giới thiệu hệ thống xử lý chất thải trong nuôi tôm.

Cách làm này giúp ông kiểm soát chất lượng nước, tôm lớn nhanh, ít nhiễm bệnh. Không những bảo vệ môi trường, hệ thống xử lý nước thải bằng biogas còn cung cấp nguồn khí gas phục vụ sinh hoạt hằng ngày cho gia đình.

* Làm sạch nước ao tôm

Những năm qua, nhiều hộ nuôi tôm trên địa bàn xã Vĩnh Thanh sau mỗi mùa thu hoạch đều xả nước thải trong ao trực tiếp ra môi trường mà không qua xử lý. Đến khi thả giống mới lại dùng chính nguồn nước ấy vào ao nuôi tôm. Hậu quả là tôm nhiễm bệnh, chết hàng loạt hoặc chậm lớn.

Nhận thấy điều này, ông Đại nghĩ ra cách áp dụng mô hình xử lý biogas trong nuôi heo cho nuôi tôm. Hệ thống này gồm 3 hầm phân hủy bằng composite có dung tích 18m3 chôn dưới đất được thiết kế thông nhau bằng ống nhựa đường kính 110mm, 1 túi chứa khí gas rộng 8m và dài 20m.

Ông Đại chia sẻ, xác lột của tôm nếu xả trực tiếp ra môi trường thì quá trình phân hủy sẽ gây ảnh hưởng đến nguồn nước. Áp dụng theo nguyên lý biogas xử lý chất thải trong chăn nuôi heo để xử lý chất thải trong nuôi tôm siêu thâm canh, ông Đạt cho lót bạt ở đáy, rồi dùng máy ép tấm bạt thành hình ống để làm túi chứa khí biogas. Túi được đặt dưới ao một đầu chỉ được mở khi hút chất thải, đầu còn lại đấu nối với ống nhựa dẫn đến hầm phân hủy.

Mỗi ngày 2 lần, sau khi cho tôm ăn khoảng 1 giờ, ông dùng quạt ly tâm để hút phân tôm, xác tôm lột và thức ăn dư thừa dưới đáy ao đưa vào hầm phân hủy. Chất thải sau khi đưa vào hầm khoảng 10 ngày thì sẽ có khí đốt. Khí đốt này được dẫn vào một hầm riêng phục vụ cho nấu nướng, bơm nước và chạy máy quạt làm mát, tạo oxy trong ao nuôi. Chất thải còn lại trong hầm được hút lên làm phân bón hữu cơ cho cây trồng.

* Tiết kiệm chi phí đáng kể

Từ một vuông tôm thử nghiệm, đến nay, tất cả ao tôm của ông Đại đều được lắp đặt hệ thống xử lý chất thải. “Trước đây, cứ 3 tháng nhà tôi hết một bình gas, mỗi tháng tốn khoảng 700 ngàn tiền dầu cho máy làm mát và đèn chiếu sáng ngoài ao. Giờ đây không mất bình gas nào, cũng không phải mua dầu nữa. Lượng gas nhiều quá, tôi còn cho máy phát điện thắp sáng ban đêm. Tôm được xử lý chất thải hằng ngày, có quạt làm mát liên tục nên lớn nhanh, dịch bệnh giảm đáng kể. Lợi ba bốn đường” – ông Đại vui vẻ.

Với cách xử lý này, nguồn nước ở khu vực nuôi tôm siêu thâm canh của gia đình ông Nguyễn Trường Đại luôn được đảm bảo, đồng thời còn có thêm nguồn khí gas làm chất đốt phục vụ sinh hoạt và làm nhiên liệu cho máy phát điện.

Thấy sáng kiến của ông Đại có hiệu quả, giúp tôm sinh trưởng và phát triển nhanh hơn, hạn chế dịch bệnh và giải quyết đáng kể tình trạnh ô nhiễm nguồn nước trong chăn nuôi, nhân viên của Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam xuống tận nơi học hỏi kinh nghiệm rồi giới thiệu lại mô hình, quy trình kỹ thuật cho nhiều người nuôi tôm nước lợ ở các tỉnh từ Bạc Liêu, Cà Mau, Nam Định, Quảng Ninh… Mới đây, ông Đại cũng đón các đoàn khách ở Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines sang tham quan và học tập mô hình xử lý chất thải trong chăn nuôi tôm.