Bạn tìm thông tin gì?

Category Archives: Qui Trình Nuôi

Hai nữ tiến sỹ theo đuổi nuôi tôm vi sinh

Nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học (chất vi sinh) đảm bảo an toàn sinh học là xu hướng hiện đại đang lan rộng ở nước ta.

vi-sinh175612967
Tiến sỹ Mai Thi với tôm nuôi bằng chế phẩm sinh học.

NNVN giới thiệu hai gương mặt điển hình nghiên cứu và thực hiện nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học cần được phổ biến rộng.

Sản xuất vi sinh bản địa

Từ ngày 11/11/2019, chế phẩm sinh học của Tập đoàn Thủy sản Minh Phú được lưu hành toàn quốc, sau gần một năm sử dụng thành công trên mấy trăm héc-ta nuôi tôm của Tập đoàn.

Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Chế phẩm Sinh học của Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, Tiến sỹ Mai Thi cho biết: “Chế phẩm của chúng tôi đạt 1012 CFU/ml, tức là trong một mi-li-lít có nghìn tỷ con vi khuẩn có lợi, không thua các nước tiên tiến”.

Tiến sỹ Mai Thi giải thích: Nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học là phương thức nuôi tôm an toàn sinh học, không dùng kháng sinh, không sử dụng thuốc hóa học, con tôm có chất lượng như tôm sinh thái (tôm – rừng, tôm – lúa). Bởi vì trong tự nhiên có rất nhiều loài vi khuẩn, có lợi lẫn có hại và thường tồn tại cân bằng, nhưng nếu loài có hại vượt trội sẽ gây ô nhiễm môi trường, sinh ra dịch bệnh.

Thời gian qua, quá trình phát triển nuôi tôm đã đưa ra môi trường nhiều chất thải cùng biến đổi khí hậu làm chất lượng nước suy giảm, dịch bệnh xảy ra và khi tôm bị bệnh, lại sử dụng kháng sinh kéo dài gây thêm bất lợi cho môi trường, còn tăng mức độ kháng thuốc của vi khuẩn có hại trong hệ tiêu hóa của con tôm, kết quả là dịch bệnh lan tràn.

Còn dùng chế phẩm sinh học trong xử lý ô nhiễm môi trường, cũng theo Tiến sỹ Mai Thi là tăng các loài vi khuẩn có lợi để đưa môi trường trở về trạng thái cân bằng. Tiến sỹ Mai Thi và cộng sự nghiên cứu ruột nhiều con vật như sùng đất, giun… để tuyển chọn vi khuẩn có lợi làm chế phẩm. Những vi khuẩn này là vi khuẩn bản địa nên khỏe hơn vi khuẩn trong chế phẩm nhập ngoại, vòng đời dài và còn có thể phục tráng khi bị thoái hóa.

Tiến sỹ Mai Thi trước đây ở một cơ quan của tỉnh Sóc Trăng từng chủ trì nghiên cứu chế phẩm sinh học được nhiều giải thưởng và từ tháng 4/2019, về Tập đoàn Thủy sản Minh Phú xây dựng Công ty TNHH Sản xuất Chế phẩm Sinh học. Vừa xây dựng cơ sở vật chất vừa tuyển chọn nhân sự, sau 3 tháng, sản xuất được mẻ chế phẩm đầu tiên, sử dụng nuôi 3ha tôm sú ở xã Thạnh Thới Thuận (Trần Đề, Sóc Trăng) đạt kết quả tốt.

Lập tức, công suất nâng lên để sử dụng cho 700ha nuôi tôm thẻ chân trắng của Tập đoàn ở tỉnh Kiên Giang. Vì nhà máy sản xuất ở tỉnh Hậu Giang, cứ được 500kg chế phẩm sinh học là Tiến sỹ Mai Thi đem lên xe chở về Kiên Giang, đưa vào phòng thí nghiệm pha chế theo yêu cầu sử dụng cho từng ao nuôi và từng lứa tôm. Kết quả nâng cao được chất lượng tôm, hạ giá thành sản xuất.

Khi được lưu hành toàn quốc, Công ty TNHH Sản xuất Chế phẩm Sinh học Minh Phú có 12 chế phẩm, gồm 4 chế phẩm xử lý ô nhiễm môi trường và 8 chế phẩm nuôi tôm.

Hiện nay, việc sử dụng chế phẩm sinh học nuôi tôm trên diện tích của Tập đoàn Thủy sản Minh Phú đã có đội ngũ kỹ sư thành thạo, còn Tiến sỹ Mai Thi tập trung đưa đến ao tôm của đông đảo nông dân đang liên kết xây dựng vùng nguyên liệu với Tập đoàn. Tiến sỹ Mai Thi tâm sự: “Tôi sẽ đồng hành cùng nông dân làm giàu”.

Nghiên cứu sử dụng vi sinh

Tiến sỹ Lê Thị Hải Yến ở Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển của TCty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh Vật tư và Thuốc thú y (Vemedim) lại có nhiều nghiên cứu về sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm.

23-46-49-3112192175621665
Tôm nuôi bằng chế phẩm sinh học, khi chế biến có màu đỏ đẹp.

Tiến sỹ Hải Yến giải thích, chế phẩm sinh học dùng trong nuôi tôm có hai nhóm: Chế phẩm sinh học cho xử lý môi trường và chế phẩm sinh học hỗ trợ hệ tiêu hóa tôm. Các chế phẩm sinh học có thể ở dạng lỏng hoặc hạt, bột mịn có chứa các thể vi sinh vật hữu ích.

Vai trò của chế phẩm sinh học trong hỗ trợ hệ tiêu hóa cho tôm, theo Tiến sỹ Hải Yến, có kích thích miễn dịch đường tiêu hóa của tôm, tiết ra các hợp chất chống lại vi khuẩn gây bệnh và còn cạnh tranh dinh dưỡng, cạnh tranh nơi cư trú với vi khuẩn có hại khiến vi khuẩn có hại không phát triển được. Sử dụng chế phẩm sinh học bằng cách đưa vào cơ thể tôm như bổ sung thức ăn, ngâm, bổ sung vào ao nuôi; sử dụng thường xuyên hoặc định kỳ đều là những quy trình chặt chẽ có tính quyết định thành công nuôi tôm an toàn sinh học.

Đặc biệt, các chế phẩm sinh học được sản xuất từ các lợi khuẩn bản địa luôn có ưu thế về sự thích nghi và là ưu tiên lựa chọn của người nuôi tôm. Tiến sỹ Hải Yến giải thích cụ thể: “Trong nhiều trường hợp, các lợi khuẩn trong chế phẩm sinh học không thích nghi với môi trường bản địa, cho nên dù sản phẩm được chứng minh là hiệu quả tại quốc gia đã sản xuất ra chúng nhưng lại phát triển chậm hoặc chết ngay khi đưa vào môi trường ao nuôi tại Việt Nam nên không tạo được tác dụng như mong muốn”. Do đó, trong sử dụng chế phẩm sinh học để nuôi tôm, ngoài thời điểm, liều lượng và thời hạn thì sự thích nghi đóng vai trò quyết định thành công.

“Tóm lại, chế phẩm sinh học chỉ có kết quả tốt và đạt được như kỳ vọng trong trường hợp ao nuôi được quản lý tốt và dùng các chủng vi sinh vật đã thông qua chọn lọc kỹ lưỡng, phù hợp với môi trường bản địa”, Tiến sỹ Hải Yến nhấn mạnh.

SÁU NGHỆ

Nguồn :https://nongnghiep.vn/

Ba công nghệ nuôi tôm nổi bật năm 2019: Chất lượng tốt, hiệu quả cao

Mạnh dạn thay đổi cách làm mới, đầu tư vào công nghệ mới đang mang đến những thay đổi tích cực đối với hoạt động nuôi tôm của bà con nông dân Việt.

Theo xu thế phát triển nhanh chóng của ngành nuôi tôm nói riêng và ngành nuôi trồng thủy sản trên thế giới nói chung, mô hình nuôi ao đất truyền thống tại Việt Nam bộc lộ nhiều điểm yếu kém và không còn phù hợp. Theo đánh giá chung của người nuôi tôm, nuôi tôm ao đất không được thuận lợi như trước, rất khó thành công.

Nguyên nhân lý giải đó là qua các vụ nuôi, trầm tích tích tụ trong ao nhiều, thời tiết diễn biến thất thường kết hợp với việc xử lý môi trường nước nuôi chưa triệt tạo ra cơ hội thuận lợi cho các mầm bệnh xâm nhập vào ao nuôi tôm. Đặc biệt, hai dịch bệnh nghiêm trọng và phổ biến nhất trên tôm nuôi là hoại tử gan cấp tính và bệnh đốm trắng thường gây ra những thiệt hại lớn cho ao tôm.

Nhận thấy những bất cập còn tồn tại, những năm gần đây, theo chủ chương đổi mới phương pháp nuôi trồng, áp dụng công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động nuôi tôm, nhiều hộ nuôi trên cả nước tiếp thu và mạnh dạn ứng dụng, đầu tư. Nổi bật nhất là ba công nghệ: Micro-nano Oxygen, Semi Biofloc và công nghệ CPF Combine mang đến kết quả ấn tượng.

CÔNG NGHỆ SEMI BIOFLOC – TIẾT KIỆM CHI PHÍ

Nuôi tôm theo công nghệ sinh học Semi Biofloc là sử dụng các hạt biofloc phức hợp, có giá trị dinh dưỡng cao để làm thức ăn cho cả tôm con và tôm trưởng thành. Từ đó lượng thức ăn sử dụng cho tôm nuôi công nghệ này có thể giảm tới 30% và đồng thời tiết kiệm được rất nhiều chi phí khác (như điện, nước, thời gian, thuốc thú y,..).

Nuôi tôm sạch, an toàn theo công nghệ Semi Biofloc

Công nghệ Semi Biofloc đã có mặt tại Việt Nam từ nhiều năm trước, nhờ vào tính khả thi và hiệu quả được kiểm chứng tại các ao nuôi thực tế mà trong năm 2019, phạm vi và diện tích ứng dụng công nghệ ngày càng trở nên rộng rãi, phổ biến.

Tại tỉnh Khánh Hòa, theo Chi cục Thủy sản, hiện trên địa bàn tỉnh có một số cơ sở nuôi tôm thẻ chân trắng đã đầu tư cơ sở vật chất và ứng dụng nuôi theo công nghệ Semi Biofloc. Người nuôi tôm tại đây cho hay, để ứng dụng công nghệ này, các ao đều phải lót bạt nền đáy và bờ ao; có hố thu chất thải, kết hợp với hệ thống xi phông tự động. Mô hình có thể nuôi được 3 – 4 vụ/ năm theo hình thức nuôi 3 pha.

Ở pha 1, ương nuôi tôm giống trên bể nổi có lưới lan áp dụng theo công nghệ Biofloc. Tiếp đến pha 2 (sau 20 ngày nuôi), toàn bộ tôm ương được chuyển xuống ao nuôi ngoài trời, áp dụng công nghệ Semi Biofloc. Tại pha 2, tôm sẽ được nuôi 30  ngày đến khi đạt kích cỡ 200 con/ kg, mật độ 500 con/ m2 trước khi chuyển sang pha 3. Cuối cùng là pha 3, mật độ nuôi sẽ được giảm xuống một nửa, mỗi ao sẽ chỉ thả từ 200 – 250 con/ m2 để nuôi tôm đến khi đạt kích cỡ thu hoạch.

Với công nghệ Biofloc, người nuôi tôm giảm được nỗi lo tôm mắc bệnh do khả năng duy trì chất lượng môi trường nước tốt, hạn chế hạn chế mầm bệnh, từ đó giúp không chỉ nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế mà còn tạo ra sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) phục vụ cho người tiêu dùng trong nước và chế biến xuất khẩu.

Trên thị trường, đầu ra của con tôm nuôi Semi Biofloc cũng rất tiềm năng và giá cả cũng luôn được duy trì ở mức ổn định hơn. Các cơ quan chức năng nhận định công nghệ Semi Biofloc sẽ tiếp tục được nhân rộng trong năm 2020.

CÔNG NGHỆ MỚI MICRO – NANO OXYGEN – KẾT QUẢ KHẢ QUAN

Trước thực trạng nghề nuôi tôm ở Việt Nam chủ yếu vẫn mang tính tự phát, quy mô nhỏ lẻ, người dân chưa nắm rõ được kỹ thuật,.. dẫn đến tình trạng tôm nuôi thường hay bị nhiễm bệnh và tiềm ẩn nhiều rủi ro, công ty QNTEK đã tạo ra một chương trình nghiên cứu riêng và phát triển công nghệ Mico – Nano Oxygen mới, lần đầu tiên được ứng dụng tại Việt Nam.

Công nghệ Micro – Nano Oxygen đảm bảo nuôi tôm sạch

Công nghệ Mico – Nano Oxygen được triển khai cuối năm 2018 tại các vùng nuôi tôm tỉnh Quảng Nam và bước đầu thu hoạch được kết quả khả quan. Công nghệ được đánh giá tích cực trong vấn đề xử lý môi trường, đặc biệt là xử lý nước thải. Nước sau khi được xử lý qua Micro – Nano Oxygen đảm bảo sạch, giàu oxy và có khả năng ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực khác nhau.

Ông Trần Bá Cương, giám đốc kỹ thuật của QNTEK, trực tiếp triển khai chương trình nghiên cứu cho biết, máy Micro – Nano Oxygen tạo ra rất nhiều oxy,  tôm được nuôi trong nguồn nước giàu oxy sẽ làm cho các vi khuẩn gây bệnh đường ruột chết đi đồng thời làm cho men tiêu hóa trong ruột chúng hoạt động mạnh hơn, chất dinh dưỡng trong thức ăn được hấp thu nhanh hơn, tốt hơn nên mau lớn và có sức đề kháng tốt.

Đồng thời, khi nước trong ao nuôi được xử lý hiệu quả, có nhiều oxy thì các vi khuẩn có hại trong nước sẽ giảm đáng kể. Do đó, người nuôi có thể hạn chế được việc sử dụng kháng sinh, giúp giảm chi phí đảm yếu tố an toàn sinh học cho con tôm. Bên cạnh đó, trong mô hình này còn sử dụng thêm các loại khoáng vi sinh dược liệu như đinh lăng, tỏi, ổi để tăng cường khả năng kháng thể tự nhiên, giúp tôm hấp thụ và tiêu hóa tốt thức ăn.

Được biết, với công nghệ này, chi phí đầu tư cho mỗi hạ tầng nuôi tôm hết khoảng 6 tỷ đồng. So với cách nuôi truyền thống thì tương đối cao nhưng bù lại chi phí nuôi ít hơn. Nếu như bình thường, người nuôi sẽ mất từ 70.000 – 75.000 đồng chi phí cho 1kg tôm thương phẩm thì công nghệ này chỉ mất khoảng 60.000 đồng/ kg. Bên cạnh đó, nuôi tôm sạch không sử dụng kháng sinh nên giá bán cũng cao hơn từ 20.000 – 30.000 đồng/ kg.

Mô hình thực hiện tương đối hiệu quả vì mới trong thời gian bắt đầu. Để nâng cao hiệu quả thì ngoài công nghệ cần phải trang bị kỹ thuật nuôi tôm. Trong thời gian tới, phía QNTEK sẽ tiếp tục mở rộng, triển khai mô hình tới bà con nông dân.

CÔNG NGHỆ CPF – COMBINE – NĂNG SUẤT CAO, ĐẢM BẢO AN TOÀN.

Đây là mô hình nuôi tôm công nghệ cao được chuyển gia từ Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam. Nhờ hiệu quả tốt, trong năm 2019 mô hình được phát triển rộng khắp các vùng nuôi tôm trên cả nước như Quảng Ninh, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang,…

Mô hình ao ương CPF – Green house

CPF – Combine là sự kết hợp giữa mô hình nhà ương CPF – Green House và mô hình ao nuôi CPF – Turbo Program. Giai đoạn đầu, tôm giống sẽ được nuôi trong nhà ương khoảng 25 – 30 ngày đến khi có sức khỏe tốt, tỷ lệ sống cao mới được chuyển qua ao nuôi. Tôm được tiếp tục nuôi trong ao nuôi với khoảng thời gian 2 tháng để sẽ đạt kích cỡ từ 25 – 40 con/ kg.

Áp dụng thành công mô hình nuôi công nghệ cao CPF – Combine, các hộ nuôi tôm sẽ giảm bớt được sự tác động của thời tiết trong giai đoạn tôm còn nhỏ, giảm được các bệnh cho tôm trong quá trình nuôi, chủ động được thời gian thả nuôi. Nhiệt độ với môi trường không quá chênh lệch, giúp người nuôi ít lệ thuộc vào thời tiết mùa vụ như phương pháp nuôi trồng truyền thống. Tỷ lệ sống và năng suất tôm cao hơn hẳn.

Theo thống kê, nuôi trong mô hình ao đất truyền thống với diện tích mặt nước nuôi từ 3000 – 4000 m2, năng suất bình quân đạt từ 5 – 6 tấn tôm/ vụ. Trong khi đó, với mô hình CPF – Combine, ao nuôi nhỏ từ 1000 – 1200m2 mặt nước nuôi đã cho năng suất bình quân từ 6 – 10 tấn tôm/vụ.

Ứng dụng theo công nghệ nuôi CPF – Combine, chủ yếu ứng dụng các thiết bị máy móc trong quá trình kiểm tra, chăm sóc nên mật độ nuôi cao hơn. So với mật độ nuôi thông thường từ 70 – 100 con/ m2 thì nuôi 2 giai đoạn bằng công nghệ CPF – Combine cho phép tăng mật độ từ 200 – 400 con/ m2. Tôm được cho ăn bằng máy, các tiêu chuẩn ao nuôi được kiểm tra mỗi ngày: độ pH, độ cứng, calci,…Bên cạnh việc tuân thủ kỹ thuật nuôi, ngay từ khâu đầu vào như con giống, thức ăn phải đảm bảo có nguồn gốc an toàn.

Đặc biệt, trong suốt quá trình nuôi, người nuôi hoàn toàn không sử dụng các loại hóa chất kháng sinh. Đến giai đoạn thu hoạch, trước khi xuất bán, con tôm sẽ được kiểm tra tiêu chuẩn về an toàn, chất lượng.

Hiện nay, CPF – Combine được nhân rộng tại nhiều địa phương: tại Bến Tre, toàn tỉnh hiện có hơn 150ha nuôi tôm công nghệ này, tại Bạc Liêu, nhiều hộ nuôi đã chuyển từ nuôi tôm ao đất sang nuôi tôm lót bạt CPF – Combine nhờ tính hiệu quả, bền vững.

Thảo Thảo

Semi Biofloc, Mico – Nano Oxygen, CPF – Combine – ba công nghệ nổi bật được ứng dụng rộng rãi trong hoạt động nuôi tôm năm 2019 cùng với nhiều mô hình – công nghệ hiện đại tiên tiến khác vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu và đưa vào hoạt động nuôi trồng sẽ là nền tảng vững chãi đưa ngành tôm Việt phát triển bền vững nhất.

Nguồn :Tạp chí Người Nuôi Tôm

Bảo vệ con nuôi thủy sản trong giai đoạn giao mùa

Trong thời điểm giao mùa như hiện nay, biên độ giao động nhiệt giữa ngày và đêm lớn. Sự chênh lệch này làm cho đối tượng nuôi dễ bị sốc, giảm sức đề kháng. Các yếu tố môi trường bị biến động theo chiều hướng xấu, khiến cho đối tượng nuôi dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công, làm bùng phát dịch bệnh gây thiệt hại cho người nuôi. Để duy trì ổn định môi trường ao nuôi và nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa bùng phát dịch bệnh trên đối tượng nuôi thủy sản, người nuôi thực hiện một vài giải pháp kỹ thuật trong giai đoạn giao mùa như sau:

Quản lý môi trường ao nuôi:

Hiện nay, các ao nuôi đã bước vào giai đoạn cuối vụ nuôi, phân cá cũng như thức ăn dư thừa làm nước ao nuôi đặc mầu, phì dưỡng nghiêm trọng. Do đó, ngay tại thời điểm này tốt nhất là nên thay 1/3 lượng nước trong ao. Nguồn nước lấy vào nên được lọc qua túi lọc có kích thước mắt lưới 2a=0,1mm và được treo túi thuốc sát khuẩn tại đầu nguồn nước. Duy trì mực nước trong ao từ 1,8-2 m nước để ổn định nhiệt và các yếu tố môi trường khác trong ao nuôi.

Đối với các ao nước tù đọng, không chủ động thay nước được hoặc các ao nuôi thâm canh, người nuôi nên định kỳ 1 tuần/lần sử dụng chế phẩm sinh học để cải thiện môi trường nước, kiểm soát mật độ tảo, ổn định độ pH và độ kiềm, giảm hàm lượng khí độc H2S, NH3, NO2- và kiểm soát mật độ vi khuẩn Vibrio.

Sát khuẩn môi trường nước ao nuôi: Khi mật độ vi khuẩn trong nước ao nuôi cao, xử lý nước bằng các biện pháp như thay một phần nước, sử dụng Vikato; TCCA; Cholorin hoặc Iodin với liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nên tạt vào khoảng 8-9 giờ sáng. Sử dụng vôi bột hòa lỏng tạt xuống ao nuôi với lượng 3-5kg/100m3 nước tùy theo mức độ đặc màu của nước, 2-4 tuần 1 lần để diệt bớt tảo.

Định kỳ 2 tuần/lần, sử dụng các chế phẩm sinh học giúp phân giải mạnh xác tảo tàn, thức ăn thừa, chất hữu cơ trong nước, ổn định độ pH của nước, gián tiếp làm tăng ôxy hòa tan trong nước, giảm các độc tố trong môi trường nước giúp vật nuôi phát triển tốt.

Tăng cường quạt khí đặc biệt lúc nửa đêm về sáng nhằm đảm bảo đủ khí ôxy trong ao, đáp ứng nhu cầu của đối tượng nuôi và các phản ứng hóa học xảy ra trong ao. Vào cuối các buổi chiều, tiến hành gạn váng tảo ở cuối ao để tạo độ thông thoáng mặt nước, ôxy được hòa tan nhiều hơn.

Vùng nuôi có độ kiềm thấp có thể dùng 20kg Dolomit/3.000m3 trộn với 16kg rỉ đường mật/3.000m3 đậy kín, ủ 12 giờ, không thêm nước. Sau đó rải đều trên mặt ao, nếu hôm sau đó chưa đạt nên tạt thêm đến khi đạt trị số 90-180mg/l mới ngừng.

Dự trữ nước sạch trong ao lắng để cung cấp hoặc thay thế một phần ao nuôi khi cần thiết; Bổ sung nước khi mực nước trong ao thấp hơn 1,5m hoặc thay nước khi các thông số môi trường nằm ngoài giới hạn thích hợp, nước ao nuôi có màu xanh đậm, vàng đen, đen hoặc có nhiều váng bọt nổi trên mặt nước.

Khi trời mưa nhiều, tạo rãnh thoát nước và bón vôi quanh ao trước và sau khi trời mưa nhằm phòng tránh hiện tượng pH, độ mặn, độ kiềm trong ao giảm đột ngột và nguy cơ tràn cống thoát nước gây thất thoát con nuôi.

Chăm sóc đối tượng nuôi:

Tính lượng thức ăn cho ăn hàng ngày chính xác, tránh dư thừa gây lãng phí và ô nhiễm môi trường nuôi. Tăng cường sức đề kháng cho đối tượng nuôi bằng cách bổ sung Vitamin C, khoáng, vi sinh đường ruột, chất bổ gan và trộn thức ăn cho đối tượng nuôi.

Có thể tăng sức đề kháng cho cá bằng thảo dược, cây ngoài tự nhiên như cắt nhỏ thân cây chuối rồi cho cá ăn. ép lấy nước cây cỏ mực nghiền nhỏ cho cá ăn cả bã với khẩu phần 3 kg/100kg cá/ngày. Tỏi xay thật nhỏ trộn vào thức ăn với liều lượng 100- 300 g/100kg cá, cho ăn liên tục 1 tuần. Cây nghể băm nhỏ, nấu kỹ lấy nước, bỏ bã, sau đó trộn vào thức ăn. Cho cá ăn 300g thân, lá tươi/100kg cá trong 3- 6 ngày liên tục (lưu ý cây nghể có tính nóng vì vậy không nên cho quá liều lượng). Cây rau sam cho cá ăn với liều lượng 1,5- 3 kg/100kg cá, trước khi cho cá ăn, cần rửa sạch rau sam bằng nước muối.

Tuyệt đối không sử dụng các loại kháng sinh để phòng bệnh. Đối với những ao nuôi cá có biểu hiện bị nhiễm khuẩn, lở loét nên sử dụng kháng sinh không thuộc danh mục cấm do Bộ Nông nghiệp & PTNT quy định. Tuân thủ đúng liều dùng và thời gian dùng thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất, phối trộn vào khẩu phần ăn hàng ngày của cá.  Thường xuyên quan sát các hoạt động của cá để có biện pháp xử lý kịp thời.

Trong suốt quá trình nuôi nên phòng bệnh cho đối tượng nuôi là tốt nhất, vì khi bị bệnh việc điều trị rất khó khăn, tốn kém và hiệu quả không cao. Vì vậy người nuôi cần phải thực hiện tốt quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc cho cá.

Trên đây là một vài biện pháp kỹ thuật quản lý môi trường và nâng cao sức khỏe cho đối tượng nuôi thủy sản. Mong bà con thực hiện tốt để bảo vệ con nuôi của mình.

Nguyễn Minh Huệ (Chi cục Thủy sản Ninh Bình) – Báo Ninh Bình, 4/11/2019

Kiểm soát khí độc ao tôm

Ảnh hưởng         

Trong nuôi tôm nói chung, đặc biệt tôm thẻ chân trắng thâm canh mật độ cao, các loại khí độc trong ao luôn đe dọa quá trình sinh trưởng cũng như phát triển của tômQuá trình nuôi, ao xuất hiện một số khí độc làm ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm nuôi như NH3, NO2 và H2S. Trong quá trình phát triển, tôm chỉ có thể tiêu thụ được khoảng 20 – 30% lượng thức ăn, phần còn lại sẽ rớt đáy và tích lũy ở lớp bùn đáy tạo nên lượng ô nhiễm cực kỳ lớn. Quá trình chuyển hóa đạm diễn ra qua nhiều bước, do nhiều nhóm vi sinh vật tham gia nhưng quá trình hình thành khí độc NH3 nhanh hơn tốc độ chuyển hóa NH3 thành các chất không độc, dẫn đến sự tích lũy NH3 kéo theo NO2 ngày càng tăng. H2S sinh ra do sự tích lũy hợp chất hữu cơ trong quá trình nuôi ở các ao đất. Các chất thải được máy quạt nước gom tụ vào giữa đáy ao (đối với ao đáy bùn đất thì một lượng chất thải vẫn còn phân bố xung quanh nền đáy). Các chất thải này phân thành 2 lớp. Lớp ngoài rất mỏng (khoảng 5 mm) được ôxy hoá nên có màu tương đối sáng, có chức năng bao phủ và hạn chế khí độc thoát ra ngoài. Lớp bên dưới có màu đen, chất thải ở điều kiện thiếu ôxy nên vi khuẩn khử lưu huỳnh tạo ra khí độc H2S.

Khí độc rất nguy hại cho tôm nuôi, đặc biệt là H2S với hàm lượng chỉ 0,01 ppm đã có thể giết chết tôm. Độc hơn rất nhiều so với NH3 và NO2. Đặc biệt H2S chưa có công cụ để kiểm tra sự xuất hiện trong ao. Khi tôm bị khí độc ảnh hưởng chúng thường nổi đầu, bơi lờ đờ trên mặt nước, tấp mé, bỏ ăn, nếu không xử lý kịp thời tôm sẽ dễ nhiễm bệnh và chết.

Trong suốt quá trình nuôi, luôn luôn đảm bảo cung cấp đầy đủ ôxy cho ao nuôi

 

Giải pháp

Để hạn chế ảnh hưởng không đáng có, người nuôi phải thường xuyên chú ý đến hoạt động cũng như môi trường chất lượng nước ao nuôi. Vấn đề đầu tiên cần thực hiện là giảm lượng bùn và chất thải hữu cơ trong ao bằng hệ thống xi phông đáy ao từ đó giảm thiểu, giải phóng khí độc trong ao nuôi tôm. Hiện có nhiều hình thức xi phông khác nhau: Máy xi phông di động, máy xi phông đáy ao đặt trên bờ, xi phông nhờ van tự động… Tùy theo mật độ tôm nuôi và lượng chất thải trong ao mà lựa chọn hình thức xi phông cũng như kế hoạch xi phông đáy ao cho phù hợp.

Trong quá trình nuôi, thường xuyên sử dụng các chế phẩm vi sinh (CPVS) xử lý môi trường, được sử dụng để phân hủy các hợp chất hữu cơ như thức ăn thừa, phân tôm, xác chết của tảo và sinh vật trong ao… làm cho đáy ao và chất lượng nước tốt hơn, hạn chế ô nhiễm nước. Các vi khuẩn có trong CPVS sẽ chuyển hóa các khí độc trong nước thành dạng không độc. Chế phẩm vi sinh có nguồn gốc từ vi sinh vật hữu ích, được tạo ra bằng con đường sinh học, rất đa dạng với nhiều tên thương mại khác nhau. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, cần lựa chọn sản phẩm phù hợp của các công ty uy tín, chất lượng.

Cùng với sự phát triển của tôm, cần duy trì cũng như phát triển hệ thống thực vật phù du, tạo quần đàn trong môi trường ao nuôi. Một quần thể thực vật nguyên sinh phù hợp với ao nuôi sẽ cung cấp một lượng ôxy đáng kể cho hệ thống thông qua quá trình quang hợp vào thời điểm ban ngày đồng thời nhanh chóng khử nitơ amoniac từ nước làm giảm hàm lượng CO2, NH3, NO2, H2S… Sự nở hoa của thực vật nguyên sinh có thể làm giảm các chất độc vì thực vật nguyên sinh có thể tiêu thụ N-NH3 và liên kết với kim loại nặng.

Vấn đề quan trọng kể đến đó là trong suốt quá trình nuôi, luôn luôn đảm bảo cung cấp đầy đủ ôxy cho ao nuôi. Khí ôxy có thể ôxy hóa trực tiếp các chất độc hại trong nước và dưới đáy ao; giảm hoặc loại bỏ độc tính của nó, ôxy hóa các chất có độc tính mạnh như H2S, NO2 lần lượt biến thành Sulfate, Nitrate…

Nguyễn Hằng

Nguồn :http://contom.vn/

Sản xuất nhiều tôm với thực hành cải tiến

Ngành nuôi tôm toàn cầu đã hơn 40 năm tuổi và sản lượng đã tăng đều đặn trong hai thập kỷ qua, từ khoảng 1 triệu tấn (MMT) năm 1995 đến hơn 4 MMT hiện nay. Nó được dự kiến ​​sẽ mở rộng đáng kể trong hai thập kỷ tới, đặc biệt là ở Đông Nam Á, Ấn Độ và Mỹ Latinh.

Công nghệ sản xuất nuôi tôm vẫn chủ yếu mở rộng đến bán thâm canh. Có tiềm năng đáng kể để cải thiện hiệu quả sản xuất thông qua đổi mới, tiêu chuẩn hóa và tự động hóa ở các cấp độ khác nhau.

Hợp nhất đang diễn ra trong ngành cả ở châu Á và châu Mỹ đang dẫn đến một số công ty lớn và tích hợp theo chiều dọc có thể tối đa hóa hiệu quả và hiệu quả kinh tế theo quy mô. Do đó, sản lượng hiện tại có thể tăng gần gấp đôi vào năm 2030; tuy nhiên, cần chú ý nhiều hơn đến các vấn đề đang diễn ra, bao gồm cải thiện di truyền, yêu cầu dinh dưỡng và thành phần thức ăn, quản lý sức khỏe, môi trường và các vấn đề khác.

Thuần hóa và cải thiện di truyền

Trong ba thập kỷ đầu tiên tồn tại, ngành nuôi tôm thương mại phụ thuộc đáng kể vào nguồn giống và tôm bố mẹ hoang dã. Nhiều yếu tố có thể và sẽ ảnh hưởng đến tôm bố mẹ hoang dã và nguồn cung hậu hoang dã, từ các hiện tượng thời tiết toàn cầu như El Niño định kỳ và gió mùa hàng năm, đến ô nhiễm cục bộ và suy thoái môi trường, đánh bắt quá mức và / hoặc điều tiết quá mức thủy sản. Do đó, nguồn cung hạt giống hoang dã thường không đáng tin cậy và hạn chế, và sự thiếu hụt định kỳ ảnh hưởng đáng kể đến ngành công nghiệp.

Các chương trình thuần hóa và nhân giống chọn lọc là cơ sở cho sản xuất động vật và thực vật trên cạn hiện đại. Tuy nhiên, đây là một công việc tương đối gần đây với các loài thủy sản, trong đó việc nhân giống chọn lọc thương mại đã bị giới hạn ở các loài chủ yếu là ngao và cá hồi, với kết quả rất đáng khích lệ.

Tôm biển là ứng cử viên tuyệt vời cho việc thuần hóa và cải thiện di truyền, vì tỷ lệ sinh sản cao, khoảng thời gian thế hệ ngắn và sự hiện diện của hiệu ứng phụ của phương sai di truyền đối với tốc độ tăng trưởng. Tuy nhiên, khi so sánh với hầu hết các ngành chăn nuôi, nuôi tôm nói chung vẫn còn ở giai đoạn đầu của quá trình thuần hóa và chăn nuôi chọn lọc.

Thảo luận và hợp tác nhiều hơn trong cả kỹ thuật nhân giống chọn lọc thông thường và ứng dụng các công cụ của sinh học phân tử hiện đại – bao gồm các kỹ thuật chỉnh sửa gen mới hơn – có thể thúc đẩy tiến bộ toàn cầu và hiệu quả của cải tiến di truyền trong ngành.

Đạt được sự thuần hóa của các loài tôm được chọn, cùng với chọn lọc, cải thiện di truyền – và thậm chí là lai tạo và nuôi dưỡng – nên là mục tiêu R & D chính. Những nỗ lực để phát triển và thực hiện các hệ thống tôm có sức khỏe cao là rất quan trọng và phải tiếp tục. Một ngành công nghiệp có tầm quan trọng toàn cầu nuôi tôm đã đạt được không thể phụ thuộc vào tự nhiên để cung cấp giống một cách đáng tin cậy.

Tùy thuộc vào sự không chắc chắn của tự nhiên vì nguồn nguyên liệu thô không phải là một chiến lược đúng đắn sau khi ngành công nghiệp đạt đến mức độ quan trọng và điều rất quan trọng là tiếp tục làm việc để cải thiện các đặc điểm như tăng trưởng, kháng bệnh, năng suất và hiệu suất với các thành phần dinh dưỡng cụ thể, trong số những người khác. Điều này sẽ cho phép ngành công nghiệp lập kế hoạch và kiểm soát sản xuất mới, dẫn đến năng lực được cải thiện để đáp ứng tốt hơn với môi trường thay đổi, áp lực thị trường và các nhu cầu khác.

Ngành công nghiệp này chủ yếu chỉ dựa vào một loài tôm trắng Thái Bình Dương hoặc tôm trắng ( Litopenaeus vannamei ) – với rất ít dòng được cải tiến, chọn lọc. Đây là loài tôm quan trọng nhất trên thế giới, với hầu hết tất cả sản xuất đến từ nuôi trồng thủy sản.

Người da trắng Thái Bình Dương chiếm khoảng 75% tổng số tôm nuôi trên toàn cầu và hơn 40% tổng số tôm được sản xuất. Có lẽ các loài tôm khác từng có vai trò nổi bật, như tôm xanh Thái Bình Dương ( L. stylirostris ) và các loài khác, xứng đáng với cái nhìn thứ hai.

Yêu cầu dinh dưỡng và thức ăn công thức

Sự phát triển và sử dụng thủy sản hỗn hợp là một yếu tố chính trong sự phát triển của ngành và sẽ tiếp tục đạt được tầm quan trọng. Giảm chi phí thức ăn là một khía cạnh quan trọng để tiếp tục mở rộng ngành công nghiệp và cải thiện khả năng cạnh tranh của nó so với các nguồn protein khác, chẳng hạn như cá, thịt bò, thịt lợn và thịt gia cầm.

Kiến thức về các yêu cầu dinh dưỡng của các loài tôm nuôi tương đối đầy đủ nhưng còn nhiều điều cần cải thiện. Việc bao gồm các thành phần trên đất liền đã làm giảm đáng kể việc sử dụng các thành phần hạn chế có nguồn gốc biển, như bột cá và dầu cá, rất quan trọng trong thức ăn cho tôm trong hai thập kỷ đầu tiên của ngành.

Có nhiều tiềm năng để giảm chi phí sản xuất và cải thiện hiệu suất dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp cho tôm. Nghiên cứu mở rộng đang được thực hiện – và phải tiếp tục – để nâng cao kiến ​​thức về nhu cầu dinh dưỡng của tôm và phát triển chế độ ăn mới đặc trưng cho loài, khu vực và thậm chí theo mùa. Những chế độ ăn kiêng này có thể liên quan đến các phương pháp sản xuất bổ sung và sáng tạo; chi phí thấp hơn và thành phần mới và bền vững; phụ gia sức khỏe mới hơn và các chất kích thích tăng trưởng giúp cải thiện khả năng sống sót, tăng trưởng, năng suất, chuyển đổi và kháng bệnh trong khi giảm các mối quan tâm về môi trường.

Có nhiều áp lực để sản xuất các công thức thức ăn có chi phí thấp nhất để giảm thiểu chi phí thức ăn và cải thiện lợi nhuận trong khi tối ưu hóa sản xuất. Cũng có áp lực ngày càng tăng để giảm chi phí thành phần thông qua việc sử dụng các thành phần mới và bền vững. Nhưng cũng cần nhấn mạnh vào các công thức thức ăn gây ô nhiễm thấp nhất để giảm thiểu tác động môi trường trong khi đạt được sản lượng nuôi trồng thủy sản tương thích lớn nhất có thể.

Các kỹ thuật quản lý thức ăn, là một thành phần chính của quản lý ao và bây giờ với các tùy chọn cơ giới hóa và tự động hóa ngày càng tăng, sẽ tiếp tục đạt được tầm quan trọng để cải thiện hiệu quả và giảm thiểu tác động môi trường của nước thải.

Lịch sử của ngành nuôi tôm cho thấy các đợt bùng phát dịch bệnh định kỳ, lớn làm gián đoạn chuỗi cung ứng và thị trường và có thể là mối quan tâm đáng kể đối với các nhà đầu tư tiềm năng.

Phòng, chẩn đoán và kiểm soát bệnh

Ngành nuôi tôm đã phải đối mặt với sự sụp đổ ngoạn mục ở một số quốc gia do các bệnh khác nhau, đặc biệt là nguồn gốc virus – như WSSV, YHV và TSV – nhưng gần đây cũng có nguồn gốc vi khuẩn ( AHPND ) và microsporidian (EHP). Mẫu số tiêu chuẩn trong số các ngành nuôi tôm của nhiều quốc gia này là tỷ lệ mắc bệnh tăng lên, đặc biệt là các bệnh do virus và sự phát triển nhanh chóng và hầu hết không được kiểm soát.

Vẫn còn rất ít lựa chọn thay thế để đối phó với nhiễm virus và quy trình tốt nhất để quản lý bệnh là loại trừ thông qua an toàn sinh học. Tương tự, các công cụ để đối phó hiệu quả với các bệnh mới nhất như AHPND và EHP cũng bị hạn chế phần nào.

Lịch sử của ngành là một trong những đợt bùng phát dịch bệnh định kỳ (chủ yếu là virus) và quản lý y tế liên tục làm đảo lộn thị trường và chuỗi cung ứng và là mối quan tâm lớn đối với các nhà đầu tư tiềm năng. Chắc chắn sẽ có những mầm bệnh mới mà ngành công nghiệp sẽ phải đối đầu và quản lý.

Cải thiện hơn nữa khả năng chẩn đoán chính xác và kịp thời các tác nhân truyền nhiễm phải là ưu tiên nghiên cứu. Việc áp dụng các phương pháp phát hiện mầm bệnh và chẩn đoán bệnh hiệu quả – đặc biệt là các phương pháp dựa trên sinh học phân tử và được phát triển gần đây – bởi ngành là rất cần thiết (như R & D tiếp tục trong các lĩnh vực này) để hiểu rõ hơn và ngăn ngừa tổn thất do bệnh tật.

Nhiều tiến bộ là rõ ràng trong vài năm qua, và trong vài năm trước chúng ta chỉ có một số phòng thí nghiệm chẩn đoán bệnh tôm, có một số nơi trên thế giới phục vụ hiệu quả cho ngành công nghiệp ngày nay.

Thực hành quản lý tốt nhất và các quy định môi trường

Việc giải quyết các xung đột môi trường và xã hội có thể được thực hiện thông qua các quy định, hỗ trợ kỹ thuật, giáo dục và các biện pháp tự nguyện khác nhau. Nhiều tiến bộ đã đạt được trên mặt trận này trong hai thập kỷ qua và ngành nuôi tôm phải tiếp tục chủ động và tự nguyện điều chỉnh thay vì bị điều chỉnh từ bên ngoài.

Thực hành quản lý tốt nhất (BMP) là một cách thiết thực để tiếp cận quản lý môi trường cho nuôi tôm. Chúng là những phương thức được cho là phương pháp hiệu quả nhất nhưng thực tế nhất để giảm mức độ tác động môi trường đến những phương pháp tương thích với các mục tiêu quản lý tài nguyên. Các nhà sản xuất có thể chấp nhận chúng một cách tự nguyện để thể hiện sự quản lý môi trường và giảm sự cấp bách cho các quy định của chính phủ. Tuy nhiên, BMP cũng có thể là xương sống của quản lý môi trường trong các hoạt động nơi các hiệu ứng được khuếch tán và nằm trên các khu vực địa lý lớn.

Ngành nuôi tôm, bằng cách tự nguyện chuẩn bị và áp dụng BMP, đang thể hiện trách nhiệm với môi trường để giảm nhu cầu về các quy định trong tương lai và để cung cấp cơ sở cho hình thức của các quy định trong tương lai. Nuôi tôm được thực hiện trên nhiều môi trường ven biển, với sự khác biệt đáng kể về mô hình tài nguyên, điều kiện vật lý, hóa học và sinh học, do đó, một hệ thống BMP duy nhất để sử dụng trong mọi tình huống có thể không thực tế.

Các nhà sản xuất tôm phải xem xét một số chương trình chứng nhận chính. Một số chứng chỉ quan trọng hơn các chứng chỉ khác, tùy thuộc vào thị trường xuất khẩu được nhắm mục tiêu và các yêu cầu của nó. Các chương trình chứng nhận chính cần kết hợp với nhau và hài hòa các tiêu chuẩn của họ để các nhà sản xuất có thể lựa chọn hiệu quả hơn về chi phí cho sản phẩm, chất lượng sản phẩm và công cụ tiếp thị quan trọng này.

Sự phát triển nhanh chóng của ngành nuôi tôm đã tạo ra xung đột về việc sử dụng các nguồn tài nguyên chung như đất và nước ven biển, và các loại khác như bột cá và dầu cá được sử dụng trong thức ăn công thức. Với nhu cầu cải thiện hiệu quả chi phí, ngành công nghiệp đã điều chỉnh các công nghệ khác nhau từ các ngành công nghiệp cũ và đã thành lập khác – ví dụ, ngành xử lý nước thải và gia cầm – như công nghệ tuần hoàn nước, giảm hoặc không trao đổi nước, an toàn sinh học và tăng cường sử dụng sục khí cơ học .

Những công nghệ này và các công nghệ khác đang ngày càng trở nên quan trọng, và trong nhiều năm, đã có một xu hướng công nghiệp đáng kể hướng tới việc giảm một lượng nước trên mỗi kg tôm sản xuất. Nhưng nhiều chính quyền địa phương và khu vực đang, và sẽ tiếp tục, thực hiện áp lực ngày càng tăng để điều chỉnh ngành nuôi tôm. Ngành nuôi tôm phải tiếp tục làm việc để điều tiết tốt hơn, trong nội bộ và theo sáng kiến ​​riêng của mình, dọc theo toàn bộ chuỗi giá trị của nó.

Nguồn : https://sinhhoctomvang.vn/

Sự liên quan của các quy trình lấy mẫu để xác định sức khỏe của tôm, cá

Khả năng ngăn chặn dịch bệnh gây ra tổn thất đáng kể đòi hỏi phải xác định các yếu tố dự đoán

Kiểm tra sức khỏe là một thành phần thiết yếu của bất kỳ chương trình chăn nuôi. Như trong tất cả các hoạt động nông nghiệp, bệnh là một đặc điểm phổ biến của nuôi trồng thủy sản, vì vậy can thiệp và phòng ngừa dịch bệnh là rất quan trọng để đảm bảo lợi nhuận tiếp tục.

Số lượng lớn động vật có thể được kiểm tra trong các mẫu lưới đúc. Lấy mẫu cho tình trạng sức khỏe dân số lý tưởng nên được thực hiện tại nhiều điểm xung quanh ao.

Thách thức chính đối với các nhà nuôi trồng thủy sản không nằm ở việc xác định bệnh có mặt, mà là xác định vấn đề bệnh nào có thể dẫn đến thiệt hại đáng kể về mặt kinh tế và làm thế nào để giảm thiểu tác động của chúng.

Khả năng ngăn chặn sự bùng phát dịch bệnh gây ra tổn thất đáng kể đòi hỏi phải xác định những yếu tố dự đoán nào có mặt. Điều này thường chỉ có thể đạt được bằng cách lấy mẫu động vật trong khoảng thời gian. Cỡ mẫu, tần suất và phương pháp để giảm thiểu rủi ro và tác động của bệnh một cách hiệu quả là mối quan tâm của tất cả các nhà nuôi trồng thủy sản.

Quản lý chủ động

Stress là một thành phần vốn có của tất cả các quy trình sản xuất động vật. Mặc dù mọi nỗ lực nên được thực hiện để giảm căng thẳng, đơn giản là không thể kiểm soát tất cả các biến liên quan đến chăn nuôi trong môi trường nước.

Quan sát nhất quán động vật là điều cần thiết. Các hành vi liên quan đến sức khỏe động vật nên được theo dõi liên tục như thực tế. Chúng bao gồm tiêu thụ thức ăn (động vật bị bệnh thường không ăn cũng như động vật khỏe mạnh), hành vi (treo quanh mép ao, ở trên đỉnh cột nước), sự hiện diện của các yếu tố bên ngoài (mức độ cao của chim) và thay đổi thể chất trong sự xuất hiện của động vật (tổn thương, đốm, vv).

Khi những vấn đề như vậy được ghi nhận, chúng sẽ dẫn đến việc kiểm tra sức khỏe dân số gần hơn nhiều. Quản lý bệnh chủ động cũng đòi hỏi phải lấy mẫu một cách thường xuyên để đảm bảo rằng động vật khỏe mạnh. Khi các chương trình này cho thấy rằng động vật không khỏe mạnh, các bệnh cần phải được xác định và xử lý theo đó.

Quản lý sức khỏe thực sự chủ động đòi hỏi một nỗ lực phối hợp có sự tham gia của tất cả các bên trong quá trình chăn nuôi. Chúng bao gồm các nguồn cấp dữ liệu, các cá nhân lấy mẫu nước cho cả các thông số hóa học và sinh học, và các chuyên gia sức khỏe động vật. Các chiến lược can thiệp cần được xác định và các trang trại nên được chuẩn bị để sử dụng bất kỳ chiến lược nào được yêu cầu để giảm thiểu tác động tài chính của bệnh tật.

Các kỳ thi cơ bản bên ao có thể giúp tiết lộ sức khỏe của dân số văn hóa thay đổi theo thời gian như thế nào.

Hướng dẫn lấy mẫu

Đối với các loại cây trồng có giá trị cao như cá, việc kiểm tra số lượng lớn động vật để kiểm tra là tương đối dễ dàng Cá trong lồng, ví dụ, thường được nhìn thấy khi chúng ăn và có thể được quan sát bằng máy ảnh. Nhiều nhà quản lý nghĩ rằng lấy mẫu thiết bị đầu cuối là cách tiếp cận tốt nhất, nhưng điều này không nhất thiết đúng.

Chỉ cần bắt cá trong lưới và tìm kiếm các triệu chứng và hành vi bệnh bên ngoài chỉ ra các quá trình bệnh cụ thể có thể hữu ích. Đối với động vật như tôm, số lượng lớn động vật có thể được kiểm tra trong các mẫu lưới đúc. Những người biểu hiện các triệu chứng bệnh lý – những người có sự hiện diện của một bệnh cụ thể – có thể được chọn để quan sát giai đoạn cuối.

Một nguồn gây nhầm lẫn là có bao nhiêu động vật để lấy mẫu. Điều này nên được quyết định bởi mục tiêu của mẫu. Thông thường, một hoặc nhiều trong ba mục tiêu được áp dụng:

  • Xác định mức độ phổ biến của một mầm bệnh cụ thể trong dân số. Có bao nhiêu con vật có một vấn đề cụ thể?
  • Xác định tình trạng sức khỏe tổng thể của dân số. Điều này bao gồm tình trạng dinh dưỡng (như đã thấy ở động vật bị biến dạng hoặc không có lipid trong gan tụy ở tôm chẳng hạn), sự hiện diện của các triệu chứng chỉ ra vấn đề môi trường (tắc nghẽn mang) hoặc vượt qua các dấu hiệu của bệnh truyền nhiễm (đốm trắng do trắng hội chứng tại chỗ).
  • Xác định sức khỏe của dân số đang thay đổi theo thời gian như thế nào. Điều này kết hợp các yếu tố của cả hai ở trên.

Ví dụ, hãy tưởng tượng rằng một ao 1 ha với 100 con tôm / m 2 chứa một triệu động vật. Các hướng dẫn được thiết lập bởi Hiệp hội Nghề cá Hoa Kỳ kêu gọi lấy mẫu ngẫu nhiên 150 động vật để có 98% cơ hội tìm thấy mầm bệnh nhất định trong quần thể. Ngưỡng chung về khả năng chấp nhận để xác định sự hiện diện tiềm tàng của mầm bệnh thường là 95%, cần 60 động vật cho quần thể được mô tả.

Các tỷ lệ này dựa trên việc lấy một mẫu thực sự ngẫu nhiên, thường là không thể đối với động vật trong ao hoặc chuồng và khả năng của công nghệ xét nghiệm để phát hiện mầm bệnh ở độ chính xác rất cao. Trong thực tế không có công cụ như vậy; ngay cả thử nghiệm phản ứng chuỗi polymerase cũng có những hạn chế. Do đó, các giá trị được đề xuất nên được lấy làm hướng dẫn.

Lấy mẫu cho tình trạng sức khỏe dân số trong ao nuôi tôm phải bao gồm các mẫu tổng hợp được lấy tại nhiều điểm xung quanh ao. Các khu vực nơi động vật yếu hơn có thể được tìm thấy, chẳng hạn như gần cổng vào, cổng thoát, khu vực bùn tích lũy hoặc khay thức ăn, đều là những điểm tiềm năng nơi có thể lấy mẫu cho thấy những gì xảy ra trong quần thể.

Hãy nhớ rằng các động vật yếu nhất không nhất thiết phải đại diện cho những gì đang xảy ra trong quần thể, làm tăng tần suất của các động vật bị ảnh hưởng giữa các khoảng thời gian lấy mẫu kết hợp với các quan sát hành vi mang lại cơ hội tốt nhất để xác định vấn đề tiềm ẩn nào có thể là vấn đề.

Lịch lấy mẫu

Lấy mẫu không bao giờ nên chỉ dựa trên lịch trình. Lấy các mẫu rất nhỏ cũng ít được sử dụng, vì những thay đổi về tình trạng sức khỏe của dân số là mối quan tâm nhất. Nhắm mục tiêu vào các động vật yếu nhất, cho biết những gì đang ảnh hưởng đến một số động vật, không đưa ra dấu hiệu về sự thay đổi trong quần thể mà toàn bộ quản lý trang trại phải sử dụng để đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể. Nhiều trang trại có tỷ lệ sống sót thấp không bao giờ nhìn thấy bất kỳ động vật bị bệnh. Đây là một thất bại của các chương trình sàng lọc sức khỏe của họ có thể được khắc phục bằng cách sàng lọc thường xuyên hơn và nhắm mục tiêu tốt hơn.

Thật không may, sàng lọc sức khỏe thường được coi là một gánh nặng mà ít nguồn lực được phân bổ. Đặc biệt là sau căng thẳng nghiêm trọng, sàng lọc mỗi tuần một lần hoặc hai tuần một lần mà không xem xét rằng những thay đổi có thể xảy ra trong dân số trong nhiều ngày không tạo ra loại dữ liệu cần thiết để xác định những gì đang xảy ra trong dân số và những gì có thể được thực hiện. Việc sử dụng kháng sinh, tăng tỷ lệ trao đổi nước, thậm chí thu hoạch động vật sớm hơn dự định là những ví dụ về các bước có thể được thực hiện để giảm thiểu tác động tiêu cực của bệnh tật.

Nguồn : https://sinhhoctomvang.vn/

Bổ sung bí đỏ làm thức ăn cho tôm thẻ chân trắng: chất lượng tôm cải thiện và chi phí rẻ hơn

Đánh giá khả năng bổ sung bí đỏ (Cucurbita Pepo) làm thức ăn cho tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei), nhóm nghiên cứu Lê Quốc Việt , Trần Minh Phú và Trần Ngọc Hải, Trường đại học Cần Thơ cho rằng, khi bổ sung 10% bí đỏ làm thức ăn cho tôm thẻ thì chất lượng của tôm nuôi được cải thiện và chi phí sử dụng thức ăn thấp (37.262 đ/kg tôm thương phẩm).

Tôm thẻ chân trắng có nhiều ưu điểm như: tốc độ sinh trưởng nhanh, thời gian nuôi ngắn và có thể nuôi ở mật độ cao, đem lại hiệu quả kinh tế lớn cho người nuôi.

Vấn đề cấp thiết hiện tại là lựa chọn mô hình nuôi và đối tượng nuôi thích hợp để đảm bảo tính bền vững trong nuôi trồng thủy sản. Nhiều mô hình nuôi cải tiến được áp dụng nhằm đảm bảo an toàn sinh học, nâng cao năng suất và thân thiện với môi trường được áp dụng như: thực hành nuôi tốt (GAP – good aquaculture practice), thực hành quản lý tốt (BMP – best management practice), nuôi an toàn sinh học (bio – security shrimp culture), nuôi có trách nhiệm, nuôi kết hợp và nuôi sinh thái.

Hiện nay, công nghệ biofloc được biết đến với nhiều ưu điểm vượt trội dựa vào sự phát triển cộng sinh của vi sinh vật ổn định môi trường, hạn chế hoặc rất ít thay nước. Các vi sinh vật hiếu khí trong hạt biofloc có vai trò duy trì chất lượng nước thông qua việc chuyển hóa amonium, tái sử dụng thức ăn dư thừa, giảm lượng TAN, nitrite, giảm lượng thức ăn sử dụng và đảm bảo an toàn sinh học.

Tuy nhiên, khi nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng siêu thâm canh thì tôm thường có màu đỏ nhạt sau khi luộc chín, do tôm không tổng hợp đầy đủ sắc tố, đặc biệt là astaxanthin. Trong nuôi tôm thẻ chân trắng kết hợp với rong bún (Enteromorpha sp.) và rong mền (Cladophoraceae), sau khi luộc chín tôm có màu đỏ đậm.

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định lượng bí đỏ bổ sung thích hợp cho sự tăng trưởng, tỷ lệ sống, đồng thời cải thiện màu sắc và chất lượng của tôm nuôi, góp phần xây dựng qui trình nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm.

Trong nghiên cứu, khi bổ sung bí đỏ vào khẩu phần ăn của tôm thì thành phần sinh hóa của tôm có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, nhưng khi bổ sung 20 và 30% bí đỏ thì ẩm độ của tôm tăng lên và khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng và bổ sung 10%. Ngược lại, khi bổ sung bí đỏ càng nhiều thì hàm lượng protein trong thịt tôm giảm dần và khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Khi bổ sung 10% bí đỏ vào khẩu phần ăn của tôm thì sinh khối của tôm nuôi được cải thiện (1,22 kg/m3 ) so với chỉ sử dụng thức ăn viên (1,04 kg/m3 ) và chi phí thức ăn cho 1 kg tôm thương phẩm cũng thấp nhất (37.261 đồng).

Việc bổ sung 10% bí đỏ cho tôm ăn thì màu sắc của tôm nuôi đậm hơn so với chỉ cho cho tôm ăn thức ăn viên. Tuy nhiên, thành phần sinh hóa của tôm khác biệt không ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng.

Nhóm nghiên cứu cho rằng, có thể bổ sung 10% bí đỏ so với lượng thức ăn viên để cho tôm thẻ chân trắng ăn trong nuôi thương phẩm, nhằm cải thiện năng suất, màu sắc và làm giảm giá thành sản xuất.

N.Ngọc – Khoa học Phổ thông