Bạn tìm thông tin gì?

Category Archives: Quản Lý Nuôi

Thành phần trong “trứng gà” trị dứt điểm bệnh phÂn trắng trên tôm

Bệnh trên tôm luôn là nỗi lo lớn nhất vì hiện tại một số bệnh vẫn chưa có thuốc đặt trị hiệu quả. Nên khi ao tôm bị nhiễm bệnh thì tốc độ lây nhiễm rất nhanh làm ảnh hưởng rất lớn nhất đến người nông dân nuôi tôm. Do khoa học hiện đại nên việc nghiêm cứu điều chế các loại thuốc điều trị bệnh trên tôm lại trở nên phổ biến và cấp thiết hơn. Nhưng thành phần trị bệnh trên tôm đôi khi là những chế phẩm từ những thành phần mà có phần thân rất thân thuộc với chúng ta. Như việc trị bệnh phân trắng dứt điểm bằng Lysozyme trong lòng trắng trứng gà.

Lysozyme trong lòng trắng trứng gà
Lysozyme trong lòng trắng trứng gà có tính kháng khuẩn.

Khi tôm bị bệnh phân trắng, tỷ lệ vibrio được phát hiện cao gấp đôi so với bình thường trong ruột tôm. Điều này chứng tỏ vibrio cũng góp phần vào hệ thống tác nhân của Hội chứng phân trắng. Người nuôi thường dùng kháng sinh trong trường hợp tôm bị phân trắng, tuy nhiên kháng sinh sẽ tạo ra những vi khuẩn kháng kháng sinh, đây là mối quan tâm lớn hiện nay trên toàn thế giới. Một số biện pháp theo hướng an toàn sinh học đang được nghiên cứu và dần áp dụng là một điều đáng vui cho sự phát triển của nghề nuôi tôm. Chế phẩm sinh học hay các chất phụ gia đã được trộn vào thức ăn và cho thấy khả năng ngăn ngừa và kiểm soát được mầm bệnh một cách hiệu quả.

Lysozyme là chất có tiềm năng rất lớn để thay thế kháng sinh, có khả năng thủy phân thành tế bào peptidolycan của vi khuẩn. Lysozyme có nhiều trong các dung dịch và các mô sinh học, trong đó có lòng trắng trứng. Chất này đang được sử dụng rộng rãi để bổ sung vào trong thức ăn và cho kết quả kháng khuẩn vượt trội trong ngành chăn nuôi và một số loài thủy sản. Như việc cải thiện hệ miễn dịch, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn Aeromonas hydrophyla trên cua; tăng sức đề kháng và tăng tỉ lệ sống khi được bổ sung trên cá hồi. Nhưng chưa có nghiên cứu lysozyme sẽ ngăn ngừa những bệnh truyền nhiễm. Do đó, người ta đánh giá hiệu quả của lysozyme trong lòng trắng trứng với việc ức chế chủng vibrio và xem xét biểu hiện của các gen trong  hệ miễn dịch cũng như chống oxy hóa trên tôm thẻ chân trắng. Hơn nữa cũng để xác định nồng độ tối ưu của lysozyme nên được bổ sung là bao nhiêu? Từ đó có bước đi mới để hạn chế việc sử dụng kháng sinh và phòng bệnh phân trắng.

Thí nghiệm:

Chuẩn bị lysozyme từ lòng trắng trứng chia thành 5 nghiệm thức: đối chứng, 0.005, 0.025, 0.125, 0.625 g/kg thức ăn cho tôm PL12 đã được xét nghiệm sạch bệnh, không nhiễm vibrio, cho ăn liên tục trong 4 tuần các nghiệm thức trên với tỷ lệ 10% trọng lượng thân.

Sau đó thu và nuôi cấy vibrio trên tôm ở những môi trường chuyên biệt , định danh và định lượng các loài xuất hiện. Thực hiên xét nghiệm PCR để xem xét biểu hiện của những gen quy định chức năng miễn dịch và chống oxy hóa. Đồng thời , đánh giá hiệu suất tăng trưởng, FCR của tôm thí nghiệm. Phân tích thống kê để đưa ra kết quả.

Kết quả cho thấy nghiệm thức 0,125g/kg và 0,625g/kg thức ăn thể hiện hoạt tính kháng khuẩn mạnh nhất, hoạt động mạnh mẽ trong hệ tiêu hóa, làm các chủng vibrio sụt giảm đáng kể, nhất là nhóm khuẩn lạc xanh (vibrio parahaemolyticus và vibrio harveyi). Ngoài ra các chất chống oxy hóa trong gan tụy, các gen biểu hiện miễn dịch cũng gia tăng nhanh về số lượng.

Tỷ lệ sống và bất cứ chỉ số tăng trưởng nào cũng không thay đổi, không có tác dụng phụ xảy ra. Khi đưa vào tôm đã bị bệnh phân trắng 6 tuần, sau 5 ngày cho ăn lysozyme, không còn thấy phân trắng khi bổ sung 0,125g/kg thức ăn và cũng không có dấu hiệu tái phát ở thời gian sau đó. Điều này chứng minh lysozyme là chất đẩy lùi được phân trắng hiệu quả ở liều 0,125g/kg thức ăn trở lên.

Cụ thể lysozyme vào trong cơ thể tôm sẽ kích thích hoạt động thực bào. Hơn thế nữa, lysozyme còn có khả năng phá vỡ cấu trúc của màng peptidoglycan của vi khuẩn gram âm, từ đó làm chết vi khuẩn. Những chủng vibrio khuẩn lạc xanh (gây hại nặng hơn) do không thể sử dụng đường sucrose giảm số lượng nhiều hơn so với nhóm tạo khuẩn lạc vàng. Trong hệ miễn dịch, lysozyme đã tăng cường hoạt động của enzyme phenoloxidase  liên quan đến quá trình melanin hóa kết tụ vi khuẩn lại và tiêu diệt.

Như vậy việc bổ sung lysozyme từ lòng trắng trứng vào thức ăn tôm thẻ chân trắng đã làm giảm được sự tấn công của các mầm bệnh trên tôm. Lysozyme cũng đã làm tốt nhiệm vụ của mình trong việc chống oxy hóa, cải thiện hoạt động miễn dịch và tăng tỷ lệ sống của tôm. Những kết quả trên cho thấy bổ sung lysozyme là một phương pháp hiệu quả để thay thế việc sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản và đẩy lùi bệnh phân trắng một cách hiệu quả.

Nguồn: TEPBAC

Hiệu quả của mô hình nuôi tôm càng xanh kết hợp rong gai

Mô hình nuôi tôm càng kết hợp với rong gai  bước đầu mang lại những hiệu quả tích cực cho người nông đân.

Tôm càng xanh
Tôm càng xanh

Đặc điểm dinh dưỡng của tôm càng xanh

Có mặt ở hầu hết các vùng nước ngọt như ao, hồ, kênh mương cũng như vùng cửa sông, tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là loài thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người nuôi, trong nuôi thương phẩm tôm sử dụng chủ yếu là thức ăn công nghiệp do con người cung cấp, ngoài ra tôm còn tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên có sẵn trong ao nuôi. Tuy nhiên, FCR cao trong quá trình nuôi khiến giá thành tăng, gây ô nhiễm môi trường và giảm năng suất.

Hiện nay, tôm càng xanh chủ yếu được nuôi trong ao đất hoặc xen canh với cây lúa và đều đem lại hiệu quả tốt, đây cũng chính là điều kiện lý tưởng cho sự sinh trường và phát triển của các loại thủy thực vật có vai trò tối quan trọng trong khẩu phần ăn của tôm qua đó góp phần giảm FCR của vụ nuôi.

Nuôi tôm càng xanh kết hợp rong gai

Theo một nghiên cứu mới, việc nuôi tôm càng xanh sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn nếu bổ sung thủy sinh vật (waterthyme) vào hệ thống nuôi. Các nhà khoa học đã nghiên cứu các tác động và hiệu quả kinh tế của việc thêm cây rong gai hay rong mái chèo (Hydrilla verticillata) vào môi trường nuôi với các mật độ khác nhau.

Nhiệt độ giới hạn 4 – 30 độ C
Nhiệt độ tối ưu 20 – 27 độ C
Độ cứng 35.8 – 375.9 mg/l
pH 5 – 9
Carbon dioxide 5 – 40 mg/l
Nitrate 10 – 50 mg/l
Phosphate 0.1 – 3 mg/l
Sắt 0.01 – 0.5 mg/l

Chất lượng môi trường cho rong gai phát triển (theo Flowgrow.de).

Các chỉ tiêu môi trường cho rong gai phát triển hoàn toàn thích hợp với điều kiện môi trường tại nước ta. Các nhà nghiên cứu cũng đã xem xét tác động của cây rong gai đến các yêu cầu về chất lượng tôm thương phẩm và chất lượng nước. Loài thực vật này góp phần quan trọng trong xử lí nước, đóng vai trò như một bộ lọc sinh học. Ngoài ra chúng còn sử dụng chất thải khi nuôi tôm làm nguồn dinh dưỡng cho quá trình phát triển và là thành phần thiết yếu trong khẩu phần ăn của tôm giúp giảm chi phí thức ăn cũng như chi phí xử lí nước thải.

Cây rong gai hay rong mái chèo.

Nghiên cứu được thực hiện trong năm bể khác nhau bao gồm kiểm soát độc canh tôm mà không có rong gai, thả tôm với mật độ 30 con/m2. Cùng thời điểm đó, bốn bể còn lại rong chiếm 15% thể tích bể. Có một vấn đề xảy ra khi thực hiện hệ thống nuôi kết hợp prawn-plant ( tôm và rong) này là số lượng tôm đực nhỏ  và tôm cái chưa trưởng thành nhiều, nhưng hơn 77,2% tôm đạt hoặc vượt quá 40g khi hoàn thành các thử nghiệm, cao hơn so với bể không có rong gai sinh sống và trong sáu tháng tất cả đều có kích cỡ phù hợp với yêu cầu thị trường.

Các nhà khoa học kết luận mô hình tôm càng xanh với rong gai vừa khả thi vừa đem lại lợi nhuận. Tôm được nuôi với mật độ tối ưu là 20 con/m2, lượng thức ăn tiết kiệm được là 20% so với mô hình nuôi không kết hợp rong gai. Theo ước tính, đầu tư vào việc thiết lập hệ thống nuôi kết hợp trên tạo ra gấp 3,87 lần doanh thu của hệ thống nuôi thông thường, nhưng nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mô hình nuôi ghép tôm càng xanh và cây rong gai nên áp dụng ở các trang trại nuôi lớn.

Rong gai
Rong gai

Giải pháp cho điều kiện nuôi ở Việt Nam

Như đã đề cập ở trên, với điều kiện và chất lượng các hệ thống nuôi tại Việt Nam, người nuôi hoàn toàn có thể cân nhắc nuôi kết hợp mô hình nuôi ghép tôm càng xanh – cây rong gai. Bên cạnh đó cần điều chỉnh lượng rong gai sao cho phù hợp với mật độ nuôi. Theo ước tính, nếu thả nuôi tôm càng xanh toàn đực trên 1 ha, người nuôi có thể thu lợi nhuận 100 triệu đồng sau mỗi vụ. Đây cũng là đối tượng nuôi triển vọng cho ĐBSCL trong bối cảnh khí hậu biến đổi bất thường, tôm có thể phát triển tốt hơn và có chất lượng thịt ngon hơn ở độ mặn thấp (0 – 15 ‰), . Hiệu quả cao cùng với điều kiện thuận lợi, bà con cũng nên cân nhắc thử nghiệm nuôi tôm càng xanh toàn đực với mô hình trên và kiểm tra độ hiệu quả.

Nguồn: tepbac

Thực hư thông tin Virus Div1 gây bệnh trên tôm: Ít nguy hại hơn ở Việt Nam

Thông tin virus Div1 gây bệnh trên tôm nước lợ đang tấn công các trang trại nuôi tôm ở Quảng Đông (Trung Quốc), gây hoang mang trong dư luận. Tuy nhiên, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, virus Div1 được ghi nhận chỉ xuất hiện ở Trung Quốc, Thái Lan và dịch bệnh sẽ ít nguy hại hơn ở Việt Nam.

Để đối phó với dịch bệnh Div1 trên tôm nước lợ ở Việt Nam, một số nghiên cứu về dịch tễ, phương pháp chẩn đoán và thực nghiệm gây bệnh trên tôm nước lợ đang được triển khai.

Tổng cục Thủy sản cho biết, qua tìm hiểu thông tin từ các nhà khoa học và các tài liệu nghiên cứu trước đây, virus gây bệnh trên tôm ở Quảng Đông (Trung Quốc) được biết đến với tên Decapod iridescent virus 1 (Div1) hay còn được gọi Shirmp hemocyte iridescent virus (SHIV).

Virus Div1 gây bệnh trên tôm ít nguy hại hơn ở Việt Nam  - Ảnh 1.

Virus Div1 sẽ ít nguy hại hơn ở Việt Nam do công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng của Việt Nam phát triển cao (nuôi có kiểm soát trong nhà kính, ao lót bạt, nuôi an toàn sinh học…), hạn chế được mầm bệnh từ môi trường bên ngoài. Ảnh: K. Lực

Loài virus mới thuộc họ Iridoviridae được tìm thấy đầu tiên trên tôm thẻ chân trắng nuôi ở tỉnh Chiết Giang và tôm càng xanh ở một số địa phương khác của Trung Quốc từ tháng 12/2014.

Năm 2018, bệnh Div1 được ghi nhận chỉ xuất hiện ở Trung Quốc và Thái Lan. Bệnh xuất hiện trở lại ở tỉnh Quảng Đông – Trung Quốc từ tháng 2 năm nay đã ảnh hưởng đến khoảng 1/4 diện tích nuôi tôm ở tỉnh này.

Virus (Div1) tấn công vào tế bào máu trong mang, gan tụy và cơ của tôm. Khi tôm bị nhiễm Div1, tôm chìm xuống đáy ao, mềm vỏ và chuyển màu đỏ nhạt, dạ dày và ruột rỗng, bề mặt và mặt cắt gan tụy nhạt màu.

Theo quan sát ban đầu, tôm bị nhiễm mạnh vào mùa đông. Tác động của bệnh sẽ nghiêm trọng hơn khi tôm bị bội nhiễm với vi khuẩn vibrio, trong ao có tảo bùng phát mạnh hoặc trời mưa kéo dài. Tôm ít bị nhiễm vào mùa hè, mùa thu, nhất là khi nhiệt độ trên 300C.

Một số nhận định ban đầu cho rằng, bệnh này được xem là không nghiêm trọng trên tôm nuôi so với các bệnh thường gặp khác như: đốm trắng, hoại tử gan tuỵ cấp, phân trắng, vi bào tử trùng; tuy nhiên các chuyên gia cũng cảnh báo cần cảnh giác và có biện pháp ngăn ngừa phù hợp.

Đến nay, nguồn gốc và cách truyền lây của virus vẫn chưa rõ ràng (một số thông tin cho rằng nguồn lây chủ yếu từ dời tươi (giun nhiều tơ) và chưa có biện pháp phòng trị hiệu quả. Người nuôi đang áp dụng các biện pháp như: không cho người lạ vào cơ sở nuôi, khử khuẩn thường xuyên.

Một số nhà khoa học nhận định rằng, mức độ trầm trọng của dịch bệnh này ở Trung Quốc do phương pháp nuôi của họ còn thô sơ, lạc hậu (ao đất) và nhận định rằng dịch bệnh sẽ ít nguy hại hơn ở Việt Nam do công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng của Việt Nam phát triển cao (nuôi có kiểm soát trong nhà kính, ao lót bạt, nuôi an toàn sinh học…), hạn chế được mầm bệnh từ môi trường bên ngoài.

Hiện nay, đang là thời điểm thả tôm nuôi chính vụ, ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết: “Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn đã giảm tại các tỉnh ĐBSCL và tại các tỉnh bắt đầu có mưa. Độ mặn và điều kiện thời tiết bắt đầu phù hợp cho nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là đối với con tôm”

Năm nay do dịch Covid-19 và điều kiện khắc nghiệt của thời tiết nên diện tích thả nuôi tôm đạt thấp hơn cùng kỳ năm 2019. Tính đến 8/4, diện tích nuôi tôm đạt 441.593 ha, bằng 82,7% so với cùng kỳ năm 2019; phần lớn diện tích thả tôm sú quảng canh.

Hiện nay, thời tiết thuận lợi hơn, nên người dân bắt đầu thả nuôi tôm. Tuy nhiên, các yếu tố liên quan đến dịch bệnh đang được bà con nông dân quan tâm. Tại Việt Nam, virus đốm trắng đang tấn công mạnh các ao tôm từ một tháng rưỡi tuổi ở Sóc Trăng và một số tỉnh, khiến sức đề kháng của tôm bị giảm.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, hệ sinh thái biến đổi, khiến vi khuẩn (và virus) có cơ hội phát triển tấn công tôm nuôi trong hoàn cảnh tôm nuôi sức khoẻ suy giảm khiến ao tôm bị sự cố, phải thu sớm, thiệt hại.

Tình trạng này kéo dài nhiều tuần, khiến ngoài người nuôi mang tôm non và tôm cỡ nhỏ đi bán cho các cơ sở chuyên mua, chế biến tôm cỡ nhỏ (100-250 con mỗi kg).

Trước thông tin về dịch bệnh Div1 trên tôm nước lợ nuôi ở Trung Quốc, Tổng cục Thuỷ sản đề xuất Bộ NN&PTNT giao Cục Thú y kiểm soát nhập tôm bố mẹ, tôm giống, dời tươi từ Trung Quốc, Thái Lan; Thực hiện điều tra dịch tễ học của bệnh Div1 ở một số vùng nuôi tôm nước lợ trọng điểm ở Việt Nam.

Cùng với đó, tổ chức thông tin, truyền thông về mức độ nguy hại của bệnh Div1 trên tôm nước lợ; xây dựng phương án và hướng dẫn các địa phương, cơ sở nuôi tôm nước lợ phòng chống dịch bệnh Div1.

Khương Lực – http://trangtraiviet.vn/

Không chủ quan dịch bệnh do virus Div trên tôm nước lợ

Bệnh do virus Div1 được xem là không nghiêm trọng trên tôm, song các chuyên gia cũng cảnh báo cần cảnh giác và có biện pháp ngăn ngừa phù hợp.

Theo Tổng cục Thủy sản, ngày 12/4/2020, báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng của Trung Quốc đã thông tin về virus mới đang tấn công các trang trại nuôi tôm ở Quảng Đông Trung Quốc. Sau đó nhiều báo, trang mạng trong nước đã chia sẻ thông tin này.

Quan tìm hiểu thông tin từ các nhà khoa học và các tài liệu nghiên cứu trước đây liên quan đến nội dung này, Tổng cục Thuỷ sản cho biết: Virus này được biết đến với tên Decapod iridescent virus 1 (Div1) hay còn được gọi Shirmp hemocyte iridescent virus (SHIV). Loài virus mới thuộc họ Iridoviridae được tìm thấy đầu tiên trên tôm thẻ chân trắng nuôi ở tỉnh Chiết Giang và tôm càng xanh ở một số địa phương khác của Trung Quốc từ tháng 12 năm 2014.

Mặc dù được đánh giá không nghiêm trọng trên tôm nuôi, nhưng không chủ quan với bệnh do virus Div1. Ảnh: TL

Mặc dù được đánh giá không nghiêm trọng trên tôm nuôi, nhưng không chủ quan với bệnh do virus Div1. Ảnh: TL

Năm 2018, bệnh Div1 được ghi nhận chỉ xuất hiện ở Trung Quốc và Thái Lan. Bệnh xuất hiện trở lại ở tỉnh Quảng Đông – Trung Quốc từ tháng 2 năm nay đã ảnh hưởng đến khoảng ¼ diện tích nuôi tôm ở tỉnh này.

Virus (Div1) tấn công vào tế bào máu trong mang, gan tụy và cơ của tôm. Khi tôm bị nhiễm Div1, tôm chìm xuống đáy ao, mềm vỏ và chuyển màu đỏ nhạt, dạ dày và ruột rỗng, bề mặt và mặt cắt gan tụy nhạt màu. Theo quan sát ban đầu, tôm bị nhiễm mạnh vào mùa đông.

Tác động của bệnh sẽ nghiêm trọng hơn khi tôm bị bội nhiễm với vi khuẩn vibrio, trong ao có tảo bùng phát mạnh hoặc trời mưa kéo dài. Tôm ít bị nhiễm vào mùa hè, mùa thu, nhất là khi nhiệt độ trên 30 độ C. Một số nhận định ban đầu cho rằng, bệnh này được xem là không nghiêm trọng trên tôm nuôi so với các bệnh thường gặp khác như: đốm trắng, hoại tử gan tuỵ cấp, phân trắng, vi bào tử trùng; tuy nhiên các chuyên gia cũng cảnh báo cần cảnh giác và có biện pháp ngăn ngừa phù hợp.

Đến nay, nguồn gốc và cách truyền lây của virus vẫn chưa rõ ràng (một số thông tin cho rằng nguồn lây chủ yếu từ Dời tươi (giun nhiều tơ)) và chưa có biện pháp phòng trị hiệu quả. Người nuôi đang áp dụng các biện pháp như: không cho người lạ vào cơ sở nuôi, khử khuẩn thường xuyên.

Một số nhà khoa học nhận định rằng, mức độ trầm trọng của dịch bệnh này ở Trung Quốc do phương pháp nuôi của họ còn thô sơ, lạc hậu (ao đất) và nhận định rằng dịch bệnh sẽ ít nguy hại hơn ở Việt Nam do công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng của Việt Nam phát triển cao (nuôi có kiểm soát trong nhà kính, ao lót bạt, nuôi an toàn sinh học…), hạn chế được mầm bệnh từ môi trường bên ngoài.

Để đối phó với dịch bệnh Div1 trên tôm nước lợ ở Việt Nam, một số nghiên cứu về dịch tễ, phương pháp chẩn đoán và thực nghiệm gây bệnh trên tôm nước lợ đang được triển khai.

Trước thông tin về dịch bệnh Div1 trên tôm nước lợ nuôi ở Trung Quốc, Tổng cục Thuỷ sản xin đề xuất và kiến nghị Bộ NN-PTNT giao Cục Thú y tham mưu giải pháp kiểm soát nhập tôm bố mẹ, tôm giống, Dời tươi từ Trung Quốc, Thái Lan…; thực hiện điều tra dịch tễ học của bệnh Div1 ở một số vùng nuôi tôm nước lợ trọng điểm ở Việt Nam.

Men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

men vi sinh thủy sản
Men vi sinh giúp tăng cường miễn dịch trên động vật thủy sản

Sử dụng men vi sinh là một trong những phương pháp kiểm soát miễn dịch hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản, được coi là chiến lược bổ sung, thay thế cho vắc-xin và hóa chất.

Chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản có tác dụng như là chất thúc đẩy tăng trưởng về dinh dưỡng, chất kích thích miễn dịch, nâng cao khả năng thích nghi với môi trường, có thể xem như là một phương thức dự phòng chống lại các bệnh truyền nhiễm.

Một số loài men vi sinh hiện đang được sử dụng trong nuôi thủy sản, bao gồm Lactobacillus, Enterococcus, Bacillus, Aeromonas, Alteromonas, Arthrobacter, Bifidobacterium, Clostridium, Microbacterium, Paenibacillus, Phaeobacter, Pseudoalteromonas, Pseudomonas, Rhodosporidium, Roseobacter, Streptomyces, Vibrio.

Vì sao men vi sinh lại có tác động tốt?

Các vi sinh vật có lợi trong ruột sẽ làm hạn chế sự bám dính và xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh vào đường tiêu hóa (GI). Các chất được sản xuất bởi các probiotics còn có thể đóng vai trò là chất đối kháng hoặc đóng góp enzyme vào hệ tiêu hóa.

Ngoài ra, probiotics còn cạnh tranh với sắt với vi khuẩn gây bệnh. Đối với vi khuẩn gây bệnh, khả năng thu nhận sắt là rất quan trọng để tồn tại trong vật chủ, nhiều gen liên quan đến việc hấp thụ chất sắt có liên quan đến độc lực của vi khuẩn, khi nồng độ sắt thấp, vi khuẩn có thể sinh độc tố giết tế bào chủ để lấy sắt..

Siderophores – các chất có trọng lượng phân tử thấp được sản xuất bởi các chế phẩm sinh học hoặc nội tiết đường ruột có lợi – làm giảm sự tồn tại của sắt đối với vi khuẩn gây bệnh, vì siderophores có ái lực cao với ion sắt, một số vi khuẩn có thụ thể với siderophore của vi khuẩn khác và lấy sắt của chúng.

Một phương thức khác là cải thiện khả năng miễn dịch, tăng hoạt động của đại thực bào và mức độ kháng thể. Probiotic có thể tăng cường khả năng miễn dịch của vật chủ và khả năng kháng bệnh của cá tôm đã nhận được nhiều sự quan tâm trong thập kỷ qua. Trong đó, vi khuẩn lactic (Lactic acid bacteria) và các chủng Bacillus được sử dụng thường xuyên, chúng kích thích phản ứng miễn dịch bẩm sinh và cải thiện khả năng chống nhiễm trùng đối với vi khuẩn gây bệnh. Cuối cùng, cải thiện chất lượng nước trong ao thông qua điều chế hệ vi sinh vật trong nước, cải thiện các thông số hóa lý của nước và kiểm soát mầm bệnh.

Sử dụng men vi sinh hiệu quả

Sử dụng men vi sinh phụ thuộc vào một số yếu tố, cơ bản bao gồm chủng men, mức độ liều lượng, hình thức bổ sung và thời gian áp dụng.

Lựa chọn chủng men phù hợp 

Việc lựa chọn các chủng men vi sinh tiềm năng dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, chẳng hạn như tăng trưởng chất nhầy, dung nạp axit và mật, sống sót trong dịch dạ dày, sản xuất enzyme ngoại bào, sản xuất các chất chống vi trùng, ức chế sự tăng trưởng của mầm bệnh và an toàn sinh học (hoạt tính tán huyết và mẫn cảm với kháng sinh). Độ bám dính vào niêm mạc ruột được coi là một tiêu chí lựa chọn quan trọng và là điều kiện tiên quyết cho tác dụng lâu dài của men vi sinh.

Ngoài men vi sinh, paraprobamel (thành phần thành tế bào) cũng có thể đóng vai trò thay thế cho việc sử dụng kháng sinh trong phòng ngừa và điều trị nhiễm trùng do mầm bệnh gây ra. Cả men vi sinh và paraprobamel đều có thể liên kết trực tiếp với vi khuẩn gây bệnh, làm hạn chế sự bám dính và xâm nhập của mầm bệnh vào tế bào ruột.

Dùng qua chế độ ăn uống hoặc tắm

Bổ sung vào chế độ ăn uống là phương pháp quản lý phổ biến nhất. Thông thường, men vi sinh được áp dụng trong thức ăn dưới dạng nuôi cấy đông khô, đôi khi được trộn với lipid để thêm vào như một dạng bổ sung. Probiotic cũng có thể được thêm vào toàn bộ bể hoặc nước ao.

Đối với ấu trùng cá và động vật có vỏ, thức ăn sống (ví dụ như artemia) đã được chứng minh là một chất mang men vi sinh hiệu quả.

Kết hợp nhiều chủng vi sinh vật

Trước đây, hầu hết các nghiên cứu về chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản được sử dụng một cách hạn chế, nhưng hiện tại việc bổ sung kết hợp chế phẩm sinh học trong chế độ ăn cho động vật thủy sản trở nên phổ biến.

Ưu điểm của các chế phẩm đa chủng là chúng hoạt động tốt trong một loạt các điều kiện khác nhau, cũng như tác dụng với nhiều đối tượng nuôi.

Sử dụng vi khuẩn bất hoạt hoặc bào tử 

Trạng thái bào tử là cấu trúc được tạo ra bởi một vài chi vi khuẩn và chống lại nhiều yếu tố môi trường hoặc các tác động đến vi khuẩn. Các bào tử giúp vi khuẩn sống sót bằng cách chống lại những thay đổi cực đoan trong môi trường sống của chúng, bao gồm nhiệt độ khắc nghiệt, thiếu độ ẩm/khô hạn hoặc tiếp xúc với hóa chất và phóng xạ. Bào tử của lợi khuẩn có tác dụng tích cực trong việc điều hòa hệ miễn dịch, thiết lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Các bào tử vi khuẩn cũng có thể tồn tại ở mức độ dinh dưỡng thấp.

Tóm lại, men vi sinh hiệu quả vì hệ vi sinh vật đường ruột phụ thuộc vào khả năng tương tác của vi sinh vật trong hệ tiêu hóa, thông qua đó tác động đến tình trạng viêm nhiễm, chuyển hóa và miễn dịch. Mặc dù chúng ta không thể kết luận rằng chế phẩm sinh học có tốt hơn chất kích thích miễn dịch hoặc vắc-xin hay không, nhưng tác dụng có lợi của chúng đối với vật chủ và môi trường là không thể phủ nhận. Đây là một trong những phương pháp tiềm năng nhất hiện nay để tăng cường miễn dịch, giảm bớt tác động tiêu cực từ môi trường từ đó giúp kiểm soát bệnh trên cá tôm nuôi.

Đặng Tuấn – https://tepbac.com/

Trường ĐH Trà Vinh sản xuất thành công tôm sú bố mẹ sạch bệnh

tôm sú bố mẹ
Trường ĐH Trà Vinh sản xuất thành công tôm sú bố mẹ sạch bệnh.

Đây là Đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ trọng điểm cấp Bộ do TS Huỳnh Kim Hường – Phó Trưởng khoa Nông nghiệp – Thủy sản (Trường ĐH Trà Vinh) phụ trách chính cùng nhóm giảng viên.

Trường ĐH Trà Vinh vừa diễn ra buổi đánh giá giai đoạn II và nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu tạo ra nguồn tôm sú bố mẹ sạch bệnh phục vụ cho các trại sản xuất giống ở tỉnh Trà Vinh”. Đây là đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ trọng điểm cấp Bộ và do Bộ NN&PTNT làm chủ đầu tư và tài trợ kinh phí.‎

Đề tài “Nghiên cứu tạo ra nguồn tôm sú bố mẹ sạch bệnh phục vụ cho các trại sản xuất giống ở tỉnh Trà Vinh” do TS Huỳnh Kim Hường – Phó Trưởng khoa Nông nghiệp – Thủy sản (Trường ĐH Trà Vinh) phụ trách chính cùng nhóm giảng viên.

Kỹ thuật nuôi tôm sú bố mẹ sạch bệnh được nghiên cứu thành công và ứng dụng rộng rãi sẽ đóng góp quan trọng trong cung cấp tôm giống chất lượng cao tại Trà Vinh nói riêng cũng như ĐBSCL nói chung.


Tôm bố mẹ sạch bệnh được xác nhận bởi Chi cục Thú y vùng VI.

Từ những kết quả nghiên cứu giai đoạn I, nhóm nghiên cứu của Trường ĐH Trà Vinh đã tiến hành giai đoạn II của đề tài. Đến nay, tại trại thực nghiệm Trường ĐH Trà Vinh đã có 390 con tôm giống bố mẹ được sản xuất thành công. Vượt mức chỉ tiêu giao mục tiêu giao ban đầu là 300 con…

TS Huỳnh Kim Hường, Phó Trưởng khoa Nông nghiệp – Thủy sản, Trường ĐH Trà Vinh cho biết: “Mỗi giai đoạn nuôi, nhóm nghiên cứu đều có kiểm tra các loại bệnh thông thường trên tôm và đều gửi cơ Chi cục thú y vùng VI kiểm tra và xác nhận. Giai đoạn II này chúng tôi thực hiện nuôi chỉ trong 12 tháng. Rút ngắn được 1 tháng so với giai đoạn I”.

Quá trình nghiên cứu thành công từ giai đoạn I, II đến nay, trại giống thực nghiệm của Trường ĐH Trà Vinh đã cung cấp khoảng 2 triệu post tôm sú giống. Tỷ lệ tôm sinh trưởng đạt rất tốt.


Kỹ thuật nuôi tôm sú bố mẹ sạch bệnh được nghiên cứu thành công và ứng dụng rộng rãi.

TS. Nguyễn Minh Thành, ĐH Quốc tế TP HCM – Chuyên gia đánh giá đề tài của Bộ NN-PTNT, nhận xét: “Đề tài tôm sú bố mẹ thực hiện tại ĐH Trà Vinh đã cho những kết quả ngoài mong đợi, đạt kết quả tốt và vượt so với chỉ tiêu được giao. Tôm bố mẹ được nuôi trong môi trường trang trại thì rất là khó, đây là lần đầu tiên được nhóm nghiên cứu của ĐH Trà Vinh thực hiện. Chất lượng tôm mẹ cũng như tôm bố đều vượt yêu cầu,‎ sẽ đảm bảo cung cấp được tôm bố mẹ sạch bệnh, cũng như giá cả phải chăng cho nông dân‎”.

Bà Thạch Thị Dân, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Trà Vinh cho biết: “Sự thành công của đề tài sẽ giúp ĐH Trà Vinh đáp ứng tốt nhu cầu giống tôm rất lớn cho nông dân không chỉ ở Trà Vinh mà cả vùng ĐBSCL”.

Đ. Khởi Đại học Trà Vinh

Nhiều hộ nuôi tôm ở Nghệ An mất trắng hàng trăm triệu do dịch bệnh đầu vụ

Trước khi thả tôm giống để nuôi vụ chính, bà con ở Nghệ An đã xử lý ao đầm, sẵn sàng các điều kiện khá bài bản nhưng dịch bệnh vẫn xuất hiện gây thiệt hại ngay từ đầu vụ nuôi.

Xã Quỳnh Bảng (Quỳnh Lưu) có hơn 186 ha nuôi tôm thẻ chân trắng tập trung ở thôn Mai Giang 1, Nông trường Trịnh Môn… Theo ghi nhận, đến thời điểm này, bà con ở đây đã thả trên 80% diện tích ao nuôi nhưng đã có hàng chục ha phải xử lý lại toàn bộ để thả tiếp vụ mới do dịch bệnh.

Ông Vũ Văn Dương – Phó Chủ tịch UBND xã Quỳnh Bảng cho biết, chưa năm nào, người dân nuôi tôm vụ 1 lại khó khăn như hiện nay. Mới đầu vụ đã xuất hiện dịch bệnh liên tiếp ở tôm; tại 1 hộ ở vùng  Nông trường Trịnh Môn đã phát hiện tôm bệnh đốm trắng với diện tích 0,5 ha. Sau đó, nhiều hộ khác cũng có tôm bị dịch bệnh buộc phải xử lý lại toàn bộ để thả nuôi vụ mới.

Triệu chứng tôm nuôi 2 tháng chậm lớn và hàng chục ha tôm vụ 1 ở Quỳnh Lưu buộc phải xử lý để tiếp tục thả nuôi. Ảnh: Việt Hùng

Theo thống kê từ UBND xã Quỳnh Bảng, hiện địa phương có khoảng 25 – 30 ha tôm bị dịch bệnh, riêng tôm bị đốm trắng là 0,5 ha; còn lại tôm bị bệnh nuôi chậm lớn gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Đơn cử như hộ các ông Nguyễn Khắc Đức, Hồ Thái Hưng, Hồ Đình Đạo… đều nuôi 2 ao, mỗi ao 3.000 – 5.000 m2; sau 2 – 3 tháng nuôi đáng ra gần thu hoạch nhưng tôm vẫn không lớn, chỉ bằng con tép. Nếu tính thiệt hại về giống, chi phí thức ăn thì mỗi hộ mất trắng trên 100 triệu đồng.

Còn tại vùng nuôi tôm ở xã An Hòa (Quỳnh Lưu), mặc dù bà con ở đây thả nuôi chậm hơn nhưng vẫn không tránh khỏi dịch bệnh. Nhiều hộ đầu tư hàng chục triệu đồng, công chăm sóc nay mất trắng. Ông Nguyễn Văn Tráng là một trong những hộ có quy trình nuôi tôm khá bài bản nhưng vụ thả nuôi này cũng gặp bất lợi do tôm bị dịch bệnh.

Theo ông Tráng, đầu tháng 3 dương lịch, gia đình ông tiến hành thả nuôi 26.000 con tôm giống tại ao số 1 để ươm, khi tôm lớn sẽ cho vào những ao khác. Tuy nhiên, sau gần 1 tháng nuôi, tuân thủ quy trình chăm sóc nhưng tôm vẫn không lớn. Khoảng 15 ngày sau, ông tiếp tục mua giống về thả nuôi để mong sao kéo lại vốn đầu tư bỏ ra…

Ông Nguyễn Văn Tráng, hộ nuôi tôm ở xã An Hòa (Quỳnh Lưu) kiểm tra ao, bổ sung thức ăn phòng bệnh cho tôm. Ảnh: Việt Hùng

“Nuôi tôm nhiều năm nhưng đây là vụ nuôi gây nhiều khó khăn nhất cho bà con. Lúc thả nuôi thì thời tiết nắng, thuận lợi để tôm sinh trưởng nhưng thời gian vừa rồi, mưa lạnh thất thường khiến môi trường thay đổi làm con tôm phát bệnh, chậm lớn. Không chỉ gia đình tôi mà nhiều hộ xung quanh cũng mất khoảng 60 – 70 triệu đồng tiền giống và chi phí”, ông Tráng nói.

Toàn huyện Quỳnh Lưu có 460 ha nuôi tôm tập trung ở các xã Quỳnh Thanh, Quỳnh Minh, Quỳnh Lương, Quỳnh Bảng, An Hòa… Tính đến ngày 14/4, tổng diện tích tôm nuôi bị dịch bệnh, chậm lớn khoảng hơn 35 ha, tập trung chủ yếu ở 2 xã Quỳnh Bảng và An Hòa. Được biết, ngoài tác động của thời tiết thì nguyên nhân dẫn đến tôm chậm lớn là do thức ăn kém chất lượng, không đủ dinh dưỡng; con giống yếu; tôm nhiễm bệnh còi; nhiễm phân trắng, đặc biệt mật độ thả nuôi dày cũng là nguyên nhân khiến tôm chậm lớn.

Các hộ nuôi tôm phải thật chủ động khi bước vào vụ nuôi tôm, bởi đây là vụ quyết định đến năng suất, sản lượng và kinh tế của cả năm. Khi thấy thời tiết thuận lợi bà con mới thả nuôi; thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch cho tôm nuôi trong ao, tăng cường khoáng chất, vitamin để đảm bảo sức đề kháng cho tôm. Đối với các ao nuôi có tôm bị dịch bệnh thì buộc người dân phải xử lý môi trường theo quy trình, không xả ra môi trường ngoài để hạn chế lây lan dịch bệnh cho vùng nuôi tôm khác…

Ông Bùi Xuân Trúc-  Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Quỳnh Lưu

Tại thị xã Hoàng Mai, mới đầu vụ thả tôm nhưng một số vùng nuôi ở các phường Quỳnh Xuân, Quỳnh Liên.. cũng xuất hiện tôm bị dịch bệnh.
Ông Hoàng Ngọc Thủy – Trưởng phòng Kinh tế thị xã Hoàng Mai cho biết, để đảm bảo cho vụ nuôi tôm thành công, bên cạnh việc chọn mua con giống chất lượng, thị xã khuyến cáo bà con cần chú ý xuống giống theo lịch thời vụ.
Không chỉ dịch bệnh những hộ nuôi tôm vừa qua cũng bị giảm lợi nhuận do giá tôm thương phẩm giảm khoảng 20% so với trước.