Bạn tìm thông tin gì?

Category Archives: Công Nghệ Nuôi Mới

So sánh tôm thẻ chân trắng với tôm sú

So sánh tôm thẻ chân trắng với tôm sú về nhiều phương diện khác nhau; bà con nắm bắt được ưu nhược điểm của tôm thẻ chân trắng với tôm sú. Để bà con đưa ra quyết định lựa chọn nuôi loại tôm nào phù hợp nhất

Đặc điểm

Ưu thế

Bất lợi

1. Mức tăng trưởng
  • Ở kích cỡ dưới 20g, TCT tăng trưởng nhanh hơn (1 – 1,5g/tuần) so với tôm sú (1g/tuần).
  • TCT khi thu hoạch đồng đều về kích cỡ hơn tôm sú
Mức tăng trưởng của TCT chậm lại khi tôm đạt cỡ 20g, vì thế sản lượng thu hoạch cỡ tôm lớn thấp
2. Mật độ nuôi TCT dể dàng nuôi ở mật độ rất cao: 60 – 150

con/m2, tối đa là 400 con/m2. Trong khi, tôm sú không bao giờ nuôi được mật độ này.

Mật độ nuôi cao đòi hỏi trình độ cao

về kỹ thuật quản lý và phải có chiến lược ngăn ngừa rủi ro.

3. Sức chịu đựng độ

mặn

Giới hạn về sức chịu đựng độ mặn của TCT lớn hơn tôm sú (0,5 – 45 %o), nhờ đó, TCT có khả

năng phát triển sâu vào vùng nội địa (xa biển), nơi có độ mặn thấp

 

 

Không

4.Sức chịu đựng

nhiệt độ

TCT có khả năng chịu được nhiệt độ rất thấp (15

oC), vì thế chúng có thể nuôi vào mùa lạnh.

Không
5. Nhu cầu Protein trong thức ăn – Nhu cầu Protein trong thức ăn của TCT ( 25 – 35 %) thấp hơn so với tôm sú (36 – 42 %)

Hiệu quả sử dụng thức ăn của TCT cũng cao

hơn tôm sú, hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của TCT (1,2) thấp hơn tôm sú (1,6)

6. Khả năng kháng bệnh Mức      độ     nhạy     cảm     đối     với              bệnh              đốm     trắng (WSSV) của TCT thấp hơn tôm sú. TCT rất nhạy cảm với nhiều bệnh do virut khác như Hội chứng Taura (TSV), Đốm trắng (WSSV), Đầu vàng (YHV), Hoại tử tế bào máu (IHHNV), ..

Tôm sú kháng bệnh TSV, IHHNV tốt hơn.

7. Sản xuầt giống và thuần hóa TCT thành thục tốt trong ao nuôi và dể thuần hóa. Điều này rất có ý nghĩa trong việc chọn, lai tạo, sản xuất giống kháng bệnh (SPR), giống sạch bệnh (SPF), tỉ lệ thành công cao hơn và thời gian chọn lọc, lai tạo cũng ngắn hơn. Việc sử dụng nguồn tôm bố mẹ nuôi đòi hỏi kỹ thuật cao hơn, nhất là trong sản xuất giống SPF. Giống sạch bệnh SPF có nguy cơ tử vong

cao hơn trong môi trường có mầm bệnh.

8. Tỉ lệ sống của ấu trùng Trong sản xuất giống, tỉ lệ sống của ấu trùng TCT

(50 – 60 %) cao hơn tôm sú ( 20 – 30 %)

Sau thu hoạch TCT ướp đá dể bị biến màu (bị đen).

Việc      thu     hoạch,      bảo              quản, vận chuyển, ….tôm sú dể dàng hơn

Thị trường TCT được ưa thích hơn các loài tôm khác ở thị trường Mỹ do khẩu vị. Nhu cầu tại chỗ ở Châu Á đối với TCT cũng rất cao. Tôm sú có thể phát triển với kích cỡ lớn hơn và có giá bán cao hơn. Trên

thị trường toàn cầu, TCT cũng đang bị cạnh tranh gay gắt.

(Nguồn khuyennongtphcm)

10 bước nuôi tôm trong hệ thống biofloc

Những năm gần đây, công nghệ biofloc đã được ứng dụng rộng rãi ở nước ta. Tuy nhiên, để đạt được thành công, người nuôi cần thực hiện đúng các nguyên tắc của hệ thống biofloc trong hoạt động nuôi tôm của mình.

Xây dựng bể hoặc ao

Theo Khoo Eng Wah, Giám đốc điều hành của Trung tâm Nuôi trồng thủy sản Sepang Today (STAC) ở Malaysia giải thích: Đối với những người mới ứng dụng biofloc, tốt nhất là bắt đầu với ao lót bạt, ao bê tông hoặc bể trong nhà để đất không ảnh hưởng đến các thông số nước hoặc quá trình biofloc. Ở hầu hết các nước nhiệt đới, hệ thống trong nhà có lợi thế hơn ngoài trời, nhất là khi trải qua một cơn mưa lớn làm độ kiềm và pH thay đổi đột ngột. Ao có mái che là lựa chọn tốt.

 

Sục khí

Biofloc yêu cầu chuyển động liên tục để duy trì mức ôxy cao và để giữ cho chất rắn không lắng xuống. Các khu vực không có chuyển động sẽ nhanh chóng mất ôxy và biến thành các khu vực kỵ khí giải phóng một lượng lớn amoniac (NH3) và metan (CH4). Để ngăn chặn điều này, ở mỗi ao, bể thì các thiết bị sục khí phải được bố trí hợp lý. Ao thường sử dụng thiết bị sục khí kiểu bánh xe quạt nước (paddlewheel aerators). Các hệ thống biofloc cần tới 6 mg ôxy/lít mỗi giờ và nên bắt đầu với máy sục khí có công suất ít nhất 30 hp/ha. Nhưng, tùy thuộc vào cường độ và năng suất của hệ thống, con số này có thể đạt tới 200 hp/ha. Máy sục khí nên được lắp đặt một cách hợp lý để tạo ra dòng chảy trong ao. Cần thường xuyên di chuyển một số thiết bị sục khí để đảm bảo các hạt rắn sẽ không lắng xuống ở những khu vực có ít hoặc không có dòng chảy.

 

Nuôi cấy vi khuẩn có lợi

Để thúc đẩy sự phát triển của hệ thống biofloc và ổn định ao nhanh hơn, nên nuôi cấy vi khuẩn có lợi trước khi thả tôm. Điều này có thể được thực hiện bằng cách thêm một số chủng vi sinh thương mại hoặc công thức tự làm vào nước nuôi. Một công thức tự chế đơn giản để nhanh chóng sản xuất các vi khuẩn sinh học và prebiotic là sử dụng cám gạo và Red Cap 48 (một sản phẩm địa phương từ Đông Nam Á) trộn trong một cái thùng kín và để lên men trong 48 giờ, sau đó hỗn hợp có thể được thêm vào ao.

 

Mật độ thả

Nhờ có sục khí mạnh và khả năng tự lọc của nước nuôi, mật độ thả cao có thể được xem xét và thông thường là thả tôm ở mật độ 150 đến 250 PL/m2.

 

Cân bằng nguồn carbon đầu vào

Chỉ nên chọn các nguồn carbon và hỗn hợp thức ăn có tỷ lệ carbon-nitơ (C/N) > 10. Hiện hầu hết thức ăn cho cá và tôm có tỷ lệ C/N là 9:1 hoặc 10:1, nên cần có thêm đầu vào để nâng tỷ lệ này lên trong khoảng từ 12:1 đến 15:1. Có thể sử dụng: mật rỉ đường, tinh bột sắn, mía hoặc tinh bột.

 

Tăng trưởng biofloc

Với sự sục khí đầy đủ, ánh sáng tự nhiên (trong hầu hết các hệ thống) và nguồn carbon có sẵn, số lượng biofloc sẽ bắt đầu nhân lên nhanh chóng. Tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm nhiệt độ nước, chất dinh dưỡng và ánh sáng mặt trời, cộng với số lượng bioflocs được gieo hạt khi bắt đầu, số lượng flocs sẽ tăng từ gần 0 lên khoảng 4 – 5 đơn vị/mm trong một vài tuần. Cuối cùng, mật độ đáng kinh ngạc lên tới 10 tỷ vi khuẩn trên mỗi cm3.

Theo dõi sự tăng trưởng của các flocs này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng cốc có hình nón để thu thập một số mẫu nước ở độ sâu từ 15 đến 25 cm, tốt nhất là vào buổi sáng. Các hạt rắn nên được để lại trong 20 phút.

 

Theo dõi và kiểm soát sự phát triển của biofloc

Từ thời điểm này, các mẫu nước phải được lấy thường xuyên để theo dõi và xác định hoạt động của hai loại biofloc cộng với mật độ tương ứng của chúng. Nói một cách đơn giản, bioflocs ngoài trời bao gồm tảo xanh và vi khuẩn: tảo chủ yếu sử dụng ánh sáng mặt trời để phát triển, trong khi vi khuẩn chủ yếu ăn thức ăn thừa, sản phẩm phụ và chất thải liên quan.

 

Theo dõi và kiểm soát môi trường

Khi hệ thống biofloc chuyển sang màu nâu, sục khí phải được tăng lên đáng kể để duy trì tốc độ hô hấp cao. Tốc độ hô hấp ở giai đoạn này có thể đạt tới 6 mg/lít mỗi giờ, đòi hỏi năng lượng gấp sáu lần mỗi ha so với khi bắt đầu hoạt động. Điều quan trọng đối với hệ thống sục khí là phải luôn luôn hoạt động. Một máy phát điện diesel lớn, bao gồm một bộ máy phát điện dự phòng thứ hai, có thể là lựa chọn tốt nhất cho hầu hết các hoạt động của trang trại lớn.

 

Theo dõi các thông số

Bên cạnh việc duy trì chất lượng nước với chi phí thấp hơn và không cần trao đổi nước, mục tiêu thứ hai của hệ thống biofloc là cải thiện tốc độ tăng trưởng và hiệu quả nuôi, từ đó cải thiện lợi nhuận và tính bền vững của hoạt động canh tác.

Để kiểm tra trang trại đang hoạt động như thế nào, cần theo dõi thường xuyên các yếu tố hiệu suất của trang trại, tính toán và ghi lại tốc độ tăng trưởng, ngoại hình tổng thể, FCR và tỷ lệ sống là bắt buộc.

 

Vệ sinh

Việc làm sạch ao nuôi sau thời gian thu hoạch thường bị lãng quên và bị đánh giá thấp tuy nhiên đây là khâu rất quan trọng. Mặc dù việc tái sử dụng nước nuôi có vẻ hấp dẫn vì phải nỗ lực rất nhiều để xây dựng quần thể vi sinh vật, nhưng điều này không được khuyến khích. Các mầm bệnh có thể đã phát triển và có thể gây ra rủi ro an toàn sinh học nghiêm trọng. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng theo thời gian, kim loại nặng có thể tích tụ trong nước nuôi cấy, có thể tích tụ trong ao của khiến nó không phù hợp với tiêu dùng của con người. Vì vậy, nên dọn dẹp vệ sinh hệ thống thật tốt trước khi bắt đầu vụ nuôi tiếp theo.

Lê Loan (Tổng hợp)

Nguồn : http://contom.vn/

Kinh nghiệm nuôi tôm tiết kiệm điện của nông dân Nguyễn Văn Thù

Nhằm giảm chi phí trong quá trình nuôi tôm, tăng lợi nhuận, nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đã quan tâm đến việc tiết kiệm điện. Dưới đây là kinh nghiệm lắp đặt quạt nước và bố trí thời gian chạy quạt tạo ôxy trong nuôi tôm đảm bảo tiết kiệm điện, giảm chi phí sản xuất của nông dân Nguyễn Văn Thù, ngụ ấp Bờ Kinh 1, xã Mỹ Hòa, huyện Cầu Ngang.

Ông Nguyễn Văn Thù (phải) tại ao nuôi tôm của gia đình.

Ông Nguyễn Văn Thù cho biết, tổng diện tích nuôi tôm của gia đình là 1,2ha, thiết kế 4 ao nuôi và 2 ao lắng. Trong ao nuôi, hàm lượng ôxy là yếu tố quyết định sự tồn tại và quá trình sinh trưởng, phát triển của tôm. Trong quy trình nuôi tôm, muốn năng suất cao, chất lượng tốt, việc sử dụng quạt nước với các cánh quạt tạo ôxy là điều quan trọng và bắt buộc. Làm sao để sử dụng quạt nước có hiệu quả nhất, người nuôi cần căn cứ điều kiện cụ thể, có biện pháp tạo ôxy phù hợp cho ao. Việc thiết kế, lắp đặt quạt để tạo ôxy có ảnh hưởng không nhỏ đến lượng điện năng tiêu thụ.

Rút kinh nghiệm trong quá trình nuôi tôm, ông Nguyễn Văn Thù đã đúc kết được 02 vấn đề cơ bản giúp tiết kiệm điện hiệu quả: Đối với quạt, khâu lắp đặt cũng ảnh hưởng đến điện năng tiêu thụ. Trục quay của quạt phải thẳng, thì quá trình vận hành sẽ nhẹ hơn nếu trục quạt bị cong, giúp giảm điện năng tiêu thụ. Vị trí lắp đặt quạt tốt nhất nên cách bờ từ 3-5m (hay cách chân bờ 1,5m), sao cho tạo được dòng chảy có tác dụng gom các chất thải, cặn bã vào giữa ao để dễ dàng bơm ra ngoài. Nếu bọt nước tập trung ở giữa ao là lắp quạt đúng. Khoảng cách giữa 02 cánh quạt từ 60-80cm, so le nhau. Tùy theo diện tích ao, bố trí hệ thống quạt nước cần đảm bảo nhu cầu ôxy cho tôm nuôi và gom chất thải vào giữa ao.

Số lượng máy quạt nước sử dụng trong ao tùy thuộc vào mật độ, diện tích ao và khả năng đầu tư. Tùy vào điều kiện cụ thể về kinh tế và diện tích ao nuôi, cần lựa chọn số lượng quạt lắp đặt cho phù hợp. Khi tôm nuôi còn nhỏ, cần lượng ôxy ít, thì lắp ít cánh quạt; số cánh quạt lắp nhiều dần tương ứng với tuổi của tôm.

Về thời gian chạy quạt, vào thời điểm ban ngày, nếu trời có nắng, ao nuôi sẽ tự tạo ôxy nhiều hơn thời điểm trời mát hoặc mưa. Do vậy, nếu trời nắng, có thể giảm thời gian chạy quạt tạo ôxy từ 10-20% thời gian so với những ngày trời mưa hoặc trời mát. Hệ thống gồm có một trục thẳng nối với trục motor điện, trên trục có lắp 10-20 cánh quạt, nên đặt motor ở giữa, 02 bên là những cánh quạt, giúp tiêu thụ điện năng ít hơn, do không phải “gánh” thêm phần trục.

Nhờ áp dụng các biện pháp tiết kiệm điện đồng bộ, trong 03 vụ nuôi vừa qua, với diện tích và con giống nuôi như nhau, ông Nguyễn Văn Thù đã giảm chi phí tiền điện từ 600.000-700.000 đồng/tháng so với trước đây.

Probiotics mới giúp kiểm soát hiệu quả NH3 và NO2 trong ao tôm

Bài báo sau đây của Junqian Gao và cộng sự 2018 đã cung cấp cho chúng ta cái nhìn cụ thể hơn và đưa ra một giải pháp tiềm năng giúp xử lý hiệu quả NH3 và NO2 trong ao tôm.

Tích lũy nitrit quá mức là một vấn đề phổ biến và gây khó khăn đối với nuôi trồng thủy sản thâm canh. Hiện nay tại rất nhiều vùng nuôi tôm trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, hiệu quả khống chế khí độc trong ao tôm như NH3, NO2 vẫn còn nan giải. Nhiều sản phẩm trên thị trường vẫn chưa thật sự hiệu quả và công nghệ sản xuất các chủng vi khuẩn chuyển hóa hợp chất Nitrogen như Nitrosomoas sp, Nitrobacter sp, Nitrococcus sp, Nitrosococcus sp chưa vẫn chưa tạo được dạng bào tử hoàn chỉnh. Vì vậy khi bảo quản dạng bột rất dễ suy giảm chất lượng. Mặt khác, bản chất của những chủng vi khuẩn này cần phải có giá thể để chúng tồn tại và phát triển.

Trong khi môi trường nước lại có số lượng giá thể rất hạn chế. Vì thế công việc của các nhà khoa học trong và ngoài nước hiện nay là:

1. Nâng cao công nghệ sản xuất để tạo ra bào tử ngủ cho nhóm vi khuẩn chuyển hóa hợp chất Nitrogen.

2. Tạo ra điều kiện tối ưu để cho nhóm vi khuẩn chuyển hóa hợp chất Nitrogen tồn tại và phát triển (như việc bổ sung giá thể).

Ảnh: Một số loại giá thể vi sinh Nguồn ảnh: chemxing.en

3. Tìm ra các nhóm vi khuẩn khác có khả năng chuyển hóa nhóm hợp chất Nitrogen đồng thời có khả năng tạo bào từ.

Để giải quyết vấn đề thứ ba, các nhà khoa học Châu Á đã tìm ra một chủng vi sinh đơn thuộc nhóm Bacillus có khả năng xử lý NH3, NO2 trong ao tôm hiệu quả.  Một thử nghiệm về sự khử nitơ hiếu khí bởi vi khuẩn Bacillus megaterium S379 đã được đánh giá.

Kết quả: Hoạt tính khử Nitric của Bacillus megaterium S379 có tỷ lệ loại bỏ nitrit rất cao (hơn 85%) sau 24h khi nhiệt độ dao động từ 25°C đến 40°C và pH khác nhau trong khoảng 7,0 và 9,0 cho thấy chúng có khả năng thích ứng với môi trường tuyệt vời.

Khả năng của chủng của S379 có thể tăng cường việc chuyển hóa NO2 ngay cả khi NO2  tăng lên đến 340 mg/L.

Loài vi khuẩn này cũng cho thấy hiệu quả để loại bỏ các chất ô nhiễm trong vấn đề xử lý nước trong ao nuôi trồng thủy sản. Hơn nữa, Bacillus megaterium S379 sở hữu các hoạt động hydrolase dương tính đối với tinh bột, casein, cellulose và chất béo và hoạt đông tốt ở độ mặn hơn 60 ppt.

Kết luận

Các thông tin trong nghiên cứu trên tất cả đều cho thấy tiềm năng của dòng vi khuẩn Bacillus megaterium S379 để áp dụng trong quản lý chất lượng nước nuôi trồng thủy sản. Nếu mô hình nghiên cứu trên được nhân rộng tại Việt Nam thì vấn đề NO2 không còn là vấn đề nhức nhối tại Việt Nam như hiện nay. Do đó cần có những nghiên cứu đánh giá hiệu quả trên nhiều vùng nuôi tôm ở Việt Nam để xác định tiềm năng ứng dụng của chủng vi khuẩn này một các hiệu quả.


Trung Quốc quảng bá thu hoạch tôm mùa đông từ trang trại trong nhà

Trung Quốc quảng bá thu hoạch tôm mùa đông từ trang trại trong nhà

Công ty tôm lớn nhất của Trung Quốc, Zhanjiang Guilian Aqu Products, đang quảng bá thu hoạch tôm mùa đông đầu tiên từ trang trại nuôi tôm công nghiệp trong nhà của họ ở quận Giang Nam, tỉnh Quảng Đông.

Hôm thứ Tư, công ty đã đăng một số hình ảnh của những giỏ đựng đầy tôm vannamei sống cỡ lớn, nói rằng tôm đã được thu hoạch tại trang trại trong nhà  ở Nanshan.

Tôm được thu hoạch bởi Guilian. Tín dụng: Guilian

Đây là tôm thẻ chân trắng có kích cỡ lớn. Tôm có màu xanh đen phổ biến nhất trên thị trường; chắc thịt và tươi sống. Mô hình nuôi tôm công nghiệp đầu tiên của Vik Guilian đã phá vỡ những hạn chế theo mùa và chứng minh tôm có thể được nuôi quanh năm.

Guilian cho biết ao được thả với post dài 2-3 mm và được nuôi trong 40 ngày. Sau 40 ngày nuôi trong ao trong nhà, tôm thu hoạch nặng 60 con một kg. Tôm còn lại để phát triển thêm 20 ngày đạt 31 con mỗi kg.

Công ty đã cho biết các hoạt động của hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn như vậy có thể được xây dựng gần các khu vực đô thị trên khắp Trung Quốc để cung cấp nguồn cung tôm sống quanh năm, tạo ra phí bảo hiểm. Vào tháng 9 năm 2017, Underc hiện News đã đến thăm trang trại Nanshan của Guilian, khi một số phần của trang trại đang được xây dựng.

Ao nuôi tôm trong nhà của Guilian ở quận Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc, 2017. Tín dụng: Louis Harkell / Tin tức bất tận

Trong bản cập nhật mới nhất, hãng cho biết mục tiêu ở giai đoạn đầu là năng suất 5.000 kg mỗi mu – một đơn vị đo lường của Trung Quốc tương đương với 666,7 mét vuông – đã đạt được tại trang trại Nanshan.

 

Tất cả 28 ao sản xuất lô này đều đạt sản lượng khoảng 5.000 kg mỗi mu, về cơ bản là hoàn thành giai đoạn đầu tiên trong mục tiêu của mô hình nuôi mật độ cao tại nhà máy.

Tôm thu hoạch bây giờ sẽ được bán trực tiếp và, do nguồn cung thiếu theo mùa, với giá đặc biệt cao, Guilian nói.

Đối với tôm đếm 60, giá tôm sống dao động trong khoảng 40-50 CNY / kg (5,71- 7,14 USD / kg) trong tháng 7-10, nhưng giá tôm sống dao động trong khoảng 56-80 CNY trong tháng 11 đến tháng 5

Theo undercurrentnews

Tổng kết dự án nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao trong nhà kính

Tổng kết dự án nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao trong nhà kính

Ngày 18/12, tại xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh, Chi cục Thủy sản tổ chức hội nghị tổng kết dự án nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao trong nhà kính.

Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà kính
Sau khi khảo sát thực tế, tháng 6 năm 2019, Chi cục Thủy sản đã chọn doanh nghiệp tư nhân Thảo Linh ở xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh triển khai dự án nông nghiệp công nghệ cao, tổ chức tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ 70% giống và thức ăn, hướng dẫn nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà kính. Doanh nghiệp đã đầu tư kinh phí thiết kế bể, nhà kính, tuân thủ quy trình kỹ thuật nuôi tôm 2 giai đoạn trên diện tích 6.000 m2.Kết quả cho thấy, sau 3 tháng nuôi, sản lượng đạt 35 tấn, trừ các khoản chi phí, lợi nhuận gần 1,7 tỷ đồng.Tại hội nghị, các hộ nuôi tôm ở xã Vĩnh Thái đều khẳng định,  mặc dù đây là lần đầu tiên triển khai nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao trong nhà kính và năm nay thời tiết khắc nghiệt nhưng hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn so với nuôi truyền thống. Mặt khác, nuôi theo hình thức này nguồn nước được kiểm soát chặt chẽ và sử dụng vi sinh trong quá trình nuôi nên môi trường đảm bảo, hạn chế rủi ro do dịch bệnh. Tuy nhiên, mức đầu tư thực hiện mô hình này lớn, do đó người dân mong muốn các cấp, các ngành quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi trong vay vốn. Chi cục Thủy sản nghiên cứu tiếp tục hỗ trợ và mở các lớp tập huấn về quy trình nuôi, chăm sóc để nhân rộng mô hình này.

Bá Thuần – Biên Cương.

Nguồn : http://quangtritv.vn/

Nghiên cứu men vi sinh mới phù hợp cho nuôi thủy sản mặn lợ

Nghiên cứu men vi sinh mới phù hợp cho nuôi thủy sản mặn lợ

Phân lập vi khuẩn
Phân lập bọt biển.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu phân lập bọt biển để tìm ra chủng vi sinh phù hợp với nuôi trồng thủy sản nước mặn – lợ, nhằm khắc phục hạn chế của men vi sinh có nguồn gốc trên cạn khi dùng ở độ mặn và nhiệt độ cao.

Một số loài vi khuẩn làm tăng tỷ lệ tử vong ở tôm và gây thiệt hại kinh tế lớn. Nghiêm trọng nhất là Hội chứng hoại tử gan tụy cấp (AHPND) do vi khuẩn Vibrio (V. parahaemolyticus) gây ra tỷ lệ chết đáng kể, có thể lên đến 100% trên tôm nuôi bị nhiễm bệnh tại nhiều quốc gia. Trong đó hiệu quả kiểm soát các dòng Vibrio spp. của kháng sinh và chất khử trùng khá hạn chế. Dẫn đến việc sử dụng men vi sinh làm công cụ kiểm soát dịch bệnh ngày càng được quan tâm và phổ biến.

Hiện tại, có rất nhiều men vi sinh thương mại, chủ yếu dựa trên các chủng vi khuẩn Lactobacillus và Bacillus. Thông qua việc thay đổi hệ vi sinh đường ruột trong tôm bằng cách tiết ra các chất kháng khuẩn, nhằm cạnh tranh chống lại mầm bệnh, ngăn chặn sự bám dính của chúng vào biểu mô ruột, cạnh tranh các chất dinh dưỡng cần thiết và chống độc.

Ở môi trường biển, dòng Vibrio spp. thuận lợi phát triển trong độ mặn và nhiệt độ cao, trong khi hầu hết các chủng men vi sinh thương mại hiện nay lại có nguồn gốc trên cạn, vì thế hiệu quả của chúng bị hạn chế. Theo Zhang et al. (2016), độ mặn làm thay đổi hệ vi sinh vật trong tôm, độ mặn càng cao thì Vibrio càng chiếm ưu thế, trong khi theo Vezzulli et al. (2013), nhiệt độ dưới 370C ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của Lactobacillus.

Cho nên, khám phá sinh học biển để phân lập vi khuẩn dùng làm chế phẩm sinh học trong nuôi thủy sản nước mặn – lợ là một giải pháp đầy hứa hẹn.


Men  vi sinh phân lập từ bọt biển là một giải pháp đầy hứa hẹn cho nuôi trồng thủy sản.

Pseudovibrio chiết xuất từ bọt biển

Động vật không xương sống dưới biển, đặc biệt là bọt biển, chứa các cộng đồng vi sinh vật rất đa dạng. Trong số các vi khuẩn biển có thể nuôi cấy thì nổi bật là chi Pseudovibrio nhờ tính linh hoạt có thể tạo ra hoạt tính sinh học chống lại đa dạng các vi khuẩn Gram âm và Gram dương như: E. coli, Bacillus subtilis, Kluyveromyces marxianus, Salmonella enterica, Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA) và Clostridium difficile.

Thiết lập nghiên cứu

Tổng cộng có chín mẫu bọt biển A. geradogreeni đã thu thập trong bốn môi trường sống ở độ sâu khác nhau từ 10-30 m ở vùng nước ven biển của tỉnh Santa Elena (Ecuador). Phân loại của các phân lập biểu hiện hoạt tính sinh học xác định dựa trên trình tự nucleotide của gen 16 rRNA. Với việc nuôi cấy Pseudovibrio thuần túy, các dịch độc dược được thực hiện trong môi trường Luria-Bertani với NSW và 20% glycerol, được lưu trữ ở -800C cho các thử nghiệm tiếp theo.

Kết quả và thảo luận

Các nhà nghiên cứu đã phân tách một số chủng P.denitrificans, thử nghiệm thử thách trong phòng thí nghiệm và trong ao nuôi.


Hiệu quả có lợi của chủng Pseudovibrio đối với tôm thẻ chân trắng (thời gian theo dõi: 108 ngày).

Hoạt tính kháng khuẩn của các chủng Pseudovibrio liên quan với quá trình chuyển hóa acid sulfuric và acid tropodithietic có thể tiêu diệt hoặc ức chế mầm bệnh Vibrio spp. ở ấu trùng cá biển. Ngoài ra, nhiệt độ và độ mặn là ưu thế để Pseudovibrio cạnh tranh với Vibrio spp. Vì Pseudovibrio là một loại vi khuẩn điển hình trong môi trường biển, có mức tăng trưởng tối ưu khoảng từ 25-310C.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy hoạt tính sinh học chống lại V. parahaemolyticus, V. campbellii, V. Vulnificus và V. harveyi và chống lại chủng gây bệnh có độc tính cao của V. parahaemolyticus BA94C2 dương tính với PirA/PirB, độc tố liên quan đến bệnh lý AHPND trong nuôi tôm. Ngoài ra, các xét nghiệm được tiến hành ở giai đoạn ấu trùng tôm Postlarvae 3 ngày đã bị nhiễm V. harveyi cho thấy khả năng cạnh tranh của của P. denitrificans với mầm bệnh, giúp cải thiện tỷ lệ sống của PL.


A) Tỷ lệ sống của PL tôm thẻ nhiễm V. campbellii sau 5 ngày điều trị với Pseudovibrio.
B) Tỷ lệ sống của PL tôm thẻ nhiễm V. parahaemolyticus sau 5 ngày điều trị với Pseudovibrio.

Tác dụng của P. denitrificans đối với bệnh phát sáng ở tôm giống do các chủng Vibrio gây ra đã được chứng minh thông qua thí nghiệm thực tế trong sản xuất giống. Ngoài ra, P. denitrificans còn giúp tăng sản lượng, tỷ lệ sống, trọng lượng và năng suất thu hoạch tôm bình quân ở nuôi tôm thương phẩm.


Hiệu quả của các chủng P. denitrificans xâm chiếm và thay thế các chủng Vibrio trong tôm 48 giờ sau khi sử dụng P. denitrificans 

Hoạt tính sinh học của Pseudovibrio denitrificans qua các thí nghiệm invitro đã được khẳng định khả năng kháng khuẩn, ức chế mầm bệnh, nâng cao tỷ lệ sống của tôm cá nhiễm bệnh trong nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, trong tương lai vẫn còn cần thực hiện nhiều nghiên cứu hơn để đánh giá nồng độ thực tế để áp dụng ở quy mô thương mại.

Theo CRISTÓBAL DOMÍNGUEZ-BORBOR và cộng sự.

Thanh An