Bạn tìm thông tin gì?

Category Archives: Bệnh Học

Nha đam tăng cường khả năng kháng bệnh AHPND và WSD

Mới đây, các nhà nghiên cứu Mexico đã tiến hành thí nghiệm sử dụng nha đam trong việc tăng cường khả năng kháng bệnh AHPND và WSD trên tôm thẻ chân trắng cho kết quả khả quan.

Nha đam có chứa chất mang hoạt tính kháng khuẩn và kháng virus cao

Được biết, trong nha đam có chứa một chất có hoạt tính kháng khuẩn và kháng virus cao, kích thích hoạt tính của các đại thực bào, tăng cường khả năng miễn dịch. Ngoài ra, nha đam còn chứa hai chất glucomannan và acemannan có tác dụng làm lành vết thương nhanh chóng. Từ những hoạt chất có trong cây nha đam, các nhà khoa học Mexico đã tiến hành thử nghiệm khả năng kháng bệnh của tôm thẻ chân trắng khi bổ sung nha đam vào thức ăn của tôm ở các mức khác nhau, bao gồm 3 thí nghiệm chính:

Thí nghiệm 1: Bổ sung nha đam với tần suất cao. Tôm thí nghiệm có kích cỡ 80 ±  5 mg (10 con/bể), tôm được gây cảm nhiễm với V.paraheamolyticus (6.16 x 104 CFU/ml) và WSSV (500 mg/bể) vào ngày thứ 5. Được bố trí thành 5 nghiệm thức và được lặp lại 3 lần: nghiệm thức 1 không bổ sung nha đam vào thức ăn và không gây cảm nhiễm WSSV + Vibrio; nghiệm thức 2 không bổ sung nha đam và gây cảm nhiễm WSSV + Vibrio; các nghiệm thức 3,4,5 có cảm nhiễm WSSV + Vibrio và được bổ sung nha đam vào thức ăn lần lượt là 1; 2; 4 g/kg thức ăn.

Thí nghiệm 2: Bổ sung nha đam với tần suất trung bình. Hằng ngày, tôm được ăn thức ăn có hàm lượng đạm là 35%, cho ăn 2 lần/ ngày. Thí nghiệm diễn ra trong vòng 26 ngày. Tôm thí nghiệm  có kích cỡ 104.75 ± 2. 5 mg (10 con/bể), được gây cảm nhiễm với V.paraheamolyticus (7 x 104 CFU/ml) và WSSV (500 mg/bể) vào ngày thứ 5. Được bố trí thành 5 nghiệm thức và được lặp lại 3 lần: nghiệm thức 1 không bổ sung nha đam vào thức ăn và không gây cảm nhiễm WSSV + Vibrio; nghiệm thức 2 không bổ sung nha đam và gây cảm nhiễm WSSV + Vibrio; các nghiệm thức 3,4,5 có cảm nhiễm WSSV + Vibrio và được bổ sung nha đam vào thức ăn với lượng là 1 g/kg thức ăn, với số lần cho ăn lần lượt là 1 ngày/lần; 2 ngày/lần và 3 ngày/lần.

Thí nghiệm 3: Bổ sung nha đam với tần suất thấp. Tôm thí nghiệm  có kích cỡ 110 ± 5 mg (10 con/bể), được gây cảm nhiễm với V.paraheamolyticus (6.5 x 104 CFU/ml) và WSSV (500 mg/bể) vào ngày thứ 4. Thí nghiệm diễn ra trong vòng 7 ngày. Được bố trí thành 3 nghiệm thức và được lặp lại 3 lần: nghiệm thức 1 không bổ sung nha đam vào thức ăn và không gây cảm nhiễm WSSV + Vibrio; nghiệm thức 2 không bổ sung nha đam và gây cảm nhiễm WSSV + Vibrio; nghiệm thức 3 có cảm nhiễm WSSV + Vibrio và được bổ sung nha đam vào thức ăn với lượng 1 g/kg thức ăn và 2 ngày/lần/

Kết thúc quá trình thử nghiệm cho thấy: Nghiệm thức III của thí nghiệm 1 (1g nha đam/kg thức ăn) có tỷ lệ sống cao nhất là 90%. Nghiệm thức IV của thí nghiệm 2 có tỉ lệ sống cao nhất 90% ( 1g nha đam/1kg thức ăn, 2 ngày/1 lần) và nghiệm thức III của thí nghiệm 3 có tỷ lệ sống lên tới 93.3% ( 1g nha đam/1kg thức ăn, 2 ngày/1 lần).

Có thể kết luận rằng, khi bổ sung nha đam với tỷ lệ 1g/kg thức ăn với tần suất 2 ngày/lần, sẽ giúp tôm có tỷ lệ sống cao hơn. Đồng thời, không ảnh hưởng đến tỷ lệ tăng trưởng của tôm. Nghiên cứu này cũng sẽ mở ra hi vọng trong việc sử dụng nha đam như là một loại thảo dược an toàn có khả năng thay thế các kháng sinh trong việc phòng và điều trị bệnh cho tôm trong tương lai gần.

Nguồn : https://sinhhoctomvang.vn/

Sử dụng Bacillus để ức chế vi khuẩn Vibrio Harveyi gây bệnh trên tôm nuôi

Bacillus
Bacillus có tác dụng tăng cường miễn dịch, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng, cải thiện chất lượng nước ao nuôi.

Nghiên cứu tác dụng của Bacillus dạng đông khô và vi bọc đối với việc chống lại vi khuẩn V. harveyi gây bệnh trên tôm nuôi.

Nghề nuôi tôm ở khu vực Đông Nam Á đang phát triển rất  nhanh chóng, trong đó có Việt Nam. Sản lượng cao nhất thuộc về tôm thẻ chân trắng, nên việc đầu tư cho các hệ thống nuôi ngày càng mở rộng và mang tính tích cực hơn. Tuy nhiên đi đôi với sự phát triển nhanh chóng đó là sự đe dọa lớn của dịch bệnh ngày một nghiêm trọng do vi khuẩn và virus gây ra. Do đó mà một lượng lớn kháng sinh đã được sử dụng và tồn dư.

Tuy nhiên hiện nay ngành nuôi tôm đang phát triển theo hướng an toàn, thân thiện với môi trường. Các kỹ thuật mới góp phần cải thiện năng suất mà không gây nguy hiểm cho tôm nuôi cũng như người sử dụng đang được áp dụng ngày càng nhiều. Một trong số đó là việc quản lý cộng đồng vi sinh vật trong các hệ thống nuôi trồng thủy sản, thông qua các chế phẩm sinh học được xem là một công cụ hỗ trợ phòng bệnh hiệu quả. Bổ sung vào thức ăn chủng vi sinh Bacillus đã được chứng minh là tăng cường các đáp ứng miễn dịch, giúp tăng trưởng nhanh, đồng thời cũng cải thiện chất lượng nước nuôi và cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột ở cả tôm sú và tôm thẻ chân trắng.

Để có tác dụng cao với các hệ thống nuôi thủy sản, các chế phẩm sinh học phải tồn tại được trong các điều kiện môi trường sống không cân bằng như độ mặn, pH thay đổi, áp xuất thẩm thấu, oxy hòa tan thấp… Công nghệ vi bọc dạng viên nang cho thấy có thể bảo vệ được các chủng vi sinh đóng gói. Nghiên cứu này sẽ xác định lợi ích của chủng vi khuẩn Bacillus đối với giai đoạn postlarval trên tôm thẻ chân trắng và khả năng chống lại vi khuẩn V. harveyi của tôm.

Phương pháp và vật liệu

Nghiên cứu được thực hiện tại Thái Lan. Đầu tiên là thu thập giống giai đoạn postlarval tại một trại giống, sau đó tiến hành ương nuôi trong 15 ngày cho đến khi đạt cỡ PL30. Kiểm tra bằng các phương pháp khoa học để chứng minh giống tôm không mang mầm bệnh nhất là V.harveyi.

Các chủng vi khuẩn Bacillus (Bacillus thuringiensis, B. megaterium, B. licheniformis, B. polymyxa và B. subtilis) được phân lập từ ruột tôm sú qua quá trình nuôi cấy. Chuyển thành vi sinh Bacillus dạng khô và dạng vi bọc sao cho đúng với số lượng cần cho nghiên cứu và đảm bảo chỉ có một loại Bacillus thuần chủng trong mỗi mẫu chuẩn bị, duy trì khả năng sống của vi khuẩn đủ thời gian làm thí nghiệm.

Thả tôm PL30 với mật độ 52 con/m2  có sục khí ở mỗi bể (có tất cả 9 bể). Chăm sóc quản lý thật cẩn thận, theo dõi sức khỏe tôm hằng ngày để có những xử lý phù hợp khi bất thường xảy ra. Thí nghiệm bao gồm 3 nội dung: (a) là chế độ cho ăn bình thường để làm mẫu đối chứng (không có men vi sinh), (b) là chế độ cho ăn chứa Bacillus dạng đông khô (FB), (c) thêm vào nước nuôi chủng vi sinh Bacillus dạng vi bọc (MB). Trong trường hợp MB tôm được cho ăn bình thường và mỗi bể là một loài Bacillus khác nhau. Mỗi ngày bổ sung 3 lần để đảm bảo nồng độ cuối cùng là 107 CFU/ml.

Chuẩn bị mầm bệnh V. harveyi, xác định nồng độ gây chết LD50 theo một nghiên cứu trước đây là LD50 =1×107 CFU/ml (theo Reed và Muench 1983).

Sau đó kiểm tra sự nhiễm trùng, các dấu hiệu của bệnh xảy ra, tỉ lệ sống, tỉ lệ tử vong của tôm thí nghiệm. Lấy mẫu từ tôm rồi nuôi cấy, phân lập vi khuẩn trên môi trường TCBS, sau đó xác định hình dạng và đặc điểm sinh hóa, giải trình tự gen của chúng. Đồng thời cũng lấy mẫu nước và phân rồi phân lập vi khuẩn trên các đĩa cấy. Chiết tách DNA của vi khuẩn, chạy PCR để khuếch đại các đoạn gen cần thiết cho nghiên cứu. Cuối cùng là phân tích thống kê để xác định hiệu quả của việc điều trị.

Kết quả

Sau 30 ngày cho ăn nhận thấy có sự tăng trọng lượng của nhóm FB và MB so với nhóm đối chứng. Tỷ lệ sống của nhóm đối chứng là 86,7% nhưng trong 2 nhóm FB và MB lên tới 96% và 95,3%. Tỷ lệ chết tích lũy ở nhóm đối chứng là 63,06%, trong 2 nhóm còn lại lần lượt là 43,24% và 45,05%. Một số biểu hiện được ghi nhận trên tôm thấy được là biếng ăn, lờ đờ trên mặt nước. Bên trong ruột trống và chứa nhiều chất nhầy, bị viêm sưng và xuất huyết, gan tụy tôm có màu xám và sưng phù.

Tỷ lệ Bacillus trong mẫu tôm rất cao trong 2 nhóm FB và MB, nhưng cả hai đều giảm mạnh sau khi nhiễm V. harveyi và duy trì ổn định sau đó. Bacillus chiếm ưu thế trong nhóm FB và MB, trong đó MB cao hơn so với FB. Sau thí nghiệm, tỉ lệ V. harveyi ở tôm trong 2 nhóm FB và MB thấp hơn rất nhiều so với nhóm đối chứng. Số lượng Bacillus tỉ lệ nghịch với số lượng V. harveyi đếm được trong các nhóm. Theo dõi các chỉ tiêu chất lượng nước cho thấy các điều kiện đều có thể chấp nhận được cho sự phát triển với tôm.

Thảo luận

Bacillus theo thức ăn và nguồn nước vào bề mặt niêm mạc ruột tôm, cạnh tranh chất dinh dưỡng và chỗ bám với các vi khuẩn gây bệnh. Bacillus được nghiên cứu là có khả năng sản xuất các enzyme ngoại bào giúp tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng, nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn. Hơn nửa, Bacillus còn có khả năng sinh tổng hợp vitamin, coenzyme, các amino acid,…. Chúng hoạt động như một nguồn dinh dưỡng bổ sung trong đường ruột tôm. Mặc dù không có sự khác biệt về kết quả của phương pháp đông khô và vi bọc trong nghiên cứu này. Tuy nhiên việc sử dụng hình thức vi bọc phần nào ưu thế hơn trong việc cải thiện hiệu suất tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm.

Bacillus có khả năng sản xuất các chất ức chế dạng như kháng sinh đơn lẻ hay dạng kết hợp. Nghiên cứu trước  đây chứng minh Bacillus có tác dụng ức chế đối với V. parahaemolyticus và V. cholerea gây bệnh trong đường tiêu hóa của tôm sú. Sự bảo vệ trước tác hại của V. harveyi  của Bacillus đã được chứng minh có hiệu quả ở tôm sú, tôm càng xanh và một số loài khác. Quan sát được tôm sống sót có chỉ số thực bào cao hơn, hoạt động miễn dịch, hoạt động kháng khuẩn, số lượng tế bào máu cũng tăng lên đáng kể.

Vi sinh dạng vi bọc có khả năng bảo vệ vượt trội hơn dạng đông khô để chống lại v. harveyi gây bệnh ở tôm thẻ chân trắng. Mặc dù chưa rõ cơ chế họat động, nhưng những hiệu quả mang lại được thấy rõ là  giúp cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột tôm, giảm tỉ lệ tử  vong khi nhiễm các bệnh do vibrio sp. gây ra. Đồng thời giúp tôm giảm bớt những tổn thương ở gan tụy và ruột.

Quorum Sensing là một phương tiện mà V. harveyi sử dụng để sản xuất độc lực của chúng là haemolysin. Tuy nhiên chủng Bacillus có khả năng cắt đứt các tín hiệu phát động để sản xuất ra độc lực này của vi khuẩn. Và vì thế một màng bảo vệ được hình thành bởi Bacillus, ngăn cản quá trình sản sinh độc lực của V.harveyi. Màng vi bọc có chứa Alginate là một chất kích thích miễn dịch đối với tôm.

Một số loài Bacillus đã được chứng minh là có khả năng ngăn chặn sự tích tụ của các chất thải chứa nitơ (NH3, NO2…) thông qua các quá trình nitrat hóa hoặc khử nitơ hiếu khí, qua đó cải thiện chất lượng nước. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng Bacillus đông khô và vi bọc là có hiệu quả tương đương nhau về mặt thúc đẩy sự tăng trưởng và cải thiện chất lượng nước, chống lại vi khuẩn V. harveyi. Tuy nhiên sự ổn định và tỉ lệ sống của Bacillus vi bọc cần được nghiên cứu thêm.

Hà Tử

EHP là yếu tố nguy cơ đối với các bệnh tôm khác

Sự hiện diện của microsporidian điều trị gan khiến tôm thẻ chân trắng dễ bị AHPND, SHPN

EHP đã ảnh hưởng đến ngành nuôi tôm trước khi xảy ra dịch AHPND, do đó, có thể EHP ủng hộ việc thành lập AHPND và các bệnh vi khuẩn khác, như SHPN.

Vi khuẩn nội bào, tế bào gan Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) đã được báo cáo ở tôm sú nuôi cấy ( Penaeus monodon ) và tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương ( P. vannamei ) ở Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ, cũng như Đông Nam Á Quốc gia.

EHP gây chậm phát triển và tăng sự thay đổi kích thước, và trong các giai đoạn tiến bộ hơn, tôm bị nhiễm bệnh có vỏ mềm và biểu hiện lờ đờ, giảm ăn và midguts trống. Hiện tại, EHP được chẩn đoán bằng mô học, lai tại chỗ và PCR.

Tôm hiển thị WFS trình bày EHP và SHPN; EHP + SHPN = WFS

Một bệnh mới, mới nổi gọi là Bệnh hoại tử gan cấp tính (AHPND) – còn được gọi là Hội chứng tử vong sớm (EMS) – đã bắt đầu gây tử vong đáng kể, nuôi tôm và thiệt hại sản xuất ở hầu hết các quốc gia nơi EHP đã được báo cáo. Trong một số trường hợp, AHPND cũng được báo cáo là đồng nhiễm EHP. Các tác nhân gây bệnh của AHPND được xác định là vi khuẩn Vibrio bao gồm Vibrio parahaemolyticus , V. campbellii, V. owensii và V. harveyi .

Một số quốc gia nuôi tôm châu Á, đặc biệt là Ấn Độ và Indonesia, chỉ bị ảnh hưởng bởi EHP và cho đến nay không có trường hợp nào bị AHPND được báo cáo. Các quốc gia này đã chứng kiến ​​sự gia tăng các vấn đề về vi khuẩn gây ra bệnh Vibriopancreas Vibriosis, đã bị hội chứng tử vong do run chạy và hội chứng phân trắng.

Do EHP đã ảnh hưởng đến ngành nuôi tôm trước khi xảy ra dịch AHPND, nên có thể EHP ủng hộ việc thành lập AHPND và các bệnh vi khuẩn khác, như SHPN. Để xác định mối quan hệ của EHP với AHPND và SHPN – được hỗ trợ bởi Viện Nông nghiệp và Thực phẩm Quốc gia Hoa Kỳ theo dự án số ARZT-5704190-A50-126 – chúng tôi đã đánh giá yếu tố nguy cơ của EHP với các bệnh này: AHPND thông qua các thử nghiệm thử nghiệm, và SHPN bằng phân tích kiểm soát trường hợp. Bài viết này tóm tắt ấn phẩm gốc.

Thiết lập nghiên cứu

Penaeus vannamei không chứa mầm bệnh cụ thểtừ một cơ sở thương mại (Hệ thống cải tiến tôm ở Islamorada, Fla.) đã được sử dụng. Nhiễm trùng thực nghiệm được thực hiện tại Phòng thí nghiệm bệnh lý nuôi trồng thủy sản (APL), Đại học Arizona (Hoa Kỳ). Vui lòng tham khảo ấn phẩm gốc hoặc liên hệ với tác giả đầu tiên để biết mô tả chi tiết về các thí nghiệm khác nhau để tuyên truyền nhiễm EHP ở tôm SPF tại APL; Các chủng vi khuẩn AHPND và nuôi cấy; Sinh học gây bệnh AHPND và mô bệnh học; số lượng vi khuẩn và mô bệnh học trong một khóa học nhiễm trùng thời gian 12 giờ; mối quan hệ giữa microsporidiosis microsporidiosis (HPM) và hoại tử gan tự hoại (SHPN) ở cấp độ trang trại; mô bệnh học và lai tại chỗ (ISH) cho EHP; Xét nghiệm PCR EHP và AHPND; và các phân tích thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này.

Các kết quả

Liên quan đến nhiễm EHP trước khi nhiễm AHPND, EHP được xác nhận bằng mô bệnh học trong các mẫu tôm bị nhiễm EHP và trong nhóm đối chứng âm tính với EHP. Mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng dao động giữa G1 và G2 dựa trên thang đo bán định lượng. Nhiễm trùng nổi bật hơn ở vùng trung gian và gần so với vùng xa. Trước khi bị nhiễm bệnh thực nghiệm, không có tổn thương AHPND nào được quan sát thấy ở bất kỳ động vật nào.

Không có trường hợp tử vong đã được quan sát trong các bể kiểm soát tiêu cực trong hai thí nghiệm. Được xác nhận bằng PCR và mô bệnh học, VP AHPND được sử dụng trong thí nghiệm này đã gây ra AHPND ở động vật bị nhiễm bệnh. Các nhóm tiếp xúc với liều cao V. parahaemolyticus có tỷ lệ tử vong cao (83% và 64%).

Nguồn : https://sinhhoctomvang.vn/

Tổng hợp kinh nghiệm chuẩn đoán bệnh tôm tại ao

Kinh nghiệm chuẩn đoán bệnh tại ao tôm, hữu ích cho người nuôi

Kinh nghiệm chuẩn đoán bệnh tại ao tôm, hữu ích cho người nuôi

1. Quan sát dấu hiệu bất thường

Mỗi buổi sáng và chiều, người nuôi tôm nên đi vòng quanh ao (hoặc ít nhất một bờ dài nhất của ao) quan sát các dấu hiệu như: tôm thiếu oxy, dấu hiệu thiếu oxy trong nước, thức ăn dư thừa, tôm chết hoặc lờ đờ, chim cò bay lượn trên mặt ao, tảo tàn,… Các dấu hiệu quan sát được cung cấp thông tin quan trọng về hiện trạng sức khỏe của tôm cũng như môi trường ao nuôi.

Nhìn thấy tôm chết: trong mọi trường hợp, nhìn thấy tôm chết điều cho thấy tình trạng ao nuôi đang xấu, sức khỏe tôm rất tệ.

Tôm bơi trên mặt nước vào ban ngày: tôm đang sốc, có thể do oxy hòa tan thấp hoặc nhiệt độ cao hoặc bệnh.

Một ao tôm bơi bám bờ vào ban ngày phát bệnh lúc 25 ngày…

… khi quan sát dưới kính hiển vi thấy mang bị hư hoại, ngoại sinh vật bám nặng, gan tụy hoại tử, bong tróc

Tôm hoạt động gần bờ vào ban ngày nhưng không phải trên mặt nước: có thể do thiếu thức ăn.

Màu nước: thay đổi đột ngột hoặc đậm màu.

Mùi hôi: thường dễ nhận biết mùi nước ao vàng sáng sớm hoặc chiều tối. Có 2 mùi thường gặp ở ao nuôi là là mùi tanh và mùi tảo. Mùi tanh là mùi đặc trưng của nhớt lột khi tôm lột đồng loạt hoặc mùi thức ăn khi cho ăn lượng lớn. Tảo chỉ tạo ra mùi khi chúng nở hoa, tảo lục thường là mùi bùn, tảo lam là mùi thuốc kháng sinh. Ngoài ra, chất hữu cơ phân hủy trong tình trạng yếm khí cũng sinh ra mùi hôi thối.

Tảo lam làm nước có mùi thuốc kháng sinh

Cá bống bơi hỗn loạn hoặc tập trung gần bờ vào chiều tối hoặc sáng sớm: cho thấy oxy hòa tan thấp (và luôn kèm theo khí độc cao), thường thấy ở những ao nhiều ngày tuổi. Đối với những ao này nên thu càng sớm càng tốt, để lâu theo phản ứng bình thường tôm sẽ lột xác nhưng không cứng vỏ và chết.

Một ao nuôi 80 ngày, cá bống tắp mép bờ, tôm lột xác không cứng vỏ

Cua còng bò lên bờ, xì bọt, phản ứng chậm chạp trước tác động: khi thấy dấu hiệu này là nước ao nuôi rất dơ, khí độc cao, oxy hòa tan thấp.

Nước ao rất xanh, còng bò lên bờ, xì bọt, thấy người không xuống. Một tuần sau tôm rớt đáy

Ốc ra khỏi mặt nước: không chỉ cho thấy thiếu oxy mà còn cho thấy khí độc cao, đáy ao yếm khí.

Ốc ra khỏi nước

Mật độ lớn rotifera Brachionus hoặc các phiêu sinh động khác trong nước cao: do tích lũy chất hữu cơ trong ao cao làm các sinh vật phân hủy khác hoặc vi khuẩn tăng sinh nhanh làm thức ăn cho luân trùng, dẫn đến tăng số lượng luân trùng trong nước.

Brachionus

Đáy ao có nhiều ấu trùng Chironomid và không có gì khác:Chironomid chỉ thị ô nhiễm, chúng có thể sống khi hàm lượng oxy rất thấp và khi tất cả sinh vật khác chết chúng bùng phát số lượng.

Ấu trùng ruồi Chironomid

Trùng chỉ Limnodrilus hoffmeisteri – cũng là chỉ thị ô nhiễm đáy (Nguồn: cfile234.uf.daum.net)

Bọt nổi trên mặt ao do sóng khi có gió lớn: do hàm lượng hữu cơ cao trong nước.

Các loại bọt nhớt thường thấy trong ao (a) chất hữu cơ cao; (b) xác tảo; (c) nhớt do ốc; (d) thuốc cá

Thức ăn: Tôm chỉ giảm ăn đột ngột khi:

  • Chết nhiều.
  • Bệnh.
  • Thiếu oxy.
  • Ngộ độc khí độc.
  • Lột xác đồng loạt (do sốc).

Tôm bị sốc rất dễ phát hiện qua màu sắc gan tuỵ và sắc tố trên vỏ thay đổi. Đường ruột đứt khúc cũng là một trong nhưng biểu hiện dễ thấy nhất.

Bơi lội: trong 20 ngày sau khi thả, thường khó nhìn thấy tôm bơi ven bờ trừ trường hợp tôm bị bệnh hoặc bị sốc môi trường. Ban ngày tôm ở đáy, ban đêm mới bơi lên tầng nước kiếm ăn, thường đi riêng lẻ, đi bầy là bị bệnh.

Màu mắt: ban đêm, trước khi cho ăn cần soi đèn kiểm tra mắt tôm.

  • Tôm khỏe: phản xạ ánh đèn có màu đỏ, tôm thấy đèn bơi đi.
  • Tôm yếu: mắt có màu trắng tái nhạt.

Màu mắt biểu hiện tình trạng sức khỏe của tôm

 

2. Quan sát tôm trong sàng ăn

Hằng ngày kiểm tra tôm trong sàng ăn. Tôm khỏe là tôm có:

  • Màu sắc bóng đẹp,
  • Phụ bộ đầy đủ không bị tổn thương,
  • Đường ruột đầy và liên tục,
  • Tôm búng mạnh, bơi nhanh,
  • Nhìn rõ khối gan tụy,
  • Giáp đầu ngực và chân bơi không bị nhờn – nhớt,
  • Không bị bất kì tổn thương hay ngoại kí sinh nào bám trên cơ thể,
  • Tôm ăn nhanh và đều đặn hằng ngày.

Ngoài ra còn cần quan sát tình trạng sợi phân, tình trạng thức ăn dư thừa và vỏ lột trong sàng ăn.

Thức ăn thừa và các mảnh xác tôm chết trong sàng ăn ở ao tôm bệnh

Lưu ý rằng tôm trong sàng ăn luôn là tôm khỏe nên không biểu hiện chính xác tình trạng sức khỏe đàn tôm dưới ao. Cần định kỳ 5 – 7 ngày chài tôm một lần để kiểm tra, nhất là trong giai đoạn tôm lớn.

3. Chài tôm kiểm tra sức khoẻ:

Tôm bệnh thường biểu hiện như sau:

  • Mềm vỏ, trống ruột.
  • Ngã nghiêng (nằm nghiêng) nhanh chóng sau khi chài lên.
  • Đục cơ trước 10 phút (khi chài lên) và thường xuyên xuất hiện đục cơ tại ao.

Biểu hiện của tôm yếu khi chày

Tôm chài lên cho vào một thau lớn, chứa xăm xắp nước để tiện quan sát. Khi tôm đã ổn định, tiến hành quan sát toàn thể mẫu tôm. Ba chỉ tiêu quan trọng nhất cần quan sát lúc này là độ đồng đều, tình trạng đầy ruột và màu sắc gan tụy vì những chỉ tiêu dễ quan sát này minh họa trực tiếp hiện trạng sức khỏe tôm nuôi.

  • Kích cỡ tôm: đánh giá độ đồng đều, mức độ phát triển của đàn tôm theo ngày tuổi từ đó đưa ra nhận định ban đầu về tình trạng sức khỏe của tôm. Nếu tôm quá nhỏ so với bình thường có thể đưa ra các giả định tôm bị nhiễm các bệnh gây chậm lớn. Nếu tôm lệch cỡ nhiều, có thể đưa ra giả thuyết tôm thiếu dinh dưỡng (thiếu khoáng hoặc thiếu ăn) hoặc nhiễm các bệnh gây lệch cỡ.
  • Kiểm tra gan

Màu sắc bình thường: nâu vàng, vàng cam.

Dịch gan: khi bóp gan ra, co dịch màu nâu vàng sệt, không chảy.

Mùi: mùi tanh nhẹ – đặc trưng.

Màng bao: nhìn từ ngoài vò giáp, thấy màng bao gan màu vàng nhạt bọc ½ gan dưới.

Hình dạng: rộng – tới hai mép mang, dài – ngang cổ giáp; rõ ràng, sắt nét.

Thấy rõ dạ dày “hạt gạo” có màu đen nổi bật.

Đặc điểm gan tụy tốt

  • Kiểm tra ruột:

Quan sát và đánh giá khi tôm còn sống.

Điểm trung bình < 1,6: tôm bị thiếu ăn hoặc bệnh

Nếu đã cho ăn ≥ 80% tổng lượng thức ăn khuyến cáo và ít nhất 3 lần/ngày mà ruột ≤ 1,6 là tôm bệnh.

Các chỉ tiêu nhận biết bệnh trong mẫu tôm khác như:

  • Màu sắc vỏ tôm: màu tôm bình thường hay khác thường; tình trạng các hạt sắc tố trên vỏ tôm. Có thể xem thêm về thay đổi màu sắc ở tôm nuôi nhằm đưa ra đánh giá sơ bộ.
  1. Tình trạng vỏ ngoài: tình trạng trơn láng hay lồi lõm của vỏ cho biết sơ lược về trạng thái dinh dưỡng của tôm. Tôm đủ dinh dưỡng có vỏ bóng, khá dày chắc trong khi tôm bệnh vỏ thường lồi lõm.

Ngoài ra, vỏ rất mỏng do/hoặc không do lột xác không cứng vỏ thường cho thấy môi trường nước xấu và tôm sốc rất nặng. Nếu trong chày có số lượng tôm mỏng vỏ nhiều hơn 5% thì cần đặc biệt lưu ý.

  • Hình dạng bất thường: tình trạng dị hình (do các bệnh hay gặp như ASDD hoặc IHHNV), gãy gai chủy, đứt râu, mòn cụt chân bơi, chân bò, chóp đuôi (do đáy ao dơ); vỏ có các chấm đốm đen, đốm nâu, đốm trắng (do nhiễm khuẩn hoặc do bệnh taura)
  • Đục cơ: tỉ lệ tôm đục cơ/chài; các kiểu đục cơ (đục thành điểm, vệt hay đục nguyên thân tôm) luôn là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe không tốt trên tôm.
  • Nhiều tôm có đốm đen như vết thương cũ: nguyên nhân là do bệnh vi khuẩn và thường liên quan tới hàm lượng chất hữu cơ cao trong nước.

Tôm bị đốm đen trên vỏ

  • Tôm có sinh vật bám bên ngoài vỏ: có thể là do bacteria, protozoans, hoặc algae. Hai nguyên nhân đầu là do nước hữu cơ cao. Trong mọi trường hợp đều cho thấy ra tôm chậm lớn và khó lột.
  • Tôm trắng đuôi: do bệnh hoặc do thấp hoặc nhiệt độ cao. Trong trường hợp cuối, tôm thường vẫn hoạt động bơi lội và có dấu hiệu sốc, thậm chí nhảy ra khỏi mặt nước. Một vài trong số chúng sẽ mất các điểm trắng nếu đặt trong bể sục khí tốt trong 1 ngày.

Tôm trắng đuôi

  • Mang: mang bình thường có màu trắng trong suốt. Mang đổi màu sang vàng, nâu hay đen thường do đáy ao dơ, chất hữu cơ trong nước nhiều. Ngoài ra, các vùng trắng như tuyết trên mang có thể là mang bị hoại tử do bão hòa khí trong nước.
  • Phụ bộ: sưng phồng hay gãy phụ bộ thường do nhiễm khuẩn từ những vùng đáy ao bị ô nhiễm

Phồng đuôi

Kiểm tra bên ngoài thân

Sau khi quan sát tổng thể mẫu tôm và ghi nhận các dấu hiệu bất thường thì tiến hành cân khối lượng, tính số lượng đàn tôm dưới ao. Trọng lượng đàn tôm dưới ao giúp người nuôi đánh giá mức tăng trưởng của tôm và là cơ sở điều chỉnh lượng thức ăn.

Ước tính tổng số lượng tôm trong ao theo công thức:

Hoặc công thức:

Nếu có thể, trong mỗi lần chài mẫu tôm người nuôi nên cân – đo chiều dài và trọng lượng của 100 con tôm thu ngẫu nhiên và biểu diễn số liệu thu được dưới dạng biểu đồ. Đường cong của biểu đồ số liệu chiều dài – trọng lượng mang lại thông tin quan trọng về xu hướng phát triển của đàn tôm. Ví dụ, một đàn tôm khỏe mạnh thường có đường biểu đồ cao, nhỏ gọn và các giá trị phân bố đối xứng hai bên đường con (giá trị trung bình). Đường cong uốn lượn và các số liệu phân bố rộng có thể là dấu hiệu của sự cạnh tranh thức ăn hoặc thiếu ăn. Bằng cách so sánh các đường phân bố kích thước – trọng lượng trong cùng một ao từ tuần này sang tuần khác, có thể thấy được mức độ khoẻ mạnh và sự phát triển của toàn đàn tôm trong ao.

4. 5 đúng khi chuẩn đoán và điều trị bệnh tôm

Căn cứ trên 5 nguyên tắc chuẩn đoán và điều trị bệnh tôm người nuôi có thẻ đưa ra quyết định hợp lý trong các trường hợp cụ thể.

Đúng bệnh:

  • Bệnh gì?
  • Mắc bao nhiêu bệnh cùng lúc?
  • Tác nhân gây bệnh là gì?
  • Ưu tiên bệnh nào trị trước hay kết hợp?
  • Tỉ lệ nhiễm bệnh là bao nhiêu phần trăm?
  • Tình trạng tổng thể của đàn tôm trong ao là thế nào?

Đúng thuốc:

  • Thuốc gì trị cho bệnh này?
  • Liệu trình như thế nào?

Ví dụ: trường hợp bệnh đóng rong đóng nhớt (do Zoothamnium sp.) thì nên xử lý như thế nào?

Chúng ta có thể theo 3 bước sau: cho tôm ăn premix khoáng trong 2 ngày liên tiếp, sau là tiến hành diệt Zoothamnium sp. (bằng BKC) tiếp theo là kích thích tôm lột xác (sử dụng formalin) để loại bỏ mầmZoothamnium sp. còn dính trên vỏ, cuối cùng là cải thiện lại môi trường nước, bằng cách dùng vôi CaCO3 và Zeolite keo tụ chất lơ lửng và giảm nhờn nước.

Đúng liều:

Chúng ta cần tham khảo nồng độ cần thiết để tiêu diệt mầm bệnh của các hóa chất sử dụng từ đó đưa ra liều lượng chính xác. Các liều dùng này thường được cung cấp từ các nghiên cứu khoa học.

Liều dùng trên các sản phẩm thương mại thường thấp hơn liều hiệu quả trong thực tế. Người nuôi cần tham khảo thêm các tư vấn từ đại lý và chuyên viên kỹ thuật.

Đúng lúc:

Là lựa chọn thời điểm sử dụng thuốc hiệu quả nhất, tức là thời điểm thuốc phát huy tác dụng cao nhất và mầm bệnh bị tiêu diệt nhiều nhất, đồng thời phải chú ý đến thời điểm tôm khỏe nhất, môi trường ao nuôi ổn định nhất.

Đúng cách:

Ví dụ: khi muốn đưa men – vi sinh vào đường ruột thì phải trộn vào thức ăn cho tôm ăn.

Muốn cải thiện nền đáy ao bằng men – vi sinh thì phải sử dụng men vi sinh dạng hạt và dạng bột, nếu muốn cải thiện chất lượng nước thì chọn men – vi sinh dạng nước hoặc dạng bột mịn.

Trong sản phẩm men vi sinh thương mại được bán trên thị trường, có thành phần chính là những vi khuẩn có lợi đang ở dạng bất hoạt, chúng cần có thời gian kích hoạt trước mới tăng sinh khối. Vì vậy để sử dụng hiệu quả vi sinh phải ủ với nước trong 6 – 12 giờ và vi sinh ủ phải được đánh xuống ao vào buổi sáng có nắng tốt. Có thể giải thích như sau: khi đã được kích hoạt, vi khuẩn đã sẵn sàng nhân sinh khối dưới điều kiện nước ấm dần lên dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời và hàm lượng oxy trong nước cao.

 

Nguồn: Theo Tổng hợp – nghetomtep.com

Tính kháng khuẩn của chiết xuất tầm bóp đến tác nhân gây bệnh phân trắng

Tầm bóp.

Nghiên cứu giới thiệu nồng độ phù hợp khi dùng chiết xuất cây tầm bóp để điều trị bệnh phân trắng trên tôm.

Bệnh phân trắng (WFD) là một trong những bệnh gây nguy hại rất lớn cho nghề nuôi tôm hiện nay. Mầm bệnh thường tấn công khi tôm đạt cỡ 30-80 ngày tuổi. Với triệu chứng đặc trưng quan sát được là có nhiều sợi phân trắng nổi trên mặt nước hoặc xuất hiện trong vó, tôm giảm ăn, tăng trưởng chậm và chết dần.

Các loại vi khuẩn vibrio được chẩn đoán là nguyên nhân gây ra bệnh này bao gồm: V. parahaemolyticus (khuẩn lạc xanh), V. fluvialis (khuẩn lạc vàng), V. vulnificus (khuẩn lạc xanh), V. mimicus (khuẩn lạc xanh), V. alginolyticus và V. cholera. Ruột tôm khi bệnh phân trắng sẽ không chứa thức ăn mà chứa nhiều sợi phân và có mùi hôi vì vibrio ngăn cản quá trình tiêu hóa thức ăn trong ruột tôm.

Gần đây, nhiều người nuôi đã nhận biết được phải kiểm soát vi khuẩn vibrio trong nước và cả trong cơ thể tôm thì mới có thể phòng trị được bệnh phân trắng. Một số thảo dược tự nhiên, thân thuộc lại được sử dụng để điều trị hiệu quả bệnh trên tôm như Tầm bóp (lồng đèn) (Physalis angulata). Là một trong những thảo dược mọc nhiều ở vùng nhiệt đới. Thành phần của trong cây này bao gồm saponins, flavonoids, steroids, polyphenols, alkaloids và một số chất khác với hoạt tính kháng khuẩn cao, chống lở loét, chống đông máu.

Các chiết xuất của P. angulata có hoạt tính kháng nấm cực kỳ hiệu quả, chống lại sự phát triển và tăng sinh của vi khuẩn. Tuy nhiên trước đây việc nghiên cứu cây này chủ yếu thường tập trung để phòng và điều trị các bệnh trên người, là thành phần trong thuốc nhuận tràng, kháng viêm, tiểu đường. Do đó, cần thực hiện thêm một số khảo sát để đánh giá tiềm năng của chiết xuất từ cây tầm bóp chống lại vi khuẩn Vibrio spp gây bệnh phân trắng trên tôm nuôi.

Phương pháp và vật  liệu

Nghiên cứu được thực hiện tại Indonesia. Đầu tiên tiến hành thu thập cây tầm bóp, rửa sạch rồi tách riêng thân, rễ, lá của cây, sau đó thực hiện các bước tách chiết trong phòng thí nghiệm. Các chiết xuất trộn lần lượt với N-hexan, chloroform, ethyl acetate và ethanol mỗi mẫu 500 ml hóa chất (1:10). Tiến hành nuôi cấy và phân lập vi khuẩn Vibrio spp thu từ mẫu nước và mẫu ruột tôm bị nhiễm WFD.

Kết quả và thảo luận

Chiết xuất từ lá và thân của tầm bóp được thí nghiệm chứng minh là có hiệu quả chống lại các loài vibrio gây bệnh phân trắng. Tuy nhiên mỗi trích xuất với dung môi hữu khác nhau thu được đều có hoạt tính kháng khuẩn khác nhau.

Dựa vào kết quả cho thấy, trích xuất với dung môi Chloroform có hoạt tính kháng khuẩn mạnh nhất, kế đến là ethyl acetate. Bên cạnh đó tính kháng khuẩn của thảo dược này ở khuẩn lạc xanh tương đối thấp hơn ở những vi khuẩn có khuẩn lạc vàng trong khảo sát. Điều đó cho thấy rằng khả năng gây bệnh và sức đề kháng của khuẩn lạc xanh cao hơn khuẩn lạc vàng rất nhiều. Điều đó không quá xa lạ vì trước nay nhóm vibrio có khuẩn lạc xanh đều gây bệnh cho tôm nhiều hơn và nặng hơn so với khuẩn lạc vàng trong đa số trường hợp khác.

Khi xét nghiệm vùng ức chế của chiết xuất tầm bóp với dung môi chloroform và ethyl acetate đối với các khuẩn lạc đã mọc trên đĩa cấy. Kết quả phân tích phương sai cho thấy sự khác biệt rất lớn về nồng độ ảnh hưởng đến phạm vi ức chế của chiết xuất. Với nồng độ là 5% thì vùng ức chế thu được là lớn nhất 11mm và không khác biệt khi tăng nồng độ lên 10,15 và 20%.


Chiết xuất thảo dược và các vùng ức chế.

Tuy nhiên một điều đặc biệt được nhận ra là riêng chiết xuất từ lá cây tầm bóp với chloroform ở các nồng độ khác nhau thì hiệu quả tác dụng là khác nhau. Cụ thể khi tăng dần nồng độ sử dụng thì vùng ức chế trên đĩa cũng mở rộng ra theo. Do đó lá cây được cho là bộ phận có tác dụng ức chế thấp nhất với vi khuẩn Vibrio spp.

Kiểm tra tỷ lệ sống sót của tôm thẻ chân trắng sau khi ngâm trong chiết xuất tầm bóp trộn với chloroform, sau 1 giờ cho thấy 50% lượng chiết xuất có độc tính với 50% đàn tôm thử nghiệm. Trong khi đó, với nồng độ chiết xuất thấp hơn 50% thì tỉ lệ sống thu được từ 83 đến 100%. Do đó, có thể kết luận rằng chiết xuất từ tầm bóp với chloroform là an toàn khi dùng để kháng khuẩn với nồng độ tốt nhất là thấp hơn 25% khi sử dụng cho tôm.

Tóm lại chiết xuất thảo dược này có chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn hiệu quả khi pha trộn với dung môi chloroform và ethyl acetate với nồng độ diệt khuẩn mạnh nhất là 10% và không khác biệt ở các nồng độ 15, 20%. Đồng thời chiết xuất tầm bóp này gây độc ở nồng độ 50%.

Theo E Saraswati và AS Wijaya

Hà Tử

Nguồn : Tép Bạc

Tôm stress NH3 kết hợp pH: Tăng cảm nhiễm đốm trắng

Tôm thẻ chân trắng
Tôm thẻ chân trắng

Nghiên cứu nhằm mục đích định lượng khả năng gây độc của amonia tổng (TAN) và độ pH một cách độc lập và kết hợp, sau đó được thử nghiệm sau stress với bệnh đốm trắng (White Spot Syndrome Virus- WSSV).

Độc tính NH3 trong ao nuôi tôm phụ thuộc vào: độ pH của nước, nhiệt độ, độ mặn khi các yếu tố trên vượt quá ngưỡng tối ưu sẽ gây stress cho tôm làm giảm tốc độ tăng trưởng, tăng tính nhạy cảm với mầm bệnh và gây chết cho tôm thẻ chân trắng trong ao nuôi.

Nghiên cứu cho thấy sự thay đổi NH3 và pH khi vượt quá ngưỡng chịu đựng sẽ gây ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống miễn dịch không đặc hiệu của tôm và tăng tính nhạy cảm với virus đốm trắng đặc biệt là ở nghiệm thức kết hợp cả 2 yếu tố gây stress.

Thiết lập nghiên cứu

Các mẫu tôm (cân nặng trung bình: 8g) được thu thập từ một trại nuôi ở Tamil Nadu (Ấn Độ). Thí nghiệm được chia làm 2 phần A và B trong các bể composite 1000L, mỗi bể chứa nước biển đã xử lý và tôm (N=80).

Trong thí nghiệm stress, tôm sẽ được nuôi trong môi trường tiếp xúc độc lập các tác nhân pH (6.8 & 10); NH3 (1, 3, 6 & 9 mg/l) và môi trường kết hợp cả hai, lặp lại 3 lần. Thí nghiệm bao gồm 7 tác nhân độc lập, 12 tác nhân kết hợp và các bể đối chứng ( pH= 7.7 ; TAN= 0.17mg/l).

Tôm từ các bể thí nghiệm A sẽ được lấy mẫu ngẫu nhiên hàng tuần theo chu kỳ để xét nghiệm miễn dịch, tôm từ thí nghiệm B sẽ chỉ sử dụng để làm dữ liệu tỉ lệ sống sót. Sau 14 ngày thử nghiệm stress, số tôm sống còn lại của A và B sẽ được cho lại vào trong các bể composite 500L (mỗi bể N=20) lặp lại 3 lần. Tôm bị bỏ đói 1 ngày và sau đó được gây bệnh đốm trắng bằng phương pháp cho ăn.

Sau 2 tuần, tất cả các nghiệm thức được cho cảm nhiễm với mầm bệnh đốm trắng. Tôm sau khi kết thúc thí nghiệm được lưu trữ ở -80C để kiểm tra đốm trắng.

Kết quả thí nghiệm

Giai đoạn 1: Thí nghiệm Stress

Tỷ lệ sống cao nhất ở các nghiệm thức TAN1 (95%); pH8 (95%); pH8TAN1 (95%)

thấp nhất ở các nghiệm thức TAN9 (55%); H10 (50%); pH6TAN9 (15%),pH10TAN3 (100%)

Nghiệm thức pH10TAN6 và pH10TAN9 đã chết trong 24h sau khi bắt đầu thí nghiệm.

Tôm khi tiếp xúc với độ pH không phù hợp gây phù, thâm nhiễm hồng cầu, sưng, viêm, các tế bào tơ mang bị biến dạng, vỡ tế bào trụ, tổn thương, bong tróc các biểu mô và hoại tử mô mang tôm ở các nghiệm thức thí nghiệm.

Ảnh hưởng trên hệ thống miễn dịch

Sau 24h thí nghiệm gây stress thì tổng tế bào bạch cầu THC (x105 tế bào/ml) giảm mạnh ở tất cả nghiệm thức (so với nghiệm thức đối chứng). THC cao nhất được ghi nhận ở nghiệm thức pH8TAN1 (147) ngày 1 và thấp nhất là pH6TAN9 (51.2) ở ngày 7. Giữa các nghiệm thức stress pH thì pH6 và pH10 đếm được ít hồng cầu hơn (giảm theo từng ngày) so với pH8.

Ảnh hưởng trên hoạt động của PO (Prophenol Oxidase ): 

Hoạt tính PO là một thành phần quan trọng trong hệ thống miễn dịch dịch thể của giáp xác, giúp nhận dạng vật thể lạ; hệ thống này được kích hoạt khi được tác động bởi các thành phần của vách tế bào vi khuẩn

Các thí nghiệm stress độc lập gây giảm hoạt động PO (U/ml) từ ngày 1 đến ngày 14 trừ nghiệm thức nhóm pH=8 và TAN=1 (không chính xác ở nghiệm thức kết hợp). Hoạt động PO cao nhất ở nghiệm thức pH6TAN1 (0.397) và thấp nhất ở pH10TAN3 (0.175).

Nghiệm thức kết hợp nhóm pH8 thể hiện sự giảm dần PO từ ngày 1 đến ngày 14 trừ pH8TAN1, hoạt động PO thấp nhất được ghi nhận ở pH8TAN9 (0.247) ngày 1 và giảm còn 50% ở ngày thứ 14 (0.123).

Nhìn chung, chúng ta thấy rằng THC, hoạt động PO và T- SOD (enzyme giúp phân hủy các phân tử oxy có thể gây hại trong tế bào, ngăn ngừa tổn thương mô) có xu hướng giảm khi nồng độ NH3 trong môi trường tăng. Hoạt động miễn dịch của tôm ở các nghiệm thức kết hợp 2 yếu tố yếu hơn so với các nghiệm thức độc lập.

Giai đoạn 2: Ảnh hưởng đến độ nhạy cảm với mầm bệnh đốm trắng

Tỉ lệ sống của các nghiệm thức thử nghiệm stress đã được ghi lại. Ở các nghiệm thức độc lập, bắt đầu tính từ ngày thứ 2 sau khi gây bệnh thì đã quan sát thấy tỉ lệ chết 100% nghiệm thức pH10 sau đó tiếp tục chết ở các nghiệm thức khác.

Tất cả nghiệm thức kết hợp có pH6 (mọi nồng độ TAN) đều xuất hiện tôm chết từ ngày 2 và chết hoàn toàn vào ngày thứ 4. Nghiệm thức kết hợp có nồng độ pH8 xuất hiện tôm chết từ ngày thứ 4 trong khi pH10 và pH6 xuất hiện từ ngày thứ 2 trở đi ở các nghiệm thức kết hợp. 100% tôm chết sau 9 ngày thí nghiệm.

Các dấu hiệu nhiễm đốm trắng được ghi nhận là giảm tiêu thụ thức ăn, bị đỏ thân (gây chết ở mọi nghiệm thức),…Mầm bệnh đã được xác nhận lại bằng kĩ thuật PCR và mọi mẫu mô từ các nghiệm thức đều thể hiện dương tính với mầm bệnh.

Ở các nghiệm thức độc lập pH và TAN, khả năng tử vong gấp 0.9-5.3 lần so với nghiệm thức đối chứng. Giữa các nghiệm thức độc lập thì thời gian sống trung bình cao nhất là 6 và 5.5 ngày ở nghiệm thức pH8 và TAN1, thấp nhất là 3.5 và 4 ngày ở nghiệm thức pH10 và TAN9.

Trong các nghiệm thức kết hợp có độ pH=8 thì tỉ lệ chết khoảng 1.4-9.9 lần so với nghiệm thức đối chứng và tôm sống trung bình khoảng 3-5.5 ngày. Nghiệm thức pH10TAN3 có mức độ sống trung bình là 2 ngày và tỉ lệ tử vong cao nhất, gấp 36 lần so với nghiệm thức đối chứng.

Quan điểm

Nghiên cứu này cho thấy được sự phản ứng của tôm nuôi đối với ammoniac và pH, khi kết hợp 2 yếu tố gây stress làm mất khả năng thích nghi của tôm sau 2 tuần so với nghiệm thức đối chứng. Các yếu tố này tác động trực tiếp làm suy yếu hệ miễn dịch, làm tôm nhạy cảm hơn với mầm bệnh (cụ thể ở đây là đống trắng), ảnh hưởng trực tiếp đến tỉ lệ sống của tôm. Độ độc của ammoniac có xu hướng tăng khi PH cao, do vậy trong ao nuôi chúng ta cần ổn định môi trường sống tối ưu cho tôm để giảm tối đa các yếu tố gây stress, tránh mật độ nuôi quá dày dễ dẫn đến biến động môi trường. Khi môi trường sống được ổn định tối ưu thì hệ miễn dịch của tôm sẽ hoạt động khỏe hơn tốt hơn để chống lại các mầm bệnh, góp phần nâng cao năng suất vụ nuôi.

KNT
Nguồn:  https://tepbac.com/