Bạn tìm thông tin gì?

Category Archives: Bệnh Học

NGUYÊN NHÂN CHẬM LỚN TRÊN TÔM VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ

 

Môi trường biến động là một trong những nguyên nhân gây stress và làm tôm chậm

trăng trưởng.  Ảnh: Naresh Kumar Dewangan và Ayyaru Gopalakrishnan 2016

 

Bài viết cung cấp những nguyên nhân làm tôm nuôi chậm lớn để bà con phòng tránh và nâng

cao hiệu quả vụ nuôi.

 

  1. Tôm giống chất lượng kém

 

Do tôm bố mẹ cho đẻ nhiều lần, quá trình chăm sóc, vận chuyển chưa đúng cách, tôm nhiễm mầm bệnh.

Giải pháp

->Lựa chọn con giống của nhà sản xuất có uy tín.

->Kiểm tra bệnh trên tôm trước khi thả nuôi, hoặc đưa mẫu tôm tới trung tâm kiểm dịch tôm giống.

 

  1. Thức ăn chất lượng kém:

 

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi, thức ăn có đầy đủ dinh dưỡng giúp tôm nuôi tăng trưởng tốt, lớn nhanh và có sức đề kháng với mầm bệnh. Tuy nhiên vì chưa có nhiều thông tin về sản phẩm thức ăn nên vẫn còn tình trạng thức ăn giả, thức ăn kém chất lượng trên thị trường. Người nuôi vô tình mua phải những loại thức ăn này do đó cung cấp dinh dưỡng không đầy đủ cho tôm, từ đó làm tôm chậm lớn.

Ngoài ra thức ăn nuôi tôm cần được bảo quản đúng cách, tránh đặt dưới sàn nhà ẩm ướt hoặc ánh nắng trực tiếp chiếu vào sẽ làm giảm chất lượng của thức ăn. Việc cho ăn không đúng cách cũng làm tôm phân đàn, chậm lớn, không đồng đều, năng suất giảm.

 

  1. Mật độ quá dày, sinh khối lớn

 

Khi nuôi tôm mật độ quá dày, nhưng không cung cấp đủ chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết cho tôm phát triển làm tôm chậm lớn.

Khuyến cáo: nuôi tôm mật độ phù hợp với mô hình nuôi để đảm bảo tôm sinh trưởng và phát triển tốt. Định kỳ chài lưới kiểm tra đánh giá số lượng tôm có trong ao và thường xuyên kiểm tra nhá cho tôm ăn để canh lượng thức ăn cho phù hợp. Định kỳ bổ sung khoáng vào thức ăn tôm và khoáng tạt vào ao nuôi. Nếu đánh khoáng nên đánh vào buổi tối.

 

  1. Bệnh phân trắng mãn tính

 

Sau khi tôm bị mắc bệnh phân trắng nếu không kịp thời chữa trị tôm yếu dần khả năng hấp thu chất dinh dưỡng kém làm cho tôm bị chậm lớn.

Do đó, khi phát hiện tôm bị bệnh phân trắng cần có biện pháp điều trị kịp thời và trị dứt điểm. Sau đó bổ sung men đường ruột Lactozyme ( liều lượng 5g/kg thức ăn) + acid hữu cơ Organic (liều lượng 10g/kg thức ăn)vào thức ăn cho tôm để cải thiện hệ vi sinh vật, giúp tôm hấp thụ chất dinh dưỡng.

 

  1. Tôm mắc các bệnh gây chậm lớn

 

– Hội chứng chậm tăng trưởng (MSGS)

 

 

Tôm sú (Penaeus monodon) bị ảnh hưởng bởi hội chứng tăng trưởng chậm (MSGS).

 

Dấu hiệu bệnh lý: màu tối khác thường, đánh dấu màu vàng sáng bất thường, râu giòn, tương quan khác biệt về kích thước. Không có dấu hiệu bệnh lý vi mô rõ ràng.

Nguyên nhân không chắc chắn nhưng có sự hiện diện của virus Laem-Singh (LSNV).

 

– Bệnh còi ở tôm sú (Monodon Baculovirus – MBV)

 

Dấu hiệu bệnh lý tôm có màu tối hoặc xanh tái, xanh xẫm. Tôm kém ăn, hoạt động yếu và sinh trưởng chậm (chậm lớn). Các phần phụ và vỏ kitin có hiện tượng hoại tử, có nhiều sinh vật bám (ký sinh trùng đơn bào, tảo bám và vi khuẩn dạng sợi). Gan tuỵ teo lại có màu trắng hơi vàng, thối rất nhanh. Tỷ lệ chết tích lũy có thể cao tới 70%.

Nguyên nhân: virus MBV (Monodon baculovirus) và virus HPV (Hepatopancreatie parvovirus)

 

– Bệnh vi bào tử trùng 

 

Tôm chậm lớn do EHP ký sinh trong hệ thống ống gan tụy và làm cho tôm không hấp thụ được chất dinh dưỡng. Dấu hiệu bệnh ở ao nuôi: không có dấu hiệu đặc biệt của bệnh chỉ nghi ngờ với sự xuất hiện của sự tăng trưởng chậm bất thường trong ao;

  • Nhiễm trùng phải được xác nhận bằng kính hiển vi hoặc phương pháp phân tử.

Nguyên nhân do: ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei ( EHP)

Biện pháp phòng:

+ Không dùng tôm giống có nhiễm mầm bệnh EHP, BMV, HPV… Xét nghiệm con giống, tuyệt đối không để cua còng vào ao, diệt giáp xác thật kỹ khi thả nuôi.

+ Tẩy dọn ao, bể nuôi như phương pháp phòng chung. Thường xuyên diệt khuẩn môi trường ao nuôi. Sử dụng vôi nóng (CaO) xử lý ao để có thể đạt độ pH đáy ao trong quá trình cải tạo cao hơn 11 – 12 để làm chết mầm bệnh EHP.

+ Nuôi tôm đúng mùa vụ, quản lý chăm sóc tốt, cung cấp đầy đủ thức ăn về chất và lượng. Không để tôm sock trong quá trình nuôi.

 

  1. Lạm dụng kháng sinh để phòng bệnh cho tôm

 

Việc sử dụng kháng sinh để phòng bệnh cho tôm và dùng quá liều kháng sinh khi trị bệnh giảm khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm làm tôm chậm lớn.

Lưu ý khi sử dụng kháng sinh trị bệnh cho tôm: dùng đúng liều đúng chu trình 5-7 ngày tránh lờn thuốc. Sau đó cần bổ sung sorbitol 2g/1kg thức ăn nhằm giúp tôm đào thải kháng sinh hoặc thay thế bằng Kat- taurine ( liều dùng 1-2ml/kg thức ăn) sau khi dùng kháng sinh 3 ngày phải cho tôm ăn men đường ruột để khôi phục hệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột tôm.

**không sử dụng kháng sinh phòng bệnh cho tôm giống và tôm nuôi, vì sẽ gây lờn thuốc và giảm khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm.

 

  1. Căng thẳng do môi trường nuôi

 

Tôm biểu thị sự căng thẳng có sắc tố cao hơn và nguyên nhân gây ra bởi sự biến động của thông số môi trường trong ao nuôi tôm. Tôm trên bình thường, tôm dưới tôm bệnh. Ảnh: Naresh Kumar Dewangan và Ayyaru Gopalakrishnan 2016

 

Chất lượng nước là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong nuôi tôm. pH là một trong những thông số môi trường quan trọng quyết định quá trình sinh lý của tôm. Phạm vi từ 6,8 đến 8,7 cho tôm trong môi trường ao để tăng trưởng tối ưu. Theo nghiên cứu của Naresh Kumar Dewangan và Ayyaru Gopalakrishnan 2016 thấy rằng trong ao tôm phát triển bình thường độ pH tối đa chỉ xấp xỉ 7.7 trong khi đó ao tôm bệnh chậm lớn có độ pH tối đa lại ở mức 8.9. Sự xuất hiện của DO thấp trong môi trường ven biển đang gia tăng, và nó có tác động tiêu cực đến tăng trưởng và sinh sản thường xảy ra ở tôm ở nồng độ DO tức thời từ 3 – 5 mg/l. Đây có thể là một trong những nguyên nhân gây stress và làm tôm chậm trăng trưởng.

 

Với nuôi tôm trong nước có độ mặn thấp việc thiếu khoáng chất trong nước gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tôm làm tôm mềm vỏ khó lột xác, tăng trưởng chậm và thậm chí là tỉ lệ sống thấp. Thả nuôi tôm trong mùa nghịch khi nhiệt độ thấp sẽ làm tôm chậm tăng trưởng bởi khi nhiệt độ thấp trao đổi chất của tôm giảm theo làm tôm ăn yếu.

 

  • Bổ sung khoáng tạt( 1kg/1000m3)đầy đủ cho tôm nuôi ở độ mặn thấp.
  • Khi nhiệt độ giảm cần nâng mực nước trong ao giảm chênh lệch nhiệt độ, cho tôm ăn vào lúc trời ấm, lúc có nắng, tăng cường quạt nước, nâng mực nước của ao. Ương nuôi tôm trong ao lót bạt có che lưới từ 20 – 30 ngày trước khi san ra ngoài ao nuôi.
  • Đồng thời quản lý các yếu tố môi trường khác như để giảm stress cho tôm: độ kiềm, độ pH, khí độc ở ngưỡng phù hợp với sự tăng trưởng của tôm.

 

Nguồn tham khảo: http://tepbac.com

Nghiên cứu men vi sinh mới phù hợp cho nuôi thủy sản mặn lợ

Phân lập vi khuẩn
Phân lập bọt biển.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu phân lập bọt biển để tìm ra chủng vi sinh phù hợp với nuôi trồng thủy sản nước mặn – lợ, nhằm khắc phục hạn chế của men vi sinh có nguồn gốc trên cạn khi dùng ở độ mặn và nhiệt độ cao.

Một số loài vi khuẩn làm tăng tỷ lệ tử vong ở tôm và gây thiệt hại kinh tế lớn. Nghiêm trọng nhất là Hội chứng hoại tử gan tụy cấp (AHPND) do vi khuẩn Vibrio (V. parahaemolyticus) gây ra tỷ lệ chết đáng kể, có thể lên đến 100% trên tôm nuôi bị nhiễm bệnh tại nhiều quốc gia. Trong đó hiệu quả kiểm soát các dòng Vibrio spp. của kháng sinh và chất khử trùng khá hạn chế. Dẫn đến việc sử dụng men vi sinh làm công cụ kiểm soát dịch bệnh ngày càng được quan tâm và phổ biến.

Hiện tại, có rất nhiều men vi sinh thương mại, chủ yếu dựa trên các chủng vi khuẩn Lactobacillus và Bacillus. Thông qua việc thay đổi hệ vi sinh đường ruột trong tôm bằng cách tiết ra các chất kháng khuẩn, nhằm cạnh tranh chống lại mầm bệnh, ngăn chặn sự bám dính của chúng vào biểu mô ruột, cạnh tranh các chất dinh dưỡng cần thiết và chống độc.

Ở môi trường biển, dòng Vibrio spp. thuận lợi phát triển trong độ mặn và nhiệt độ cao, trong khi hầu hết các chủng men vi sinh thương mại hiện nay lại có nguồn gốc trên cạn, vì thế hiệu quả của chúng bị hạn chế. Theo Zhang et al. (2016), độ mặn làm thay đổi hệ vi sinh vật trong tôm, độ mặn càng cao thì Vibrio càng chiếm ưu thế, trong khi theo Vezzulli et al. (2013), nhiệt độ dưới 370C ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của Lactobacillus.

Cho nên, khám phá sinh học biển để phân lập vi khuẩn dùng làm chế phẩm sinh học trong nuôi thủy sản nước mặn – lợ là một giải pháp đầy hứa hẹn.


Men  vi sinh phân lập từ bọt biển là một giải pháp đầy hứa hẹn cho nuôi trồng thủy sản.

Pseudovibrio chiết xuất từ bọt biển

Động vật không xương sống dưới biển, đặc biệt là bọt biển, chứa các cộng đồng vi sinh vật rất đa dạng. Trong số các vi khuẩn biển có thể nuôi cấy thì nổi bật là chi Pseudovibrio nhờ tính linh hoạt có thể tạo ra hoạt tính sinh học chống lại đa dạng các vi khuẩn Gram âm và Gram dương như: E. coli, Bacillus subtilis, Kluyveromyces marxianus, Salmonella enterica, Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA) và Clostridium difficile.

Thiết lập nghiên cứu

Tổng cộng có chín mẫu bọt biển A. geradogreeni đã thu thập trong bốn môi trường sống ở độ sâu khác nhau từ 10-30 m ở vùng nước ven biển của tỉnh Santa Elena (Ecuador). Phân loại của các phân lập biểu hiện hoạt tính sinh học xác định dựa trên trình tự nucleotide của gen 16 rRNA. Với việc nuôi cấy Pseudovibrio thuần túy, các dịch độc dược được thực hiện trong môi trường Luria-Bertani với NSW và 20% glycerol, được lưu trữ ở -800C cho các thử nghiệm tiếp theo.

Kết quả và thảo luận

Các nhà nghiên cứu đã phân tách một số chủng P.denitrificans, thử nghiệm thử thách trong phòng thí nghiệm và trong ao nuôi.


Hiệu quả có lợi của chủng Pseudovibrio đối với tôm thẻ chân trắng (thời gian theo dõi: 108 ngày).

Hoạt tính kháng khuẩn của các chủng Pseudovibrio liên quan với quá trình chuyển hóa acid sulfuric và acid tropodithietic có thể tiêu diệt hoặc ức chế mầm bệnh Vibrio spp. ở ấu trùng cá biển. Ngoài ra, nhiệt độ và độ mặn là ưu thế để Pseudovibrio cạnh tranh với Vibrio spp. Vì Pseudovibrio là một loại vi khuẩn điển hình trong môi trường biển, có mức tăng trưởng tối ưu khoảng từ 25-310C.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy hoạt tính sinh học chống lại V. parahaemolyticus, V. campbellii, V. Vulnificus và V. harveyi và chống lại chủng gây bệnh có độc tính cao của V. parahaemolyticus BA94C2 dương tính với PirA/PirB, độc tố liên quan đến bệnh lý AHPND trong nuôi tôm. Ngoài ra, các xét nghiệm được tiến hành ở giai đoạn ấu trùng tôm Postlarvae 3 ngày đã bị nhiễm V. harveyi cho thấy khả năng cạnh tranh của của P. denitrificans với mầm bệnh, giúp cải thiện tỷ lệ sống của PL.


A) Tỷ lệ sống của PL tôm thẻ nhiễm V. campbellii sau 5 ngày điều trị với Pseudovibrio.
B) Tỷ lệ sống của PL tôm thẻ nhiễm V. parahaemolyticus sau 5 ngày điều trị với Pseudovibrio.

Tác dụng của P. denitrificans đối với bệnh phát sáng ở tôm giống do các chủng Vibrio gây ra đã được chứng minh thông qua thí nghiệm thực tế trong sản xuất giống. Ngoài ra, P. denitrificans còn giúp tăng sản lượng, tỷ lệ sống, trọng lượng và năng suất thu hoạch tôm bình quân ở nuôi tôm thương phẩm.


Hiệu quả của các chủng P. denitrificans xâm chiếm và thay thế các chủng Vibrio trong tôm 48 giờ sau khi sử dụng P. denitrificans 

Hoạt tính sinh học của Pseudovibrio denitrificans qua các thí nghiệm invitro đã được khẳng định khả năng kháng khuẩn, ức chế mầm bệnh, nâng cao tỷ lệ sống của tôm cá nhiễm bệnh trong nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, trong tương lai vẫn còn cần thực hiện nhiều nghiên cứu hơn để đánh giá nồng độ thực tế để áp dụng ở quy mô thương mại.

 

Theo CRISTÓBAL DOMÍNGUEZ-BORBOR và cộng sự.

Thanh An

Sự đa dạng vi sinh vật trong ruột tôm

Tôm thẻ chân trắng
Tôm có đường ruột nhạy cảm và dễ bị tổn thương.

Đường ruột của tôm có cấu tạo khá đơn giản nhưng là nơi nhạy cảm và dễ tổn thương nhất trên tôm. Các bệnh phổ biến thường gặp trên tôm hiện nay đa phần xuất phát từ đường ruột là chủ yếu như: đường ruột đứt khúc, phân trắng, viêm đường ruột…

Để ngăn chặn các mầm bệnh này, chúng ta cần hiểu rõ cấu tạo và phân loại các hệ vi sinh vật có trong đường ruột của tôm. Những tác nhân nào gây biến động hệ vi sinh vật ở đường ruột và làm sao để điều khiển được hệ vi khuẩn cộng sinh nhằm tăng khả năng kháng bệnh, tối ưu hóa tốc độ tăng trưởng và giảm chi phí thức ăn trong quá trình nuôi.

Nhằm giải đáp những vấn đề trên, Angela Landsman cùng các cộng sự ở Mỹ đã tiến hành nghiên cứu đánh giá  và làm rõ những vấn đề này qua các thí nghiệm và khảo sát của mình.

Phương pháp thí nghiệm

Thí nghiệm được thực hiện tại Balaton, MN của Mỹ, các mẫu tôm được lấy từ 3 môi trường khác nhau: môi trường tự nhiên, môi trường ao nuôi và môi trường được nuôi trong phòng thí nghiệm. Các chỉ tiêu môi trường của mẫu tôm ở phòng thí nghiệm và ao nuôi gần giống như nhau gồm:

+ Tổng mức nitơ amoniac (TAN) được duy trì ở mức dưới 3,0 mg / mL, nồng độ nitrite dưới 4,5 mg / mL và nồng độ nitrat nhỏ hơn 100 mg / mL

+ Độ mặn ở mức 28 ppt.

+ Mật độ thả 30 – 60 con /m3

+ Các hỗn hợp vi sinh có lợi như Pediococcus acidilacticiP. pentosaceus ,Lactobacillus plantarum và Bacillus subtilis được bổ sung hằng ngày.

Riêng ở tôm tự nhiên rất khó để xác định được các thông số cần thiết, vì vậy các mẫu tôm tự nhiên chỉ được sử dụng làm mẫu đối chứng do các thông số về độ tuổi, thức ăn gần như không chính xác.

Sau khi thu hoạch tiến hành loại bỏ các cơ quan và tách lấy ruột. Mẫu sẽ được đem đi chiết xuất DNA và phân tích PCR.

Kết quả thí nghiệm

Qua 699.259 lượt đọc và phân tích kết quả thí nghiệm các mẫu ruột tôm ở 3 môi trường sống cho thấy sự khác biệt lớn về số lượng vi sinh vật ở 3 môi trường. Trong đó chủng vi khuẩn được nuôi trong phòng thí nghiệm chiếm ưu thế hơn các môi trường còn lại như  ProteobacteriaBacteroidetesSaccharibacteria và vi khuẩn Actinobacteria. Nhưng riêng vi khuẩn VibrionaceaeFirmicutesFusobacteria và khuẩn lam được tìm thấy nhiều nhất ở mẫu tôm ao nuôi.


Các vi khuẩn được tìm thấy trong mẫu ruột tôm từ 3 loại môi trường.

Kết luận

Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ vi sinh vật ở ruột tôm rất phong phú, tôm được nuôi trong môi trường khác nhau thì các chủng loại vi khuẩn có trong ruột khác nhau. Bên cạnh đó các giai đoạn phát triển và nguồn thức ăn khác nhau cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hệ sinh thái này. Các yếu tố như điều kiện môi trường sống của tôm thay đổi, độ mặn, stress, phản ứng miễn dịch của tôm, thay đổi chế độ ăn uống hoặc tôm tiếp xúc với kháng sinh … cũng khiến vi khuẩn ở đường ruột tôm biến động và mất cân bằng.

Bằng cách phân tích PcoA và thống kê số lượng OTU, tác giả cũng chỉ ra rằng tôm được nuôi trong điều kiện phòng thí nghiệm có sự đồng nhất về số lượng hệ vi sinh vật trong đường ruột của tôm. Qua đó cho thấy quy trình nuôi ảnh hưởng rất lớn đến hệ vi sinh vật ở ruột tôm.

Khi hệ vi sinh vật trong ruột tôm bị mất cân bằng do các tác nhân tiêu cực có thể dẫn đến rối loạn sinh lý ở tôm, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại gây bệnh phát triển mạnh, đặc biệt khi mà khuẩn Vibrio luôn tồn tại sẵn trong ruột tôm. Để hạn chế bệnh trên tôm do các vi khuẩn đường ruột gây ra, cần hiểu rõ nguyên nhân gây biến động và hệ vi sinh trong đường ruột tôm đang thiếu những chủng vi sinh nào, dựa vào đó để lựa chọn đúng những chủng vi sinh cần thiết để bổ sung.

Theo Angela Landsman và cộng sự.

YẾN QUYÊN Lược Dịch

Làm sạch môi trường nuôi tôm bằng quy trình biogas

Với mục tiêu nuôi tôm bền vững mang lại hiệu quả kinh tế cao, giảm thiểu ô nhiễm, ông Nguyễn Trường Đại (xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch) đã áp dụng quy trình biogas xử lý chất thải trong chăn nuôi heo để xử lý chất thải trong nuôi tôm siêu thâm canh.

Ông Nguyễn Trường Đại (xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch) giới thiệu hệ thống xử lý chất thải trong nuôi tôm.

Cách làm này giúp ông kiểm soát chất lượng nước, tôm lớn nhanh, ít nhiễm bệnh. Không những bảo vệ môi trường, hệ thống xử lý nước thải bằng biogas còn cung cấp nguồn khí gas phục vụ sinh hoạt hằng ngày cho gia đình.

* Làm sạch nước ao tôm

Những năm qua, nhiều hộ nuôi tôm trên địa bàn xã Vĩnh Thanh sau mỗi mùa thu hoạch đều xả nước thải trong ao trực tiếp ra môi trường mà không qua xử lý. Đến khi thả giống mới lại dùng chính nguồn nước ấy vào ao nuôi tôm. Hậu quả là tôm nhiễm bệnh, chết hàng loạt hoặc chậm lớn.

Nhận thấy điều này, ông Đại nghĩ ra cách áp dụng mô hình xử lý biogas trong nuôi heo cho nuôi tôm. Hệ thống này gồm 3 hầm phân hủy bằng composite có dung tích 18m3 chôn dưới đất được thiết kế thông nhau bằng ống nhựa đường kính 110mm, 1 túi chứa khí gas rộng 8m và dài 20m.

Ông Đại chia sẻ, xác lột của tôm nếu xả trực tiếp ra môi trường thì quá trình phân hủy sẽ gây ảnh hưởng đến nguồn nước. Áp dụng theo nguyên lý biogas xử lý chất thải trong chăn nuôi heo để xử lý chất thải trong nuôi tôm siêu thâm canh, ông Đạt cho lót bạt ở đáy, rồi dùng máy ép tấm bạt thành hình ống để làm túi chứa khí biogas. Túi được đặt dưới ao một đầu chỉ được mở khi hút chất thải, đầu còn lại đấu nối với ống nhựa dẫn đến hầm phân hủy.

Mỗi ngày 2 lần, sau khi cho tôm ăn khoảng 1 giờ, ông dùng quạt ly tâm để hút phân tôm, xác tôm lột và thức ăn dư thừa dưới đáy ao đưa vào hầm phân hủy. Chất thải sau khi đưa vào hầm khoảng 10 ngày thì sẽ có khí đốt. Khí đốt này được dẫn vào một hầm riêng phục vụ cho nấu nướng, bơm nước và chạy máy quạt làm mát, tạo oxy trong ao nuôi. Chất thải còn lại trong hầm được hút lên làm phân bón hữu cơ cho cây trồng.

* Tiết kiệm chi phí đáng kể

Từ một vuông tôm thử nghiệm, đến nay, tất cả ao tôm của ông Đại đều được lắp đặt hệ thống xử lý chất thải. “Trước đây, cứ 3 tháng nhà tôi hết một bình gas, mỗi tháng tốn khoảng 700 ngàn tiền dầu cho máy làm mát và đèn chiếu sáng ngoài ao. Giờ đây không mất bình gas nào, cũng không phải mua dầu nữa. Lượng gas nhiều quá, tôi còn cho máy phát điện thắp sáng ban đêm. Tôm được xử lý chất thải hằng ngày, có quạt làm mát liên tục nên lớn nhanh, dịch bệnh giảm đáng kể. Lợi ba bốn đường” – ông Đại vui vẻ.

Với cách xử lý này, nguồn nước ở khu vực nuôi tôm siêu thâm canh của gia đình ông Nguyễn Trường Đại luôn được đảm bảo, đồng thời còn có thêm nguồn khí gas làm chất đốt phục vụ sinh hoạt và làm nhiên liệu cho máy phát điện.

Thấy sáng kiến của ông Đại có hiệu quả, giúp tôm sinh trưởng và phát triển nhanh hơn, hạn chế dịch bệnh và giải quyết đáng kể tình trạnh ô nhiễm nguồn nước trong chăn nuôi, nhân viên của Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam xuống tận nơi học hỏi kinh nghiệm rồi giới thiệu lại mô hình, quy trình kỹ thuật cho nhiều người nuôi tôm nước lợ ở các tỉnh từ Bạc Liêu, Cà Mau, Nam Định, Quảng Ninh… Mới đây, ông Đại cũng đón các đoàn khách ở Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines sang tham quan và học tập mô hình xử lý chất thải trong chăn nuôi tôm.

Biện pháp xử lý khí độc khi gặp trường hợp NH3, H2S, NO2

Với mục tiêu nuôi tôm bền vững mang lại hiệu quả kinh tế cao, giảm thiểu ô nhiễm, ông Nguyễn Trường Đại (xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch) đã áp dụng quy trình biogas xử lý chất thải trong chăn nuôi heo để xử lý chất thải trong nuôi tôm siêu thâm canh.

Ông Nguyễn Trường Đại (xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch) giới thiệu hệ thống xử lý chất thải trong nuôi tôm.

Cách làm này giúp ông kiểm soát chất lượng nước, tôm lớn nhanh, ít nhiễm bệnh. Không những bảo vệ môi trường, hệ thống xử lý nước thải bằng biogas còn cung cấp nguồn khí gas phục vụ sinh hoạt hằng ngày cho gia đình.

* Làm sạch nước ao tôm

Những năm qua, nhiều hộ nuôi tôm trên địa bàn xã Vĩnh Thanh sau mỗi mùa thu hoạch đều xả nước thải trong ao trực tiếp ra môi trường mà không qua xử lý. Đến khi thả giống mới lại dùng chính nguồn nước ấy vào ao nuôi tôm. Hậu quả là tôm nhiễm bệnh, chết hàng loạt hoặc chậm lớn.

Nhận thấy điều này, ông Đại nghĩ ra cách áp dụng mô hình xử lý biogas trong nuôi heo cho nuôi tôm. Hệ thống này gồm 3 hầm phân hủy bằng composite có dung tích 18m3 chôn dưới đất được thiết kế thông nhau bằng ống nhựa đường kính 110mm, 1 túi chứa khí gas rộng 8m và dài 20m.

Ông Đại chia sẻ, xác lột của tôm nếu xả trực tiếp ra môi trường thì quá trình phân hủy sẽ gây ảnh hưởng đến nguồn nước. Áp dụng theo nguyên lý biogas xử lý chất thải trong chăn nuôi heo để xử lý chất thải trong nuôi tôm siêu thâm canh, ông Đạt cho lót bạt ở đáy, rồi dùng máy ép tấm bạt thành hình ống để làm túi chứa khí biogas. Túi được đặt dưới ao một đầu chỉ được mở khi hút chất thải, đầu còn lại đấu nối với ống nhựa dẫn đến hầm phân hủy.

Mỗi ngày 2 lần, sau khi cho tôm ăn khoảng 1 giờ, ông dùng quạt ly tâm để hút phân tôm, xác tôm lột và thức ăn dư thừa dưới đáy ao đưa vào hầm phân hủy. Chất thải sau khi đưa vào hầm khoảng 10 ngày thì sẽ có khí đốt. Khí đốt này được dẫn vào một hầm riêng phục vụ cho nấu nướng, bơm nước và chạy máy quạt làm mát, tạo oxy trong ao nuôi. Chất thải còn lại trong hầm được hút lên làm phân bón hữu cơ cho cây trồng.

* Tiết kiệm chi phí đáng kể

Từ một vuông tôm thử nghiệm, đến nay, tất cả ao tôm của ông Đại đều được lắp đặt hệ thống xử lý chất thải. “Trước đây, cứ 3 tháng nhà tôi hết một bình gas, mỗi tháng tốn khoảng 700 ngàn tiền dầu cho máy làm mát và đèn chiếu sáng ngoài ao. Giờ đây không mất bình gas nào, cũng không phải mua dầu nữa. Lượng gas nhiều quá, tôi còn cho máy phát điện thắp sáng ban đêm. Tôm được xử lý chất thải hằng ngày, có quạt làm mát liên tục nên lớn nhanh, dịch bệnh giảm đáng kể. Lợi ba bốn đường” – ông Đại vui vẻ.

Với cách xử lý này, nguồn nước ở khu vực nuôi tôm siêu thâm canh của gia đình ông Nguyễn Trường Đại luôn được đảm bảo, đồng thời còn có thêm nguồn khí gas làm chất đốt phục vụ sinh hoạt và làm nhiên liệu cho máy phát điện.

Thấy sáng kiến của ông Đại có hiệu quả, giúp tôm sinh trưởng và phát triển nhanh hơn, hạn chế dịch bệnh và giải quyết đáng kể tình trạnh ô nhiễm nguồn nước trong chăn nuôi, nhân viên của Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam xuống tận nơi học hỏi kinh nghiệm rồi giới thiệu lại mô hình, quy trình kỹ thuật cho nhiều người nuôi tôm nước lợ ở các tỉnh từ Bạc Liêu, Cà Mau, Nam Định, Quảng Ninh… Mới đây, ông Đại cũng đón các đoàn khách ở Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines sang tham quan và học tập mô hình xử lý chất thải trong chăn nuôi tôm.