Bạn tìm thông tin gì?

Category Archives: Khu Vực Nuôi

Bến Tre: Nhiều giải pháp trong xây dựng vùng nuôi tôm công nghệ cao

(Thủy sản Việt Nam) – Theo đó, giai đoạn 2020 – 2025, Bến Tre phát triển ngành công nghiệp tôm ứng dụng công nghệ cao được hình thành tại các vùng sản xuất trọng điểm trên địa bàn tỉnh. Đến năm 2025, tổng diện tích nuôi tôm trên địa bàn tỉnh đạt 37.420 ha; trong đó, tôm nước lợ 35.520 ha, tôm càng xanh 1.900 ha. Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm tôm đạt 53 triệu USD.

Áp dụng công nghệ cao trong nuôi tôm giúp tăng năng suất

Để đạt được những mục tiêu trên, Bến Tre đang phát triển mô hình hợp tác, liên kết hộ nuôi, cơ sở sản xuất nhỏ lẻ lại thành THT, HTX để tạo ra vùng sản xuất nguyên liệu lớn; tập trung làm đầu mối liên kết với doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, giảm bớt khâu trung gian. Một số vùng sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả chuyển đổi thành vùng nuôi thủy sản chuyên canh, phù hợp với quy hoạch, gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ; ưu tiên thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống kênh cấp, thoát đối với vùng nuôi tôm tập trung, vùng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao tại 3 huyện Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú. Thực tế cho thấy, tại Bến Tre có rất nhiều mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực. Năng suất mô hình nuôi tôm chân trắng thâm canh đạt 8 tấn/ha/vụ; tôm sú 5,5 tấn/ha/vụ; quảng canh, tôm lúa từ 200 – 250 kg/ha/vụ; nuôi tôm 2 giai đoạn với năng suất rất cao khoảng 180 tấn/ha mặt nước nuôi/năm.

Mục tiêu đến năm 2020, đạt 1.200 ha nuôi tôm hai giai đoạn; đặc biệt, hình thức nuôi tôm chân trắng hai giai đoạn đang được phát triển khá mạnh với diện tích 780 ha, sản lượng 12.000 tấn.

An An
Nguồn :http://thuysanvietnam.com.vn/

Một năm bứt phá của ngành tôm Bạc Liêu

Năm 2019 tình hình nuôi tôm siêu thâm canh, công nghệ cao tại Bạc Liêu đạt kết quả rất khả quan, về diện tích nuôi đạt 1.001ha, sản lượng đạt 19.082 tấn.

Ông Lưu Hoàng Ly, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu tham quan mô hình nuôi tôm công nghệ cao trên địa bàn xã Vĩnh Trạch Đông, TP Bạc Liêu.

Cũng như một số tỉnh ven biển ĐBSCL, thì tỉnh Bạc Liêu có lợi thế là vùng đất đan xen nước mặn và nước lợ, với tổng diện tích nuôi tôm hơn 136 ngàn ha, trong đó 22 ngàn ha nuôi theo mô hình thâm canh, bán thâm canh và hơn 1 ngàn ha nuôi theo mô hình siêu thâm canh trong nhà kín ứng dụng công nghệ cao, cho năng suất từ 120 đến 150 tấn/ha mỗi năm.

Cùng với đó, tỉnh còn là trung tâm sản xuất tôm giống lớn trong khu vực ĐBSCL và cả nước, với gần 200 cơ sở sản xuất, mỗi năm cung ứng ra thị trường khoảng 20 tỷ con giống, chiếm đến 40% sản lượng tôm giống của vùng ĐBSCL và 15% của cả nước.

Với lợi thế trên, tỉnh Bạc Liêu đã xác định con tôm là lĩnh vực mũi nhọn của tỉnh, theo đó tỉnh đã tập trung đầu tư hạ tầng và phát triển chuỗi hệ thống toàn phần, từ sản xuất con giống, vật tư ngành tôm, phát triển các mô hình nuôi tôm công nghệ cao và chế biến xuất khẩu.

Năm 2019, ngành thủy sản Bạc Liêu đã có những bước phát triển vượt bật, sản lượng vượt 5.000 tấn tôm so với kế hoạch. Ngành nông nghiệp đã tập trung triển khai tích cực, quyết liệt và hiệu quả, trong đó chú trọng phát triển ngành nuôi tôm, trọng tâm là khu nông nghiệp công nghệ cao, đưa Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước.

Ông Lưu Hoàng Ly, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu chia sẻ: Bước đầu, tỉnh đã ổn định quy hoạch vùng nuôi. Đối với các mô hình nuôi tôm công nghệ cao hiệu quả được nhân rộng và đang lan tỏa từ doanh nghiệp đến nông dân. Toàn tỉnh có 12 công ty nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao với 1.248ha và 324 hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn với 1.073ha.

Năm 2019, tuy còn gặp môt số khó khăn, như vốn đầu tư ban đầu lớn, giá các yếu tố đầu vào biến động theo chiều hướng tang, bệnh dịch trên tôm diễn biến khá phức tạp trong khi giá sản phẩm không ổn định. Song tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác tôm đạt 365.000 tấn, trong đó diện tích nuôi tôm siêu thâm canh, công nghệ cao là 400ha, sản lượng 10.000 tấn.

Có thể nói, qua hơn 2 năm triển khai mô hình nuôi tôm công nghệ cao, nhìn chung tỉ lệ thành công cao (chiếm khoảng 68,83% số hộ nuôi) và ổn định, tỷ lệ tôm thiệt hại thấp (khoảng 31,17% số hộ thả nuôi). Đây là tiền đề tạo thắng lợi cho vụ tôm năm 2020, sớm đưa Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành tôm của cả nước thời gian tới.

TRỌNG LINH
nguồn :https://nongnghiep.vn/

Một năm bứt phá của ngành tôm Bạc Liêu

Năm 2019 tình hình nuôi tôm siêu thâm canh, công nghệ cao tại Bạc Liêu đạt kết quả rất khả quan, diện tích nuôi 1.001 ha, sản lượng đạt 19.082 tấn.

Cung ứng 20 tỷ con giống mỗi năm

Cũng như một số tỉnh ven biển ĐBSCL, tỉnh Bạc Liêu có lợi thế là vùng đất đan xen nước mặn và nước lợ, với tổng diện tích nuôi tôm của tỉnh đến nay hơn 136 ngàn ha, trong đó 22 ngàn ha nuôi theo mô hình thâm canh, bán thâm canh và hơn 1 ngàn ha nuôi theo mô hình siêu thâm canh trong nhà kín ứng dụng công nghệ cao, có thể cho năng suất từ 120 đến 150 tấn/ha mỗi năm.

Ông Lưu Hoàng Ly (thứ 3 từ phải sang), Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu, tham quan mô hình nuôi tôm tại xã Vĩnh Trạch Đông (TP.Bạc Liêu).

Cùng với đó, tỉnh Bạc Liêu còn là trung tâm sản xuất tôm giống lớn trong khu vực ĐBSCL và cả nước, với gần 200 cơ sở sản xuất, mỗi năm cung ứng ra thị trường khoảng 20 tỷ con giống, chiếm đến 40% sản lượng tôm giống của vùng ĐBSCL và 15% của cả nước.

Với lợi thế trên, tỉnh Bạc Liêu đã xác định con tôm là lĩnh vực mũi nhọn của tỉnh, theo đó tỉnh đã tập trung đầu tư hạ tầng và phát triển chuỗi hệ thống toàn phần, từ sản xuất con giống, vật tư ngành tôm, phát triển các mô hình nuôi tôm công nghệ cao và chế biến xuất khẩu.

Năm 2019, ngành thủy sản Bạc Liêu đã có những bước phát triển vượt bật (sản lượng vượt 5.000 tấn tôm so với KH). Ngành Nông nghiệp đã tập trung triển khai tích cực, quyết liệt và hiệu quả, trong đó chú trọng phát triển ngành nuôi tôm, trọng tâm là Khu nông nghiệp công nghệ cao, đưa Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước.

Sản lượng tăng gấp đôi

Hiện tại, Bạc Liêu có 12 Cty nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao.

Ông Lưu Hoàng Ly, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu, chia sẻ: Bước đầu tỉnh đã quy hoạch ổn định vùng nuôi; đối với các mô hình nuôi tôm công nghệ cao hiệu quả được nhân rộng và đang cho lan tỏa từ doanh nghiệp đến nông dân.

“Hiện toàn tỉnh có 12 Cty, đơn vị nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao (áp dụng công nghệ nhà màng của Israel; công nghệ cho ăn tự động của Úc; công nghệ sinh học xác định tình trạng sức khỏe của tôm,…) với tổng diện tích 1.248 ha, đã thu hoạch 207 ha, sản lượng 6.029 tấn (năng suất bình quân 29,16 tấn/ha) và 324 hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn với tổng diện tích 1.073 ha, đã thu hoạch 765 ha, sản lượng 13.053 tấn (năng suất bình quân 17,05 tấn/ha); so với năm 2018 tăng 2 Cty và 37 hộ nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao”, ông Ly cho biết.

Năm 2019, tuy còn gặp môt số khó khăn đối với nghề nuôi tôm như: vốn đầu tư ban đầu lớn, giá các yếu tố đầu vào (con giống, thức ăn, thuốc thủy sản…) luôn biến động theo chiều hướng tăng, tình hình bệnh dịch trên tôm diễn biến khá phức tạp trong khi giá sản phẩm đầu ra không ổn định.

Song, tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác 365.000 tấn (trong đó tôm 155.000 tấn), đạt 101,39 % KH và tăng 6,96 % CK; trong đó kế hoạch diện tích nuôi tôm siêu thâm canh, công nghệ cao là 400 ha, sản lượng 10.000 tấn.

Năm 2019, là một năm thắng lợi của ngành tôm tỉnh Bạc Liêu.

Theo ông Ly, năm 2019 ngành nông nghiệp tỉnh còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự quan tâm Chỉ đạo kỳ quyết của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự vào cuộc quyết liệt, tích cực của ngành Nông nghiệp, sự nỗ lực của doanh nghiệp, người dân cùng chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan, đến cuối năm 2019 tình hình nuôi tôm siêu thâm canh, công nghệ cao đạt kết quả rất khả quan, diện tích nuôi là 1.001 ha (tăng gấp 2,5 lần KH), sản lượng đạt 19.082 tấn (tăng gần gấp 2 lần KH).

Như vậy, có thể nói, qua hơn 2 năm triển khai thực hiện mô hình nuôi tôm công nghệ cao nhìn chung tỉ lệ thành công cao (chiếm khoảng 68,83 % số hộ nuôi) và ổn định, tỷ lệ tôm thiệt hại thấp (khoảng 31,17% số hộ thả nuôi).

Nuôi tôm hai giai đoạn thắng lớn

Ông Lê Anh Xuân, Tổng Giám đốc Cty Trúc Anh chia sẻ quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh 2 giai đoạn.

Một trong những mô hình nuôi tôm hiệu quả hiện nay tại Bạc Liêu là mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh 2 giai đoạn ít thay nước theo công nghệ Trúc Anh.

Ông Lê Anh Xuân, Tổng Giám đốc Công ty Trúc Anh, đã chia sẻ về quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh 2 giai đoạn. Theo đó, giai đoạn đầu tôm được nuôi trong nhà lưới 20 – 30 ngày nhằm tránh tác động của thời tiết và các yếu tố khác từ bên ngoài.

Theo ông Xuân, lúc này, môi trường ao nuôi được kiểm soát chặt chẽ sẽ hạn chế hiện tượng EMS thường xảy ra trong 20 ngày đầu của quá trình nuôi, tôm giống thả mật độ 1.000 – 3.000 con/m2. Khi tôm có trọng lượng 0,5-1,5 g/con, chuyển sang giai đoạn 2 ở ao nuôi liền kề. Tại ao này, tôm được nuôi ở mật độ 150-250 con/m2, nuôi đến khi đạt kích cỡ 50 – 30 con/kg. Tổng thời gian nuôi 80 – 100 ngày. Điểm đặc biệt của quá trình nuôi này là không sử dụng hóa chất, chỉ sử dụng chế phẩm sinh học.

Hiện tại, Cty Trúc Anh đang sản xuất thực nghiệm với diện tích 3000m2, một năm có thể nuôi 3 – 4 vụ với thiết kế hệ thống ao ương thực hiện liên tục. Sản lượng thu hoạch từ 120 – 160 tấn/ha/năm.

Năm 2019, tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản đạt 365.000 tấn.

Theo đánh giá sơ bộ của ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu, thì hiện nay một số doanh nghiệp, hộ dân thực hiện mô hình nuôi tôm công nghệ cao có hiệu quả: Đối với ao nuôi lót bạt đạt trung bình 50 tấn/ha mặt nước nuôi/vụ (cao nhất đạt 77 tấn/ha/vụ, thấp nhất đạt 25tấn/ha/ vụ), đối với hồ tròn đạt trung bình 60 tấn/ha mặt nước nuôi/vụ (cao nhất đạt 70 tấn/ ha/vụ, thấp nhất đạt 50 tấn/ha/ vụ).

Đây là tiền đề để tạo kỳ vọng thắng lợi cho vụ tôm năm 2020 và đưa Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành tôm của cả nước trong thời gian tới.

TRỌNG LINH
Nguồn :https://nongnghiep.vn/

Vĩnh Thuận “làm chắc” vụ tôm mới, 1ha “tôm xen tôm” lãi 300 triệu

(Dân Việt) Nhằm chuẩn bị cho vụ tôm năm 2020, mới đây Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang phối hợp Phòng NNPTNT huyện Vĩnh Thuận tổ chức tọa đàm sản xuất vụ tôm năm 2020 với sự tham gia của 60 nông dân huyện Vĩnh Thuận – một trong những địa phương nuôi tôm càng xanh lớn nhất nhì bán đảo Cà Mau.

Huyện Vĩnh Thuận cũng là nơi áp dụng thành công mô hình nuôi tôm sú xen tôm càng xanh kết hợp trồng lúa, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Đánh thức tiềm năng vùng nước lợ

Năm nay nông dân huyện Vĩnh Thuận phấn khởi với vụ tôm trúng mùa- được giá.  Ảnh:  I.T

Theo Sở NNPTNT Kiên Giang, năm 2019 diện tích thả nuôi tôm nước lợ toàn tỉnh đạt 127.876 ha, sản lượng tôm nuôi 82.726 tấn, vượt 8,8% kế hoạch, tăng 11,5% so với năm 2018.

Hơn 10 năm trước, cuộc sống của người dân Vĩnh Thuận chủ yếu bám vào cây dừa nước mọc tự nhiên ven sông rạch, làm thuê làm mướn hoặc đánh bắt cá tôm. Vì thế, nhà nào đủ ăn đã là may lắm, nói gì đến tỷ phú này, triệu phú kia. Lúc đó, phong trào nuôi tôm sú, tôm càng xanh bên mạn Cà Mau, Bạc Liêu (gần huyện Vĩnh Thuận) nở rộ khắp nơi, nhiều người đổi đời chỉ sau mấy vụ tôm nên đã thôi thúc một số hộ nông dân Vĩnh Thuận đến học hỏi, rồi dần chuyển đổi những cánh đồng ngập mặn thành đầm nuôi tôm sú, tôm càng xanh.

Tuy nhiên, do chưa nắm vững kỹ thuật, lại quá vội vàng, các đầm tôm cho hiệu quả rất thấp, thậm chí lỗ vốn. Để tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả của con tôm, lúc đó HTX Dịch vụ nông nghiệp ấp Căn Cứ (xã Vĩnh Phong) đã chủ động tìm gặp kỹ sư nông nghiệp, cán bộ khuyến nông nhằm tiếp cận với khoa học – kỹ thuật, sau đó cùng các hộ nuôi tôm tiến hành xử lý ao nuôi bằng vôi để rửa phèn, điều tiết độ mặn… Sau một thời gian, những cánh đồng ngập mặn cỏ mọc um tùm đã biến thành những vuông nuôi tôm quy mô, tôm nhảy tanh tách mỗi ngày.

Ông Nguyễn Văn Dậu – Giám đốc HTX Căn Cứ, cho biết: “Vĩnh Thuận hiện có khoảng 23.000ha đất luân canh lúa – tôm, trong đó khoảng 80% diện tích nuôi xen canh tôm thẻ với tôm càng xanh. Sản lượng tôm bình quân hàng năm đạt từ 13.000 – 15.000 tấn”.

Trưởng phòng NNPTNT huyện Vĩnh Thuận – ông Võ Hoàng Nguyên khẳng định: “Trong phát triển sản xuất nông nghiệp, Vĩnh Thuận cũng đã xác định và đi đúng hướng theo kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đặc biệt là trong nuôi trồng thủy sản. Theo đó huyện đã mạnh dạn chuyển đổi mô hình đất lúa 2 vụ kém hiệu quả và một số diện tích cây trồng khác sang nuôi 1 vụ tôm – 1 vụ lúa. Mặc dù những tháng đầu năm 2019 bị ảnh hưởng bởi tình hình thời tiết bởi nắng nóng, khiến 100ha bị thiệt hại, song nhờ bà con sớm khắc phục và thả nuôi theo đúng lịch thời vụ nên con tôm vẫn đem lại hiệu quả kinh tế cao”.

Tại buổi tọa đàm, 60 nông dân huyện Vĩnh Thuận đã được lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang hướng dẫn các biện pháp xử lý ruộng nuôi và phòng trị bệnh cho tôm, kỹ thuật nuôi tôm sú luân canh trồng lúa. Nông dân được khuyến cáo khung lịch thời vụ thả tôm giống nuôi tập trung từ tháng 1 đến tháng 3, thu hoạch dứt điểm tháng 8, rửa mặn sạ lúa trong tháng 9.

Theo Phòng NNPTNT huyện, trung bình mỗi ha nuôi tôm cho thu hoạch hơn 550kg, tăng hơn 50kg so với năm trước. Đặc biệt, bà con nông dân ở các xã Bình Minh, Vĩnh Bình Nam, Vĩnh Bình Bắc và thị trấn Vĩnh Thuận hiện đang áp dụng mô hình nuôi kết hợp tôm sú hoặc tôm thẻ chân trắng với tôm càng xanh cho năng suất cao vượt trội. Thậm chí nhiều hộ có năng suất thu hoạch hơn 1 tấn/ha.

Không chỉ tôm nuôi đạt năng suất cao, bà con rất phấn khởi vì giá tôm đang tăng cao. “So với cùng kỳ năm ngoái, giá tôm thẻ đang tăng khoảng 20.000 đồng/kg. Tôm sú và tôm càng thì ổn định. Riêng tôm càng loại từ 10 – 15 con/kg đang dao động từ 145.000 – 150.000 đồng/kg nên ai cũng phấn khởi” – ông Danh Mót ở ấp Đồng Tranh, xã Vĩnh Bình Bắc, chia sẻ.

Tuân thủ lịch thời vụ thả nuôi

Năm 2020, tỉnh Kiên Giang phấn đấu đạt sản lượng tôm nuôi 85.000 tấn, cung ứng nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu thủy sản, với tổng diện tích nuôi tôm khoảng 120.000ha.

Theo đó, Sở NNPTNT Kiên Giang đã xây dựng khung lịch thời vụ thả giống nuôi tôm nước lợ thích hợp với từng vùng sinh thái trên địa bàn tỉnh. Cụ thể là cơ cấu mùa vụ thả giống sản xuất tôm sú – lúa vùng U Minh Thượng; nuôi tôm sú khu vực ven sông Cái Lớn thuộc vùng Tây sông Hậu, vùng ven biển Hòn Đất – Kiên Lương – Hà Tiên – Giang Thành; nuôi tôm công nghiệp – bán công nghiệp; nuôi quảng canh cải tiến, tôm – rừng; nuôi tôm càng xanh xen lúa…

Với hiệu quả từ mô hình nuôi 1 vụ tôm càng xanh xen tôm thẻ với 1 vụ lúa huyện Vĩnh Thuận đã quy hoạch mô hình này ở các xã nằm ven sông Cái Lớn, với tổng diện tích gần 10.000ha.

Nông dân gọi đây là mô hình “tôm xen tôm” vì tôm càng xanh từ thả nuôi đến thu hoạch là 6 tháng. Trong khi đợi thu hoạch, nông dân thả xen vào tôm thẻ chân trắng, loại này chỉ 3 tháng cho thu hoạch. Như vậy, trên cùng diện tích, nông dân thu hoạch 3 lần tôm trong 6 tháng. Theo tính toán và thu hoạch thực tế của nông dân, 1ha nuôi theo mô hình “tôm xen tôm” sẽ cho lợi nhuận khoảng 300 triệu đồng.

Bên cạnh đó, tỉnh Kiên Giang cũng phối hợp với các tỉnh sản xuất tôm giống giám sát chặt chẽ chất lượng con giống nhập về; thực hiện tốt công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, dịch bệnh kịp thời thông tin đến người nuôi để chủ động sản xuất; triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản. Hướng dẫn người dân đăng ký nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng để được cấp mã số cơ sở nuôi theo quy định. Xây dựng mô hình chuỗi sản xuất tôm đảm bảo an toàn dịch bệnh phục vụ xuất khẩu.

Nguồn : Dân Việt

Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp tỉnh Kiên Giang

TÓM TẮT:

Bài báo phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2008 – 2018, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục một số khó khăn, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu Kiên Giang với các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước.

Từ khóa: Xuất khẩu, năng lực cạnh tranh, khai thác và nuôi trồng thủy sản, tỉnh Kiên Giang.

1. Đặt vấn đề

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đang từng bước khẳng định vị trí của mình với quốc tế. Các mặt hàng của Việt Nam đã từng bước tiếp cận thị trường nước trong khu vực và trên thế giới, đem lại kim ngạch xuất khẩu (KNXK) khá lớn cho nước ta. Vì vậy, xuất khẩu (XK) trở thành vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Kiên Giang là một tỉnh lớn nhất khu vực miền Tây Nam Bộ, vùng trọng điểm kinh tế của đồng bằng sông Cửu Long, có vùng biển rộng tới 63.000km2 với trên 140 hòn đảo lớn, nhỏ, là thị trường vô cùng tiềm năng thích hợp cho việc XK thủy sản.

Tuy nhiên, thực trạng XK của Kiên Giang trong những năm qua vẫn gặp không ít khó khăn như XK bị giảm, các mặt hàng bị phá giá, các doanh nghiệp (DN) không kí được hợp đồng XK. Vì vậy, việc phân tích, đánh giá toàn bộ kết quả hoạt động XK của tỉnh Kiên Giang để đưa ra giải pháp nhằm có thể khai thác được hết những tiềm năng XK của DN tỉnh Kiên Giang là việc làm hết sức cần thiết.

2. Cơ sở lí luận về xuất khẩu

Theo Luật Thương mại 2005, hoạt động XK được nêu cụ thể tại Điều 28, khoản 1 như sau: “XK hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”. Như vậy, XK là hoạt động buôn bán diễn ra trên phạm vi ngoài quốc gia. Việc thanh toán bằng đồng tiền ngoại tệ do bên bán và bên mua thống nhất và hàng hóa được vận chuyển qua biên giới quốc gia, phải tuân theo những tập quán buôn bán quốc tế. Hoạt động XK diễn ra trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế cả với hàng tiêu dùng cũng như với tư liệu sản xuất. Tuy nhiên, chung quy lại, tất cả những hoạt động này đều nhằm mục đích đem lại lợi ích DN và quốc gia xuất nhập khẩu.

Vai trò của XK bao gồm: (1) Góp phần thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu, tạo thêm nhiều chuỗi cung hàng hóa mang tính chất toàn cầu, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của nền kinh tế toàn cầu. Tạo ra được sự sàng lọc thông qua năng lực cạnh của từng DN. (2) Mang lại nguồn ngoại tệ cho quốc gia, với nguồn ngoại tệ này sẽ giúp quốc gia XK có nhiều cơ hội đầu tư máy móc thiết bị, phát triển công nghệ, phát triển kinh tế, đảm bảo cán cân thanh toán, tăng tích lũy và dự trữ ngoại tệ. (3) XK là việc mua bán hàng hóa thể hiện mối quan hệ kinh tế giữa 2 quốc gia, đây cũng cơ sở để các quốc gia mở rộng và thúc đẩy các mối quan hệ khác như giáo dục, nghiên cứu khoa học nhằm hỗ trợ phát triển chung cho 2 quốc gia. (4) Mang lại thị trường quốc tế cho DN, việc XK không những mang lại doanh thu cho DN mà còn có ý nghĩa mang lại cơ hội cho DN tiếp cận thị trường quốc tế làm cơ sở cho DN mở rộng thị trường quốc tế sau này. (5) Hoạt động XK còn có ý nghĩa quảng bá thương hiệu DN, thương hiệu quốc gia. (6) XK tạo thêm công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân.

Như vậy, đẩy mạnh hoạt động XK là vấn đề có ý nghĩa chiến lược là mục tiêu để phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

3. Thực trạng hoạt động XK của ngành Thủy sản Việt Nam trong 15 năm qua

3.1. Phân tích KNXK ngành Thủy sản Việt Nam

Thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, ngành Thủy sản Việt Nam đã từng bước đổi mới, phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngày 17/4/2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam, đã mở ra hướng phát triển cho ngành Thủy sản nói riêng và các ngành kinh tế khác nói chung. Trải qua 15 năm, hoạt động XK thủy sản Việt Nam đã đạt được một số kết quả thành tựu như hỗ trợ ngư dân mở rộng ngư trường đánh bắt, gia tăng sản lượng khai thác; tuyên truyền, hướng dẫn nông dân đẩy mạnh hoạt động nuôi trồng thủy sản; hoàn thiện hoạt động sản xuất chế biến thủy sản theo công nghệ tiên tiến, từng bước tham gia và phát triển thị trường quốc tế. KNXK của thủy sản Việt Nam có xu thế phát triển trong 15 năm qua và trải qua 3 giai đoạn thăng trầm.

Giai đoạn 1 (Từ năm 2004 – 2008): Là giai đoạn 5 năm ngành Thủy sản Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới về khoa học kỹ thuật, tiếp cận một số thị trường quốc tế tiềm năng mới, đưa ngành Thủy sản đi vào ổn định theo định hướng phát triển. KNXK tăng dần theo từng năm. Nếu như năm 2004, KNXK thủy sản là 2.401 triệu USD, thì năm 2008 là 4.509 triệu USD, đạt tỉ lệ tăng trưởng 187,79%.

Giai đoạn 2 (Từ năm 2009 – 2014): Ngành Thủy sản Việt Nam vẫn tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới về khoa học kỹ thuật, nhưng tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng khai thác thị trường quốc tế đưa ngành Thủy sản đi theo hướng phát triển mang tính bền vững. KNXK tăng dần theo từng năm. Nếu như năm 2009, KNXK thủy sản đạt 4.251 triệu USD, chỉ đạt tỉ lệ 94,27% so với năm 2008, thì năm 2014, KNXK thủy sản đạt 7.922 triệu USD, đạt tỉ lệ tăng trưởng 186,35% tăng 329,94% so với năm 2004.

Giai đoạn 3 (Từ năm 2015 – 2018): Ngoài việc tiếp đầu tư khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, ngành Thủy sản của Việt Nam đã đẩy mạnh hoạt động nuôi trồng thủy sản, nhằm tạo nguồn nguyên liệu dồi dào, đáp nhu cầu gia tăng của một số thị trường lớn như EU, Mỹ, đưa ngành Thủy sản đi theo hướng phát triển bền vững. KNXK tăng dần theo từng năm. Nếu như năm 2015, KNXK thủy sản so với năm 2014 giảm xuống còn 6.677 triệu USD, thì năm 2018, KNXK thủy sản đạt 8.802 triệu USD, đạt tỉ lệ tăng trưởng131,82% so với năm 2015 và tăng 366,59% so với năm 2004.

Tuy nhiên, trong giai đoạn này, KNXK có những năm giảm so với năm trước, như năm 2015 KNXK 6.677, đạt tỉ lệ 84,28 so với năm 2014; năm 2009 KNXK 4.251, đạt tỉ lệ 94,27 so với năm 2008. Nguyên nhân là do thị trường đòi hỏi các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế cao hơn, khiến cho một số DN chưa chuẩn bị kịp để đáp ứng, bệnh dịch, thiên tai (xâm nhập mặn) làm giảm sản lượng nuôi trồng, năm 2015 sản phẩm của một số doanh nghiệp XK thủy sản kém chất lượng bị trả về làm ảnh hưởng đến thương hiệu, uy tín thủy sản Việt Nam.

Sơ đồ 1: KNXK thủy sản Việt Nam giai đoạn 2004 – 2018

ĐVT: Triệu USD

KNXK thủy sản Việt Nam giai đoạn 2004 - 2018

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Tổng cục Thống kê

3.2. Phân tích KNXK thủy sản của DN tỉnh Kiên Giang

Bảng 1. KNXH thủy sản tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2008 – 2018

Đơn vị: Triệu USD

KNXH thủy sản tỉnh Kiên Giang  giai đoạn 2008 - 2018

KNXK thủy sản tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn trên có nhiều thăng trầm, KNXK dao động từ 115 triệu USD đến 192 triệu USD, nhưng nhìn chung có xu hướng phát triển trong thời gian qua. Đáng chú ý vào các năm 2013, 2017 và 2018, KNXK ngành Thủy sản tỉnh Kiên Giang đạt trên 150 triệu USD, cụ thể:

Năm 2013, ngành XK tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2008 – 2013 rất ổn định khi UBND Kiên Giang kiến nghị Chính phủ tạo điều kiện về cơ chế, chính sách phát triển vùng biển, hải đảo, ven biển Kiên Giang thành khu kinh tế trọng điểm. Đến cuối năm 2013, số lượng tàu đánh cá của tỉnh Kiên Giang lên tới hơn 12.400 chiếc, trong đó 261 tàu dịch vụ hậu cần nghề cá, với tổng công suất gần 1,7 triệu CV. Năm 2013, cũng là năm thành công khi tỉnh Kiên Giang kiên quyết không cho ngư dân đóng mới tàu công suất nhỏ kết hợp giảm dần số lượng, khuyến khích đầu tư phát triển tàu cá công suất lớn, tạo điều thuận lợi cho ngư dân chuyển đổi ngành nghề như: nuôi cá lồng bè, nuôi trồng thủy sản ven biển… Đồng thời, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện những chính sách của Chính phủ về hỗ trợ ngư dân phát triển phương tiện khai thác đánh bắt thủy sản ở vùng biển xa bờ; Tổ chức đánh bắt thủy sản theo từng tổ, đội tàu để hỗ trợ nhau, cung ứng nhiên liệu, vật tư và thu gom sản phẩm trên ngư trường, nhằm giảm chi phí sản xuất cho từng chuyến đánh bắt, khai thác biển của ngư dân, kết hợp đẩy mạnh công tác khuyến ngư trong khai thác xa bờ; xúc tiến và tạo điều kiện thuận lợi cho các DN liên kết với DN nước ngoài đưa tàu đi khai thác vùng biển Malaysia, Indonesia…

Năm 2017, tỉnh Kiên Giang xác định nuôi trồng thủy sản là thế mạnh của tỉnh, đặc biệt là ngành Nuôi tôm. Thời điểm này, diện tích nuôi trồng thủy sản tỉnh Kiên Giang liên tục tăng, từ 159.175 ha năm 2014 lên đến 221.580 ha năm 2016. Bên cạnh việc liên tục tăng diện tích, năng suất và sản lượng thì các loại hình nuôi thủy sản  trong tỉnh cũng ngày càng đa dạng. Trong đó, các mô hình nuôi ghép ngày càng phong phú, kể cả nuôi nước lợ và nuôi nước ngọt. Áp dụng và triển khai rộng rãi mô hình trồng lúa và nuôi tôm trên cùng một diện tích canh tác như mô hình tôm sú – lúa; tôm sú – cua – lúa; tôm sú – sò; tôm sú – sò – rừng; tôm càng xanh – lúa; lúa – cá,… tận dụng khai thác tiềm năng của đất và mặt nước, tạo vùng nguyên liệu cung cấp sản phẩm sạch cho thị trường trong nước và quốc tế. Năm 2017, Tỉnh siết chặt việc quản lý chất lượng tôm giống ngay từ đầu năm, các đoàn kiểm tra do Chi cục Chăn nuôi và Thú y chủ trì thường xuyên thanh tra, kiểm tra lưu động tại các vùng nuôi tôm trọng điểm. Đồng thời, giao Sở Nông nghiệp và PTNT khẩn trương xây dựng các phòng thí nghiệm kiểm dịch giống thủy sản kết hợp với quảng bá sản phẩm và không thu phí kiểm dịch; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở cung cấp giống phải đảm bảo chất lượng.

3.3. Thuận lợi và khó khăn ngành Thủy sản Kiên Giang

3.3.1. Về thuận lợi

Thứ nhất, Đảng và Nhà nước đang thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện ở các lĩnh vực kinh tế, giáo dục…, các ngành nghề kinh doanh, bước đầu có những kết quả chuyển biến tốt.

Thứ hai, ngành Thủy sản Việt Nam đã có sự nghiên cứu, đầu tư cải tiến công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại phục vụ sản xuất, sản phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng quốc tế một số thị trường lớn châu Âu, Mỹ, đồng thời lực lượng lao động trong ngành Thủy sản cũng từng bước được nâng cao trình độ để tiếp cận các công nghệ mới.

Thứ ba, năng lực khai thác thị trường quốc tế của ngành Thủy sản Việt Nam nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng ngày càng phát triển, với việc tiếp cận và cung cấp sản phẩm cho hơn 163 thị trường ở 5 châu lục, doanh số XK tập trung chủ yếu ở các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, tiềm năng phát triển thị trường còn lớn.

Thứ tư, Kiên Giang là địa phương có diện tích bờ biển dài hơn 200km, có nguồn nguyên liệu ổn định và đa dạng, có tiềm năng phát triển diện tích nuôi biển, nuôi sinh thái các giống loài thủy hải sản tạo đảm bảo nguồn cung cho XK.

Thứ năm, sản phẩm thủy sản đa dạng, phong phú, có tiềm năng nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm như tôm sú, cá tra và có khả năng đa dạng hóa sản phẩm từ các nguồn thủy sản nuôi trồng và đánh bắt khác.

Thứ sáu, tỉnh Kiên Giang đã hình thành và triển khai một số chiến lược phát triển ngành Thủy sản theo hướng bền vững, phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bảo vệ môi trường sinh thái.

3.3.2. Khó khăn

Ngành Thủy sản Kiên Giang có nhiều thuận lợi, nhưng cũng gặp không ít khó khăn trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu mang lại.

Thứ nhất, do xu thế thế toàn cầu hóa nên áp lực cạnh tranh đè nặng lên hoạt động XK của ngành Thủy sản Việt Nam. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp XK Kiên Giang còn hạn chế so với các DN, công ty nước ngoài. Trong đó, năng lực cạnh tranh bên trong DN còn nhiều hạn chế cần khắc phục thì mới vượt qua được một số thị trường lớn như Mỹ, EU… Đặc biệt với việc EU cảnh báo thẻ vàng đối với mặt hàng thủy sản của Việt Nam XK vào EU từ cuối năm 2017, đã gây khó khăn với ngành Thủy sản Kiên Giang nói riêng và ngành Thủy sản Việt Nam nói chung.

Thứ hai, là vấn đề an toàn thực phẩm được thể hiện qua các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ngày càng đa dạng và khắt khe. Mỗi thị trường đều chọn cho mình một tiêu chuẩn chất lượng quốc tế để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và phù hợp với tập quán tiêu dùng của thị trường đó. Chính vì vậy, không những ngành Thủy sản Kiên Giang, mà cả ngành Thủy sản Việt Nam phải nghiên cứu và nỗ lực hết mình mới đáp ứng được sự đa dạng về tiêu chuẩn chất lượng quốc tế của thị trường thế giới.

Thứ ba, ngoài việc đánh bắt, hoạt động nuôi trồng thủy sản Kiên Giang còn gặp nhiều khó khăn như bệnh dịch, thời tiết khí hậu bất thường, thiên tai, kỹ thuật chăm sóc, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho quá trình nuôi trồng chưa hoàn chỉnh, đồng bộ.

Thứ tư, việc quản lý chất lượng tôm giống còn bất cập, chưa đồng bộ dẫn đến việc tôm giống bị pha trộn, lai tạp là nguyên nhân gây ra bệnh dịch, tôm chết hàng loạt khi bắt đầu trưởng thành, chuẩn bị thu hoạch.

Thứ năm, một số biến động, xung đột về kinh tế, quân sự trên thế giới làm cho XK thủy sản Việt Nam bị ảnh hưởng, có sự sụt giảm về nhu cầu khiến cho sản lượng và KNXK Việt Nam có khuynh hướng giảm. Cụ thể, sự cạnh tranh với Ấn Độ và Ecuador trên thị trường tôm, cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung làm xáo trộn thị trường, ảnh hưởng đến nhu cầu, cùng với đồng nhân dân tệ mất giá cũng là những yếu tố gây ảnh hưởng đến XK thủy sản sang thị trường này.

4. Đề xuất giải pháp phát triển ngành Thủy sản Kiên Giang

Căn cứ vào chương trình hành động của Tỉnh ủy và thực trạng phân tích trên, tác giả xin đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của DN ngành Thủy sản tỉnh Kiên Giang như sau:

Thứ nhất, nghiên cứu nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp XK Kiên Giang. Trong đó, tập trung nâng cao năng lực sản xuất, công nghệ, giúp DN sản xuất những mặt hàng có giá trị gia tăng cao, giảm dần tỷ trọng hàng XK sơ chế, phát triển sản xuất các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh. Nâng cao năng lực nghiên cứu thị trường, nhằm giúp DN thâm nhập thị trường quốc tế sâu rộng, tạo thị phần ổn định trên thị trường khu vực và thế giới trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Nâng cao năng lực tài chính để giúp DN khai thác tốt các nguồn vốn trong và ngoài nước, đảm bảo cho hoạt động XK doanh nghiệp được phát triển bền vững.

Thứ hai, áp dụng công nghệ bảo quản sản phẩm sau thu hoạch để giảm thất thoát và nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm thủy sản. Đồng thời, tăng cường công tác đăng ký, đăng kiểm để bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tàu cá hoạt động hiệu quả; bảo vệ nguồn lợi thủy sản có sự tham gia của cộng đồng; Tiếp tục đầu tư, nâng cấp các cảng cá, bến cá và đội tàu dịch vụ hậu cần nghề cá đáp ứng nhu cầu khai thác đánh bắt thủy sản.

Thứ ba, cần xây dựng một chiến lược khắc phục sự biến đổi khí hậu về thời tiết, nắng nóng, xâm nhập mặn do độ dâng của biển nhằm giảm thiểu tối đa sự thiệt hại nguồn thủy sản của tỉnh Kiên Giang. Đồng thời, tiếp tục xây dựng và triển khai các kế hoạch chương trình hành động cụ thể theo hướng nuôi trồng và khai thác thủy hải sản mang tính bền vững, phù hợp với từng nhóm nghề, ngư trường, vùng biển; tập trung đầu tư sản xuất, nhất là nuôi tôm nước lợ, tôm thâm canh – bán thâm canh, tôm quảng canh cải tiến, tôm càng xanh trong ruộng lúa, cua biển và các loài nhuyễn thể ở những nơi có điều kiện theo hướng công nghiệp, hiện đại và bền vững, thích ứng trong điều kiện biến đổi khí hậu để nhằm đạt được hiệu quả cao về kinh tế cũng như lợi nhuận.

Thứ tư, tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu, tập trung xây dựng ngành Thủy sản thành ngành XK hàng hóa lớn của tỉnh theo hướng hiện đại, hiệu quả cao,…; tập trung, rà soát lại các cơ sở hạ tầng nông nghiệp, xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp, tránh chồng chéo; tạo sự đồng thuận trong nuôi trồng thủy sản và trồng lúa, đẩy mạnh công tác quản lý vật tư đầu vào phục vụ cho nuôi trồng thủy sản, tuyên truyền cho người nuôi sử dụng các sản phẩm an toàn, kiểm soát chặt chẽ quy trình nuôi không còn dư lượng kháng sinh và các tạp chất khác trong sản phẩm.

Thứ năm, ngành Thủy sản Kiên Giang cần đẩy mạnh mối quan hệ, liên kết đầu tư với các đối tác, phấn đấu xây dựng chuỗi liên kết 5: nhà nông – nhà khoa học – DN – Nhà nước – ngân hàng để gia tăng sản lượng đánh bắt, nuôi trồng và sản xuất, chế biến thủy sản, đáp ứng chuỗi cung toàn cầu cho ngành Thủy sản Kiên Giang. Đồng thời, các ngân hàng tại tỉnh cũng cần tạo điều kiện cho các DN đầu tư nâng cấp công suất nhà máy, dây chuyền sản xuất, mời gọi, thu hút những dự án quy mô lớn, công nghệ tiên tiến hiện đại vào chế biến nông sản hàng hóa xuất khẩu. Tiếp tục thực hiện dự án xây dựng khu công nghệ cao phát triển ngành Tôm.

Thứ sáu, tăng cường kiểm tra việc chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định IUU của Liên minh châu Âu và một số quốc gia khác ngày càng được siết chặt. IUU quy định tất cả lô hàng thủy sản khai thác phải có chứng nhận tên tàu khai thác, vùng biển khai thác. Điều này gây khó khăn cho Thủy sản Việt Nam trong việc đảm bảo uy tín trên thị trường thế giới. Vì vậy, việc tăng cường kiểm tra biển kết hợp với việc bảo vệ biển đảo để bảo vệ chủ quyền biển Việt Nam, đặc biệt là các huyện đảo phải gắn phát triển sản xuất với an ninh quốc phòng là việc làm vô cùng cần thiết.

5. Kết luận

XK thủy sản là một trong những hàng hóa đem lại kim ngạch lớn cho tỉnh Kiên Giang. Vì vậy, Tỉnh cần triển khai đồng bộ các giải pháp trên để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản được an toàn và hiệu quả, tạo ra nguồn nguyên liệu thủy sản chất lượng cao một cách ổn định, cung cấp đầy đủ cho hoạt động chế biến XK, phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững, sinh thái, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, phấn đấu XK thủy sản đạt 1 tỷ USD đến năm 2019 – 2020, trở thành tỉnh phát triển mạnh về kinh tế biển trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, góp phần vào việc gia tăng GDP của cả nước.

Nguồn : http://tapchicongthuong.vn/

Vùng đất cứ cuối năm dân quậy sình bắt toàn tôm càng to bự

Đầu tháng Chạp, về huyện Thới Bình (tỉnh Cà Mau), cứ cách mấy căn nhà là thấy chiếc vỏ lãi đậu dưới mé sông đợi cân tôm càng. Trên bờ, chị em phụ nữ nhanh tay dội nước rửa, phân loại từng thùng tôm các anh xách dưới ruộng lên để cho vào bồn ô xy.

Lâu lâu cái máy chạy ô xy trở chứng, tắt ngang là mấy chị nháo nhào, gọi ơi ới, các anh đang lội sình bắt tôm càng phải nghỉ tay, sửa máy cho tôm thở.

Thấy miếng ruộng đang tập trung đông người nhất, ghé đại vào nhà anh Út Thương (Lê Văn Thương, ấp Phủ Thờ, xã Trí Lực, huyện Thới Bình), thấy có hơn chục người đang lội dưới ruộng để thu hoạch tôm càng xanh.

Toàn là anh em ruột, bạn dì, cột chèo và hàng xóm, mỗi người một tay phụ chủ nhà chứ không cần thuê thêm ai. Mấy đứa con nít 9, 10 tuổi thấy ham cũng lội xuống ruộng bắt tôm càng. Sình lún tới lưng quần, có đứa một tay bắt tôm, một tay cầm dây thun quần cho “chắc ăn”.

 

Thới Bình trở thành “thủ phủ” tôm càng xanh với diện tích hơn 16.500 ha.

Anh Hai, anh Thương thì chịu trách nhiệm cầm máy bơm, đi dọc theo đường kênh dưới ruộng quậy bùn cho tôm càng mệt, bơi lên mé “nằm thở”. Những người còn lại chỉ việc “quơ tay” là dính cả chục con bỏ vô thùng xốp.

Sình văng đầy mặt, cả người phía trước cũng vậy, chỉ có nửa cái lưng phía sau là khô ráo, mà không có ai nghĩ đến việc lau cho sạch làm gì.

Có mấy đứa nhỏ lâu lâu la lên vì bị tôm càng kẹp, mà có đứa nào khóc đâu, còn khoái chí cười ra rả. Anh Út Thương chịu phần xách giỏ chạy tới lui chuyển tôm từ dưới ruộng lên bờ cho nhanh để tôm không bị ngộp.

Chị Út với mấy chị em bạn dâu cũng đang bận tay phân loại tôm. Thấy ai cũng luýnh quýnh nên đành hỏi chuyện ba của anh Út. Ông đi tới đi lui nhìn con cháu “lên tôm”, miệng mỉm mỉm: “Cho nó 10 công đất, nhờ chịu khó làm ăn, mỗi năm tính 1 vụ lúa, 1 vụ tôm càng, tôm sú, cua được gần 200 triệu đồng. Thả tôm càng xanh hồi tháng 6 năm nay, đây là vụ thứ hai rồi…”.

“Mới tát nước, gặt lúa xong 5 bữa trước là hôm nay thu hoạch tôm càng. Thả 25 ngàn con, loại tôm càng xanh toàn đực tới 290 đồng/con, tính ra hơn 7 triệu đồng tiền con giống. Mấy ngày nay nghe nói hợp đồng với lái cân tôm được giá 135 ngàn đồng/kg. Thấy thả đạt đầu con mà không biết bán xong được bao nhiêu, chứ năm trước lên tôm được gần 30 triệu đồng”, ba anh Út nói thêm.

Sau khi bắt lên, phân loại, tôm càng nhanh chóng được cho vào bồn ô xy để đảm bảo luôn tươi sống.

Thương lái tới là lúc các anh vừa bắt tôm xong. Cái cân được đặt ở nơi khô ráo nhất, bà chủ lái tôm ngồi đối diện để ghi chép số ký, đại diện chủ nhà ngồi kế bên cũng “biên” lại trong cuốn sổ riêng.

Lúc này, không ai kỳ kèo giá cả nữa, mà chỉ nhắc mấy đứa nhỏ cân xong lẹ tay chuyển tôm xuống vỏ cho thở ô xy. Cộng lại, hai tờ biên lai số “y chang”, không sai trăm gram nào, được 300 kg, gần 46 triệu đồng.

Tiếng cười nói bắt đầu xôm tụ hơn, rồi tính tới chuyện mua thịt heo, vài cặp dưa hấu, hay thêm vài ký khô để đãi khách… Nghe mộc mạc vậy mà vang cả một khúc sông bên dòng kênh Chắc Băng.

Cân xong, tôm càng lập tức được vận chuyển xuống vỏ lãi có sẵn bồn ô xy.

Tôm càng xanh, loại thuỷ sản phổ biến, giá trị dinh dưỡng cao và có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn.

Theo Thảo Mơ (Báo Cà Mau)

Cà Mau: Cung ứng gần 4 triệu con giống tôm càng xanh toàn đực cho vùng lúa – tôm

(Thủy sản Việt Nam) – Năm 2019, Trung tâm Giống nông nghiệp Cà Mau đã cung ứng số lượng rất lớn giống tôm càng xanh toàn đực cho vùng nuôi tôm – lúa, đáp ứng đủ nhu cầu của người dân.

Cụ thể, năm qua, Trung tâm Giống nông nghiệp Cà Mau đã chủ động phối hợp với Trung tâm Giống thủy sản An Giang sản xuất, cung giống tôm càng xanh toàn đực có nguồn gốc từ Israel ra thị trường 3.689.000 Postlarva 12, tăng trên 300% so với năm 2018 (1.187.000 con).

Để có được kết quả này, ngay từ đầu năm, Trung tâm đã xây dựng 5 vệ tinh cung ứng tôm càng xanh toàn đực trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Mục tiêu nhằm giúp người dân dễ tiếp cận nguồn tôm giống chất lượng, truy xuất được nguồn gốc, góp phần nâng cao năng suất tôm nuôi và thu nhập của người nông dân trong mô hình lúa – tôm của tỉnh.

Thu hoạch tôm càng xanh tại huyện Thới Bình

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT Cà Mau, năm 2019, diện tích sản xuất lúa – tôm toàn tỉnh là 37.436 ha; tập trung nhiều ở các huyện Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời… Đối tượng được lựa chọn thả xen ghép vào mô hình lúa – tôm chủ yếu là tôm sú, tôm thẻ, cá rô phi, tôm càng xanh, đặc biệt là tôm càng xanh toàn đực. Tại Thới Bình, trong những năm gần đây, con tôm càng xanh toàn đực được người nông dân trên địa bàn huyện ưu tiên lựa chọn xen canh với lúa vì ít dịch bệnh, ít rủi ro hơn tôm sú, tôm thẻ, phù hợp với các hộ nông dân không có vốn đầu tư lớn. Sau 6 tháng nuôi, tôm đạt trọng lượng 15 – 20 con/kg, năng suất từ 300 – 400 kg/ha, mang về nguồn thu bình quân 40 – 50 triệu đồng/ha/năm.

Hồ Hoàng Thi
Nguồn :Thủy sản Việt Nam