Bạn tìm thông tin gì?

Category Archives: Khu Vực Nuôi

Kiên Giang: Đẩy mạnh phát triển tôm nuôi nước lợ

Những tháng đầu năm 2020, thủy sản nuôi trồng của Kiên Giang tăng trưởng khá, nhất là tôm nuôi nước lợ.

Diện tích thả nuôi tôm của Kiên Giang tăng mạnh

Kiên Giang là tỉnh nằm ven biển Tây, với chiều dài bờ biển hơn 200 km. Đây là điều kiện thuận lợi để tỉnh phát triển nghề nuôi tôm nước lợ. Nhiều năm qua, ngành nông nghiệp tỉnh đã quy hoạch vùng nuôi và đầu tư cơ sở hạ tầng cho phát triển nghề nuoi tôm nước lợ.

Theo đó, ven biển các huyện vùng U Minh Thượng, gồm An Biên, An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận và một phần huyện Gò Quao sẽ phát triển mô hình nuôi luân canh tôm – lúa theo hình thức quảng canh và quảng canh cải tiến. Diện tích nuôi tôm khu vực này khoảng 80.000 ha. Ngoài ra, khu vực ven biển, cặp theo quốc lộ 80, trải dài từ huyện Hòn Đất đến Kiên Lương cũng đang được chuyển đổi từ đất 2 vụ lúa/năm sang luân canh tôm – lúa, với diện tích có khả năng chuyển đổi khoảng 20.000 ha.

Người nuôi tôm tại Kiên Giang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào sản xuất, hạn chế những tác động bất lợi từ môi trường

Khu vực Tứ giác Long Xuyên, gồm các huyện: Kiên Lương, Giang Thành và TP Hà Tiên là vùng tập trung nuôi tôm thâm canh công nghiệp và nuôi công nghệ cao. Nhiều doanh nghiệp đã chọn vùng đất này để nuôi tôm thâm canh, đầu tư khá bài bản. UBND tỉnh Kiên Giang cũng đã có quyết định công nhận vùng nông nghiệp công nghệ cao đối với diện tích nuôi tôm của Cty CP Thủy sản Trung Sơn tại đây.

Từ đầu năm đến nay toàn tỉnh đã thả nuôi được 104.245/130.700 ha tôm nước lợ. Trong đó, nuôi theo mô hình tôm – lúa là 80.711 ha, nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến 22.826 ha. Đáng chú ý là nuôi thâm canh công nghiệp, với diện tích thả nuôi là 708 ha, chủ yếu là nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng.

Không chỉ tăng về diện tích thả nuôi mà sản lượng tôm thu hoạch của tỉnh những tháng đầu năm cũng đạt khá cao, đạt 9.337 tấn. Vì vậy, nguồn tôm nguyên liệu phục vụ cho các nhà máy chế biến khá dồi dào, không lo thiếu hụt. Giá tôm nguyên liệu ổn định ở mức cao, tôm sú loại 30 con/kg giá 180-190 ngàn đồng/kg, tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg, giá 90-95 ngàn đồng/kg.

Sản lượng thu hoạch tôm nuôi của Kiên Giang tăng mạnh, đã phần nào bù đắt sản thủy sản đang bị sụt giảm

Với giá này, người nuôi đạt lợi nhuận khá nên rất phấn khởi. Ông Nguyễn Hoàng Vương, một hộ nuôi tôm công nghiệp tại huyện Kiên Lương cho biết, năm nay thời tiết tương đối thuận lợi cho nghề nuôi tôm. Hơn nữa, với việc đầu tư công nghệ, nuôi tôm trong ao lót bạt hoặc nuôi trong hồ nổi, có mái che nên cũng ít bị ảnh hưởng các yếu tố môi trường. Từ đầu năm đến nay, gia đình tôi đã thả nuôi được 1 đợt đạt hiệu quả. Nhờ giá tôm ổn định nên lợi nhuận đợt nào cũng đạt khá. Tôi đang tiếp tục vèo tôm giống, chuẩn bị thả ra nuôi diện rộng.

Theo nhận định, nguồn lợi thủy sản tự nhiên tiếp tục suy giảm, gây ảnh hưởng lớn đến ngành khai thác đánh bắt, sản lượng thủy sản sẽ giảm theo. Từ thực tế đó, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Phạm Vũ Hồng đã chỉ đạo ngành nông nghiệp “tăng cường sản xuất tập trung lĩnh vực nuôi trồng, đặc biệt là nuôi tôm nước lợ, nhất là nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm hộ gia đình, đẩy mạnh nuôi biển… để tăng sản lượng thủy sản, phục vụ chế biến xuất khẩu.

Đ.T.CHÁNH
Nguồn :http://nguoinuoitom.vn/

Cà Mau: Nuôi tôm siêu thâm canh năng suất đạt 60 tấn/ha/vụ

(Cổng ĐT HND)- Hiện nay, trên địa bàn huyện Phú Tân có trên 430 hộ nuôi tôm công nghiệp siêu thâm canh với diện tích gần 480 ha. Năng suất đạt từ 40-60 tấn/ha/vụ.
Hồ nuôi tôm thẻ chân trắng của hộ ông Ngô Minh Thông.

Trong đó có mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trong đầm nổi theo công nghệ Bioloc được hộ ông Ngô Minh Thông, ấp Cống Đá, xã Phú Tân thực hiện đạt hiệu quả kinh tế cao.

Cuối năm 2019, ông Thông được đầu tư gần 90 triệu đồng từ nguồn vốn khoa học công nghệ năm 2019 thực hiện 02 đầm nổi, diện tích 500 m2/đầm. Đến nay, tôm được trên 90 ngày tuổi với trọng lượng 30 con/kg, ước tính thu hoạch đạt gần 5 tấn, lợi nhuận trên 200 triệu đồng.

Ông Thông cho biết: Việc nuôi tôm thẻ siêu thâm canh trong đầm nổi thuận lợi trong việc chăm sóc, quản lý tôm nuôi, các chỉ tiêu môi trường luôn duy trì ổn định; sử dụng vi sinh định kỳ trong suốt quá trình nuôi nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường và tôm nuôi phát triển tốt, dễ thu gom chất thải…

Ông Tô Hoàng Nhàn, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: Thực hiện mô hình này giúp bà con giảm chi phí đầu tư thực hiện trong quá trình nuôi, nâng cao hiệu quả sản xuất. Đây là yếu tố cơ bản mà ngành chuyên môn và người dân đang từng bước rút kinh nghiệm thực hiện trong quá trình sản xuất.

Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong đầm nổi hộ ông Ngô Minh Thông được nhiều người dân địa phương tham quan học hỏi, ngành chuyên môn đánh giá cao về hiệu quả kinh tế, đồng thời góp phần giúp bà con phát triển nuôi tôm theo hướng công nghiệp, bền vững.

Anh Phan
Nguồn : http://www.hoinongdan.org.vn/

Sóc Trăng: Huyện Mỹ Xuyên đã cải tạo gần 13.000 ha nuôi tôm

Ngày 20/2, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Sóc Trăng Huỳnh Ngọc Nhã cùng các đơn vị liên quan thực hiện khảo sát lịch mùa vụ thả nuôi tôm 2020 trên địa bàn huyện Mỹ Xuyên.

Năm 2019, diện tích nuôi tôm của huyện Mỹ Xuyên hơn 20.200 ha, diện tích thiệt hại 8%, nguyên nhân do tôm bị sốc môi trường, bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô, bệnh đốm trắng và hoại tử gan cấp. Hiện nay, tại địa phương độ mặn thời điểm cao nhất đo được lên đến 14‰, tăng 7‰ so cùng kỳ năm 2019, có khả năng độ mặn tăng cao vào khoảng cuối tháng 3 đến đầu tháng 4. Qua nhận định tình hình môi trường, thời tiết, dịch bệnh và từ kết quả vụ nuôi tôm 2019, Phòng NN&PTNT huyện xây dựng khung mùa vụ thả tôm nước lợ năm 2020 trên địa bàn sớm hơn 1 tuần so cùng kỳ năm trước. Cụ thể, sẽ thả nuôi vào đầu tháng 3 đến cuối tháng 6, riêng tôm sú kết thúc thả nuôi trong tháng 5.

Khảo sát thực tế mô hình nuôi tôm tại HTX đạt chứng nhận ASC. Ảnh Thúy Liễu

Hiện nay, người nuôi tôm trong huyện đã cải tạo gần 13.000 /17.000 ha diện tích thả nuôi, diện tích lấy nước vào ao nuôi hơn 3.400 ha và số diện tích thả nuôi trước khung lịch thời vụ tại một số xã ước 276 ha, trong đó 242 ha tôm thẻ, còn lại là tôm sú.

Thúy Liễu
Nguồn: Thủy sản Việt Nam

Ngành Nông nghiệp tỉnh: Mở rộng diện tích mô hình nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh

Một trong những giải pháp quan trọng trong thực hiện kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2020 được UBND tỉnh giao cho ngành Nông nghiệp tỉnh là phát huy thế mạnh từ con tôm. Trong đó, mở rộng diện tích mô hình nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh được xác định là khâu đột phá.

Thu hoạch tôm nuôi ứng dụng công nghệ cao ở TP. Bạc Liêu. Ảnh: L.D 

Thực tiễn trong những năm qua đã chứng minh, con tôm đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, để tăng trưởng kinh tế năm nay đạt tốc độ tăng trưởng 12% thì sản lượng thủy sản phải đạt 403.000 tấn. Trong đó sản lượng tôm 203.000 tấn, tăng 48.000 tấn so với năm 2019 và tăng 3.000 tấn so với phương án đang thực hiện.

Để hoàn thành chỉ tiêu này, ngành Nông nghiệp tỉnh sẽ tích cực thực hiện Đề án xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước (sau khi có quyết định được phê duyệt của cấp thẩm quyền); xem đây là nội dung trọng tâm, quan trọng nhất trong việc phát triển ngành tôm Bạc Liêu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Tiếp tục phối hợp cùng với các đơn vị có liên quan hoàn chỉnh các tiêu chí, điều kiện để sớm giao đất và cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các công ty, doanh nghiệp (trong tháng 3/2020) đầu tư vào Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu (hiện nay đã có 25 công ty, doanh nghiệp đăng ký đầu tư tại đây).

Bên cạnh đó, ngành Nông nghiệp tỉnh sẽ phối hợp với các cơ quan, đơn vị và địa phương có liên quan chuẩn bị các điều kiện tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá các mô hình nuôi tôm siêu thâm canh hiệu quả, bền vững (dự kiến tổ chức trong tháng 3/2020). Qua đó làm cơ sở để các ngân hàng thương mại thẩm định cho các hộ dân vay vốn mở rộng và phát triển nuôi tôm trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục triển khai Đề án nâng cao năng suất tôm nuôi trong mô hình tôm lúa và Kế hoạch phát triển mô hình tôm sạch, lúa an toàn theo quy trình hữu cơ áp dụng trên hệ thống canh tác tôm – lúa vùng Bắc Quốc lộ 1A; từng bước nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm tôm – lúa năm 2020, định hướng đến năm 2025. Thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh phát triển nuôi tôm; mở rộng diện tích nuôi tôm siêu thâm canh, thâm canh và bán thâm canh (đặc biệt là các công ty, doanh nghiệp); tiếp tục nhân rộng mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn trong dân; tăng cường các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường; phát triển mạnh nuôi tôm sinh thái kết hợp với trồng và bảo vệ rừng khu vực ven biển của tỉnh. Tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản (thủy lợi, giao thông, lưới điện…), nhất là các vùng sản xuất giống thủy sản tập trung quy mô lớn, các vùng nuôi tôm siêu thâm canh, thâm canh, bán thâm canh, vùng sản xuất lúa – tôm.

Đặc biệt, ngành Nông nghiệp tỉnh sẽ tiếp tục nhân rộng các mô hình nuôi tôm hiệu quả; khuyến khích các công ty, doanh nghiệp tiếp tục đầu tư, mở rộng quy mô, diện tích nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao; tập huấn, tuyên truyền, chuyển giao tiến bộ khoa học – kỹ thuật và các hỗ trợ khác để tăng năng suất tôm nuôi ở các mô hình nuôi: tôm – lúa, quảng canh cải tiến kết hợp. Mở rộng hình thức ký kết hợp đồng thu mua nguyên liệu giữa người sản xuất với các nhà máy chế biến, xuất khẩu thủy sản. Tập trung chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản; phân công cán bộ bám sát địa bàn để giúp bà con tổ chức sản xuất, phòng chống dịch bệnh và khôi phục sản xuất khi gặp rủi ro do thiên tai, dịch bệnh.

Cùng với đó, hướng dẫn người dân các biện pháp cải tạo ao, đầm, nhất là củng cố bờ bao chắc chắn. Khuyến khích bà con xây dựng ao lắng, xử lý nguồn nước trước khi đưa vào ao nuôi; không mua con giống trôi nổi, không rõ nguồn gốc. Tăng cường xét nghiệm mẫu tôm, mẫu nước, đo các thông số môi trường ở các xã trọng điểm, các vùng nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh; cảnh báo những mầm bệnh nguy hiểm có thể xảy ra trong nuôi trồng thủy sản và đề xuất giải pháp xử lý, khắc phục dịch hại, ô nhiễm môi trường.

Lưu Hoàng Ly

Giám đốc Sở NN&PTNT

Nguồn :http://www.baobaclieu.vn/

Nuôi tôm càng xanh xen với lúa, nông dân miền Tây thu lời trăm triệu

Một gia đình nông dân tỉnh Kiên Giang vừa thu hoạch vụ tôm càng thả xen canh với lúa. Chỉ tốn vài triệu đồng tiền giống, sau vài tháng hộ này thu về gần 100 triệu đồng.

Nuoi tom cang xanh xen voi lua, nong dan mien Tay thu loi tram trieu hinh anh 1 tomcang0006_zing.jpg
Gia đình bà Hồ Mỹ Hà, ngụ xã Đông Hưng, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang vừa thu hoạch vụ tôm càng xanh. Diện tích cánh đồng thả nuôi khoảng 2,5 ha, xen canh với trồng lúa. Sau 5 tháng, hộ nông dân này thu hoạch gần 1 tấn tôm. Chi phí chỉ vài triệu tiền giống, không chăm sóc, nhiều người bất ngờ vì vụ nuôi thành công của bà Hà. Họ bảo nhau đây thật sự là một vụ mùa hời kiểu “ông bà đãi cho”.
Nuoi tom cang xanh xen voi lua, nong dan mien Tay thu loi tram trieu hinh anh 2 tomcang0003_zing.jpg
Kinh tế chính của cánh đồng này là trồng lúa. Việc nuôi tôm được kỳ vọng góp phần thêm chút thu nhập để bù vào tiền thuê nhân công cho vụ lúa.
Nuoi tom cang xanh xen voi lua, nong dan mien Tay thu loi tram trieu hinh anh 3 tomcang0004_zing.jpg
Tôm càng xanh là loại tôm nước ngọt khá dễ nuôi. Nông dân chỉ việc mua giống và thả xuống cánh đồng. Thời gian sinh trưởng của loại thủy sản này khoảng 5-6 tháng. Trong thời gian này, tôm tìm thức ăn tự nhiên, không phải cho ăn như cách nuôi công nghiệp.
Nuoi tom cang xanh xen voi lua, nong dan mien Tay thu loi tram trieu hinh anh 4 tomcang0005_zing.jpg
Giá tôm bán tại nơi thu hoạch khoảng 100.000 đồng/kg. Nhiều người cho biết, mức giá này giảm khoảng 15-20% so với thời điểm trước Tết. Với gần 1 tấn tôm, gia đình bà Hà có thêm thu nhập khoảng 100 triệu đồng.
Nuoi tom cang xanh xen voi lua, nong dan mien Tay thu loi tram trieu hinh anh 5 tomcang0002_zing.jpg
Sản lượng thu hoạch lớn khiến nhiều người bất ngờ, gia chủ phấn khởi. Họ nói đây là mùa vụ đáng nhớ, sẽ rút kinh nghiệm để canh tác trong những năm tiếp theo.
Nuoi tom cang xanh xen voi lua, nong dan mien Tay thu loi tram trieu hinh anh 6 tomcang0009_zing.jpg
Khá đông phụ nữ cùng phân loại tôm để bán lẻ, số còn lại được bán cho thương lái. Các hoạt động này diễn ra nhanh chóng vì dưới ánh nắng, tôm dễ chết và giảm giá trị.
Nuoi tom cang xanh xen voi lua, nong dan mien Tay thu loi tram trieu hinh anh 7 tomcang0007_zing.jpg
Khoảng 90% sản lượng thu hoạch được bán cho thương lái. Sau khi phân loại, tôm được rửa sạch và cho vào các thùng nhựa lớn để chạy oxi. Nhờ đó tôm có thể sống trong nhiều giờ, thuận lợi cho việc vận chuyển và kinh doanh.
Nuoi tom cang xanh xen voi lua, nong dan mien Tay thu loi tram trieu hinh anh 8 tomcang0008_zing.jpg
Tôm càng xanh tươi sống là một trong số các mặt hàng thủy sản được nhiều người tin tưởng chuộng mua. Tôm sinh trưởng trong môi trường tự nhiên và hoàn toàn không có tạp chất.
Nuoi tom cang xanh xen voi lua, nong dan mien Tay thu loi tram trieu hinh anh 9 tomcang0001_zing.jpg
Không riêng gia đình bà Hà, toàn xã Đông Hưng có hàng chục hộ thả tôm càng kết trồng lúa. Đây là cách làm được khuyến khích nhân rộng để nông dân tăng thu nhập.

Nguồn : https://news.zing.vn/

Sóc Trăng sẵn sàng cho vụ nuôi tôm nước nợ năm 2020

Vụ nuôi tôm nước lợ năm 2019 đã khép lại với nhiều khởi sắc khi sản lượng tôm nuôi đạt 150.350 tấn, tỉ lệ tôm chết được khống chế ở mức dưới 10%. Đây là một tín hiệu vui để ngành tôm Sóc Trăng tiếp tục khẳng định vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn của cả tỉnh. Để duy trì kết quả đã đạt, phấn đấu đạt sản lượng 167.000 tấn theo kế hoạch đã đề ra trong năm 2020; tỉnh Sóc Trăng đã và đang triển khai rất nhiều giải pháp chuẩn bị sẵn sàng cho một vụ nuôi thành công.

     Những yếu tố thành công của nghề nuôi tôm nước lợ tại Sóc Trăng trong năm 2029 đó chính là sự nỗ lực trong công tác quản lý của các cấp, các ngành và khả năng nhạy bén của người nuôi trong việc áp dụng các mô hình sản xuất hiệu quả, công nghệ cao. Ngoài ra, một yếu thành công nữa phải kể đến đó chính là vấn đề quản lý nuôi tôm theo mùa vụ.

Từ dự báo về tình hình thời tiết; tình hình quan trắc môi trường, để đảm bảo hiệu quả sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2020, hạn chế thấp nhất diện tích thiệt hại và đạt kế hoạch đề ra, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thông báo lịch thả giống vụ nuôi tôm nước lợ năm 2020 bắt đầu từ ngày 20/01/2020 và sẽ kết thúc vào ngày 30/9/2020. Riêng với đối tượng tôm sú sẽ bắt đầu thả nuôi từ ngày 1/4/2020 và dự kiến kết thúc vào ngày 30/8/2020. Trên cơ sở khung lịch thời vụ do ngành nông nghiệp ban hành, từng địa phương cũng đã xây dựng những khung lịch thả nuôi riêng phù hợp với tình hình sản xuất trên địa bàn mỗi huyện, nhưng vẫn đảm đảo đúng với khung lịch chung mà tỉnh đã đưa ra.

Công tác kiểm tra con giống

Chất lượng con giống là khâu đầu tiên có vai trò đặc biệt quan trọng trong nuôi tôm. Tôm giống đảm bảo chất lượng chỉ có từ các trại giống có cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáp ứng tiêu chuẩn, nguồn tôm bố mẹ sạch bệnh, quy trình vận hành đảm bảo an toàn sinh học,… Xác định được tầm quan trọng của vấn đề này, Chi cục thủy sản chú trọng hướng dẫn các cơ sở thực hành an toàn sinh học trong sản xuất, ương dưỡng giống tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng nhằm áp dụng các biện pháp kỹ thuật và quản lý để ngăn ngừa tác nhân sinh học gây bệnh cho người, vật nuôi và môi trường, đảm bảo cung cấp cho người nuôi tôm có được nguồn tôm giống chất lượng và góp phần cho một vụ nuôi thắng lợi. Bên cạnh đó, lưu ý bà con nuôi tôm thường xuyên cập nhật thông tin diễn biến tình hình nuôi, môi trường thời tiết và cảnh báo dịch bệnh để tránh rủi ro thiệt hại trong quá trình nuôi. Thạc sĩ Quách Thị Thanh Bình – phó chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh thông tin thêm: “Bà con nuôi nên lưu ý về diễn biến thời tiết và lịch thời vụ vụ để bố trí màu vụ sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Đối với vật tư đầu vào, đặc biệt là con giống thì chúng ta nên lựa chọn ở những cơ sở có uy tín và bằng kinh nghiệm cảm quan để chúng ta lựa chọn con giống sao cho tốt. Đồng thời, để hiệu quả hơn thì chúng ta có thể xét nghiệm để chọn được nguồn gốc giống rõ ràng, chất lượng”.

Nhằm giúp người nuôi tăng cường liên kết sản xuất, cùng nhau tạo ra sản phẩm tôm sạch đảm bảo chất lượng đáp ứng thị trường xuất khẩu đến các nước Châu Âu, góp phần phát triển nghề nuôi tôm bền vững, tạo đầu ra ổn định cho con tôm sạch. Chi cục Thủy sản khuyến khích hộ nuôi tiếp tục áp dụng các mô hình nuôi hiệu quả như: mô hình nuôi 2 giai đoạn, mô hình ứng dụng vi sinh, mô hình kết hợp cá rô phi/cá chẽm/cá đối mục hoặc tôm càng xanh toàn đực với tôm thẻ hoặc tôm sú và đặc biệt là mô hình đa dạng hóa sinh học trong ao nuôi, nuôi ao lót bạt…Với sự hướng dẫn từ ngành chuyên môn, nhiều hộ nuôi và hợp tác xã đã sẵn sàng với phương thức sản xuất cho vụ nuôi tôm nước lợ năm 2020.

Hiện toàn tỉnh đã thả nuôi được 31 ha tôm nước lợ. Đến thời điểm này, mọi hoạt động chuẩn bị cho vụ tôm mới đã sẵn sàng, nhiều ao nuôi đã được cải tạo đúng quy trình, con giống được chọn mua tại các cơ sở có uy tín. Tuy nhiên, trong năm 2020, ngành tôm được dự báo sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Tình hình xâm nhập mặn được dự báo sẽ diễn ra gây gắt có nguy cơ làm phát sinh nhiều dịch bệnh trên tôm; các thị trường nhập khẩu có yêu cầu cao hơn về mặt kĩ thuật. Theo nhận định của các doanh nghiệp xuất khẩu, giá tôm sẽ vẫn ở mức tương đối trong khi chi phí đầu vào nhiều khả năng tăng cao. Trước những thách thức vừa nêu, ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục phối hợp cùng các địa phương triển khai nhiều giải pháp đồng bộ tạo sự liên kết chặt chẽ từ vùng nuôi đến nhà máy.

Ngọc Thơ

Nguồn : http://www.sotuphapsoctrang.gov.vn/

Bạc Liêu: Giải pháp tăng trưởng sản xuất tôm năm 2020

(Thủy sản Việt Nam) – Theo kế hoạch phát triển của ngành thủy sản Bạc Liêu năm 2020, giá trị sản xuất tăng từ 25.055 tỷ đồng (năm 2019) lên 27.372 tỷ đồng, tăng thêm 225 tỷ đồng so với phương án đang thực hiện. Với lĩnh vực tôm sẽ tăng sản lượng từ 155.000 tấn (năm 2019) lên 203.000 tấn, tăng 3.000 tấn so với phương án đang thực hiện.

Năm 2020, Bạc Liêu đặt mục tiêu đạt sản lượng 203.000 tấn tôm 

Theo đó, địa phương sẽ tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước; thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh phát triển nuôi tôm; tăng cường các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường nước nuôi tôm công nghệ cao; phát triển mạnh nuôi tôm sinh thái kết hợp với trồng và bảo vệ rừng khu vực ven biển của tỉnh. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và đưa vào khai thác Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu; tăng diện tích tôm nuôi mà chủ yếu là diện tích nuôi tôm siêu thâm canh, thâm canh, bán thâm canh, tôm – lúa… Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất (theo hướng VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao) nhằm giảm chi phí sản xuất, nâng cao lợi nhuận; nhân rộng mô hình nuôi tôm có hiệu quả và mang lại giá trị cao, tiến tới mở rộng vùng nuôi tôm an toàn dịch bệnh trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, xây dựng thành công sản phẩm tôm trở thành thương hiệu quốc gia tại Bạc Liêu; xây dựng chuỗi sản xuất tôm đảm bảo an toàn dịch bệnh theo quy định của Tổ chức Thú y Thế giới và yêu cầu của Australia để xuất khẩu tôm đông lạnh nguyên con sang thị trường này, từ đó tiến tới xuất khẩu sang thị trường các nước trên thế giới. Tập trung đầu tư xây dựng hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản (thủy lợi, giao thông, lưới điện…), nhất là các vùng sản xuất giống thủy sản tập trung quy mô lớn, các vùng nuôi tôm siêu thâm canh, thâm canh, bán thâm canh, vùng sản xuất lúa – tôm.

Vân Anh
Nguồn : http://thuysanvietnam.com.vn/