Bạn tìm thông tin gì?

Category Archives: Các Loại Tôm Khác

Mục tiêu xuất khẩu tôm hùm đạt hơn 200 triệuUSD vào năm 2025

Mục tiêu  đến năm 2025, tổng sản lượng tôm hùm nuôi đạt 3.000 tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 200 triệu USD, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đạt 14,8%. Bên cạnh đó, từng bước hình thành các vùng sản xuất và xuất khẩu tôm hùm trọng điểm phù hợp với sức tải môi trường.

ẢNH MINH HỌA

Để phát huy tiềm năng và lợi thế đưa lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu tôm hùm theo hướng bền vững và hiệu quả, Bộ NN&PTNT đang lấy ý kiến đóng góp hoàn thiện Dự thảo Đề án “Phát triển sản xuất, xuất khẩu tôm hùm đến năm 2025”.Theo Dự thảo Đề án triển khai thực hiện trên phạm vi 9 tỉnh ven biển miền Trung, bao gồm: Quảng Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Dự thảo đặt mục tiêu phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội, môi trường; xây dựng ngành tôm hùm theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường, phát huy cao lợi thế kinh tế biển của đất nước.

Đảm bảo 100% cơ sở nuôi tôm hùm tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về NTTS và từng bước được cơ quan quản lý địa phương cấp mã số nhận diện giúp truy xuất được nguồn gốc sản phẩm tôm hùm.

Tôm hùm vượt biển lớn

Về khoa học công nghệ, ưu tiên nhập công nghệ, nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ về sản xuất giống, ương nuôi tôm hùm bông, tôm hùm xanh; nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi tôm hùm thương phẩm theo hướng bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu; nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp và biện pháp phòng trị bệnh trên tôm hùm. Song song với phát triển, cần bảo vệ nguồn lợi tôm hùm giống ngoài tự nhiên: Nghiên cứu xây dựng các mô hình bảo vệ, tái tạo nguồn lợi tôm hùm giống ngoài tự nhiên và kỹ thuật khai thác bền vững tôm hùm giống.

Đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các vùng nuôi tôm hùm trên bờ được quy hoạch phát triển theo hình thức nuôi thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp trong hệ thống tuần hoàn. Ứng dụng tiến bộ của các ngành khoa học khác như tin học, công nghệ tự động hóa, nano, sinh học để tăng năng suất, sản lượng và hiệu quả nuôi tôm hùm thương phẩm. Nghiên cứu áp dụng các giải pháp kỹ thuật như thả giống cỡ lớn, nuôi tôm thành nhiều giai đoạn, thả mật độ thích hợp để nâng cao năng suất, sản lượng và đảm bảo ATTP, an toàn dịch bệnh…

Một số giải pháp thực hiện: Về hình thức nuôi, tiếp tục phát triển hình thức nuôi tôm hùm bằng lồng trên biển theo hướng bền vững, được quản lý dựa vào cộng đồng và có sự giám sát của cơ quan quản lý địa phương; đồng thời phát triển hình thức nuôi bằng thức ăn công nghiệp trong hệ thống tuần hoàn trên cơ sở chủ động về con giống, thức ăn và quản lý môi trường dịch bệnh.

PV

Nguồn: thuysanvietnam

Tôm hùm giảm “kịch sàn” với giá rẻ chưa từng có vẫn khó bán: Đâu là nguyên nhân?

Giá tôm tùm mặc dù đã giảm “kịch sàn” với giá rẻ chưa từng có, nhưng để giải cứu 1kg tôm hùm thì người mua mất cả tháng nhịn chợ đối với người có thu nhập trung bình.

Anh Nguyễn Huy Tùng, chủ cửa hàng chuyên bán hải sản tại Kim Giang (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, vào cuối tháng 2, phong trào “giải cứu” tôm hùm được đông đảo người dân Hà Nội tham gia vì đa số họ chưa từng thưởng thức tôm hùm nên háo hức “ăn cho biết”.

 tom hum giam “kich san” voi gia re chua tung co van kho ban: dau la nguyen nhan? hinh anh 1

Tôm hùm được coi là món ăn cao cấp, xa xỉ với giá thành cao chuyên phục vụ xuất khẩu và nhà hàng nay được bán tràn lan trên khắp các chợ.

“Đợt đó, cứ 2 ngày cửa hàng tôi nhập khoảng 1,5 tấn tôm hùm xanh, hàng ra đến đâu hết đến đó, không đủ cung cấp cho các mối buôn. Giá bán lẻ ra thị trường với size 3-4 con/kg ở mức 750.000 đồng/kg còn không có mà mua. Thế nhưng, hiện tại, giá tôm giảm thêm 100.000 đồng/kg mà khách không mấy mặn mà, lượng khách giảm đến 80% nên cửa hàng tôi mỗi ngày chỉ bán được khoảng 1 tạ”, anh Tùng nói.

Theo anh Tùng, lượng mua giảm vì trước đây, tôm hùm chỉ nuôi để phục vụ xuất khẩu và cung cấp cho nhà hàng phục vụ khách du lịch, những cửa hàng bán hải sản nhỏ lẻ muốn bán cũng không có. Vì vậy, khi có thông tin “giải cứu”, tôm hùm được đăng bán tràn ngập mạng xã hội và các cửa hàng bán hải sản khắp Hà Nội thì người dân đổ xô đi mua về ăn cho biết. Khi biết rồi thì dù ngon cũng sẽ không thể ăn mãi được vì dù giá rẻ đến 50% đi nữa thì tôm hùm vẫn là món ăn “thượng lưu”, giá thành cao.

 tom hum giam “kich san” voi gia re chua tung co van kho ban: dau la nguyen nhan? hinh anh 2

Theo anh Tùng, giá tôm hùm hiện tại rẻ hơn cả thời điểm “giải cứu” nhưng người tiêu dùng cũng không được mặn mà.

“Chỉ được thời gian đầu, mọi người tò mò mua về ăn thử 1-2 lần cùng với ý nghĩa giải cứu nên mặt hàng tôm hùm luôn trong trạng thái cháy hàng. Giờ thì nhà hàng, quán ăn không được phép mở cửa, xe cộ hạn chế đi lại nên lượng tiêu thụ giảm đáng kể. Trước đây, mỗi ngày có khoảng 20 đơn hàng đi tỉnh, giờ mỗi ngày được khoảng 2 đơn vì không gửi xe được, chỉ giao các đơn đặt hàng online xung quanh Hà Nội”, anh Tùng phân tích.

Kinh doanh hải sản hơn 4 năm, anh Tùng cho biết, đây là năm khó khăn nhất, không chỉ lượng tiêu thụ tôm hùm xanh bị ảnh hưởng mà các loại hải sản khác tại cửa hàng như tôm hùm bông, tôm hùm Alaska, cua hoàng đế (Kinh Carb) cũng giảm giá mà lượng tiêu thụ giảm đi rõ rệt.

 tom hum giam “kich san” voi gia re chua tung co van kho ban: dau la nguyen nhan? hinh anh 3

Giá tôm hùm xanh tại thị trường giao động từ 600-800.000 đồng/kg tùy size.

Theo quan sát, tại Hệ thống hải sản và thực phẩm sạch Sói Biển, giá tôm hùm size 3-4 con/kg đang được bán với giá 759.000 đồng/kg, giảm 140.000 đồng/kg so với tháng trước

Để tiêu thụ tôm hùm, nhà hàng lẩu Đức Trọc (Trương Định, Hà Nội) cũng đã nhận chế biến hải sản tươi và ship tận nhà bằng chính đội ngũ nhân viên của nhà hàng với giá 659.000 đồng/kg tôm hùm tươi sống

Theo chị Phạm Giang (trú tại Hoàng Mai, Hà Nội), với mức giá “giải cứu” này dù rẻ hơn trước rất nhiêu nhưng vẫn khá cao so với thu nhập và chi tiêu thường nhật của nhiều người. “Như gia đình tôi có 4 người, thu nhập của hai vợ chồng khoảng 20 triệu/ tháng thì chi phí mỗi bữa ăn chính khoảng 100.000 đồng, ăn sáng khoảng 50.000 đồng. Mỗi tháng, riêng tiền ăn là 8 triệu đồng, chưa kể các chi phí khác. Để ăn 1kg  tôm hùm với giá 650.000 đồng/kg thì đồng nghĩa với việc “nhịn” trong khoảng 3 ngày”.

 tom hum giam “kich san” voi gia re chua tung co van kho ban: dau la nguyen nhan? hinh anh 4

Thậm chí giá tôm hùm được đăng bán với giá 35.000 đồng/con, size 10-14 con/kg, 450.000 đồng/kg với size 3 con/kg.

“Dù giá rẻ nhưng đối với những người thu nhập thấp thì ăn một bữa tôm hùm vẫn là xa vời đối với họ. Với mỗi suất ăn chỉ khoảng 20.000 đồng thì 1kg tôm hùm bằng gần một tháng “đi chợ”. Trong khi đó, tôm hùm chỉ ăn chơi, không thể ăn với cơm thay thức ăn như thịt, cá, trứng… nên nhà tôi chỉ dám ăn một lần cho biết thôi, giờ có giảm nữa cũng chịu”, chị Giang phân tích.

Người tiêu dùng khi nghe cụm từ “giải cứu” thường nghĩ giá rẻ, nhưng thực tế giá tôm hùm chỉ giảm một mức nhất định ở sản phẩm tôm hùm xanh. Tại vùng nuôi thị xã Sông Cầu (Phú Yên), tôm hùm xanh cũng rớt giá xuống còn khoảng 500 nghìn/kg, thấp hơn 200-300 nghìn đồng so với trước đây. Tuy nhiên, khi đến tay người tiêu dùng thì giá tôm hùm vẫn ở mức cao, chênh lệch từ 150-200.000 đồng/kg do khâu khai thác, vận chuyển, bảo quản tốn quá nhiều chi phí.
Khánh An- http://danviet.vn/

Khánh Hòa: Thiết bị làm lạnh nước biển nuôi tôm hùm trên cạn

Một nhóm giảng viên bộ môn Kỹ thuật nhiệt lạnh, Khoa Cơ khí, Trường Đại học Nha Trang đã nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thành công thiết bị làm lạnh nước biển điều hòa nhiệt độ cho bể nuôi tôm hùm thương phẩm (gọi tắt là thiết bị làm lạnh).

Kết quả thử nghiệm cho thấy, thiết bị hoạt động ổn định, duy trì nhiệt độ nước trong bể nuôi từ 27ºC đến 28ºC, đáp ứng nhu cầu công nghệ nuôi tôm hùm thương phẩm trên cạn.

Thiết kế thiết bị làm lạnh nước biển 

Theo Thạc sĩ Lê Như Chính, những năm gần đây, do biến đổi khí hậu, bão lụt khiến nghề nuôi tôm hùm trên biển gặp nhiều khó khăn, tôm dễ lây dịch bệnh, ô nhiễm môi trường nước. Ở Việt Nam đã có một số người thử nghiệm nuôi tôm hùm thương phẩm trên cạn và cho thấy nhiệt độ thích hợp để tôm sinh trưởng tốt khoảng 27ºC đến 28ºC.

khanh hoa: thiet bi lam lanh nuoc bien nuoi tom hum tren can hinh anh 1

Thiết bị làm lạnh nước biển trong các bể nuôi tôm hùm.

Trong khi đó, vào mùa hè, nhiệt độ trong bể nuôi ban ngày có khi lên tới 32ºC đến 34ºC, dễ làm cho tôm bị chết. Để khắc phục nhiệt độ cao, người nuôi thường thả nước đá cây có bọc túi ni lông xuống bể để làm lạnh nước biển.

Tuy nhiên, cách làm này dễ làm cho tôm bị nhiễm bệnh, khó điều chỉnh được nhiệt độ nước biển trong bể và chi phí khá cao. Cùng lúc đó, Tiến sĩ Mai Duy Minh (Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3) tiến hành thực hiện đề tài cấp bộ “Nghiên cứu công nghệ nuôi thâm canh tôm hùm thương phẩm (tôm hùm bông Panulirus ornatus) bằng thức ăn công nghiệp trong hệ thống tuần hoàn.

Tiến sĩ Minh đặt vấn đề với nhóm (gồm: Trần Đại Tiến, Lê Như Chính, Huỳnh Văn Thạo) về việc thiết kế hệ thống làm lạnh nước biển trong bể, duy trì được nhiệt độ như dưới biển để tôm hùm phát triển bình thường. 

Sau khi trao đổi với Tiến sĩ Minh, nhóm tiến hành nghiên cứu và đưa ra nhiều phương án để lựa chọn nhằm tìm ra ưu và nhược điểm của thiết bị. Phương án được nhóm lựa chọn để tính toán, thiết kế và chế tạo là dàn lạnh dạng ống xoắn với ưu điểm vệ sinh dễ dàng, dễ chế tạo, sự chênh lệch nhiệt độ nước vào và ra không lớn nên không làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của tôm.

Sau hơn 1 tháng nghiên cứu, bước đầu, nhóm đã thiết kế, chế tạo thành công thiết bị làm lạnh. Theo đó, thiết bị hoạt động hoàn toàn tự động, tự điều chỉnh nhiệt độ nước trong bể ổn định thích hợp để tôm sinh trưởng tốt từ 27ºC đến 28ºC.

Kết quả khả quan

Sau khi hoàn thành, thiết bị đã được đưa vào thử nghiệm tại khu vực nuôi tôm hùm của Trung tâm Quốc gia giống hải sản miền Trung ở dốc Đá Trắng (thôn Xuân Đông, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh), Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3.

Tiến sĩ Minh cho biết: “Thiết bị hoạt động ổn định. Hàng năm, các thành viên trong nhóm định kỳ bảo trì. Thiết bị chạy trên nguồn điện 3 pha, điều chỉnh nhiệt độ làm mát nước dưới 30oC, làm ấm nước trên 25oC, đáp ứng nhu cầu công nghệ nuôi tôm hùm thương phẩm trên cạn. Đặc biệt, dàn lạnh chịu nước mặn rất tốt, ít gây ồn”.


khanh hoa: thiet bi lam lanh nuoc bien nuoi tom hum tren can hinh anh 2

Nói về quá trình nghiên cứu, Thạc sĩ Chính cho biết, khó khăn lớn nhất là dàn lạnh như thế này trên thị trường hoàn toàn chưa có bán (hoặc không đáp ứng được yêu cầu công nghệ), nhóm phải tự tính toán, thiết kế, chế tạo ra một dàn lạnh mới. Nhóm phải tính toán đưa vật liệu ống thép Inox 316L vào để vừa không bị nước biển ăn mòn, vừa hiệu quả làm lạnh nhanh nhưng không ảnh hưởng đến sự phát triển, sinh trưởng của tôm.

Ngoài ra, để đánh giá hiệu quả chi phí của thiết bị, nhóm đã sử dụng các thông số để so sánh với việc sử dụng nước đá cây làm lạnh. Theo tính toán của nhóm, chi phí làm lạnh và duy trì cho 1m3 nước biển/ngày hơn 580 đồng (thiết bị làm lạnh), còn bằng đá hơn 2.500 đồng.

Điều đó cho thấy, dùng thiết bị để điều hòa nhiệt độ nước biển cho bể nuôi tôm hùm thương phẩm trên cạn không những duy trì nhiệt độ nước biển trong bể ổn định, điều kiện vệ sinh tốt cho môi trường thích hợp để tôm sinh trưởng mà chi phí ít hơn gần 5 lần so với dùng nước đá cây.

Ngoài Trung tâm Quốc gia giống hải sản miền Trung, hiện nay, thiết bị được Công ty TNHH Thủy sản Đắc Lộc tại Phú Yên ứng dụng nuôi tôm hùm trên cạn, với kinh phí đầu tư hệ thống 450 triệu đồng. Sau gần 6 tháng lắp đặt, bước đầu thiết bị hoạt động ổn định, tôm sinh trưởng bình thường.

 “Có thể nói, đây là một sản phẩm có tính ứng dụng thực tế cao, mở ra một hướng đi mới cho nghề nuôi tôm hùm trên cạn. Mục tiêu của nhóm sắp tới là tiếp tục nhân rộng sản phẩm; đồng thời nghiên cứu nâng cấp để thiết bị có tính tự động hóa cao hơn. Ngoài ra, nghiên cứu thêm một số chất liệu làm dàn lạnh khác, phù hợp hơn với môi trường nước biển mà giá thành rẻ hơn, nhằm giảm chi phí đầu tư cho người nuôi…”, Thạc sĩ Chính nói.
Theo Khánh Hà (Báo Khánh Hòa)

Chủ cửa hàng bán hải sản ở Hà Nội chỉ dẫn bà nội trợ cách phân biệt 5 loại tôm hùm để không bị chặt chém khi đi chợ

Chị Nguyễn Như Hoa – chủ cửa hàng bán hải sản ở Láng Hạ, Hà Nội đã chỉ dẫn cách nhận biết các loại tôm hùm nhằm từ đó giúp người mua hàng mua đúng chuẩn lại tôm hùm cần mua cũng như không bị chặt chém khi đi chợ.

Thời gian gần đây, do ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, nhiều mặt hàng rớt giá thê thảm. Trong đó phải kể tới dưa hấu, thanh long, chuối, mít, và tôm hùm do không xuất khẩu được sang Trung Quốc.

Để giúp những ngư dân vượt qua giai đoạn khó khăn này, một số chuỗi cửa hàng, siêu thị đã tiên phong giải cứu tôm hùm giúp bà con ngư dân.

Trên mạng xã hội khắp nơi hô hào khẩu hiệu giải cứu tôm hùm với giá ưu đãi từ tiền triệu giảm giá hơn nửa để kích cầu tiêu dùng.

Tuy nhiên, tôm hùm hiện nay trên thị trường hải sản Việt có rất đa dạng chủng loại như tôm hùm Canada, tôm hùm bông, tôm hùm tre, tôm hùm baby, tôm hùm sen. Thực tế, tùy theo đặc điểm hình thể và màu sắc mà có tên gọi và các dấu hiệu phân biệt riêng.

Chia sẻ về cách nhận biết đúng loại tôm hùm cần mua, chị Nguyễn Như Hoa – chủ cửa hàng bán hải sản lâu năm ở Láng Hạ, Hà Nội đã chỉ dẫn cách nhận biết các loại tôm hùm nhằm từ đó giúp người mua hàng mua đúng chuẩn lại tôm hùm cần mua cũng như không bị chặt chém khi đi chợ.

Chủ cửa hàng bán hải sản ở Hà Nội chỉ dẫn bà nội trợ cách phân biệt 5 loại tôm hùm để không bị chặt chém khi đi chợ-1Chủ cửa hàng bán hải sản ở Hà Nội chỉ dẫn bà nội trợ cách phân biệt 5 loại tôm hùm để không bị chặt chém khi đi chợ-2Chủ cửa hàng bán hải sản ở Hà Nội chỉ dẫn bà nội trợ cách phân biệt 5 loại tôm hùm để không bị chặt chém khi đi chợ-3
Cách nhận biết tôm hùm nhập khẩu Canada
Trên thị trường hiện nay, rất nhiều cửa hàng hải sản có bán loại tôm hùm Canada. Đây là loại tôm hùm nhập khẩu từ vùng biển Alaska.

Những chú tôm hùm nhập khẩu Canada có hình dáng bên ngoài rất dễ nhận biết: “Nhìn vào là thấy đôi càng của chúng lớn, thân dài và có trọng lượng lớn. Thông thường 1 chú tôm nhập khẩu có trọng lượng 1 – 3 kg, có những con lên tới 5-6kg”, chị Hoa nói.

Chủ cửa hàng bán hải sản ở Hà Nội chỉ dẫn bà nội trợ cách phân biệt 5 loại tôm hùm để không bị chặt chém khi đi chợ-4
Tôm hùm nhập khẩu Canadađôi có đôi càng lớn, thân dài và có trọng lượng lớn.

Khi ăn tôm hùm nhập khẩu sẽ cảm giác giống thịt cua và không chắc như tôm hùm Việt. Tuy nhiên do giá thành của chúng khá rẻ, chỉ từ 900.000 đ – 1.200.000 đ/kg nên nhiều người vẫn mua ăn.

Cách nhận biết tôm hùm bông
Tôm hùm bông hay còn được gọi là tôm hùm sao sống chủ yếu ở vùng Nam Trung Bộ, biển Nha Trang, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Nhìn bề ngoài, những chú tôm hùm này có vỏ láng, màu xanh nước biển pha lá cây. Nhất là phần đầu và gai có đốm màu cam, giữa vỏ lưng các đốt bụng có 1 dãy ngang màu đen hoặc nâu đen tương đối rộng.

Những chú tôm hùm bông có kích cỡ lớn với chiều dài phổ biến 30 – 35 cm. Tuy nhiên trọng lượng của chúng trung bình đạt 1.5 – 1.8 kg. Cá biệt có ít con được 4 – 4.5 kg/con.

Chủ cửa hàng bán hải sản ở Hà Nội chỉ dẫn bà nội trợ cách phân biệt 5 loại tôm hùm để không bị chặt chém khi đi chợ-5
Nhìn bề ngoài, những chú tôm hùm này có vỏ láng, màu xanh nước biển pha lá cây.

“Khi ăn loại tôm hùm này, bạn sẽ thấy thịt của chúng ngon, dai, chắc và rất ngọt. Tuy nhiên chúng có giá thành khá đắt đỏ, được bán phổ biến từ 1.6 – 2.5 triệu đồng/kg tùy kích cỡ.

Cách nhận biết tôm hùm baby
Theo chị Hoa cho biết, tôm hùm baby là những chú tôm hùm có kích cỡ nhỏ, chỉ khoảng 3 – 8 con/1 kg. Tuy có kích cỡ như vậy nhưng khi ăn loại tôm hùm này cũng khá thơm ngon. Thịt của loại tôm này khá dai, chắc. Nhất là phần gạch ở phần đầu và dọc sống lưng của loại tôm này béo ngậy màu vàng ươm rất thơm ngon.

Chủ cửa hàng bán hải sản ở Hà Nội chỉ dẫn bà nội trợ cách phân biệt 5 loại tôm hùm để không bị chặt chém khi đi chợ-6Những chú tôm hùm có kích cỡ nhỏ, chỉ khoảng 3 – 8 con/1 kg.

Dù là loại tôm hùm baby nhưng giá bán của chúng luôn ở khoảng 500.000 đ – 800.000 đ/kg tùy kích cỡ to nhỏ.

Cách phân biệt tôm hùm xanh
Giống như tôm hùm baby, tôm hùm xanh cũng có kích cỡ nhỏ. Thế nhưng loại tôm này khi ăn không ngon và dai.

Nhìn hình dáng bên ngoài, tôm hùm xanh có màu xanh lá. Ở vỏ và lưng có màu xanh đậm pha viền trắng nhìn khá đẹp. Giá 1kg tôm hùm xanh tươi sống khoảng 700.000 đ/kg.

Chủ cửa hàng bán hải sản ở Hà Nội chỉ dẫn bà nội trợ cách phân biệt 5 loại tôm hùm để không bị chặt chém khi đi chợ-7Ở vỏ và lưng có màu xanh đậm pha viền trắng nhìn khá đẹp.

Cách phân biệt tôm hùm tre
Theo chủ hàng bán hải sản trên, cách nhận biết rõ nhất tôm hùm tre với các loại tôm hùm khác là chúng có màu vỏ giống như màu tre ngà.

Khi ăn tôm hùm tre, thịt sẽ khá thơm ngon, săn chắc. Loại tôm này cũng có kích cỡ vừa từ 0.4 – 1.2 kg/con và được bán với giá khá cao khoảng 800.000đ – 1.200.000đ/kg.

Chủ cửa hàng bán hải sản ở Hà Nội chỉ dẫn bà nội trợ cách phân biệt 5 loại tôm hùm để không bị chặt chém khi đi chợ-8Cách nhận biết rõ nhất tôm hùm tre với các loại tôm hùm khác là chúng có màu vỏ giống như màu tre ngà.

Ngoài chỉ dẫn cách phân biệt các loại tôm hùm như trên, chị Hoa cũng lưu ý bà nội trợ đặc biệt chú ý khi mua loại tôm này để xứng đồng tiền đã bỏ ra: “Để chọn mua một con tôm hùm ngon, bà nội trợ nên luôn chọn tôm hùm tươi ngon, còn sống. Ngoài ra nên chọn tôm có trọng lượng từ 1.3 – 1.5kg sẽ ngon nhất. Bên cạnh đó, nên chọn những chú tôm có phần khớp nối giữa đầu và mình khít nhau vì thịt của chúng vẫn còn tươi, ngon. Tuyệt đối không chọn những chú tôm hùm có càng và chân mỏng manh, đã gãy rụng hoặc bị chảy nhớt. Bởi đó là những chú tôm không còn tươi ngon nữa, không nên mua”.

Theo Nhịp Sống Việt

Tôm hùm rớt giá dịp Tết, người nuôi lỗ tiền tỷ

Thịt heo, bò, gà đều tăng giá dịp Tết nhưng giá tôm hùm liên tục giảm khiến hàng trăm hộ dân ở Khánh

Đây là diễn biến bất thường bởi những năm trước, giá tôm luôn tăng vào dịp gần Tết. Chưa kể năm nay, các thực phẩm khác như thịt heo, bò, gà đều tăng mạnh.

Ba tháng trước, giá tôm hùm ở Khánh Hòa giao động từ 700.000 đồng đến 1,2 triệu/kg. Nhưng đến giữa tháng 12/2019, giá tôm liên tục giảm, chỉ còn 550.000 đến 1,1 triệu đồng/kg. Nhiều người không dám trữ hàng vì sợ lỗ thêm.

Tôm hùm rớt giá dịp Tết, người nuôi lỗ tiền tỷ
Tôm hùm ở Khánh Hòa liên tục rớt giá dịp cận Tết. Ảnh: A.Bình.

Theo các hộ nuôi tôm hùm xanh tại phường Cam Linh, TP Cam Ranh, có ngày giá tôm thương phẩm giảm từ 5.000 đến 10.000 đồng/kg.

“Nếu giữ nguyên giá như trong năm 2019 thì chúng yên tâm, còn nay giá rớt liên tục, nhiều người vì sợ lỗ nên đã bán tôm trong bè cho dù chưa đến tuổi”, ông Nguyễn Ngọc Thanh, người nuôi tôm ở Cam Ranh, nói.

Giá tôm xuống thấp trong khi tôm giống đắt đỏ, công thợ và thức ăn cũng tăng cao. Sau 8-9 tháng chăm sóc, hộ nuôi ít cũng lỗ vài trăm triệu, còn nhiều thì lên đến cả tỷ đồng.

Theo thống kê, trên địa bàn TP Cam Ranh có khoảng 45.000 ô lồng nuôi tôm hùm. Thời gian qua số hộ nuôi tôm tiếp tục tăng nhưng thu nhập từ nghề này không còn ổn định như trước.

Giá tôm hùm giảm khiến người nuôi lâm vào nợ nần. “Một trong những nguyên nhân giá tôm giảm là do chính sách siết xuất khẩu tôm bằng đường tiểu ngạch sang Trung Quốc”, ông Lê Xuân Hoàng, Chủ tịch Hội nông dân TP Cam Ranh, cho biết.

Một lý do khác là năm nay sản lượng tôm hùm thịt ở các tỉnh Nam Trung Bộ tăng cao do không bị ảnh hưởng mưa bão. Nguồn cung dồi dào khiến giá bán tôm hùm thấp hơn mọi năm.

(Theo Zing)

 

Hy hữu ngư dân Anh bắt được tôm hùm xanh siêu quý hiếm

Tôm hùm màu xanh dương là loài vật vô cùng quý hiếm với xác suất 1/2.000.000, vậy mà một ngư dân ở Anh đã 2 lần bắt được con vật này.

Một ngư dân ở Devon Coast (Anh) vừa bắt được một con tôm hùm xanh dương quý hiếm và đặt tên nó là Lary. Sau đó, ông đã thả nó xuống biển.

Theo các ngư dân ở Anh, bắt được tôm hùm xanh thể hiện sự may mắn, hạnh phúc. Vì vậy họ sẽ thả chúng xuống biển chứ không chế biến thành món ăn. Người ngư dân cho biết: “Hy vọng một lúc nào đó có ai bắt được Lary cũng sẽ làm như tôi”.

Hy hữu ngư dân Anh bắt được tôm hùm xanh siêu quý hiếm - Ảnh 1
Hy hữu ngư dân Anh bắt được tôm hùm xanh siêu quý hiếm - Ảnh 2

Con tôm hùm quý hiếm màu xanh dương có tên là Lary mà người ngư dân ở Anh đã bắt được.

Được biết, người ngư dân nói trên đã làm nghề đánh bắt hải sản hơn 50 năm và đây là lần đầu ông bắt được con tôm hùm màu lam đậm.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng kỳ lạ trên được các nhà khoa học giải thích là do khiếm khuyết di truyền khiến loài sinh vật này sản xuất quá mức một loại protein cụ thể.

Cách đây không lâu, ông Wayne Nickerson phát hiện một con tôm hùm xanh ở vịnh Cape Cod (Mỹ). Con tôm hùm nặng 0,9kg. Đây là lần hai, ông Wayne bắt được tôm hùm xanh như vậy.

Lần trước đó ông bắt được tôm hùm xanh là năm 1990. Sau đó, ông Wayne không bán con tôm hùm xanh mà gửi đến một thủy cung ở địa phương để tiếp tục bảo tồn.

Hy hữu ngư dân Anh bắt được tôm hùm xanh siêu quý hiếm - Ảnh 3

Con tôm hùm màu xanh của ông chủ nhà hàng ở Mỹ.

Một chủ nhà hàng ở thị trấn Eastham (Mỹ) cũng đã tình cờ phát hiện một con tôm hùm màu xanh dương trong lô hàng hải sản khi mua về. Sau khi trưng bày con vật tại nhà hàng khoảng 1 tuần, ông đã tặng nó cho thủy cung St. Louis với hy vọng khi thấy con vật này, thế hệ trẻ sẽ trân trọng biển cả hơn.

Minh Khôi (T/h)

Nguồn : https://www.doisongphapluat.com/

Thị trường thắt chặt, thủy sản Việt gặp khó

(Thủy sản Việt Nam) – Năm 2019, trong khi xuất khẩu hải sản có bước tăng trưởng đáng kể thì hai sản phẩm chủ lực của thủy sản Việt Nam là tôm và cá tra đều giảm, khiến kế hoạch cả năm không hoàn thành. Nguyên nhân được cho là do biến động từ một số thị trường trọng điểm.

Thị trường biến động

Tổng cục Thủy sản cho biết, kim ngạch xuất khẩu thủy sản 10 tháng đầu năm 2019 ước đạt 7,084 tỷ USD, giảm 2% so cùng kỳ năm 2018. Trong đó tôm đạt 2,78 tỷ USD giảm 6,4% và cá tra đạt 1,64 tỷ USD giảm 10%. Còn hải sản trên 2,66 tỷ USD tăng 10% với các sản phẩm tăng cao là cá ngừ 609,6 triệu USD tăng 12,7%; cua, nghẹ, giáp xác khác 117,7 triệu USD tăng 11,5%; các loại cá khác 1,376 tỷ USD tăng 17%.

Xuất khẩu tôm giảm do một số nước trong khu vực như Ấn Độ, Ecuador … tiếp tục được mùa tôm, giá thành sản xuất thấp, nguồn cung dồi dào. Thị trường nhập khẩu tăng rào cản kỹ thuật: Trung Quốc siết chặt quản lý nhập khẩu biên mậu; tăng kiểm soát chất lượng, ATTP và truy xuất nguồn gốc trong khi nhiều doanh nghiệp nước ta chủ quan, chưa đáp ứng yêu cầu.

Đối với cá tra, kim ngạch xuất khẩu đi một số thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc bắt đầu giảm từ tháng 3/2019 do dự trữ hàng hóa khá nhiều từ cuối năm 2018. Trong nước, giá cá tra nguyên liệu duy trì ở mức cao liên tục 2 năm 2017 – 2018 đã khuyến khích sản xuất làm tăng nguồn cung, tạo xu hướng giảm giá do dư cung. Một số quốc gia như Indonesia, Trung Quốc, Bangladesh đã đầu tư phát triển cá tra, đặc biệt Indonesia bắt đầu xây dựng, quảng bá dòng cá tra sạch và chiếm lĩnh thị trường Trung Đông. Còn thị trường Ả rập – Saudi vẫn đóng cửa đối với thủy sản Việt Nam, trong đó có cá tra.

Xuất khẩu sản phẩm từ khai thác hải sản tăng mạnh so với năm 2018 do các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu có giải pháp duy trì các thị trường truyền thống (Nhật, Hàn Quốc); tìm kiếm, mở rộng thị trường mới. Có những thị trường tăng trưởng vượt bậc như cá ngừ vào thị trường Trung Quốc tăng 135%, Mỹ 58%, riêng thị trường Mỹ đã chiếm gần 44% kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng này.

Xuất khẩu cá tra không đạt kỳ vọng – Ảnh: ST

Thận trọng

VASEP dự báo cả năm 2019, xuất khẩu tôm 3,4 tỷ USD, giảm 5% so với năm 2018; xuất khẩu cá tra 2,06 tỷ USD, giảm 9%. Còn hải sản tiếp tục tăng trưởng để có thể cạnh tranh vị trí hàng đầu với tôm.

Phân tích của VASEP, tôm xuất khẩu giảm các tháng đầu năm, từ quý III/2019 đã phục hồi nhẹ gần 1% so cùng kỳ năm ngoái, sang tháng 10 tiếp tục tăng. Tính trong 9 tháng đầu năm, các thị trường điển hình tăng là Trung Quốc 7,2%, Mỹ 1%, Australia 7,3%, Đài Loan 13,9%. Đặc biệt ở thị trường Trung Quốc, tôm chân trắng tăng từ tháng 6 theo chính ngạch qua đường biển gấp khoảng 1,5 lần so với tháng trước, xu hướng này tiếp tục những tháng cuối năm; còn tôm sú hiện nay Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm 32% tổng giá trị xuất khẩu tôm sú nước ta.

Cá tra cũng phục hồi mạnh ở thị trường Trung Quốc, quý III/2019 đạt 198,3 triệu USD tăng 56,6% so với cùng kỳ. Đến nay, thị trường cá tra đứng đầu là Trung Quốc đã bỏ xa Mỹ và EU, với 450,7 triệu USD trong 9 tháng đầu năm, tăng 19,6% so với cùng kỳ. Trước đây, Việt Nam chỉ xuất khẩu cá tra nguyên con tới một số tỉnh biên giới phía Nam Trung Quốc, nay sản phẩm cá tra fillet đã có mặt tại những thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải và Đại Liên. Nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc sẽ còn cao hơn nữa.

Qua biến động, VASEP cho rằng, xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ cần thống nhất duy trì tốc độ tăng trưởng không quá lớn so với tốc độ phát triển của ngành. Nếu không, rủi ro về bị áp thuế có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, từ Chính phủ Mỹ hoặc từ nguyên đơn. Đòi hỏi sự chia sẻ vì quyền lợi chung, không vì lợi ích ngắn hạn làm ảnh hưởng toàn ngành.

Còn cá tra, cũng theo VASEP, cần có chiến lược quốc gia xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, khi thị trường đã chiếm 32% giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam và dự báo có thể tăng lên 35 %. Lệnh cấm tôm từ Ecuador vào Trung Quốc khiến ngành tôm nước này chấn động khi 50% sản lượng tôm Ecuador xuất khẩu sang Trung Quốc có thể xem là lời cảnh báo cho ngành cá tra nếu không có chiến lược lâu dài.

Cần tính toán kỹ lưỡng

Để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu trong tháng còn lại của năm, Bộ Công thương cho rằng, cần tận dụng mọi cơ hội cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, kiểm soát nhập khẩu vào Việt Nam và xử lý các vấn đề về lẩn tránh thuế, gian lận xuất xứ hàng hóa trong hoạt động xuất, nhập khẩu với thị trường Mỹ, Trung Quốc và cả các quốc gia khác. Bộ cũng khuyến cáo các doanh nghiệp cần tính toán kỹ lưỡng trong các giải pháp thúc đẩy đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất, xuất khẩu, tránh việc phát triển “quá đà”, dễ rơi vào tình trạng bị động, dư thừa sản lượng khi Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận xuất khẩu trở lại.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cũng đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp và người sản xuất thủy sản tập trung triển khai một số nội dung trọng tâm. Cụ thể là đánh giá diễn biến thị trường, đề xuất giải pháp, kịp thời thông tin, tuyên truyền để người dân biết, có kế hoạch sản xuất phù hợp. Tăng cường kiểm soát dịch bệnh trên thủy sản nuôi và công tác kiểm dịch trong xuất nhập khẩu tôm nguyên liệu, tăng cường xây dựng, phát triển vùng nuôi tôm an toàn dịch bệnh. Kiểm soát tốt chất lượng, ATTP thủy sản nguyên liệu; kiểm soát tạp chất, tồn dư hóa chất, kháng sinh trong sản phẩm tôm, góp phần đảm bảo uy tín của ngành tôm Việt Nam. Khuyến khích phát triển sản xuất thủy sản theo hướng liên kết chuỗi và áp dụng các hình thức nuôi có chứng nhận: VietGAP, GlobalGAP, ASC…

>> Theo Tổng Thư ký VASEP Trương Đình Hòeối với ngành hàng tôm, yêu cầu trước mắt lẫn dài hạn là phải tạo ra nguồn tôm sạch có chứng nhận với giá cạnh tranh. Cần sắp xếp lại vùng nuôi, tạo nên các trang trại, hợp tác xã nuôi quy mô lớn theo chuẩn nuôi quốc tế có chứng nhận. Yêu cầu dài hạn phải xây dựng cho được thương hiệu tôm Việt.

Thanh Hải

Nguồn :Thủy sản Việt Nam