Bạn tìm thông tin gì?

Category Archives: Tôm Càng Xanh

Nuôi tôm càng xanh toàn đực trên đất lúa

Khuyến nông
Cán bộ khuyến nông và nông dân đánh giá mô hình.

Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Bình đã tổng kết mô hình nuôi tôm càng xanh trên đất lúa chuyển đổi tại các huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh và Bố Trạch.

Năm 2018, Trung tâm triển khai nuôi thử nghiệm tôm càng xanh toàn đực ở vùng phá Hạc Hải của 2 xã Hồng Thủy, huyện Lệ Thủy) và Võ Ninh (huyện Quảng Ninh ).

Đến năm 2019, Trung tâm tiếp tục triển khai hỗ trợ nhân rộng mô hình nuôi tôm càng xanh tại xã Đồng Trạch (huyện Bố Trạch).

Mô hình được triển khai tại hộ ông Trần Văn Nghĩa, quy mô 1,2 ha và hộ ông Phan Văn Thanh, quy mô 0,7 ha. Các điểm nuôi đều là vùng chiêm trũng nhiễm mặn, trước đây trồng lúa nhưng hiệu quả thấp.

Cán bộ kỹ thuật Trung tâm hướng dẫn bà con tiến hành bơm cạn, tu sửa bờ ao, cống thoát nước, vét bớt lớp bùn đáy và để lại phần cỏ năn để tôm lên trú ẩn, bắt và diệt ốc, diệt cá tạp bằng thuốc Saponin, bón vôi khử trùng, sau 4-5 ngày mới tiến hành cấp nước cho ao.

Nước được lọc qua lưới lọc mịn. Sau khi cán bộ kỹ thuật kiểm tra kỹ lưỡng các thông số, yếu tố môi trường ao nuôi bảo đảm, bà con mới tiến hành thả giống.

Giống tôm càng xanh toàn đực được mua tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II, cơ cở sản xuất giống tại Bạc Liêu. Tôm giống khi thả có kích cỡ PL15, bơi lội khỏe mạnh, màu sắc tươi sáng. Mật độ thả 10 con/ m2

Sau 6 tháng thả nuôi, trọng lượng tôm thu hoạch trung bình khoảng 25 con/kg, với tỷ lệ sống trên 50%, giá bán khoảng 200.000 – 230.000 đồng/kg.

Theo các chủ hộ nuôi thì giống tôm càng xanh toàn đực phù hợp với đặc điểm sinh thái vùng nuôi nhiễm mặn. Trong quá trình nuôi, tôm sinh trưởng và phát triển tốt, chưa thấy dịch bệnh nguy hiểm xảy ra.

Nguyễn Trung Hiểu Nông nghiệp Việt Nam

Thả tôm trong ruộng lúa, không sợ hạn mặn, lợi nhuận gấp đôi

Những năm gần đây, nhiều nông dân vùng ĐBSCL đã thả nuôi tôm mỗi khi nước mặn về, trồng lúa khi mùa mưa đến để tăng giá trị sản xuất trên cùng một đơn vị diện tích. Ở một số nơi, bà con còn thả tôm càng trong ruộng lúa, tạo ra sản phẩm tôm và lúa an toàn, có giá bán cao.

Sau khi nuôi một vụ tôm, nông dân sẽ tiến hành trồng một vụ lúa hoặc kết hợp nuôi tôm càng xanh + lúa. Ảnh: Ngọc Oanh

Mùa khô năm nay, xâm nhập mặn ăn sâu vào đất liền, mức độ tàn phá hơn cả đợt hạn mặn năm 2015 – 2016 khiến nhiều nơi sản xuất và sinh hoạt khó khăn. Tuy nhiên, vẫn có những nơi người dân không cần lo chống hạn mặn, bởi họ đã tìm cách thích ứng, thuận theo sự biến đổi của thiên nhiên để tồn tại, phát triển.

Thay đổi để thích ứng

Nhận thấy tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn ngày càng gia tăng ở ĐBSCL, trong tương lai có thể có những diễn biến bất lợi hơn, nhiều địa phương vùng ĐBSCL đã chủ động liên kết với các nhà khoa học để nghiên cứu, thử nghiệm những mô hình sản xuất thích ứng với tình hình, mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực. Trong đó có thể kể đến mô hình luân canh lúa và thủy sản đang được triển khai hiệu quả tại địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Theo Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang, điểm mạnh của mô hình tôm – lúa là mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với độc canh cây lúa. Mức thu nhập trung bình của mô hình 2 vụ tôm + 1 vụ lúa đạt khoảng 100 triệu đồng/ha/năm.

Hay như mô hình canh tác lúa thông minh trên vùng đất phèn mặn thích ứng với biến đổi khí hậu, thực hiện với quy mô 234ha ở huyện Hòn Đất và Gò Quao cũng đem lại hiệu quả.

Theo đó, mô hình đã lắp đặt 8 trạm quan trắc môi trường và 7 ống cảm biến ướt khô xen kẽ, ứng dụng công nghệ điện toán đám mây, kết nối internet vạn vật để quản lý và phân phối nước trong canh tác lúa thông minh. Qua đó, nông dân có thể giám sát mực nước trên bề mặt ruộng tự động để tiết kiệm nước tưới, từ đó nâng cao thu nhập.

Mô hình thâm canh tôm – lúa ở tỉnh Cà Mau. Ảnh: C.L

Theo Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản), hình thức nuôi tôm – lúa phát triển nhanh ở ĐBSCL những năm gần đây. Nhiều nhất là Kiên Giang, hơn 83.400ha, Cà Mau trên 80.000ha, Bạc Liêu 40.000ha.

Năng suất nuôi tôm – lúa bình quân khoảng 300-500kg/ha tôm và 4-7 tấn lúa, nông dân lãi trung bình 35-50 triệu đồng/ha/năm (tính cả tôm và lúa).

Ông Nguyễn Văn Hiển – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang cho biết, giai đoạn 2016-2019, đơn vị đã thực hiện các chương trình, dự án trên cây lúa được hơn 26.000ha, gần 2.000ha tôm – lúa, cá – lúa, 500ha cây ăn trái, hơn 700 điểm chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản…

“Các mô hình trên phù hợp với chủ trương, định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị nông sản và phát triển bền vững. Có nhiều mô hình đạt hiệu quả thiết thực về kinh tế, sâu sắc về mặt xã hội như ở vùng U Minh Thượng, việc nuôi tôm, cua, cá kết hợp với trồng lúa hữu cơ có tính thân thiện môi trường cao hơn so với trồng chuyên canh, bền vững hơn về mặt kinh tế và hiệu quả đầu tư” – ông Hiển cho biết.

Ngoài mô hình tôm – lúa, bà con nông dân các vùng ven biển, có nguy cơ hạn mặn cao ở Kiên Giang còn phát triển tốt mô hình nuôi vịt biển thương phẩm, nuôi vịt kết hợp nuôi cá. Trong khi ở tỉnh Bạc Liêu, chính quyền địa phương cũng đang khuyến khích người dân thả nuôi tôm càng nuôi trong ruộng lúa.

Ông Phạm Thanh Hải – Chủ tịch UBND huyện Phước Long (Bạc Liêu) cho biết: Khi thả tôm càng trong ruộng lúa, cây lúa sẽ được chăm sóc tốt hơn do không thể dùng thuốc bảo vệ thực vật, con tôm thì được bổ sung thức ăn, phù du trong quá trình chăm sóc lúa. Theo tính toán, thu nhập của mô hình lúa, tôm càng, tôm sú trên 1ha có thể đạt 80 triệu đồng/năm.

Đề xuất chính sách cho mô hình tôm – lúa

Theo Trung tâm Khuyến nông quốc gia, mô hình canh tác tôm – lúa tại ĐBSCL là mô hình canh tác hở, hầu hết điều kiện canh tác phụ thuộc vào thời tiết khí hậu của vùng. Đa phần mô hình tôm – lúa phát triển ở nội đồng, vào mùa nắng thiếu nước, nhưng mùa mưa thì ứ đọng nước. Do đó, phát triển bền vững tôm – lúa ở ĐBSCL cần thực hiện theo hướng phát huy lợi thế điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và phù hợp với quy hoạch phát triển tôm nước lợ vùng ĐBSCL đến 2020, tầm nhìn 2030.

Ông Lê Hoàng Tùng – Phó Giám đốc Sở NNPTNT Bạc Liêu cũng cho rằng cần đẩy mạnh việc tổ chức các tổ hợp tác, HTX vùng tôm – lúa. Trong đó các mô hình HTX, tổ hợp tác sẽ là cơ sở phát triển cánh đồng lớn, giúp khắc phục được các hạn chế về giống tôm, giống lúa; hạn chế tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; thúc đẩy bà con áp dụng tiến bộ kỹ thuật theo hướng VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản.

Thương lái thu mua tôm càng xanh tại ruộng với giá 105.000 đồng/kg (ảnh Nhật Hồ)

Trên cơ sở các mô hình sản xuất thích ứng với hạn mặn đang được ứng dụng, các nhà khoa học cũng cho rằng, trước mắt các địa phương ĐBSCL cần rà soát và điều chỉnh lại quy hoạch các vùng tôm – lúa, lúa – màu, chuyên lúa phù hợp với tình hình thời tiết và điều kiện tự nhiên.

Về lâu dài, cần ban hành quy hoạch sử dụng đất thống nhất cho toàn vùng, đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng cho vùng nuôi tôm – lúa và tôm – màu tập trung; đầu tư các hệ thống trữ, bơm cấp nước ngọt để chủ động cho sản xuất; tập trung nghiên cứu, phát triển các giống lúa chịu mặn cao, phù hợp với vùng nuôi tôm lúa…

Ông Kim Văn Tiêu – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho biết: Mô hình tôm – lúa qua sản xuất thực tế đã chứng minh tính thích với ứng biến đổi khí hậu, có khả năng phát triển trong điều kiện nước biển xâm nhập, bảo vệ môi trường; sản phẩm lúa an toàn vì nông dân ít hoặc không dùng thuốc bảo vệ thực vật… Để nâng cao hiệu quả mô hình, nông dân cần quan tâm ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là hình thức nuôi tôm 2 giai đoạn nhằm cải tạo đất cắt mầm bệnh, tăng hiệu quả mô hình.

Mạnh Hùng – Thiên Hương

Nguồn :https://baotuoitre.com/

Bến Tre: Nuôi xen canh tôm càng xanh toàn đực – lúa thích ứng biến đổi khí hậu

Những năm gần đây tình hình biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng phức tạp và Bến Tre được xác định là một trong các tỉnh của Việt Nam chịu ảnh hưởng biến đổi khí hậu rõ nét nhất.

Mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực xen lúa phù hợp trong điều kiện biến đổi khí hậu

Trước tình hình đó, nhiều chương trình, dự án, mô hình sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu đã được triển khai, nhân rộng, trong đó có mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực xen ruộng lúa.

Hiện nay, huyện Thạnh Phú có khoảng 1.000 ha canh tác lúa – tôm càng xanh, trong đó lúa – tôm càng xanh toàn đực là 700 ha. So với tôm càng xanh thường thì hiệu quả mô hình lúa – tôm càng xanh toàn đực tăng khoảng 30%, giá cả ổn định ở mức cao, dao động 100.000 – 400.000 đồng/kg tùy theo cỡ tôm, thị trường tiêu thụ luôn ổn định. Thấy được hiệu quả trên, các hộ dân vùng tôm – lúa cũng đã chuyển sang sử dụng giống tôm càng xanh toàn đực.

Đối chiếu với các hộ dân ngoài mô hình, sau 6-8 tháng nuôi, lợi nhuận các hộ trong mô hình cao hơn 50-60 triệu/ha. Năng suất lúa đạt 3-4 tấn/ha, tăng khoảng 10% do áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, bón phân cân đối và hợp lý, không sử dụng thuốc hóa chất và bán được giá cao. Năng suất tôm đạt 550-600 kg/ha, tỷ lệ sống trên 60%, cỡ tôm 35-40 g/con, hệ số thức ăn ≤ 1. Sản lượng tăng khoảng 30% do áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, áp dụng kỹ thuật bẻ càng, sử dụng thức ăn công nghiệp có độ đạm cao, định kỳ thay nước trong quá trình nuôi.

Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc do không áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới nên tỷ lệ sống thấp, kích cỡ tôm thu hoạch nhỏ, năng suất và giá bán thấp. Mặt khác việc bón phân thiếu cân đối đã làm chi phí sản xuất tăng lên. Chính vì vậy hiệu quả kinh tế của các hộ ngoài mô hình là không cao. Vì vậy, để chuẩn bị cho những mùa vụ nuôi đạt hiệu quả, Trung tâm Khuyến nông Bến Tre thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi tôm càng xanh toàn đực – lúc cho hộ dân trước khi xuống giống. Ngoài ra, Trung tâm Khuyến nông Bến Tre còn tổ chức hội thảo nhân rộng mô hình cho nông dân trong và ngoài tỉnh. Từ đó nông dân được cập nhật những tiến bộ kỹ thuật mới, chia sẻ những kiến thức với các nhà khoa học, các chuyên gia và những kinh nghiệm thực tế sản xuất trong quá trình thực hiện mô hình.

Mô hình “Nuôi xen canh tôm càng xanh toàn đực – lúa” trong điều kiện biến đổi khí hậu bước đầu đã mang lại hiệu quả và hướng đến nhân rộng mô hình ra toàn tỉnh nhằm giúp tăng thu nhập cho người nông dân. Mặt khác, mô hình này cũng đã hạn chế những tác động tiêu cực tới môi trường xung quanh giúp giữ vững và mở rộng thương hiệu “Lúa – gạo sạch Thạnh Phú” vốn đã được xây dựng trong nhiều năm qua. Qua đó, từng bước hướng đến xây dựng một nền sản xuất hàng hóa sạch góp phần thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh nhà trong điều kiện thích ứng với biến đổi khí hậu.

TTKNQG

Theo : https://www.mard.gov.vn/

Tại sao tôm càng xanh chưa thể sánh được với tôm thẻ và tôm sú?

Tôm càng xanh
Tôm càng xanh.

Các mô hình nuôi tôm càng xanh hiện nay cho kết quả rất khả quan, vậy tại sao con tôm càng vẫn chưa thể trở thành đối tượng nuôi chủ lực?

Cùng với tôm thẻ chân trắng và tôm sú thì tôm càng xanh (Macrobrachium rosebergii) là loài được nuôi và tiêu thụ rộng rãi trên toàn thế giới. Nhờ vào đặc tính vượt trội là lớn con và có nhiều thịt, mà các hệ thống nuôi tôm càng xanh ở Việt Nam ngày càng được mở rộng đáng kể. Có thể kể đến các mô hình luân canh hay xen canh với cây lúa đều cho kết quả rất khả quan. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, tôm càng xanh vẫn chưa thể sánh ngang tầm với tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Vậy thì nguyên nhân là do đâu?

Tôm càng xanh là loài thủy sản nước ngọt nhưng hiện nay đã được thuần hóa và sinh trưởng tốt trong nước lợ. Vòng đời tôm càng xanh rất đặc biệt. Tôm bắt cặp giao vỹ ở nước ngọt, sau 23 ngày ôm trứng, con cái ra nước lợ phóng thích trứng và nở ra ấu trùng. Giai đoạn 20-35 ngày sau khi nở, tôm sống trong nước lợ (10-14‰). Từ giai đoạn tôm bột sẽ bắt đầu di cư sống ở nước ngọt dần đến khi tôm trưởng thành hoàn toàn là nước ngọt. Tôm càng xanh thích nền đáy sạch, nước chảy và thay đổi thường xuyên. Tôm thường chui rúc vào các bụi rậm, cây cỏ để tránh dòng nước mạnh và để kiếm ăn.

Ở Việt Nam, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tôm càng xanh được nuôi chủ yếu bằng hình thức xen canh với cây lúa và được xem như là đối tượng thủy sản nước ngọt xuất khẩu chủ lực. Mặc dù năng suất là chưa cao, nhưng tôm càng xanh cũng đã đóng góp phần đáng kể vào lợi nhuận của nông dân so với chỉ làm lúa một cách đơn thuần. Vì vậy mà diện tích nuôi đang bắt đầu tăng lên trong những năm gần đây. Có rất nhiều thách thức đang được đặt ra với nghề nuoi tôm càng xanh bao gồm mật độ thả thưa, thời gian nuôi kéo dài, thị trường tiêu thụ nội địa thì giá cả thường bấp bênh và đặc biệt là thiếu hụt nguồn giống toàn đực chất lượng cao.

Khi tôm đạt kích thước 35-50g, tôm đực có tốc độ tăng trưởng và kích thước tối đa lớn hơn so với tôm cái, tôm đực có thể đạt chiều dài tối đa 32cm, trong khi con cái đạt 25cm. Ngoài ra, sự phân đàn khá rõ kể cả trong cùng nhóm giới tính. Trong đó, cá thể có càng màu xanh tăng trưởng nhanh nhất, tiếp theo là cá thể có càng màu cam và chậm nhất là những con tôm đực nhỏ. Trong cùng một đàn, nuôi chung tôm đực với tôm cái, tôm đực lớn hơn rất nhiều so với tôm cái do con cái sinh sản rất sớm và nhiều lần nên phải cung cấp dinh dưỡng cho trứng, những con tôm lớn sẽ ăn tôm nhỏ hơn, giành ăn với nhau khiến cho tốc độ tăng trưởng không đồng đều và làm cho năng suất thấp.

Tuy nhiên có khá nhiều phương pháp để chuyển đổi giới tính cho tôm bao gồm dùng hormon để tác động theo hướng đực hóa  khi tôm chưa biệt hóa giới tính; tạo con cái giả với kiểu gen của con đực, cho sinh sản với con đực bình thường, sinh ra một đàn con toàn đực; loại bỏ hẳn tuyến đực trước khi tôm kịp biệt hóa giới tính và can thiệp sâu vào bộ gen của tôm. Ở đây phương pháp can thiệp vào bộ gen là có kết quả tốt nhất. Tuy vậy phương pháp trên chỉ dừng lại ở mức độ thử nghiệm mà chưa được áp dụng rộng rãi, nên nguồn giống toàn đực chất lượng đã hiếm lại càng khó tìm kiếm hơn.

Ngoài ra một trong những khó khăn lớn nửa là do nếu bắt buộc phải có những con giống tốt thì các trại tôm càng xanh phải chọn địa điểm phù hợp và áp dụng kỹ thuật khá cao cùng với nguồn vốn lớn. Do vòng đời của chúng khá đặc biệt, phải đẻ ở cửa sông với độ mặn không quá 14‰, nếu trên mức đó thì trứng hư. Hơn nửa là trong quá trình nuôi, tôm rất dễ bị đồng loại ăn thịt khi lột xác và chúng có tính chiếm hữu cao, khó nuôi thâm canh, tỉ lệ phân đàn lại rất lớn.

Với những khó khăn hiện tại thì có lẽ còn rất lâu tôm càng xanh mới vươn mình ngang hàng với tôm thẻ chân trắng hay tôm sú được. Tuy nhiên nguồn con giống toàn đực chất lượng cũng đang được cho sinh sản nhân tạo và bước đầu có nhiều thành công nhất định. Nhiều nguồn đầu ra qua việc xuất khuẩn cũng hứa hẹn mang đến sự yên tâm nhất định cho người nuôi về giá cả. Việc rà soát lại quy hoạch và đầu tư hạ tầng vùng nuôi tập trung cũng sẽ đem lại nhiều hướng mới cho sự phát triển của con tôm càng xanh ở nước ta.

Hà Tử  Tépbạc

Quảng Bình: Trúng đậm tôm càng xanh

Nuôi tôm càng xanh
Tôm càng xanh phù hợp với đặc điểm sinh thái vùng nuôi nhiễm mặn.

Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Quảng Bình đã tổ chức hội nghị tổng kết mô hình nuôi tôm càng xanh trên đất lúa chuyển đổi tại huyện Bố Trạch. Đây là đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao.

Năm 2018, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Bình đã triển khai nuôi thử nghiệm tôm càng xanh ở vùng phá Hạc Hải của 2 xã Hồng Thủy (huyện Lệ Thủy) và xã Võ Ninh (huyện Quảng Ninh), nhận thấy tôm càng xanh thích nghi tốt với điều kiện khí hậu của tỉnh, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Để khuyến cáo người dân chuyển đổi vùng đất nhiễm mặn trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi tôm càng xanh, năm 2019, Trung tâm đã tiếp tục triển khai hỗ trợ nhân rộng mô hình nuôi tôm càng xanh tại xã Đồng Trạch (huyện Bố Trạch).

Sau khi thẩm định thực tế địa điểm nuôi, Trung tâm đã ký hợp đồng trực tiếp triển khai mô hình nuôi tôm càng xanh với hộ ông Trần Văn Nghĩa, quy mô 12.000m2 và hộ ông Phan Văn Thanh, quy mô 7.000m2. Điểm nuôi là vùng chiêm trũng nhiễm mặn, trước đây trồng lúa nhưng hiệu quả thấp.

Ao cũ của các hộ tham gia mô hình được cán bộ kỹ thuật Trung tâm hướng dẫn tiến hành bơm cạn; tu sửa lại bờ ao, cống cấp thoát nước; vét bớt lớp bùn đáy, cỏ cây và để lại phần cỏ năn để tôm lên trú ẩn; bắt và diệt ốc, diệt cá tạp bằng thuốc Saponin; bón vôi khử trùng.

Sau 4-5 ngày mới tiến hành cấp nước cho ao; nước được lọc qua lưới lọc mịn. Sau 3-4 ngày, cán bộ kỹ thuật kiểm tra kỹ lưỡng các thông số, yếu tố môi trường ao nuôi đảm bảo mới tiến hành thả giống.

Giống tôm càng xanh toàn đực được mua tại Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, cơ cở sản xuất giống đóng ở tỉnh Bạc Liêu. Tôm giống khi thả có kích cỡ PL15, bơi lội khỏe mạnh, màu sắc tươi sáng. Mật độ thả 10 con/m2, số lượng giống thả 190.000 con/2 hộ.

Sau 6 tháng thả nuôi, hiện trọng lượng tôm thu hoạch trung bình khoảng 25 con/kg, với tỷ lệ sống trên 50%, giá bán khoảng 200.000 -230.000 đồng/kg.

Theo ông Trần Văn Nghĩa, chủ hộ nuôi thì tôm càng xanh phù hợp với đặc điểm sinh thái vùng nuôi nhiễm mặn. Trong quá trình nuôi, tôm sinh trưởng và phát triển tốt, chưa thấy dịch bệnh nguy hiểm xảy ra.

Theo Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh thì mô hình triển khai đạt mục tiêu đề ra, qua theo dõi cho thấy tôm càng xanh hoàn toàn phù hợp với điều kiện nuôi của tỉnh, là đối tượng có giá trị kinh tế.

Thùy Trang Dân Việt

Nuôi tôm càng xanh xen với lúa, nông dân miền Tây thu lời trăm triệu

Một gia đình nông dân tỉnh Kiên Giang vừa thu hoạch vụ tôm càng thả xen canh với lúa. Chỉ tốn vài triệu đồng tiền giống, sau vài tháng hộ này thu về gần 100 triệu đồng.

Nuoi tom cang xanh xen voi lua, nong dan mien Tay thu loi tram trieu hinh anh 1 tomcang0006_zing.jpg
Gia đình bà Hồ Mỹ Hà, ngụ xã Đông Hưng, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang vừa thu hoạch vụ tôm càng xanh. Diện tích cánh đồng thả nuôi khoảng 2,5 ha, xen canh với trồng lúa. Sau 5 tháng, hộ nông dân này thu hoạch gần 1 tấn tôm. Chi phí chỉ vài triệu tiền giống, không chăm sóc, nhiều người bất ngờ vì vụ nuôi thành công của bà Hà. Họ bảo nhau đây thật sự là một vụ mùa hời kiểu “ông bà đãi cho”.
Nuoi tom cang xanh xen voi lua, nong dan mien Tay thu loi tram trieu hinh anh 2 tomcang0003_zing.jpg
Kinh tế chính của cánh đồng này là trồng lúa. Việc nuôi tôm được kỳ vọng góp phần thêm chút thu nhập để bù vào tiền thuê nhân công cho vụ lúa.
Nuoi tom cang xanh xen voi lua, nong dan mien Tay thu loi tram trieu hinh anh 3 tomcang0004_zing.jpg
Tôm càng xanh là loại tôm nước ngọt khá dễ nuôi. Nông dân chỉ việc mua giống và thả xuống cánh đồng. Thời gian sinh trưởng của loại thủy sản này khoảng 5-6 tháng. Trong thời gian này, tôm tìm thức ăn tự nhiên, không phải cho ăn như cách nuôi công nghiệp.
Nuoi tom cang xanh xen voi lua, nong dan mien Tay thu loi tram trieu hinh anh 4 tomcang0005_zing.jpg
Giá tôm bán tại nơi thu hoạch khoảng 100.000 đồng/kg. Nhiều người cho biết, mức giá này giảm khoảng 15-20% so với thời điểm trước Tết. Với gần 1 tấn tôm, gia đình bà Hà có thêm thu nhập khoảng 100 triệu đồng.
Nuoi tom cang xanh xen voi lua, nong dan mien Tay thu loi tram trieu hinh anh 5 tomcang0002_zing.jpg
Sản lượng thu hoạch lớn khiến nhiều người bất ngờ, gia chủ phấn khởi. Họ nói đây là mùa vụ đáng nhớ, sẽ rút kinh nghiệm để canh tác trong những năm tiếp theo.
Nuoi tom cang xanh xen voi lua, nong dan mien Tay thu loi tram trieu hinh anh 6 tomcang0009_zing.jpg
Khá đông phụ nữ cùng phân loại tôm để bán lẻ, số còn lại được bán cho thương lái. Các hoạt động này diễn ra nhanh chóng vì dưới ánh nắng, tôm dễ chết và giảm giá trị.
Nuoi tom cang xanh xen voi lua, nong dan mien Tay thu loi tram trieu hinh anh 7 tomcang0007_zing.jpg
Khoảng 90% sản lượng thu hoạch được bán cho thương lái. Sau khi phân loại, tôm được rửa sạch và cho vào các thùng nhựa lớn để chạy oxi. Nhờ đó tôm có thể sống trong nhiều giờ, thuận lợi cho việc vận chuyển và kinh doanh.
Nuoi tom cang xanh xen voi lua, nong dan mien Tay thu loi tram trieu hinh anh 8 tomcang0008_zing.jpg
Tôm càng xanh tươi sống là một trong số các mặt hàng thủy sản được nhiều người tin tưởng chuộng mua. Tôm sinh trưởng trong môi trường tự nhiên và hoàn toàn không có tạp chất.
Nuoi tom cang xanh xen voi lua, nong dan mien Tay thu loi tram trieu hinh anh 9 tomcang0001_zing.jpg
Không riêng gia đình bà Hà, toàn xã Đông Hưng có hàng chục hộ thả tôm càng kết trồng lúa. Đây là cách làm được khuyến khích nhân rộng để nông dân tăng thu nhập.

Nguồn : https://news.zing.vn/

Nuôi tôm càng xanh cho lãi lớn

Những năm gần đây,  nông dân xã Trà Cổ, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai đã phát triển mô hình nuôi tôm càng xanh. Nhờ nguồn nước tự nhiên sạch nên tôm phát triển nhanh và thịt có độ ngon, ngọt hơn so với tôm những vùng khác, giá bán cũng cao hơn.

 

Các hộ nuôi tôm càng xanh ở Trà Cổ áp dụng quy trình chăm sóc truyền thống, ít phụ thuộc vào thức ăn công nghiệp. Để tôm béo chắc, thịt ngon, các hộ nuôi thường dùng hạt bắp ngô trộn chung các loại cá nhỏ rồi, nấu chín, thả xuống ao cho tôm ăn.

Từ đầu năm 2019, để đảm bảo nguồn hàng chất lượng cao cho thị trường, các hộ nuôi tôm càng xanh Trà Cổ đã chuyển qua sản xuất theo mô hình VietGAP. Đến nay, cả xã có khoảng 54 ha nuôi tôm càng xanh, trong đó trên 30ha tôm VietGAp và đã thành  lập được tổ hợp tác thủy sản, cùng hỗ trợ nhau phát triển sản xuất, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm. Trung bình 1ha nuôi tôm càng xanh sau 8 tháng nuôi sẽ cho thu hoạch 2,5 tấn tôm, với giá bán bình quân 200 nghìn đồng/ kg, trừ chi phí cho thu lãi 300 triệu đồng.

Theo chuyên mục Vàng trong đất/TTV