Bạn tìm thông tin gì?

Category Archives: Các loại tôm

“Tôm vua, cua chúa” nhập khẩu “cháy hàng” dịp Tết dương lịch

Nếu như chỉ 1 tháng trước Tết dương lịch, giá tôm hùm Alaska dao động từ 1 triệu – 1,1 triệu/kg, cua hoàng đế nhập khẩu Canada giá từ 1,2 – 1,4 triệu/kg thì những ngày cận Tết dương lịch, giá mỗi loại hải sản nhập khẩu cao cấp này đều tăng từ 100.000 – 200.000 đồng/kg mà vẫn không đủ hàng cung cấp cho khách hàng.

Chị Phương Mai (Hải Phòng) cho biết, dịp Tết dương lịch năm nay chỉ được nghỉ 1 ngày, nên nhà chị không đi chơi đâu mà gọi bạn bè đến tụ tập ăn uống cho vui. “Tuy là Tết tây nhưng cũng là những ngày cuối năm, chúng tôi quan điểm phải ăn uống thật linh đình để chia tay năm cũ. Thế nên vừa rồi tôi đặt 12kg tôm hùm Alaska, trong đó có 1 con nặng đến hơn 5kg cho hoành tráng”, chị Mai cho biết.

"Tôm vua, cua chúa" nhập khẩu “cháy hàng” dịp Tết dương lịch - 1

Tôm hùm Alaska nặng hơn 5kg cho bữa tiệc tất niên

Theo chị  Mai, “giá tôm đợt này tăng cao, lên đến 1,3 triệu/kg tôm sống, mà tôi phải đặt hàng trước cả tuần mới có. Vì lấy nhiều, tôi được đại lý bán bớt giá một chút, tính ra riêng tiền tôm khoảng hơn 15 triệu cho 15 người ăn, chưa tính chi phí các thực phẩm khác!”

Trao đổi với chị Thu Trang, nhân viên của một công ty chuyên cung cấp hải sản nhập khẩu, chị cho biết, thường vào các dịp lễ tết, sức tiêu thụ các mặt hàng hải sản nhập khẩu cao cấp tăng mạnh. Dịp Tết dương lịch năm nay, công ty chị đã có kế hoạch nhập số lượng lớn tôm hùm Alaska và cua hoàng đế từ Canada, nhưng nguồn hàng rất khan, không có hàng để nhập, bởi thị trường Trung Quốc thời điểm này cũng đang nhập tôm hùm ồ ạt.

"Tôm vua, cua chúa" nhập khẩu “cháy hàng” dịp Tết dương lịch - 2

Cua hoàng đế tăng 100.000 – 200.000 đồng/kg vẫn cháy hàng

“Thường 1 tuần công ty tôi có 2 đợt hàng về, mỗi đợt khoảng nửa tấn. Gần Tết dương lịch, số lượng mỗi đợt tăng thêm vài trăm cân mà vẫn không đủ cung cấp cho khách và đại lý bán lẻ. Chính vì vậy, nếu như khoảng 1 tháng trước, công ty tôi bán tôm hùm Alaska giá 1.050.000 đồng/kg thì bây giờ giá đã lên 1.300.000 đồng/kg. Tương tự, cua hoàng đế giá 1.200.000 đồng/kg thì nay đã lên 1.450.000 đồng/kg”, chị Trang cho biết.

Ngoài tôm hùm Alaska và cua hoàng đế, chị Trang cho biết các loại hải sản khác như hàu, cá tuyết đen, thịt điệp hồng Canada, sò điệp Hokkaido, bào ngư Hàn Quốc, bào ngư Úc… cũng bán rất chạy dịp này, dù giá tăng cao. “Hồi tháng 11 giá hàu sữa Canada size 4-6 con một cân chỉ khoảng 80.000 – 100.000 đồng/con, thì nay lên tới 150.000 đồng/con rồi, mà vẫn không đủ hàng bán cho khách”, chị Trang chia sẻ.

Nguồn : http://danviet.vn

Bắt được tôm hùm bạch tạng quý hiếm nhất thế giới

Tôm hùm bạch tạng có tỷ lệ 1/ 1 triệu cá thể nhưng khả năng gặp nó còn nhỏ hơn rất nhiều con số trên.

Một con tôm hùm bạch tạng được bắt bởi ngư dân ở Yorkshire, Mỹ đang được trưng bày trước công chúng trước khi thả lại biển vào năm 2020.

Con tôm hùm bạch tạng vừa bắt được đang được trưng bày trước khi thả về biển

Ngay khi bị bắt, con tôm hùng đặc biệt này đã gây sốc cho người bắt được nó. Người ngư dân bắt được ‘của quý biển cả’ này tại Scarborough, nhiều thuỷ cung và nhà hàng tìm cách mua lại nó nhưng không thành.

Không bán lấy tiền nhưng ngư dân này đã quyết định sẽ thả nó lại đại dương trong những ngày đầu năm 2020. Tôm hùm bạch tạng có màu đặc biệt là do một tình trạng đột biến di truyền khiến nó có rất ít hoặc không có sắc tố trong vỏ.

Các cơ quan bảo tồn động vật cũng cho biết họ chưa từng thấy một con tôm hùm nào tương tự trước đây. Tôm hùm bạch tạng vô cùng quý hiếm.

Tôm hùm thường có màu nâu hoặc xám giúp chúng có thể nguỵ trang dưới đáy biển. Người ta từng bắt được tôm hùm màu cam, màu xanh.

Đây là loài tôm hùm quý hiếm nhất thế giới

Tôm hùm bạch tạng có tỷ lệ 1/ 1 triệu cá thể nhưng khả năng gặp nó còn nhỏ hơn rất nhiều con số trên. Chính vì thế, nó được coi là tôm hùm hiếm nhất trên thế giới.

Lần gần nhất người ta bắt được tôm hùm bạch tạng là ở ngoài khơi đảo Achill, Ireland năm 2017. Con tôm hùm này sau đó được tặng cho một thuỷ cung ở địa phương.

Theo Anh Minh/Đất Việt

Bảng giá tôm Thẻ chân trắng ngày 30/12/2019

 

STT Tôm đạt size(con/kg) Giá thị trường(vnd)
01 25 195.000
02 30 175.000
03 40 144.000
04 50 130.000
05 60 120.000
06 70 115.000
07 80 110,000
08 90 106.000
09 100 103.000
10 110 87,000
11 120 86,000
12 130 82,000
13 140 77,000
14 150 74,000
15 160 70,000
16 170 69,000
17 180 68,000
18 190 67,000
19 200 66,000
20 210 64,000
21 220 62,000
22 230 60,000
23 240 58,000
24 250 56,000
25 251/300 38,000 (dạt nhỏ 26,000đ)

Tình hình thị trường giá tôm có hướng giảm 2000-3000/kg so với tuần trước.

Săn tôm càng xanh mùa nước rút, thu bội tiền

Khi nước rút hết chân ruộng, tôm càng xuống mương, đó là lúc người dân “săn” tôm càng xanh. Trước đây tôm càng xanh sống tự nhiên trong ruộng lúa, ngày nay tôm càng được người dân Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang nuôi trong ruộng lúa. Diện tích tôm càng xanh trong ruộng lúa tại Cà Mau lên đến 16.000ha, Bạc Liêu trên 8.000ha. Nguồn thu từ tôm càng xanh không nhỏ đối với người dân nơi đây.

Lúa vàng đồng, nước rút khô cũng là lúc tôm càng xuống mương (ảnh Nhật Hồ)
Lúa vàng đồng, nước rút khô cũng là lúc tôm càng xuống mương (ảnh Nhật Hồ)
Tôm càng gọi là nuôi trong ruộng lúa, nhưng người dân không cho ăn, sau 4 đến 5 tháng đã có thể thu hoạch (ảnh Nhật Hồ)
Tôm càng nuôi trong ruộng lúa, nhưng người dân không cho ăn, sau 4 đến 5 tháng đã có thể thu hoạch (ảnh Nhật Hồ)
Bắt tôm càng trên ruộng lúa (ảnh Nhật Hồ)
Bắt tôm càng trên ruộng lúa (ảnh Nhật Hồ)
Bắt tôm càng đòi hỏi có nhiều người tham gia (ảnh Nhật Hồ)
Bắt tôm càng đòi hỏi có nhiều người tham gia (ảnh Nhật Hồ)
Bắt tôm càng trong ruộng lúa tại huyện Phước Long, Bạc Liêu (ảnh Nhật Hồ)
Bắt tôm càng trong ruộng lúa tại huyện Phước Long, Bạc Liêu (ảnh Nhật Hồ)
Thu hoạch tôm càng có thêm một nguồn thu nhập đáng kể (ảnh Nhật Hồ)
Thu hoạch tôm càng giúp người dân có thêm một nguồn thu nhập đáng kể (ảnh Nhật Hồ)
Bắt tôm càng mùa nước rút (ảnh Nhật Hồ)
Bắt tôm càng mùa nước rút (ảnh Nhật Hồ)
Tôm càng đầu vụ loại nhất thương lái mua với giá 80.000 đồng/kg (ảnh Nhật Hồ)
Tôm càng đầu vụ loại nhất thương lái mua với giá 80.000 đồng/kg (ảnh Nhật Hồ)
NHẬT HỒ
Nguồn : https://laodong.vn/

6 con tôm hùm có màu sắc cực dị, có loại 100 triệu con mới có 1

Nếu tôm hùm bình thường đã đắt đỏ thì 6 con tôm hùm với những màu sắc vô cùng kỳ lạ dưới đây sẽ khiến bạn phải giật mình thảng thốt về mức độ quý hiếm và giá trị của nó.

6 con tom hum co mau sac cuc di, co loai 100 trieu con moi co 1 hinh anh 1

Do bị đột biến nên 6 chú tôm hùm dưới đây có màu sắc vô cùng kỳ lạ khiến nhiều người ngỡ ngàng khi nhìn thấy.

1. Tôm hùm xanh neon 

6 con tom hum co mau sac cuc di, co loai 100 trieu con moi co 1 hinh anh 2

Vào tháng 5/2016, hai ngư dân người Canada đã vô cùng ngạc nhiên và vui mừng khi bắt được 2 chú tôm hùm xanh neol ở ngoài khơi bờ biển Nova Scotia.

6 con tom hum co mau sac cuc di, co loai 100 trieu con moi co 1 hinh anh 3

Đáng chú ý, sau khi nghiên cứu về 2 chú tôm hùm này, các nhà khoa học đã kết luận 1 trong 2 con bị đột biến di truyền. Điều này đồng nghĩa với việc cha hoặc mẹ của nó cũng có màu xanh tương tự.

2. Tôm hùm đỏ 

6 con tom hum co mau sac cuc di, co loai 100 trieu con moi co 1 hinh anh 4

Theo các nhà khoa học, chú tôm hùm đỏ này là một trong những cá thể hiếm nhất thế giới khi tỷ lệ xuất hiện của chúng chỉ là 1 phần 1 triệu.

3. Tôm hùm vàng

6 con tom hum co mau sac cuc di, co loai 100 trieu con moi co 1 hinh anh 5

Vào năm 2014, một siêu thị ở Mỹ đã cho trưng bày chú tôm hùm có màu vàng này. Tuy nhiên, nó không được bán, mà chỉ để cho mọi người ngắm và được trả về tự nhiên sau đó không lâu.

Hay gần đây nhất, năm 2017, ngư dân Bill Porter ở Massachusetts nước Mỹ, bắt được con tôm vàng và quyết định đem tặng công viên thủy sinh New England.

Theo công viên thủy sinh, tỷ lệ tôm hùm vàng trong tự nhiên ước tính chỉ khoảng 1/30 triệu.

4. Tôm hùm 2 màu 

6 con tom hum co mau sac cuc di, co loai 100 trieu con moi co 1 hinh anh 6

Tháng 9 vừa qua, một ngư dân ở ngoài khơi Maine, Mỹ, mới đây đã bắt được một con tôm hùm cực kỳ hiếm với hai tông màu khác nhau.

6 con tom hum co mau sac cuc di, co loai 100 trieu con moi co 1 hinh anh 7

Màu sắc của con tôm hùm được chia làm hai phần đều nhau theo chiều dọc, một phần có màu tối, phần có màu sáng. Màu sắc đặc biệt chỉ có 1 trong 50 triệu con tôm hùm này là do đột biến gen, nhà khoa học người Mỹ Matt Thaluhauser cho biết.

6 con tom hum co mau sac cuc di, co loai 100 trieu con moi co 1 hinh anh 8

Ngư dân Daryl Dunham nói tìm thấy tôm hùm hai màu cực hiếm gần Stonington, phía tây nam cảng Bar. Ngư dân này liền đem con tôm hùm đến cho trung tâm hải dương học Maine.

5. Tôm hùm màu kẹo bông

John McInnes, người bắt tôm hùm ở Maine, khá có duyên trong việc bắt các loài giáp xác màu sắc khác lạ. Anh đã 2 lần bắt được cùng một con tôm hùm màu kẹo bông quý hiếm.

6 con tom hum co mau sac cuc di, co loai 100 trieu con moi co 1 hinh anh 9

Con tôm hùm đặc biệt này có vỏ màu tím, xanh và hồng rực rỡ, nổi bật giữa các con tôm hùm màu nâu khác. Anh McInnes đang để con tôm hùm trong bể nước và hy vọng có thể tặng nó cho một thủy cung.

Hầu hết tôm hùm Mỹ có màu xanh lục đậm đến nâu xanh, theo Viện Tôm hùm thuộc Đại học Maine. Một khiếm khuyết di truyền sẽ khiến cho tôm hùm sinh ra loại protein tạo nên màu sắc khác thường, chẳng hạn như màu xanh, vàng, cam hoặc thậm chí là nhiều màu sắc phối hợp. Tuy nhiên, điều này là khá hiếm. Màu sắc sặc sỡ sẽ khiến tôm hùm khó trốn tránh kẻ săn mồi hơn.

6. Tôm hùm bạch tạng 

6 con tom hum co mau sac cuc di, co loai 100 trieu con moi co 1 hinh anh 10

Cách đây chưa lâu, 2 ngư dân ở Anh đã bắt được một chú tôm hùm bạch tạng ở ngoài khơi bờ biển Dorest.

Được biết, tôm hùm hiếm nhất là tôm hùm trắng hoặc bạch tạng, có tỷ lệ 1 trên 100 triệu con.

(Theo Dân Việt)

i giật mình thảng thốt về mức độ quý hiếm và giá trị của nó.

Xuất khẩu chính ngạch – Gỡ khó cho thị trường tôm hùm

VTV.vn – Thị trường tôm hùm đã đảo chiều, tăng giá trở lại từ khoảng 1 tháng nay nhưng nghịch lý là ở chỗ nhiều người nuôi không có tôm để bán.

Tôm hùm bông giờ đã ở mức 1,3 – 1,4 triệu đồng mỗi kg. Tôm hùm xanh dao động từ 700 – 800 ngàn đồng. So với hồi giữa năm, giá tôm hùm hiện tại đã tăng trên dưới 200 ngàn đồng.

Nhiều người nuôi tôm hùm tiếc nuối khi không còn tôm để bán. Tiếc nhưng không ai bất ngờ, họ đã quá quen với chuyện bấp bênh trên thị trường tôm hùm.

Ở vùng biển hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên, sản lượng tôm hùm mỗi năm xấp xỉ 1.800 tấn. Phần lớn lượng tôm này xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc. Thế nhưng, từ cuối năm 2018, Trung Quốc đã thay đổi trong chính sách biên mậu đối với việc nhập khẩu hàng thủy sản Việt Nam. Cụ thể đối với tôm hùm là siết chặt nhập khẩu tiểu ngạch, tăng cường nhập khẩu chính ngạch với yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng, truy xuất nguồn gốc.

Suốt một năm qua, các địa phương có nghề nuôi tôm hùm đã tìm cách để chuyển từ xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch. Theo yêu cầu trong xuất khẩu chính ngạch, từng lô hàng tôm hùm phải có chứng thư kiểm dịch, kiểm soát nguồn gốc, đảm bảo quy cách đóng gói, nhãn mác… Những điều này để làm được, cả doanh nghiệp thu mua lẫn người nuôi tôm hùm buộc phải thay đổi, không thể nuôi theo kiểu tự phát như lâu nay.

Những gì xảy ra đối với mặt hàng tôm hùm cũng là thực tế chung đối với nhiều mặt hàng thủy sản mà lâu nay đầu ra lệ thuộc vào xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc. Cũng vì vậy, đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch tiếp tục là vấn đề nóng trải dài ở hầu khắp các vùng nuôi thủy sản.

Chia sẻ thông tin trong trang trại nuôi tôm

Ralf Onken, người đứng đầu bộ phận phát triển phần mềm tại FAI, giải thích cách làm việc với các nhà sản xuất tôm Thái Lan để quản lý hiệu suất và các chỉ số bền vững có thể cải thiện tính minh bạch và trách nhiệm trong ngành nuôi tôm.
Chia sẻ thông tin trong trang trại nuôi tôm

Ảnh minh họa

Bạn có thể giải thích công việc của bạn trong ngành nuôi tôm châu Á?

Tôi hiện đang làm việc với các nhà sản xuất tôm ở vùng Chumpon, Surathani và Rayong ở Thái Lan để tư vấn về quản lý và các công cụ để giảm tác động tiềm năng của dịch bệnh, thông qua việc thiết lập các hệ thống cảnh báo sớm.

Cơ sở dữ liệu mà chúng tôi đã xây dựng – ứng dụng myshaleigh.farm – đối chiếu thông tin từ nhiều nguồn và xây dựng giao diện người dùng liên quan để nhập dữ liệu và sử dụng dữ liệu/cung cấp tư vấn cho phép người nuôi tôm và người quản lý ngành giảm thiểu dịch bệnh tại các trang trại riêng lẻ và tại khu vực thông qua công tác quản lý trang trại được cải thiện và hành động phối hợp.

Trong chương trình chẩn đoán tôm di động đang vận hành ở Thái Lan, giờ đây chúng tôi đã tăng cường sự tham gia của người nuôi tôm. Việc sử dụng hiệu quả các công cụ phù hợp trong việc phân tích mẫu và dữ liệu giúp giảm thời gian cần thiết để đưa ra các quyết định quan trọng. Các công cụ này thân thiện với người dùng và đơn giản về đầu vào nhưng hiệu quả về đầu ra.

Đưa các công cụ phù hợp vào tay người nuôi tôm sẽ giúp họ kiểm soát tốt nhất tôm nuôi. Việc sử dụng phù hợp các công cụ phân tích di động hiện nay sẽ giúp tất cả chúng ta đạt được chiến lược và hiệu quả cần thiết trong quản lý và sản xuất trang trại.

Những lợi ích chính của việc sử dụng các công cụ dữ liệu là gì?

Tôi tin rằng các công cụ dữ liệu có thể phục vụ hai mục tiêu liên quan: tăng tính minh bạch và niềm tin trong chuỗi thức ăn và giúp các nhà sản xuất thúc đẩy cải tiến trang trại của họ.

Các nhà sản xuất thường sử dụng các bảng dữ liệu thủ công để ghi lại thông tin cho trang trại của họ theo quốc gia và khu vực. Điều này có nghĩa là thông tin thường không được lưu trữ trong một khu vực duy nhất để dữ liệu có thể được phân tích và đưa vào sử dụng dễ dàng. Đây là cơ hội lớn để chúng tôi giúp chuẩn hóa, ghi lại, phân tích và chia sẻ dữ liệu theo cách vừa thúc đẩy hành động dựa trên thông tin tốt, tạo ra thực hành tốt nhất và tạo sự minh bạch và tin cậy giữa các tác nhân khác nhau trong chuỗi thức ăn.

Tôi nghĩ rằng dữ liệu cung cấp một nền tảng cho suy nghĩ chủ động hơn. Bằng cách giới thiệu các công cụ quản lý dữ liệu cho một hệ thống sản xuất thực phẩm, chúng tôi loại bỏ sự phỏng đoán ra khỏi quá trình nuôi tôm, việc nuôi tôm trở nên dễ dự báo hơn theo thời gian và người nuôi tôm có thể theo dõi dữ liệu của họ trong thời gian thực và hành động nhanh chóng.

Làm thế nào có thể thúc đẩy việc tiêu chuẩn hóa và chia sẻ dữ liệu?

Nó thường đòi hỏi một sự thay đổi văn hóa để đào tạo mọi người thu thập dữ liệu và xem những lợi ích mà nó mang lại trong việc cải thiện sản xuất.

Một ví dụ thực tế về điều này là việc sử dụng sàng lọc các bệnh cụ thể. Trong ngành tôm, chúng tôi đang làm việc với các nhà sản xuất bằng cách sử dụng các công cụ chẩn đoán di động để xác định bệnh. Thông tin này, cùng với dữ liệu môi trường và sản xuất – về các yếu tố như nhiệt độ, độ mặn, oxy hòa tan, tỷ lệ chết, thông tin thức ăn và tăng trưởng – giúp xây dựng một bức tranh về các yếu tố có thể dẫn đến sự bùng phát bệnh cụ thể.

Trong một số hệ thống sản xuất thực phẩm, điều trị dự phòng kháng sinh thường là thông lệ. Điều này có nghĩa là thuốc được sử dụng trước khi có dịch bệnh. Điều này có thể làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh đang ngày càng phổ biến. Thông qua việc ghi lại và sử dụng dữ liệu sàng lọc tốt hơn, các nhà sản xuất có thể bắt đầu dự đoán và ngăn ngừa dịch bệnh, và do đó giảm sử dụng kháng sinh dự phòng.

Người tiêu dùng, người nuôi tôm và các nhà bán lẻ đang đòi hỏi các hệ thống minh bạch hơn và chúng tôi làm việc với các nhà bán lẻ có tầm nhìn, những người sẽ thúc đẩy các hoạt động tốt nhất và sẽ có tác động tích cực thực sự đến ngành.

Mục tiêu dài hạn của bạn trong ngành nuôi tôm là gì?

Có hai điều tôi mong muốn và cả hai đều tập trung vào tính minh bạch. Đầu tiên, đối thoại cởi mở với người nuôi tôm về tất cả các chủ đề đầy thách thức của việc nuôi tôm như dịch bệnh, phúc lợi, các biện pháp điều trị bệnh ở tôm và thuốc kháng sinh. Thứ hai, khuyến khích chia sẻ thông tin về chuỗi giá trị trong toàn bộ chuỗi cung ứng – từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Hiện tại, người tiêu dùng chưa biết sản phẩm của họ đến từ đâu và người nuôi tôm chưa biết sản phẩm của họ được tiêu thụ ở đâu. Bằng cách kết nối hai đầu của chuỗi cung ứng thông qua luồng dữ liệu và thông tin tốt hơn, chúng tôi có thể cho phép sự minh bạch hoàn toàn về mặt nhu cầu của người tiêu dùng và sản xuất phù hợp và công bằng cho người nuôi tôm.

Điều này sẽ cho phép bạn thấy những tác động của người nuôi tôm đối với toàn bộ chuỗi giá trị. Ví dụ, sử dụng kháng sinh là một vấn đề quan trọng đối với người tiêu dùng. Quản lý dữ liệu tốt hơn cho phép tính minh bạch cao hơn, điều này cho phép người tiêu dùng đưa ra quyết định mua hàng sáng suốt hơn: đó là đôi bên cùng có lợi. Công nghệ có thể giúp người nuôi tôm gần gũi hơn với người tiêu dùng cuối cùng và ngược lại.

HNN (Theo Thefishsite)