Bạn tìm thông tin gì?

Tag Archives: Xuất Nhập Khẩu

Xuất khẩu tôm sang Singapore liên tục giảm

Xuất khẩu tôm sang Singapore liên tục giảm

Tôm đông lạnh.
Sản phẩm tôm đông lạnh.

10 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Singapore chỉ tăng trong tháng 1,4 và 5, các tháng còn lại đều giảm so với cùng kì năm 2018.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), Singapore là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam trong khối ASEAN, chiếm 55% tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam sang khối này.

Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Singapore có xu hướng giảm trong những năm gần đây tuy nhiên Singaprore được đánh giá là thị trường quan trọng mà các doanh nghiệp Việt Nam cần phải duy trì đẩy mạnh xuất khẩu.

10 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Singapore chỉ tăng trong tháng 1,4 và 5, các tháng còn lại đều giảm so với cùng kì năm 2018.

Lũy kế 10 tháng đầu năm nay, giá trị xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt 23,9 triệu USD, giảm 9,8% so với cùng kỳ năm 2018.


Xuất khẩu tôm sang Singapore. Ảnh: VASEP.

Singapore chủ yếu nhập khẩu từ Việt Nam các sản phẩm tôm chân trắng thịt, tươi, đông lạnh, tôm sú lột vỏ để đuôi đông lạnh, tôm chân trắng đông lạnh.

Các sản phẩm chế biến xuất khẩu từ Việt Nam sang Singapore chiếm tỉ trọng nhỏ, gồm các sản phẩm tôm chân trắng tẩm bột đông lạnh, tôm chân trắng hấp đông lạnh…

Trên thị trường Singapore, tôm Việt Nam phải cạnh tranh về giá với các nguồn cung cạnh tranh tại châu Á như Trung Quốc, Thái Lan. Ấn Độ, Indonesia.

H.Mĩ Kinh tế và Tiêu dùng
Đăng ngày: 12/12/2019

2019 có thể là năm thứ 4 xuất siêu liên tiếp của Việt Nam

Tôm đông lạnh
Sản phẩm tôm xuất khẩu.

Với mức xuất siêu cao kỷ lục 9,12 tỷ USD trong 11 tháng và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tăng 7,8% so với cùng kỳ năm ngoái, các chuyên gia thương mại dự kiến năm 2019 là năm xuất siêu thứ 4 liên tiếp của Việt Nam.

Đặc biệt, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ hoàn thành mục tiêu đề ra là đạt mức tăng trưởng tăng 7 – 8% so với năm 2018, kiểm soát nhập siêu dưới 3% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Mở rộng quy mô

Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết: Mặc dù còn 1 tháng nữa mới kết thúc năm 2019 song kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã hoàn thành 91,8% so với mục tiêu đề ra từ đầu năm. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu ước tính đạt 232,31 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2018.

Cụ thể, trong tháng 11, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 22,6 tỷ USD, giảm 6,7% so với tháng 10 nhưng lại tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2018.

Đáng lưu ý, kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp 100% vốn trong nước tăng 25,8% so với cùng kỳ, đạt 7,5 tỷ USD; khối doanh nghiệp FDI có kim ngạch xuất khẩu đạt 15,1 tỷ USD (bao gồm cả dầu thô), giảm 4,5% so với cùng kỳ.

Theo Cục Xuất Nhập khẩu, nếu tính chung 11 tháng, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 241,42 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2018.

Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu của khu vực 100% vốn trong nước đạt 74,72 tỷ USD, tăng 18,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 166,7 tỷ USD, tăng 3,8% so với cùng kỳ.

Không những thế, tỷ trọng của khối doanh nghiệp trong nước trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung cũng tăng lên mức 30,95% so với 29,16% của 11 tháng năm 2018.

Ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng 11 đạt 22,5 tỷ USD, tăng 0,6% so với tháng 10/2019 và 4,5% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 11 tháng, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu đạt 232,308 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 98,2 tỷ USD, tăng 13,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 134,1 tỷ USD, tăng 3,1%.

Nhận định từ giới phân tích cho thấy: Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, các nước nhập khẩu ngày càng siết chặt hàng rào phi thuế quan, bảo hộ trong nước gia tăng, việc Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng xuất khẩu khả quan và xuất siêu kỷ lục cho thấy hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành và khai thác, tận dụng tốt các cơ hội mang lại nhằm thúc đẩy xuất khẩu.

Ông Trần Thanh Hải-Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu cho hay: Tính đến hết tháng 11 đã có 32 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD (8 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD và 5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD).

Những mặt hàng dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu tiếp tục là điện thoại các loại và linh kiện, hàng dệt và may mặc, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, giày dép các loại.

Hơn nữa, khối doanh nghiệp trong nước tiếp tục là điểm sáng trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam với mức tăng 18,1%, cao hơn 2 lần so với tốc độ tăng trưởng chung cả nước và cao hơn gần 5 lần so với tốc độ tăng trưởng của khối doanh nghiệp FDI (kể cả dầu thô – đạt 3,8%).

Qua đó, tỷ trọng của khu vực kinh tế trong nước tiếp tục xu hướng tăng lên, chiếm 30,95% tổng kim ngạch xuất khẩu (cùng kỳ năm trước là 29,16%).

Cũng theo ông Trần Thanh Hải, tất cả các nhóm thị trường Việt Nam ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) và đang thực thi đều ghi nhận tăng trưởng tốt, cho thấy việc chủ động khai thác có hiệu quả các FTA này.

Ông Trần Thanh Hải cũng đưa ra ví dụ cụ thể như xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tăng 7,6%; Hàn Quốc tăng 10,1%; ASEAN tăng 2,5%; Nga tăng 9,1%; xuất khẩu sang New Zealand tăng 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái…

Đặc biệt, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục cải thiện theo chiều hướng tích cực, giảm hàm lượng xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

Về thị trường xuất khẩu, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam; tiếp đến là thị trường EU, Trung Quốc, ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Hơn nữa, cùng với việc không ngừng cải cách thủ tục hành chính, tạo hành lang thông thoáng cho doanh nghiệp hoạt động đã và đang là động lực rất lớn trong phát triển doanh nghiệp xuất khẩu trong nước cũng như thu hút mở rộng đầu tư và xuất khẩu sản phẩm hàng hóa.

Tạo thêm lực đẩy

Theo dự báo của Vụ Kế hoạch (Bộ Công Thương), thông thường kim ngạch xuất nhập khẩu những tháng cuối năm thường đạt khá cao so với đầu năm do đây là thời điểm chuẩn bị hàng hóa phục vụ các dịp mua sắm lớn nhất trên toàn cầu trong cả năm như Lễ Giáng sinh, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán ở Việt Nam và một số nước châu Á…

Do đó, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong tháng tới. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu sẽ không có nhiều biến động do ảnh hưởng từ sự suy giảm của nền kinh tế toàn cầu.

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng vào thương mại quốc tế với 13 FTA được ký kết và 3 FTA đang trong quá trình đàm phán, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có khả năng cạnh tranh tốt hơn so với nhiều nhà cung cấp khác nhờ hàng rào thuế quan dần được gỡ bỏ.

Đáng lưu ý, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực từ đầu năm 2019 và Hiệp định FTA Việt Nam – EU (EVFTA) đã được ký kết và dự kiến có hiệu lực năm 2020 đang tạo ra sức hút mới cho đầu tư trực tiếp nước ngoài, giúp các doanh nghiệp có thêm năng lực sản xuất mới.

Tuy vậy, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực vẫn đối diện với những khó khăn thách thức. Đó là EU chưa bỏ thẻ vàng đối với thuỷ sản Việt Nam, cạnh  tranh ngày càng mạnh mẽ trong xuất khẩu hàng hoá nông sản, thuỷ sản do ngày càng nhiều nước tham gia cung ứng nông sản trong khi cầu hạn chế.

Không những thế, việc kiểm soát chất lượng cũng như truy xuất nguồn gốc, năng lực chế biến, bảo quản nông sản, công nghiệp phụ trợ đang là vấn đề cần được quan tâm mạnh mẽ. Trong khi đó, giá các mặt hàng nông, thuỷ sản đang trong xu hướng giảm.

Mặt khác, xuất khẩu sang Mỹ tăng nhanh trong thời gian qua có thể kéo theo hệ lụy về việc tăng kiểm soát nhập khẩu từ Việt Nam.

Vì thế, để xuất khẩu tự tin cán đích, Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng cho biết: Bộ Công Thương sẽ theo dõi sát biến động tình hình thế giới, đặc biệt là diễn biến cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung để chủ động trong điều hành và có biện pháp thúc đẩy xuất khẩu và tăng cường quản lý chặt chẽ trước nguy cơ gian lận thương mại và gian lận xuất xứ hàng hóa.

Mặt khác, chú trọng tạo nguồn hàng có chất lượng cho sản xuất, hướng tới mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng, sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn thực phẩm và phù hợp với nhu cầu thị trường nhập khẩu.

Ngoài ra, Bộ sẽ tập trung nghiên cứu, dự báo, cảnh báo đối với các biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng lên hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Bên cạnh đó, Bộ kịp thời chỉ đạo các giải pháp cụ thể, quyết liệt, có định hướng để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu, phát triển thị trường.

Theo Thứ trưởng Cao Quốc Hưng, Bộ Công Thương cũng sẽ có những biện pháp phát triển xuất khẩu, nhập khẩu với từng thị trường quan trọng; tìm kiếm khả năng mở rộng các thị trường xuất khẩu mới còn tiềm năng đồng thời củng cố và mở rộng thị phần hàng hóa Việt Nam tại thị trường truyền thống, thị trường là đối tác FTA.

Hơn nữa, Bộ chú trọng việc tháo gỡ rào cản, tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu; đẩy nhanh tiến trình đàm phán, ký kết, phê duyệt các Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và các nước. Tổ chức triển khai thực hiện các cam kết hội nhập quốc tế của Việt Nam, bảo đảm cho quá trình hội nhập của Việt Nam một cách hiệu quả và bền vững hơn.

Đặc biệt, Bộ Công Thương chú trọng kiểm soát chặt chẽ toàn bộ hàng hóa trước khi nhập khẩu, tạm nhập vào lãnh thổ Việt Nam, đảm bảo không gắn, cài đặt, sử dụng các thiết bị, tài liệu, hình ảnh vi phạm chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của Việt Nam.

Uyên Hương Báo Tin Tức

Cố vấn nuôi tôm Mỹ: Đừng đợi đến đợt đại dịch tiếp theo mới tăng giá

TômVang.io dịch từ nguồn: https://www.undercurrentnews.com –

BANGKOK, Thái Lan – Chuyên gia tư vấn nuôi trồng thủy sản Darryl Jory, đại diện cho ngành tôm Hoa Kỳ, nói với người nghe tại hội nghị về tôm vào ngày 13 tháng 11 rằng có cơ hội đáng kể để tăng trưởng thị trường ở Mỹ, miễn là các nhà sản xuất và nhập khẩu sẵn sàng chuyển từ cửa hàng truyền thống và nắm lấy kế hoạch tiếp thị mới.

“Nếu chúng ta chờ đợi đại dịch tiếp theo, hoặc đang mong muốn và hy vọng cho căn bệnh lớn tiếp theo, đó sẽ không phải là một chiến lược tốt để cải thiện giá cả”, Jory nói. “Chúng ta cần truyền tải đúng thông điệp: tôm của chúng ta lành mạnh, nó là một loại thực phẩm bổ dưỡng, được nuôi một cách có trách nhiệm và thông điệp của chúng tôi với ngành là: Đừng thay đổi sản phẩm. Thay vào đó hãy tạo ra sản phẩm tốt hơn.”

Jory cho biết theo truyền thống tôm ở Mỹ được bán cho các cửa hàng dịch vụ thực phẩm – 65% tổng lượng tiêu thụ tôm của Mỹ diễn ra trong dịch vụ thực phẩm, với tổng doanh số bán tôm tại dịch vụ thực phẩm tăng lên 695 triệu lbs (tương đương 315 tấn) so với năm ngoái. Trong số này, doanh số bán tôm trong số 13 nhà phân phối hàng đầu đã tăng thêm khoảng 10 triệu lbs (tương đương 4,000  tấn) đến 255 triệu lbs (tương đương 102,000 tấn) trong năm 2018.

Hầu hết sự tăng trưởng này đang diễn ra tại các chuỗi nhỏ hơn chỉ với 1-20 cửa hàng, Jory cho biết, chịu trách nhiệm cho 67% tăng trưởng doanh thu tôm trong dịch vụ thực phẩm năm ngoái. Ngược lại, các chuỗi lớn hơn với hơn 250 địa điểm chứng kiến ​​doanh số tôm giảm 2,7% trong năm 2018.

Về các lĩnh vực tăng trưởng, tôm size lớn hơn và tôm lột vỏ đã chứng kiến ​​sự tăng trưởng đáng kể, ông Jory lưu ý. Hơn một phần ba số tôm bán trong dịch vụ thực phẩm diễn ra ở các bang phía nam Đại Tây Dương, nhưng trên khắp bản đồ, mức tiêu thụ đang tăng lên đều đặn trong tất cả chúng.

“Về mức độ phổ biến, tôm thẻ là loài hàng đầu tuyệt đối, nó thống trị trên toàn quốc [87%], và tôm sú cũng rất có ý nghĩa ở hầu hết các khu vực. Tôm bóc vỏ và lột chỉ chiếm 72% dịch vụ ăn uống.”

Tuy nhiên, vẫn có tiềm năng đáng kể trong việc bán tôm trực tiếp cho các hộ gia đình, nơi mà doanh số bán lẻ tôm đã tăng 9% về giá trị và 37% về khối lượng kể từ năm 2014. Điều này có nghĩa là hiện nay, gần một nửa số hộ gia đình Mỹ mua tôm từ các nhà bán lẻ trong nguyên năm là tổng cộng 375 triệu lbs (170,000 tấn) cho năm 2018, tăng tổng số 350 triệu lbs (158,000 tấn) cho năm 2017.

“Hầu hết tôm ở Mỹ được tiêu thụ trong dịch , và có một tiềm năng tăng trưởng đáng kể ở đó, để tiêu thụ tôm ở nhà nhiều hơn”, Jory nói với người nghe. “Tôi cũng tự hỏi tại sao chúng tôi không cố gắng thâm nhập vào chuỗi thức ăn nhanh ở Mỹ, bạn thấy ví dụ như hamburger tôm ở Nhật Bản và Hàn Quốc, và tôi tự hỏi liệu đây có phải là một sự thay thế tiềm năng cho Hoa Kỳ không.”

Hội nghị Lãnh đạo Nuôi trồng Thủy sản Toàn cầu năm ngoái tại Ecuador đã chứng kiến ​​sự hình thành của ‘Hội đồng Tiếp thị Tôm’, một kế hoạch nhằm tạo ra một chiến lược tiếp thị thống nhất nhằm thúc đẩy tiêu thụ tôm ở Mỹ.

Dựa trên một mô hình được áp dụng thành công bởi ngành công nghiệp bơ Hoa Kỳ, các nhà nhập khẩu và sản xuất phải trả một số tiền nhỏ vào một quỹ lớn hơn cho mỗi pound hoặc kg tôm được bán; quỹ này sau đó hướng tới các chiến dịch quảng bá tôm tập trung hơn, tốt hơn.

“Trong khoảng 10 năm trở lại đây, doanh số bán bơ ở Mỹ đã tăng gần gấp ba, vì vậy, nó đã được chứng minh là một chiến lược rất thành công,” Jory nói.

Ấn Độ, Ecuador, Mexico lấp đầy khoảng trống nhập khẩu của Trung Quốc vào năm 2019

Sử dụng dữ liệu từ Bộ Thương mại Hoa Kỳ, Jory cho thấy những người tham dự tại hội nghị Infofish về cách dòng chảy thương mại toàn cầu đã thay đổi trong sáu năm qua, với việc nhập khẩu tôm của Ấn Độ và Indonesia tăng đáng kể để đáp ứng nhu cầu do nguồn cung Thái Lan thu hẹp.

“Vì vậy, nếu chúng ta nhìn vào dòng chảy thương mại từ năm 2012 đến 2018, chúng ta sẽ thấy một số thay đổi lớn và tôi tự hỏi mình câu hỏi, điều này sẽ như thế nào trong năm, 10, 15, 20 năm tới? bởi vì ngành công nghiệp của chúng tôi thay đổi rất nhanh và bất ngờ “, Jory nói. “Dựa trên nhập khẩu tôm của Mỹ, có một bức tranh rõ ràng nơi Ấn Độ đang thay thế Thái Lan và thúc đẩy tăng trưởng, trong khi Trung Quốc là động lực thúc đẩy nhu cầu chính nổi lên như là nhà nhập khẩu tôm lớn nhất toàn cầu.”

Trong năm năm qua, Hoa Kỳ đã chứng kiến sự gia tăng khối lượng nhập khẩu tôm là 39%, chủ yếu do Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam. Cho đến nay, Ấn Độ một lần nữa là nguồn tăng trưởng chính; vào cuối tháng 9, Hoa Kỳ đã nhập khẩu 437 triệu lbs tôm Ấn Độ, tăng 13% so với tổng kiểm tra chín tháng của năm ngoái. Nhập khẩu tôm của Ecuador và Việt Nam cũng tăng lần lượt là 8.2% và 9.0% lên 139m lbs và 92m lbs, Jory cho biết.

Tuy nhiên, hai sự thay đổi đáng kể nhất có thể được nhìn thấy ở Mexico và Trung Quốc. Nhập khẩu tôm Mexico đã thực sự bùng nổ vào năm 2019, tăng 43,5% từ 10,000 tấn lên 15,000 tấn trong chín tháng đầu năm. Điều này đã ít nhất lấp đầy một phần thâm hụt được tạo ra bởi sự sụt giảm nhập khẩu tôm Trung Quốc – giảm 56,4% từ 36,000 tấn xuống 15,700 tấn trong các số liệu hiện nay. Tất nhiên, đây là kết quả trực tiếp của sự gián đoạn thương mại đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc, được ghi chép lại ở những nguồn khác 

“Từ đầu năm đến nay, chúng ta đang chứng kiến khoảng 1% nhập khẩu tăng trong tháng 9 và biểu đồ này [bên dưới] cho thấy sự gia tăng từ năm nhà xuất khẩu hàng đầu sang Mỹ, dẫn đầu là Ấn Độ. Nếu chúng ta nhìn vào giá nhập khẩu trung bình mỗi pound , đáng tiếc, chúng ta thấy, đáng tiếc, một xu hướng giảm và nếu chúng ta nhìn vào giá thực trong nhiều năm qua, rõ ràng giá nhập khẩu tôm đang có xu hướng giảm rất đáng kể.

 

  

Trong khi đó, tôm đang tiếp tục tăng trưởng so với các loại hải sản khác với tư cách là người đóng góp hàng đầu cho thâm hụt thương mại hải sản khổng lồ 16,7 tỷ USD của Mỹ. Năm ngoái, chẳng hạn, Hoa Kỳ đã nhập khẩu 695.000 tấn tôm với chi phí 6,6 tỷ đô la, tương đương 27,7% tổng thâm hụt.

“Năm 2017, tôm là loại hải sản được tiêu thụ số một, với khoảng 4,4 lbs (2 kg) mỗi người và con số này tăng khoảng 2,1 lbs mỗi người, hoặc tăng 92% giữa các năm [1987 và 2017],” Jory nói. “Rõ ràng, chúng tôi yêu tôm.”

Tuy nhiên, tiêu thụ tôm vẫn thấp hơn so với các loại thịt truyền thống ở Mỹ.

“Chúng tôi tiêu thụ thịt gia cầm, thịt bò, thịt lợn và thịt bê nhiều hơn gấp 12 lần so với tiêu thụ hải sản. Rõ ràng, điều này không tốt, nhưng nó cũng là cơ hội để tăng trưởng trong ngành và cho các sản phẩm nuôi tôm ở Mỹ.”

Xuất khẩu tôm sang Canada: Tiềm năng lớn vì sao tăng trưởng không ổn định?

Xuất khẩu giảm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), 9 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm sang Canada đạt 105,3 triệu USD, giảm 7% so với cùng kì năm ngoái.

Tính tới tháng 9 năm nay, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Canada tăng trưởng dương trong ba tháng 1, 4 và 7 và giảm trong các tháng còn lại.

Trong khi giai đoạn trước đó từ năm 2016 đến 2018, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Canada tăng trưởng liên tục từ 122,5 triệu USD năm 2016 lên 161,6 triệu USD năm 2018.

Trong cơ cấu sản phẩm tôm Việt Nam xuất khẩu sang Canada, tỉ trọng tôm chân trắng ngày càng tăng. Người tiêu dùng Canada ưa chuộng các sản phẩm tôm chế biến và sản phẩm phổ biến tại thị trường Canada là tôm hấp nguyên con, để vỏ.

VASEP cho biết Canada tiêu thụ khá nhiều tôm nước ấm của các nước Đông Nam Á trong bối cảnh nguồn cung tôm nước lạnh sụt giảm.

Các báo cáo mới đây cho biết sản lượng khai thác tôm nước lạnh tại Canada giảm mạnh trong năm 2019.

Nguyên nhân là do các khảo sát về sinh khối tôm tại các ngư trường khai thác của Canada cho thấy kết quả không khả quan. Khối lượng tôm nước lạnh nhập khẩu vào Canada cũng ngày càng sụt giảm.

Theo Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), nhập khẩu tôm của Canada năm 2018 và quý đầu năm 2019 giảm so với cùng kỳ năm trước đó. Việt Nam vẫn là nguồn cung tôm lớn nhất cho thị trường này, chiếm 30,3% thị phần tại Canada. Ấn Độ và Trung Quốc lần lượt đứng thứ 2 và 3 với 26,3% và 16,9% thị phần.

VASEP nhận định tôm nước ấm đông lạnh và tôm chế biến đang có chỗ đứng khá vững trên thị trường Canada.

CPTPP “nâng đỡ” xuất khẩu tôm Việt

Đầu năm nay, Hiệp định CPTPP có hiệu lực đối với Việt Nam trong đó Việt Nam và Canada đều là thành viên. Trước đây, thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt (MFN) của Canada đối với các mặt hàng thủy sản từ Việt Nam trong đó có tôm là 4-5%, nhưng nay theo cam kết CPTPP thuế suất cho các mặt hàng này giảm về 0%.

Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp tôm Việt Nam khai thác thị trường Canada vì các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường này như Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia không tham gia hiệp định.

Do đó, các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ thị trường, chú trọng các yếu tố về giá cả, mẫu mã, chất lượng để nâng tính cạnh tranh của sản phẩm tôm Việt Nam trên thị trường Canada.

Chính phủ Canada đang có nhu cầu đa dạng hóa thị trường, giảm phụ thuộc nhập khẩu từ Mỹ, và Việt Nam là một trong những quốc gia các doanh nghiệp Canada quan tâm muốn đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu.

Canada là thị trường có khả năng chi trả cho các sản phẩm có giá trị cao và là cầu nối quan trọng để doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường sang các quốc gia châu Mỹ khác.

Bên cạnh đó, Canada là 1 trong 3 nước thành viên mà Việt Nam chưa có thỏa thuận thương mại song phương. Cơ cấu sản phẩm của Việt Nam và Canada ít cạnh tranh mà mang tính bổ sung cho nhau.

Chính vì vậy, nếu doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt được tốt cơ hội, CPTPP sẽ mở rộng cánh cửa xuất khẩu cho tôm Việt và cho nhiều mặt hàng công nghiệp chế biến, chế tạo, vốn là thế mạnh của Việt Nam như thủy sản, dệt may, da giày, đồ gỗ…

Cảnh báo xuất khẩu tôm sang Trung Quốc

Thách thức từ thị trường tăng tốt nhất

Số liệu từ Hiệp hối chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho thấy, tháng 10, xuất khẩu sang Trung Quốc có mức tăng tốt nhất trong số 6 thị trường tiêu thụ tôm chính của Việt Nam, đạt 20,4%. Tính chung 10 tháng đầu năm, xuất khẩu sang thị trường này đạt 438,6 triệu USD, tăng 8,7%.

Xuất khẩu sang Trung Quốc từ nay đến cuối năm được dự báo vẫn tăng do nhu cầu tiêu thụ tôm của nước này vẫn cao nhằm phục vụ Tết nguyên đán.

Tuy nhiên, VASEP lưu ý Trung Quốc nói riêng và các nước vừa nuôi tôm vừa nhập khẩu tôm nói chung có xu hướng thắt chặt kiểm tra dịch bệnh trong sản phẩm nhập khẩu để đảm bảo cho sản xuất trong nước.

Ví dụ, trong tháng 9, Trung Quốc đưa ra lệnh cấm nhập khẩu tôm từ 5 công ty xuất khẩu tôm lớn của Ecuador do lo ngại dịch bệnh có thể lây lan vào nước này. Lệnh cấm này được cho là sẽ kéo giảm nhập khẩu tôm Ecuador của Trung Quốc, từ đó tạo cơ hội cho Việt Nam tăng bán hàng sang thị trường này.

Do vậy, ngành tôm và doanh nghiệp tôm Việt Nam cần nhìn rõ thách thức từ việc Trung Quốc cấm tôm Ecuador.

Cơ hội này không kéo dài mãi vì thời hạn của lệnh cấm còn tùy thuộc vào các yếu tố như chính trị, quan hệ ngoại giao, thương mại giữa 2 nước. Nếu doanh nghiệp Việt Nam đổ xô xuất khẩu nhiều vào thị trường này, có thể sẽ bị thụ động khi tình huống thay đổi, dẫn đến bị ép giá, hạ giá…

Thứ 2, Ấn Độ, Việt Nam và một số nước sản xuất tôm khác cũng có thể lâm vào tình huống như Ecuador. Do đó, ngành tôm Việt phải lường trước các khả năng, sẵn sàng trước xu hướng tăng cường kiểm tra dịch bệnh của các thị trường nhập khẩu tôm như Australia, Hàn Quốc và Trung Quốc….

Đối với tôm Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc, từ năm 2014, giữa Việt Nam và Trung Quốc đã ký một thỏa thuận kiểm soát an toàn thực phẩm thủy sản, theo đó Trung Quốc giám sát 4 loại bệnh: đầu vàng đốm trắng, MBV, Taura, IHHNV đối với tôm sú, tôm chân trắng sống.

Tuy nhiên, các nhà sản xuất, xuất khẩu tôm Việt Nam cũng cần lường trước về khả năng Trung Quốc sẽ kiểm tra khắt khe hơn về dịch bệnh trong tôm xuất khẩu từ Việt Nam, có thể không chỉ kiểm tra tôm sống và các dạng sản phẩm khác như ướp lạnh, đông lạnh.

Mục tiêu năm 2019 khó đạt?

Mặc dù xuất khẩu tôm vào thị trường Trung Quốc có mức tăng trưởng tốt nhưng nhìn vào số liệu thống kê của VASEP cũng cho thấy, tháng 10, xuất khẩu tôm tiếp tục giảm 0,8%, ghi nhận tốc độ giảm chậm hơn so với tháng trước. Như vậy, xuất khẩu đã giảm ở hầu hết tháng của năm 2019, duy nhất tăng trong tháng 7.

Tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này theo đó đạt 2,8 tỷ USD, giảm 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái.  Xuất khẩu cả năm 2019 được dự báo đạt khoảng 3,4 tỷ USD, giảm 4% so với năm 2018. Trong khi năm 2019, ngành thủy sản Việt Nam đặt mục tiêu tiếp tục tăng trưởng xuất khẩu đạt mức 10 tỷ USD, trong đó xuất khẩu tôm phấn đấu đạt 4,2 tỷ USD.

sfd

 Xuất khẩu đã giảm ở hầu hết tháng của năm 2019, duy nhất tăng trong tháng 7.

Xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU), thị trường tiêu thụ lớn nhất của tôm Việt tiếp tục giảm 11,6%. Kết quả, xuất khẩu sang thị trường này giảm 19,9% trong 10 tháng đầu năm nay và 580,8 triệu USD. Trong 3 thị trường nhập khẩu chính tôm Việt Nam thuộc khối EU, bán hàng sang Anh và Hà Lan giảm 2 con số.

Chia sẻ tại một hội thảo thuộc khuôn khổ Hội chợ Vietfish 2019 vào cuối tháng 8, ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch CTCP Thực phẩm Sao Ta nhận định EU là thị trường rộng lớn với tôm Việt nhưng chưa mở cửa, nên doanh nghiệp buộc phải thay đổi mình để đáp ứng các tiêu chuẩn như truy xuất nguồn gốc, quy định về mật độ nuôi, cách thu hoạch…

Theo ông Lực, EU có nhu cầu cao về tôm đông rời mà đây vốn là thế mạnh của doanh nghiệp Việt. “Doanh nghiệp nên tận dụng thế mạnh là chế biến hàng cao cấp có mức thuế cao như tôm luộc. Với sản phẩm này, đối thủ bị áp thuế cao là 20% trong khi hàng Việt Nam được hưởng thuế GSP là 7%, đồng thời giá thành nhập khẩu có sự chênh lệch lớn”.

Dự báo xuất khẩu sang EU trong những tháng cuối năm chưa thể phục hồi.

Nhu cầu mua tôm Việt của Mỹ tích cực hơn trong bối cảnh tồn kho trong nước và nhập khẩu từ Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc giảm. Hơn nữa, kết quả khả quan về thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam vào Mỹ trong đợt rà soát hành chính lần thứ 13 cũng là động lực để các doanh nghiệp xuất khẩu tôm đẩy mạnh bán hàng sang thị trường này.

Tôm Việt được cho là hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung. Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Hồ Quốc Lực, Mỹ là thị trường tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn là thuận lợi. Bởi, thuế chống bán phá giá vẫn kéo dài và thương chiến diễn biến khó lường khiến hàng Việt Nam bị vạ lây. Chương trình giám sát thủy sản nhập khẩu (SIMP), yêu cầu khai báo và lưu giữ hồ sơ đối với hàng thủy sản nhập khẩu cũng đang gây khó cho doanh nghiệp vì việc nuôi tôm biến động thường xuyên.

Đài Loan tăng mua tôm Việt

Theo thống kê của ITC, Việt Nam đứng thứ 2 trong top các thị trường tôm xuất vào Đài Loan.

9 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm sang thị trường Đài Loan (Trung Quốc) đạt 41,9 triệu USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ 2018. Đây là mức tăng tốt nhất trong top 10 thị trường nhập khẩu chính tôm của Việt Nam.

dai loan tang mua tom viet

Đài Loan ưa chuộng tôm sú từ Việt Nam, chủ yếu như tôm sú nguyên con tươi đông lạnh, tôm sú nguyên con tươi xẻ bướm đông lạnh, tôm sú thịt đông lạnh, tôm sú PUD đông lạnh. Tôm sú nguyên con tươi đông lạnh xuất sang Đài Loan có giá 6-8 USD một kg. Bên cạnh đó, Đài Loan cũng nhập từ Việt Nam tôm chân trắng thịt đông lạnh, tôm chân trắng PTO nobashi, tôm chân trắng PD luộc đông lạnh, tôm chân trắng sushi hấp đông lạnh…

Theo thống kê của ITC, Việt Nam đứng thứ 2 trong top các thị trường tôm xuất vào Đài Loan, chiếm 16,6%.

Sáu tháng đầu năm, trong top 4 nguồn cung chính, nhập khẩu tôm vào Đài Loan từ Việt Nam và Honduras tăng trưởng tốt trong khi tôm từ Thái Lan sụt giảm mạnh.

Tỷ trọng xuất khẩu tôm Việt Nam sang Đài Loan chưa tăng như kỳ vọng là do thuế nhập vào thị trường này còn cao (khoảng 20%), đồng thời thị trường này áp dụng quy định khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch thường xuyên điều chỉnh, sửa đổi.

Tuy nhiên, Đài Loan là thị trường nhiều tiềm năng cho tôm Việt Nam với thị hiếu đa dạng, cộng đồng người Việt khá đông đảo. Nhu cầu nhập tôm của Đài Loan cũng có xu hướng tăng những năm gần đây.

Đầu tháng 10/2019, Cơ quan Quản lý Thực phẩm Dược phẩm Đài Loan đã công bố danh sách 638 nhà máy, công ty thủy sản Việt Nam được phép xuất khẩu vào thị trường này.

Người Đài Loan thường ít dự trữ thực phẩm, do đó đóng gói hàng hóa nên nhỏ gọn, thiết kế đẹp mắt, kèm đầy đủ hướng dẫn sử dụng.

Xuất khẩu tôm vẫn trên đà giảm

Xuất khẩu tôm sang nhiều thị trường chính giảm sâu, khiến kim ngạch xuất khẩu tôm trong 2019 giảm, khó đạt được kế hoạch đề ra.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Vệt Nam (VASEP), sau khi giảm trong tháng 9/2019, XK tôm Việt Nam trong tháng 10 tiếp tục giảm, tuy nhiên mức giảm đã chậm hơn so với tháng 9. Kim ngạch XK tôm trong 10 tháng đạt 2,8 tỷ USD, giảm 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

XK tôm Việt Nam sang thị trường EU- thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam tăng trưởng dương duy nhất trong tháng 7, các tháng còn lại đều tăng trưởng âm. Trong 10 tháng năm nay, XK tôm sang EU đạt 580,8 triệu USD, giảm 19,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 3 thị trường nhập khẩu chính tôm Việt Nam trong khối EU (Anh, Hà Lan, Đức), XK sang Anh và Hà Lan giảm 2 con số, lần lượt 15,5% và 37,6%, XK sang Đức giảm 5,6%.

Theo VASEP, EU chiếm khoảng 31% tổng nhập khẩu tôm thế giới và chiếm 21% XK tôm của Việt Nam. Nếu biết tận dụng ưu đãi thuế quan từ Hiệp định EVFTA giữa Việt Nam và EU, áp dụng hiệu quả quy tắc xuất xứ, XK tôm Việt Nam sang EU sẽ có cơ hội gia tăng từ năm 2020. Tuy nhiên, XK sang thị trường này trong nửa cuối năm chưa thể phục hồi.

Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ 2 của Việt Nam sau EU, chiếm 19,7% tổng giá trị XK tôm của Việt Nam. XK tôm Việt Nam sang Mỹ tăng trưởng dương trong 4 tháng từ tháng 5 đến tháng 8, giảm trong tháng 9/2019 và tăng trưởng dương trở lại trong tháng 10/2019. XK tôm sang Mỹ trong 10 tháng đạt 548,2 triệu USD, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhu cầu nhập khẩu tôm của Mỹ từ Việt Nam đã tích cực hơn nhờ tồn kho giảm trong khi Mỹ cũng đang có xu hướng giảm nhập khẩu từ Ấn Độ, Thái Lan và giảm mạnh nhập khẩu từ Trung Quốc.

Mỹ là thị trường nhập khẩu tôm chân trắng lớn nhất Việt Nam. Về cơ cấu XK tôm Việt Nam sang Mỹ, tôm chân trắng chiếm tỷ trọng lớn 83,3%, tôm sú chỉ chiếm 12,6%. 9 tháng đầu năm nay, XK tôm chân trắng sống/tươi/đông lạnh sang Mỹ tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái.

Kết quả khả quan về thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam vào Mỹ trong POR 13 đã góp phần tạo động lực cho các DN XK tôm của Việt Nam sang thị trường này. XK tôm Việt Nam sang Mỹ dự kiến tăng khoảng 5% trong quý cuối năm nay.

XK tôm Việt Nam sang Trung Quốc trong tháng 10/2019 đạt 56,3 triệu USD, tăng 20,4%. Đây là mức tăng trưởng tốt nhất trong số 6 thị trường nhập khẩu tôm chính của Việt Nam. Tính tới tháng 10 năm nay, XK tôm sang thị trường này đạt 438,6 triệu USD, tăng 8,7%.

Đầu năm 2019, Trung Quốc siết chặt thương mại đường biên mậu đồng thời Trung Quốc cũng tăng mạnh NK tôm từ Ecuador và Ấn Độ, khiến XK tôm Việt Nam sang Trung Quốc những tháng đầu năm sụt giảm.

Kể từ tháng 5/2019 đến nay, nhu cầu nhập khẩu tôm của Trung Quốc từ Việt Nam cao hơn, doanh nghiệp cũng đã bắt kịp yêu cầu thị trường nên XK tôm Việt Nam sang thị trường này đã liên tục đạt được các mức tăng trưởng dương.

XK tôm Việt Nam sang Trung Quốc từ nay đến cuối năm dự kiến vẫn duy trì đà tăng trưởng do nhu cầu nhập khẩu tôm từ Trung Quốc vẫn cao để phục vụ Tết Nguyên đán.

Theo nhận định của VASEP, XK tôm có chiều hướng khả quan hơn tại các thị trường Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản vào những tháng cuối năm khi lượng tồn kho giảm. Tuy nhiên, XK sang thị trường EU những tháng cuối năm chưa thể phục hồi. Cạnh tranh về giá tôm vẫn là áp lực lớn đối với doanh nghiệp XK tôm Việt Nam cả năm 2019 dự kiến đạt khoảng 3,4 tỷ USD, giảm 4% so với năm 2018.