Bạn tìm thông tin gì?

Blog

Tôm hùm xanh rớt giá thê thảm, rẻ chưa từng có nhưng người mua vẫn thờ ơ

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, người nuôi tôm hùm chấp nhận bán lỗ để lấy tiền mua thức ăn cho tôm.

Tại Sông Cầu (Phú Yên) nơi có khoảng 70.000 lồng nuôi tôm hùm thương phẩm, trong đó gần 10.000 lồng nuôi tôm đã đến lúc xuất bán nhưng không có thương lái đến mua. Một số hộ nuôi tôm đành bán bớt để lấy tiền mua thức ăn cho tôm, tiếp tục nuôi đàn tôm quá lứa chờ giá lên.

Nuôi tôm hùm nhiều năm tại Sông Cầu (Phú Yên), anh Nguyễn Quốc Huy cho biết nhà anh vừa nuôi tôm hùm vừa cung cấp các loại hải sản cho các đầu mối khắp cả nước. “Tôm hùm trước đây 80% là để phục vụ xuất khẩu sang Trung Quốc, 20% còn lại “xuất khẩu tại chỗ”, tức là phục vụ nhà hàng và khách du lịch nhưng nay do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 nên tôm hùm không thể tiêu thụ được, người nuôi đang rất khó khăn”, anh Huy nói.

tom hum xanh rot gia the tham, re chua tung co nhung nguoi mua van tho o hinh anh 1

 Không xuất khẩu được do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên tôm hùm hiện nay chủ yếu được tiêu thụ bởi thị trường trong nước.

“Vào khoảng giữa tháng 2, khi tôm không xuất khẩu như trước nên được bán buôn cho các vựa hải sản. Khi ấy, tôm hùm trở thành trào lưu, nhà nhà ăn tôm hùm. Nhưng tôm hùm là món ăn xa xỉ và không thể ăn thường xuyên được nên càng ngày sức mua càng giảm vì tiền để mua 1kg tôm hùm người ta có thể mua được mấy kg thực phẩm khác”, anh Huy chia sẻ.

Theo anh Huy, vì tiêu thụ khó nên người nuôi chủ động giảm số lượng lồng bè, trước nuôi 10 lồng thì giảm xuống còn 5-6 lồng. “Nhà tôi có 10 lồng nuôi tôm hùm, riêng tiền đầu tư mỗi lồng bè hết 10 triệu, tiền tôm giống khoảng 10 triệu đồng. Giờ tôm lớn, ăn nhiều nên mỗi ngày chi phí thức ăn cho mỗi lồng khoảng 500.000 đồng. Để có tiền mua thức ăn, những người nuôi tôm như tôi phải cất tôm lên bán ít một, mỗi ngày 5-10kg mặc dù giá bán giảm 30%”, anh Huy nói.

 

tom hum xanh rot gia the tham, re chua tung co nhung nguoi mua van tho o hinh anh 2

Nhiều hộ nuôi tôm hùm phải bán với giá lỗ để lấy tiền mua thức ăn duy trì đàn tôm.

“Thương lái trả giá rất rẻ, họ thu mua cả lồng khoảng 200kg với giá 480.000 đồng/kg. Như vậy, nếu bán với giá đó, mỗi cân tôm hùm xanh lỗ 150.000 đồng nên chúng tôi không bán. Những người nuôi tôm như tôi hiện đang trông ngóng từng ngày, mong dịch bệnh hết để người nuôi tôm có thể tiêu thụ được mà không bị lỗ như hiện nay”, anh Huy thở dài.

Anh Thịnh Quốc, một người nuôi tôm tại Phan Rang (Ninh Thuận) ngán ngẩm vì cả khối tài sản đổ vào tôm mà đến khi tôm được bán lại không tiêu thụ được, thương lái thì ép giá. “Phải cầm cố sổ đỏ cho ngân hàng để lấy tiền đầu tư nuôi tôm và duy trì lồng bè mà giờ thương lái ép giá, trả giá 500.000 đồng/kg khi mua cả lồng nên tôi không bán buôn mà tách ra bán lẻ mỗi ngày vài cân.

Nhà tôi hiện có khoảng 1 tấn tôm hùm, cả khối tài sản đổ vào con tôm mà giờ dịch bệnh thế này khiến tôm không thể xuất khẩu được, nhà hàng đóng cửa, xe khách liên tỉnh không hoạt động, tôi muốn bán lẻ cũng không biết bán kiểu gì. Vì tôm càng lớn càng ăn nhiều thức ăn, người nuôi muốn có tiền duy trì nuôi tôm nên đành bán lẻ, được đồng nào hay đồng đó”, anh Quốc nói.

 tom hum xanh rot gia the tham, re chua tung co nhung nguoi mua van tho o hinh anh 3

Với giá bán hiện nay, người nuôi tôm hùm đang phải chịu lỗ 150.000 đồng/kg.

Để hòa vốn, theo anh Quốc, mỗi cân tôm hùm xanh phải bán với giá trên 600.000đ/kg. “Giá đó nếu tôm đạt thì hòa vốn, vì nào tiền giống, tiền công làm lồng nuôi, chưa kể tiền lãi ngân hàng, tiền công lặn trên nắng dưới nước cả năm trời. Nếu rủi ro hơn, tôm hao không đạt thì bán giá trên vẫn còn lỗ nặng”.

Là thương lái thu mua tôm, chị Cao Nguyện (trú tại Cam Ranh, Khánh Hòa) cho biết mấy hôm nay tôm bắt đầu lên 30.000 đồng/kg tại bè, tức là giá 480.000 đồng/kg nhưng người dân vẫn không muốn bán.

“Thu mua với giá như vậy nhưng chúng tôi phải mất thêm 4,5 triệu đồng tiền thuê thuyền ra thu hoạch tôm, thuê thêm 9-10 người thợ đi lấy tôm, nhặt tôm, rồi thuê xe chở nước về làm hồ đe rộng cho tôm nghỉ ngơi, tiền công đóng hàng, tiền bao bì, tiền cước máy bay, cước xe … Bên bán thì muốn mua rẻ, bên nuôi thì muốn tăng giá, thương lái cũng chỉ là người ở giữa. Không nên nói thương lái ép giá dân vì đó là thuận mua vừa bán. Mọi năm tôm xuất khẩu với giá cao, lúc đó cũng nhờ thương lái mà nông dân tiêu thụ tôm được giá. Năm nay dịch bệnh, không chỉ riêng tôm mà rất nhiều thứ trượt giá, thương lái cũng đã giúp bà con tiêu thụ phần nào rồi”, chị Nguyện chia sẻ.

 tom hum xanh rot gia the tham, re chua tung co nhung nguoi mua van tho o hinh anh 4

Do tôm hùm không phải mặt hàng thực phẩm thiết yếu, mọi người chỉ ăn một lần cho biết nên sức mua thời gian gần đây giảm rõ rệt.

Ghi nhận tại cửa hàng chuyên bán hải sản tại quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), dù giá tôm hùm xanh size 3-4 con/kg chỉ còn 600.000 đồng/kg nhưng rất ít khách mua.

Chị Hằng, chủ cửa hàng hải sản, cho biết: “Dạo cuối tháng 2, dân mình đổ xô đi giải cứu tôm hùm vì từ trước đến nay, tôm hùm luôn được coi là mặt hàng cao cấp, xa xỉ với giá thành đắt đỏ, giờ được bán tràn lan khắp nơi với giá rẻ. Có ngày tôi bán sỉ cho các mối cả tấn tôm các loại, hiện giờ thì giá rẻ hơn cả đợt giải cứu nhưng khách mua thưa thớt lắm.

Mỗi ngày, tôi bán không nổi 10kg vì tôm hùm dù rẻ nhưng giá vẫn cao hơn các loại hải sản khác, chỉ để ăn chơi thôi chứ không phải thực phẩm thiết yếu. Khách chỉ mua ăn một lần ăn cho biết chứ tiền đâu mà ăn suốt, giỏi lắm ăn 2-3 lần là chán chứ không như cá hay mực”.

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), dịch Covid 19 lây lan mạnh trên toàn cầu khiến cho sản xuất và xuất khẩu thủy sản của cả nước bị ảnh hưởng nặng nề. Diễn biến dịch bệnh Covid còn đang rất phức tạp tại các nước trên thế giới, do vậy, trong vài tháng tới, tình hình xuất khẩu chắc chắn tiếp tục bị tác động giảm. Doanh nghiệp chưa thể thoát khỏi tình trạng bị sụt giảm, hoãn/hủy đơn hàng, vận tải hàng hóa khó khăn, việc thanh toán cũng không thuận lợi, sẽ có không ít doanh nghiệp không thể trụ vững vì thiếu vốn để duy trì, để quay vòng kinh doanh.
Khánh An- http://danviet.vn/

Hải sản giảm giá giữa mùa dịch COVID-19, dân vẫn thờ ơ

Dù giảm giá mạnh trong mùa dịch COVID-19 nhưng người dân Hà Nội không mặn mà bởi người dân chủ yếu mua thực phẩm thiết yếu như; rau, thịt và cắt giảm chi tiêu những sản phẩm “ăn chơi” như: tôm, cua, ốc, cá hồi…

Hải sản giảm giá giữa mùa dịch COVID-19, dân vẫn thờ ơ - 1

Hải sản giảm giá tại chợ dân sinh nhưng người dân không mặn mà.

Bước sang ngày thứ 4 khi Hà Nội thực hiện cách ly “toàn xã hội”, người dân đã có ý thức hơn trong việc ở nhà và thực sự cần thiết mới ra khỏi nhà. Dù chợ dân sinh và siêu thị mở cửa nhưng thưa thớt khách bởi người dân đi chợ 1 lần dùng cho nhiều ngày thay vì ngày nào cũng đi chợ như trước đây.

Sáng 4/4, chợ Hà Đông vốn tấp nập ngày nào nay vắng lặng vì lác đác khách mua. Nhiều tiểu thương ngồi ngóng khách. Chị Kim Xuyên, tiểu thương buôn bán hải sản (Hà Đông, Hà Nội) cho biết, từ ra Tết đến nay, giá nhiều loại hải sản giảm mạnh. Vì thế, người tiêu dùng có cơ hội được mua hải sản giá rẻ. Nhiều loại thủy, hải sản trước đây chỉ có trong nhà hàng nhưng nay bán ở chợ như cá chạch, cá chim, cá trắm hiện giảm giá tới 1/2 so với trước Tết, còn 90.000 – 100.000 đồng/kg; tôm sú 250.000 đồng; cá điêu hồng 45.000 đồng/kg; cá thác lác 110.000 đồng/kg.

“Dù giảm mạnh nhưng người dân đi chợ toàn mua rau, thịt chứ ít người mua hải sản. Mọi người giờ thắt chặt chi tiêu và chỉ tiêu những gì cần thiết vì không biết dịch bệnh bao giờ mới hết. Buôn bán ế ẩm thế này không biết tôi bỏ quầy lúc nào”, chị Xuyên nói.

Theo chị Hằng, buôn bán hải sản ở khu vực chợ Nghĩa Tân (Cầu giấy), sở dĩ giá thủy, hải sản gần đây giảm mạnh còn do nhiều người ngại đi chợ. Người đi chợ phần lớn mua nhiều thức ăn thiết thực như thịt, cá, rau củ. Những hải sản theo kiểu “ăn chơi” như tôm, cua, ốc… không còn được chú trọng như trước nên sức mua giảm đáng kể.

Theo khảo sát tại các chợ truyền thống như: Khương Thượng, Định Công, Bưởi, Kim Liên…, các loại hải sản như tôm, cua, ốc… cũng giảm khoảng 50% so với trước, nguồn hàng khá dồi dào. Đơn cử, bạch tuộc lớn giảm còn 370.000 đồng/kg, sò dương 220.000 đồng/kg, tôm hùm xanh 650.000 đồng/kg, ốc hương biển loại lớn 550.000 đồng/kg, cá mú 300.000 đồng/kg, ghẹ 390.000 đồng/kg, cá tầm 270.000 đồng/kg, sò huyết 300.000 đồng/kg…

Không chỉ thủy, hải sản trong nước mà hàng ngoại nhập cũng giảm tương tự. Chẳng hạn, tu hài Canada giảm còn 800.000 đồng/kg, sò điệp Nhật 600.000 đồng/kg, hàu Mỹ 100.000 đồng/kg, tôm hùm Alaska 750.000 đồng/kg, bào ngư Hàn Quốc 1 triệu đồng/kg, cá bơn Hàn Quốc 550.000 đồng/kg…

Từ ra Tết, tôm hùm xanh được bày bán nhiều tại Hà Nội, nhiều bà nội trợ mua về cho gia đình vì giá rẻ. Tuy nhiên, đến nay, khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, những tấm biển giải cứu tôm hùm không còn vì dân không mua. Nay tiếp tục trên nhiều diễn đàn, mạng xã hội, nhiều người kêu gọi giải cứu cá hồi còn 220.000 đồng/kg (thay vì 500.000- 600.000 đồng/kg trước đây).

“Con trai tôi rất thích ăn cá hồi nhưng giờ tôi ở nhà không đi làm vì dịch nên gia đình cũng không dám ăn hải sản đắt tiền dù giá rẻ hơn trước nhiều bởi không biết bao giờ cuộc sống mới trở lại bình thường”, chị Thuỳ (Nam Từ Liêm, Hà Nội) nói.

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho biết, dịch Covid 19 lây lan mạnh trên toàn cầu khiến cho sản xuất và xuất khẩu thủy sản của cả nước bị ảnh hưởng nặng nề. Ước tính xuất khẩu thủy sản trong tháng 3 giảm gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái chỉ đạt 549 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu sang những thị trường lớn bị ảnh hưởng dịch bệnh đều giảm mạnh. xuất khẩu sang EU giảm sâu nhất (giảm 40%), sang Trung Quốc giảm 25%, Hàn Quốc giảm 24%, Nhật Bản giảm 19%.

Theo VASEP diễn biến dịch bệnh Covid còn đang rất phức tạp tại các nước trên thế giới, do vậy, trong vài tháng tới, tình hình xuất khẩu chắc chắn tiếp tục bị tác động giảm. Doanh nghiệp chưa thể thoát khỏi tình trạng bị sụt giảm, hoãn/hủy đơn hàng, vận tải hàng hóa khó khăn, việc thanh toán cũng không thuận lợi, sẽ có không ít doanh nghiệp (nhất là những doanh nghiệp nhỏ) không thể trụ vững vì thiếu vốn để duy trì, để quay vòng kinh doanh.

Mới đây, tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Hà Nội, Phó giám đốc Sở Công Thương Trần Thị Phương Lan cho biết, sau 3 ngày thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng và Chỉ thị số 05 của UBND TP, Sở đã rà soát với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các nguồn cung về lương thực thực phẩm, sản xuất để tính toán lượng thừa thiếu, đảm bảo cân đối cung cầu.

Về thuỷ hải sản, nguồn cung hiện nay cũng rất dồi dào. “Chúng tôi rất mong người dân thủ đô tiêu thụ đỡ cho các doanh nghiệp các mặt hàng như cá hồi, ngao, hàu và các loại cá khác trong miền Tây.

Hiện nay xuất khẩu kém, các nhà hàng, khách sạn nghỉ nên giá thuỷ hải sản hầu hết giảm từ 30 – 50%. Người dân tiêu thụ các sản phẩm này là giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn”, Phó giám đốc Sở Công Thương bày tỏ.

Theo Ngọc Mai (Tiền Phong)

Sau thời “giải cứu”, tôm hùm tiếp tục giảm giá

So với thời điểm “giải cứu” vào giữa tháng 2, giá tôm hùm thời điểm hiện tại giảm khoảng 20%, loại 0,3 – 0,4 kg/con giá chỉ còn 269.000 đồng/con

Sau thời

Loại tôm hùm baby 4-5 con/kg. Ảnh: Tri Thức Trực Tuyến 

Nhà hàng bán hải sản của chị T. trên phố Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội từ tuần thứ 2 của tháng 3 bắt đầu vắng khách, lượng tôm hùm, ốc hương, cá lăng, mực nháy,… bán ra giảm.

Thông tin từ chị T., cửa hàng đã chuyển sang đẩy mạnh quảng cáo các set lẩu hải sản giá 1-2,8 triệu đồng (bao gồm cua, tôm, cá, ngao và mực các loại) và nhận thấy dấu hiệu tích cực. Bên cạnh đó, giảm giá tất cả hải sản tươi sống hoặc chế biến sẵn mua mang về.

Mặt hàng được quan tâm nhất là tôm hùm baby (loại 0,3-0,4 kg/con), giá mua sống mang về giảm còn 269.000 đồng/con, trong khi giá “giải cứu” thời điểm giữa tháng 2 là 333.000 đồng/con. Nếu mua 1 kg tôm hùm baby, khách hàng giờ phải trả ít hơn trước 192.000 đồng.

Giá chế biến sẵn tôm hùm baby mua mang về (thay vì giá ăn tại nhà hàng) cũng được điều chỉnh từ 383.000 đồng/con xuống 319.000 đồng/con, giảm 17%.

Nhà hàng của chị T. kinh doanh thêm tôm hùm baby loại 4-5 con/kg, giá 169.000 đồng/con. Tuy nhiên, hiện tại đã hết hàng và không thể nhập thêm.

Tại một địa chỉ khác, cửa hàng hải sản của chị Nhung (Gò Vấp, TP.HCM), giá bán các loại tôm hùm đồng loạt giảm. Cụ thể, tôm hùm Alaska loại 1-3 kg/con mua sống mang về có giá 1,05-1,25 triệu đồng/kg, tôm hùm baby loại 4-5 con/kg có giá 169.000 đồng/con.

Theo chị Nhung, bên cạnh tôm hùm nhiều loại hải sản tươi sống khác cũng đồng loạt giảm giá khoảng 20-30% giá bán so với thời điểm giữa tháng 2.

Cụ thể, cá tầm mua sống mang về có giá 240.000-270.000 đồng/kg, tôm sú 370.000-450.000 đồng/kg, cua thịt và ghẹ mua 500.000-580.000 đồng/kg, sò huyết to loại 70-80 con/kg giá dao động 240.000-280.000 đồng/kg, cua Alaska loại 2,5-3,5 kg/con dao động 1,7-2 triệu đồng/kg.

Số liệu thống kê của Chi cục Thủy sản tỉnh Khánh Hòa, cho biết tính đến giữa tháng 3, toàn tỉnh Khánh Hòa còn tồn khoảng 360 tấn tôm hùm thịt chưa thể xuất bán, chủ yếu là tôm hùm xanh, giảm khoảng 220 tấn so với giữa tháng 2.

Trong đó, có khoảng 350 tấn tôm của người dân nuôi tại TP.Cam Ranh và khoảng 10 tấn tôm nuôi tại huyện Vạn Ninh.

Liên quan đến sự việc, chiều 3/4, Phó giám đốc sở Công Thương TP.Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết nguồn cung thủy hải sản hiện nay rất dồi dào. Lãnh đạo sở Công Thương đề nghị người dân thủ đô tiêu thụ giúp các doanh nghiệp mặt hàng như cá hồi, ngao, hàu và các loại thủy sản khác do xuất khẩu đi các nước gặp khó khăn.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, tỷ lệ đơn hàng bị khách yêu cầu tạm hoãn khoảng 20-40%, bị khách yêu cầu dừng hoặc hủy là 20-30%. Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho biết tính đến hết tháng 2, xuất khẩu thủy sản giảm gần 11% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thủy Tiên (T/h) -https://www.doisongphapluat.com/

Hà Tĩnh: ‘Cát hóa vàng’ nhờ mô hình nuôi tôm an toàn

ừ bãi cát hoang hóa, lơ thơ ngọn cỏ, cây bụi còi cọc ven biển tại xã Xuân Phổ (huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh), anh Hồ Quang Dũng, Giám đốc HTX Nuôi trồng và chế biến thủ‌y sả‌n xuất khẩu Xuân Thàn‌h đã phát triển mô hình nuôi tôm trên cát theo tiêu chuẩn VietGAP, tạo sin‌h kế và thu nhập cao cho người dân.

Khu vực ao nuôi tôm thẻ chân trắng của HTX (Ảnh: Internet)
Khu vực ao nuôi tôm thẻ chân trắng của HTX (Ảnh: Internet)

sin‌h ra và lớn lên ở thàn‌h phố Hà Tĩnh, nơi có những ao hồ nuôi tôm trù phú của người dân ven sông Phủ, sông Rào Cá‌i nên anh Dũng sa‌y mê với sông nước từ nhỏ. Lớn lên, anh theo học ngành nuôi trồng thủ‌y sả‌n và được đi tham quan học hỏi kinh nghiệm nuôi tôm tại một số tỉnh như Quảng Ngãi, Thừa Thiên – Huế, Quảng Trị, Quảng Bình.

Mô hình điển hình

Nhậ‌n thấy tiềm năng để phát triển nuôi tôm trên cát của địa phương, tháng 3/2010, anh vận độn‌g bạn bè thàn‌h lập Tổ hợp tác Nuôi trồng thủ‌y sả‌n Xuân Thàn‌h, cùng đầu tư nuôi tôm. Với nguồn vốn huy độn‌g từ gia đình, các thàn‌h v‌iên và ngân hàng, anh đầu tư 3 ha ao nuôi tôm.

Đến năm 2011, Tổ hợp tác phát triển thàn‌h HTX Nuôi trồng và chế biến thủ‌y sả‌n xuất khẩu Xuân Thàn‌h, gồm 10 thàn‌h v‌iên chính thức và 25 – 30 lao độn‌g địa phương. Song song với nuôi trồng thủ‌y sả‌n, HTX còn mở rộng kinh doanh, dịc‌h vụ thức ăn, giống thủ‌y sả‌n, dịc‌h vụ thú y, khoa học kỹ thuật, tiêu thụ sả‌n phẩm thủ‌y sả‌n,…

Hiện nay, diện tích nuôi của HTX đã tăng lên 13 ha, sả‌n lượng hàng năm đạt 250-300 tấn tôm thẻ thư‌ơng phẩm, năng suất bình quân 25-30 tấn/ha/vụ, cá biệt có vụ đạt 40 tấn/ha. Tôm được bán cho các nhà máy chế biến thủ‌y sả‌n xuất khẩu ở các tỉnh với giá 130 – 150 nghìn đồng/kg, lợi nhuận thu về hàng chục tỷ đồng. HTX trở thàn‌h điển hình phát triển kinh tế hợp tác của huyện Nghi Xuân cũng như toàn tỉnh Hà Tĩnh, đóng góp nguồn ngân sách lớn cho địa phương, tham gia tích cực các hoạt độn‌g xã hội, từ thiện,…

Anh Dũng cho biết những thàn‌h quả đạt được như ngày hôm nay là kết quả của quá trình nỗ lực hết mình của toàn thể thàn‌h v‌iên và người lao độn‌g trong HTX. Song song gắn kết giữa trác‌h nhiệm và quyền lợi, HTX còn tạo lòng tin bằng phương thức sả‌n xuất bảo đảm an toàn lao độn‌g (ATLĐ) để các thàn‌h v‌iên, người lao độn‌g yên tâm sả‌n xuất.

sả‌n lượng tôm thư‌ơng phẩm hàng năm của HTX đạt 250-300 tấn (Ảnh:Internet)

Bằng việc đổi mới, sáng tạo, nghiên cứ‌u, đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, cải tiến kỹ thuật nuôi, HTX đã tạo ra sả‌n phẩm nuôi an toàn v‌ệ sin‌h thực phẩm, bảo đảm các tiêu chí của sả‌n xuất VietGAP như: Bảo đảm an toàn v‌ệ sin‌h thực phẩm; gi‌ảm thiểu tác độn‌g đến môi trường sin‌h thái; quản lý tốt sức khỏe độn‌g vật thủ‌y sả‌n; thực hiện các trác‌h nhiệm về phúc lợi xã hội và ATLĐ.

Chú trọng an toàn lao độn‌g

Theo các thàn‌h v‌iên HTX, quy trình nuôi tôm mang lại hiệu quả cao được HTX áp dụng gồm 2 giai đoạn. Tôm giống được ương gièo trong bể chìm có má‌i che hoặc bể nổi từ 20-25 ngày sau khi phát triển tốt mới chuyển qua các ao nuôi thư‌ơng phẩm. Ở giai đoạn nào cũng tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người lao độn‌g nên HTX đặc biệt khuyến cá‌o thàn‌h v‌iên chú trọng ATLĐ.

Trước khi ương nuôi phải cải tạo ao hồ, nạo vét bùn đáy ao, diệ‌t tạp, diệ‌t các vật chủ trung gian, diệ‌t mầm bện‌h. Việc nạo vét ao hồ đa số sử dụng cơ giới nên tác độn‌g của môi trường do mùn bã hữu cơ tích tụ, khí độ‌c… ít ảnh hưởng đến sức khỏe người lao độn‌g.

Ở giai đoạn nuôi thư‌ơng phẩm và thu hoạch, người lao độn‌g phải thường xuyên tác độn‌g vào môi trường nuôi như: Cho ăn nhiều lần/ngày, thay nước định kỳ, trộn kháng sin‌h, thu‌ốc bổ vào thức ăn, thức đêm chạy sục khí, lặn đáy kiểm tra…

Làm việc ngoài trời, lội nước, thả lưới, kéo lưới, thường xuyên ngâm mình trong nước… nên người lao độn‌g có nguy cơ lớn mắc các bện‌h viê‌m da, nấm da, mẩn ngứa, dị ứng. Vì thế, để bảo đảm ATLĐ, HTX đã trang bị đầy đủ số lượng, chủng loại các trang thiết bị bảo hộ lao độn‌g cá nhân cho các thàn‌h v‌iên, giúp họ yên tâm sả‌n xuất.

Vào mùa vụ nuôi, các guồng máy hoạt độn‌g liên tụ‌c, không khí làm việc của người lao độn‌g cho tôm ăn trên khắp ao hồ nuôi khác hẳn sự hoang hóa cằn cỗi trước đây. Nhiều người dân địa phương nhậ‌n định, từ khi triển khai mô hình nuôi tôm của HTX “cát đã hóa thàn‌h vàng”.

nguồn: d.o.a.n.h.n.g.h.i.e.p.v.n...v.n.

Công nghệ tế bào gốc có thể phá vỡ ngành tôm toàn cầu

Một phòng thí nghiệm ở Singapore đã nghiên cứu công nghệ nuôi tôm từ tế bào gốc có khả năng làm “đứt gãy” ngành công nghiệp nuôi tôm thế giới thiếu bền vững hiện nay.

Thị trường trăm tỷ USD

Đây là khởi nghiệp của hãng thực phẩm Shiok Meats, do các nhà khoa học Sandhya Sriram và Ka Yi Ling phát triển tôm và hải sản dựa trên tế bào gốc, như một phần của cuộc cách mạng toàn cầu mới trong sản xuất protein.

Đồng sáng lập của Shiok Meats, Ka Yi Ling (phải) và Sandhya Sriram đang phát triển tôm và hải sản dựa trên công nghệ tế bào. Ảnh: Meats Shiok

Đồng sáng lập của Shiok Meats, Ka Yi Ling (phải) và Sandhya Sriram đang phát triển tôm và hải sản dựa trên công nghệ tế bào. Ảnh: Meats Shiok

Nông nghiệp tế bào hiện đang được coi là tương lai của nền thực phẩm, khi các ngành công nghiệp đều tìm cách giảm bớt sự phụ thuộc vào nền nông nghiệp truyền thống. “Xu thế ngày càng nhiều doanh nghiệp thủy sản sử dụng thực vật để sản xuất hải sản nhân tạo, trong khi chúng tôi thì sử dụng tế bào gốc để chế ra hải sản thật sự bởi chúng tôi không ủng hộ các thuật ngữ như ‘nhân tạo’, ‘giả mạo’ hoặc ‘nuôi trồng trong phòng thí nghiệm’”, bà Sriram tiết lộ.

“Sản phẩm tôm bằm đang mở ra thị trường lớn và chúng tôi đang coi đây là ưu tiên bởi tôm nuôi tế bào gốc được chế biến từ ​​nguồn nuôi trong nước, không chứa kháng sinh. Lợi thế lớn tiếp theo là giảm chi phí – một vấn đề mà nhiều người khởi nghiệp trong lĩnh vực thịt nhân tạo đang phải đối mặt.

Theo bà Sriram, sự bền vững chính là một lợi thế lớn của ngành công nghiệp thực phẩm nhưng chưa hết nó còn sạch, không có kháng sinh, kim loại nặng và hạt nhựa hoặc sự đối xử tàn ác với động vật.

Hiện công ty khởi nghiệp này đang đặt mục tiêu bắt đầu bán sản phẩm đầu tiên là bánh bao nhân tôm tế bào gốc tại Singapore vào cuối năm sau và sẽ mở rộng thị trường sang Hồng Kông, Ấn Độ và Úc.

Bà Sriram cho biết, hiện chi phí để sản xuất ra 1 kg tôm hết 5.000 USD nhưng với sự đầu tư nghiên cứu và phát triển sâu hơn nữa, công ty đặt mục tiêu sẽ giảm chi phí xuống còn 50 USD.

Đến nay Shiok Meats không phải là công ty duy nhất phát triển protein thay thế, lĩnh vực mà các nhà phân tích thuộc ngân hàng đầu tư Barclays dự đoán có trị giá 140 tỷ USD vào năm 2029.

Trước đó đã xuất hiện các sản phẩm thịt chay của các hãng Beyond Meat, Omnimeat và Impossible Foods được bày bán ở nhiều nơi trên thế giới. Sự gia tăng của các sản phẩm thịt chay thời gian qua phần nào phản ánh mối quan tâm của người tiêu dùng về sức khỏe trước cảnh báo về tiêu thụ thịt đỏ có nguy cơ mắc các bệnh mỡ máu cao và tim mạch cũng như phá hủy môi trường do chăn nuôi quá mức.

Một người nuôi tôm ở Sundarbans, Bangladesh.  Ảnh: Getty Images

Một người nuôi tôm ở Sundarbans, Bangladesh.  Ảnh: Getty Images

Hiện nông nghiệp tế bào đang thu hút sự quan tâm rất lớn trên toàn thế giới. Tiêu biểu là nhiều công ty tên tuổi nhảy vào như BlueNalu ở California (Mỹ) đang tiến hành nuôi cá philê từ tế bào hay hãng Avant Meats ở Hồng Kông đang tiến hành nghiên cứu các sản phẩm protein cá và hải sản dựa trên công nghệ này để ương nuôi cá dìa để lấy bong bóng, nguyên liệu để chế biến các món đặc sản trong ẩm thực Trung Hoa.

Israel vẫn được coi là quốc gia tiên phong trong cuộc cách mạng thịt sạch với bốn công ty khởi nghiệp đình đám gồm SuperMeat, Future Meat Technologies, Aleph Farms và BioFood Systems hiện cũng đang nỗ lực chạy đua nhằm tạo ra nguồn thịt của tương lai.

Cuộc cách mạng mới

Ông David Baker, phó giáo sư khoa Sinh học của Đại học Hồng Kông cho biết, nông nghiệp tế bào hiện là ngành rất thú vị và có tiềm năng tạo ra cuộc cách mạng hóa trong sản xuất thực phẩm. Ngoài các ưu thế như đã nêu ở trên, nông nghiệp tế bào không nhữn góp phần phục hồi môi trường qua việc giảm sử dụng đất cũng như hóa chất trong sản xuất mà còn có thể phục hồi môi trường tự nhiên và tái tạo, cân bằng hệ sinh thái, cải thiện sức khỏe con người.

Công ty đặt mục tiêu sẽ bán sản phẩm đầu tiên là bánh bao tôm tại Singapore vào cuối năm tới. Ảnh Meats Shiok

Công ty đặt mục tiêu sẽ bán sản phẩm đầu tiên là bánh bao tôm tại Singapore vào cuối năm tới. Ảnh Meats Shiok

Theo Tổ chức Lương nông của Liên Hợp Quốc (FAO), ngành công nghiệp thực phẩm dựa vào công nghệ tế bào có khả năng phá vỡ ngành công nghiệp nuôi trồng thủy hải sản truyền thống hiện nay. Nó có thể tạo ra khoảng 135 tỷ USD doanh thu xuất khẩu hằng năm, cung cấp việc làm hoặc thu nhập cho khoảng 1/10 người và là chiếm giữ 17% nguồn cung của tất cả các loại protein động vật trên toàn thế giới.

Tính toán của FAO, dân số thế giới sẽ tăng lên gần 10 tỷ người vào năm 2050 sẽ gây ra một áp lực rất lớn cho các đại dương và nguồn hải sản hoang dã bởi theo Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên thế giới (WWF), khoảng 90% các nghề cá thương mại hiện nay đang bị khai thác quá mức khiến môi trường bị đe dọa.

Ông Baker nói: “Ngành công nghiệp thủy sản phụ thuộc vào đánh bắt được kiểm soát kém đã dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng về nguồn lợi thủy sản cùng với những quan ngại về nạn cướp biển, xung đột ngư trường và lao động cưỡng bức, buôn người trá hình trong ngành thủy sản cũng cần phải được xem xét”.

Nhu cầu thủy hải sản tăng cao đang gây áp lực lớn lên các đại dương và môi trường.  Ảnh: Shutterstock

Nhu cầu thủy hải sản tăng cao đang gây áp lực lớn lên các đại dương và môi trường.  Ảnh: Shutterstock

Hồi năm 2017, Trung tâm Nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế có trụ sở tại Jakarta (Indonesia) đã công bố một nghiên cứu cho thấy, phí tổn môi trường khổng lồ từ ngành công nghiệp nuôi tôm. Tổ chức phi lợi nhuận này đã dành 7 năm để nghiên cứu các khu rừng ngập mặn từ Đông Nam Á đến Trung Mỹ và đưa ra kết luận: Quá trình tạo ra một kg tôm nuôi phát thải ra một lượng khí thải nhà kính cao gần gấp bốn lần một kg thịt bò.

WWF cũng cho biết, hệ sinh thái rừng ngập mặn có tầm quan trọng về sinh thái và kinh tế khi nó cung cấp sinh kế cho khoảng 100 triệu người dân trên thế giới. Nó giúp duy trì hệ sinh vật biển và động vật có vú trên cạn, bảo vệ bờ biển khỏi bão tố và còn giúp làm chậm quá trình biến đổi khí hậu bằng cách hấp thụ carbon dioxide, khí nhà kính chính từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch.

Ngành tôm toàn cầu đang lộ ra những vấn đề phát triển thiếu bền vững.  Ảnh: Shutterstock

Ngành tôm toàn cầu đang lộ ra những vấn đề phát triển thiếu bền vững.  Ảnh: Shutterstock

Ông Baker cho biết, chính những tác động tiêu cực của nông nghiệp thâm canh và nghề cá hiện đại đã thôi thúc nông nghiệp tế bào trở thành một sự thay thế hấp dẫn. Hơn nữa xu thế là người tiêu dùng trong tương lai sẽ ngày càng chú ý và quan tâm đến việc phải biết rõ nguồn gốc xuất xứ cũng như điều kiện sản xuất ra các nguồn thực phẩm mà họ sử dụng được làm ra như thế nào.

Nguồn: (SCMP)

Nuôi tôm thẻ an toàn, giảm chi phí vượt qua Covid-19

Dù giá tôm thẻ thương phẩm hiện chỉ còn khoảng 80 ngàn đ/kg, nhưng mô hình nuôi tôm của anh Lê Minh Chính ở xã Ninh Phú, TX Ninh Hòa (Khánh Hòa) vẫn có lãi.

Một số người nuôi tôm thẻ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa cho hay, hiện giá tôm loại 100 con/kg được thương lái thu mua dao động từ 80 – 82 ngàn đ/kg. Với giá này họ nuôi thua lỗ hoặc không có lãi, bởi chi phí đầu tư nuôi tôm từ thức ăn, tiền điện… đều tăng cao, tương ứng giá thành từ 70 – 80 ngàn đ/kg.

Thế nhưng tại cơ sở nuôi tôm thẻ chân trắng của anh Lê Minh Chính, tại thôn Hang Dơi, xã Ninh Phú (TX Ninh Hòa) vẫn có lãi.

Anh Chính, cho biết, dù giá tôm thương phẩm chỉ còn 80 ngàn đ/kg, nhưng nhờ nuôi 3 giai đoạn nên anh vẫn có lãi.

Anh Chính, cho biết, dù giá tôm thương phẩm chỉ còn 80 ngàn đ/kg, nhưng nhờ nuôi 3 giai đoạn nên anh vẫn có lãi.

“Với giá tôm 80 ngàn đ/kg như hiện nay, sau khi trừ chi phí tôi lãi khoảng 20 ngàn đ/kg, tức 20 triệu đ/tấn”, anh Chính khẳng định và cho biết, sở dĩ có lãi là nhờ anh áp dụng mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn, nên giá thành chỉ mất khoảng 60 ngàn đồng đã nuôi tôm đạt 100 con/kg. Tuy nhiên anh Chính không xuất tôm loại 100 con/kg, mà nuôi về size lớn hơn để có lời hơn.

Cụ thể, hiện mô hình của anh Chính nuôi tôm khoảng 80 ngày đạt 70 con/kg. Còn nuôi thêm đến 90 ngày tôm được 50 con/kg. Với loại tôm 50 con/kg, anh Chính bán giá từ 130 – 140 ngàn đ/kg (tôm sống), sau khi trừ chi phí lãi từ 30-40 triệu đ/tấn.

“Hiện vụ 1/2020, tôi thả 7 ao (1.600m2/ao), với tổng sản lượng ước đạt khoảng 40 tấn. Trong đó 2 ao đã nuôi tôm về size 50 con/kg và đã xuất bán được 7/9 tấn tôm sống, chủ yếu tiêu thụ nội địa với giá từ 130 – 140 ngàn đ/kg”, anh Chính nói.

Theo anh Chính, mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn, kết hợp công nghệ Semi Biofloc, anh đã triển khai thành công từ nhiều năm nay. Mô hình này kiểm soát được dịch bệnh trên tôm như đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp, kể cả tránh được nấm đồng tiền tiết ra độc tố dẫn đến tôm mắc bệnh đường ruột.

Cơ sở nuôi tôm của Chính.

Cơ sở nuôi tôm của Chính.

“Nuôi tôm trong một ao trong thời gian dài dễ sinh ra nấm đồng tiền. Nấm này không gây cho tôm chết hàng loạt, nhưng nuôi khó đưa về size lớn. Việc nuôi tôm 3 giai đoạn giúp tôi phát hiện sớm nấm đồng tiền thông qua kiểm tra nhá thả trong ao nuôi. Từ đó, kịp thời chuyển tôm nuôi sang ao nuôi khác nên tôm không bị ảnh hưởng”, anh Chính chia sẻ.

Theo tìm hiểu chúng tôi, để áp dụng mô hình này, tất cả ao nuôi của anh Chính đều lót bạt, kết hợp hệ thống xi phông tự động, hệ thống sục khí, máy cho ăn tự động, máy phát điện. Bên cạnh đó, anh Chính còn đầu tư hệ thống thu gom chất thải và hệ thống xử lý nước cấp bù phục vụ trong nuôi tôm.

Ngoài hệ thống công trình ao nuôi, anh Chính còn đầu tư các khu nuôi cây vi sinh dùng hỗn hợp men vi sinh ủ với mật rỉ đường…tạo Biofloc trong thùng phuy để đưa xuống ao nuôi theo định kỳ.

Và, để nuôi  “cuốn chiếu” 3 vụ/năm, anh Chính áp dụng nuôi 3 giai đoạn (hay 3 pha). Giai đoạn 1, anh Chính nuôi ương tôm giống trên bể nổi, có đường kính 12- 15m, cao 1,2m, chứa khoảng 150 m3 nước và ương khoảng 50 vạn giống.

Sau thời gian ương từ 15-20 ngày, anh Chính chuyển sang giai đoạn 2. Tức là, toàn bộ tôm ương được chuyển xuống ao nuôi ngoài trời, áp dụng nuôi theo công nghệ Semi Biofloc. Thời gian nuôi giai đoạn 2 khoảng 30 ngày, khi đó tôm đạt kích cỡ 200 con/kg, mật độ 500 con/m2 rồi chuyển sang giai đoạn 3.

Ở giai đoạn này, mật độ nuôi được giảm xuống nửa, tức là mỗi ao chỉ thả từ 250-300 con/m2. Sau đó được anh Chính nuôi tôm đến khi đạt kích cỡ mong muốn thì thu hoạch.

Hiện anh Chính có 15 ao nuôi, trung bình 1.600 m2/ao, cho thu hoạch từ 4-5 tấn/vụ, tức khoảng 40-50 tấn/vụ. Với giá bán trung bình từ 130 -140 nghìn đồng/kg, sau khi trừ chi phí còn lãi hàng tỷ đồng/năm. Đây là một trong những mô hình hiệu quả và bền vững nhất tỉnh Khánh Hòa. Hiện công nghệ này được anh Chính chuyển giao cho rất nhiều người nuôi trên toàn quốc.

Thông tin về ký sinh trùng gây chậm lớn trên tôm – EHP

EHP là gì?

EHP là chữ viết tắt của cụm từ Enterocytozoon hepatopenaei, đó là một loại ký sinh trùng vi khuẩn nấm (fungal microsporidian parasite) gây nhiễm trùng gan tụy trên tôm sú (Penaeus monodon) và tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) ở Thái Lan và dẫn đến làm tôm chậm phát triển và có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng mãn tính (một bệnh gọi là bệnh mãn tính có nghĩa là bệnh tiến triển kéo dài hoặc hay tái phát, thời gian bị bệnh thường rất lâu. Bệnh mãn tính không thể ngừa bằng vắc xin, không thể chữa khỏi hoàn toàn và cũng không tự biến mất). EHP cũng được biết đến tại các quốc gia có nuôi tôm như Brunei, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines, Venezuela và Việt Nam.

Cơ chế nhiễm bệnh – vòng đời ký sinh trùng EHP

Tôm bị nhiễm bệnh do ăn phải bào tử ký sinh trùng EHP có trong nước ao nuôi, từ chất hữu cơ lắng tụ, do ăn thịt lẫn nhau hoặc từ thức ăn sống bị nhiễm sẵn EHP (chẳng hạn như giun nhiều tơ – polychaetes; động vật thân mềm – chẳng hạn như mực, Artemia đông lạnh, v.v. những loại thức ăn trên dược dùng nhiều trong các trại sản xuất giống).

Bên trong hệ thống gan tụy các bào tử EHP được kích hoạt, giải phóng sợi cực của chúng và tiêm trực tiếp bào tử ký sinh trùng vào tế bào. Các bào tử tăng sinh trong hệ thống gan tụy, trưởng thành và sau đó được giải phóng trở lại vào ruột làm tổn thương tế bào ruột. Sau đó các bào tử bong ra và theo phân thải ra môi trường ngoài.

Ảnh hưởng của EHP đến tốc độ tăng trưởng của tôm

EHP lây nhiễm vào các ống gan của tôm khiến các tế bào gan bị bong tróc và ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tiêu hóa của tôm. Nếu tôm không thể tiêu hóa và cải thiện được tình trạng mô bị mất, tôm sẽ giảm cảm giác thèm ăn, ăn chậm và dẫn đến chậm tăng trưởng.

Nhận biết tôm bị nhiễm EHP bằng phương pháp cảm quan

Tôm bị nhiễm EHP có thể nhận biết bằng phương pháp cảm quan do có lớp biểu bì mỏng, cơ trắng do phản ứng với tình trạng stress vì nhiễm bệnh, có các đốm đen trên cuống mắt, trong mô cơ và dọc theo ruột sau.

EHP phát triển nhanh như thế nào?

  • Tốc độ phát triển nhanh hay chậm của bệnh EHP phụ thuộc nhiều vào việc quản lý trang trại, tần suất thay nước nhiều hay ít và chất lượng thức ăn.
  • Một trong những thách thức lớn nhất cho vấn đề lây nhiễm EHP là tại các trang trại sử dụng hệ thống tuần hoàn nước qua các ao. Điều này có nghĩa là nước nhiễm EHP được giữa lại để sử dụng cho trong hệ thống tuần hoàn.
  • Tôm sạch bệnh (SPF) bị nhiễm bệnh trong vòng 2 tuần khi sống chung với tôm bị nhiễm bệnh. Tôm có thể bị nhiễm bệnh trong vòng một tuần khi cho ăn tôm bị nhiễm EHP và trong vòng 15 ngày khi tiếp xúc với đất ao. Đối với ao đất không có hệ thống xả thải hoặc loại bỏ mùn bả hữu cơ tích tụ ở đáy ao, quá trình nhiễm trùng có thể diễn ra rất nhanh.
  • Kiểm tra PCR tôm post cho kết quả âm tính nhưng bầy tôm bị nhiễm 20-30% trong hệ gan tụy có thể bị bệnh phân trắng trong 65-79 ngày nuôi. Đối với kết quả PCR dương tính cùng với 50-60% nhiễm bệnh trong hệ gan tụy, khi chuyển vào ao có thể bị bệnh phân trắng trong vòng 30-44 ngày. Trường hợp kết quả PCR dương tính và cường độ cảm nhiễm cao từ 40-90% trong gan tụy có thể phát triển phân trắng trong vòng 14-20 ngày.

Làm cách nào để kiểm tra xem tôm có bị nhiễm EHP không?

  • Kiểm tra bằng kính hiển vi với độ phóng đại 100 với dầu soi đối với gan và ruột tôm
  • Kiểm tra gan tôm bằng phương pháp PCR tại các phòng thí nghiệm. Mẫu tôm có thể được cho vào ethanol (cồn) và gửi đến phòng thí nghiệm ngay sau đó.
  • Đối với tôm bố mẹ có thể kiểm tra phân tôm bằng phương pháp PCR.
  • Việc kiểm tra sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm nên được thực hiện thường xuyên bằng cả phương pháp cảm quan và xét nghiệm nhanh tại các phòng lab. Những dấu hiệu căn bản sau đây có thể giúp người nuôi dự đoán khả năng bầy tôm của mình đã nhiễm EHP:
    • Chậm lớn so với mức độ thông thường mà tôm có thể đạt được sau một thời gian nuôi nhất định.
    • Kém ăn, sức ăn không tăng sau nhiều ngày.
    • Số lượng giọt dầu trong gan giảm đáng kể.
    • Chậm lột xác và không lớn đáng kể sau lột xác.
    • Số lượng các ống gan bị xưng cũng có thể cho thấy tình trạng nhiễm bệnh đang ở mức độ nặng nhẹ như thế nào.

Làm cách nào để quản lý tốt và phòng tránh EHP?

  1. Đối với cơ sở nuôi tôm bố mẹ
  • Sử dụng thức ăn tươi sống đã được kiểm tra bằng PCR không bị nhiễm EHP.
  • Chỉ dùng tôm bố mẹ đã kiểm tra không nhiễm EHP
  1. Trong trại sản xuất giống
  • Ngâm bể và xử lý toàn bộ đường ống liên quan bằng dung dịch Sodium hydroxyt trong 3 giờ, sau đó để khô hoàn toàn trong vòng 07 ngày.
  • Việc nâng pH lên 9 có thể làm giảm đến 90% lượng bào tử EHP.
  • Thực hành an toàn sinh học một cách chặt chẽ
  • Kiểm tra bệnh trước khi thả vào các hệ thống ương nuôi trong các giai đoạn tiếp theo tại trại giống
  • Kiểm tra EHP thường xuyên tại các giai đoạn sản xuất gống.
  • Nếu tôm ăn ít hơn bình thường, hãy lấy mẫu và kiểm tra ngay EHP.
  • Sử dụng thức ăn chất lượng cao để tăng cường sức khỏe cho tôm
  1. Trong ao nuôi thịt
  • Đảm bảo sát trùng hiệu quả hệ thống cấp nước, bạt ao nuôi, nước cấp đầu vào và trang thiết bị dụng cụ trong hệ thống nuôi.
  • Chuẩn bị nước thời gian lâu hơn có thể làm giảm EHP.
  • Sử dụng giống tôm không nhiễm EHP được chắc chắn bằng các kiểm tra cảm quan và PCR.
  • Mua giống tôm tại các trại giống uy tín.
  • Loại bỏ vật chất hữu cơ, chất thải lắng tụ ra khỏi ao tôm một cách triệt để.
  • Nếu phát hiện bị nhiễn EHP hãy cho ăn thức ăn có hàm lượng protein dễ tiêu hóa cao và cho ăn ít hơn bình thường.
  • PAC có thể được dùng tại các ao lắng để giúp lắng tụ hữu cơ tốt và kéo theo việc giảm các bào tử EHP có trong nước.
  • Luôn sẵn sàng nước mới, sạch EHP để thay thế khi cần thiết.
  1. Giữa các chu kỳ nuôi (vụ nuôi)
  • Làm sạch đáy ao, loại bỏ hết mùn bả hữu cơ trong ao.
  • Sử dụng thuốc tím với liều lượng thấp nhất là 15 ppm (15kg/1.000 m3 nước) hoặc chlorine với liều lượng 40 ppm.
  • Đối với ao đất nên bón thêm với CaO với liều 6 tấn/ha để tăng pH từ 8 – 11 một cách nhanh chóng. Để thực hiện việc này, ao cần phơi khô trước, bón vôi, cày đáy ở độ sâu 10 – 12 cm để trộn đều vôi, sau đó cấp nước vào làm ẩm để kích hoạt vôi.
  • Xử lý nước trước khi thả với liều lượng 18g/m3 Calcium hypochlorite để loại bỏ giáp xác (nếu có)

Nguồn: “Fact sheet on Enterocytozoon hepatopenaei, a microsporidian parasite of shrimp” – enaca.org

Dịch bởi: KS. Nguyễn Thành Quang Thuận – VPAS JSC