Bạn tìm thông tin gì?

Blog

Nuôi tôm thẻ chân trắng “công nghiệp” theo tiêu chuẩn VietGAP năng suất cao

Qua đánh giá của cơ quan chuyên môn, cán bộ kỹ thuật và chủ hộ, mô hình “Nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh đạt tiêu chuẩn VietGAP” có ưu điểm là nuôi mật độ cao, quản lý tốt mầm bệnh, thức ăn, hạn chế ô nhiễm môi trường do tái sử dụng nước, tôm lớn nhanh, lợi nhuận cao. Đồng thời trong quá trình nuôi chỉ sử dụng vi sinh để phân hủy chất hữu cơ, ổn định môi trường ao nuôi, không sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản, tạo sản phẩm sạch đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Thực hiện chủ trương tái cơ cấu Ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; năm 2019, Trung tâm Khuyến nông Bạc Liêu xây dựng chuỗi liên kết nuôi tôm sú, thẻ chân trắng đạt tiêu chuẩn VietGAP. Mục tiêu của chương trình là xây dựng mô hình trình diễn nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh đạt tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu.

Nuôi tôm thâm canh theo tiêu chuẩn VietGAP

Mô hình trình diễn nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh đạt tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Đông HảI, xã Long Điền Đông với quy mô 2.000m2 mặt nước/2 hộ, mật độ thả 250 con/m2. Hai hộ tham gia mô hình được Nhà nước hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ 100% chi phí mua tôm giống, 30% chi phí mua các loại vật tư, bao gồm: thức ăn, thuốc, chế phẩm sinh học; các chủ hộ tham gia mô hình đối ứng phần còn lại theo đúng yêu cầu kỹ thuật.Kết quả sau 4 – 4,5 tháng nuôi sản lượng đạt 11,9 tấn, kích cỡ 25 – 44 con, tỷ lệ sống trung bình 75%.

Tuy nhiên, thời điểm thu hoạch tôm bị ảnh hưởng của dịch bệnh covid – 19 nên thị trường xuất khẩu tôm Việt Nam những tháng đầu năm giảm mạnh gần 20% so với cùng kỳ dẫn đến giá tôm thương phẩm trong nước xuống thấp gây ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của 2 hộ tham gia mô hình.

Tại hộ thứ nhất, khi tôm được 40 ngày tuổi có dấu hiệu bị bệnh, đã dùng các biện pháp xử lý nên tôm chậm lớn. Sau 4 tháng nuôi đạt 4,1 tấn/1.000m2, tỷ lệ sống 72% (size 44 con/kg), giá bán 132.000 đồng/kg, lợi nhuận 131 triệu đồng.

Hộ thứ hai, sau 4,5 tháng nuôi đạt 7,8 tấn/1.000m2, tỷ lệ sống 78% (size 25 con/kg), giá bán 186.000 đồng/kg, lợi nhuận 624 triệu đồng.

Qua đó cho thấy việc nuôi  thẻ chân trắng thâm canh đạt tiêu chuẩn VietGAP mang lại hiệu quả cao, tỷ lệ sống cao, lợi nhuận cao và giảm bớt rủi ro do thời tiếc tác động đến. Cần khuyến cáo nhân rộng trong vùng để nhiều người áp dụng làm theo, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của gia đình và góp phần bảo vệ môi trường, phát triển nghề nuôi tôm theo hướng có trách nhiệm, ổn định và bền vững.

Kim Yến – Bích Liên – Trung tâm Khuyến nông Bạc Liêu

Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tăng mạnh nhất trong 5 năm qua

VOV.VN – Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu chính của tôm Việt Nam trong 5 năm qua, mức tăng trưởng trung bình năm là 16% và sau 5 năm tăng trên 55%.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, trong giai đoạn 5 năm (2015-2019), ngành tôm Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực trong sản xuất và xuất khẩu, đạt tăng trưởng trung bình năm là 4%.

Cụ thể, diện tích nuôi tôm tăng trung bình 1,4%/năm, sản lượng tăng trung bình 5,7%/năm, chủ yếu nhờ năng suất nuôi tôm chân trắng cải thiện. Đáng nói, sản lượng tôm chân trắng tăng gần 41% sau 5 năm, với mức tăng trung bình 9% mỗi năm. Trong khi đó, sản lượng tôm sú tăng trung bình 1,2% và chỉ tăng 3,1% sau 5 năm, năng suất không có sự tăng trưởng đáng kể so với tôm chân trắng.

xuat khau tom sang trung quoc tang manh nhat trong 5 nam qua hinh 1
Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tăng mạnh nhất trong 5 năm qua. 

Cũng trong giai đoạn này, các thị trường xuất khẩu tôm chính của Việt Nam là:  EU, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc chiếm 81-85% tổng giá trị. Xuất khẩu sang Trung Quốc tăng mạng nhất với mức tăng trưởng trung bình năm là 16% và sau 5 năm tăng trên 55%, tiếp đó là EU, Hàn Quốc.

Trong tổng lượng xuất khẩu tôm Việt Nam, sản phẩm tôm đông lạnh vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Trong khi tôm chế biến chỉ chiếm tỷ trọng đáng kể ở một số thị trường lớn, cao nhất là thị trường Mỹ, tiếp đến là EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, trong khi ASEAN và Trung Quốc ở mức thấp.

Tại những thị trường chính, thuế nhập khẩu các sản phẩm tôm của Việt Nam có lợi thế hơn so với các nước xuất khẩu khác là Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan hay Trung Quốc, nhất là tại các thị trường có hiệp định FTA với Việt Nam. Đây sẽ là ưu thế cho xuất khẩu tôm Việt Nam trong năm 2020 và những năm tới./.

Sử dụng máy cho ăn tự động đúng cách

Máy cho ăn tự động.
Máy cho ăn tự động.

Máy cho ăn tự động được sử dụng đúng cách có thể là công cụ có giá trị để tăng hiệu quả và lợi nhuận của việc cho ăn trong ao nuôi tôm.

Hiện nay, với xu hướng hiện đại hóa, tự động hóa, việc cho ăn bằng máy đã bắt đầu được nghiên cứu và áp dụng phổ biến ở các nước đứng đầu về sản xuất tôm. Tuy nhiên, do tính mới mẻ, yêu cầu về vật lí, kĩ thuật nên đòi hỏi đội ngũ nhân viên phải được huấn luyện kĩ càng qua đó nâng cao trình độ chuyên môn, có kế hoạch kiểm soát chặt chẽ hoạt động của máy.

Khi sử dụng loại máy này, người nuôi tôm có thể dễ dàng điều chỉnh lượng thức ăn và khoảng cách giữa các lần cho ăn nhằm thực hiện việc rải thức ăn đạt hiệu quả cao nhất – tôm ăn đủ, không có thức ăn thừa tích tụ đáy ao. Nhìn chung, phương pháp quản lí thức ăn này không những tiết kiệm chi phí sản xuất mà còn đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của tôm và rút ngắn thời gian nuôi.

Các lưu ý để sử dụng máy cho ăn tự động hiệu quả

Để phân phối thức ăn hiệu quả bằng máy cho ăn tự động trong ao nuôi tôm bán thâm canh, vòi của bộ phân phối thức ăn phải cao hơn mặt nước khoảng 80 – 100 cm. Phễu càng cao hơn mặt nước thì diện tích phân phối thức ăn sẽ càng lớn. Tuy nhiên, trong các ao nuôi thâm canh nhỏ, nơi cần thiết phải giảm diện tích cho ăn, vòi cho ăn chỉ nên cao hơn 50 cm so với mặt nước. Ngoài ra, kích thước của hạt hoặc viên cũng ảnh hưởng đến khu vực cho ăn, bởi vì viên càng lớn thì phân bố càng xa, như chúng ta có thể thấy trong hình sau:


Viên thức ăn Nicovita có đường kính khác nhau và khoảng cách chúng đạt được sau khi được phân phối bởi một máy cho ăn tự động đặt cách mặt nước của ao nuôi tôm thâm canh 1m..(theo Global Aquaculture).

Một vấn đề khác cần lưu ý là nồng độ oxy hòa tan trong khu vực cho ăn, mức tiêu thụ oxy của hàng trăm ngàn con tôm tụ tập dưới và gần mỗi máy có thể làm cạn kiệt lượng oxy, do đó máy cho ăn tự đông cần được đặt gần máy sục khí. Do mức tiêu thụ oxy gần các khu vực cho ăn tự động tăng lên, các thiết bị sục khí có cánh tay dài gần khu vực cho ăn là cần thiết để giúp duy trì mức oxy hòa tan đầy đủ. Kinh nghiệm thực địa cho chúng ta biết rằng phạm vi độ sâu nước tốt nhất cho một máy cho ăn tự động trong ao không có sục khí là 1,00 đến 1,30 mét, trong khi trong các ao thâm canh có sục khí mạnh, phạm vi tốt nhất là 1,40 đến 1,60 mét. Độ sâu đồng đều của nước và nồng độ oxy hòa tan trong khu vực cho ăn tự động dẫn đến sự phân bố tối ưu của quần thể tôm trong ao.

Theo kết quả thực nghiệm, máy làm việc với công suất thích hợp sẽ làm cho tăng trưởng tôm, FCR và tỷ lệ sống của tôm tốt hơn. Ví dụ, trong sản xuất tôm bán thâm canh trong các ao lớn (trên 4,0 ha.), Sinh khối tối đa được đề nghị cho ăn tự động là 2.000 kg tôm trên mỗi phễu, để nuôi thâm canh trong các ao nhỏ (dưới 1,0 ha.) có sục khí mạnh, sinh khối được khuyến nghị tối đa là 4.000 kg tôm trên mỗi phễu. Vượt quá khả năng sinh khối của máy cho ăn tự động có thể dẫn đến tốc độ tăng trưởng thấp hơn, FCR cao hơn và tỷ lệ sống của tôm thấp hơn, chủ yếu là do chất lượng nước và đất bị suy giảm nhanh hơn, sự gia tăng chất hữu cơ và nồng độ oxy thấp. Ngoài ra, công suất phễu cao hơn bình thường sẽ làm giảm tuổi thọ của pin, động cơ và các bộ phận khác của máy.

Trong quá trình nuôi tôm và sau khi thu hoạch, khu vực cho ăn tự động đòi hỏi phải xử lý sinh học. Ứng dụng thích hợp của các vi khuẩn có lợi, như Bacillus subtilis và Lactobacillus spp là cần thiết để giữ cho đất ao và nước trong điều kiện tối ưu và hỗ trợ sản xuất tôm ổn định theo thời gian.

Đánh giá các phương pháp cho ăn tự động

Chiến lược được một số nhà sản xuất tôm ở Ecuador sử dụng để giảm chi phí đầu tư vào thiết bị liên quan đến cho ăn tự động là thiết lập bộ nạp phát hiện âm thanh để theo dõi hoạt động cho tôm ăn, sau đó sử dụng thông tin này với người cho ăn tự động và bộ hẹn giờ trong một khu vực nhất định của trang trại. Lập trình các máy cấp liệu tự động với bộ hẹn giờ theo đường cong tiêu thụ thức ăn bằng cảm biến âm thanh (hydrophones) để phát hiện âm thanh của hoạt động cho tôm ăn. Sau đó, tiêu thụ thực phẩm được kiểm soát bằng các nhá cho ăn nằm gần các máy cho ăn tự động. Các thử nghiệm được thực hiện trong quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương thâm canh tại các trang trại ở Thái Lan cho thấy lợi thế của việc sử dụng thức ăn tự động so với cho ăn bằng tay, với kết quả tốt nhất thu được khi cho ăn tự động bằng phát hiện âm thanh bằng hydrophones.

Hệ thống cho tôm ăn bằng cảm biến âm thanh (AQ1) phát huy hết tính năng mà không giới hạn diện tích ao nuôi tôm, bởi vậy nông dân nuôi tôm nhỏ lẻ cũng hưởng lợi từ hệ thống này. Dù diện tích ao nuôi 1 ha hay 1.000 ha đều thu được lợi ích như tỷ lệ tăng trưởng, hệ số FCR thấp, tỷ lệ sống cao và năng suất thu hoạch cao như nhau. Hệ thống AQ1 tại các trại nuôi ở Ecuador và Mexico chạy bằng năng lượng mặt trời nên tiết kiệm được chi phí năng lượng, gần đây hệ thống cải tiến có lắp đặt thêm thiết bị cảm biến mưa và tôm vẫn được cho ăn hiệu quả tới khi mưa to kết thúc.

Triển vọng

Do có sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố (chất lượng thức ăn, đường kính, khoảng cách với mặt mước, độ ẩm, nhiệt độ, thiệt kế của máy) nên không có mối tương quan chặt chẽ giữa mức tiêu thụ thực phẩm và nhiệt độ nước hoặc nồng độ oxy hòa tan. Cần có thêm nhiều nghiên cứu với người cho ăn và cảm biến chất lượng nước để hiểu rõ hơn và dự đoán hoạt động sinh trưởng của tôm vào các thời điểm khác nhau trong ngày/đêm và giữa các mùa. Ngoài ra các việc sử dụng các cảm biến cho các thông số khác nhau của nước chẳng hạn như nồng độ oxy hòa tan, nhiệt độ, pH, độ kiềm và mưa có thể giúp quản lí thức ăn hiệu quả hơn và giảm chi phí nuôi tôm.

Đặng Tuấn – https://tepbac.com/

Cà Mau: Giá tôm tăng trở lại

Sau một thời gian giảm mạnh, hiện giá tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Cà Mau đã tăng trở lại, người nuôicó lãi khá, nhất là tôm cỡ lớn.

Tác động của dịch bệnh COVID-19 đã khiến tình hình xuất khẩu tôm của Việt Nam đã bị ảnh hưởng nên giá tôm thẻ chân trắng nguyên liệu giảm mạnh hơn một tháng qua so với cùng kỳ năm 2019.

Nông dân thu hoạch tôm kích cỡ lớn cho lợi nhuận cao trong thời điểm này

Nếu nhưtháng trước, tôm thẻ chân trắng nguyên liệu được thương lái thu mua loại 100 con/kg tại các huyện giao động 73-75 ngàn/kg; loại 30 con/kg giá 128 ngàn đồng/kg thì hiện nay tình hình đã khởi sắc hơn.Trong những ngày đầu tháng 4, giá tôm thẻ chân trắngđược thương lái thu mua bắt đầu tăng nhẹ. Cụ thể, loại 15con/kg giá 244 ngàn đồng/kg; loại 20 con/kg giá 202 ngàn đồng/kg; loại 25con giá 169 ngàn đồng/kg; loại 30con/kg giá 132 ngàn đồng/kg và loại 100con/kg giá 90 ngàn đồng/kg.

Với giá bán như hiện nay thì người nuôi tôm sẽ có lãi khi thu hoạch, đặc biệt những ao nuôi kích cỡ lớn lãi sẽ cao.

Diệu Lữ- http://thuysanvietnam.com.vn/

Một số biện pháp chống nóng cho thủy sản

Vào mùa hè, nắng nóng kéo dài hoặc mưa gió bất thường sẽ khiến các yếu tố môi trường ao nuôi thay đổi đột ngột, dẫn đến thủy sản nuôi bị sốc hoặc phát sinh bệnh, ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng nuôi.

Thủy sản nuôi là động vật thuộc nhóm máu lạnh nên điều kiện nhiệt độ môi trường nước ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của chúng. Thân nhiệt của cá, tôm thay đổi theo nhiệt độ nước, thường chỉ chênh lệch với nhiệt độ nước khoảng 0,10C, lúc môi trường nước giảm hay tăng đột ngột có thể kích thích dây thần kinh da làm mất khả năng điều tiết hoạt động của các cơ quan, phát sinh ra bệnh có thể gây chết hàng loạt.

Dưới đây là một số biện pháp chống nóng cho cá, tôm nuôi vào mùa hè nhằm hạn chế tối đa những thiệt hại có thể xảy ra:

Cơ sở sản xuất giống

Bố trí ao nuôi có điều kiện tốt nhất, bổ sung nước thường xuyên cho ao nuôi, đảm bảo số lượng nước, chất lượng nước. Có thể làm mái che bằng lưới đen để giảm ánh nắng chiếu trực tiếp xuống ao nuôi làm ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn cá bố mẹ. Tăng cường công tác phòng bệnh tổng hợp vào thời điểm nắng nóng.

Với ao ương, đảm bảo bổ sung nước thường xuyên; chăm sóc và quản lý tốt các ao ương cá giống; tính toán mật độ nuôi phù hợp; khuyến khích dùng các chế phẩm sinh học xử lý môi trường. Định lượng thức ăn hàng ngày cho từng đối tượng nuôi, theo dõi, điều chỉnh lượng thức ăn theo diễn biến thời tiết, tránh dư thừa thức ăn, gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến chất lượng giống thủy sản.

Những ngày nắng nóng cao điểm, không nên xuất bán hay vận chuyển cá giống thủy sản. Khi có sự cố xảy ra cần báo cho ngành chức năng, theo dõi quy định trong sản xuất giống thủy sản để có những biện pháp ứng phó.

 

Nuôi ruộng

Cần bảo đảm lượng nước đầy đủ, tránh nước rò rỉ bằng cách đóng cống, nén chặt bờ. Đào mương hoặc tạo các chỗ trũng trong ruộng làm nơi trú ẩn cho thủy sản vào những ngày nắng nóng kéo dài và cũng là nơi tập trung cho ăn, thu hoạch. Nếu ruộng nhỏ, đào một chỗ trũng, nếu là ruộng to đào 2 – 3 chỗ trũng ở giữa ruộng hoặc rìa ruộng, diện tích chỗ trũng chiếm 2 – 3% tổng diện tích ruộng.

Nuôi trong ao, hồ nhỏ

Duy trì mực nước trong ao từ 1,5 – 2 m trong suốt mùa hè, đồng thời thả bèo tây trên mặt ao chiếm khoảng 1/3 diện tích để làm chỗ trú. Nâng cao sức khỏe cho thủy sản bằng cách: Sử dụng các loại thức ăn chất lượng cao, thường xuyên bổ sung các loại vitamin, khoáng chất vào thức ăn liều lượng 3 – 5 g/100 kg cá/ngày để tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi; giảm khẩu phần cho ăn xuống khoảng 50 – 60% vào những ngày nắng nóng có nhiệt độ nước trên 350C.

Đảm bảo mật độ nuôi hợp lý, nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm, tránh nguồn nước thải sinh hoạt. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra ao nuôi, theo dõi thủy sản trong ao, nếu có hiện tượng bất thường cần có biện pháp xử lý kịp thời.

Trong những ngày nắng nóng cần giảm lượng thức ăn từ 30 – 40% hoặc cắt bỏ bữa ăn vào buổi trưa, khẩu phần ăn cần bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất… để tăng sức đề kháng cho thủy sản nuôi. Tăng cường sử dụng chế phấm vi sinh nhằm cải thiện chất lượng nước, hạn chế việc thay nước thường xuyên. Chủ động thu hoạch thủy sản nuôi đạt kích thước thương phẩm ngay sau khi thiếu nước, hạn hán xảy ra.

 

Nuôi lồng bè

Vệ sinh lồng bè thường xuyên, đảm bảo lồng nuôi thông thoáng, sạch sẽ để nước trong và ngoài lồng được lưu thông. Kiểm tra, tu sửa lại những nơi xung yếu bảo đảm lồng vững chắc, di chuyển lồng về nơi râm mát. Nếu không di chuyển được cần hạ thấp lồng xuống, đảm bảo độ sâu của lồng luôn ở mức 2,5 – 3 m. Nên dùng vôi bột cho vào túi vải treo ở các góc lồng nuôi để phòng bệnh.

Nâng cao sức khỏe cho thủy sản nuôi trong lồng bằng cách bổ sung Vitamin B1, C vào thức ăn, cho cá ăn 2 lần/ngày lúc sáng sớm và chiều mát. Với những ngày nắng nóng có nhiệt độ nước trên 350C thì giảm khẩu phần ăn hoặc ngừng cho ăn.

Bình An – http://thuysanvietnam.com.vn/

Bạc Liêu: Vận động nông dân mở rộng mô hình lúa – tôm

Mô hình lúa – tôm ở thị xã Giá Rai (Bạc Liêu) được nông dân ứng dụng sản xuất nhiều năm, cho hiệu quả cao và bền vững.Đây là một trong những mô hình được thị xã chọn làm chủ lực và khuyến khích nông dân nhân rộng.


Nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa cho hiệu quả cao. Ảnh: Skretting

Theo đánh giá, khi thực hiện mô hình này lúa ít sâu bệnh, lượng phân bón sử dụng ít. Đồng thời đồng ruộng được cải tạo, tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường nuôi tôm, giảm rủi ro cho con tôm.

Bình quân, năng suất lúa trên đất tôm đạt 5 tấn/ha, tôm nuôi đạt từ 300 – 400 kg/ha, thu nhập từ 80 – 100 triệu đồng/ha. Bên cạnh đó, thị xã Giá Rai còn thực hiện chuỗi giá trị để liên kết bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Thị xã Giá Rai đang vận động nông dân xã Phong Tân và xã Phong Thạnh Đông mở rộng hết diện tích trồng lúa trên đất nuôi tôm; nhân rộng mô hình lúa – tôm (với diện tích 5.000 ha) ở các xã Phong Tân, Phong Thạnh, Phong Thạnh A.

Hải Linh – http://www.thuysanvietnam.com.vn/

Để nghề nuôi tôm phát triển bền vững

Với quyết tâm xây dựng Bạc Liêu trở thành “thủ phủ” ngành tôm công nghiệp của cả nước, thời gian qua, Bạc Liêu đã không ngừng đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển nghề nuôi tôm. Trong đó, khuyến khích nông dân phát triển các mô hình nuôi tôm thâm canh – bán thâm canh, nhất là mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng.

Bà Bùi Thị Huỳnh Hoa, Giám đốc Công ty TNHH Khoa học Việt Đức (TP. Hồ Chí Minh) nhận bằng tuyên dương thương hiệu đạt chất lượng châu Á.

THAY ĐỔI ĐỂ PHÁT TRIỂN

Có thể nói, tôm thẻ chân trắng là một trong những sản phẩm chủ lực của ngành Nông nghiệp hiện nay. Với ưu thế cho sản lượng nhiều, thời gian nuôi ngắn và gặp thuận lợi về thị trường tiêu thụ nên mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng đã và đang phát triển mạnh tại tỉnh Bạc Liêu, nhất là các mô hình nuôi tôm siêu thâm canh.

Tuy nhiên, mô hình này cần vốn đầu tư lớn và trên hết là phải hướng đến phát triển bền vững. Trong khi đó, mô hình luôn phải đối đầu với nhiều khó khăn do dịch bệnh, thiên tai và cả ô nhiễm môi trường sản xuất. Do vậy, rất cần một tư duy mới trong phát triển sản xuất. Qua áp dụng thực tiễn từ nhiều doanh nghiệp và nông dân, việc sử dụng công nghệ vi sinh, công nghệ an toàn sinh học trong nuôi tôm chính là giải pháp tối ưu. Đó là việc thay đổi nhận thức, tập quán sử dụng và lạm dụng quá mức các loại thuốc kháng sinh, hóa chất trong xử lý môi trường, cũng như các loại thuốc phòng và trị các bệnh thường gặp trên tôm mà không quan tâm đến chất lượng sản phẩm làm ra, đặc biệt hơn cả là ô nhiễm môi trường, tác động tiêu cực đến phát triển bền vững.

THÀNH CÔNG TỪ ỨNG DỤNG VI SINH

So với những nông dân nuôi tôm khác, cơ sở nuôi tôm thẻ chân trắng của hộ anh N.V.A (xã Điền Hải, Huyện Đông Hải) được xem là mô hình nuôi tôm điển hình và bài học thành công của gia đình anh chính là sử dụng các sản phẩm sinh học của Công ty TNHH Khoa học Việt Đức (TP. Hồ Chí Minh).

Với diện tích ao nuôi trung bình từ 1.000 – 1.500m2, mật độ thả nuôi khoảng 300 con/m2, tỷ lệ về size tôm đạt từ 20 – 30 con/kg và thành công mang lại từ mô hình đạt tỷ lệ gần 90%. Chia sẻ kinh nghiệm về thành công này, anh N.V.A cho biết: “Trước đây tỷ lệ nuôi tôm thành công của gia đình tôi và bà con trong vùng chỉ đạt từ 20 – 30%. Tôi rất trăn trở trước những khó khăn chung của bà con trong vùng. Do vậy, tôi nghĩ phải làm thay đổi tập quán nuôi của bà con nông dân bằng việc mạnh dạn ứng dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất và việc ứng dụng các sản phẩm sinh học phải là khâu đột phá”.

Theo anh N.V.A, nguyên nhân dẫn đến việc nuôi tôm của bà con nông dân kém hiệu quả và rủi ro cao đó là phần lớn nông dân chưa ý thức được tầm quan trọng của vi sinh trong việc xử lý môi trường và lấn át những vi khuẩn gây bệnh trên tôm; chưa có nguồn vi sinh tốt và luôn bị động, lúng túng khi ao nuôi tôm xảy ra sự cố như: tảo, khí độc, dịch bệnh…

Đặc biệt, khi tôm bệnh thì bà con thường dùng các loại hóa chất diệt khuẩn, kết hợp với kháng sinh để trị mà không lường trước được hậu quả; việc xử lý dịch bệnh trên tôm theo kinh nghiệm cá nhân, không nắm vững được các kiến thức cơ bản, bản chất vấn đề về phòng và trị bệnh. Điều đó không chỉ gây lãng phí tiền của, không hiệu quả, mà còn tác động xấu đến môi trường ao nuôi, không cách ly được dịch bệnh, nhất là nạn lạm dụng quá nhiều chất kháng sinh và hóa chất. Thậm chí, các loại kháng sinh và hóa chất không rõ nguồn gốc.

Với mong muốn “Cùng chia sẻ để cùng thành công”, anh N.V.A đã hỗ trợ và hướng dẫn kỹ thuật mô hình nuôi tôm của mình cho nhiều nông dân để nhân rộng và hộ nào cũng nuôi tôm thành công. Hiện tại, anh N.V.A đang hỗ trợ khoảng 50 ao cho bà con tại huyện Đông Hải.

Theo anh N.V.A: Để nuôi tôm thành công, bà con nông dân cần tuân thủ quy trình và sử dụng các nhóm sản phẩm sau: Thứ nhất là nhóm sản phẩm vi sinh xử lý môi trường, khí độc, tảo… nhằm chủ động lấn áp mầm vi khuẩn gây bệnh từ môi trường: Vi sinh Emuniv.TS1 (các sản phẩm này là đề tài khoa học cấp Nhà nước do Giáo sư Phạm Văn Ty làm chủ nhiệm); Thứ hai là nhóm phòng và trị các bệnh về gan, tụy: Ưu tiên chọn những chế phẩm có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên; Thứ ba là nhóm phòng trị đường ruột, phân trắng và chậm lớn.

Anh N.V.A đặc biệt lưu ý bệnh chậm lớn, phân trắng do khuẩn vi bào tử trùng (EHP) ký sinh trong đường ruột mà biểu hiện là sưng (hạt gạo) đốt thứ 6, ruột đứt khúc hoăc nặng hơn là gây xoắn ruột (ruột răng cưa). 90% ao nuôi đều chậm lớn mà nguyên nhân chủ yếu là do vi bào tử trùng EHP. Bà con cần hiểu cơ chế nhằm chủ động lựa chọn chế phẩm để khống chế.

Với những kinh nghiệm này, anh N.V.A mong muốn bà con nông dân cùng nhau áp dụng để nhà nào cũng có một vụ mùa bội thu và cùng nhau làm giàu.

BÙI TRUNG- http://baobaclieu.vn/

Tôm thẻ chân trắng nuôi theo quy trình sạch được các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thu mua với giá cao. Trong ảnh: Chế biến tôm thẻ tại Công ty Cổ phần chế biến xuất khẩu Tôm Việt. Ảnh: L.D

Theo bà Bùi Thị Huỳnh Hoa, Giám đốc Công ty TNHH Khoa học Việt Đức (TP. Hồ Chí Minh): “Hiện trạng ngành nuôi tôm ở nước ta nói chung và nuôi tôm nước lợ nói riêng đang gặp phải rất nhiều khó khăn. Rủi ro trong nuôi tôm ngày càng cao, do nhiều nguyên nhân như: biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, giá tôm nguyên liệu giảm… dẫn đến tỷ lệ thành công rất thấp.

Để chủ động đối phó với những yếu tố khách quan, bà con cần lựa chọn hướng đi phù hợp, quy trình nuôi tôm bền vững, độ an toàn cao và tiết kiệm để giảm chi phí sản xuất và tăng tỷ lệ thành công”. Các sản phẩm của Công ty TNHH Khoa học Việt Đức như: Vi sinh Emuniv.TS, BZT-VĐ; Gan thảo dược VĐ-LIVER; bộ sản phẩm khắc phục hiện tượng chậm lớn, phân trắng do vi bào tử trùng: ANTI-EHP, VĐ-CLEAR… được bà con tin tưởng sử dụng. Việt Đức đã hợp tác với các đại lý lớn ở các khu vực nuôi trọng điểm như: Đại lý Thanh Thủy (anh Vui), Đại lý Mỹ Tiên (Đông Hải, Bạc Liêu); Đại lý Tâm Lực (Đầm Dơi, Cà Mau), Đại lý Tùng Thu (Long Phú, Sóc Trăng), Đại lý Bảy Tươi (Cầu Ngang, Trà Vinh)… Qua đó, cung cấp các sản phẩm chất lượng cho bà con nông dân.

Những mô hình nuôi tôm mang lại hiệu quả nhờ vào việc sử dụng các sản phẩm của công ty đã và đang được nhân rộng, góp phần đáng kể vào việc nâng cao năng suất tôm nuôi, giúp người dân làm giàu và góp phần phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Với việc sử dụng vi sinh đã mở ra triển vọng mới cho nghề nuôi tôm phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường.