Bạn tìm thông tin gì?

Blog

Cà Mau: Tôm ứ đầy kho, các doanh nghiệp hết khả năng tiếp tục trữ hàng

Theo các doanh nghiệp xuất khẩu tôm tại Cà Mau hiện tại các kho trữ đã đầy, khó tiếp nhận thêm (ảnh Nhật Hồ)
Theo các doanh nghiệp xuất khẩu tôm tại Cà Mau hiện tại các kho trữ đã đầy, khó tiếp nhận thêm (ảnh Nhật Hồ)

Xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ, Châu Âu, Nga đều giảm mạnh. Trong khi đó các kho dự trữ của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm tại Cà Mau đã đầy. Chính điều này sẽ ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu chung của tỉnh trong thời gian tới. Tất cả được cho là do xâm nhập mặn và dịch COVID-19 gây nên.

Tin từ Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau 13.4 cho biết, tình hình xuất khẩu tôm sang các nước đang gặp khó khăn. Trong quý I, kim ngạch xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ giảm 66,7%, thị trường Trung Quốc giảm 58,38% và thị trường Nga giảm 37% so với cùng kỳ.

Kim ngạch xuất khẩu (chủ yếu từ con tôm) mới đạt 145,61 triệu USD, chỉ bằng 12,1% kế hoạch, giảm 17,7% so với cùng kỳ (quý I/2019 đạt 178 triệu USD).

Nguyên nhân được cho là các đối tác lớn đồng loạt đề nghị tạm ngừng đơn hàng do các nước thực hiện biện pháp hạn chế đi lại. Cùng với đó, việc tổ chức chương trình xúc tiến thương mại ngoài nước cũng tạm dừng, nên các doanh nghiệp xuất khẩu khó tìm kiếm khách hàng mới.

Trong khi đó, sản lượng chế biến tôm trong quý đạt 26.437 tấn, đạt 17,9% kế hoạch, tăng 11,3% so với cùng kỳ. Hiện nhà kho tại các đơn vị chế biến và xuất khẩu lớn của tỉnh đã đầy, khó có khả năng tiếp tục trữ hàng, kéo theo năng lực thu mua, chế biến trong thời gian tới sẽ giảm đáng kể.

Cà Mau là tỉnh có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước với trên 280.000ha. Nuôi trồng và khai thác chế biến thủy sản được xem là kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Tuy nhiên, do ảnh hưởng hạn mặn và dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành kinh tế này của tỉnh.

NHẬT HỒ- https://laodong.vn/

Giá tôm, cua, cá khắp nơi sụt giảm vì dịch bệnh Covid-19

Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại (Bộ Công thương) nhận định giá thủy sản toàn cầu đang giảm mạnh vì ảnh hưởng dịch bệnh.
Giá các loại thủy sản như tôm, cua đều sụt giảm /// Ảnh: Chí Nhân

Giá các loại thủy sản như tôm, cua đều sụt giảm

Ảnh: Chí Nhân
Theo đó, dịch viêm đường hô hấp cấp do virus chủng mới (Covid-19) đã bùng phát mạnh ở những nước tiêu thụ thủy sản hàng đầu thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Ý, Tây Ban Nha, Pháp. Chính sách cách ly người dân và giao thông ngưng trệ cũng như chuỗi cung ứng bị gián đoạn đã khiến thị trường thủy sản biến động mạnh, giá hầu hết các loại sụt giảm.
Chẳng hạn, ở Nhật Bản, khách du lịch sụt giảm và dịch bệnh gia tăng khiến giá cua tuyết Matsuba-gani tháng 2 vừa qua chỉ còn 3.602 JPY/kg, thấp hơn 20% so với mức trung bình của năm và là mức giảm trong tháng 2 mạnh nhất kể từ năm 2014. Ở Newlyn, Cornwall (Anh), giá cá minh thái đã giảm từ 3 GBP xuống còn 41 pence/kg. Hay giá cá hồi Na Uy giảm 26% trong 2,5 tháng đầu năm, từ 79,1 NOK/kg đầu năm xuống 58,89 NOK/kg. Nguyên nhân do xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh 83% trong tháng 2 so với cùng kỳ năm trước.
Tại Ấn Độ, giá tôm thẻ loại 40 con/kg giao tại ao ở bang Andhara Pradesh trung tuần tháng 3 là 330 rupee (4,39 USD)/kg, giảm 14% so với tuần cuối tháng 2; tôm loại 60 con là 240 rupee/kg, giảm 21%. Trong khi đó, lượng tồn kho tôm của Trung Quốc ở mức rất cao và khó có khả năng giảm trong ngắn hạn. Tại Việt Nam, giá thủy hải sản cũng đồng loạt giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Còn theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, tính đến hết tháng 3, xuất khẩu thủy sản của cả nước ước đạt trên 1,5 tỉ USD, giảm 14% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu cá tra giảm mạnh nhất là 31%, chủ yếu do giảm xuất sang thị trường Trung Quốc từ 2 tháng đầu năm. Xuất khẩu tôm giảm nhẹ 4,3%, trong khi xuất khẩu các mặt hàng hải sản khác giảm sâu như cá ngừ giảm 13,5%, mực – bạch tuộc giảm 28%…
Hiện nay, giá tôm, cá tra nguyên liệu đều giảm vì người nuôi sợ rớt giá thu hoạch sớm, một số doanh nghiệp tạm ngừng mua nguyên liệu vì đơn hàng giảm (bị hoãn, hủy, không có đơn hàng mới), kho lạnh để trữ hàng bị đầy và thiếu. Tình trạng này có thể dẫn đến thiếu nguyên liệu vào cuối năm, khi dịch bệnh hết, nhu cầu tăng lại nếu người nuôi hạn chế hoặc bỏ ao vì không trụ được ở giai đoạn này.
Nguồn : https://thanhnien.vn/

Xuất khẩu thủy sản đi Trung Quốc có tín hiệu phục hồi

Nhiều chuyên gia dự báo, xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là mặt hàng tôm và cá tra sang thị trường Trung Quốc có thể bật tăng trở lại sau dịch Covid-19. Do đó, cần sẵn sàng nguồn hàng.

Xuất khẩu cá tra đang có những tín hiệu tốt lên từ một số thị trường lớn như Mỹ và Trung Quốc

Xuất khẩu cá tra đang có những tín hiệu tốt lên từ một số thị trường lớn như Mỹ và Trung Quốc

Theo một số doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, mặc dù đang trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19, nhưng từ tháng 2/2020, xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc – Hồng Kông đã khởi động trở lại, hoạt động xuất khẩu đang dần trở lại bình thường.

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết, chỉ trong nửa đầu tháng 3/2020, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc đã gần 13 triệu USD, tăng 1 triệu USD so với cả tháng 2/2020 trước đó. Nếu tốc độ xuất khẩu tăng như dự đoán, một số doanh nghiệp các tra tự tin nhận định rằng, giá trị xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc trong các tháng tới có thể tăng 40-50%.

Hiện nay, giá cá tra nguyên liệu tại đồng bằng sông Cửu Long vẫn đang xoay quanh mức trên dưới 18.000 đồng/kg. Đây là mức giá thấp hơn so với cùng kỳ năm trước nhưng đã bắt đầu ổn định dần trong 2 tháng trở lại đây.

Trong tháng 4/2020, có thể tại một số thị trường xuất khẩu, giá trị xuất khẩu cá tra vẫn tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm ngoái do hoạt động vận chuyển hàng hóa bị gián đoạn, nhưng những động thái khởi sắc từ một số thị trường lớn giúp cho các doanh nghiệp có thể nhận ra những tích cực trong thời gian tới đây.

Dù mặt hàng tôm xuất khẩu ở các thị trường chủ lực đang biến động, nếu người nuôi tôm cùng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn cầm cự này bằng cách duy trì nuôi ở mức độ nào đó, để cầm cự đến tháng 6-7/2020 khi thị trường hồi phục, thì ngành tôm vẫn có nguyên liệu để chế biến và xuất khẩu, bù đắp sụt giảm những tháng đầu năm.

VASEP cũng cho rằng, mặc dù rất khó dự đoán về diễn biến tiếp theo của dịch COVD-19, nhưng sau đợt dịch này, dự kiến nhu cầu thủy sản của Trung Quốc sẽ tăng vì nguồn cung thịt gà, thịt lợn giảm’ – ông Nguyễn Hoài Nam nhận định.

PV-https://thuonghieucongluan.com.vn/

Cảnh báo dấu hiệu bất thường môi trường nước ở một số vùng nuôi tôm hùm tại Phú Yên

gày 13/4, Trung tâm Giống nông nghiệp – Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên cho biết vừa có thông báo về kết quả quan trắc đột xuất môi trường nước tại vùng nuôi tôm hùm thị xã Sông Cầu, qua đó phát hiện có nhiều dấu hiệu bấ‌t thường.

Cho tôm hùm ăn lượng thức ăn vừa đủ, tránh dưa thừa thải ra môi trường.
Cho tôm hùm ăn lượng thức ăn vừa đủ, tránh dưa thừa thải ra môi trường.

Theo ông Ngô Xuân Lai – Phó Giám đốc Trung tâm Giống nông nghiệp Phú Yên, kết quả quan trắc môi trường nước lấy mẫu kiểm tra tại hai vùng nuôi Dân Phú – Xuân Phương và Phước Lý – Xuân Yên cho thấy: Nước vùng nuôi tôm hùm Dân Phú – Xuân Phương có màu nâu nhạt, chỉ tiêu H2S (khí độ‌c) mẫu nước tầng đáy tại vùng nuôi vượt giới hạn cho phép, ở mức 0,006mg/l (giới hạn cho phép là 0,005mg/l). Tại vùng nuôi Phước Lý – Xuân Yên mẫu nước tầng giữa và đáy có màu nâu đậm chuyển dần sang màu đỏ, chỉ tiêu H2S vượt giới hạn cho phép, da‌o độn‌g từ 0,006 – 0,007mg/l. Đồng thời, hàm lượng COD (lượng oxy cần để ôxy hóa toàn bộ các chất hoá học trong nước) mẫu nước tầng mặt ở vùng nuôi này là 10,2mg/l, vượt ngưỡng giới hạn cho phép.

Cũng theo ông Ngô Xuân Lai, có nhiều nguyên nhân khiến nguồn nước vùng nuôi tôm hùm thị xã Sông Cầu có nhiều dấu hiệu bấ‌t thường như: do hoạt độn‌g cho tôm hùm ăn, phát sin‌h một khối lượng lớn thức ăn dư thừa thả‌i ra môi trường khiến nguồn nước bị ô nhi‌ễm, nhất là tầng đáy; một số vùng nước không lưu thông được; thời tiết nắng nón‌g kéo dài, hiện tượng tảo nở hoa cũng gây ra nhiều bấ‌t lợi đối với vùng nuôi…

Do vậy, Trung tâm Giống nông nghiệp đ‌ề nghị Phòng Kinh tế thị xã Sông Cầu và các xã, phường ven biển thông báo kết quả quan trắc môi trường đến người nuôi lồng, bè; khuyến cá‌o người nuôi cần nâng lồng lên tầng giữa hoặc cần thiết nâng lên tầng mặt để tránh thiếu ôxy cục bộ cho tôm nuôi và tránh ngộ độ‌c H2S ở tầng đáy.

Người nuôi cần dùng lưới lan hai lớ‌p che mát trên mặt lồng nhằm gi‌ảm cường độ á‌nh sáng và tránh để tôm bị stress trong điều kiện thời tiết nắng nón‌g; giãn cách lồng nuôi cho phù hợp, san thưa mật độ nuôi trong lồng, tăng cường v‌ệ sin‌h lồng nuôi, không để hàu, hà bám vào lồng làm bịt kí‌n các lỗ lưới làm gi‌ảm sự lưu thông dòng nước bên trong và ngoài lồng nuôi.

Đồng thời, người nuôi cần thu gom vỏ tôm lộ‌t, vỏ nhuyễn thể làm thức ăn cho tôm hùm, các bao đựng thức ăn đưa vào đất liền x‌ử lý chất thả‌i theo đúng quy định; thường xuyên theo dõi màu nước, để phòng hiện thượng tảo nở hoa, gây hạ‌i cho tôm hùm.

Tỉnh Phú Yên có hơn 118.000 lồng nuôi tôm hùm; trong đó, tôm thư‌ơng phẩm có 84.246 lồng, 34.782 lồng tôm hùm giống tập trung chủ yếu tại thị xã Sông Cầu.

nguồn:baotintuc.vn

Xuất hiện virus siêu nguy hiểm trên tôm nuôi ở Trung Quốc

Hàng chục nghìn hộ nuôi tôm ở Trung Quốc đang suy sụp vì thiệt hại nặng nề khi một loại virus bí ẩn tàn phá các trang trại nuôi trồng thủy sản ở Quảng Đông.

Triệu chứng lâm sàng của tôm bị nhiễm  DIV1 và sau đó hủy hoại toàn thân. Ảnh: aquaculturealliance

Triệu chứng lâm sàng của tôm bị nhiễm  DIV1 và sau đó hủy hoại toàn thân. Ảnh: aquaculturealliance

Theo các chuyên gia, loại virus này được gọi là Decapod hay Div1 xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2014 và nay đã bất ngờ tái xuất. Ước tính khoảng 25% diện tích các ao nuôi tại địa phương này bị ảnh hưởng bởi virus này.

Hiện người nuôi trồng thủy sản đang lo ngại sự lây lan của loại virus nguy hiểm này giống như đại dịch tả lợn châu Phi khi đã xóa sổ tới 60% đàn lợn của Trung Quốc.

Một phần tư các trang trại nuôi tôm ở tỉnh Quảng Đông đã bị nhiễm virus Div1. Ảnh: Tân Hoa Xã

Một phần tư các trang trại nuôi tôm ở tỉnh Quảng Đông đã bị nhiễm virus Div1. Ảnh: Tân Hoa Xã

Wu Jinhong, một người nuôi tôm ở thị trấn Da’ao, ngoại ô thành phố Giang Môn cho biết, chỉ trong vòng hai đến ba ngày kể từ khi phát hiện ao nuôi bị nhiễm virus, toàn bộ ao tôm đã chết sạch. Các dấu hiệu nhiễm bệnh đầu tiên là tôm chuyển sang màu đỏ, vỏ mềm dẫn rồi chìm xuống đáy ao.

Còn theo ông Zhong Qiang, một người nuôi tôm ở thành phố Chu Hải, loại virus này gây hại tất cả các loại và size tôm, bất kể là tôm thẻ chân trắng hay tôm nước ngọt cớ lớn. “Một khi một ao nuôi bị nhiễm virus thì nông dân chỉ còn nước bó tay và nhanh chóng lan sang các đìa bên cạnh chỉ vài ngày sau đó”, ông này nói.

Theo các nhà khoa học Viện Khoa học Thủy sản Trung Quốc, virus Div1 lần đầu tiên xuất hiện trên tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương, loài chính được nuôi tại Trung Quốc ở tỉnh Chiết Giang vào tháng 12/2014.

Mặc dù đến năm 2018, virus này cũng đã được phát hiện trong các trang trại nuôi tôm ở 11 tỉnh thành nhưng mức độ chết chóc không kinh khủng như hiện nay.

Qiu Liang, một nhà nghiên cứu thủy sản cho biết, dịch bệnh virus này chỉ có thể giảm bớt khi nhiệt độ cao hơn.

Tỷ lệ tôm nhiễm bệnh bị chết rất cao ở tất cả các loại tôm. Ảnh: aquaculturealliance

Tỷ lệ tôm nhiễm bệnh bị chết rất cao ở tất cả các loại tôm. Ảnh: aquaculturealliance

Dai Jinzhi, một người nuôi tôm ở Da’ao khi phát hiện ao nuôi có dấu hiệu nhiễm bệnh đã lập tức rút hết nước nhằm thu hoạch vớt khoảng 3,7 tấn tôm nhưng cuối cùng chỉ gom được có 200kg tôm còn tươi, ước thiệt hại hơn 100.000 nhân dân tệ (14.000 USD).

“Chúng tôi không thể làm gì khác ngoài việc vớt vát được chút nào hay chút đó rồi lại phơi ao trong vòng ít nhất hai tháng mới dám nuôi lại”, Dai cho biết.

Hiện nguồn gốc của loại virus này cũng như phương thức lây lan vẫn chưa rõ ràng và đang được các nhà khoa học tìm hiểu.

Nguồn: (SCMP, THX)

Thủy sản bị ảnh hưởng nặng bởi hạn, mặn

Tình trạng hạn, mặn tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay diễn ra sớm và nghiêm trọng hơn năm 2016 (một trong những năm hạn mặn lịch sử), ảnh hưởng lớn đến hoạt động nuôi trồng thủy sản. Chỉ riêng ở Bến Tre có hơn 3.000 ha ao nuôi tôm càng xanh xen canh, quảng canh và gần 1.500 ha ao nuôi cá tra, trê, mè đang bị ảnh hưởng…

Thách thức từ hạn, mặn

Tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra nghiêm trọng trên toàn vùng ĐBSCL. Không chỉ Bến Tre, người dân các tỉnh khác đều đứng trước nguy cơ thiệt hại nặng nề về thủy sản.

Người dân vớt tôm chết do hạn mặn ở Bến Tre. Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu/TTXVNN.

Tại Cà Mau, bất lợi về thời tiết đã có những tác động mạnh đến nghề nuôi tôm. Xâm nhập mặn làm sức đề kháng của con tôm bị giảm, tạo điều kiện cho dịch bệnh phát sinh và gây hại trên diện rộng từ đầu vụ đến nay.

Theo lãnh đạo Sở Nông nghiêp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Cà Mau và Chi cục Chăn nuôi và Thú y Kiên Giang, tình trạng nắng nóng kéo dài từ đầu năm đến nay đã làm cho các vuông nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến, đặc biệt là các vùng nằm sâu trong nội đồng thiếu lượng nước lưu thông, trao đổi, khiến độ mặn trong vuông nuôi tăng trên 30‰, có nơi trên 40‰, nên tình trạng tôm chết bắt đầu xảy ra hàng loạt.

Còn theo người dân Bến Tre, đợt hạn mặn lịch sử 4 năm trước, người nuôi tôm chỉ bị ảnh hưởng nhẹ, không nhiều như năm nay. Nhiều hộ nuôi tôm khẳng định, nuôi tôm hơn 20 năm qua, nhưng đây là năm lần đầu tiên tôm chết nhiều như vậy.

Dù diện tích thả nuôi từ đầu vụ đến nay của tỉnh Sóc Trăng chỉ mới hơn 6.000 ha, nhưng hiện cũng đã ghi nhận có khoảng 115 ha tôm nuôi bị thiệt hại. Ông Đào Văn Bảy, Phó Chi cục Chăn nuôi và Thú y Sóc Trăng cho biết: “Với diễn biến thời tiết và độ mặn như hiện nay, dịch bệnh ngày càng phát sinh và gây hại trên diện rộng. Vì vậy, ngay sau khi có kết quả quan trắc, ngành Nông nghiệp địa phương đều phải đưa ra các cảnh báo sớm để người nuôi kịp thời phòng trị”.

Ứng phó để giảm thiệt hại với thủy sản nuôi

Trước thực tế trên, Chi cục Thủy sản Bến Tre đã cử cán bộ đến các địa phương nắm tình hình, kịp thời hỗ trợ thông tin chuyên môn, để sớm có biện pháp giảm thiểu thiệt hại cho bà con.

Theo nhận định của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Kiên Giang, nguy cơ thiệt hại tôm nuôi do biến động môi trường, dịch bệnh, hạn mặn xâm nhập đang gia tăng. Do đó, chính quyền địa phương và cán bộ khuyến nông cơ sở đang tập trung khuyến cáo bà con thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống; tuyệt đối không xả nước ao tôm bệnh ra ngoài môi trường khi chưa xử lý tiêu diệt các .mầm bệnh.

Ứng dụng công nghệ cao được xem là giải pháp quan trọng để chủ động trong việc nuôi thủy sản. Ảnh: Huỳnh Thế Anh/TTXVN.

Còn theo lãnh đạo Tổng cục Thủy sản, để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại trong nuôi trồng thủy sản trước hạn hán, xâm nhập mặn, ngành Nông nghiệp các tỉnh, thành phố trong khu vực cần chỉ đạo các đơn vị chức năng thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình thời tiết, thủy văn, hạn hán và xâm nhập mặn; tăng cường quan trắc môi trường, thông tin kịp thời, hướng dẫn các giải pháp phòng ngừa. Về lâu dài cần điều chỉnh cơ cấu sản xuất, mùa vụ của từng địa phương phù hợp.

Trước tác động ngày một rõ nét của thời tiết, dịch bệnh, theo các chuyên gia, nuôi thủy sản cần chú trọng ứng dụng công nghệ cũng như các mô hình nuôi tân tiến (nuôi siêu thâm canh, nuôi ba giai đoạn…).

Ngành Nông nghiệp các địa phương cũng cần hướng dẫn người nuôi thực hiện các giải pháp kỹ thuật ứng phó với hạn hán và xâm nhập mặn, như: Thường xuyên theo dõi chất lượng nước ao nuôi, chất lượng nguồn nước cấp, thực hiện các khuyến cáo và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn; hạn chế thay nước, đặc biệt là khi nguồn nước cấp có độ mặn tăng cao; áp dụng mô hình nuôi ít thay nước, nuôi tuần hoàn khép kín, sử dụng chế phẩm vi sinh, sản phẩm xử lý môi trường… nhằm cải thiện chất lượng nước ao nuôi và gia cố, kè bờ ao chắc chắn, để tránh rò rỉ và ngăn thẩm lậu nước mặn từ bên ngoài vào ao nuôi.

Đối với loại hình nuôi trồng thủy sản bằng lồng bè trên kênh, rạch, ven sông, khi nước bị nhiễm mặn, người dân cần báo cáo cấp có thẩm quyền và tạm di dời đến địa điểm phù hợp (nếu được phép) để hạn chế thiệt hại. Đặc biệt, Tổng cục Thủy sản yêu cầu người dân chỉ thả giống vụ mới khi đáp ứng đủ điều kiện về hạ tầng, trang thiết bị và nguồn nước có chất lượng phù hợp với thủy sản nuôi.

Minh Đăng/Báo Tin tức

Dân tình đổ xô vét sạch tôm sú khổng lồ vì bán với giá “chưa từng thấy”

Dân tình đổ xô vét sạch tôm sú khổng lồ vì bán với giá “chưa từng thấy”

Với mức giảm giá từ 200.000 – gần 300.000 đồng/kg, các dòng tôm sú cỡ đại, được quảng cáo nuôi quảng canh đang thu hút nhiều thực khách tìm mua.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giá tôm sú biển tại nhiều chợ dân sinh và các nhà hàng hải sản ở Hà nội đã xuống giá khá nhiều so với trước đây. Thông thường, mỗi kg tôm sú tươi loại 20 con có giá khoảng 450.000 đồng nay xuống còn 430.000 đồng/kg.

Đáng chú ý là tôm sú khổng lồ loại 1 với mỗi kg là khoảng 10 con hạ giá xuống còn 620.000 đồng/kg. Dòng hiếm hơn, có trọng lượng ngang ngửa trọng lượng tôm hùm baby hoặc tôm hùm xanh, dao động từ 200-300gram/con, vốn thường được rao bán với mức đắt đỏ, từ 890.000 đồng đến cả triệu đồng bất ngờ hạ giá sâu về mức 700.000 đồng/kg.

Theo thông tin rao bán, loại tôm khổng lồ này có tuổi đời trên 1 năm tuổi. Chúng hoàn toàn sống tự nhiên tại các đầm, hồ ở Cà Mau, Bến Tre. Do là tôm thiên nhiên nên thịt tôm ăn rất chắc, thơm, ngọt, hơn hẳn loại tôm nuôi công nghiệp.

Chúng hầu hết được đánh bắt và chuyển về cung cấp cho các nhà hàng, vựa hải sản lớn. Tuy nhiên, do hiện tại nhiều nhà hàng đóng cửa vì dịch Covid-19, khiến mặt hàng giảm giá và được các tiểu thương nhập về bán với giá “mềm” hơn trước đây.

Dân tình đổ xô vét sạch tôm sú khổng lồ vì bán với giá “chưa từng thấy” - Ảnh 1.

Tôm sú “cỡ đại” giảm giá mạnh vì dịch Covid-19.

“Vì nhu cầu khách mua tôm này khá lớn nên dạo trước nếu lấy được vài kg. Đợt này tôm rẻ và nhiều nên tôi nhập được 15kg, tuy nhiên, vẫn không đủ hàng bán cho khách. Hiện tại đã có thêm 30 khách đặt mua tôm nhưng tôi chưa dám hứa trước vì phụ thuộc nguồn hàng. Có lẽ do tò mò nên khách mua cũng đông”, chị Thu Hiền, chủ hàng hải sản trên phố Trần Kim Xuyến, Hà Nội cho biết.

Không dám nhận đặt hàng trước quá nhiều, chị Ngân, chủ hàng hải sản trên chợ thu mua hải sản Hà Nội cho biết, trước đây, thi thoảng cửa hàng gom được vài cân tôm “cỡ đại” nhưng dạo gần đây có thể nhập được hàng nhiều hơn. Tuy nhiên, tôm về tới đâu hết tới đó, nên dù có khách đặt giữ chỗ và ngỏ ý chuyển tiền đặt cọc song chị Ngân đành từ chối.

“Mọi người thích mua tôm này vì tính ra 1kg tôm được rất nhiều thịt. Nhưng vì hàng về có khi không đúng lịch do việc vận chuyển chậm hơn trước, rồi giá tôm biến động mỗi ngày nên nếu báo không đúng giá thì dễ mất khách. Thế nên, cứ chắc gom được bao nhiêu, hàng về tới Hà Nội thì mình mới đăng bán chứ không nhận đặt trước”, Ngân bộc bạch.

Kinh doanh hải sản gần 7 năm, lần đầu tiên chị Ngân thấy tôm sú biển và các loại hải sản giảm giá mạnh đến vậy. Tuy nhiên, người này thừa nhận, hải sản không bán quá chạy như trước đây dù rằng giá mua đã “mềm” hơn.

“Ban đầu, khi giá tôm hùm xanh, tôm hùm baby hoặc tôm sú giảm mạnh, nhiều người đổ xô đi mua vì mấy khi có cơ hội thưởng thức mà giá rẻ hơn đến 300.000 – 400.000 đồng/kg so với trước đây. Nhưng hiện giờ, ai cũng thắt chặt chi tiêu hơn, các mặt hàng từ thịt lợn đến trứng cũng tăng giá thì hải sản dù có giảm thì cũng vẫn thuộc hàng đắt đỏ, có lẽ vì vậy mà bán chậm hơn”, bà chủ này tâm sự.

Dân tình đổ xô vét sạch tôm sú khổng lồ vì bán với giá “chưa từng thấy” - Ảnh 2.

Tôm sú giảm giá từ 30.000 – 70.000 đồng/kg.

Thủy, hải sản giảm giá mạnh vì Covid-19

Việc giảm giá các dòng tôm “cỡ đại” cũng như tôm hùm baby hay tôm hùm xanh vẫn nằm trong vòng biến động giá của thủy hải sản do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Hà Nội chiều 3/4, báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội cho thấy: Hiện nay giá bán các loại thủy, hải sản trên địa bàn TP hầu hết giảm 30 – 50%.

Khảo sát thị trường, nếu như trước đây, tôm hùm xanh có giá 800.000 – 900.000 đồng/kg, thì nay tại chợ dân sinh khu Thành Công, Nhân Chính… chỉ còn 580.000- 650.0000 đồng/kg. Thậm chí, mặt hàng này được nhiều người mang ra vỉa hè bán xả với giá 150.000 – 169.000 đồng/con.

Dân tình đổ xô vét sạch tôm sú khổng lồ vì bán với giá “chưa từng thấy” - Ảnh 3.

Thủy hải sản biến động giá vì dịch Covid-19.

Dân tình đổ xô vét sạch tôm sú khổng lồ vì bán với giá “chưa từng thấy” - Ảnh 4.

Nhiều người mua ngao hai cồi giá rẻ.

Ốc hương có giá 500.000 – 600.000 đồng/kg, nay chỉ hơn 200.000 đồng/kg, hàu sữa 50.000 – 55.000 đồng/kg. Trước đây, giá sò gạo luôn dao động trong mức từ 70.000 – 80.000 đồng/kg, nhưng nay các địa chỉ bán hàng online rao bán sò theo dạng combo, 50.000 đồng/3kg, hay 17.000 đồng/kg.

Ngao hai cồi cũng giảm giá mạnh tại các nhà hàng hải sản từ 220.000 – 250.000 đồng/kg xuống còn 170.000 đồng/kg. Tại các chợ truyền thống, siêu thị Big C, thậm chí ngao này chỉ còn 45.000 đồng/kg.

Nguồn  : http://toquoc.vn