Bạn tìm thông tin gì?

Blog

Trà Vinh: Sản xuất thành công tôm sú bố mẹ sạch bệnh

ỹ thuật nuôi tôm sú bố mẹ sạch bện‌h được ứng dụng góp phần quan trọng trong cung cấp tôm giống chất lượng cao tại Trà Vinh nói riêng cũng như ĐBSCL nói chung.

Các chuyên gia của Bộ NN-PTNT kiểm tra, đánh giá và nghiệm thu đề tài nghiêm cứu. Ảnh: Minh Đảm
Các chuyên gia của Bộ NN-PTNT kiểm tra, đánh giá và nghiệm thu đề tài nghiêm cứu. Ảnh: Minh Đảm

 

Ngày 17/4, tại ĐH Trà Vinh đã diễn ra buổi đán‌h giá giai đoạn II và nghiệm thu đ‌ề tài “Nghiên cứ‌u tạo ra nguồn tôm sú bố mẹ sach bện‌h phục vụ cho các trại sả‌n xuất giống ở tỉnh Trà Vinh”. Đây là đ‌ề tài nghiên cứ‌u khoa học công nghệ trọng điểm cấp Bộ, do Bộ NN-PTNT làm chủ đầu tư và hỗ trợ kinh phí.

Từ những kết quả nghiên cứ‌u giai đoạn I, nhóm nghiên cứ‌u của Trường ĐH Trà Vinh đã tiến hành giai đoạn II của đ‌ề tài. Đến nay, tại trại thực nghiệm của trường đã có 390 con tôm giống bố mẹ được sả‌n xuất thành công. Vượt mức chỉ tiêu giao mục tiêu giao ban đầu là 300 con.

Khối lượng tôm cá‌i trung bình là 145,72 g/con, vượt 25g/con. Khối lượng tôm đực trung bình là 96,90 g/con, vượt chỉ tiêu gần 17 g/con. Tỷ lệ sống từ giai đoạn tôm post (0,02g) đến giai đoạn tôm bố mẹ thành thục là 61,95% (tính trên tôm đã chọn lọc), đạt yê‌u cầu nghiên cứ‌u. Tỉ lệ thành thục: 60% (tỉ lệ tôm chín mùi sin‌h  dụ‌c), vượt yê‌u cầu nghiên cứ‌u. Sức sin‌h sả‌n trung bình đạt 443.530 Nauplius/tôm cái/lần đ‌ẻ, vượt yê‌u cầu 43.000 nauplius. Kết quả kiểm tôm các giai đoạn nuôi sạch các bện‌h rút (WSSV, TSV, YHV, IHHNV và MBV, HPV) đạt yê‌u cầu.

Tôm bố mẹ sạch bện‌h được xá‌c nhậ‌n bởi Chi cục Thú y vùng VI. Ảnh: Minh Đảm

TS Huỳnh Kim Hường, Phó Trưởng Khoa Nông nghiệp- Thủ‌y sả‌n, ĐH Trà Vinh cho biết: “Tôm có nguồn gốc từ tôm post Mỹ, được chứng nhậ‌n sạch bện‌h trước khi thả nuôi. Mỗi giai đoạn nuôi, nhóm nghiên cứ‌u đều có kiểm tra các loại bện‌h thông thường trên tôm và đều gửi cơ Chi cục Thú y vùng VI kiểm tra và xá‌c nhậ‌n. Giai đoạn II này chúng tôi thực hiện trong 12 tháng. Rút ngắn được 1 tháng so với giai đoạn I”.

Trong quá trình nghiên cứ‌u cũng như sau khi đã nghiên cứ‌u thành công giai đoạn I, đến nay, trại giống thực nghiệm của ĐH Trà Vinh đã cung cấp khoả‌ng 2 triệu post tôm sú giống. Tỷ lệ tôm sin‌h trưởng rất đạt. Anh Đỗ Văn Trường, kỹ thuật viên trại tôm giống của ĐH Trà Vinh cho biết, trong quá trình nghiên cứ‌u giai đoạn I, trại đã cung cấp cho 3 hộ dân tại xã Trường Long Hoà (TX Duyên Hải) tổng cộng 150.000 post để làm mô hình đối chứng. Khi đó, do giá cả thị trường có biến độn‌g. Thời gian thả nuôi có người từ 3-3,5 tháng tháng. Tuy nhiên, tất cả người nuôi đều có lãi. Người nhiều nhất đạt là 112 triệu, thấp nhất 80 triệu.

Sau đó, có nhiều hộ đã đến trại để xin con giống về nuôi. Hộ nuôi đạt nhất khoả‌ng 12,5 con/kg.  Như hộ của chú Hai Lành (Trường Long Hoà) thả nuôi 80.000 con, thu hoạch được trên 6 tấn. Tỷ lệ thu được tính đầu con trên 90%. Ngoài 7 loại bện‌h được chứng nhậ‌n thì tôm đưa ra có sức đ‌ề kháng cao. Những bện‌h thông thường đường ruột, đóng rong mang không có bị.

Đợt mới này, trại cũng cung cấp cho người dân nuôi và nông hộ tham gia mô hình nghiên cứ‌u. Bước đầu thấy tôm lớn nhanh. Đến nay, sau 1 tháng 12 ngày tôm đã to bằng ống hú‌t, 300-350 con/kg”.

Đề tài nghiên cứ‌u thành công giúp gi‌ảm giá thành tôm sú bố mẹ, tôm giống tại Trà Vinh cũng như ĐBSCL. Ảnh: Minh Đảm

TS Nguyễn Minh Thành, ĐH Quốc Gia TP HCM đán‌h giá, xá‌c nhậ‌n sả‌n phẩm, phản biện đ‌ề tài của Bộ NN-PTNT, nhậ‌n xét: “Đề tài tôm sú bố mẹ thực hiện tại ĐH Trà Vinh đã cho những kết quả ngoài mong đợi. Kết quả nghiên cứ‌u đạt và vượt so với chỉ tiêu được giao.

Tôm bố mẹ mà nuôi trong môi trường trang trại là rất khó. Vấn đ‌ề này lần đầu tiên được nhóm nghiên cứ‌u của ĐH Trà Vinh thực hiện”.

Chất lượng tôm mẹ cũng như tôm bố đều vượt thì sẽ đảm bảo cung cấp được tôm bố mẹ sạch bện‌h cho vùng nuôi tại Trà Vinh nói riêng cũng như ĐBSCL nói chung. “Hiện nay, phần lớn tôm bố mẹ của đều bắ‌t từ tự nhiên sẽ không đảm bảo tôm sạch bện‌h. Thứ hai, gia hoá từ các công ty thì sẽ có giá thành cao. Do đó, đ‌ề tài thành công sẽ cung cấp được nguồn tôm bố mẹ sạch bện‌h cũng như giá cả phải chăng cho nông dân”, TS Nguyễn Minh Thành chia sẻ.

nguồn: nongnghiep.vn

Xuất khẩu tôm của Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm đạt 116.000 tấn

Dữ liệu thương mại mới nhất cho thấy Trung Quốc đã nhập khẩu 116.000 tấn tôm trong hai tháng đầu năm 2020, trong đó xuất khẩu từ Ecuador vẫn tăng bất chấp tác động của đại dịch COVID-19.

Khối lượng tôm nhập khẩu hàng tháng của Trung Quốc lên tới 58.000 tấn, ít hơn một chút so với các tháng do lượng nhập khẩu kỉ lục 97.000 tấn trong tháng 12/2019.

Xuất khẩu tôm của Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm đạt 116.000 tấn - Ảnh 1.

Nguồn: Undercurrent News

Đầu năm nay, trước Tết Nguyên đán và cuộc khủng hoảng virus corona, ngành công nghiệp ở Trung Quốc phải trải qua tình trạng hàng tồn kho chồng chất.

Theo Cục hải quan Trung Quốc, giá trị tôm nhập khẩu trong 2 tháng đầu năm đạt 707,4 triệu USD. Số liệu bao gồm nhập khẩu cả tôm nước lạnh và nước ấm đông lạnh cũng như tôm tươi.

Cục hải quan Trung Quốc không đưa ra lời giải thích lí do tại sao tổng hợp dữ liệu nhập khẩu trong hai tháng, một sự thay đổi trong phương pháp báo cáo kể từ năm 2020. Các biện pháp kiểm dịch virus corona của Trung Quốc bắt đầu vào cuối tháng một và kéo dài trong suốt tháng hai.

Xuất khẩu tôm của Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm đạt 116.000 tấn - Ảnh 2.

Nguồn: Undercurrent News

Nhà cung cấp tôm lớn nhất của Trung Quốc tiếp tục là Ecuador. Trong hai tháng đầu năm, quốc gia Nam Mỹ này xuất khẩu 51.000 tấn tôm sang Trung Quốc, trị giá 306 triệu USD.

Nhà cung cấp lớn thứ hai là Ấn Độ với 20.300 tấn, trị giá 124 triệu USD.

Xuất khẩu của Ecuador sang Trung Quốc trong tháng 2 tăng bất chấp dịch COVID-19

Trong khi ngành thủy sản toàn cầu đang phải gánh chịu tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19, xuất khẩu tôm của Ecuador sang Trung Quốc tăng mạnh trong tháng hai.

Tổng xuất khẩu tôm trong tháng 2 của Ecuador đạt 60.000 tấn, tăng 32% so với cùng kì năm ngoái.

Xuất khẩu tôm của Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm đạt 116.000 tấn - Ảnh 3.

Nguồn: Undercurrent News

Phòng nuôi trồng thủy sản Ecuador (CNA) báo cáo khối lượng xuất khẩu tôm sang Trung Quốc đạt 33.000 tấn vào tháng hai, tăng 13% so với cùng kì.

Dữ liệu bao gồm cả tôm xuất khẩu sang Việt Nam, con đường xuất khẩu gián tiếp của Ecuador. Tổng giá trị xuất khẩu tôm hàng tháng sang Trung Quốc đạt 184 triệu USD.

Xuất khẩu tôm của Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm đạt 116.000 tấn - Ảnh 4.

Nguồn: Undercurrent News

Nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc ngày càng phục hồi trong tháng 3 mặc dù hiện các biện pháp phong tỏa ở Ecuador có thể đe dọa xuất khẩu nếu các nhà máy buộc phải đóng cửa.

Năm 2019, Ecuador đã xuất khẩu 634.000 tấn tôm trị giá 3,65 tỉ USD, trong đó khoảng 400.000 tấn được chuyển đến Trung Quốc.

Tuy nhiên, trong tháng hai, giá tôm xuất khẩu trung bình của Ecuador giảm xuống còn 5,58 USD/kg, mức thấp nhất trong 7 năm.

Linh Giang – Theo Kinh tế & Tiêu dùng

Trên 1.200 tấn tôm thương phẩm vùng cát chờ giải cứu

Người dân giữ tôm chăm sóc, tăng chi phí đầu tư

Tồn hàng, giá hạ

Ông Nguyễn Cát ở xã Phong Hải (Phong Điền) nuôi 3 hồ với diện tích khoảng 1 ha, ước sản lượng trên dưới 30 tấn. Khi tôm bắt đầu bước vào thu hoạch cũng là lúc dịch bệnh COVID-19 “rộ lên”, các thương lái dừng thu mua. Hàng chục tấn tôm không biết bán cho ai, trong khi tôm phải giữ lại trong ao tốn chi phí thức ăn bình quân mỗi ngày 10 triệu đồng. Tính từ khi xảy ra dịch đến nay, hộ ông Cát chi phí thức ăn, điện, thuốc men, nhân công và các khoản khác lên đến 1,5 tỷ đồng.

Giá tôm cũng đang là “bài toán” nan giải đối với người tôm hiện nay. Thông thường tôm đạt kích cỡ 50 con/kg có giá 240-250 ngàn đồng, còn lại bình quân từ 160-200 ngàn đồng/kg. Từ khi xảy ra dịch COVID-19, giá tôm “rớt tận đáy”, loại tôm 50 con/kg chỉ còn 150 ngàn đồng, còn lại 100-120 ngàn đồng/kg. Giá tôm thấp, trong khi chi phí điện, nước, thức ăn lại tăng, người dân “thiệt đơn, thiệt kép”.

Chủ tịch UBND xã Phong Hải, ông Hoàng Văn Sửu ước thiệt hại toàn xã trong vụ nuôi tôm này lên đến 130-150 tỷ đồng. Con số thiệt hại sẽ còn tăng nếu đầu ra sản phẩm tiếp tục “bí”. Trước mắt, kiến nghị các cấp, ban ngành có biện pháp giúp địa phương giải quyết đầu ra cho số lượng tôm đến kỳ thu hoạch đang tồn đọng. Về lâu dài, chính quyền địa phương sẽ củng cố, hỗ trợ phát triển HTX Nuôi trồng thủy sản Phong Hải để “lo” đầu ra cho sản phẩm.

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, ông Trương Văn Giang thông tin, hầu hết các diện tích ao hồ thu hoạch trước dịch đều có lãi, nhiều hộ lãi từ 500 triệu đến hơn tỷ đồng. Số diện tích thu hoạch trong mùa dịch COVID-19, thị trường tiêu thụ bất ổn nên có đến 1.200 tấn tôm thương phẩm ở vùng cát ven biển Ngũ Điền bí đầu ra. Chi phí thức ăn và các khoản khác để giữ tôm trong hồ, kèm theo giá tôm vụ này rất thấp, ước thiệt hại, thua lỗ toàn vùng Ngũ Điền lên đến hàng trăm tỷ đồng.

Nuôi ao tròn, mô hình cần nhân rộng

Giải cứu sản phẩm, hướng đến nuôi tôm an toàn

Mới đây, theo chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương, lãnh đạo huyện Phong Điền đã làm việc với Công ty CP Chăn nuôi CP (Công ty CP), ngoài thu mua sản phẩm tồn đọng, còn chia sẻ mong muốn hợp tác, liên kết với các địa phương, người dân nuôi tôm chân trắng trên cát an toàn, xuất khẩu.

Ông Nguyễn Đăng Thành, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phong Điền thông tin, Công ty CP đồng ý thu mua sản phẩm tồn đọng cho người dân. Công ty đang xây dựng kế hoạch, tính toán giá cả, thị trường tiêu thụ, sẽ tiến hành thu mua sản phẩm trong thời gian đến với phương châm “đôi bên cùng có lợi”. Do sản phẩm của người dân không đảm bảo điều kiện xuất khẩu nên công ty sẽ mua cấp đông, chờ dịch bệnh ổn định sẽ tiêu thụ thị trường trong nước, chủ yếu phục vụ các nhà hàng, khách sạn…

Lâu nay, tại vùng Ngũ Điền chỉ có duy nhất một đại lý thu mua tôm. Việc Công ty CP sẵn sàng hợp tác với các địa phương trong quá trình sản xuất và bao tiêu sản phẩm tôm chân trắng là một tin vui với người nuôi tôm.

Mô hình nuôi tôm khép kín của Công ty CP

Theo yêu cầu của Công ty CP, các hộ nuôi phải sử dụng nguồn thức ăn, thuốc men và các trang thiết bị do công ty cung cấp, tôm nuôi đảm bảo kích cỡ theo quy định. Người dân không lạm dụng các chất kích thích, kháng sinh, hóa chất… trong quá trình nuôi. Ao nuôi, ao xử lý nước thải, hệ thống kênh mương thủy lợi, xử lý môi trường… phải được quy hoạch, xây dựng đảm bảo theo quy trình khép kín.

Kế hoạch trước mắt của huyện Phong Điền sẽ liên kết với Công ty CP cùng với một số hộ dân tổ chức xây dựng mô hình nuôi tôm an toàn theo chuỗi giá trị thí điểm, theo quy trình, quy định của công ty. Sau đó sẽ từng bước chuyển giao kỹ thuật sản xuất, nhân rộng trên toàn địa bàn vùng Ngũ Điền. Mục tiêu, chiến lược của huyện Phong Điền hướng đến mô hình nuôi tôm công nghiệp, đảm bảo chất lượng, an toàn, xuất khẩu.

Trong quy hoạch của Phong Điền, sẽ mở rộng mô hình nuôi tôm chân trắng trên cát ven biển khoảng 900 ha, gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định nhằm đảm bảo ổn định giá cả, quyền lợi của người dân. Ngoài hợp tác với Công ty CP, huyện sẽ hỗ trợ HTX Nuôi trồng thủy sản Phong Hải, đảm bảo điều kiện thu mua sản phẩm cho người dân.

Bài, ảnh: Hoàng Triều – https://baothuathienhue.vn/

Tôm hùm giảm giá chưa từng thấy, dân buôn “khóc dở” vì ôm cả tấn hàng tồn

Tôm hùm giảm giá chưa từng thấy, dân buôn "khóc dở" vì ôm cả tấn hàng tồn

Chưa khi nào giá tôm hùm giảm mạnh như hiện tại. Đặc biệt là tôm hùm ngộp, mỗi kg giảm xuống còn 150.000 – 160.000 đồng/kg, rẻ hơn cả thịt lợn.

Thị trường thủy, hải sản đang chứng kiến cảnh giá sụt giảm mạnh. Các nhà hàng tạm ngừng hoạt động trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội khiến cho sức mua hải sản giảm trong khi nguồn hàng dồi dào. Trong đó có tôm hùm giảm giá khá sâu so với 2 tuần trước đây và đợt giải cứu hồi tháng 2.

Hiện tại, tôm hùm baby trọng lượng 400 – 500gram/con chỉ còn 620.000 đồng/kg. Dòng nhỏ hơn, dao động từ 100 – 200gram/con giảm xuống 380.000 đồng/kg. Tôm hùm bông hay tôm hùm xanh cũng giảm giá 20% so với thời gian trước.

Rẻ nhất hiện tại là tôm hùm dập đá, tôm ngộp. Chúng được rao bán trên các chợ hải sản online với mức 150.000 – 160.000 đồng/kg loại 100gram/con, giá 200.000 – 230.000 đồng/kg đối với loại 200gram/con.

Với tôm ngộp từ 200 – 300gram/con, giá là 250.000 – 260.000 đồng/kg. Loại tôm to từ 0,5kg/con trở lên chỉ còn 350.000 – 380.000 đồng/kg. Mỗi loại đang giảm từ 20 – 30.000 đồng/kg so với vài ngày trước đây.

Tôm hùm giảm giá chưa từng thấy, dân buôn khóc dở vì ôm cả tấn hàng tồn - Ảnh 1.

Tôm hùm ngộp loại 100 – 200gram giảm giá xuống còn 150.000 – 160.000 đồng/kg, trong khi trước đây chúng có giá khoảng 220.000 đồng/kg.

Tôm hùm giảm giá chưa từng thấy, dân buôn khóc dở vì ôm cả tấn hàng tồn - Ảnh 2.

Nguồn hàng của các sạp hải sản khá dồi dào.

Theo chị Thu Mai, chủ hàng hải sản trên đường Nguyễn Trãi, tôm hùm ngộp còn được nhiều người gọi là tôm hùm ngất, đây đều là những con tôm hùm nuôi yếu sức hoặc do thay đổi thời tiết, môi trường nước, lột không được dẫn đến yếu. Tôm này chủ yếu được đóng thùng đá ướp lạnh chuyển đi bán.

Hiện tại, giá bán tôm hùm ngộp tại các chợ hoặc cửa hàng đang nhỉnh hơn so với giá của các hàng online từ 50.000 đồng/kg do chi phí về cửa hàng, nhân công và nguồn cấp hàng. Tuy nhiên, dù ở hình thức nào thì người bán đang gặp tình trạng chung là ế ẩm hàng hóa.

“Nhiều ngày nay, mỗi ngày cửa hàng chỉ bán được 20kg tôm, giảm 50% so với tháng 2. Người mua thường thích ăn tôm sống hơn tôm ngộp, một phần vì tôm sống ngon hơn, phần nữa là do từng có nơi bán hàng kém chất lượng khiến cho khách mất niềm tin nên hàng bán rất chậm. Chưa kể, giờ tôm hùm tươi cũng giảm đến 40-50% giá so với trước đây, nên cạnh tranh thật sự khó”, chị Thu Mai chia sẻ.

Tôm hùm giảm giá chưa từng thấy, dân buôn khóc dở vì ôm cả tấn hàng tồn - Ảnh 3.

Tôm hùm đang tiêu thụ chậm tại các cửa hàng kinh doanh hải sản dù đã xuống giá.

Tôm hùm giảm giá chưa từng thấy, dân buôn khóc dở vì ôm cả tấn hàng tồn - Ảnh 4.

Tôm hùm cũng được bán phổ biến hơn ở các chợ dân sinh Hà Nội.

Tôm hùm giảm giá chưa từng thấy, dân buôn khóc dở vì ôm cả tấn hàng tồn - Ảnh 5.

Hay được mang xuống vỉa hè rao bán.

Tình cảnh cũng không mấy sáng sủa hơn, anh Tiến Hùng, chủ hàng hải sản tại Cầu Giấy cho biết, anh dự định nếu việc giãn cách xã hội đợt 1 được nới lỏng sau ngày 15/4, anh sẽ nhập thêm 2 tạ tôm ngộp để bán, hi vọng cải thiện tình trạng ế ẩm hải sản nhiều ngày trước đó. Tuy nhiên, kế hoạch đã phải tạm ngừng nên hiện tại, anh đang tìm cách đẩy số 20kg tôm hùm ngộp vẫn còn tồn trong kho trước đó.

“Tôm ngộp không để được lâu vì sẽ mất dần độ tươi ngon, thịt tôm cũng hao nhiều nên bán sẽ càng lỗ, trong khi vẫn còn đủ chi phí thuê nhà, tiền hàng đổ lên đầu. Chưa khi nào thấy tôm hùm giảm giá kinh khủng như thế”, anh Hùng bộc bạch.

Trên các chợ hải sản online, không ít tiểu thương như “ngồi trên đống lửa” vì trót ôm số lượng lớn lên tới cả tấn tôm hùm ngộp nhưng rơi vào cảnh ế ẩm hoặc bị “bom” hàng – khách đặt mua rồi hủy đơn.

Nhiều trong số đó cho biết, khi thấy mọi người đổ xô đi mua tôm hùm và các cửa hàng không đủ tôm để bán nên đã kinh doanh hải sản. Tuy nhiên, chỉ sau đó không lâu, nhu cầu giảm mạnh, cộng với việc thắt chặt chi tiêu khiến cho người bán rơi vào tình cảnh “khóc dở, mếu dở”, bán ròng rã nhiều ngày không hết hàng phải xả lỗ vốn.

Theo Báo dân sinh

Sớm hoàn thiện công nghệ nuôi thương phẩm tôm hùm trong bể trên bờ

Nuôi tôm hùm trong bể trên bờ
Đoàn công tác của UBND tỉnh Phú Yên thăm mô hình nuôi tôm hùm trong bể trên bờ của Công ty TNHH Thủy sản Đắc Lộc. Ảnh: Anh Ngọc

Phú Yên kiểm tra đôn đốc thực hiện sớm công nghệ nuôi thương phẩm tôm hùm trong bể trên bờ

Ngày 16/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Phạm Đại Dương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dẫn đầu đã kiểm tra tình hình hoạt động tại khu sản xuất giống thủy sản công nghệ cao (xã Xuân Hải, TX Sông Cầu) và việc triển khai dự án Hoàn thiện công nghệ nuôi thương phẩm tôm hùm trong bể trên bờ quy mô hàng hóa tại vùng bãi ngang của Công ty TNHH Thủy sản Đắc Lộc. Tham gia đoàn công tác có đồng chí Trần Hữu Thế, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở NN-PTNT, KH-CN, UBND huyện Đông Hòa, TX Sông Cầu.

Theo Công ty TNHH Thủy sản Đắc Lộc, dự án Hoàn thiện công nghệ nuôi thương phẩm tôm hùm trong bể trên bờ quy mô hàng hóa được triển khai tại doanh nghiệp này với số lượng hơn 2.000 con, đến nay tôm nuôi được khoảng 10 tháng, đạt kích cỡ khoảng 0,3kg/con, tăng trưởng tốt. Dự án này triển khai theo công nghệ RAS (hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn) với các trang thiết bị phụ trợ hiện đại như: hệ thống ổn định nhiệt, UV (đèn khử trùng nước trong nuôi trồng thủy sản), lọc sinh học, trống lọc, skimmer… Đây là dự án thuộc chương trình đổi mới công nghệ của quốc gia do Bộ KH-CN là cơ quan chủ quản quản lý với tổng kinh phí thực hiện hơn 40,5 tỉ đồng, trong đó ngân sách nhà nước hơn 19,3 tỉ đồng, số tiền còn lại là vốn đối ứng của Công ty TNHH Thủy sản Đắc Lộc. Mục đích của dự án này là hoàn thiện công nghệ nuôi thương phẩm tôm hùm trong bể trên bờ quy mô hàng hóa, xây dựng ngành thủy sản theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường, phát triển bền vững cả về kinh tế – xã hội và môi trường.

Tại buổi làm việc, đồng chí Phạm Đại Dương đánh giá cao việc Công ty TNHH Thủy sản Đắc Lộc triển khai dự án, đồng thời chia sẻ những khó khăn trong sản xuất và kinh doanh mà doanh nghiệp đang gặp phải do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19. Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị doanh nghiệp tiếp tục ổn định sản xuất, kinh doanh và ứng dụng tốt các quy trình kỹ thuật của đơn vị chuyển giao công nghệ để sản xuất, nuôi thành công tôm hùm trong bể trên bờ thuộc dự án này. UBND tỉnh cũng đề nghị doanh nghiệp sau khi kết thúc dự án, hoàn thiện công nghệ nuôi cần phối hợp và chuyển giao công nghệ để nhân rộng mô hình.

Anh Ngọc Báo Phú Yên

Tôm hùm ngộp giảm giá mạnh, chỉ 120 nghìn đồng/con

Người nuôi tôm hùm tại Phú Yên đứng ngồi không yên vì giá tôm lên xuống thất thường “không biết đâu mà lần”.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến tôm hùm không xuất khẩu được, giá tôm lên xuống thất thường dựa vào sức mua của người tiêu dùng trong nước. Sau đợt xuống giá rẻ hơn cả “giá giải cứu” vào cuối tháng 2, vài ngày gần đây, giá tôm hùm đang có dấu hiệu tăng trở lại.

Tôm hùm ngộp giảm giá mạnh, chỉ 120 nghìn đồng/con - 1

Tôm hùm xanh đang trên đà tăng giá trở lại.

Anh Huy, người nuôi tôm hùm tại Sông Cầu (Phú Yên), cho biết 2 ngày nay thương lái đến khảo sát và mua tôm nhiều hơn khiến giá tôm tăng từ 50-100.000 đồng/kg. “Mấy ngày nay giá tôm hùm có lên nhẹ vì bên Trung Quốc bắt đầu thu mua trở lại, tuy số lượng ít nhưng là tín hiệu vui đối với những người nuôi tôm tại Phú Yên. Thay vì phải bán giá 450.000-500.000 đồng/kg để lấy tiền mua thức ăn duy trì đàn tôm như trước, nay giá tôm hùm xanh đã tăng lên 550 – 600.000 đồng/kg khi thu mua cả lồng”.

Theo anh Huy, với thông tin tôm hùm tăng giá trở lại, người dân tại Phú Yên đang trong trạng thái thấp thỏm “nửa mừng nửa lo”. “Thương lái có đi tìm mua nhiều hơn tuần trước nhưng không nhiều bằng đợt chưa có dịch. Người dân không biết sẽ tăng giá lên bao nhiêu và khi nào giá lại hạ. Một số hộ nuôi tiếp tục gồng mình vừa nuôi tôm vừa nghe ngóng tình hình giá cả, một số hộ thì rậm rịch bán tháo dù giá lỗ tương đối nhiều”, anh Huy nói thêm.

Tôm hùm ngộp giảm giá mạnh, chỉ 120 nghìn đồng/con - 2

Hàng loạt bài viết đăng tải thông tin tôm hùm tăng giá.

Chị Nguyễn Hằng, người nuôi tôm hùm tại Vạn Ninh, Khánh Hòa, cũng cho biết giá tôm hùm xanh khoảng vài ngày trở lại đây cũng bắt đầu có dấu hiệu tăng giá hơn so với một tuần trước đó với giá thu mua tại bè khoảng 550.000 đồng/kg.

“Nghe nói cửa khẩu đang dần được mở lại, phía Trung Quốc bắt đầu nhập tôm hùm từ Việt Nam nên giá tôm có dấu hiệu tăng. Tuần trước, giá tôm bán tại bè chỉ khoảng 480-500.000 đồng/kg nhưng hiện tại thương lái đã trả từ 530-550.000 đồng/kg khi mua cả lồng 200kg với size tôm từ 0,2kg trở lên. Dù tăng nhưng nhiều hộ nuôi còn chưa muốn bán vì vẫn còn lỗ”, chị Hằng nói.

Tôm hùm ngộp giảm giá mạnh, chỉ 120 nghìn đồng/con - 3

Trái ngược với tôm hùm tươi sống, tôm hùm ngộp vẫn được bán với giá rất rẻ.

Trái ngược với giá tôm hùm sống đang tăng nhẹ, tôm hùm ngộp lại có dấu hiệu giảm mạnh. Chị Thảo Sương, người chuyên bán tôm hùm ngộp tại Sông Cầu, cho biết tôm hùm sống tăng từ 80-100.000 đồng/kg nhưng tôm ngộp lại đang bị xuống giá. “Mấy bữa nay nắng quá nên nóng nước, cạn nước cho nên tôm bị chết nhiều khiến giá xuống thấp. Khi tôm đã chết rồi thì chỉ để được vài tiếng bên ngoài sẽ có mùi, vì thế sẽ được ướp đá bán cho thương lái với giá rẻ.

Dù giá tôm ngộp rẻ nhưng lượng người mua cũng không nhiều, với tôm 0,5kg trở lên tôi đang bán với giá 450.000 đồng/kg, loại 0,3-0,4kg/con giá 370.000 đồng/kg, loại 0,2kg/kg giá 290.000 đồng/kg. Người mua thường thích ăn tôm sống hơn tôm ngộp, một phần vì tôm sống ngon hơn, phần nữa là do một số người bán hám lợi hay bơm tạp chất vào tôm để tăng trọng lượng nhằm thu lời cao nên khách ăn phải một lần là sợ”, chị Thảo Sương nói thêm.

Tôm hùm ngộp giảm giá mạnh, chỉ 120 nghìn đồng/con - 4

Hình ảnh sau khi luộc tôm hùm ngộp được khách phản ánh do có nước luộc sền sệt như thạch.

Theo chị Sương, nếu khách hàng mua tôm ngộp thì nên chọn người bán uy tín, không nên chọn những con tôm có các đốt trên thân giãn ra bất thường, nhất là ở phần đầu.

“Tôm sống đang bơi thường có giá đắt hơn tôm ngộp nhiều lần, chênh lệch giá từ 200-300.000 đồng/kg nhưng chỉ có tôm ngộp mới có thể bơm tạp chất nhằm tăng trọng lượng để tôm bán kiếm lời. Thường họ dùng bột thạch hòa vào nước rồi bơm vào tôm. Bột thạch không độc nhưng con tôm khi đã bị bơm tạp chất sẽ trông béo hơn, bắt mắt hơn. Người mua khi mua về sẽ thấy một lớp thạch nằm giữa lớp thịt và vỏ tôm, có thể dễ dàng thấy lớp thạch hòa cùng với nước luộc tôm”, chị Sương phân tích.

Khảo sát nhanh tại Hà Nội, tôm hùm sống chưa có dấu hiệu tăng giá so với tuần trước nhưng số lượng bày bán không nhiều do khách mua ít. Trên các chợ online cũng đã vắng bóng các bài đăng bán tôm hùm sống, thay vào đó là hàng loạt các bài bán tôm hùm ngộp với giá chỉ từ 120.000 đồng/con.

Theo Khánh An (Dân Việt)

Ấn Độ đăc biệt khuyến cáo về DIV1 đang gây chết tôm hàng loạt ở Trung Quốc

Tôm thẻ chân trắng
Ấn Độ khuyến cáo về dịch bệnh Div1

Sau thông tin dịch bệnh bùng phát không thể kiểm soát trên tôm ở Trung Quốc, Ấn Độ đưa ra khuyến cáo nhắc nhở cảnh giác không để ngành tôm Ấn Độ bị lây dịch.

Cơ quan Nuôi trồng thủy sản ven biển Ấn Độ (India’s Coastal Aquaculture Authority – CAA) đã khuyến cáo tất cả các nhà nhập khẩu, nuôi trồng, khai thác tôm ở nước này phải cảnh giác và sàng lọc tôm đảm bảo không mang mầm bệnh Decapod iridescent virus 1 hay Div1, dịch bệnh mới đang  gây thiệt hại lớn cho ngành nuôi tôm ở Trung Quốc.

Cũng như các thông báo từ ngành thủy sản Trung Quốc, CAA chỉ có những thông tin ban đầu về dịch bệnh. Được biết, nguyên nhân gây bệnh là Decapod iridescent virus 1 hay Div1, các nhà nghiên cứu đang phân loại tác nhân cho từng loài tôm khác nhau.

Dịch bệnh này đã được phát hiện ở nhiều loài tôm như tôm thẻ chân trắng, tôm càng đỏ, tôm hùm nước ngọt và tôm càng xanh.

Nguồn gốc của virus và cách thức lây truyền vẫn chưa rõ ràng, mặc dù các trường hợp nhiễm mới được cho là xảy ra chủ yếu qua nước và môi trường địa phương. Tuy nhiên, người nuôi tôm ở Quảng Đông lo lắng rằng virus có thể được mang và chuyển bởi con người.

Khi phát hiện bệnh, tôm bắt đầu chuyển sang màu đỏ, sau đó vỏ của tôm mềm ra và chìm xuống đáy ao. Khoảng hai đến ba ngày sau, tất cả tôm trong ao sẽ nhiễm bệnh và chết.

Vì đây là dịch bệnh mới, chưa rõ cách thức lây nhiễm, tạm thời không có phương án điều trị, dịch bệnh lại lây lan nhanh, tỷ lệ chết cao nên Ấn Độ đặc biệt lưu ý toàn ngành tôm bao gồm cả khai thác, nuôi trồng, chế biến, xuất nhập khẩu tăng cường kiểm dịch, sàng lọc sản phẩm tôm, tránh để dịch bệnh lây lan đến Ấn Độ.

Thảo Nguyễn  – https://tepbac.com/