Bạn tìm thông tin gì?

Blog

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình nuôi tôm kết hợp

Tôm lúa
Thu hoạch tôm càng xanh trong mô hình nuôi ghép với lúa

Thời gian qua, nông dân huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu đã hình thành được nhiều mô hình nuôi trồng kết hợp mang lại hiệu quả cao, trong đó có mô hình nuôi tôm sú – cua – cá và mô hình nuôi tôm sú – lúa – tôm càng xanh.

Đây là 2 mô hình sinh thái, bền vững, phù hợp với trình độ canh tác và nguồn vốn  đầu tư của đa số nông dân.

Mô hình nuôi kết hợp tôm – cua – cá

Năm 2019, diện tích thả cua kết hợp với tôm sú tại huyện Phước Long là 13.300 ha. Theo đó, mùa vụ sản xuất và mật độ thả như sau: Tôm sú thả 03 vụ/năm, mật độ 2 – 3 con/m2; Cua thả 01 vụ/năm từ tháng 1- 6, mật độ thả 1-2 con/20m2; Cá thả 01 vụ/năm từ tháng 6 đến tháng 12, mật độ thả 0,5 – 1 con/20m2.

Mô hình cho năng suất như sau:

Tôm đạt năng suất đạt từ 140 – 150 kg/ha/vụ, lãi từ 10 – 30 triệu đồng/ha/vụ

Cua đạt năng suất 100 – 120 kg/ha/năm, lãi từ 10 – 20 triệu đồng/ha/năm

Cá đạt năng suất 800 – 1.000 kg/ha/năm, lãi từ 7 – 10 triệu đồng/ha/năm

Riêng năm 2019 có trên 90% số hộ thành công. Đây cũng là mô hình sản xuất chi phí đầu tư thấp, phù hợp với điều kiện canh tác của đa số nông dân có ít vốn sản xuất. Các đối tượng nuôi ghép hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình sinh trưởng và phát triển, thu được nhiều sản phẩm trên cùng diện tích, dễ tiêu thụ sản phẩm và hạn chế được rủi ro.

Điển hình thành công với mô hình này là ông Ngô Minh Kỷ ở ấp 1 B, xã Phong Thạnh Tây A. Ông Kỷ là một trong những hộ đầu tiên nuôi cua kết hợp với tôm sú ở huyện Phước Long. Với diện tích 02 ha, mỗi năm ông thu trên 130 triệu đồng, trừ chi phí ông lãi trên 90 chục triệu đồng. Không chỉ ông Kỷ còn rất nhiều hộ trên địa bàn huyện Phước Long khá lên nhờ mô hình tôm – cua – cá.

Tuy nhiên muốn cho mô hình tôm – cua – cá phát triển và đạt hiệu quả cao thì bà con phải chú ý một số điểm sau: công trình nuôi phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật; mật độ thả ghép thích hợp (ví dụ: tôm 20.000 con, cua 1.000 con, cá: 10.000 con tính cho 1 ha/vụ), đối với tôm thì thả định kỳ 30-60 ngày/lần, cua và cá rô phi thả 1 lần/năm. Ngoài ra, để góp phần tăng hiệu quả và hướng đến sự bền vững của mô hình, bà con nên trồng cỏ lông tượng (năng tượng) hoặc các loài cây có giá trị kinh tế sống được trên đất tôm, chiếm khoảng 30% diện tích nuôi vừa làm nơi cho cua trú ẩn, vừa giúp cải thiện được đáy ao. Không sử dụng thuốc bảo vệ thực thực vật, thuốc cấm trong nuôi trồng thuỷ sản.

Mô hình nuôi kết hợp tôm – lúa – tôm càng xanh, trồng màu trên bờ liếp vuông tôm

Trong năm 2019, diện tích sạ lúa trên đất tôm của huyện Phước Long là 12.500 ha, thả tôm càng xanh xen với lúa là 7.100 ha. Mô hình này được thực hiện nhiều ở các xã: Vĩnh Phú Tây, thị trấn Phước Long, Phước Long và một phần xã Phong Thạnh Tây A.

Ưu điểm của mô hình này là sản xuất ngắt vụ nên hạn chế được mầm bệnh phát sinh trong ao. Khi sạ lại lúa, lúa sẽ hấp thu các mùn bã hữu cơ trong ao nuôi, các sản phẩm thải của tôm, cá giúp cải tạo lại ao nuôi. Thu hoạch được nhiều loại sản phẩm trên cùng diện tích sản xuất.

Mùa vụ sản xuất của mô hình: từ tháng 1 đến tháng 8 thả 2 vụ tôm sú, tháng 8 chuẩn bị sạ lúa kết hợp thả tôm càng xanh, trồng màu trên bờ liếp vuông tôm.

Mật độ thả nuôi: tôm sú (2 – 3 con/m2), tôm càng xanh từ (1 – 2 con/20 m2), lúa sạ: 7 kg/1.000m2.

Năng suất và lợi nhuận: Tôm sú thu 210 – 280 kg/ha (02 vụ), lãi từ 15 – 30 triệu đồng/ha/năm; Lúa bình quân từ  4 – 4,5 tấn/ha, lãi từ 12 – 16 triệu đồng/ha/vụ; Tôm càng xanh từ 100 – 150 kg/ha/vụ, lãi từ 8 – 15 triệu đồng/ha/vụ.

Qua số liệu thống kê, trên địa bàn huyện có khoảng 20 ha trồng màu trên bờ tập trung. Các đối tượng cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao như: khổ qua, bắp, bí đỏ, dưa hấu, đu đủ,… Sau khi trừ chi phí sản xuất, mỗi hộ lãi ròng gần 15 triệu đồng/1.000 m2 từ trồng rau trên bờ trong thời gian 3 tháng.

Hiện nay huyện Phước Long đang vận động nông dân bố trí sản xuất theo qui hoạch, đầu tư kỹ thuật, tạo sự phát triển hài hòa, bền vững của mô hình này. Để mô hình phát triển bền vững và đạt hiệu quả cao, bà con phải chú ý một số yêu cầu sau:  Khi bước vào thời vụ thả giống bà con phải tuân theo sự khuyến cáo của ngành chuyên môn, tiến hành cải tạo, thả giống, thu hoạch đồng loạt nhằm đảm bảo thời vụ sản xuất luân canh với lúa; Nên chọn những giống lúa chịu mặn, kháng bệnh, có thời gian sinh trưởng ngắn và cho năng suất cao; Đối với tôm càng xanh nên bố trí thả giống vào khoảng tháng 7 dương lịch, nếu thả tôm càng xanh trễ (vào khoảng tháng 8 – 9), thời gian nuôi ngắn, khi thu hoạch kích cỡ tôm càng xanh không được lớn, bán giá không được cao; Đối với cây màu phải biết nắm bắt thị trường, chọn loại rau màu phù hợp và hiểu biết kỹ thuật chăm sóc đối với từng loại cây trồng.

Hiện nay, tại huyện Phước Long, hai loại mô hình này đang phát triển mạnh mẽ và có sự thành công nhất định. Bà con đã tận dụng tối đa diện tích canh tác kết hợp các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế làm tăng hiệu quả sản xuất; đồng thời làm giảm thiểu sự rủi ro do độc canh tôm sú.

Trần Thanh Hải Trung tâm dịch vụ KTNN Phước Long, Bạc Liêu

Indonesia khôi phục 300.000ha trại nuôi tôm bỏ hoang

Trang trại nuôi tôm
Vùng nuôi tôm Bumi Dipasena (Indonesia)

Indonesia lên kế hoạch hồi phục 300.000 hecta trại nuôi tôm bỏ trống ở Kuta để thúc đẩy ngành thủy sản một lần nữa trở lại đỉnh cao, tiến đến vị trí hàng đầu thế giới.

Tại Indonesia, hơn một nửa các trang trại nuôi tôm được xây dựng từ đất rừng ngập mặn hiện nay đang bị bỏ hoang, không được sử dụng. Không chỉ phá rừng ngập mặn làm trang trại, các trại nuôi tôm còn bị chỉ trích vì làm giảm chất lượng nước ở các vùng dân cư lân cận khu vực nuôi.

Chính phủ Indonesia đã lên kế hoạch phục hồi lại các trại nuôi trồng thủy sản vừa giúp thúc đẩy sản xuất thủy sản vừa chống lại sự khai phá rừng ngập mặn để nuôi trồng của người dân.

Kế hoạch này nhận được nhiều sự ủng hộ của các chuyên gia thủy sản. Tuy nhiên, họ mong rằng chính phủ sẽ tập tập trung vào tăng sản lượng các trại hiện hữu hơn là mở rộng số lượng trại hoạt động.

Khu nuôi tôm tập trung tại Indonesia thường khai thác từ đất rừng ngập mặn.

Indonesia cho biết dự án hồi phục 300.000 hecta trại nuôi tôm bỏ trống ở Kuta để thúc đẩy ngành thủy sản và làm giảm nạn phá rừng.

Theo chuyên gia cao cấp văn phòng tham mưu của tổng thống Alan Koropitan: “Hơn gấp đôi diện tích trên ở các khu rừng ngập mặn ven biển đã bị tàn phá để làm trại nuôi tôm, nhưng chỉ 40% trại là đi vào sản xuất (dựa theo dữ liệu quốc gia 2018). Chúng ta sẽ hồi phục những vùng bỏ hoang hoặc quản lý kém trong năm năm tới. Và tất nhiên là không thể khai thác thêm đất rừng để mở rộng trại nuôi”.

Ngành thủy sản Indonesia sẽ tăng trưởng mạnh nếu có thể tận dụng được nguồn cơ sở trại nuôi hiện đang không sử dụng trên. Mặc dù là nước xuất khẩu tôm biển đông lạnh lớn nhất thế giới nhưng lại là quốc gia Đông Nam Á tuột lại phía sau các quốc gia láng giềng trong xuất khẩu tôm nước ngọt, tôm tươi, muối và tôm xông khói.

Ao nuôi tôm chính là nguyên nhân chính trong việc phá rừng ngập mặn – một môi trường sống quan trọng của sinh vật biển. Năm 1999, hơn 350.000 ha rừng ngập mặn bị san bằng để dọn đường cho các ao nuôi tôm (theo World Bank năm 2003).

Tổng thống Joko Widodo cũng đã yêu cầu Bộ Thủy sản tiến hành lập một bản đồ về các trại nuôi bỏ hoang nhằm bắt đầu công cuộc khôi phục lại chúng.

Các chuyên gia thủy sản cực kỳ hoan nghênh quyết định này nhưng họ mong muốn chính phủ nên chủ yếu tập trung vào việc tăng cường nuôi tôm trên cùng một diện tích đất và vào số lượng tôm nuôi, chứ không phải là tăng số lượng ao nuôi. Vì theo Susan Herawati – Tổng thư ký Liên minh nhân dân về nghề cá (một tổ chức phi chính phủ), việc cố gắng mở rộng diện tích nuôi tôm không phù hợp với tình trạng nuôi tôm của Indonesia trong lúc này. Điển hình là vùng đất Bumi Dipasena với diện tích 17.000 ha tại Sumatra’s Lampung – đây là trại nuôi tôm lớn nhất Châu Á và cũng có thể lớn nhất thế giới. Việc tăng cường sản xuất ở đây sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu của thế giới.

Bên cạnh đó các trang trại tôm cũng cần sửa chữa cơ sở hạ tầng, đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất như nguồn điện, nước cấp sạch,… Điều này sẽ giúp người nuôi ổn định hơn, có thể tập trung vào công tác sản xuất tốt hơn. Đặc biệt là tạo cơ hội việc làm cho hàng nghìn gia đình sống ở khu vực Bumi Dipasena này.


Indonesia khôi phục các trang trại bỏ hoang để đưa ngành tôm nước này trở lại thời kỳ đỉnh cao.

Đầu tháng 12/2019, Bộ trưởng Thủy sản của Indonesia- Edhy Prabowo đã hứa sẽ phối hợp cùng với các cơ quan chính quyền khác để phục hồi Bumi Dipasena. Một trong các thách thức chủ yếu chính là năng lực sản xuất của các ao tôm và cơ sở hạ tầng phục vụ hiện hữu.

Việc kiểm soát hoạt động của các ao tôm trước đây thuộc về công ty PT Central Proteina Prima tại Jakarta, họ hợp tác cùng các trại nuôi có quy mô nhỏ. Vào những năm 1990, là thời điểm đỉnh của sản xuất, trung bình mỗi ngày thu hoạch lên tới 200 tấn tôm và ước tính thu được doanh thu xuất khẩu mỗi năm là 3 triệu đô. Nhưng công ty này đã bí mật cắt giảm phân nửa khoản vay của ngân hàng cho người nuôi dẫn tới sự suy giảm toàn bộ hoạt động sản xuất.

“Nếu chương trình phục hồi thực sự diễn ra thì nghề nuôi tôm tại Dipasena có thể đạt đỉnh sản xuất một lần nữa, đồng nghĩa chúng ta sẽ trở thành người dẫn đầu sản xuất tôm của thế giới. Đây sẽ là nguồn lợi lớn cho cả người nuôi và đất nước” – Ông Dedi Adhuri, nhà nghiên cứu tại viện khoa học Indonesia cho biết.

Hiện nay, một số người nuôi tôm vẫn đang tiếp tục công việc của họ tại Bumi Dipasena dù lợi nhuận đã bị thu hẹp lại. Họ hi vọng chính phủ thể hiện đúng vai trò của mình trong lúc này.

Triệu – https://tepbac.com/

Hiểu biết về tôm sú giống – Phần 1: Kinh nghiệm lựa chọn và thả giống

Thả tôm giống.
Thả tôm giống. Ảnh: Đặng Tuấn.

Khi đi mua tôm giống làm thế nào để nhận biết được là giống tốt hay xấu? Vận chuyển đường xa thì phải làm sao để con giống khỏe và thích nghi với môi trường trong ao nuôi?

Chất lượng tôm giống là yếu tố tiên quyết cho một vụ nuôi thành công, vì vậy Tép Bạc đã tổng hợp các vấn đề trong tôm giống nói chung và tôm sú nói riêng để giúp người nuôi có cái nhìn bao quát hơn, từ đó tăng thêm tỉ lệ thành công của vụ nuôi.

Vấn đề lựa chọn giống tốt và kỹ thuật thả giống vốn đã quen thuộc với những hộ nuôi tôm nhưng một số khía cạnh thường bị bỏ qua dẫn đến năng suất chưa cao. Những thông tin dưới đây cung cấp thêm kinh nghiệm lựa chọn giống và kỹ thuật thả để đạt hiệu quả tốt nhất.

Tiêu chuẩn chọn tôm sú giống

Tôm giống tốt là yếu tố rất quan trọng để đạt năng suất cao trong khi nuôi và phòng tránh được các loại bệnh gây ra cho tôm.

Khi mua tôm giống, cần lựa chọn con giống đồng đều, cùng kích cỡ, khoảng 12mm. Tôm sú có 6 đốt ở bụng, các đốt này càng dài càng tốt và tôm sẽ lớn nhanh. Tôm có đuôi, râu hình dáng chữ V và góc hai râu sát nhau như góc chữ V là tôm khoẻ. Các chân ở phần đuôi gọi là chân đuôi hay đuôi, khi bơi xoè rộng, khoảng cách giữa 4 chân ở phần đuôi càng xa càng tốt… Cơ thịt bụng tôm co đều đặn, căng bóng mới tạo được dáng vẻ đẹp cho tôm.

Không có vật lạ như nấm, vi khuẩn, hay nguyên sinh động vật bám ở chân, bụng, đuôi, vỏ và mang tôm. Những vật lạ này sẽ làm tôm bị ngạt và không lột xác được. Màu sắc tôm tươi sáng, vỏ mỏng, có màu tro đen đến đen, đầu thân cân đối là con giống tốt.

Tôm bơi ngược dòng rất khoẻ khi đảo nước trong chậu hoặc bám chắc khi bị dòng nước cuốn đi. Nếu có 10 trong số 200 con thả mà trôi theo dòng nước là giống tôm yếu, tôm xấu. Tôm phàm ăn, ăn tạp, chân ngực bắt giữ mồi tốt là con giống tốt. Tôm có khả năng chịu đựng tốt khi dùng formol. Số tôm bị chết ít (5/150 con) khi dùng formol 1cc/10 lít nước, đó là giống tốt.

Sau khi chọn lựa tôm giống theo các tiêu chuẩn trên, trước khi thả tôm vào ao, phải tắm vô trùng cho tôm rồi thả tôm giống vào ao hoặc ương tiếp 15- 20 ngày, sau đó tuyển chọn tiếp lần nữa mới thả nuôi sẽ đảm bảo hơn.

Tuyển chọn lại những con tôm khoẻ, xoè đuôi ra hết cỡ khi bơi. Những con thích bơi ngược dòng nước thả vào ao là tốt nhất. Mật độ thả trung bình 5- 7con/m2 với nuôi quảng canh và 30 – 50 con nếu nuôi thâm canh.

Kỹ thuật thả tôm giống

Kỹ thuật thả tôm giống rất quan trọng đến sự thích nghi và sức khỏe của tôm sau khi được chuyển từ môi trường này đến môi trường khác.

Mật độ: Nếu diện tích ruộng nuôi từ 0,5-1,0ha thì thả 3-4 con/m2. Diện tích nhỏ hơn 0,5ha thì thả 5-10 con/m2.

Phương pháp thả giống: Thả giống đúng kỹ thuật sẽ góp phần tăng tỷ lệ sống của đàn tôm. Nên thả tôm vào lúc sáng sớm hay chiều mát. Không nên thả tôm vào lúc trời mưa hay trong điều kiện môi trường ao nuôi chưa thích hợp. Thả tôm vào đầu hướng gió để tôm dễ phân tán khắp ao.

Có 2 cách thả tôm tốt như sau:

Cách 1: Các bọc tôm mới chuyển về được thả trên mặt ao trong khoảng 10-15 phút để cân bằng nhiệt độ trong và ngoài bọc, sau đó mở bọc cho tôm bơi ra từ từ. Phương pháp này áp dụng cho trường hợp độ mặn của nước trong và ngoài bọc tôm chênh lệch nhau không quá 5‰. Cần làm cầu gần mặt nước để có thể mở bọc thả tôm dễ dàng, tránh lội xuống làm đục nước ao.

Cách 2: Thường áp dụng cho trường hợp độ mặn của nước trong bọc tôm và độ mặn của nước ao chênh lệch quá 5‰. Tôm mới chuyển về cần một thời gian thuần hóa ngay tại ao để tôm thích nghi dần với độ mặn của nước ao và các yếu tố môi trường khác.

Cần chuẩn bị một số thau lớn dung tích khoảng 20 lít và máy sục khí. Đổ các bọc tôm vào thau, khoảng 10.000 con/thau và sục khí. Cho thêm nước ao vào thau từ từ để tôm thích nghi dần. Sau 10 – 15 phút nghiêng thau cho tôm bơi ra từ từ. Có thể ước lượng tỷ lệ sống của đàn tôm bằng cách dùng lưới vào diện tích 2-3m2 và sâu 1m đặt ngay trong ao, thả vào lưới 1.000 – 2.000 tôm bột, cho tôm ăn bình thường. Sau 3-5 ngày kéo lưới vèo lên đếm và xác định tỷ lệ tôm còn lại.

Một số dấu hiệu cho thấy tôm khỏe và thích nghi với môi trường ao nuôi là không có tôm chết khi thuần trong thau, tôm bơi lội linh hoạt, bám thành thau. Tôm sau khi thả xuống ao thì bơi chìm xuống đáy ao, không bám theo mí nước, không nổi trên mặt nước.

Kinh nghiệm chọn và thả tôm giống

1. Đánh giá tôm giống

Đánh giá bằng cảm quan

Quan sát bầy tôm giống để xem tôm có khỏe hay không. Vì sức khỏe của con tôm có thể biểu hiện bên ngoài qua hoạt động, hình dạng, màu sắc. Một bầy tôm giống khỏe thì phải đồng màu, đồng cỡ, không dị dạng. Đầu tôm không bị cụt, hoặc là quẹo cong qua một bên (thường gọi là bị “te đầu”). Con tôm giống tốt phải có râu khép, đuôi xòe (giai đoạn P12, P13).

Để kiểm tra hoạt động của tôm, có thể bỏ tôm vào trong thau khi tôm phân bố đều, gõ nhẹ vào thành thau, nếu thấy tôm búng lên rất nhanh và khi quay nhẹ dòng nước tôm có khuynh hướng bơi ngược dòng hoặc quay đầu lại tức là tôm khỏe. Quan sát khả năng bắt mồi của con tôm bằng cách dùng một cái ly thủy tinh, múc tôm lên quan sát ra phía ngoài ánh sáng, nếu thấy ruột của tôm có thức ăn liên tục thì đó là tôm khỏe, nếu ruột tôm trống rỗng hoặc bị đứt khúc tức là tôm đã bắt mồi kém hoặc thiếu thức ăn và như thế tôm giống không được tốt.

Đánh giá sức khỏe bên trong

Có thể đánh giá gián tiếp sức khỏe của tôm giống thông qua kỹ thuật gây sốc bằng hóa chất thông thường là Formaldehyd (hay formol) nồng độ 200ppm (200 phần triệu) trong vòng nửa giờ. Dùng đựng 10 lít nước pha vào 2cc formol, sau đó thả vào khoảng 100-200 con tôm giống. Nửa giờ sau đếm số tôm chết lắng ở dưới đáy xô, nếu số tôm chết không quá 5% số tôm thả vào thì bầy tôm đó đạt yêu cầu.

Nếu thực hiện được 2 khâu nêu trên thì có thể yên tâm về chất lượng tôm giống mang đi thả nuôi. Tuy nhiên, để cho chính xác hơn trong một số mô hình nuôi có đầu tư cao như mô hình nuôi bán thâm canh và thâm canh thì bà con nên tiến hành thêm một bước kiểm tra theo kỹ thuật PCR.

2. Lưu ý khi vận chuyển tôm giống đi xa

Mật độ tôm giống vừa phải, thường khoảng 1.000 con tôm/1lít nước.

Nhiệt độ vận chuyển khoảng 20 –22⁰C, không nên vận chuyển lúc trời nóng vì sẽ làm tôm bị hao hụt và yếu đi.

Thời gian vận chuyển tốt nhất trong vòng 5 tiếng đồng hồ, nếu vận chuyển đi xa có xe bảo ôn bảo đảm được nhiệt độ thì thời gian vận chuyển tối đa khoảng 18 tiếng đồng hồ.

Trước khi thả tôm xuống ao nuôi, chúng ta cần kiểm tra độ mặn và nhiệt độ của nước mà chúng ta vận chuyển tôm giống và nước ao nuôi. Nếu độ mặn chênh lệch không quá 3‰ thì có thể tiến hành thả tôm nhưng phải cân bằng nhiệt độ. Nếu độ mặn hơn 3‰, phải cân bằng cách lấy nước ở dưới ao nuôi tôm cho chảy từ từ vào cái xô hay cái thau đựng tôm giống với tốc độ làm sao hạ độ mặn xuống khoảng 1 -2‰ trong vòng 1 tiếng đồng hồ. Sau khi trung hòa được độ mặn giữa bên trong xô và bên ngoài ao chúng ta có thể tiến hành thả tôm.

Để cho tôm quen với môi trường nước ao, nên đặt thau dưới ao cho nước vào từ từ để cân bằng nhiệt. Nếu tôm ở trong bao thì nên để bao tôm trên mặt nước khoảng 15 phút cho nhiệt độ nước bên trong và bên ngoài bằng nhau sau đó chúng ta sẽ thả.

Ngoài chất lượng tôm giống tốt và vận chuyển thuần hóa đúng kỹ thuật, để có tỷ lệ tôm sống cao đòi hỏi ao nuôi phải được cải tạo thật kỹ, sạch và nước ao phải được gây màu đầy đủ khoảng 30-35cm.

Đặng Tuấn – https://tepbac.com/

Quản lý môi trường và xử lý nước

Bài 2 Quản lý môi trường và xử lý nước

Chất lượng nước là yếu tố cực kỳ quan trọng trong nuôi thủy sản; nhưng khó dự đoán và khó kiểm soát. Chất lượng nước quyết định hiệu quả của thức ăn, tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ sống của tôm. Tôm chết, bệnh, chậm lớn, hay thức ăn kém hiệu quả đều do chất lượng nước. Người nuôi tôm thuờng nói: “Nuôi tôm là nuôi nước”. Để tôm phát triển bình thường thì nước phải sạch, không bị ô nhiễm. Chất lượng nước phụ thuộc vào chất lượng nguồn nước, chất đất, chế độ cho ăn,  thời tiết, công nghệ và chế độ quản lý đầm nuôi. Chất lượng nước được đánh giá bằng nhiều thông số sinh, hóa, lý khác nhau; và cần được kiểm tra liên tục để có thể xử lý nước kịp thời để bảo vệ con nuôi.
TIÊU CHUẨN NƯỚC NUÔI TÔM
Thông số Tối ưu Giới hạn
Nhiệt độ (oC) 20 – 30 18 – 33
Độ muối (/oo) 10 – 25 5 – 35
Độ trong (cm) 30 – 35 25 – 50
pH (dao động sáng sớm, chiều không quá 0,5) 7,5 – 8,5 7 – 9
Độ kiềm (mg/l) 100 – 150 60 – 180
Ôxy hòa tan (mg/l) > 5 > 3,5
Sunphua hyđrô tự do H2S (mg/l) < 0,03 < 0,05
Amôniac tự do NH3 (mg/l) < 0,1 < 0,3
Nitrit NO2 (mg/l) < 0,2 < 1
Khoáng chất Mg:Ca:K 3,1 : 1 : 0,9

(QCVN 02 – 19 : 2014/BNNPTNT).
Để đảm bảo chất lượng nước thì việc đánh giá chất đất, thiết kế ao, chuẩn bị ao nuôi lẫn việc quản lý ao, kiểm soát các thông số trong giới hạn cho phép đều rất quan trọng.

Do chưa có công cụ hỗ trợ người nuôi tôm khiến việc theo dõi và quản lý số liệu môi trường và thuốc xử lý nước ao tôm phải làm thủ công trên giấy hay trên trên máy tính phải nhập dữ liệu thủ công vào file Excel nên dễ sai sót, nhầm lẫn .

Đến với  app Tôm Vàng sẽ cung cấp cho bạn một giải pháp toàn diện để theo dõi và quản lý môi trường và thuốc xử lý nước ao tôm:

1 Nhập số liệu đơn giản

Bảng thông số môi trường đã liệt kê danh sách những chỉ số quan trọng cần theo dõi để người nuôi điền vào giúp rút ngán thời gian nhập liêu.

 

2 Dựa vào thông số môi trường  trên ta sẽ sử dụng thuốc xử lý để cân bằng môi trường nước.Việc nhập số liệu thuốc xử lý cũng dễ dàng chỉ cần chọn những thuốc xử lý trong danh sách đã được khai báo trước giúp giảm thời gian và tránh nhầm lẫn.

 

3 ) Ngoài ra trong phần môi trường cũng có thêm phần theo dõi tôm hao hụt giúp người nuôi ước lượng chính xác nhất số lượng đầu con còn lại trong ao nuôi

4  Theo dõi nhật môi trường thuốc xử lý  của ao tôm trong suốt quá trình nuôi., chi tiết theo từng ngày

5 Thống kê tổng hợp cho ta những vật tư đã sử dụng cho ao tôm từ khi nuôi tới hiện nay

 

6 Phần mềm quản lý 24/7

Chủ vuông tôm vì bận công việc  không có trực tiếp ở khu nuôi làm sao có thể theo dõi và quản lý chặt môi trường và thuốc xử lý nớc  ở khu nuôi hiệu quả ?

Chỉ cần một chiếc điện thoại cài đặt phần mềm quản lý nuôi tôm, bạn có thể quản lý vuông tôm  mọi lúc mọi nơi ngay trên điện thoại của mình. . Ngay trên phần mềm quản lý nuôi tôm Tôm Vàng trên điện thoại, bạn có thể xem báo cáo và kiểm soát vật tư đã sử dụng của vuông tôm 24/7.

Giờ đây, mọi hoạt động của vuông tôm đều được kiểm soát qua phần mềm quản nuôi tôm  đơn giản, không lo thức ăn sử dụng không hiệu quả nữa. Thật tiện dụng phải không nào?

Hãy tìm hiểu thật kỹ các tính năng bằng cách dùng thử phần mềm quản lý nuôi tôm .

Link tải ứng dụng quản lý nuôi tôm

https://play.google.com/store/apps/details?id=io.tomvang

Vấn đề quản lý thức ăn trong nuôi tôm

Bài 1 . Vấn đề quản lý thức ăn trong nuôi tôm

Trong nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp, chi phí thức ăn chiếm từ 50- 60% giá thành sản xuất,  do đó  việc lựa chọn  và quản lý thức ăn để nuôi tôm  phù hợp và đạt  hiệu quả kinh tế là vấn đề quan trọng.

Tôm thẻ chân trắng bắt mồi liên tục trong ngày. Người nuôi tôm nên cho tôm ăn từ 4 – 5 cữ/ngày để hạn chế thức ăn dư thừa và tôm đói có thể tiếp cận với thức ăn. Tuy nhiên việc thức ăn và thuốc trộn cho từng ao được chia ra nhiều cữ làm cho việc quản lý và theo dõi gặp nhiều khó khăn nếu vuông tôm có nhiều ao nuôi. Do chưa có công cụ hỗ trợ người nuôi tôm khiến việc theo dõi và quản lý số liệu thức ăn nuôi tôm phải làm thủ công trên giấy hay trên trên máy tính phải nhập dữ liệu thủ công vào file Excel nên dễ sai sót, nhầm lẫn .

Đến với  app Tôm Vàng sẽ cung cấp cho bạn một giải pháp toàn diện để theo dõi và quản lý thức ăn nuôi tôm

1 Nhập số liệu đơn giản

Chọn loại thức ăn cần cho ăn trong danh sách đã tạo sẵn tốn ít thời gian và tránh nhầm lẫn

 

Nhập vào số lượng thức ăn và thuốc trộn cho từng cữ ăn giúp theo dõi đầy đủ và chính xác về sức ăn của tôm .

2  Theo dõi nhật ký thức ăn, thuốc trộn  của ao tôm trong suốt quá trình nuôi., chi tiết theo từng ngày .

3 Thống kê tổng hợp cho ta những vật tư đã sử dụng cho ao tôm từ khi nuôi tới hiện nay

 

4 Phần mềm quản lý 24/7

Chủ vuông tôm vì bận công việc  không có trực tiếp ở khu nuôi làm sao có thể theo dõi và quản lý chặn quá trình cho tôm ăn và  thức ăn ở khu nuôi hiệu quả ?

Chỉ cần một chiếc điện thoại cài đặt phần mềm quản lý nuôi tôm, bạn có thể quản lý vuông tôm  mọi lúc mọi nơi ngay trên điện thoại của mình. . Ngay trên phần mềm quản lý nuôi tôm Tôm Vàng trên điện thoại, bạn có thể xem báo cáo và kiểm soát vật tư đã sử dụng của vuông tôm 24/7.

Giờ đây, mọi hoạt động của vuông tôm đều được kiểm soát qua phần mềm quản nuôi tôm  đơn giản, không lo thức ăn sử dụng không hiệu quả nữa. Thật tiện dụng phải không nào?

Hãy tìm hiểu thật kỹ các tính năng bằng cách dùng thử phần mềm quản lý nuôi tôm .

Link tải ứng dụng quản lý nuôi tôm

https://play.google.com/store/apps/details?id=io.tomvang

 

 

Thành phần trong “trứng gà” trị dứt điểm bệnh phÂn trắng trên tôm

Bệnh trên tôm luôn là nỗi lo lớn nhất vì hiện tại một số bệnh vẫn chưa có thuốc đặt trị hiệu quả. Nên khi ao tôm bị nhiễm bệnh thì tốc độ lây nhiễm rất nhanh làm ảnh hưởng rất lớn nhất đến người nông dân nuôi tôm. Do khoa học hiện đại nên việc nghiêm cứu điều chế các loại thuốc điều trị bệnh trên tôm lại trở nên phổ biến và cấp thiết hơn. Nhưng thành phần trị bệnh trên tôm đôi khi là những chế phẩm từ những thành phần mà có phần thân rất thân thuộc với chúng ta. Như việc trị bệnh phân trắng dứt điểm bằng Lysozyme trong lòng trắng trứng gà.

Lysozyme trong lòng trắng trứng gà
Lysozyme trong lòng trắng trứng gà có tính kháng khuẩn.

Khi tôm bị bệnh phân trắng, tỷ lệ vibrio được phát hiện cao gấp đôi so với bình thường trong ruột tôm. Điều này chứng tỏ vibrio cũng góp phần vào hệ thống tác nhân của Hội chứng phân trắng. Người nuôi thường dùng kháng sinh trong trường hợp tôm bị phân trắng, tuy nhiên kháng sinh sẽ tạo ra những vi khuẩn kháng kháng sinh, đây là mối quan tâm lớn hiện nay trên toàn thế giới. Một số biện pháp theo hướng an toàn sinh học đang được nghiên cứu và dần áp dụng là một điều đáng vui cho sự phát triển của nghề nuôi tôm. Chế phẩm sinh học hay các chất phụ gia đã được trộn vào thức ăn và cho thấy khả năng ngăn ngừa và kiểm soát được mầm bệnh một cách hiệu quả.

Lysozyme là chất có tiềm năng rất lớn để thay thế kháng sinh, có khả năng thủy phân thành tế bào peptidolycan của vi khuẩn. Lysozyme có nhiều trong các dung dịch và các mô sinh học, trong đó có lòng trắng trứng. Chất này đang được sử dụng rộng rãi để bổ sung vào trong thức ăn và cho kết quả kháng khuẩn vượt trội trong ngành chăn nuôi và một số loài thủy sản. Như việc cải thiện hệ miễn dịch, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn Aeromonas hydrophyla trên cua; tăng sức đề kháng và tăng tỉ lệ sống khi được bổ sung trên cá hồi. Nhưng chưa có nghiên cứu lysozyme sẽ ngăn ngừa những bệnh truyền nhiễm. Do đó, người ta đánh giá hiệu quả của lysozyme trong lòng trắng trứng với việc ức chế chủng vibrio và xem xét biểu hiện của các gen trong  hệ miễn dịch cũng như chống oxy hóa trên tôm thẻ chân trắng. Hơn nữa cũng để xác định nồng độ tối ưu của lysozyme nên được bổ sung là bao nhiêu? Từ đó có bước đi mới để hạn chế việc sử dụng kháng sinh và phòng bệnh phân trắng.

Thí nghiệm:

Chuẩn bị lysozyme từ lòng trắng trứng chia thành 5 nghiệm thức: đối chứng, 0.005, 0.025, 0.125, 0.625 g/kg thức ăn cho tôm PL12 đã được xét nghiệm sạch bệnh, không nhiễm vibrio, cho ăn liên tục trong 4 tuần các nghiệm thức trên với tỷ lệ 10% trọng lượng thân.

Sau đó thu và nuôi cấy vibrio trên tôm ở những môi trường chuyên biệt , định danh và định lượng các loài xuất hiện. Thực hiên xét nghiệm PCR để xem xét biểu hiện của những gen quy định chức năng miễn dịch và chống oxy hóa. Đồng thời , đánh giá hiệu suất tăng trưởng, FCR của tôm thí nghiệm. Phân tích thống kê để đưa ra kết quả.

Kết quả cho thấy nghiệm thức 0,125g/kg và 0,625g/kg thức ăn thể hiện hoạt tính kháng khuẩn mạnh nhất, hoạt động mạnh mẽ trong hệ tiêu hóa, làm các chủng vibrio sụt giảm đáng kể, nhất là nhóm khuẩn lạc xanh (vibrio parahaemolyticus và vibrio harveyi). Ngoài ra các chất chống oxy hóa trong gan tụy, các gen biểu hiện miễn dịch cũng gia tăng nhanh về số lượng.

Tỷ lệ sống và bất cứ chỉ số tăng trưởng nào cũng không thay đổi, không có tác dụng phụ xảy ra. Khi đưa vào tôm đã bị bệnh phân trắng 6 tuần, sau 5 ngày cho ăn lysozyme, không còn thấy phân trắng khi bổ sung 0,125g/kg thức ăn và cũng không có dấu hiệu tái phát ở thời gian sau đó. Điều này chứng minh lysozyme là chất đẩy lùi được phân trắng hiệu quả ở liều 0,125g/kg thức ăn trở lên.

Cụ thể lysozyme vào trong cơ thể tôm sẽ kích thích hoạt động thực bào. Hơn thế nữa, lysozyme còn có khả năng phá vỡ cấu trúc của màng peptidoglycan của vi khuẩn gram âm, từ đó làm chết vi khuẩn. Những chủng vibrio khuẩn lạc xanh (gây hại nặng hơn) do không thể sử dụng đường sucrose giảm số lượng nhiều hơn so với nhóm tạo khuẩn lạc vàng. Trong hệ miễn dịch, lysozyme đã tăng cường hoạt động của enzyme phenoloxidase  liên quan đến quá trình melanin hóa kết tụ vi khuẩn lại và tiêu diệt.

Như vậy việc bổ sung lysozyme từ lòng trắng trứng vào thức ăn tôm thẻ chân trắng đã làm giảm được sự tấn công của các mầm bệnh trên tôm. Lysozyme cũng đã làm tốt nhiệm vụ của mình trong việc chống oxy hóa, cải thiện hoạt động miễn dịch và tăng tỷ lệ sống của tôm. Những kết quả trên cho thấy bổ sung lysozyme là một phương pháp hiệu quả để thay thế việc sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản và đẩy lùi bệnh phân trắng một cách hiệu quả.

Nguồn: TEPBAC

Chuyện lạ Nam Định: Chán ao, mang tôm nuôi bể xi măng mà đổi đời

Chuyện lạ Nam Định mà phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN được chứng kiến. Đó là chuyển tôm từ ao đầm sang nuôi trong bể xi măng tại gia đình anh Nguyễn Văn Cường (xã Hải Đông, Hải Hậu, tỉnh Nam Định). Không ngờ rằng cách nuôi tôm “có 1 không hai” này lại giúp gia đình anh đổi đời. Mỗi năm anh kiếm lời hàng tỷ đồng từ mô hình nuôi tôm trong bể xi măng.

Là một trong những người đi đầu trong phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng trong bể xi măng ở huyện Hải Hậu, đến nay mô hình nuôi tôm của anh Cường đã và đang được nhân rộng trên địa bàn huyện.

Chỉ tay về phía cánh đồng muối mặn mòi mùi nước biển, anh Cường kể cho phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN nghe cơ duyên khiến anh đến với nghề nuôi tôm…

 chuyen la nam dinh: chan ao, mang tom nuoi be xi mang ma doi doi hinh anh 1

Nhờ kiên trì học hỏi, đến nay mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong bể xi măng đã mang lại thu nhập tiền tỷ cho gia đình anh Nguyễn Văn Cường. Điều ấn tượng là ban đầu đưa tôm thẻ chân trắng lên nuôi trong bể xi măng nhiều người không cho là anh Cường sẽ thành công, có người còn kêu anh “khùng, dở hơi”.

Anh Cường cho hay, từ xa xưa làng anh đã gắn liền với nghề làm muối. Quanh năm “bán mặt cho đất bán lưng cho trời”, thế nhưng cuộc sống của nhiều gia đình cũng chẳng khá giả là bao.

Thấy nghề làm muối thu nhập bấp bênh, năm 2005 anh nảy sinh ý tưởng chuyển đổi khu đất làm muối sang nuôi trồng thuỷ sản. Nghĩ là làm, anh thuê máy múc, đào ao, nuôi tôm sú, cua rèm, nuôi cá…Những năm đầu kinh nghiệm nuôi tôm, kinh nghiệm nuôi cá chưa có, nên thu nhập từ ao, đầm cũng chỉ đủ để anh Cường trang trải cuộc sống qua ngày.

Năm 2007 nhận thấy mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng cho thu nhập cao, anh Nguyễn Văn Cường đã “khăn gói quả mướp” đi học tập kỹ thuật nuôi tôm ở nhiều nơi. Sau thời gian học hỏi kinh nghiệm, anh trở về địa phương đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng. Nhưng rồi trời không chiều lòng người, những vụ tôm đầu tiên dù bỏ rất nhiều công sức, tiền bạc, nhưng ao tôm của anh vẫn bị dịch bệnh. Tôm chết nhiều, khiến anh Cường lao đao.

 chuyen la nam dinh: chan ao, mang tom nuoi be xi mang ma doi doi hinh anh 2

Công việc cho tôm ăn hàng ngày được anh chăm sóc tỉ mỉ. Anh Cường thổ lộ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, nuôi tôm trong bể xi măng khi cho tôm ăn vừa là lao động, nhưng đồng thời cũng là thú vui, giải trí khi được ngắm từng đàn tôm trong bể…

Bại nhưng không nản, những ngày rảnh rỗi anh lại chạy khắp nơi học hỏi kinh nghiệm nuôi tôm. Kể với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, anh Cường cho hay: “Tôm giống ươm trong bể xi măng phát triển rất tốt, nhưng khi chuyển xuống ao nuôi lại bị dịch bệnh, chết rất nhiều, có đợt tôm chết như ngả rạ, trở tay không kịp. Nhiều đêm trăn trở vắt tay lên trán suy nghĩ, tôi lại đặt ra câu hỏi nuôi tôm trong bể xi măng tốt như vậy, tại sao mình lại không thử???”.

Nghĩ ra ý tưởng nuôi tôm trong bể xi măng là anh Cường bắt tay vào thử nghiệm ngay. Mỗi vụ, anh Cường lại bớt lại một ít tôm giống nuôi ở trong bể xi măng xem sao. Lúc thu hoạch phát hiện cùng lứa tôm thả xuống ao, tôm nuôi ở trong bể xi măng lại ít dịch bệnh, phát triển mạnh hơn. Nắm bắt được ưu, nhược điểm này, anh áp dụng nuôi liền 4 vụ tôm trong bể xi măng, 4 năm nay, nuôi vụ tôm nào cũng đều cho thu hoạch cao…

Năm 2016, anh Cường quyết định chuyển đổi mô hình nuôi tôm từ nuôi trong ao, đầm sang nuôi tôm trong bể xi măng. Trong vòng 2 năm 2016- 2017, anh đã san lấp ao xây dựng 80 bể xi măng, mỗi bể rộng 25m2, với hệ thống mái , hệ thống sục bọt tạo oxy hoàn chỉnh…

 chuyen la nam dinh: chan ao, mang tom nuoi be xi mang ma doi doi hinh anh 3

Những con tôm thẻ chân trắng nuôi trong bể xi măng ít bị bệnh tật hơn so với khi nuôi ở môi trường ao, đầm.

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử DANVET.VN, anh Cường lưu ý , người nuôi tôm trong bể xi măng phải chú ý việc xử lý nguồn nước. Theo đó, sau khi lấy nước từ biển về hồ chứa, người nuôi tôm phải xử lý kỹ thuật lọc sạch các chất hữu cơ. Nước biển nuôi tôm phải được thay thường xuyên để đảm bảo nước luôn sạch, không mang mầm bệnh.

Mặt khác, nguồn thức ăn cho tôm thẻ chân trắng nuôi trong bể xi măng cũng phải lấy ở những doanh nghiệp sản xuất tên tuổi, uy tín, đảm bảo chất lượng. Anh Cường cũng không bao giờ cho tôm ăn những chất kích thích tăng trưởng nên tôm thẻ chân trắng nuôi trong bể xi măng của anh thơm, ngon và dai hơn so với tôm nuôi ở dưới ao…

Theo tính toán của anh Nguyễn Văn Cường, hiện nay với 80 bể xi măng, 1 năm anh nuôi 3 vụ tôm, mỗi bể cho khoảng 2,1 tạ tôm thịt thương phẩm. Tính theo giá thị trường mỗi bể cho anh thu khoảng 15 triệu đồng/năm, như vậy mỗi năm doanh thu nuôi tôm thẻ trong bể xi măng lên đến cả tỷ đồng…
Thành Nam – http://danviet.vn/