Bạn tìm thông tin gì?

Blog

Phú Yên: Nước thải ô nhiễm từ các hồ nuôi tôm bức tử biển Phước Đồng

Sở TN-MT tỉnh Phú Yên thông báo kết quả phân tích mẫu nước thải tại các dự án thuộc vùng nuôi tôm xã An Hải, H.Tuy An (Phú Yên) có chỉ số ô nhiễm vượt chuẩn cho phép.

 

 
Nước thải ô nhiễm chảy ra từ cống xả của Công ty TNHH sản xuất - thương mại và vận tải Trí Huệ /// Ảnh: Đức Huy
Nước thải ô nhiễm chảy ra từ cống xả của Công ty TNHH sản xuất – thương mại và vận tải Trí Huệ

ẢNH: ĐỨC HUY
Ngày 6.5, bà Lê Đào An Xuân, Phó giám đốc Sở TN-MT tỉnh Phú Yên cho biết, kết quả phân tích mẫu nước thải lấy tại vị trí xả thải của Công ty TNHH sản xuất – thương mại và vận tải Trí Huệ và Công ty TNHH thủy sản Trường Hải có chỉ số ô nhiễm vượt so với tiêu chuẩn cho phép.
Theo bà Xuân, kết quả phân tích là cơ sở để xử phạt hành chính đối với 2 doanh nghiệp này.
Phú Yên: Nước thải ô nhiễm từ các hồ nuôi tôm bức tử biển Phước Đồng - ảnh 1

Nước thải ô nhiễm từ hồ nuôi tôm của Công ty TNHH thủy sản Trường Hải xả trực tiếp ra biển thôn Phước Đồng

ẢNH: ĐỨC HUY

Như Thanh Niên đã phản ánh, sáng 18.4, người dân ở thôn Phước Đồng, xã An Hòa Hải, H.Tuy An (Phú Yên) phát hiện 2 doanh nghiệp đang xả thải trực tiếp ra môi trường.

Người dân sau đó đã điện báo cho cơ quan chức năng đề nghị cử cán bộ xuống hiện trường lấy mẫu nước thải của 2 doanh nghiệp này.

Ngay trong ngày 18.4, bà Lê Đào An Xuân, Phó giám đốc Sở TN-MT tỉnh Phú Yên đã cử cán bộ đến khu vực xả nước thải của 2 doanh nghiệp kể trên để lấy mẫu, gửi đi kiểm nghiệm.

NGuồn :https://thanhnien.vn/

Người nuôi tôm ‘treo ao’ chờ giá

Trước giá tôm xuống thấp gần đây, nhiều hộ dân ở tỉnh Bạc Liêu quyết định giãn vụ hoặc “treo ao” chờ giá.

ÔngTrần Út Em, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi cho biết, trước giá tôm xuống thấpnhiều tháng qua, gia đình quyết định “cắt lỗ’ bằng cách giãn vụ nuôi, “treoao”. Với diện tích 1,2ha, quy hoạch thành 7 ao nuôi theo mô hình thâm canh, bánthâm canh, nhưng với giá tôm xuống thấp, gia đình chỉ thả nuôi 4 ao, 3 ao cònlại bỏ trống. Ông Em cho biết thêm, mặc dù 4 ao đã thả nuôi nhưng cũng giãn vụra, thả lần lượt từng ao, cách nhau nhiều ngày nhằm tránh thu hoạch cùng lúc,đề phòng thương ái ép giá.

ÔngNgô Quốc Hùng, xã Long Điền Đông A, huyện Đông Hải chia sẻ, do vụ vừa rồi giábán tôm quá thấp, nên quyết định giãn vụ nuôi với hi vọng chờ giá tăng trở lại.Tuy nhiên, hiện tại giá tôm trên thị trường chưa có dấu hiệu phục hồi, ngườinuôi vô cùng lo lắng.

Theongười nuôi tôm tỉnh Bạc Liêu, ngoài diện tích nuôi tôm quảng canh được duy trì,thả nuôi điều độ, thì gần đây mô hình nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh, bánthâm canh đang bị “bóp” lại diện tích, bởi với giá tôm hiện tại không có lãicao. Hiện có khoảng 50% diện tích nuôi tôm theo mô hình trên đang “treo ao”hoặc chuyển sang nuôi tôm sú.

Theobáo cáo của ngành nông nghiệp Bạc Liêu, trên địa bàn còn khoảng 8.000ha nuôitôm thâm canh, siêu thâm canh, bán thâm canh đã cải tạo xong nhưng chưa thảnuôi. Trong khi giá tôm nguyên liệu giảm mạnh, nhưng giá vật tư, thức ăn, thuốcthủy sản không giảm, chi phí đầu tư nuôi 1 tấn tôm thẻ lên đến 65 triệu đồng.

Nhằmổn định sản xuất cho nghề nuôi tôm, tỉnh Bạc Liêu khuyến cáo người nuôi tôm hếtsức bình tĩnh; hạn chế sản xuất chạy theo phong trào và có kế hoạch sản xuấtphù hợp, chọn thời điểm nuôi hợp lý, đón đầu thị trường…

Nongnghiep.vn

 

 

Thái Thụy (Thái Bình): Nuôi thả vụ tôm xuân hè

Vụ xuân hè năm nay, huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình) nuôi thả hơn 1.057ha tôm nước lợ, trong đó 982ha nuôi tôm sú, còn lại là nuôi tôm thẻ chân trắng. Hiện nay, các hộ nuôi tôm ở huyện đã tập trung trung xuống giống nuôi thả vụ tôm mới.

Người dân xã Thái Thượng (Thái Thụy) mua giống tôm thẻ chân trắng về nuôi thả.

Thái Thượng là một trong những xã ven biển có vùng nuôi tôm lớn của huyện Thái Thụy với hơn 271ha, trong đó diện tích nuôi tôm sú theo hình thức quảng canh đạt hơn 230ha, còn lại 40ha nuôi tôm thẻ chân trắng theo hình thức công nghiệp. Ngay từ đầu năm, sau khi thu hoạch xong vụ tôm qua đông, nhiều hộ nuôi đã tháo cạn nước, vệ sinh thu gom rác, rong rêu, phơi khô đáy, sau đó rắc vôi bột cải tạo đáy, bờ ao để diệt khuẩn, diệt tạp và ổn định độ pH và chuẩn bị các điều kiện để nuôi thả vụ tôm mới.

Ông Vũ Văn Của, thôn Các Đông là một trong những hộ nuôi tôm công nghiệp tại xã Thái Thượng cho biết: Việc cải tạo ao nuôi rất quan trọng khi thực hiện nuôi tôm theo hình thức công nghiệp, vì vậy, ngay sau khi thu hoạch xong vụ tôm nuôi qua đông trong tháng 2, tôi đã tiến hành cải tạo ngay ao nuôi. Đến đầu tháng 4 tranh thủ thời tiết thuận lợi, tôi đã thực hiện lấy nước để lắng, gây màu, sau đó xuống hơn 1 triệu con tôm giống thẻ chân trắng để nuôi trên diện tích gần 1ha. Sau gần nửa tháng nuôi thả, hiện tôm đã cứng cáp, khỏe mạnh và sinh trưởng khá nhanh.

Hộ nuôi tôm công nghiệp ở Thái Thụy cải tạo ao đầm trước khi nuôi thả vụ mới.

Ông Phạm Văn Đồi, cán bộ thủy sản xã Thái Thượng cho biết: Tính đến ngày 22/4, toàn xã đã xuống giống nuôi thả được hơn 17 triệu con tôm sú và gần 30 triệu con tôm thẻ chân trắng. Trước khi bước vào vụ nuôi thả, xã đã tích cực đôn đốc, hướng dẫn hộ nuôi tôm thực hiện tốt việc cải tạo ao đầm; phối hợp chặt chẽ với ngành chức năng huyện, tỉnh thực hiện công tác quản lý chất lượng tôm giống tại các cơ sở sản xuất, ương dưỡng tôm giống trên địa bàn…

Theo ông Bùi Huy Tập, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện: Để vụ nuôi tôm xuân hè năm nay đạt hiệu quả, UBND huyện đã chỉ đạo các phòng, đơn vị liên quan, UBND các xã, thị trấn tăng cường đôn đốc, hướng dẫn hộ nuôi trồng thủy sản thực hiện tốt việc cải tạo ao đầm. Qua kiểm tra thực tế sản xuất cho thấy, các hộ nuôi trồng thủy sản, nhất là những hộ nuôi tôm đã cơ bản thực hiện tốt việc cải tạo và lấy nước vào ao, đầm nuôi để xử lý nước ao nuôi như khử trùng, gây màu nước chuẩn bị cho công tác thả giống. Ngành Nông nghiệp huyện đã tăng cường hướng dẫn, đôn đốc các hộ nuôi tôm xuống giống nuôi thả theo đúng kỹ thuật, thời vụ. Cụ thể, sau tiết Thanh minh, tranh thủ thời tiết thuận lợi, ổn định nhiệt độ trên 25oC hướng dẫn các hộ tập trung xuống giống từ ngày 10 – 25/4. Tính đến ngày 22/4, toàn huyện đã xuống giống thả được hơn 130 triệu con tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Trong đó, một số xã hiện đã nuôi thả được nhiều tôm giống như Thái Thượng 37 triệu con, Thụy Trường 20 triệu con, Thụy Hải 10 triệu con…

Để bảo đảm cho công tác thả giống và ngăn ngừa dịch bệnh trong quá trình nuôi thả vụ tôm xuân hè năm nay, UBND huyện Thái Thụy còn chỉ đạo ngành chức năng huyện, các xã, thị trấn tăng cường công tác quản lý các cơ sở có hoạt động sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản trên địa bàn huyện. Phối hợp với các ngành, đơn vị chức năng tỉnh tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản tại địa phương; kiểm soát các phương tiện vận chuyển giống thủy sản trên địa bàn quản lý; xử lý nghiêm phương tiện vận chuyển không có giấy chứng nhận kiểm dịch, thực hiện tiêu hủy giống thủy sản theo quy định của nhà nước… Đồng thời, yêu cầu tất cả các cơ sở sản xuất, ương dưỡng, kinh doanh giống thủy sản ký cam kết thực hiện nghiêm các quy định của các cấp, ngành, địa phương hướng dẫn về điều kiện, chất lượng giống thủy sản. Cam kết cung cấp giống thủy sản bảo đảm chất lượng theo quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng giống thủy sản do cơ sở của mình sản xuất, kinh doanh, ương dưỡng, vận chuyển trên địa bàn huyện.

Trần Tuấn – Báo Thái Bình

Xuất khẩu tôm hùm chật vật, người nuôi gặp khó

Thu mua tôm hùm ở TX Sông Cầu. Ảnh: ANH NGỌC

Từ đầu năm đến nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên một số lượng lớn tôm hùm nuôi đã đạt kích cỡ thu hoạch ở TX Sông Cầu (tỉnh Phú Yên) chưa tiêu thụ được. Hiện nay, việc giãn cách xã hội được nới lỏng, người nuôi tôm hùm kỳ vọng thị trường xuất khẩu tôm hùm thương phẩm sẽ hoạt động trở lại.

TX Sông Cầu đang quyết tâm sắp xếp lại các vùng nuôi, hướng đến vùng nuôi an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và truy xuất được nguồn gốc sản phẩm thủy sản nuôi…

Mong thị trường sôi động trở lại

Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nhiều mặt hàng nông sản không thể xuất khẩu được, trong đó có tôm hùm. Ông Nguyễn Văn Hoàng ở thôn Vịnh Hòa, xã Xuân Thịnh, cho biết: Gia đình tôi nuôi khoảng 4.000 con tôm hùm xanh tại vùng nuôi thuộc đầm Cù Mông, đến nay có khoảng 2/3 lượng tôm nuôi đã đến thời kỳ thu hoạch. Từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát trên thế giới, tôm hùm nuôi đến thời kỳ thu hoạch chủ yếu xuất bán nội địa với giá thấp hơn khoảng 200.000 đồng/kg so với năm trước. Mặc dù giá thấp (tôm hùm xanh khoảng 550.000-650.000 đồng/kg, tôm hùm bông khoảng 1,1-1,3 triệu đồng/kg) nhưng người nuôi tôm hùm ở đây vẫn phải bán vì kéo dài thời gian nuôi thì chi phí sẽ tăng cao, nhưng số lượng tiêu thụ không nhiều. Hiện nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 tạm ổn, chúng tôi mong thị trường tôm hùm sẽ bình ổn trở lại.

Theo ông Lê Minh Hoan, Chủ tịch UBND xã Xuân Thịnh, trên địa bàn xã có khoảng 17.000 lồng nuôi tôm hùm, chủ yếu là tôm hùm xanh. Từ đầu năm đến nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, việc xuất khẩu tôm hùm sang thị trường Trung Quốc bị tạm ngưng nên các thương lái chỉ thu mua với số lượng ít để tiêu thụ nội địa. Hiện nay, ở xã Xuân Thịnh có hơn 1/3 số lượng tôm nuôi đã đến thời kỳ thu hoạch nhưng chưa xuất bán được.

Còn ông Lê Hữu Nam, Phó Chủ tịch UBND phường Xuân Yên cho hay: Trên địa bàn phường có khoảng 390 hộ nuôi tôm hùm với số lượng khoảng 9.500 lồng. Đến thời điểm này, tôm hùm nuôi ở phường Xuân Yên đạt kích cỡ thương phẩm xuất bán khoảng 1/3 tổng lượng tôm nuôi trên địa bàn. Người nuôi tôm ở đây đang hy vọng việc mua bán tôm hùm thương phẩm sẽ sôi động trở lại, lượng tôm đến thời kỳ thu hoạch cũng sẽ được tiêu thụ…

Hướng đến vùng nuôi an toàn

Theo Phòng Kinh tế TX Sông Cầu, trên địa bàn thị xã có khoảng 1.365 hộ nuôi thủy sản bằng lồng bè, trong đó chủ yếu là nuôi tôm hùm với số lượng khoảng 70.000 lồng tôm hùm thịt và khoảng 4.450 lồng tôm hùm ương. Từ đầu năm đến nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên sản lượng thủy sản nuôi xuất bán, nhất là tôm hùm đến thời điểm này đã giảm nhiều so với các năm trước.

Ông Nguyễn Thái Hải Anh, Phó Trưởng Phòng Kinh tế TX Sông Cầu cho biết: Đối với lượng tôm đến thời kỳ thu hoạch nhưng chưa xuất bán được, người nuôi cần tiếp tục nuôi lưu giữ, chăm sóc tốt, bên cạnh đó cần theo dõi sát tình hình thị trường để xuất bán vào thời điểm thích hợp. Trong quá trình nuôi, người nuôi cần lưu ý thả nuôi đúng quy hoạch, có đăng ký, kê khai đầy đủ với cơ quan quản lý và áp dụng quy trình nuôi an toàn sinh học. Để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nuôi trồng cho nông dân, địa phương kiến nghị tỉnh có định hướng cụ thể, đồng thời các doanh nghiệp thu mua cần xúc tiến việc tìm kiếm thêm một số thị trường khác và thị trường nội địa nhằm giúp tiêu thụ sản phẩm của nông dân.

Hiện nay, số lượng lồng tôm hùm ương chỉ bằng khoảng 40% so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân là lượng tôm hùm giống nhập về địa phương rất ít bởi ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19. Đây cũng là một trong những vấn đề thuận lợi để địa phương giảm số lượng lồng nuôi, tổ chức sắp xếp các vùng nuôi theo quy hoạch. “Đến nay, UBND TX Sông Cầu đã ra quyết định thành lập 17 tổ cộng đồng nuôi trồng thủy sản với khoảng 370 thành viên tham gia. Công tác giao quyền sử dụng mặt nước nuôi trồng thủy sản đến nay đã giao cho 4 tổ thuộc phường Xuân Đài và xã Xuân Phương với 115 thành viên. Địa phương đang quy hoạch chi tiết các vùng nuôi và tiếp tục giao mặt nước để người dân nuôi trồng thủy sản ổn định”, ông Nguyễn Thái Hải Anh nói.

Ông Nguyễn Thái Hải Anh, Phó Trưởng Phòng Kinh tế TX Sông Cầu: Người dân cần phối hợp và chấp hành việc bố trí, sắp xếp của chính quyền địa phương để hướng đến vùng nuôi an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và truy xuất được nguồn gốc sản phẩm thủy sản nuôi để tham gia xuất khẩu theo đường chính ngạch.

ANH NGỌC – Báo Phú Yên

Vượt qua nỗi lo, nắm bắt thời cơ

Mặc dù các dự báo đều nghiêng về xu hướng thị trường tôm sẽ ngày càng tốt lên và những dấu hiệu về sự hồi phục của thị trường tôm đang ngày càng rõ nét hơn, nhưng các yếu tố rủi ro tiềm ẩn vẫn còn đó, nên doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu và người nuôi tôm vẫn cần có sự chung tay vượt qua khó khăn, nắm bắt thời cơ khi thị trường hồi phục.

Rõ nét nhất và mang lại niềm vui lớn nhất cho người nuôi tôm chính là giá tôm bắt đầu tăng trở lại từ đầu tháng 4 đến nay ở tất cả các kích cỡ. Một số doanh nghiệp tại Sóc Trăng khẳng định, họ đã có hợp đồng giao hàng từ nay cho đến hết quý II-2020. Một dấu hiệu hồi phục khác đó chính là thị trường Trung Quốc sau thời gian đóng cửa vì dịch Covid-19 đã bắt đầu nhập hàng trở lại. Điều này có thể nhận biết qua hoạt động của các doanh nghiệp chuyên chế biến tôm xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc thời gian gần đây trở nên nhộn nhịp hơn. Chính điều này đã làm cho giá tôm thẻ loại nhỏ (từ 100 – 250 con/kg) tăng trở lại, giúp những hộ nuôi không may buộc phải thu hoạch sớm chẳng những tránh được tình trạng thua lỗ mà còn có lãi để tiếp tục duy trì sản xuất vụ tiếp theo. Riêng những hộ nuôi tôm thẻ theo mô hình cấp cao, tôm nuôi đạt kích cỡ lớn (từ 20 – 30 con/kg) ngay thời điểm hiện tại cũng có mức lợi nhuận từ 70 – 80% vốn đầu tư, thậm chí còn cao hơn.

Các nhà máy chế biến, xuất khẩu và người nuôi tôm cần chung sức vượt qua khó khăn, nắm bắt thời cơ khi thị trường hồi phục.

Theo nhận định của các doanh nghiệp, nếu đến cuối quý II, tình hình dịch bệnh Covid-19 cơ bản được khống chế, kinh tế thế giới sẽ hồi phục nhanh, giúp tình hình tiêu thụ tôm mạnh hơn, kéo theo giá tôm sẽ được tăng thêm. Còn nếu tình hình dịch Covid-19 kéo dài hơn, làm cho nhu cầu thị trường giảm thì giá tôm cũng khó cơ hội giảm do nguồn cung chung trong nước và thế giới đều giảm. Nguyên nhân là do hầu hết các nước có nghề nuôi và chế biến tôm lớn như: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Ecuador… đều đang chịu tác động mạnh của dịch Covid-19, khiến sản xuất (kể cả nuôi và chế biến) bị đình trệ. Chỉ tính riêng 2 quốc gia lớn là Trung Quốc và Ấn Độ thì các dự báo đều cho thấy, sản lượng tôm năm nay sẽ giảm ít nhất cũng phải từ 20 – 30%. Trong khi đó, từ tháng 5 trở đi, đồng bằng sông Cửu Long chính thức bước vào mùa mưa, sẽ là điều kiện thuận lợi cho các vùng nuôi đẩy nhanh tiến độ thả giống. Nếu đảm bảo được diện tích thả giống và hạn chế thiệt hại, từ cuối tháng 7 trở đi, doanh nghiệp sẽ có đủ nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu.

Tuy giá tôm đã tăng trở lại, nguồn tôm nguyên liệu vẫn đang được tiêu thụ tốt, các doanh nghiệp vẫn đang thu mua, chế biến một cách bình thường, nhưng tất cả vẫn canh cánh bên mình nỗi lo cho sự bất ổn có thể xảy ra bất cứ lúc nào đối với ngành tôm. Điều đáng lo nhất đối với doanh nghiệp hiện nay chính là làm sao đảm bảo không để dịch Covid-19 lây nhiễm trong đội ngũ cán bộ, công nhân. Dịch Covid-19 cũng làm cho tiến độ giao hàng của các doanh nghiệp bị chậm lại và nếu diễn biến dịch bệnh kéo dài hơn dự kiến cũng sẽ tác động làm giảm sức tiêu thụ, gây xáo trộn không nhỏ đến kế hoạch và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo các doanh nghiệp, do ảnh hưởng nắng nóng, sự xuất hiện của bệnh đốm trắng, gan tụy trên tôm và tình hình dịch bệnh Covid-19 đã khiến tiến độ thả giống vựa tôm đồng bằng sông Cửu Long chậm lại so với cùng kỳ. Điều này tuy có cái lợi trước mắt là giá tôm được giữ vững và có phần tăng lên từ đầu tháng 4 đến nay, nhưng sẽ làm cho các nhà máy chế biến bị thiếu hụt nguyên liệu chí ít cũng trong 2 tháng 5 và 6. Đây cũng chính là mối lo của các doanh nghiệp, bởi nếu như kịch bản dịch Covid-19 được giải quyết sớm trong quý II, nhu cầu tôm thế giới tăng mạnh trở lại, cả doanh nghiệp và người nuôi tôm đều mất cơ hội có được giá tốt.

Cũng xuất phát từ nỗi lo dịch Covid-19 đã khiến người nuôi tôm thêm phần đắn đo trong quyết định thời điểm thả giống ở vụ nuôi mới này, khi giá tôm trong 3 tháng đầu năm cứ liên tục biến động theo diễn biến của dịch Covid-19. Mặt khác, thời tiết nắng nóng và độ mặn tăng quá cao cũng khiến cho việc thả nuôi thêm phần khó khăn, buộc họ phải thu hẹp diện tích thả nuôi để thăm dò, chờ thời điểm thuận lợi nhất mới gia tăng diện tích. Hiện nay, tuy giá tôm đã khá hấp dẫn nhưng người nuôi vẫn chưa mạnh dạn thả nhiều khi trước mắt họ là bệnh đốm trắng và gan tụy đang gây thiệt hại cho không ít diện tích đã thả nuôi.

Việc cả doanh nghiệp lẫn người nuôi đều lo lắng cho vụ tôm năm nay là điều có thể hiểu được, bởi trước mắt họ vẫn còn đó những rủi ro khó lường đến từ thời tiết, dịch bệnh và thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên, qua diễn biến ngành tôm trong 4 tháng đầu năm cùng những phân tích, dự báo trên có thể thấy cơ hội dành cho ngành tôm là không nhỏ, nếu tất cả biết cùng nhau vượt qua nỗi lo để nắm thời cơ.

Một điều rất dễ nhận thấy là ngay trong thời điểm nắng nóng gay gắt, độ mặn tăng cao phát sinh bệnh đốm trắng và gan tụy trên tôm, nhưng những trang trại nuôi tôm lớn, những nông hộ nuôi tôm theo mô hình công nghệ cao, dù thả giống sớm vẫn thu được kết quả rất khả quan. Còn đối với các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, ngoại trừ những doanh nghiệp có thị trường chính là Trung Quốc gặp khó khăn, còn lại hầu hết đều không bị tác động nhiều, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn tranh thủ được hợp đồng đảm bảo sản xuất từ nay đến hết quý II-2020.

Thời gian của vụ tôm nước lợ năm 2020 vẫn còn dài, những dấu hiệu thuận lợi cũng bắt đầu xuất hiện ngày một rõ ràng hơn, nên dẫu cho những kế hoạch ban đầu có đôi chút xáo trộn, nhưng nếu tất cả cùng bình tĩnh nhìn lại, đánh giá một cách khách quan, đúng đắn sẽ thấy bên cạnh những rủi ro là cả một cơ hội lớn luôn sẵn sàng dành cho những ai biết vượt qua nỗi sợ hãi và nắm bắt đúng thời cơ.

TÍCH CHU – Báo Sóc Trăng

Thị trường bớt căng, tăng lo nguyên liệu

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đang dần khởi sắc tại các thị trường trọng điểm, doanh nghiệp đang dồn sức để lấy lại đà tăng trưởng. Vậy nhưng, một nỗi lo lớn đang được doanh nghiệp cảnh báo, đó là vấn đề nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu trong vài tháng tới.

Đã thấy tín hiệu tích cực

Số liệu của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho thấy, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tháng 3/2020 đạt 629 triệu USD, tăng 25,5% so tháng 2, nhưng giảm so cùng kỳ năm 2019. Do vậy, trong quý I/2020, giá trị xuất khẩu giảm 9,73% khi chỉ đạt hơn 1,64 tỷ USD.

Theo đánh giá, quý I năm nay, xuất khẩu thủy sản giảm là do các thị trường lớn chịu tác động nặng nề của dịch COVID-19 khiến giao thương bị ngưng trệ; hệ thống nhà hàng, khách sạn buộc phải đóng cửa nên nhu cầu tiêu thụ giảm mạnh. Trong khi xuất khẩu sang Nhật Bản và Mỹ tăng trưởng ở mức thấp thì tại Trung Quốc, Hàn Quốc và EU, giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam lại giảm đáng kể. Sự sụt giảm tại các thị trường lớn khiến cho giá trị chung giảm theo.

Tuy nhiên, tình hình đang có sự cải thiện đáng kể, kim ngạch xuất khẩu tại một số thị trường đã khởi sắc trở lại và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thủy sản vốn là thế mạnh của Việt Nam đang dần tăng cao hơn. Đại diện ngành thủy sản cho rằng, trong những tháng tới, nhu cầu nhập khẩu cá tra và các sản phẩm thủy sản khác có thể sẽ dần ổn định.

 

Chủ lực trở lại

Sau thời gian dài ảm đạm, xuất khẩu tôm và cá tra đang có sự khởi sắc nhất định. Theo VASEP, mặc dù đại dịch COVID-19 vẫn hoành hành, tuy nhiên, trong những ngày khó khăn hiện nay, xuất khẩu cá tra đang thấy có những tín hiệu tốt lên từ một số thị trường lớn như Mỹ và Trung Quốc.

Ảnh minh họa

Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, nửa đầu tháng 3, giá trị xuất khẩu cá tra sang Mỹ tăng 18,8% so cùng kỳ năm 2019. Tính chung quý I/2020, giá trị xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ đạt 20,6 triệu USD, chiếm gần 19% giá trị xuất khẩu cá tra và tăng gần 67% so cùng kỳ năm 2019.

Tại Trung Quốc, ngay từ tháng 2, hoạt động xuất khẩu cá tra sang thị trường này đã tái khởi động. Tính riêng nửa đầu tháng 3, kim ngạch xuất cá tra sang Trung Quốc đạt gần 13 triệu USD, tăng 1 triệu USD so cả tháng trước đó và đang trên đà trở lại là nhà nhập khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam. Một số doanh nghiệp nhận định rằng, giá trị xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc trong các tháng tới có thể tăng 40 – 50%. Với thị trường EU, theo đánh giá của các doanh nghiệp, do dịch COVID-19 nên tình hình giao thương còn ảm đạm. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ hàng thủy sản tại các siêu thị có chiều hướng tăng trở lại, trong đó có cá tra.

Còn với con tôm, tình hình cũng dần tốt lên. Theo VASEP, xuất khẩu tôm Việt Nam 3 tháng đầu năm đạt 628,6 triệu USD, tăng 1,8% so cùng kỳ năm 2019. Khả quan nhất là tại thị trường Nhật Bản khi 3 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu tôm sang đây đạt gần 132 triệu USD, tăng 8,4% so quý I năm trước và là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam hiện nay. Tiếp đến là thị trường Mỹ, quý I/2020, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này đạt 115,5 triệu USD, tăng 18,2% so cùng kỳ; mức tăng trưởng tốt nhất trong các thị trường nhập khẩu tôm chính của Việt Nam.

Tuy nhiên, xuất khẩu tôm Việt Nam sang các thị trường lớn khác là EU, Hàn Quốc, Trung Quốc trong tháng 3 đầu năm nay vẫn giảm lần lượt 16%, 6,3% và 6,4% so cùng kỳ. Dù vậy, giám đốc một doanh nghiệp tôm tại Bình Thuận chia sẻ, trong vài tháng tới, nhu cầu tiêu thụ tôm sẽ tăng cao khi các nước kiểm soát tốt dịch bệnh và khôi phục các hoạt động sản xuất.

 

Nỗi lo nguyên liệu cho giai đoạn sau

Đại diện một doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cho rằng, khó khăn do dịch bệnh rất lớn, thế nhưng, đây cũng chỉ là tạm thời, khi các quốc gia khống chế tốt COVID-19 tình hình sẽ ổn định. Và như thế, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sẽ khởi sắc trở lại.

Tại Mỹ, hiện nay, tiêu thụ tôm ở phân khúc bán lẻ vẫn tốt do nhu cầu của người dân tăng lên, nhất là các sản phẩm chế biến sâu, giá trị gia tăng… Điều đáng nói, nguồn cung tôm chính cho Mỹ là Ấn Độ lại đang phải áp dụng biện pháp cao nhất để kiểm soát dịch bệnh COVID-19, điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất của Ấn Độ. Người nuôi tôm nước này gặp khó khăn về nguồn tôm giống trong khi đầu ra bị tắc, một số nhà máy chế biến hoạt động cầm chừng… được dự đoán sẽ ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu. Một cơ hội cho tôm Việt Nam chiếm lĩnh thị trường. Cùng đó, xuất khẩu cá tra cũng đang rất khả quan khi kết quả POR15 giảm khá mạnh, Mỹ công nhận tương đương về hệ thống quản lý, kiểm soát ATTP trên cá da trơn và nước này đang nới lỏng quy định dán nhãn cá tra, cá thịt trắng trong 60 ngày.

Cùng với việc tìm cách khôi phục tại thị trường truyền thống, doanh nghiệp Việt Nam cũng đang tích cực hướng đến các thị trường tiềm năng. Ở ASEAN, Singapore vừa qua đã đánh giá Việt Nam là một trong những thị trường trọng tâm giúp nước này bù đắp sự thiếu hụt hàng hóa, nhất là các sản phẩm nông sản, thủy sản… Hay thị trường Ấn Độ, với sản phẩm cá tra đang có lợi thế với sản phẩm fillet. Còn tại thị trường EU, Hiệp định EVFTA đã chính thức được Nghị viện châu Âu phê chuẩn, mở ra cơ hội mới cho cá tra Việt Nam, đặc biệt khi mức thuế của cá tra sẽ về 0% trong 3 năm tới.

Vậy nhưng để đón được các cơ hội này, một trong các điều kiện cần với các doanh nghiệp là nguồn nguyên liệu phải đảm bảo trong những tháng tới; bởi hiện nay, sự ngưng trệ của xuất khẩu đã khiến các doanh nghiệp gặp khó về kho dự trữ, dẫn tới bí đầu ra khiến giá bán giảm. Vài ngày qua, giá tôm nước lợ đã tăng nhẹ trở lại nhưng cá tra được thương lái thu mua với giá chưa tới 18.000 đồng/kg, trong khi giá thành thấp nhất là 21.000 đồng/kg, người nuôi thua lỗ nặng. Do đó, khả năng cao trong thời gian tới doanh nghiệp sẽ khó tìm nguyên liệu khi nông dân không còn vốn tái đầu tư.

Còn con tôm hiện cũng đang rơi cảnh “tiến thoái lưỡng nan”. Do ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn, người dân đang thận trọng trong sản xuất. Hơn nữa, họ cũng đang chật vật đối phó với dịch bệnh trên tôm, nhất là bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp. Nếu không khống chế tốt những điểm này sẽ rất dễ xảy ra thiếu hụt nguyên liệu tôm khi thị trường hồi phục.

>> Một chuyên gia cho rằng, dịch COVID-19 là cơ hội để ngành thủy sản tái cơ cấu lại sản xuất và thị trường; đồng thời cũng là liều thuốc thử với các doanh nghiệp, buộc họ phải đa dạng hóa thị trường, tránh “bỏ trứng vào một giỏ”.

Phan Thảo – http://www.thuysanvietnam.com.vn/

Xuất khẩu thủy sản có thể tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi COVID-19

Tôm sú đông lạnh
Xuất khẩu thủy sản có thể tiếp tục gặp khó trong tháng 5/2020

Cục Xuất nhập khẩu dự báo xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong tháng 5/2020 sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng từ dịch COVID-19, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng sẽ thấp hơn trong tháng 4 khi nhiều nước bắt đầu nới lỏng phong tỏa.

Theo ước tính của Cục Xuất nhập khẩu, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tháng 4 đạt 150 nghìn tấn, trị giá 600 triệu USD, tăng 1% về lượng, nhưng giảm 5% về trị giá so với cùng kì năm 2019.

Tính chung 4 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu thủy sản đạt 553,1 nghìn tấn, trị giá 2,215 tỉ USD, giảm 3,4% về lượng và giảm 8,5% về trị giá so với cùng kì năm 2019.

Dự báo, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong tháng 5/2020 sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng từ dịch COVID-19, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng sẽ thấp hơn trong tháng 4 khi nhiều nước bắt đầu nới lỏng phong tỏa.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) cho rằng diễn biến dịch bệnh COVID-19 còn đang rất phức tạp tại các nước trên thế giới, do vậy, trong vài tháng tới, tình hình xuất khẩu chắc chắn tiếp tục bị tác động giảm.

Doanh nghiệp chưa thể thoát khỏi tình trạng bị sụt giảm, hoãn/hủy đơn hàng, vận tải hàng hóa khó khăn, việc thanh toán cũng không thuận lợi.

Xuất khẩu thủy sản trong tháng 4 và cả quý II sẽ chưa thể hồi phục vì một số thị trường vẫn bị ảnh hưởng mạnh bởi dịch covid, nhất là thị trường EU.

Xuất khẩu sang Trung Quốc cũng chưa thể hồi phục được như trước thời điểm có dịch. Các nước ở tâm điểm dịch có thể sẽ nới lỏng phong tỏa, nhưng việc giao dịch chưa thể thông suốt và hồi phục ngay.

VASEP dự báo xuất khẩu thủy sản quý II sẽ tiếp tục giảm nhẹ 5% so với cùng kỳ năm ngoái đạt 2,0 tỷ USD, sau đó sẽ hồi phục dần vào quý III và quý IV, kết quả cả năm 2020 sẽ đạt 8,26-8,30 tỷ USD, giảm 3,8% so với năm 2019.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu thủy sản tháng 3/2020 đạt 157,5 nghìn tấn với trị giá 629 triệu USD, giảm 1,9% về lượng và giảm 7,7% về trị giá so với cùng kì năm 2019. Như vậy, tháng 3/2020 tốc độ giảm xuất khẩu thuỷ sản đã chậm lại so với 2 tháng đầu năm 2020.

Tính chung 3 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 403,1 nghìn tấn với trị giá 1,61 tỉ USD, giảm 4,9% về lượng và 9,7% về trị giá so với cùng kì năm 2019.

Tháng 3/2020, trong khi xuất khẩu theo lượng của hầu hết các mặt hàng thủy sản chính giảm so với tháng 3/2019 thì xuất khẩu tôm và cá đông lạnh lại tăng.

Tính chung 3 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu hầu hết các mặt hàng thủy sản chính đều giảm so với cùng kì năm 2019, trừ tôm, cá đông lạnh, cua, ghẹ và ruốc.

Tuần kết thúc ngày 23/4, giá cá tra nguyên liệu tại An Giang ổn định so với tuần trước đó, nhưng giảm 400 – 700 đồng/kg so với đầu tháng và giảm 8.900 – 9.500 đồng/kg so với cùng kì năm 2019.

Tuần kết thúc ngày 23/4, giá tôm sú nguyên liệu tại Cà Mau ổn định so với tuần trước đó, nhưng giảm khoảng 10.000 đồng/kg so với tuần kết thúc ngày 2/4; giá tôm thẻ chân trắng giảm 3.000 – 6.000 đồng/kg.

Các công ty kinh doanh tôm hàng đầu Việt Nam lo ngại có thể xảy ra tình trạng thiếu tôm nguyên liệu trong nửa cuối năm 2020 do người dân trì hoãn việc thả giống vì lo sợ đại dịch Covid-19 ảnh hưởng tới xuất khẩu.

Tại Sóc Trăng, tỉnh có năng suất nuôi tôm cao nhất Việt Nam, tính đến nay thả giống được 6.000 ha, chỉ chiếm 24% tổng diện tích 25.000 ha.

H.Mĩ Kinh tế & Tiêu dùng