Bạn tìm thông tin gì?

Blog

Indonesia sẽ trở thành nước sản xuất tôm thẻ lớn nhất thế giới

Tôm thẻ chân trắng
Idonesia sẽ tăng sản lượng tôm thẻ.

Bộ trưởng Biển và Nghề cá Indonesia (KKP), ông Sakti Wahyu Trenggono đặt mục tiêu đưa quốc gia này trở thành nhà sản xuất tôm thẻ chân trắng lớn nhất thế giới.

Bộ trưởng Biển và Nghề cá Indonesia (KKP), ông Sakti Wahyu Trenggono đặt mục tiêu đưa quốc gia này trở thành nhà sản xuất tôm thẻ chân trắng lớn nhất thế giới bằng cách tăng sản lượng từ mức dưới 1 triệu tấn/năm hiện nay lên mức 16 triệu tấn/năm.

Theo hãng thông tấn chính thức Antara, để đạt được mục tiêu tham vọng nói trên, Indonesia  phải bắt đầu phát triển các ao nuôi tôm mới với tổng diện tích 200.000 ha từ nay đến năm 2024. Hiện sản lượng tôm thẻ chân trắng của Indonesia chưa tới một triệu tấn/năm, thấp hơn Trung Quốc, Ecuador, Việt Nam và Ấn Độ.

Bộ trưởng Trenggono nhấn mạnh: “Nếu chúng ta thành công trong việc phát triển 200.000 ha ao nuôi tôm. Theo phân tích kinh tế, với hai chu kỳ thu hoạch đạt tổng sản lượng 80 tấn/ha mỗi năm, nó có thể tạo ra gần 1.200.000 tỷ rupiah”.

Ông Trenggono cho biết mục tiêu phát triển 200.000 ha ao nuôi tôm không chỉ nhằm đưa Indonesia trở thành nhà sản xuất tôm hàng đầu trên toàn thế giới mà còn nhằm xây dựng một hệ thống phòng thủ vững chắc để bảo vệ tài nguyên biển quốc gia. Ngoài việc phát triển các ao mới, Bộ trưởng Trenggono tiết lộ rằng KKP cũng sẽ xây dựng các làng nuôi trồng thủy sản tại một số khu vực nhằm thúc đẩy kinh tế địa phương.

Ông Trenggono khẳng định hai hoạt động trên là chương trình chủ đạo của KKP, phù hợp với chính sách phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững. Bộ này cũng đặt mục tiêu nâng cao năng suất nuôi trồng thủy sản từ mức mục tiêu 18,44 triệu tấn năm 2020 lên 19,47 triệu tấn vào năm 2021.

Trong khi đó, Tổng cục trưởng Nuôi trồng thủy sản thuộc KKP, ông Slamet Soebjakto cho biết cơ quan này đã đặt ra các mục tiêu và đưa ra các chương trình ưu tiên nhằm tăng năng suất nuôi trồng thủy sản vào năm 2021.

Theo ông Soebjakto, mục tiêu sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2021 bao gồm 7,92 triệu tấn thủy sản và 11,55 triệu tấn rong biển. Ngoài ra, KKP cũng đặt mục tiêu tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương nhằm thúc đẩy sản xuất cá cảnh.

Hữu Chiến TTXVN

So sánh hiệu quả của các dạng máy tạo khí ao tôm

Quạt nước ao nuôi tôm.
Quạt nước là thiết bị thông dụng trong nuôi tôm tôm canh.

Trong nuôi tôm việc lựa chọn máy tạo khí phù hợp là rất quan trọng để đảm bảo năng suất và lợi nhuận của vụ nuôi. Một nghiên cứu mới đây của M.Jayanthi và cộng sự 2020 đã so sánh hiệu quả của các thiết bị tạo khí khác nhau trong nuôi tôm thâm canh.

Thiết bị tạo khí trong nuôi tôm thâm canh

Nuôi tôm mật độ cao cần nhiều oxy hơn so với nuôi tôm mật độ thưa như mô hình nuôi quảng canh. Sục khí là yêu cầu bắt buộc để duy trì mức oxy mong muốn trong ao nuôi tôm. Nếu không, nước ao có thể trở nên thiếu oxy hoặc thậm chí cạn kiệt oxy, đặc biệt là vào ban đêm, do sự phân hủy các chất hữu cơ tích lũy và sự hô hấp của các sinh vật. Do đó, oxy hòa tan (DO) là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc đảm bảo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tôm nuôi.

Sục khí cơ học là phương pháp phổ biến để ngăn ngừa suy giảm hàm lượng oxy hòa tan trong các ao nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh. Máy sục khí cơ học sử dụng các lực cơ học (thường thấy là quạt nước nuôi tôm) để làm nước văng tung tóe vào không khí từ đó gia tăng diện tích tiếp xúc giữa nước và không khí làm khuếch tán oxy từ không khí vào nước. Quạt nước nuôi tôm được sử dụng khá phổ biến bởi vừa có chức năng cung cấp oxy vừa khuấy đảo lưu thông nước, giúp giảm sự phân tầng trong nước ao đảm bảo cân bằng nhiệt độ, độ mặn, oxy ở lớp nước mặt và lớp nước dưới.

Độ mặn là một trong những yếu tố sinh học quan trọng nhất trong nuôi tôm, vì mỗi loài chỉ tăng trưởng tối ưu trong một phạm vi độ mặn nhất định. Hơn nữa, hiệu quả của các thiết bị sục khí sẽ khác nhau ở các độ mặn khác nhau. Khả năng của các máy sục khí ở các độ mặn khác nhau cần được nghiên cứu để giảm chi phí sản xuất và sử dụng năng lượng. Có nhiều loại thiết bị sục được giới thiệu thích hợp cho nuôi tôm nhưng chưa có sự so sánh hiệu quả của chúng trong mô hình tuần hoàn nước. 

Các nhà nghiên cứu đã đánh giá hiệu quả của các hệ thống sục khí khác nhau được sử dụng để sục khí trong ao nuôi thủy sản về tỷ lệ truyền oxy tiêu chuẩn (SOTR) và hiệu quả sục khí tiêu chuẩn (SAE). SOTR biểu thị khối lượng oxy mà thiết bị có thể đưa vào một khối nước trong một đơn vị thời gian ở điều kiện tiêu chuẩn. Còn SAE là SOTR trên một đơn vị công suất do đó SAE được dùng để so sánh các loại máy sục khí nuôi tôm.

Các loại thiết bị tạo khí trong nuôi tôm


Hình 1: Máy sục khí hút 1 chiều (số 1), máy hút 4 chiều (số 2) và máy bơm tăng sóng (số 3), máy sục khí dạng bánh xe quạt nước cải tiến (số 4) được kiểm tra hiệu quả và so sánh với máy sục khí dạng bánh xe quạt nước (số 5) được sử dụng phổ biến nhất trong nuôi tôm thẻ chân trắng.

Máy sục khí hút một chiều được đặt tên là máy sục khí Venturi Jet (VENJA) và máy hút bốn chiều có tên là máy sục khí Scorpion Jet (SCOJA) của hãng Unolex aquatech, Ấn Độ có cánh quạt và buồng chân không hút không khí và phân tán dưới dạng bọt khí theo hướng đã chọn. VENJA cung cấp không khí theo một hướng trong khi SCOJA cung cấp không khí theo bốn hướng trong nước ao.

Sục khí Venturi hoạt động theo cơ chế giảm áp lực chất lỏng khi một dòng chất lỏng thông qua một phần thắt (cổ họng hoặc sặc) của một ống sẽ có đồng thời sự kết hợp lượng hút khí từ bên ngoài trộn vào chất lỏng đó tạo thành một chất lỏng hỗn hợp oxy mịn và đều.


Hình 2:Máy sục khí dạng hút không khí một chiều. Ảnh: Internet


Hình 3: Máy sục khí dạng bánh xe quạt nước cải tiến (MOPWA) có một trục cánh quạt duy nhất với các cánh quạt được bố trí dọc theo trục để bắn nước vào không khí và trộn oxy từ không khí vào nước ao. Ảnh: Internet


Hình 4: Máy sục khí đẩy sóng dụng cánh quạt để gia tăng lượng oxy hòa tan trong nước.

So sánh hiệu quả của các thiết bị sục khí 

Sục khí kiểu bánh xe quạt nước cải tiến có hiệu suất sục khí trung bình cao nhất là 2,018 kg O2/kWh ở độ mặn 35‰, tiếp theo là bánh xe quạt nước với 1,434 kg O2/kWh ở độ mặn 20‰ của nước. So với điều này, máy Scorpion và máy tăng song Wavesurge cho thấy hiệu suất sục khí 0,667 và 0,412 kg O2/kWh ở độ mặn nước 20 và 35‰. Hiệu suất của máy sục khí tốt hơn ở độ mặn nước trung bình (20 và 35‰) so với nước có độ mặn thấp (5‰) hoặc cao (50‰). Ngoài việc sục khí, máy sục khí bánh xe quạt nước có tốc độ lưu thông nước tối đa 3 ft/giây và khoảng cách bao phủ là 24 m.

Nghiên cứu này đã kết luận rằng máy sục khí kiểu bánh xe quạt nước hoạt động tốt hơn (về mặt truyền oxy và lưu thông nước) so với ba loại máy sục khí còn lại. Tốc độ truyền oxy của các thiết bị sục khí ở độ mặn trung bình cao hơn so với các ở môi trường nước có độ mặn thấp hoặc cao, điều này cho thấy kích thước của các thiết bị sục khí để nuôi tôm phải thay đổi theo độ mặn của nước. 

Việc lựa chọn chính xác các thiết bị sục khí và số lượng của chúng có thể làm giảm chi phí sản xuất tôm và cũng tiết kiệm năng lượng điện. Sục khí tiêu thụ năng lượng tối đa trong các trang trại nuôi tôm, tức là 90–95% năng lượng điện là sử dụng cho nuôi tôm ở Ấn Độ và khoảng 80% ở Úc. Ngoài ra chi phí điện chiếm hơn 10% chi phí đầu tư cho vụ nuôi tôm. Do đó việc tối ưu hóa việc sử dụng các thiết bị sục khí sẽ giúp tiết kiệm đáng kể chi phí sản xuất và năng lượng. Kết quả của nghiên cứu này gợi ý cho việc lựa chọn máy sục khí phù hợp với các môi trường độ mặn khác nhau có thể góp phần đảm bảo hiệu quả và tối đa hóa lợi nhuận cho người nuôi tôm.

Lệ Thủy – https://tepbac.com/

Khả năng sinh sản của tôm thẻ bố mẹ nuôi trong ao và bể

Tôm thẻ bố mẹ
Nghiên cứu so sánh khả năng sinh sản của tôm thẻ bố mẹ khi nuôi trong ao đất và trong bể tuần hoàn.

Một nghiên cứu mới đây so sánh sự khác biệt về hiệu suất sinh sản của tôm thẻ chân trắng bố mẹ đã thuần hóa được nuôi trong bể tuần hoàn với trong ao đất và cung cấp những gợi ý để tối ưu hóa chiến lược nhân giống.

Hiện nay, việc nuôi tôm thẻ chân trắng trên khắp thế giới hầu hết phụ thuộc vào các dòng tôm đã được thuần hóa. Đối với các chương trình nhân giống và trại giống tôm, các thông số quan trọng để xác định chất lượng sinh sản của tôm cái bao gồm; số lượng trứng mỗi lần đẻ (NE), số lượng nauplii mỗi lần đẻ (NN), tỷ lệ nở của trứng (HR), tỷ lệ tôm cái trong quần thể tôm bố mẹ đẻ mỗi đêm (điều này cũng tương đương với tần suất đẻ trứng của tôm cái, SF) và tổng số nauplii được tạo ra.

Năng suất sinh sản của tôm cái ở họ tôm he penaeids có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố: Thành phần di truyền, tình trạng sức khỏe của tôm, tình trạng dinh dưỡng và các yếu tố môi trường nước nuôi. Các hệ thống nuôi trong bể tuần hoàn (RT) được quản lý tốt sẽ cung cấp một môi trường nước chất lượng ổn định với các điều kiện an toàn sinh học cao giúp giảm tỷ lệ tử vong và ô nhiễm nước. Vì những lý do này, đây được xem là một hệ thống nuôi lý tưởng trong các chương trình cải thiện di truyền và sản xuất tôm bố mẹ trưởng thành, không có mầm bệnh (SPF) cụ thể.

Bài báo này được điều chỉnh và tóm tắt từ ấn phẩm gốc của Ren S. và cộng sự năm 2020 về một nghiên cứu nuôi tôm thẻ L. vannamei bố mẹ trong hai điều kiện nuôi – ao đất (EP) và bể tuần hoàn (RT).

Sinh sản của tôm thẻ bố mẹ khi nuôi trong ao đất và trong bể

Tôm thẻ  L. vannamei nauplii được sử dụng trong nghiên cứu này đến từ một cá thể sinh sản trong một đêm duy nhất của trại giống thương mại (Wanning, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc). Sau giai đoạn nuôi ấu trùng và giai đoạn ương, hậu ấu trùng (giai đoạn PL10) được chọn ngẫu nhiên và chuyển sang ao đất (EP) hoặc hệ thống bể nuôi tuần hoàn(RT) để nghiên cứu.

Một số tôm được thả vào ao đất 0,8 ha (EP) tại một trang trại nuôi tôm thương mại ở Wanning, Hải Nam. Ban đầu, tôm giống được thả với mật độ 25 con/m2 (200.000 con tôm giống mỗi ao) và được cho ăn với chế độ ăn thương mại, 40% protein thô. Khẩu phần thức ăn trong 5 tháng nuôi ban đầu ở mức khoảng 10% sinh khối tôm, sau đó giảm dần xuống còn khoảng 2% sinh khối tôm. Số tôm giống khác được thả trong bể tròn (đường kính 3,5 mét; sâu 0,9 mét; sâu 0,5 mét), bể tuần hoàn bằng sợi polypropylene (RT) với hệ thống nuôi tuần hoàn.

Sau 8 tháng nuôi trong hệ thống EP và RT, tôm bố mẹ trưởng thành được thu thập ngẫu nhiên và chuyển đến trại giống để thích nghi trong bốn bể nuôi rộng 10m2, nơi con đực và con cái được nuôi riêng biệt với tỷ lệ thả 8 con/m2.

Tôm cái được gắn các vòng mắt silicon được đánh số riêng để xác định nguồn gốc và sau đó được nuôi chung trong hai bể. Lúc 10 tháng tuổi, những con cái nghiên cứu bị cắt bỏ cuống mắt một bên. Các thông số sinh sản của tôm cái ở cả hai điều kiện nuôi RT và EP được thu thập một tháng sau khi cắt bỏ cuống mắt và dữ liệu được ghi lại trong 30 ngày. Những con cái có buồng trứng trưởng thành (giai đoạn IV) được thu thập hàng ngày và chuyển sang bể chứa những con đực trưởng thành. Những con cái giao phối thành công được đặt vào các bể 500 lít với nhiệt độ nước 28 ± 0,5oC và độ mặn từ 32 – 36 ppt. Sau một vài giờ, tất cả tôm cái trong bể sinh sản được đưa trở lại bể nuôi của chúng, và trứng đã đẻ được thu thập và ấp. 

Đánh giá hiệu suất sinh sản của tôm 

Nghiên cứu cho thấy các kết quả tôm nuôi trong cả 2 môi trường rất giống nhau với các thông số: Số lượng trứng mỗi lần đẻ (NE), số trứng trên mỗi lần đẻ (NN), tỷ lệ nở của trứng (HR). Tuy nhiên, đối với tần số đẻ trứng của tôm cái (SF) nuôi trong ao đất (EP) cao hơn đáng kể so với trong bể (RT).

Một kết quả quan trọng trong nghiên cứu cho thấy sự khác biệt đáng kể về tần suất đẻ trứng của tôm cái trong môi trường ao đất (EP) cao hơn trong điều kiện nuôi bể tuần hoàn (RT). Kết quả này cũng phù hợp với quan sát của một số kỹ thuật viên trại giống ở Trung Quốc, những người báo cáo rằng đàn tôm bố mẹ được nuôi trong ao đất EP dễ trưởng thành hơn và cho thấy tỷ lệ giao phối mỗi đêm cao hơn các tôm bố mẹ cái không có mầm bệnh cụ thể khác khi được nuôi trong điều kiện bể tuần hoàn.

Cải thiện tỷ lệ đẻ trong một quần thể tôm bố mẹ đã được công nhận là yếu tố then chốt để tối ưu hóa sản xuất nauplii ở các loài tôm he. Trong nghiên cứu này và trong một thử nghiệm kéo dài một tháng, 1/3 số tôm cái được nuôi bằng hệ thống bể tuần hoàn RT không sinh sản và 1/3 chỉ sinh sản một lần duy nhất (Hình. 1A). Ngược lại, những con cái được nuôi trong hệ thống ao đất EP cho thấy SF cao hơn đáng kể so với quan sát trong điều trị RT, với chỉ 20% không sinh sản và gần 40% sinh sản ba lần hoặc hơn (Hình 1B). Kết quả này tương tự với các báo cáo từ trại giống L. vannamei nauplii thương mại ở Mexico.


Biểu đồ hình tròn cho thấy số lượng sinh sản của A (101 con tôm thẻ chân trắng L. vannamei bố mẹ nuôi trong bể tuần hoàn RT); và B (45 con cái nuôi trong ao đất EP), trong một tháng thử nghiệm.

Tối ưu hóa chiến lược nhân giống tôm thẻ chân trắng bố mẹ

Kích thước cơ thể tôm cái tác động của đến khả năng sinh sản và đây cũng là tiêu chí chính được sử dụng rộng rãi để chọn tôm bố mẹ trong các trại sản xuất tôm giống. Trong nghiên cứu, việc kiểm tra mối quan hệ giữa các thông số sinh sản và kích thước cơ thể tôm cái cho thấy rằng kích thước cơ thể có ảnh hưởng đáng kể đến năng suất sinh sản đối với các tính trạng: Số lượng trứng mỗi lần đẻ, số lượng nauplii mỗi lần đẻ, tần suất đẻ trứng của tôm cái và sức sinh sản tương đối.

Xu hướng của những con tôm có kích thước lớn trong cả môi trường nuôi EP và RT trong nghiên cứu của này là tạo ra NE hoặc NN cao hơn những con tôm cái có kích thước nhỏ hơn. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây trên các loài tôm he khác, nơi năng suất sinh sản (NE) có tỉ lệ thuận với kích thước cá thể đẻ trứng.

Kích thước tối thiểu của tôm cái không mang mầm bệnh cụ thể (SPF) trưởng thành hiện được cung cấp cho nông dân ở Trung Quốc dao động từ 35 – 45 gram. Những con tôm nặng 30-45 gam có thể được sử dụng để sản xuất nauplii trong trại giống, mặc dù một số nhà chăn nuôi đã khuyên nên sử dụng những con cái lớn hơn đến 45 gam vì chúng có thể sinh sản tốt hơn.

Kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng không có sự khác biệt đáng kể nào đối với phần lớn các đặc điểm năng suất sinh sản giữa tôm cái L. vannamei được nuôi trong bể tuần hoàn RT và môi trường ao đất EP. Tuy nhiên, những con cái trong ao đất EP tạo ra nhiều nauplii trên mỗi cá thể hơn so với những con cái được nuôi trong bể tuần hoàn RT và điều này dẫn đến tỷ lệ SF cao hơn đáng kể. 

Do đó, việc sản xuất nauplii trong các trại giống có thể được tối ưu hóa bằng cách sử dụng các chiến lược khác nhau liên quan đến việc lựa chọn kích thước cơ thể tôm cái. Khi sử dụng đàn giống được nuôi bằng hệ thống bể tuần hoàn (RT) thì việc chọn những con cái có kích thước cơ thể lớn hơn sẽ dẫn đến lượng nauplii cao hơn; trong khi đối với những người nuôi quy mô nhỏ sử dụng đàn tôm nuôi trong ao đất EP, việc sử dụng tôm bố mẹ cái ở loại cỡ trung bình sẽ tối đa hóa sản lượng nauplii.

Reproductive performance of L. vannamei broodstock reared in ponds and tanks by Shengjie Ren, Ph.D. Peter B. Mather, Ph.D. Binguo Tang, David A. Hurwood, Ph.D.

Lệ Thủy – https://tepbac.com/

Tần suất bổ sung carbohydrate có quan trọng không?

Tôm thẻ chân trắng
Bổ sung carbohydrate tần suất thế nào để vừa hiệu quả vừa tiết kiệm?

Ảnh hưởng của tần suất bổ sung carbohydrate trong nuôi tôm thẻ công nghệ biofloc.

Công nghệ biofloc (BFT) như một giải pháp tiềm năng để cải thiện tính bền vững của ngành nuôi trồng thủy sản. Trong công nghệ này, carbon được thêm vào thông qua việc bổ sung carbohydrate hữu cơ để cung cấp năng lượng cho quá trình đồng hóa các hợp chất nitơ thành sinh khối vi sinh vật. Điều này làm giảm nồng độ amoniac, nhu cầu thay nước và tăng biofloc có thể dùng làm thức ăn tự nhiên cho vật nuôi. 

Bằng cách chia nhỏ liều lượng carbohydrate (CHO) hàng ngày để lượng carbon hữu cơ đi vào hệ thống biofloc mỗi lần sẽ ít hơn, điều này có thể giúp giảm sự dao động của oxy. Vì carbon hữu cơ chủ yếu được tiêu thụ bởi vi khuẩn dị dưỡng, việc bổ sung carbohydrate thường xuyên sẽ thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn dị dưỡng hơn vi khuẩn tự dưỡng và giúp giảm sự dao động về pH và độ kiềm. Tuy nhiên, việc bổ sung carbohydrate thường xuyên hơn cũng sẽ làm tăng chi phí lao động, do đó có thể làm giảm hiệu quả của việc áp dụng công nghệ nuôi tôm thẻ biofloc. 

Thử nghiệm bao gồm 3 nhóm nghiệm thức với 3 tần suất bổ sung carbohydrate và nhóm đối chứng:

• CHO 0: Đối chứng không bổ sung carbohydrate

• CHO 1: Bổ sung một ngày một lần, sau cữ cho ăn giữa ngày

• CHO 3: Bổ sung một ngày 3 lần sau mỗi lần cho ăn 

• CHO 6: Bổ sung một ngày 6 lần, trước và sau mỗi lần cho ăn 

Ảnh hưởng đến các thông số tăng trưởng tôm thẻ

Việc bổ sung carbohydrate làm tăng đáng kể trọng lượng cuối cùng của tôm (nhưng tương tự nhau giữa các tần số bổ sung carbohydrate) và cải thiện về tốc độ tăng trưởng đặc biệt (SGR) so với đối chứng. Không có sự khác biệt nào về tỷ lệ sống và FCR khi bổ sung carbohydrate, trái ngược với nghiên cứu của Gao et al. (2012) và Panigrahi et al. (2019) vì đã quan sát thấy sự cải thiện khả năng sống sót và FCR khi bổ sung carbohydrate. 

Ảnh hưởng đến chất lượng nước 

Kết quả nghiên cứu cho thấy nồng độ chlorophylla (Chla) cao hơn ở nhóm đối chứng, đạt mức cao nhất 337µg/L sau một tuần và tương đối ổn định cho đến khi kết thúc thử nghiệm, trong khi nồng độ chất rắn lơ lửng dễ bay hơi (VSS) và tổng carbon (TC) cao hơn đáng kể ở nghiệm thức có bổ sung carbohydrate. Nồng độ VSS tăng qua các tuần ở tất cả các nhóm nghiệm thức, đạt mức cao nhất 198mg/L vào cuối thí nghiệm. Tăng tần suất bổ sung carbohydrate từ 1 đến 6 lần mỗi ngày cho thấy không ảnh hưởng đến VSS và nồng độ Chla cũng tương tự nhau ở các nhóm nghiệm thức.

Trong khi tổng lượng nitơ amoniac là tương tự nhau giữa các nghiệm thức và nhóm đối chứng, thì nồng độ nitơ trong nitrit và nitrat thấp hơn đáng kể ở các nhóm được bổ sung carbohydrate, đặc biệt là với tần suất carbohydrate một lần mỗi ngày, cho thấy một cộng đồng vi khuẩn hoạt động tích cực hơn trong các nghiệm thức này. Bên cạnh đó, VSS cao hơn đáng kể được tìm thấy trong nghiệm thức bổ sung carbohydrate gợi ý hàm lượng vi khuẩn trong biofloc dồi dào hơn so với biofloc ở nghiệm thức CHO 0. Việc bổ sung carbohydrate đã ngăn chặn việc sản xuất nitrit, cải thiện chất lượng nước trong nghiên cứu này. 

Trong các ao nuôi tôm nơi lượng carbon hữu cơ hòa tan thấp, vi tảo chiếm ưu thế. Trong khi đó, vi khuẩn tự dưỡng phát triển mạnh khi có nhiều amoniac và ít cacbon hữu cơ. Trong hệ thống biofloc có bổ sung carbohydrate, vi khuẩn dị dưỡng trở nên trội hơn vi khuẩn tự dưỡng do tốc độ phát triển nhanh hơn và sử dụng chất dinh dưỡng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc chia nhỏ liều lượng carbohydrate hàng ngày thành 1 đến 3 hoặc 6 lần bổ sung mỗi ngày, điều này có thể đảm bảo nguồn năng lượng liên tục cho sự phát triển của vi khuẩn nhưng không thấy tác dụng có lợi đối với năng suất của tôm và sự tăng trưởng biofloc. Do đó, nên bổ sung carbohydrate tần suất một lần mỗi ngày để tôm đạt hiệu quả tốt và tiết kiệm chi phí lao động.

Hiệu quả lưu giữ chất dinh dưỡng 

Hiệu quả lưu giữ chất dinh dưỡng từ thức ăn chiếm hơn 50% chi phí sản xuất trong nuôi tôm. Vì vậy, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn là một trong những cách giúp hoạt động nuôi trồng thủy sản có lãi. Điều này có thể đạt được bằng cách sử dụng hệ thống biofloc để tôm sử dụng thức ăn hiệu quả hơn và giữ lại nhiều nitơ hơn do ăn thức ăn tự nhiên biofloc. 

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm đối chứng có khả năng giữ lại cacbon (% đầu vào) cao hơn đáng kể trong tôm, biofloc, nước và thất thoát cacbon thấp hơn đáng kể so với các nghiệm thức khác. Còn các tần suất bổ sung carbohydrate khác nhau cho thấy ảnh hưởng tương tự đến hiệu quả lưu giữ cacbon. Nhưng đến cuối thí nghiệm cho thấy việc bổ sung carbohydrate một lần mỗi ngày dẫn đến khả năng giữ lại carbon cao hơn trong tôm và giảm lượng carbon thất thoát so với việc bổ sung 3 hoặc 6 lần mỗi ngày.

Bất kể tần suất bổ sung carbohydrate nào, việc nuôi tôm thẻ biofloc cho thấy lượng carbon mất đi gấp đôi so với nuôi thông thường. Việc thất thoát cacbon có gây ra lo ngại về tác động môi trường của hệ thống biofloc. Chính vì thế bổ sung carbohydrate một ngày một lần giúp tôm lưu trữ chất dinh dưỡng tốt hơn và giảm thất thoát cacbon so với các tần suất bổ sung khác.

Nghiên cứu hiện tại đã chỉ ra rằng tần suất bổ sung carbohydrate một lần mỗi ngày là tối ưu trong hệ thống nuôi tôm thẻ biofloc.

Báo cáo gốc: Effects of carbohydrate addition frequencies on biofloc culture of Pacific white shrimp (Litopenaeus vannamei). https://doi.org/10.1016/j.aquaculture.2020.736271

Sương Phạm – https://tepbac.com/

Xuất khẩu tôm sang Nhật khó cạnh tranh vì giá đắt hơn tôm Ấn Độ

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), giá trị xuất khẩu (XK) thủy sản tháng 12/2020 ước đạt 700 triệu USD, lũy kếXK thủy sản cả năm đạt gần 8,4 tỷ USD, giảm 1,8% so với năm 2019.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), giá trị xuất khẩu (XK) thủy sản tháng 12/2020 ước đạt 700 triệu USD, lũy kếXK thủy sản cả năm đạt gần 8,4 tỷ USD, giảm 1,8% so với năm 2019.

Cũng như nhiều mặt hàng nông sản khác, đại dịch COVID-19 đã tác động khámạnh tới mặt hàng thủy sản của Việt Nam do dịch bùng phát mạnh và diễn biến phức tạptrên toàn cầu đã khiến cho tiêu thụ thủy sản giảm, xu hướng tiêu dùng thay đổi, đơn đặthàng giảm từ 35 – 50%.

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, XK thủy hải sảncác loại của Việt Nam giảm liên tục trong 2 quý đầu năm 2020. Tuy nhiên, bước sangquý III, XK thủy sản bắt đầu hồi phục với mức tăng trong tháng 9/2020 đạt mức tăngtrên 12% so với cùng kỳ năm trước, thị trường cá tra và tôm XK và trong nướccó dấu hiệu hồi phục.

Mặc dù vậy, vào tháng cuối của năm 2020, thị trường của 2 mặthàng này đều giảm sau khi có sự kiểm soát nhập khẩu của thị trường Trung Quốc.

Phân tích thị trường Nhật Bản trong năm 2021, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản dự báo, nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản sẽ không tăng về lượng trong thời gian tới. Cơ cấu mặt hàng sẽ vẫn sẽ chuyển sang những sản phẩm thủy sản đông lạnh, đóng hộp, tiện dụng ở nhà, dễ chế biến…

Hiện, Việt Nam đang là nhà cung cấp tôm lớn nhất cho Nhật Bản và có nhiều lợi thế từ FTA song phương với Nhật Bản đối với mặt hàng tôm. Tuy nhiên, XK tôm của Việt Nam tới Nhật Bản trong những tháng đầu năm năm 2021 sẽ phải cạnh tranh mạnh với tôm của Ấn Độ đang có mức giá thấp hơn hẳn do chi phí sản xuất thấp hơn.

“Cần đặc biệt lưu ý các thủ tục để được hưởng ưu đãi thuế từ các FTA để tăng tính cạnh tranh về giá đối với những sản phẩm tôm của những đối thủ cạnh tranh như Ấn Độ, Thái Lan và Indonesia. Đối với thị trường Trung Quốc, mặt hàng tôm hùm sống và tôm khô đang có nhu cầu lớn nên các doanh nghiệp cần lưu ý đặc biệt đảm bảo chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường Trung Quốc ở hai mặt hàng này”, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản khuyến nghị.

Ngoài ra, cơ quan này cũngdự báo XK thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc trong những tháng đầu năm 2021 chỉ tăng trưởng nhẹ so với cùng kỳ năm 2020. Phía Trung Quốc siết chặt kiểm soát hàng thủy sản nhập khẩu về chất lượng, kiểm dịch và thủ tục sẽ khiến cho hoạt động xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc có thể bị chậm ở một số thời điểm. Các doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt rõ các quy định, thủ tục để giảm thiểu rủi ro.

Trái với hai thị trường trên, XK thủy sản của Việt Nam sang Mỹ trong thời gian tới được dự báo sẽ tăng mạnh do nhu cầu tiêu dùng và nhập khẩu thủy sản của thị trường này tăng và hai sản phẩm chủ lực của Việt Nam là cá tra và tôm có mức giá phù hợp với đa số người tiêu dùng.

Nguồn: Theo Thời báo Kinh doanh

Xuất khẩu tôm, điểm sáng của ngành thủy sản

Cả năm 2020, xuất khẩu của ngành thủy sản đạt kim ngạch 8,6 tỷ USD, trong đó riêng mặt hàng tôm xuất khẩu đạt 3,78 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng hơn 12,4%. Như vậy, mặc dù có những thời điểm trồi sụt thất thường trong năm vì dịch bệnh, thị trường xuất khẩu tôm đã trở thành điểm sáng của ngành xuất khẩu thủy sản năm 2020.

Cả năm 2020, xuất khẩu của ngành thủy sản đạt kim ngạch 8,6 tỷ USD, trong đó riêng mặt hàng tôm xuất khẩu đạt 3,78 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng hơn 12,4%. Như vậy, mặc dù có những thời điểm trồi sụt thất thường trong năm vì dịch bệnh, thị trường xuất khẩu tôm đã trở thành điểm sáng của ngành xuất khẩu thủy sản năm 2020.

Theo đánh giá của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), lĩnh vực xuất khẩu tôm Việt Nam năm nay hoạt động tốt mặc dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn thế giới, ở cả các nước nhập khẩu và các nước nguồn cung. Nhưng đến cuối năm, đã có cú nước rút ngoạn mục.

Trong năm 2020, Mỹ là thị trường dẫn đầu và có sự tăng trưởng ổn định bậc nhất về nhập khẩu tôm Việt Nam, chiếm tỷ trọng 23,5%. Mặc dù Mỹ là tâm dịch Covid-19 của thế giới, xuất khẩu tôm Việt Nam sang quốc gia này vẫn tăng trưởng dương trong cả 11 tháng năm 2020 với tổng kim ngạch đạt 806,6 triệu USD, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2019.

EU là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ tư của Việt Nam sau Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc, chiếm 13,7% tổng giá trị xuất khẩu tôm của nước ta. Điều đáng lưu ý là xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU giảm liên tục từ tháng 3 đến tháng 6, nhưng từ tháng 7 và 8-2020 bắt đầu bật tăng so với những tháng trước đó. Cụ thể, tháng 7-2020 đạt 54,2 triệu USD, tăng 2% so với tháng 7-2019; tháng 8-2020, đạt 394,6 triệu USD, tăng gần 12% so với tháng 8-2019, và tăng 7,2 lần so với tháng 7-2020. Điều này được cho là nhờ tác động tích cực từ Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ đầu tháng 8-2020.

Đối với thị trường Trung Quốc, sau khi tăng trưởng hai con số trong tháng 9 và 10-2020 thì tháng 11-2020 lại giảm 21%, đạt 42,8 triệu USD. Tính trong 11 tháng của năm 2020, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc đạt 496,8 triệu USD, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2019.

Tuy nhiên, bên cạnh các thị trường tăng trưởng ổn định, VASEP cũng cho biết, xuất khẩu tôm Việt Nam sang các quốc gia ASEAN lại có sự giảm tương đối. Xin-ga-po và Cam-pu-chia là hai thị trường đơn lẻ nhập khẩu tôm Việt Nam lớn nhất trong khối ASEAN, lần lượt chiếm 48% và 19% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam sang ASEAN. Tính tới tháng 10-2020, tôm Việt Nam xuất khẩu sang Xin-ga-po đạt 18,2 triệu USD, giảm 24% so với cùng kỳ năm 2019 trong khi tôm xuất khẩu sang Cam-pu-chia đạt 7,2 triệu USD. Về mặt hàng sản phẩm, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang ASEAN tôm chân trắng tươi đông lạnh, tôm chân trắng PDTO tươi đông lạnh, tôm chân trắng PD tươi đông lạnh, tôm sú HOSO tươi đông lạnh, tôm chân trắng lột vỏ còn đuôi đông lạnh, tôm thẻ tẩm bột đông lạnh, tôm chân trắng lột vỏ bỏ đầu chừa đuôi đông lạnh, tôm chân trắng sushi luộc đông lạnh, tôm viên phô-mai tẩm bột…

Nhìn chung xuất khẩu tôm Việt Nam sang ASEAN từ đầu năm 2020 đến nay không ổn định, chỉ tăng trưởng dương trong các tháng 2, 3 và 4-2020; các tháng còn lại đều giảm. Trong khi đó, tôm xuất khẩu sang Cam-pu-chia tăng đột biến so với cùng kỳ năm 2019. Nguyên nhân được cho là do ảnh hưởng của dịch Covid-19 cho nên doanh nghiệp chọn xuất theo đường chính ngạch nhiều hơn thay vì xuất theo đường biên mậu như trước đó.

Như vậy, trong một năm 2020 đầy biến động về thị trường và ảnh hưởng của dịch Covid-19 nối tiếp nhau, cùng với ngành nông nghiệp và thủy sản vẫn cơ bản duy trì được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, ngành tôm đã thật sự là điểm sáng trong xuất khẩu thủy, hải sản. Kết quả tốt đẹp ấy trước hết nhờ sự nỗ lực lớn của các doanh nghiệp nuôi trồng, chế biến tôm xuất khẩu Việt Nam đã năng động tìm kiếm, đa dạng hóa thị trường, tận dụng cơ hội từ những thay đổi tạo ra trên thị trường do dịch Covid-19, đa dạng hóa các sản phẩm phù hợp từng phân khúc khác nhau để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa ra thị trường khu vực và quốc tế…

Theo nhandan.com.vn

Mẹo nuôi tôm vào mùa lạnh hiệu quả

Nhiệt độ xuống thấp vào mùa lạnh làm ảnh hưởng sức đề kháng, quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Hơn nữa, đây cũng là điều kiện tốt để cho vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển. Do đó, cần có những biện pháp chăm sóc hợp lý để ao nuôi phát triển tốt, tránh các thiệt hại xảy ra.

Ảnh hưởng

Mùa lạnh nhiệt độ nước ao nuôi xuống thấp (đặc biệt nhanh khi sử dụng sục khí). Trong khi đó, đặc điểm của tôm nuôi chỉ thích hợp với nhiệt độ từ 25 – 32 độ C, khi nhiệt độ xuống dưới 20 độ C tôm sẽ ngừng sinh trưởng, cường độ bắt mồi thấp, tôm giảm ăn, hệ số FCR tăng cao (từ 1,5 – 1,8), tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 0,2 g/con/ngày (so với mùa nắng là 0,3 g/con/ngày), điều này có nghĩa thời gian nuôi sẽ bị kéo dài hơn khoảng 1,5 lần. Cường độ bắt mồi và chuyển hóa thức ăn kém, trong khi độ mặn, pH, kiềm thay đổi làm tôm khi lột xác thường bị chết do mềm vỏ (tôm chết dạng cục thịt). Cùng đó, nhiệt độ xuống thấp làm cho hoạt động xi phông vệ sinh đáy của công nhân thường không đảm bảo. Lượng chất thải, thức ăn dư thừa, xác chết và vỏ tôm còn dư lại trong ao khi trời nắng ấm, nhiệt độ tăng trở lại sẽ phân hủy nhanh tạo nên các khí độc làm ảnh hưởng đến tôm.

Sau mỗi đợt mưa lạnh kéo dài lại là lúc trời nắng, nhiệt độ nước ao nuôi tăng, tảo phát triển mạnh làm tăng độ pH, tăng sự hình thành NH3 gây hại đối với tôm. Bên cạnh đó, nhiệt độ nước tăng giúp cho các vi khuẩn gây bệnh bùng phát nhanh chóng làm cho tôm dễ dàng bị nhiễm bệnh (đốm trắng, hồng thân, phân trắng…) và có thể gây chết hàng loạt.

Biện pháp cải thiện

Chuẩn bị ao: Ao cũng được cải tạo và vệ sinh như ao nuôi tôm bình thường, nhưng lưu ý thời gian phơi đáy dài hơn (do trời ít nắng), không lấy nước vào ao nuôi trong những ngày gió mùa. Nếu cần nên lấy vào ao lắng trong 4 – 6 ngày để lắng và ổn định môi trường, sau đó mới cấp vào ao.

Thiết kế ao: Một trong những biện pháp hữu hiệu nuôi tôm giai đoạn đầu khi nhiệt độ thấp là thiết kế ương tôm trong bể, ao nhỏ trải bạt (50 – 200 m2) trong nhà lán quây kín bằng nilon lắp đặt hệ thống sục khí 24/24, nhằm ổn định nhiệt độ cùng các yếu tố khác như pH, độ kiềm, khí độc… trong ngưỡng cho phép và xi phông đáy hàng ngày. Thả tôm mật độ cao (200 – 400 con/m3 nước), sử dụng công nghệ Biofloc để ương tôm trong tháng đầu, sau đó chuyển ra ao để nuôi tiếp. Biện pháp này vừa giảm được hao hụt và hạn chế dịch bệnh chết sớm trên tôm (EMS). Nếu trường hợp xấu nhất xảy ra (tôm bị bệnh) thì sẽ loại bỏ và vệ sinh nhanh chóng ao, bể để ương lứa mới, tiết kiệm được nhân lực, thời gian và chi phí. Để hạn chế tác động của gió lạnh (gió mùa Đông Bắc) cần đắp cao bờ đê của ao nuôi ở những hướng bị tác động trực tiếp bởi gió lạnh, hoặc trồng cây, dùng các tấm fibro xi măng chắn gió.

Sử dụng nhà bạt: Có thể xây dựng nhà bạt theo kiểu chóp nón, giữa ao có một trụ chính, xung quanh ao cắm trụ bê tông hoặc trụ thép cao khảng 20 cm so với mặt đất, mỗi trụ cách nhau khoảng 30 cm. Dây cáp đường kính 3 mm, được căng xung quanh ao đảm bảo độ dốc 5%, trên được phủ màng nhà kính (nilon). Hoặc kiểu mái nhà: Nhà bạt được xây dựng gồm 2 mái, có diện tích 1,2 ha, mái cao khoảng 3,5 – 4 m, dây cáp bọc nhựa trên mái được móc vào các cột thép cố định xung quanh. Trên mái được phủ lớp bạt nilon để bảo vệ. Thả giống: Trước khi thả giống 30 phút nên chạy máy quạt khí để tăng cường ôxy hòa tan và nhiệt độ được đảo đều giữa các tầng nước ao, tránh tôm bị sốc. Cần chọn thời điểm thả có nhiệt độ nước ấm nhất trong ngày (12 – 14 giờ). Ngâm bao tôm trong nước 15 phút khi thả. Ao, bể ương tôm trong nhà bạt khi chuyển tôm ra ao nuôi cần chọn ngày nắng ấm, tránh gió mùa. Chỉ thả giống khi nhiệt độ thực sự ổn định, không thả khi đang mùa gió lạnh tràn về. Nhiệt độ nước cần được trại giống thuần cho đúng nhiệt độ môi trường trước khi thả. Nếu sau khi thả giống lại gặp những cơn mưa bất thường, ngay lập tức dùng vôi bột rải đều trên khắp bờ, mặt ao với lượng 2 kg/100 m2 để khắc phục tình trạng pH giảm đột ngột làm tăng độc tính của khí H2S, ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi.

Thức ăn: Khi nhiệt độ giảm 2 độ C thì lượng thức ăn cần giảm 30 – 50% lượng thức ăn hàng ngày và khi nhiệt độ ổn định lại cần theo dõi khả năng bắt mồi để điều chỉnh cho phù hợp. Giảm và kiểm soát chặt chẽ lượng thức ăn đưa vào ao nuôi, không để dư thừa ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước. Bổ sung thêm các chất hỗ trợ như Vitamin C, men tiêu hóa… nhằm tăng sức đề kháng cũng như hấp thu của tôm.

Trong quá trình nuôi: Định kỳ 5 – 7 ngày tiến hành diệt khuẩn bằng BKC hoặc Iodine với liều lượng 1 kg/1.000 m3 nước; Bổ sung men vi sinh bằng chế phẩm sinh học với liều lượng 100 g/1.000 m3 nước, 2 – 3 ngày/lần; Tăng cường sức khỏe cho tôm bằng cách sử dụng hỗn hợp các chế phẩm; Vào những ngày mưa nhiều phải thường xuyên kiểm tra pH và độ kiềm 3 – 4 giờ/lần. Phải duy trì pH > 7,8. Nếu thấy pH giảm hàng ngày phải chủ động bón vôi nóng (CaO) với liều lượng 10 – 15 kg/1.000 m3 nước/lần, và bón 2 lần/ngày. Khi độ kiềm giảm xuống dưới 100 ppm thì phải nâng kiềm bằng chế phẩm khoáng kết hợp với canxi để duy trì độ kiềm > 120 ppm. Nếu mưa to kéo dài, độ mặn trong nước ao giảm xuống thì phải cấp thêm nước biển (đã qua xử lý) để ổn định áp suất thẩm thấu của tôm. Việc bổ sung thêm nước biển có thể sẽ làm cho tôm bị sốc, do đó để chống sốc cho tôm người nuôi cần sử dụng chất điện giải, vitamin và các khoáng chất thiết yếu. Sau mỗi đợt mưa lạnh, trời chuyển nắng, nhiệt độ nước tăng, người nuôi chưa nên tăng ngay lượng thức ăn cho tôm mà thay vào đó cần thay nước, diệt khuẩn và cấy lại men vi sinh sau 24 giờ.

Theo contom