Bạn tìm thông tin gì?

Blog

Thương lái dàn cảnh trộm tôm: Tiếp tục có nhiều nạn nhân tố cáo bị mất trộm

Thu hoạch tôm nuôi tại Đầm Dơi, Cà Mau. Ảnh: Nhật Hồ
Thu hoạch tôm nuôi tại Đầm Dơi, Cà Mau. Ảnh: Nhật Hồ

Xây dựng thương hiệu tôm Việt

Ngày 8/10/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 30/2019/QĐ-TTg ban hành Quy chế xây dựng, quản lý, thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam và Quyết định số 1320/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam từ năm 2020 đến năm 2030. Đồng thời, năm 2020, Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kỳ xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần thứ 7 và Lễ Công bố các Doanh nghiệp có sản phẩm đạt THQG (dự kiến vào quý IV năm 2020).

Bài viết này là một số suy nghĩ về thương hiệu ngành tôm ta, một sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu hàng năm gần 4 tỷ USD, nên cần quan tâm xây dựng thương hiệu để nâng tầm, nâng giá trị tôm Việt trên thương trường quốc tế. Bài viết có sử dụng một số tư liệu trên internet.

Tổng quan thương hiệu

Thương hiệu có thể là một kiến trúc, hình ảnh, đoạn chữ, màu sắc, một đoạn âm thanh hoặc tổng hợp nhiều yếu tố trên; khách hàng, người tiêu dùng khi nhìn thấy, nghe qua sẽ liên tưởng đến một doanh nghiệp (DN), sản phẩm, dịch vụ…

Bộ nhận diện thương hiệu, hoạt động truyền thông quảng cáo, hay các câu chuyện thương hiệu cuốn hút… là những công cụ hữu hiệu kết nối giữa thương hiệu với khách hàng. Nhưng trên hết, cách thức mà DN tư duy về xây dựng thương hiệu mới là yếu tố quyết định đến thành công bền vững cuối cùng. Một bộ nhận diện thương hiệu đẹp, một câu chuyện thương hiệu đầy cảm xúc cũng không thể mang lại hiệu quả nếu không dựa trên một nền tảng sản phẩm thực sự tốt và một triết lý kinh doanh có đạo đức. Sự bền vững của thương hiệu về chiều sâu được sự nâng đỡ từ văn hoá DN. DN muốn thay đổi hoặc phát triển thương hiệu của mình, họ nhất thiết phải nhìn nhận lại văn hóa của mình có hỗ trợ cho sự thay đổi đó không. DN đã xây dựng nền văn hoá riêng mạnh, chuẩn mực sẽ có nhiều thuận lợi trong việc triển khai xây dựng thương hiệu và ngược lại.

Trong thời buổi sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt, các DN phải tạo được tính riêng biệt, sự nổi trội của DN, sản phẩm nhằm tăng sự thuyết phục khách hàng, tăng sức cạnh tranh. Xây dựng thương hiệu là quá trình truyền tải thông điệp về cam kết của doanh nghiệp (DN) về các tính trội của DN, sản phẩm đến khách hàng, người tiêu dùng.

Tính trội sản phẩm tôm Việt là: An toàn, bổ dưỡng, truy xuất, bền vững và có thể là những tính trội khác tùy theo cách sản phẩm được chế biến hoặc hoàn cảnh riêng ở thị trường tiêu thụ. Do vậy, những tính trội này không phải riêng lẻ, chủ quan đưa ra. Mà là do nhu cầu tất yếu của khách hàng, người tiêu dùng và xu thế xã hội.

Lợi ích của thương hiệu

Thương hiệu rất quan trọng với mỗi DN, vì các lý do:

+ Thương hiệu tạo nên nhận thức của thị trường; tạo niềm tin trên thị trường;

+ Kiến tạo các cơ hội kinh doanh, gia tăng hiệu quả kinh doanh;

+ Trên nền tảng các giá trị cốt lõi góp phần hình thành thương hiệu như mong muốn; chiều ngược lại thương hiệu sẽ góp phần tạo ra các giá trị cốt lõi mới;

+ Nâng cao niềm tự hào và động lực cho nhân viên, thuận lợi thu hút nhân viên mới;

+ Thuận lợi phát triển hợp tác hoặc liên doanh để gia tăng thị phần hoặc tự thân cũng thuận lợi việc mở rộng, phát triển qui mô hoạt động.

Phân tích SWOT góc độ liên quan thương hiệu

Môi trường ngành tôm nước ta không là bất biến. Thời điểm này có các điểm lưu ý sau:

  1. Điểm mạnh: chủ quan.

– Lượng tôm nguyên liệu rất lớn, cả nước đạt khoảng 0,8 triệu tấn hàng năm.

– Nguồn lao động dồi dào và cần mẫn.

– Trình độ chế biến tôm Việt cao.

– Thị trường tôm Việt thiên ở khúc thị trường khá cao.

– Uy tín thương hiệu tôm Việt tương đối tốt nhất là ở Nhật Bản, Hàn Quốc.

  1. Mặt yếu: chủ quan.

– Các DN Việt còn khiêm tốn về tài chánh, tập trung hiện nay dưới 20 triệu đô la Mỹ.

– Nhân lực marketing mức trung bình, chưa thể hiện nổi trội.

– Tính cộng đồng còn hạn chế.

  1. Cơ hội: Khách quan.

– Nhu cầu tôm trên thế giới tăng trưởng hàng năm.

– Chính phủ và Bộ NN&PTNT quan tâm phát triển ngành tôm.

  1. Đe dọa: Khách quan.

– Sự đòi hỏi người tiêu dùng ngày càng cao về tính an toàn, dinh dưỡng, mich bạch nguồn gốc…; hệ thống kiểm soát nhâp khẩu ngày càng phức tạp, chặt chẽ.

– Khủng hoảng chính trị, tác động khách quan từ dịch bệnh người… ảnh hưởng sức cung cầu.

– Thời tiết thất thường, dịch bệnh tôm nuôi khiến cung ứng tôm tươi không ổn định.

– Nuôi tôm nước ta phổ biến là nhỏ lẻ, khó kiểm soát nên mức an toàn thấp. Mặt khác, hệ thống thủy lợi nuôi tôm kém, việc nuôi khó bền vững do lây nhiễm chéo.

Từ phân tích SWOT, sẽ thấy bối cảnh hiện nay của tôm Việt, có thế mạnh là trình độ chế biến khá cao, khách hàng tốt, uy tín thương hiệu khá tốt…nhưng liền đó là khó khăn rất lớn như rất khó trong việc kiểm soát chất lượng nguyên liệu/chất lượng sản phẩm để giữ vững các tính trội trong cam kết người tiêu dùng, đó là không đủ tôm an toàn; khó làm thủ tục truy xuất; nhận thức nuôi tôm bền vững, không làm tác động môi trường còn thấp.

Từ phân tích trên, vấn đề cốt lõi của tất cả DN tôm Việt trong việc xây dựng thương hiệu là phải có đủ tôm sạch.

Ngoài yếu tố hạn chế về nguyên liệu sạch, việc hạn chế xây dựng thương hiệu còn do nguyên nhân nguồn vốn không mạnh, không thể có đủ lực đầu tư quảng bá thương hiệu. Chúng ta biết rằng người tiêu dùng “quen biết” thương hiệu chủ yếu qua quảng cáo. Và nếu chúng ta xây dựng thương hiệu riêng thì bán cho ai, khi tất cả hệ thống tiêu thụ có thương hiệu của họ. Chỉ khi chúng ta có đủ tiềm lực về sản lượng cung ứng lớn (áp lực bên mua hàng), chất lượng tự tin và vốn mạnh (bán rẻ ban đầu để thu hút người tiêu dùng) thì mới dám rong con thuyền tôm Việt ra biển lớn. Hiện nay, gần như các cường quốc tôm thế giới chưa có thương hiệu mạnh cho bọc tôm lên kệ siêu thị lớn, chỉ trừ thương hiệu tôm sơ chế (block), mà tôm này chủ yếu chỉ tới nhà chế biến lại và ra thị trường bán lẻ không lớn…

TS.Hồ Quốc Lực – Nguyên Chủ tịch VASEP, Chủ tịch HĐQT FIMEX VN

Con tôm vượt hạn vượt mặn

Ương ao vèo
Nhờ được ương trong ao vèo, tôm đạt cỡ lớn mới thả ra vuông nuôi, thích ứng tốt với môi trường, giảm hao hụt con giống. Ảnh: Trung Chánh.

Mô hình nuôi tôm sú 2 giai đoạn luân canh trồng lúa quản lý cộng đồng, giúp con tôm phát triển tốt cả trong điều kiện nắng hạn, mặn tăng cao.

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang vừa tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá về mô hình nuôi tôm sú 2 giai đoạn luân canh trồng lúa quản lý cộng đồng, thuộc “Chương trình nuôi thủy sản kết hợp năm 2020”. Mô hình được thực hiện tại ấp Trung Hòa, xã Đông Hòa, huyện An Minh, quy mô 50 ha, có 50 hộ nông dân tham gia, thời gian thực hiện 12 tháng (tháng 1-8 nuôi tôm, tháng 9-12/2020 trồng lúa).


Tôm giống được ương vèo trong ao lót bạt từ 15-20 ngày, sau đó mới thả ra vuông nuôi diện rộng. Ảnh: Trung Chánh.

Tham gia mô hình, nông dân được hỗ trợ 60% chi phí tôm giống, thức ăn, bạt lót ao vèo tôm giống, máy sục khí…, còn lại nông dân đầu tư đối ứng.

Ông Nguyễn Ngọc Toản, Trưởng phòng Khuyến ngư, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang cho biết, tôm giống khi mua về được ương trong ao vèo nổi trong khoảng 15-20 ngày (giai đoạn 1), có che lưới lan ở trên nên hạn chế được tác động bất lợi của môi trường. Sau đó, mới thả ra nuôi trong vuông lớn (giai đoạn 2).

Theo đánh giá, quá trình ương giai đoạn 1 chuyển qua giai đoạn 2, tỷ lệ tôm con sống đạt trên 80,5%, kích cỡ trung bình khoảng 15 ngàn con/kg. Nhờ tôm giống đã được ương vèo lớn, thích nghi tốt với môi trường nước nên khi thả ra nuôi trên diện rộng ít bị hao hụt. Điều đáng mừng là thời gian qua nắng nóng gay gắt, độ mặn tăng cao nhưng trong sốt quá trình nuôi vẫn đến thời điểm này không xảy ra dịch bệnh.

Anh Huỳnh Văn Mung, hộ nông dân có 3 ha đất tham gia dự án cho biết: “Gia đình đã thực hiện theo mô hình tôm – lúa gần 20 năm qua. Mấy năm rồi cũng đã làm ao đất để ương vèo tôm giống nhưng vẫn chưa chủ động được các yếu tố môi trường.

Còn với dự án này, tôm giống được vèo trên ao nổi lót bạt, có máy sục khí, cho ăn thức ăn công nghiệp, mình chủ động được hết. Tôm con không chỉ phát triển nhanh mà nông dân còn kiểm soát được số lượng đầu con khi thả nuôi diện ruộng”.


Nông dân dùng chài bắt để kiểm tra sự phát triển của tôm nuôi giai đoạn 2 trong vuông. Ảnh: Trung Chánh.

Từ tôm giống post 12, anh Mung ương vèo trong ao lót bạt 15-20 ngày, đạt cỡ post 25-30.

Sau đó, tiếp tục thả ra ao vèo đất thêm khoảng 10 ngày nữa, tôm đạt trọng lượng 4.000 con/kg, mới thả ra vuông nuôi diện ruộng. Với cách làm này, tôm giống rất ít bị hao hụt ở giai đoạn đầu và thích nghi tốt khi nuôi thương phẩm.

Theo anh Mung, mấy tháng rồi nắng nóng, độ mặn cao nên tôm bị chậm lớn. Nhưng từ đầu tháng 5 đến nay, trời đã có những cơn mưa lớn, tôm đã phát triển nhanh trở lại.

Anh Mung vừa tiến hành thu hoạch bớt tôm sú cỡ 30 con/kg, bán giá 150 ngàn đồng/kg, thu được trên 40 triệu đồng. Hiện anh đã ương vèo thêm đợt tôm giống mới, để khi thu hoạch xong sẽ thả nuôi lứa tôm thương phẩm tiếp theo.

Trong số 50 hộ gia đình tham gia dự án, đến nay hầu hết đã ương vèo tôm giống giai đoạn 1 thành công, chuyển sang nuôi giai đoạn 2, tôm đang phát triển tốt. Những hộ làm hiệu quả, có thể tận dụng ao lót bạt tiếp tục ương vèo tôm giống để cung cấp tôm ký (tôm giống bán ký) cho các hộ dân ở ngoài vùng dự án, tăng thêm thu nhập.


Nuôi tôm 2 giai đoạn, giúp tôm vượt qua nắng hạn gay gắt, thích ứng tốt điều kiện biến đổi khí hậu. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Nguyễn Văn Hiển, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang cho biết, những năm gần đây, tình hình biến đổi khí hậu như nắng hạn kéo dài, mặn tăng cao và xâm nhập sâu vào nội đồng, đã gây nhiều thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, trong đó có nuôi tôm nước lợ.

Vì vậy, mô hình nuôi tôm – lúa quản lý cộng đồng đã được trung tâm triển khai nhiều năm qua ở những vùng nuôi tôm trọng điểm của tỉnh đạt kết quả tốt. Mô hình đã góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích ứng với biến đổi hậu và trình diễn kỹ thuật ương vèo tôm giống, kỹ thuật nuôi mới đến với cộng đồng người dân nuôi tôm, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Tại buổi hội thảo, các đại biểu đánh giá cao hiệu quả của mô hình, đã giúp con tôm vượt qua được những điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất của cao điểm mùa nắng nóng năm nay, tôm đang phát triển rất tốt.

Bà con nông dân kiến nghị chính quyền địa phương cần tạo mối liên kết “4 nhà”, kêu gọi doanh nghiệp liên kết ký hợp đồng bao tiêu tôm, lúa thương phẩm trong vùng dự án. Dự kiến, sau khi kết thúc vụ nuôi tôm, nông dân sẽ sản xuất lại vụ lúa (theo hướng hữu cơ), với tổng diện tích trong mô hình là 169 ha…

Đ.T.Chánh Nông nghiệp Việt Nam

Campuchia tiêu hủy 11tấn tôm bơm thạch từ Việt Nam

Tôm bơm thạch
Tôm bơm thạch bị Campuchia bắt giữ

Cục Bảo vệ người tiêu dùng và Chống gian lận của Bộ Thương mại Campuchia đã tiêu hủy 449 lô tôm khoảng 11tấn được nhập khẩu từ Việt Nam vì phát hiện có hóa chất được cho là thạch agar.

Các doanh nghiệp đã bị xử lý và yêu cầu cam kết không tiếp tục nhập khẩu trái phép tôm từ Việt Nam. Ba phương tiện vận tải được sử dụng để vận chuyển tôm đến Phnom Penh qua cửa khẩu biên giới Prek Chak (thông thương với cửa khẩu Hà Tiên) cũng bị thu giữ tạm thời trong khi chờ kết quả điều tra tiếp theo.

Các xe tải mua tôm trái phép từ Việt Nam dự định tiêu thụ ở Phnom Penh bị bắt tại quận Kambol và Dangkor vào ngày 29/5/2020. Chính quyền quận Dangkor xác nhận 11 tấn tôm không đạt đủ tiêu chuẩn đã bị tiêu hủy bằng cách đốt bỏ vào ngày 31/05/2020.

Cục Bảo vệ người tiêu dùng và Chống gian lận Campuchia cho biết trong trong 11 tấn tôm bị thu giữ tìm thấy một loại hóa chất trông giống như thạch với mục đích làm cho tôm nặng hơn, chưa xác định mức độ ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng.

Hoạt động bắt giữ này được phối hợp giữa cảnh sát kinh tế thủ đô Phnom Penh và thành phố Seng Heang nhằm siết chặt các buôn lậu qua biên giới Việt Nam – Campuchia, cũng như kiểm soát an toàn thực phẩm hàng hóa nhập khẩu.

Theo The Phnompenh Post

Hoài An

Nhộn nhịp lội ruộng bắt tôm càng xanh to, bự, nhảy tanh tách ở Kiên Giang

Sau hơn 10 năm chuyển đổi, với tổng diện tích hơn 5.000 ha, Vĩnh Bình Bắc được xem là “thủ phủ tôm càng xanh” của tỉnh Kiên Giang. Theo thời gian, con tôm càng xanh không chỉ chứng minh giá trị kinh tế mà còn là cầu nối gắn kết tình làng, nghĩa xóm ở mảnh đất vùng sâu, vùng xa này.

Thu hoạch tôm càng xanh ở xã Vĩnh Bình Bắc, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.

Những ngày cuối tháng 5, về xã Vĩnh Bình Bắc (huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang) dễ dàng gặp cảnh nhộn nhịp thu hoạch tôm càng xanh. Sau hơn 10 năm chuyển đổi, với tổng diện tích hơn 5.000 ha, Vĩnh Bình Bắc được xem là “thủ phủ tôm càng xanh” của Kiên Giang.

Nhộn nhịp lội ruộng bắt tôm càng xanh to, bự, nhảy tanh tách ở Kiên Giang - Ảnh 1.

Sau nhiều năm thua lỗ vì cây khóm, khoảng 10 năm trở lại đây, nông dân Vĩnh Bình Bắc chuyển qua nuôi tôm càng xanh. Lúc đầu bà con chỉ chuyên canh tôm càng xanh nhưng sau nhiều năm nghiên cứu, tích lũy kinh nghiệm, bà con đã nuôi xen tôm càng xanh và tôm thẻ chân trắng để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.

Theo thời gian, con tôm càng xanh không chỉ chứng minh giá trị kinh tế mà còn là cầu nối gắn kết tình làng, nghĩa xóm ở mảnh đất vùng sâu, vùng xa này.

Nhộn nhịp lội ruộng bắt tôm càng xanh to, bự, nhảy tanh tách ở Kiên Giang - Ảnh 2.

Mỗi năm, bà con nông dân ở Vĩnh Bình Bắc nuôi khoảng 3 vụ tôm càng xanh. Đến kỳ thu hoạch, thương lái sẽ đến kiểm tra, thỏa thuận giá và người thu hoạch tôm chính là hàng xóm của chủ ruộng.

Nhộn nhịp lội ruộng bắt tôm càng xanh to, bự, nhảy tanh tách ở Kiên Giang - Ảnh 3.

Chỉ là những nông dân nuôi tôm, nhưng họ bắt tôm cũng khá chuyên nghiệp. Với dụng cụ như máy bơm, lưới kéo, thùng chứa tôm… khá bày bản.

Nhộn nhịp lội ruộng bắt tôm càng xanh to, bự, nhảy tanh tách ở Kiên Giang - Ảnh 4.

Vào những ngày thu hoạch, ruộng tôm đông như hội. Nhiều gia đình tạm gác việc nhà để sang giúp hàng xóm. Với họ, đây là cách vần công để vài hôm sau đến mình thu hoạch tôm thì hàng xóm qua tiếp lại.

Nhộn nhịp lội ruộng bắt tôm càng xanh to, bự, nhảy tanh tách ở Kiên Giang - Ảnh 5.
Nhộn nhịp lội ruộng bắt tôm càng xanh to, bự, nhảy tanh tách ở Kiên Giang - Ảnh 6.
Nhộn nhịp lội ruộng bắt tôm càng xanh to, bự, nhảy tanh tách ở Kiên Giang - Ảnh 7.

Nước được bơm ra, cánh đồng cạn dần. Lúc này họ dùng máy đảo nước cho đục lên để tôm nổi đầu. Cánh đàn ông dùng lưới kéo, sau đó tôm còn sót lại nổi đầu dạt vào bờ sẽ có tốp khác đi dọc theo bắt.

Nhộn nhịp lội ruộng bắt tôm càng xanh to, bự, nhảy tanh tách ở Kiên Giang - Ảnh 8.
Nhộn nhịp lội ruộng bắt tôm càng xanh to, bự, nhảy tanh tách ở Kiên Giang - Ảnh 9.

Trên bờ, một số người chuẩn bị giỏ, xe máy để nhanh chóng chở tôm đưa vào trong nhà.

Nhộn nhịp lội ruộng bắt tôm càng xanh to, bự, nhảy tanh tách ở Kiên Giang - Ảnh 10.
Nhộn nhịp lội ruộng bắt tôm càng xanh to, bự, nhảy tanh tách ở Kiên Giang - Ảnh 11.

Phía trong sân nhà có một chỗ lót bạt chuẩn bị sẵn, chị em phụ nữ sẽ phụ trách rửa sạch, lựa, phân loại tôm.

Nhộn nhịp lội ruộng bắt tôm càng xanh to, bự, nhảy tanh tách ở Kiên Giang - Ảnh 12.
Nhộn nhịp lội ruộng bắt tôm càng xanh to, bự, nhảy tanh tách ở Kiên Giang - Ảnh 13.
Nhộn nhịp lội ruộng bắt tôm càng xanh to, bự, nhảy tanh tách ở Kiên Giang - Ảnh 14.

Những con tôm lớn được cân bán cho thương lái. Còn tôm nhỏ được chủ ruộng rọng để thả nuôi lại.

Nhộn nhịp lội ruộng bắt tôm càng xanh to, bự, nhảy tanh tách ở Kiên Giang - Ảnh 15.

Phía dưới sông, xuồng máy của thương lái sẵn sàng chở tôm đưa đi tiêu thụ khắp nơi. Còn với những người đến giúp thu hoạch tôm sẽ được chủ ruộng đãi một bữa tiệc xem như ăn mừng một vụ tôm thắng lợi.

Phía dưới sông, xuồng máy của thương lái sẵn sàng chở tôm đưa đi tiêu thụ khắp nơi. Còn với những người đến giúp thu hoạch tôm sẽ được chủ ruộng đãi một bữa tiệc xem như ăn mừng một vụ tôm thắng lợi.

Bình Nguyên (Báo Cần Thơ)

Lưu ý nuôi tôm hùm khi thời tiết bất lợi

Nuôi tôm hùm
Kết qua quan trắc môi trường vùng nuôi tôm hùm lồng bè TX Sông Cầu (Phú Yên) cho thấy một số chỉ tiêu vnằm ngoài ngưỡng GHCP. Ảnh: KS.

Thời tiết ngày nắng nóng, oi bức, thỉnh thoảng chiều tối và đêm có mưa dông rất bất lợi trong việc nuôi tôm hùm…

Trung tâm Giống Nông nghiệp Phú Yên vừa thông báo kết quả quan trắc, cảnh báo môi trường nước định kỳ tại các vùng nuôi tôm hùm lồng, bè tại TX Sông Cầu.

Theo đó, một số chỉ tiêu nằm ngoài ngưỡng giới hạn cho phép (GHCP). Cụ thể, nhiệt độ nước tiếp tục vượt ngưỡng GHCP tại Phước Lý – Xuân Yên (mẫu nước tầng mặt và giữa) dao động 30,5 – 31độ C. Chỉ tiêu NH3 vượt ngưỡng GHCP tại 2/12 vị trí các vùng nuôi Dân Phú – Xuân Phương (mẫu nước tầng đáy) và Phước Lý – Xuân Yên (mẫu nước tầng giữa) dao động 0,10 – 0,14mg/l. Như vậy, so với các lần quan trắc môi trường (QTMT) của đầu tháng 5/2020, chỉ tiêu NH3 có biến động tăng.

Ngược lại, hàm lượng DO (Oxy hòa tan) có biến động giảm so với các lần QTMT của đầu tháng 5/2020 và đang có xu hướng giảm so với ngưỡng GHCP. Cụ thể, hàm lượng DO trong nước thấp hơn GHCP tại 3/12 vị trí các vùng nuôi như Dân Phú – Xuân Phương (mẫu nước tầng giữa và đáy) và Phước Lý – Xuân Yên (mẫu nước tầng đáy) dao động 3,2 – 3,7mg/l.

Đối với mật độ Vibrio tổng số vượt ngưỡng GHCP tại 1/12 vị trí vùng nuôi Phú Dương – Xuân Thịnh (mẫu nước tầng giữa).

Trong khi theo dự báo thời tiết trong những ngày tới, các tỉnh Nam Trung Bộ có nắng nóng, nhiều nơi có nắng nóng gay gắt, thỉnh thoảng có mưa dông vào chiều tối và đêm.

Do đó, để tránh thiếu oxy cục bộ cho tôm nuôi, Trung tâm Giống Nông nghiệp Phú Yên khuyến cáo người nuôi nên duy trì lồng nuôi tại tầng giữa hoặc cách đáy khoảng 1,5 – 2,0m, đồng thời dùng lưới lan (hai lớp) che mát trên mặt lồng nhằm làm giảm cường độ ánh sáng và chống tôm bị stress. Bên cạnh đó, người nuôi nên treo các túi vôi ở các góc lồng nhằm hạn chế tảo tàn do mưa dông, sát trùng môi trường nước, ổn định pH tạm thời…

Trường hợp trời oi, đứng gió cần phải sục khí để cung cấp oxy hòa tan cho tôm nuôi nhất là các vùng nuôi Xuân Phương và Xuân Yên đang có DO thấp.

Ngoài ra, các hộ nuôi thường xuyên theo dõi diễn biến môi trường, màu nước chú ý kiểm tra sự phân tầng của nước, nhất là vùng nuôi Phước Lý – Xuân Yên tiếp tục có nhiệt độ nước vượt ngưỡng GHCP, cũng như theo dõi hoạt động, sức khỏe tôm nuôi khi trời nắng nóng và đứng gió, để có những giải pháp xử lý kịp thời.

Người nuôi thu bán khi tôm đạt kích cỡ thương phẩm, hạn chế thả nuôi mới và san thưa mật độ nuôi trong lồng, dãn khoảng cách giữa các lồng nuôi, cần tăng cường vệ sinh lồng nuôi sạch sẽ, tạo sự thông thoáng cho lồng nuôi và vùng nuôi.

Điều chỉnh giảm lượng thức ăn phù hợp trong thời gian nắng nóng, oi bức, tránh để thức ăn dư thừa tầng đáy gây ô nhiễm môi trường vùng nuôi. Nên lựa chọn nguồn thức ăn tươi, đảm bảo chất lượng, cần thiết sát trùng thức ăn bằng thuốc tím để đảm bảo an toàn cho tôm nuôi.

Định kỳ nên bổ sung các chế phẩm sinh học, vitamin và khoáng chất nhằm tăng cường sức đề kháng cho tôm nuôi tránh các tác nhân gây bệnh…

Kim Sơ Nông nghiệp Việt Nam

SUCCESS – Mô hình nuôi tôm công nghệ cao

Nhằm mang đến hiệu quả cho người nuôi tôm và khách hàng trước những diễn biến bất lợi từ thời tiết, dịch bệnh; Skretting đã nghiên cứu và xây dựng thành công mô hình SUCCESS với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”

Theo thống kê, 80% rủi ro trong nuôi tôm là do các bệnh gây ra bởi virus và 20% từ các nguyên nhân khác. Trường hợp tôm bị bệnh, 60 – 70% người nuôi sử dụng các loại thuốc kháng sinh để đối phó; tồn dư kháng sinh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá bán tôm thu được, môi trường xung quanh khu vực nuôi và nhất là khả năng xuất hiện các chủng vi khuẩn kháng thuốc. Do đó, về lâu về dài, giải quyết sự cố do dịch bệnh sẽ ngày càng phức tạp và tốn kém, trong khi yêu cầu của thị trường thì ngày càng khắt khe hơn. Một hệ thống ao nuôi được thiết kế và quản lý tốt sẽ giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, đảm bảo nguồn tôm sạch, an toàn, có giá trị cao. Sau đây, Skretting sẽ bật mí những bí quyết đã tạo nên sự thành công của Mô hình nuôi SUCCESS.


Hệ thống ao nuôi theo Mô hình SUCCESS của Skretting

Nguồn nước sạch luôn sẵn sàng

Điểm mấu chốt đầu tiên trong xây dựng hệ thống nuôi thành công là cần duy trì đủ lượng nước “sạch” để sử dụng trong quá trình nuôi, vì đây được xem là giải pháp khá hiệu quả trong giải quyết sự cố. Mô hình SUCCESS đã đảm bảo được điều này nhờ vào những điểm sau:

 Giám đốc dịch vụ kỹ thuật Skretting Nam Á, ông Cherdchai Thongchoo chia sẻ: “Hiểu được nhu cầu của đông đảo người nuôi về một mô hình nuôi tôm bền vững, Skretting đã nghiên cứu và xây dựng thành công Mô hình SUCCESS với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, giảm thiểu rủi ro từ dịch bệnh. Sự linh hoạt trong thiết kế, xây dựng và vận hành ao nuôi là lợi thế đặc biệt khiến mô hình nuôi mới này phát huy hiệu quả ở tất cả các vùng nuôi tôm của Việt Nam”. 

 

a. Trung bình với 1 hệ thống nuôi có tổng diện tích 1 ha thì người nuôi cần dành khoảng 60% diện tích bề mặt cho khâu xử lý nước (trước khi sử dụng) và 40% diện tích bề mặt còn lại cho các ao nuôi.

b. Diện tích ao nuôi đề xuất giúp công tác quản lý ao nuôi được thuận lợi: 500 – 2.000 m²

c. Độ sâu ao nuôi: 1.5 – 1.8 m. Đây là độ sâu tối ưu để quản lý và cung cấp khí hiệu quả.

d. Ống xả trung tâm hay còn gọi là rốn ao là nơi tập trung và loại bỏ phân tôm, thức ăn thừa, cặn bã hữu cơ khỏi ao nuôi.

e. Ngoài hệ thống xả nước từ rốn ao, phục vụ công tác thay nước và xả bùn thải, nước trong lớp đất dưới đáy bạt do rò rỉ từ bạt nuôi cũng cần được thoát ra ngoài, tránh để tích tụ, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại, sinh khí độc gây phồng bạt hoặc gây bệnh cho tôm. Hệ thống ống xả này được bố trí trong đất dưới bạt, được bọc quanh bằng các lớp sỏi. Vi khuẩn kỵ khí có lợi cũng được thường xuyên đưa vào đất dưới bạt qua các đường ống này, góp phần vào việc phân hủy bùn bã tích tụ dưới bạt.

Hàm lượng ôxy hòa tan đủ và ổn định

Đặc biệt trong thời tiết nắng nóng gay gắt như hiện nay, ôxy từ không khí sẽ khó hòa tan vào nước hơn cùng với sự gia tăng nhu cầu ôxy sinh học (của hệ vi khuẩn và tôm) sẽ khiến ôxy trong nước thiếu hụt trầm trọng. Vì vậy, cơ sở vật chất cũng như các lưu ý kỹ thuật giúp đảm bảo hàm lượng ôxy hòa tan của nước ao trong thiết kế hệ thống cần được tính toán kỹ lưỡng. Mô hình SUCCESS sẽ giúp người nuôi kiểm soát vấn đề này dựa trên nhu cầu ôxy của tôm (Bảng 1) và khả năng cung cấp ôxy của các trang thiết bị tương ứng với từng diện tích (Bảng 2) và mật độ thả nuôi (Bảng 3).

*Có thể sử dụng thêm các ống cao su sủi bọt (Aerotube) để cung cấp thêm ôxy. Trung bình ao nuôi có diện tích từ 1.000 m² người nuôi có thể lắp đặt thêm 250 – 300 m ống cao su sủi bọt để duy trì hàm lượng ôxy hòa tan tối ưu trong nước.

Trước khi xây dựng mô hình, đội ngũ chuyên gia của Skretting sẽ trực tiếp khảo sát hiện trạng cơ sở vật chất của mỗi hộ nuôi. Nhờ tính linh hoạt của mô hình SUCCESS, việc xây dựng hệ thống mới có thể tận dụng triệt để những lợi thế của mô hình nuôi hiện tại; điều này giúp người nuôi nhanh chóng có được một hệ thống nuôi khoa học, an toàn sinh học cao với chi phí đầu tư hợp lý. Sau 3 tháng trải nghiệm, các hộ nuôi đầu tiên áp dụng mô hình SUCCESS đã thấy được hiệu quả rõ rệt, tổng lợi nhuận bình quân mỗi vụ tăng tối thiểu 30% so với trước kia.


Sơ đồ hệ thống quạt khí cho nuôi tôm ao bạt mật độ cao

Với những kết quả khả quan mà Mô hình SUCCESS đem lại, Skretting mong muốn chia sẻ rộng rãi mô hình nuôi công nghệ cao, an toàn, bền vững này đến với toàn thể người nuôi tôm cả nước. Quý khách, hoặc hộ nuôi cần tư vấn chi tiết hơn hay có nhu cầu đăng ký sử dụng Mô hình SUCCESS vui lòng liên hệ với đội ngũ Skretting tại địa phương mình hoặc ông Trần Quang Đại, Giám đốc dịch vụ kỹ thuật Skretting Việt Nam (Hotline: 090.384.0990).


Hình thực tế Mô hình SUCCESS tại Trà Vinh 


Nhờ tính linh hoạt trong thiết kế, người nuôi có thể áp dụng Mô hình SUCCESS ở mọi vùng nuôi


Mô hình SUCCESS giúp người nuôi bảo đảm chất lượng môi trường tốt nhất cho sự phát triển của tôm

>> Nhờ sự hỗ trợ nhiệt tình, chân thành của đội ngũ Skretting, những hiệu quả thực tế và tính linh hoạt vượt trội, mô hình SUCCESS đã nhanh chóng thu hút nhiều hộ nuôi có mong muốn tăng năng suất an toàn, bền vững với chi phí đầu tư phù hợp với khả năng của mình.

Thanh Trúc

Skretting Việt Nam