Bạn tìm thông tin gì?

Blog

Mặn giảm, Bến Tre khuyến cáo người nuôi tôm khôi phục sản xuất

Tôm sú
Mặn giảm là điều kiện thuận lợi thả nuôi tôm nước lợ. Ảnh: Minh Đảm.

Do tình hình hạn mặn có khuynh hướng giảm, Chi cục Thuỷ sản tỉnh Bến Tre đã ban hành công văn khuyến cáo thả nuôi tôm khôi phục sản xuất.

Theo đó, để vụ nuôi tôm nước lợ năm 2020 đạt hiệu quả, Chi cục Thủy sản khuyến cáo đến người nuôi căn cứ vào điều kiện thực tế ao nuôi của mình đẩy nhanh tiến độ thả giống tôm biển.

Trước khi thả nuôi, hộ dân nên lưu ý một số vấn đề như: độ mặn thích hợp từ 10-15‰, chọn nguồn gốc tôm giống rõ ràng, mật độ thả nuôi phù hợp (tôm chân trắng từ 60-80 con/m2, cỡ PL≥12mm; tôm sú từ 20-25 con/m2, cỡ PL≥15mm), thường xuyên nên theo dõi thời tiết và kết quả quan trắc môi trường,…

Trong khi thả nên chú ý áp dụng quy trình kỹ thuật từ khâu cải tạo ao, xử lý nước đến chọn con giống. Người nuôi cũng nên rải vụ tránh ảnh hưởng đến giá tôm nguyên liệu.

Đối với những hộ có điều kiện nên áp dụng biện pháp ương tôm giống trước trong diện tích nhỏ (gièo hoặc ao đất, ao lót bạt), mật độ 1.000 con/m2, ương từ 25-30 ngày, khi điều kiện thuận lợi thì tiến hành thả ra ao nuôi để rút ngắn thời gian, giảm dịch bệnh và giảm chi phí sản xuất.

Khuyến khích người nuôi tôm biển áp dụng các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất như: Mô hình nuôi tôm nhiều giai đoạn; đầu tư nuôi theo bể tròn, nổi; ao nuôi lót bạt che lưới lan,…nhằm giảm dịch bệnh, tôm thu hoạch size cở lớn (20-25 con/kg) hiệu quả kinh tế cao hơn.

Thời gian qua, do tác động kép của hạn hán, xâm nhập mặn và đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, tiêu thụ thủy sản trên địa bàn tỉnh nói chung và nuôi tôm nước lợ nói riêng. Tổng diện tích nuôi thủy sản thả giống đến hết tháng 5 năm 2020 đạt 36.525ha, giảm 1,28% so cùng kỳ năm 2019 và đạt 77,7% so với kế hoạch năm 2020.

Hiện nay, điều kiện thời tiết dần ổn định, độ mặn giảm và các bệnh nguy hiểm trên tôm nuôi có chiều hướng giảm. Bên cạnh đó, nhu cầu mua tôm nguyên liệu để chế biến xuất khẩu của các doanh nghiệp vẫn đang duy trì, giá tôm nguyên liệu đang ở mức người nuôi có lãi. Nhu cầu tiêu thụ tôm trên thế giới dự báo sẽ tăng mạnh trở lại khi một số nước đã khống chế thành công đại dịch Covid-19. Đây sẽ là những yếu tố thuận lợi để khôi phục sản xuất.

Minh Đảm – Nông nghiệp Việt Nam

Xây dựng thương hiệu tôm Việt (tiếp)

Xây dựng thương hiệu tôm Việt (tiếp)

Ngày 8/10/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 30/2019/QĐ-TTg ban hành Quy chế xây dựng, quản lý, thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam và Quyết định số 1320/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam từ năm 2020 đến năm 2030. Đồng thời, năm 2020, Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kỳ xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần thứ 7 và Lễ Công bố các Doanh nghiệp có sản phẩm đạt THQG (dự kiến vào quý IV năm 2020). Bài viết này là một số suy nghĩ về thương hiệu ngành tôm ta, một sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu hàng năm gần 4 tỷ USD, nên cần quan tâm xây dựng thương hiệu để nâng tầm, nâng giá trị tôm Việt trên thương trường quốc tế. Bài viết có sử dụng một số tư liệu trên internet.

Tiến trình xây dựng thương hiệu tôm Việt

Phân tích phải chú trọng song song hai mặt vi mô và vĩ mô, vì có mối liên quan mật thiết, hỗ tương nhau.

Về mặt vi mô:

– Công việc xây dựng thương hiệu phải được chính lãnh đạo DN trực tiếp dẫn dắt và triển khai xuống cho toàn bộ người lao động ở tất cả các bộ phận thực hiện. Bao nhiêu tâm huyết, ý tưởng lớn về sứ mệnh, chiến lược mãi mãi chỉ nằm trên giấy nếu những con người này không hiểu và không đồng lòng triển khai. Nói cách khác, khi xây dựng thương hiệu, chính những người lao động của doanh nghiệp phải là những người ủng hộ lớn nhất để quảng bá thương hiệu. Thông điệp xây dựng thương hiệu tương thích với nguồn lực con người, nguồn lực tài chính của DN thì việc xây dựng càng thành công.

– Các DN tôm phải luôn tâm niệm tạo dựng uy tín thương hiệu là sự sống còn của mình. Không thể bóc ngắn cắn dài như một giai đoạn đã qua. Xây dựng uy tín thương hiệu là xây dựng thương hiệu bước đầu, nền tảng. Về mặt cụ thể là bảo đảm chất lượng tôm tốt, đồng đều; làm đúng tất cả điều khoản các hợp đồng đã ký kết như thời gian giao hàng, cơ cấu lô hàng, mẫu mã bao bì, hậu mãi… Việc này thực thi ổn định, nhất quán nếu có sự nhất trí đồng lòng của tất cả thành viên tham gia. Văn hoá DN có nhiều giá trị cốt lõi tốt sẽ là sợi dây vô hình gắn kết mọi người cùng nhìn về một hướng. Nếu nhiều DN đồng lòng như vậy, vô tình đã xây dựng hình ảnh quốc gia, thương hiệu tôm Việt từng bước có tiếng tăm.

– Việc tạo dựng hình ảnh đó gắn liền việc từng bước chen chân mẫu mã bao bì của mình có thương hiệu riêng. Việc này không dễ. Tuy nhiên, không thể nói khó mà né tránh. Phải tận dụng mọi cơ hội, có thể bắt đầu giao dịch từ khách hàng nhỏ mà họ chưa có thương hiệu riêng.

– Song song, cố gắng gia tăng quy mô vốn quy mô kinh doanh để đủ tiềm lực tài chánh đầy mạnh marketing và khuyến mại nhằm thu hút khách hàng tiêu thụ sản phẩm có bao bì thương hiệu của DN. Khi có sản phẩm chứa đựng trong bao bì riêng, có thương hiệu riêng được khách hàng chấp nhận, DN có thể tự tin thành công bước đầu trong việc xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, bước sau đó, duy trì và phát triển thương hiệu còn gian nan hơn.

– Với cách đặt vấn đề trên, việc xây dựng thương hiệu tôm Việt (quốc gia) và xây dựng thương hiệu tôm từng DN có mối quan hệ hữu cơ, hỗ tương nhau và khó kết luận là nên xây dựng thương hiệu nào trước.

Về mặt vĩ mô:

– Chính phủ có giải pháp khuyến khích các DN tích cực xây dựng, duy trì, phát triển thương hiệu như hỗ trợ thủ tục, tôn vinh các DN có thương hiệu tốt… Quyết định số 30/2019 của Chính phủ nêu ở đầu bài là một minh chứng sự quan tâm của Chính phủ trong việc xây dựng thương hiệu của tất cả DN.

– Chính phủ phải có giải pháp mạnh mẽ tích tụ ruộng đất, giảm hạn điền; chính quyền các địa phương phải có nhiều dự án kêu gọi đầu tư tổ chức nuôi tôm quy mô trang trại, có chuẩn chất lượng quốc tế; đồng thời quan tâm đầu tư cơ hạ tầng như điện, thủy lợi, lộ giao thông; có chương trình gia hóa tôm bố mẹ kháng bệnh…Tất cả để có nguồn tôm sạch, chất lượng tốt và giá cả cạnh tranh.

– Việc bảo vệ nôi trường trong hoạt động khai thác, sản xuất, dịch vụ… luôn được cơ quan chức năng nhắc nhở, kiểm soát và xử lý gắt gao ai cố tình vi phạm. Tất cả nhằm duy trì môi trường tự nhiên, thậm chí không bị xâm hại mà còn củng cố tốt lên. Ngoài không tác động xấu lên môi trường tự nhiên, các hoạt động nêu trên cũng không được làm ảnh hưởng hoạt động con người. Chỉ có như vậy, mới bảo đảm tính an toàn và bền vững của sản phẩm.

Trên là nội dung xây dựng thương hiệu tôm cho mảng tôm xuất khẩu. Riêng mảng nội địa, các DN tôm xây dựng thương hiệu dễ dàng hơn, ít phí tổn hơn nên mọi DN đều có thể thực hiện. Có thể phối hợp các hệ thống phân phối đang có hay xây dựng kênh tiêu thụ riêng; thậm chí có tài chánh mạnh như các DN tôm Trung Quốc đang làm là làm kênh tiêu thụ online toàn quốc. Sản phẩm các DN sẽ có bao bì riêng, thương hiệu riêng. Và để người tiêu dùng sớm nhận diện, các DN sẽ thông qua kênh quảng cáo quảng bá trên các phương tiện truyền thông.

Khái quát lại, việc xây dựng thương hiệu tôm Việt trên trường quốc tế là việc làm hết sức khó khăn, đòi hỏi sự kiên trì, tranh thủ thời cơ của từng lãnh đạo DN. Để tăng sức thuyết phục khách hàng, để thương hiệu được ổn định và bền vững, đòi hỏi DN tôm phải có sự chuẩn bị dài hơi như phải có vùng nuôi tầm cỡ. Vùng nuôi nay do DN tự nuôi hay liên kết các trang trại, hộ nuôi. Tất cả phải đạt chuẩn chất lượng nuôi có xác nhận. Tại DN phải xây dựng văn hóa DN, phải tuân thủ đạo đức kinh doanh, phải thực thi trách nhiệm xã hội, phải quan tâm xây dựng, thực hành bộ qui chuẩn phát triển bền vững… Tất cả phải đồng bộ và có biểu hiện rõ nét ra bên ngoài kết quả các việc đã nỗ lực thực hiện nhằm từng bước khẳng định tính trội sản phẩm như an toàn, truy xuất, bền vững là trung thực; nhằm nâng cao sức thuyết phục khách hàng, người tiêu dùng và nâng tầm thương hiệu đang gây dựng.

Tóm lại, xây dựng thương hiệu là việc vô cùng cần thiết nhằm nâng cao sức cạnh tranh, thu hút khách hàng, mở rộng hoạt động, thu hút nhân sự tốt cho DN…, nói chung là nâng tầm sản phẩm của mình, qua đó sẽ phát triển kinh doanh tốt hơn, nâng tầm DN. Tuy nhiên, không phải có DN là phải có thương hiệu. Phải liệu cơm gắp mắm, biết mình biết bạn mới thành công. Xây dựng thương hiệu lúc nào, lộ trình ra sao để tránh thất bại là một công việc nghiêm túc, khó khăn và cũng là một nghệ thuật mang tính trường kỳ! Rất mong sẽ có không ít DN tôm ta tham gia vào “Chương trình Xây dựng Thương hiệu Quốc gia” do Chính phủ chỉ đạo thực hiện nêu trên.

TS Hồ Quốc Lực – Nguyên Chủ tịch VASEP, Chủ tịch HĐQT FIMEX VNhttp://vasep.com.vn/

Người nuôi trồng thủy sản “treo ao”

Từ đầu năm đến nay, hoạt động nuôi trồng thủy sản (NTTS) của người dân gặp nhiều khó khăn. Không chỉ thời tiết bất lợi, mà sự biến động của thị trường do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 cũng khiến người nuôi lao đao.

“Treo ao” để tránh thua lỗ


Ông Trương Viết Tân (phường Ninh Hải, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) cho biết: “Từ đầu vụ nuôi đến nay, gia đình tôi đã thả nuôi tôm thẻ chân trắng 2 đợt nhưng không thu hoạch được con nào, bởi cứ thả giống xuống được 15 đến 20 ngày thì tôm chết yểu. Mấy chục triệu đồng mua giống cũng mất theo tôm. Không riêng gì gia đình tôi, hàng chục héc-ta ao đìa của các hộ nuôi ốc hương, tôm trong vùng cũng đang phải “treo ao” để tránh thua lỗ. Một số hộ nuôi khác thả nuôi theo hướng quảng canh, kết hợp nhiều loại thủy sản trong cùng ao nuôi, việc kết hợp này đầu tư thấp, ít thiệt hại nhưng thu không được bao nhiêu”.

Nuôi trồng thủy sản gặp khó, người dân chỉ thả giống cầm chừng.Nuôi trồng thủy sản gặp khó, người dân chỉ thả giống cầm chừng.


Ông Đặng Cửu – Trưởng phòng Kinh tế thị xã Ninh Hòa cho biết, diện tích NTTS trên địa bàn thị xã lên đến 1.950ha mỗi vụ nhưng từ đầu năm đến nay, người dân chỉ thả nuôi được 1.512ha, trong đó diện tích nuôi tôm sú 207ha, tôm thẻ chân trắng 703ha, các loại thủy sản khác 400ha. Hiện nay, do thời tiết bất lợi, cùng với dịch bệnh xuất hiện trên một số diện tích ao nuôi khiến người nuôi thua lỗ; đầu ra bấp bênh bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nhiều hộ chỉ nuôi cầm chừng theo hướng quảng canh, xen ghép với các đối tượng nuôi khác; thậm chí nhiều hộ “treo ao” chờ thời tiết thuận lợi, thị trường hồi phục mới tiếp tục nuôi.


Các vùng đìa ở Cam Lâm, Cam Ranh, Vạn Ninh… tình hình NTTS cũng gặp khó khăn, hình ảnh dễ bắt gặp là các ao nuôi khô rang, quạt nước nằm chỏng chơ… Lãnh đạo Chi cục Thủy sản cho biết, 5 tháng đầu năm, nông dân trong tỉnh đã thả nuôi nhiều đợt, với tổng diện tích 2.043ha ao đìa nước mặn, lợ nhưng sản lượng thu hoạch chỉ đạt 5.502 tấn, giảm 13% so với cùng kỳ năm trước. Không chỉ vậy, toàn tỉnh ghi nhận 55ha NTTS của người dân bị mất trắng.


Những khuyến cáo


Theo nhiều người nuôi thủy sản, nguyên nhân chính khiến hoạt động NTTS gặp khó khăn là do thời tiết diễn biến thất thường, đầu vụ lạnh kéo dài; giữa vụ nhiệt độ tăng cao; đặc biệt nhiệt độ tại các vùng nuôi trong tháng 5 dao động 30 – 310C, vượt ngưỡng cho phép, thủy sản nuôi dễ bị sốc nhiệt. Ngoài ra, các loại dịch bệnh cũng xuất hiện nhiều hơn. Một vấn đề khác tác động lớn đến hoạt động NTTS thời gian qua là thị trường đang bị ảnh hưởng lớn do tác động của dịch Covid-19, xuất khẩu gặp khó khăn, giá bán thủy sản xuống rất thấp. Tuy thả nuôi cầm chừng nhưng hiện nay, các loại thủy sản chủ lực như: Tôm thẻ chân trắng, tôm hùm, ốc hương, cá… đều bị ứ đọng nên người nuôi không mặn mà thả giống tiếp.


Theo bà Nguyễn Thị Toàn Thư – Phó Trưởng phòng NTTS (Chi cục Thủy sản), trước những bất lợi đối với hoạt động NTTS hiện nay, chi cục khuyến cáo người nuôi trong tỉnh cần điều chỉnh hoạt động nuôi vừa đảm bảo hiệu quả, vừa đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Theo đó, người nuôi cần theo dõi sát diễn biến thời tiết; thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường ao nuôi, độ PH, DO, độ mặn, kiềm…; nguồn nước đưa vào ao nuôi cần được xử lý kỹ. Trong quá trình nuôi, cần quản lý tốt chất thải, tránh để dịch bệnh lây lan ra môi trường… Để thích ứng với thị trường, người nuôi cần xem xét, tính toán kỹ đối tượng, số lượng nuôi trước khi thả giống.


Bên cạnh phục hồi các vùng nuôi, cần chú trọng nhân rộng các mô hình, công nghệ nuôi, quy trình nuôi hiện đại, hiệu quả để hạn chế thiệt hại. Việc tổ chức các mô hình liên kết trong NTTS cũng được chú trọng nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường về chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm và ổn định đầu ra cho người nuôi.

Nguồn: Báo Khánh Hòa

TT thủy sản 8/6: Nhật Bản tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn của nước ta

TT thủy sản 8/6: Nhật Bản tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn của nước ta

Vinanet – Theo thống kê của Hải quan, tính đến hết tháng 4/2020, xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt 2,23 tỷ USD, giảm gần 8% so với cùng kỳ năm 2019. Xuất khẩu trong tháng 4/2020 giảm nhẹ 2.9%. Ước tính xuất khẩu thủy sản trong tháng 5/2020 vẫn giảm nhẹ 1,6% đạt 570 triệu USD, đưa tổng xuất khẩu 5 tháng lên gần 3 tỷ USD, giảm trên 6% so với cùng kỳ năm ngoái.  

Dịch Covid 19 gây ảnh hướng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh ngành thủy sản khiến cho xuất khẩu thúy sản liên tục sụt giảm trong những tháng đầu năm, theo đó giảm mạnh ở thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc trong 2 tháng đầu năm. Từ tháng 3 dịch Covid-19 bùng phát ở các nước EU và Mỹ khiến xuất khẩu sang những thị trường này bị đình trệ. Do vậy, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ giảm 11% trong tháng 4 và tiếp tục giảm 10% trong tháng 5.Xuất khẩu sang thị trường EU cũng giảm sâu 21% trong tháng 5 sau khi giảm 23% trong tháng 4. Trong các thị trường chính nhập khẩu thủy sản Việt Nam, 2 tháng qua có thị trường Nhật Bản và Trung Quốc vẫn duy trì tăng trưởng dương. Sau khi kiểm soát được dịch Covid, từ tháng 3/2020 nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc phục hồi, nhập khẩu thủy sản của Việt Nam sang nước này tăng liên tục: tăng 35% trong tháng 4 và tiếp tục tăng mạnh 20% trong tháng 5.Trong khi đó, Nhật Bản ổn định nhu cầu nhập khẩu với giá trị nhập khẩu từ Việt Nam tăng liên tục qua các tháng đầu năm. Trong tháng 5, xuất khẩu sang Nhật tăng 9% sau khi tăng 16% trong tháng 4. Dự kiến với đà tăng trưởng này, Nhật Bản sẽ tiếp tục là thị trường lớn nhất tiêu thụ thủy sản Việt Nam năm nay và sẽ bù đắp phần đáng kể cho sự sụt giảm tại các thị trường EU, Mỹ. Tính đến hết tháng 5 xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ còn thấp hơn cùng kỳ năm ngoái khoảng 2%, đến cuối tháng 6, kết quả xuất khẩu sang thị trường này sẽ tương đương hoặc tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2019.Trong 4 tháng đầu năm 2020, dịch Covid-19 đã tác động không nhỏ tới xuất khẩu cá tra Việt Nam sang nhiều thị trường, tổng giá trị xuất khẩu cá tra trong 4 tháng đầu năm đạt 449 triệu USD, giảm 6,6% về lượng và giảm 26,9% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ tính riêng tháng 4 xuất khẩu cá tra, basa đạt hơn 60 nghìn tấn, trị giá 115,3 triệu USD tăng 0,3% về lượng nhưng lại giảm 19% so với cùng kỳ năm 2019.Giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL liên tục đứng ở mức thấp từ đầu năm 2020 tới nay; hiện nay giá 18.000 – 19.000 đ/kg đối với loại 700-800 g/con, trong khi giá thành sản xuất từ 21.000 – 22.000 đồng/kg, giảm 40% so với cùng thời điểm năm 2019. Nguyên nhân, do Dịch COVID-19 lan rộng làm đình trệ hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu tại các thị trường, nhu cầu giảm, giá xuất khẩu hạ khiến xuất khẩu sang Trung Quốc và EU đều giảm sâu 36%, xuất khẩu sang Mỹ giảm 13%, xuất khẩu sang ASEAN giảm 28%. Hiện nay tình trạng hạn mặn bất thường đã xảy ra ở ĐBSCL khiến cho vùng nuôi cá tra nguyên liệu bị ảnh hưởng, người nuôi ở một số địa phương đã ngưng thả nuôi do không đủ điều kiện nước, thủy lợi cho việc thả vụ mới.Hầu hết các mặt hàng đều sụt giảm, trừ tôm. Tổng sản lượng đạt 27,756 triệu tấn trị giá 237,6 triệu USD, tăng hơn 10% về lượng và giảm 4,3% về tri giá so với cùng kỳ. Tính chung 4 tháng đầu năm đạt 98,3 nghìn tấn đạt 859,5 triệu USD giảm 6% về lượng và giảm 2.4% về trị giá so với cùng kỳ.Sau một thời gian sụt giảm do ảnh hưởng từ dịch COVID-19, từ đầu tháng 5/2020, giá tôm nguyên liệu tại ĐBSCL đang dần tăng trở lại, mở ra kỳ vọng thuận lợi cho sản xuất vụ tôm mới. Trong tháng 5, giá tôm chân trắng loại 100 con/kg giá 95.000 – 100.000 đồng, tăng 15.000 – 20.000 đồng/kg so với cách đây 3 tháng. Tôm sú cỡ 30 con/kg giá 200.000 – 230.000 đồng, tăng 30.000 – 40.000 đồng/kg. Nguyên nhân do nhu cầu tiêu thụ tôm thế giới tăng, việc kiểm soát dịch COVID-19 ở Trung Quốc, Hàn Quốc có chiều hướng tốt hơn sẽ có thêm hi vọng cho người nuôi và nhà máy chế biến khi những ách tắc tại thị trường xuất khẩu phần nào được tháo gỡ. Nguồn cung tôm giảm sẽ tác động làm tăng giá tôm trong thời gian tới, nhất là sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát.Ước tính tổng xuất khẩu hải sản đến cuối tháng 5/2020 đạt trên 1,1 tỷ USD, giảm trên 4% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó giảm mạnh cá ngừ (-18%) và mực bạch tuộc (-19%), các sản phẩm hải sản khác vẫn tăng nhẹ (cá biển khác tăng gần 5%). duy trì tăng trưởng 6% trong tháng 4 và tháng 5 do vậy sau 5 tháng xuất khẩu tôm vẫn có tăng trưởng dương gần 4% với gần 1,2 tỷ USD. Xuất khẩu cá tra đến tháng 5 đang hồi phục dần so với tháng 4, tuy nhiên so với cùng kỳ ngoái vẫn thấp hơn 15% và kết quả sau 5 tháng ước đạt gần 600 triệu USD, giảm 24%.Dự báo xuất khẩu thủy sản trong những tháng tới sẽ hồi phục dần vì thị trường EU đã bắt đầu mở cửa thông thương trở lại từ tháng 5, nhu cầu sẽ tăng dần trong những tháng tới. Tuy nhiên, diễn biến dịch Covid còn phức tạp tại Mỹ và một số nước khác nên sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến thương mại thủy sản chung của toàn cầu. Do vậy, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam khó hồi phục mạnh trong những tháng cuối năm.

Nguồn: VITIC

kiên Giang đẩy mạnh mô hình nuôi Tôm quảng canh

Hiện nay, nông dân nuôi tôm bằng nhiều hình thức như: quảng canh cải tiến, bán thâm canh, thâm canh… Mỗi hình thức nuôi đều có những ưu, nhược điểm riêng. Chính vì vậy, để tìm ra một hình thức nuôi với chi phí thấp, hiệu quả kinh tế cao là vô cùng cần thiết.Hình thức nuôi tôm QCCTNSC chi phí vừa phải, gần gũi với người dân, kỹ thuật không đòi hỏi cao như nuôi tôm công nghiệp mà hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với hộ gia đình.

nuôi tôm quảng canh ở kiên giang đạt kết quả cao ( ảnh minh họa )

Mô hình tôm – lúa  Sóc Trăng từ các số liệu thống kê từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mỹ Xuyên cho thấy, trong mô hình tôm – lúa, nếu nuôi tôm sú theo hình thức quảng canh cải tiến, năng suất đạt 0,5 tấn/ha, nuôi bán thâm canh là 1,8 tấn/ha; còn nếu nuôi tôm thẻ chân trắng bán thâm canh năng suất bình quân 2,8 tấn/ha và một vụ lúa năng suất đạt từ 6 – 7 tấn/ha. Cũng với mô hình này, thông qua sự hỗ trợ của ngành nông nghiệp và các doanh nghiệp, đã có những hợp tác xã thực hiện và đạt chứng nhận các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế cho con tôm và cây lúa, như: ASC, Organic, VietGAP…

xã Nam Yên (huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang), nơi có phong trào nuôi tôm phát triển rất mạnh. Theo thống kê, toàn xã có đến 90% hộ dân nuôi tôm quảng canh. Và chính mô hình này đã đem lại cuộc sống ấm no cho người dân địa phương.

Nam Yên là một trong 4 xã bãi ngang ven biển, thuộc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội còn khó khăn của huyện An Biên. Trước đây, người dân Nam Yên chủ yếu sản xuất 2 vụ lúa, nhưng năng suất rất thấp. Năm 2006, từ mô hình lúa – tôm của một vài hộ dân có hiệu quả, lãnh đạo địa phương đã phát động, khuyến khích người dân chuyển sang nuôi tôm quảng canh.

Anh Lưu Hoàng Giang, một nông dân ở xã Nam Yên cho biết: Nếu cùng làm trên cùng diện tích ví như trên 1 ha, thì làm lúa thu được 2 đến 3 triệu đồng/vụ, coi như trúng mùa, trúng giá. Còn đối với nuôi tôm quảng canh, có thể thu được từ 15 đến 20 triệu đồng/vụ rất bình thường. Nuôi tôm quảng canh là hình thức nuôi dựa hoàn toàn vào thức ăn tự nhiên trong ao. Ưu điểm của phương thức nuôi này là: mật độ thả nuôi tôm thấp, nuôi không tốn kém chi phí giống và thức ăn, kích cỡ tôm thu lớn, giá bán cao, cần ít nhân lực cho một đơn vị sản xuất và thời gian nuôi không dài.

Cũng như nhiều hộ dân ở đây, hơn 10 năm trước, anh Lưu Minh Trí, ở xã Nam Yên, huyện An.Mới khởi nghiệp, anh Trí nuôi tôm với diện tích 4 ha, cùng với tiếp sức của ngân hàng Agribank về nguồn vốn, làm ăn hiệu quả nên đến nay anh đã có trên 8 ha đất để nuôi tôm quảng canh. Anh tâm sự: “Không có vốn vay từ Agribank thì gia đình chúng tôi không có được như ngày hôm nay. Con cái trong nhà được đến trường ăn học, đặc biệt hơn, vợ chồng tôi mới xây được căn nhà tường kiên cố trên 500 triệu đồng cũng nhờ vào mô hình nuôi tôm quảng canh”.

Mô hình nuôi tôm quảng canh thành công, không chỉ giúp nhiều nông hộ có điều kiện vươn lên khá giả, mà còn góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân thông qua các dịch vụ ngành tôm.

Ông Lưu Văn Việt, phó chủ tịch thường trực UBND xã Nam Yên cho biết: Nhiều năm qua, với sự đồng hành, tiếp sức về vốn của Agribank nên tỷ lệ hộ nghèo của Nam Yên từ 25,56% chỉ còn 3,83%. Thời gian qua, nhiều nông dân áp dụng mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến và áp dụng kỹ thuật mới nên tôm cho năng suất khá cao vì vậy giúp nhiều người dân xây dựng nhà cửa khang trang, thậm chí cả xóm cất nhà tường nhờ con tôm quảng canh. Từ những động lực đó góp phần rất lớn trong việc xây dựng xã nông thôn mới ở địa phương sớm hoàn thành chỉ tiêu đạt chuẩn xã nông thôn mới.

Trên đà thắng lợi này, xã sẽ tiếp tục vận động bà con nông dân chuyển hết số diện tích còn lại thực hiện mô hình nuôi tôm quảng canh, nhằm góp phần khai thác tối đa tiềm năng lợi thế của địa phương. Đây cũng là định hướng dài hơi của tỉnh, nhằm từng bước xây dựng thương hiệu tôm Kiên Giang trên thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.

Theo : GIA PHÚ -Vietlinh

Nguồn tin: Khoa học Phổ thông,

Sóc Trăng: Khuyến cáo nuôi tôm trong điều kiện chuyển mùa, thời tiết bất thường

Trong những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng nói chung và huyện Mỹ Xuyên nói riêng đã xuất hiện những cơn mưa đầu mùa, điều này ít nhiều ảnh hưởng đến việc nuôi tôm của các hộ dân

Theo dự báo thời tiết của Đài khí tượng thủy văn tỉnh Sóc Trăng, từ nửa cuối tháng 5, tỉnh Sóc Trăng sẽ chính thức bước vào mùa mưa, tuy nhiên nền nhiệt vẫn ở mức cao, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn (26 – 35 độ C).

Trong điều kiện nắng nóng xen kẻ những trận mưa đầu mùa dể làm cho môi trường ao nuôi bị biến động mạnh, sức đề kháng của tôm nuôi giảm, mầm bệnh có điều kiện phát triển.

Nhằm giảm thiểu những tác động bất lợi của thời tiết trong giai đoạn chuyển mùa, giảm tỷ lệ tôm thiệt hại, góp phần cho vụ tôm năm 2020 được thành công, Phòng NN-PTNT huyện Mỹ Xuyên khuyến cáo người nuôi một số vấn đề cần lưu ý trong thời điểm hiện nay:

– Thường xuyên theo dõi chặt chẽ các yếu tố môi trường ao nuôi, đảm bảo nằm trong ngưỡng thích hợp; đặc biệt chú ý các yếu tố pH, độ kiềm, oxy, khí độc rất dể biến động theo hướng bất lợi cho tôm sau những cơn mưa lớn.

– Chủ động bón vôi xung quanh bờ ao trước khi mưa: vôi CaCO3 với liều lượng 10kg/100m2, tránh giảm pH, độ kiềm đột ngột và hạn chế nước ao bị đục sau mưa.

– Tháo bỏ phần nước mưa trên mặt (đối với những cơn mưa lớn), tránh gây sốc độ mặn, nhiệt độ đột ngột sau mưa.

– Sau khi mưa kiểm tra lại pH và độ kiềm, sử dụng vôi CaCO3 hoặc Dolomite khoảng 10-15kg/1.000m3 để điều chỉnh pH và độ kiềm cho phù hợp.

– Định kỳ xử lý nền đáy ao bằng các chế phẩm sinh học và thả ghép với một số loài thủy sản khác như: cá rô phi, cá điêu hồng…. để góp phần xử lý chất thải trong ao, làm sạch môi trường và hạn chế dịch bệnh xảy ra.

– Tăng cường chạy quạt vào ban đêm và sau khi trời mưa để tránh hiện tượng phân tầng nước gây sốc cho tôm.

– Định kỳ sử dụng khoáng tạt vào ban đêm để kích thích tôm lột xác đồng loạt, mau cứng vỏ và hạn chế tối đa tôm bị sốc trong thời điểm lột xác.

– Vào những ngày nắng nóng hoặc mưa liên tục hoặc quan sát thấy tôm lột xác… cần giảm 20-30% lượng thức ăn tránh dư thừa gây ô nhiễm ao nuôi.

– Bổ sung Vitamin C, men tiêu hóa vào thức ăn cho tôm để tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ tiêu hóa cho tôm.

– Quan sát kỷ hoạt động của tôm, tình hình sức khỏe tôm nuôi (màu sắc, các phụ bộ, đường ruột, khả năng bắt mồi, tốc độ tăng trưởng,…) để có hướng xử lý kịp thời.

– Định kỳ lấy mẫu nước ao nuôi và/hoặc mẫu tôm đến các Phòng xét nghiệm kiểm tra mật độ vi khuẩn Vibrio trong ao nuôi. Nếu thấy mật độ vi khuẩn vượt ngưỡng giới hạn cho phép cần tiến hành diệt khuẩn.

– Dự trữ đủ các loại vôi, khoáng chất, các chất xử lý môi trường, nhiên liệu,… để xử lý kịp thời các tình huống xấu thường xảy ra trong mùa mưa.

– Đối với những ao chuẩn bị thả giống, cần theo dõi thông tin dự báo thời tiết để chọn ngày thả cho thích hợp; tránh thả giống vào những ngày mưa lớn hoặc ngay sau những ngày mưa lớn vì rất dể gây sốc cho tôm con, giảm tỷ lệ sống.

– Thả giống kết thúc trong tháng 6/2020 để đảm bảo thời gian lắp lại vụ lúa, thường xuyên theo dõi cập nhật thông tin diễn biến về môi trường, thời tiết, dịch bệnh để chủ động trong sản xuất.

Khuyến cáo nuôi tôm trong điều kiện chuyển mùa, thời tiết bất thường

Còn theo chia sẻ của lãnh đạo Phòng Kinh tế TX. Vĩnh Châu, tính tới thời điểm hiện tại, diện tích thả nuôi tôm trên địa bàn thị xã là 2.844ha/3.248 hộ, trong đó, tôm thẻ 2.350ha/2.621 hộ, tôm sú 494ha/627 hộ và diện tích thiệt hại 110ha/175 hộ, chiếm 3,9% diện tích thả nuôi (tôm thẻ 91,5ha/141 hộ; tôm sú 19,3ha/34 hộ). Một trong những nguyên nhân dẫn đến tôm thiệt hại là môi trường nước ao nuôi chưa đạt yêu cầu, bệnh hoại tử gan tụy cấp, bệnh đốm trắng, đặc biệt là chất lượng con giống thả nuôi không đảm bảo.

Do là địa phương có diện tích thả nuôi tôm lớn và đã thắng lợi trong các vụ nuôi liên tiếp, nổi bật là mùa vụ tôm 2019, TX. Vĩnh Châu đạt năng suất, chất lượng tôm nuôi ở mức cao. Vì vậy, Phòng Kinh tế TX. Vĩnh Châu đã triển khai các giải pháp cho vụ nuôi tôm là khuyến cáo người dân phải thả nuôi theo đúng lịch thời vụ để quản lý tốt dịch bệnh, thả nuôi rải vụ, thả nuôi tùy theo khả năng đầu tư và trình độ chuyên môn, kỹ thuật (khi có đủ các điều kiện về cơ sở hạ tầng, vốn, xử lý môi trường ổn định thì mới tiến hành thả giống); tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt các quy định trong nuôi tôm, nhất là về quy hoạch vùng nuôi, bảo vệ môi trường, phòng, chống dịch bệnh; lựa chọn con giống, vật tư có chất lượng tốt; tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công đối với các công trình phục vụ sản xuất, nhất là các công trình thủy lợi, phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo đủ nguồn nước cho các vùng nuôi.

Mặt khác, chỉ đạo các xã, phường chủ động theo dõi thời tiết, thủy văn; cập nhật thông tin diễn biến mực nước, độ mặn; làm tốt công tác phòng ngừa, giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm môi trường; tăng cường kiểm soát, phát hiện và xử lý các nguồn xả thải tại các vùng nuôi…; đổi mới công tác tập huấn, tuyên truyền, chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả cảnh báo dịch bệnh đến người nuôi tôm; phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh quản lý chặt hơn nữa chất lượng con giống, vật tư đầu vào…

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huỳnh Ngọc Nhã thông tin: “Trước tình hình thời tiết chuyển mùa như hiện nay, giải pháp tốt nhất cho mùa vụ tôm nuôi nước lợ là cần tiếp tục biện pháp nuôi rải vụ, thả giống với mật độ thưa, áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến để hạn chế rủi ro và theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết; quan trắc môi trường nước, kiểm soát chất lượng vật tư đầu vào đầu ra trong nuôi thủy sản, điều kiện cơ sở sản xuất giống, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản. Đồng thời, tổ chức sản xuất nuôi tôm từ các hộ nhỏ lẻ thành các tổ nhóm nuôi tôm để có sự đồng quản lý về môi trường và kiểm soát dịch bệnh tốt hơn. Qua đó, khuyến cáo người dân không sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm trong nuôi tôm và hạn chế tối đa việc sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản; đẩy mạnh chuyển giao khoa học kỹ thuật, phổ biến các quy trình nuôi tôm tiên tiến nhằm giảm chi phí, kiểm soát tốt dịch bệnh trong ao nuôi…”.

Duy Minhhttps://moitruong.net.vn/

Tôm hùm và ô tô Mỹ sẽ leo thang thuế quan đối với Liên minh Châu Âu?

Tổng thống Donald Trump đang ủng hộ tôm hùm Mỹ. Và ngày 05/6, Tổng thống Mỹ đã nhắm đến thị trường Liên minh châu Âu với đe dọa leo thang thuế quan đối với xe ô tô được sản xuất tại EU nếu thuế quan của EU đối với tôm hùm Mỹ không giảm.

Một số nhà sản xuất ô tô đã xuất khẩu xe sản xuất tại EU sang Mỹ. Chính quyền Trump trước đây đã kêu gọi một số nhà sản xuất ô tô Đức không sản xuất tại Mỹ, cáo buộc không tạo ra việc làm mặc dù các nhà sản xuất này đã nhận được lợi ích từ một thị trường đang bùng nổ ở Mỹ.Tôm hùm và ô tô Mỹ sẽ leo thang thuế quan đối với Liên minh Châu Âu? Ảnh 1

Thị trường ô tô có thể không bùng nổ trong bối cảnh Covid-19 nhưng chính quyền Trump dường như đang đặt ra những rắc rối hơn nữa. Nếu Liên minh châu Âu không giảm thuế đối với tôm hùm Mỹ “ngay lập tức” thì Mỹ sẽ đưa ra mức thuế đối với ô tô của EU. Financial Times cho biết rằng trong khi tôm hùm Canada được EU nhập khẩu miễn thuế, thì tôm hùm sống của Mỹ chịu mức thuế 8%. Điều này đã được các nhà sản xuất tôm hùm Mỹ khuyến nghị để chính quyền Trump xem xét leo thang thuế quan với EU.

Những chiếc xe được sản xuất bên ngoài Mỹ nhưng được bán trên thị trường Mỹ đã nằm trong diện xem xét tăng thuế của Mỹ từ lâu. Tuy nhiên, không chỉ các nhà sản xuất xe hơi hạng sang của Đức mà cả các công ty Mỹ cũng bị buộc phải xem xét các khoản đầu tư lớn vào thị trường Mỹ sau tuyên bố của Tổng thống Trump. Các nhà phân tích và các chuyên gia trong ngành tin rằng các ý kiến mà Tổng thống Trump bày tỏ rõ ràng, có thể đã thúc đẩy các công ty như Ford có kế hoạch đầu tư 1,2 tỷ USD vào các nhà máy tại Mỹ. Mặc dù mối đe dọa mới nhất về thuế quan đối với tôm hùm theo thông điệp của Tổng thống Trump không nhắm trực tiếp vào các nhà sản xuất ô tô, nhưng có khả năng sẽ bùng nổ nguy cơ mới mà họ phải đối mặt.

Duy HưngBÁO CÔNG THƯƠNG : https://congthuong.vn