Bạn tìm thông tin gì?

Blog

Streptomyces tăng khả năng sống sót của tôm nhiễm bệnh

tôm thẻ
Tiềm năng của men vi sinh Streptomyces đối với tôm thẻ rất lớn.

Kết quả khẳng định tiềm năng lớn của các chủng Streptomyces với vai trò là men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản, cụ thể là đối với tôm thẻ.

Tiềm năng lớn của các chủng Streptomyces 

Trong một hệ thống nuôi trồng thủy sản, tôm và vi sinh vật có chung môi trường sống; do đó, cộng đồng vi sinh vật đường ruột tương tác trực tiếp với vi sinh vật phù du. Do đó, đặc tính của hệ vi sinh vật đường ruột của các sinh vật dưới nước là ưu tiên để hiểu các tương tác giữa vi sinh vật chủ và mối quan hệ tương ứng với hệ vi sinh vật xung quanh.

Nhiều chiến lược đã được phát triển để cải thiện đường tiêu hóa của động vật thủy sản như bổ sung vi khuẩn có lợi và tránh sự tăng sinh của vi khuẩn gây bệnh. Một trong những phương pháp này là chế độ ăn bổ sung prebiotic (chuối, hành, tỏi,…), probiotic (vi khuẩn sống có lợi) và cộng sinh, cũng có thể cải thiện sự tăng trưởng của động vật và hiệu quả sử dụng thức ăn. Probiotic đã được chứng minh là một sự thay thế đầy hứa hẹn và thân thiện với môi trường để phòng bệnh, đặc biệt là trong nuôi các loài giáp xác có giá trị cao như tôm.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế phẩm sinh học có thể góp phần tiêu hóa enzyme, ức chế vi sinh vật gây bệnh, thúc đẩy các yếu tố tăng trưởng và tăng phản ứng miễn dịch của các sinh vật dưới nước. Do đó, các vi sinh vật có lợi mới có thể được sử dụng làm chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản liên tục được khám phá. Actinomycetes là một trong những ứng cử viên đầy triển vọng nhờ khả năng sản xuất nhiều loại kháng sinh và enzyme ngoại bào.

Bốn nhóm tôm thí nghiệm lặp lại 3 lần được xử lý bằng các tác nhân sinh học như sau: 

(a) RL8 (Streptomyces sp. RL8).

(b) Lac ‐ Strep (Lactobacillus graminis + Streptomyces sp. RL8 và Streptomyces sp. N7; tỷ lệ 1: 1: 1).

(c) Bac ‐ Strep (B. tequilensis YC5‐2, B. endophyticus C2‐2, B. endophyticus YC3 ‐ B, Streptomyces sp. RL8 và Streptomyces sp. N7; 1: 1: 1: 1: 1.

(d) Control – nhóm đối chứng (không bổ sung men vi sinh).

Tôm thí nghiệm được nuôi bằng một loại thức ăn thương mại, 35% protein, thức ăn viên công nghiệp, trong đó các vi khuẩn huyền phù được kết hợp bằng cách phun. Các chủng Lactobacillus và Bacillus được kết hợp ở nồng độ cuối cùng là 1 × 106 CFU trên mỗi gram thức ăn, trong khi các chủng Streptomyces được thêm vào với tỷ lệ 1×108 CFU trên mỗi gram thức ăn.

Tôm đã được xử lý được cho ăn ba lần một ngày trong suốt 30 ngày được bổ sung chế phẩm sinh học và nhóm đối chứng được cho ăn chế độ ăn thương mại nuôi trong nước biển vô trùng. Tải lượng vi khuẩn trong thức ăn được xác nhận bằng phương pháp đếm tấm; vật chất lơ lửng đã được loại bỏ hàng ngày bằng phương pháp siphon, sau đó bổ sung nước bỏ đi (25%). Không có trao đổi nước được thực hiện trong thí nghiệm, và tôm chết được đưa ra khỏi bể vào ban ngày.

Streptomyces tăng khả năng sống sót của tôm nhiễm mầm bệnh

Ruột động vật là một cơ quan quan trọng để lưu trữ thực phẩm, hấp thụ chất dinh dưỡng và đóng một vai trò quan trọng trong khả năng miễn dịch. Một số chức năng đường ruột khác đạtđược thông qua chuyển hóa vi khuẩn như cải thiện phản ứng miễn dịch, hấp thụ chất dinh dưỡng và duy trì cân bằng nội môi. Do đó, điều chế hệ vi sinh vật đường ruột  – thông qua tối ưu hóa công thức chế độ ăn uống hoặc bổ sung prebiotic và men vi sinh rất quan trọng để cải thiện sự phát triển sinh lý chung, tăng năng suất và lợi ích kinh tế trong quá trình nuôi tôm.

Nghiên cứu này cho thấy các nhóm RL8_ACH (sau thí nghiệm) và Bac Strep_ACH có độ đa dạng vi khuẩn cao hơn, có liên quan đến sự kháng khuẩn của vật chủ lớn hơn đối với sự xâm nhập của mầm bệnh so với các nhóm thử nghiệm khác. Có sự thay đổi đáng kể về thành phần microbiota (cộng đồng vi sinh vật gây bệnh) của tôm thẻ chân trắng, đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy hiệu quả của các chủng Streptomyces đơn hoặc kết hợp. Kết quả cho nhóm nhóm đối chứng ACH được thử nghiệm với V. parahaemolyticus cho thấy sự đa dạng vi khuẩn và sự phong phú loài ít hơn do sự hiện diện của mầm bệnh, do đó dễ bị xâm nhập bởi tác nhân này.

Proteobacteria (nhóm vi khuẩn Gram âm) là phylum chiếm ưu thế trong ruột của tôm thẻ chân trắng được bổ sung men vi sinh trước và sau thí nghiệm với V. parahaemolyticus, tiếp theo là Actinobacteria và Bacteroidetes. Phylum này đã được coi là phong phú nhất ở tôm thẻ trong nhiều nghiên cứu với sự phong phú tương đối từ 68% đến 97%. Kết quả tương tự cũng được báo cáo ở các độ mặn và loại thức ăn khác nhau. Các nghiên cứu khác đã phát hiện Phyla Firmicutes, Bacteroidetes và Actinobacteria là ưu thế nhất sau Proteobacteria. Tuy nhiên, sự phong phú tương đối của các vi khuẩn này trong ruột của tôm thẻ chân trắng thay đổi theo điều kiện môi trường và chế độ ăn uống. Actinobacteria là loại phylum dồi dào thứ hai trong ruột tôm. Việc thêm các chủng Streptomyces vào thức ăn dẫn đến khả năng sống sót của tôm thẻ cao hơn sau thí nghiệm với V. parahaemolyticus

Kết quả cho thấy tiềm năng to lớn của các chủng Streptomyces trong nuôi trồng thủy sản. Sự xâm nhập của vi sinh vật và sự sống sót trong ruột của tôm là điều kiện tiên quyết quan trọng đối với các chế phẩm sinh học tiềm năng trong tương lai. Streptomyces sp. RL8, là loài bản địa của trầm tích biển, phát triển ở một phạm vi rộng của nồng độ pH và muối, và tạo ra các bào tử cùng với một số enzyme ngoại bào và các chất chuyển hóa kháng khuẩn.

Đặng Tuấn – https://tepbac.com/

Tem truy xuất nguồn gốc thông minh cho tôm giống Ninh Thuận

Sản xuất tôm giống
Sản xuất tôm giống chất lượng cao tại Công ty Cổ phần Đầu tư S6 (Ninh Hải). Ảnh: B.Thương

Ứng dụng tem truy xuất nguồn gốc thông minh để nâng tầm thương hiệu tôm giống Ninh Thuận, nhận diện và phát huy giá trị Nhãn hiệu chứng nhận “Tôm giống Ninh Thuận”

Năm 2018, sản phẩm Tôm giống Ninh Thuận được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận đăng ký dưới hình thức Nhãn hiệu chứng nhận. Khi đưa vào khai thác Nhãn hiệu đã hỗ trợ rất nhiều cho công tác quản lý, nhận diện sản phẩm Tôm giống Ninh Thuận. Tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng các cơ sở không sản xuất nhưng tiến hành thu gom sản phẩm tại các địa phương khác và lấy Nhãn hiệu tôm giống Ninh Thuận để giao khách hàng khiến uy tín, sự hài lòng của khách hàng đối với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tôm giống bị giảm sút. Do đó, để Tôm giống Ninh Thuận là lựa chọn hàng đầu đối với người nuôi thủy sản trong cả nước, mới đây Chi cục Thủy sản tỉnh đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) triển khai tem truy xuất nguồn gốc thông minh dành cho sản phẩm tôm giống. Đây được xem là một trong những tín hiệu và là động thái tích cực khi Ninh Thuận là một trong những tỉnh đầu tiên sử dụng tem truy xuất nguồn gốc thông minh về sản phẩm tôm giống.

Công ty Cổ phần Đầu tư S6 là một trong những doanh nghiệp đầu tiên của tỉnh được Chi cục Thủy sản tỉnh hỗ trợ 5.000 tem truy xuất nguồn gốc thông minh để sử dụng trong hoạt động sản xuất, mua bán tôm giống. Để được cấp tem truy xuất nguồn gốc thông minh, công ty đã hoàn thiện cơ sở vật chất nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn chung, với việc đầu tư công nghệ sản xuất tôm giống hiện đại, quy trình khép kín được thẩm định đạt chuẩn trong sản xuất tôm sạch bệnh. Ông Lê Văn Quê, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư S6, cho biết: Công ty rất vinh dự được Sở KH&CN chọn là đơn vị đầu tiên ứng dụng tem truy xuất nguồn gốc thông minh. Theo ông Quê, thị trường tôm giống khó tính, nếu doanh nghiệp, cơ sở sản xuất muốn làm ăn lâu dài thì yếu tố thành công chỉ có thể là chất lượng. Khi ứng dụng tem truy xuất nguồn gốc thông minh sẽ giúp khách hàng và đối tác kiểm tra nhanh xuất xứ của lô hàng bằng động tác đơn giản là kiểm tra mã QR trên smartphone sẽ hiện rõ thông tin về nhật ký hồ nuôi như: Xuất xứ tôm bố mẹ, thời gian đẻ, quy trình sản xuất và quan trọng là có xuất xứ tại Ninh Thuận. Việc kiểm tra nhanh xuất xứ sẽ giúp khách hàng yên tâm hơn về nguồn gốc; đồng thời, sẽ tránh được tình trạng mua phải hàng nhái, hàng giả trên thị trường, góp phần xây dựng thương hiệu thiết lập niềm tin đối với khách hàng.

Ông Dư Ngọc Tuân, Chi cục phó Chi cục Thủy sản tỉnh, cho biết: Để đảm bảo vị thế là một trong những trung tâm sản xuất tôm giống chất lượng cao của cả nước, ngoài việc phát huy giá trị nhãn hiệu chứng nhận “Tôm giống Ninh Thuận”, thì việc đưa vào sử dụng tem truy xuất nguồn gốc thông minh sẽ giúp nhiều cho doanh nghiệp trong việc quảng cáo thương hiệu của mình. Vừa qua, Chi cục Thủy sản tỉnh đã nhận bàn giao 30.000 tem truy xuất nguồn gốc thông minh và đã tiến hành bàn giao 5.000 tem cho Công ty Cổ phần Đầu tư S6. Theo ông Tuân: thời gian tới bắt buộc tất cả các cơ sở sản xuất tôm giống trên địa bàn tỉnh đều phải sử dụng tem truy xuất nguồn gốc thông minh cho sản phẩm tôm của mình khi xuất bán. Nhưng để có thể sử dụng tem truy xuất nguồn gốc thông minh, thì cơ sở phải đảm bảo đủ các điều kiện về cơ sở vật chất thủy sản theo quy định. Để làm được điều đó, các cơ sở phải nâng cấp cơ sở hạ tầng theo đúng quy hoạch của tỉnh, nhãn mác phải đăng ký công bố tại Chi cục Thủy sản, quy trình sản xuất phải đảm bảo theo tiêu chuẩn. Thời gian qua, Chi cục Thủy sản tỉnh đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất tôm giống để nhắc nhở, khắc phục những thiếu sót. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vẫn còn nhiều cơ sở chưa đăng ký quy trình nuôi, nhãn hiệu cũng như chưa hoàn thiện cơ sở vật chất trại nuôi theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ về các điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản. Sắp tới, Chi cục Thủy sản tỉnh sẽ tiếp tục tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất tôm giống, những cơ sở nào không thực hiện đủ điều kiện theo Nghị định 26 sẽ bị thu hồi giấy phép sản xuất và xử phạt hành chính.

Trên địa bàn tỉnh có 1.200 trại nuôi tôm giống, cung cấp trên 40% nhu cầu con giống cho cả nước, năng lực sản xuất hàng năm trên 32 tỷ con tôm giống. Để đảm bảo chất lượng, ngoài việc đầu tư trang thiết bị hiện đại, ứng dụng quy trình công nghệ tiên tiến, thì các biện pháp nhận biết như Nhãn hiệu tôm giống Ninh Thuận, tem truy xuất nguồn gốc thông minh sẽ góp phần quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu, nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh trên thị trường tôm giống trong và ngoài nước.

Thanh Thịnh Báo Bình Thuận

Kinh nghiệm để có vụ tôm thắng lớn

Theo nhận định của Tổng cục Thủy sản, điều kiện thời tiết các tháng đầu năm 2020 vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) xảy ra hạn, mặn, cũng như xuất hiện các cơn mưa trái mùa và biến động nhiệt độ ngày đêm lớn làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình thả nuôi; qua đó có 100% các địa phương đã xây dựng lịch thời vụ thả nuôi tôm năm 2020 phù hợp tình hình thực tế. Thông qua lịch thời vụ, người dân đã nắm bắt kịp thời, đảm bảo vụ thả nuôi đúng tiến độ. Để vụ nuôi tôm thắng lợi, các tỉnh nuôi tôm khu vực ĐBSCL đã có những kinh nghiệm chia sẻ đến ngành chuyên môn và hộ dân các tỉnh có nuôi tôm nhằm góp phần tăng sản lượng tôm nuôi, phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

Kinh nghiệm thực tiễn nghề nuôi tôm…

Là một trong những tỉnh lân cận với Sóc Trăng, Cà Mau là địa phương có diện tích nuôi tôm trên 280.000ha, sản lượng trên 190.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD. Theo quan điểm phát triển của tỉnh là hướng đến ổn định diện tích tôm nuôi, tăng mức độ thâm canh, tăng năng suất nhưng phải đảm bảo yếu tố bền vững, phát triển diện tích nuôi thâm canh hợp lý ở những nơi có điều kiện, phát triển mạnh nuôi quảng canh cải tiến, duy trì và phát huy tốt lợi thế tôm sinh thái (tôm – rừng, tôm – lúa) xúc tiến chứng nhận để nâng cao giá trị, tái cơ cấu lại hệ thống sản xuất ngành hàng tôm của tỉnh.

Áp dụng quy trình nuôi hiện đại, nâng cao năng suất, chất lượng tôm nuôi. Ảnh: Thúy Liễu

Với những quan điểm nêu trên, ngành nông nghiệp Cà Mau đã triển khai các giải pháp trọng tâm trong nuôi tôm bằng cách tăng cường công tác quản lý thức ăn, chế phẩm sinh học, hóa chất để xử lý, cải tạo môi trường dùng trong thủy sản theo quy định. Đồng thời, kiểm tra điều kiện cơ sở mua bán thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh; tăng cường quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp phục vụ cho sản xuất, tập huấn, tuyên truyền cho người dân hiểu và sử dụng vật tư nông nghiệp đảm bảo chất lượng, đúng quy định, chỉ đạo các cơ quan quản lý chuyên ngành kiểm tra, xử lý nghiêm các đối tượng sản xuất, kinh doanh sai quy định…

Qua đó, ngành nông nghiệp Cà Mau đã tăng cường quản lý chất lượng giống thủy sản tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh; triển khai khung lịch thời vụ thả giống tôm nước lợ năm 2020; thực hiện tốt công tác quan trắc môi trường vùng nuôi; kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời; khuyến cáo người nuôi tôm ương dưỡng 2 – 3 giai đoạn và thả giống cỡ lớn để thả nuôi thương phẩm, nâng tỷ lệ sống cũng như hướng dẫn người nuôi cải tạo ao, đầm nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật mật độ thả vừa phải, phù hợp cho từng loại hình nuôi…

Đối với tỉnh Kiên Giang, để vụ nuôi tôm thành công, giải pháp thực hiện là ngoài việc ban hành khung lịch thời vụ, còn thực hiện nuôi tôm nước lợ áp dụng quy trình VietGAP và các tiêu chuẩn quốc tế theo yêu cầu thị trường, nạo vét kênh, mương tăng cường khả năng trữ nước sử dụng trong mùa khô phục vụ vùng nuôi tôm; quản lý chất lượng con giống, thức ăn, thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học và kiểm soát tốt dịch bệnh trên tôm nuôi…

Ngành Nông nghiệp Trà Vinh cũng đã đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho nghề nuôi tôm nước lợ thắng lợi, đó là khuyến khích các tổ chức, cá nhân áp dụng các tiêu chuẩn thực hành nuôi tốt cũng như áp dụng công nghệ mới, tiên tiến, từng bước đưa ngành tôm của tỉnh đi theo hướng thâm canh, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất; thông tin cho người nuôi dự báo về thời tiết, môi trường và biến động thị trường để kịp thời ứng phó; phân công cán bộ kỹ thuật hỗ trợ người nuôi tại những vùng nuôi tôm trọng điểm; quản lý chất thải trong nuôi tôm thâm canh mật độ cao để hạn chế ô nhiễm môi trường…

Giải pháp cho vụ nuôi tôm nước lợ

Theo thông tin từ Tổng cục Thủy sản, định hướng trong năm 2020, sản lượng tôm nuôi 830.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 3,5 tỉ USD. Để đạt được kế hoạch về sản lượng và xuất khẩu, Tổng cục Thủy sản nêu các giải pháp chính trong mùa vụ nuôi tôm trên cả 3 miền là: các ngành chuyên môn cùng địa phương cần chủ động theo dõi thời tiết, thủy văn, cập nhật thông tin diễn biến mực nước, mức độ hạn và xâm nhập mặn, làm tốt công tác phòng ngừa, giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm môi trường từ hoạt động nuôi tôm nước lợ, tăng cường kiểm soát, phát hiện và xử lý các nguồn xả thải tại các vùng nuôi để hạn chế hiện tượng tôm chết hàng loạt do môi trường, dịch bệnh; coi trọng công tác phòng chống dịch bệnh trên tôm nước lợ, trong đó coi trọng bệnh là chính thông qua các mô hình, phương thức nuôi phù hợp từng vùng, từng đối tượng, đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm…

Song song đó, tổ chức kiểm tra, kiểm soát điều kiện cơ sở sản xuất và chất lượng giống, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi thủy sản, cân đối nhu cầu vật tư đầu vào tôm nuôi nước lợ và xử lý nghiêm các hành vi trục lợi, ép giá, gian lận thương mại, thông tin sai sự thật… làm mất ổn định sản xuất theo quy định của pháp luật. Đồng thời, khuyến khích phát triển sản xuất theo hướng liên kết chuỗi với doanh nghiệp và người nuôi tôm, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm khâu trung gian để giảm giá thành sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, áp dụng các hình thức nuôi có chứng nhận GlobalGAP, ASC…; không sử dụng chất cấm, lạm dụng thuốc, hóa chất trong nuôi tôm, nâng cao chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc…

Nguồn tin: Báo Sóc Trăng

Virus gây bệnh “thân thủy tinh” ở tôm giống

Các nhà khoa học Trung Quốc xác định “một loại virus mới” bị nghi là thủ phạm khiến tôm trong trại sản xuất giống chết hàng loạt trong thời gian gần đây. Hậu ấu trùng thủy tinh là một loại virus RNA mới, nhỏ được đặt tên tạm thời là virus hủy hoại gan tụy và đường tiêu hóa (HINV).

Theo Hà Kiến Quốc, Trạm Công nghệ Tôm và Cua Quốc gia của Trung Quốc, phân tích các mẫu được lấy từ các trại giống ở tỉnh Quảng Đông cho thấy sự hiện diện của virus với bộ gen mới được phát hiện, một loại virus mới. “Phân tích chỉ ra rằng, hậu ấu trùng thủy tinh là một loại virus RNA mới, nhỏ, được đặt tên tạm thời là virus hủy hoại gan tụy và đường tiêu hóa (HINV)”, ông Hà nói trên tạp chí Aquaculture Frontier, một ấn phẩm chuyên ngành nội bộ.

Ảnh minh họa. Nguồn IE

Triệu chứng

Phát hiện này được đưa ra sau khi tôm post trong các trại giống Trung Quốc chết hàng loạt.Triệu chứng rõ ràng nhất của tôm post nhiễm bệnh là chúng gần như hoàn toàn trong mờ, giống hệt thủy tinh.

 HINV chủ yếu ảnh hưởng đến gan tụy, đường tiêu hóa và vỏ tôm. Thông thường, ở tôm bị bệnh, cơ thể bị mất màu và trở nên trong suốt. Tỷ lệ chết (đối với tôm post) vào ngày thứ 4 (sau khi xuất hiện triệu chứng) là 100%”.  Tuy nhiên, các cá thể tôm post khỏe mạnh không phải lúc nào cũng phát triển các triệu chứng.

Nhóm nghiên cứu xác nhận virus gây ra các triệu chứng sau khi lây nhiễm tôm trong môi trường phòng thí nghiệm.

Qua nghiên cứu, chúng tôi phát hiện sự lây nhiễm và khả năng gây bệnh của HINV trong tôm post rất mạnh. Nhưng nó lại yếu trên tôm trưởng thành. HINV không gây tử vong nhanh chóng, nhưng nó vẫn có thể khiến tôm trưởng thành chết dần”, ông Hà cho biết. Nhóm nghiên cứu vẫn chưa xác định được liệu HINV lây nhiễm thông qua tôm bố mẹ hay trong nguồn nước.

Vẫn là mối nguy

Mặc dù HINV đã được coi là “một loại virus mới”, nhưng có thể nó giống với các loại virus khác có trong môi trường, ông Hoàng Tiệp, Tổng giám đốc Mạng lưới Trung tâm Nuôi trồng Thủy sản ở châu Á – Thái Bình Dương (NACA) tại Bangkok, Thái Lan, cho biết.

Lãnh đạo bộ phận sản xuất giống tại Công ty thủy sản Zhanjiang Guilian, nói rằng sự bùng phát bệnh tôm post thủy tinh cũng xảy ra tại các trại sản xuất giống với tiêu chuẩn an toàn sinh học cao. Năm nay, hiện tượng tôm post thủy tinh xuất hiện trên toàn quốc; ở miền bắc Trung Quốc, Quảng Đông và Quảng Tây. Đây là một vấn đề khá nghiêm trọng.

Không chỉ bị ám ảnh bởi sự bùng phát hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính, hay AHPNS, còn được gọi là hội chứng tử vong sớm, EMS, căn bệnh đã tàn phá nhiều ngành tôm của châu Á giai đoạn 2012 – 2014, giờ đây, người nuôi tôm liên tục phải đối mặt với các dịch bệnh mới.

Hải Linhhttp://contom.vn/

Bayer tăng cường công nghệ giúp quản lý môi trường ao nuôi tôm, thủy sản nước ấm

Nhằm mục đích tăng cường giải pháp hỗ trợ ngành nuôi tôm và các loài thủy sản nước ấm khác, Bộ phận Thú y của Bayer đã ký kết thỏa thuận hợp tác với các đơn vị cung cấp công nghệ xử lý nước là Tập đoàn Cytozyme Inc (“Cytozyme”), Công ty TNHH Chengdu Kehongda (“KEHONDA”) và nhà cung cấp công nghệ quản lý trang trại XpertSea (“XpertSea”).

Nuôi tôm trong ao nước ấm là một xu hướng tích cực, góp phần nâng cao năng suất, đồng thời hỗ trợ bảo tồn tài nguyên biển.

Nhằm mục đích tăng cường giải pháp hỗ trợ ngành nuôi tôm và các loài thủy sản nước ấm khác, Bộ phận Thú y của Bayer đã ký kết thỏa thuận hợp tác với các đơn vị cung cấp công nghệ xử lý nước là Tập đoàn Cytozyme Inc (“Cytozyme”), Công ty TNHH Chengdu Kehongda (“KEHONDA”) và nhà cung cấp công nghệ quản lý trang trại XpertSea (“XpertSea”).

Với các thỏa thuận này, bộ phận Thú y của Bayer sẽ tạo điều kiện cho nông dân ở các quốc gia trọng điểm trong ngành nuôi tôm có cơ hội tiếp cận nhiều hơn với công nghệ quản lý môi trường nước ao, từ đó nâng cao hơn nữa tính hiệu quả và bền vững trong sản xuất.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành nuôi trồng thủy sản trong thập kỷ qua, nguồn đánh bắt thủy sản cũng dần chững lại và suy giảm. Trong khi nhu cầu tiêu thụ trên toàn cầu vẫn không ngừng tăng lên, ngành nuôi tôm buộc phải dịch chuyển sang hướng nuôi tôm trong ao nước ấm. Đây cũng là một xu hướng tích cực, góp phần nâng cao năng suất, đồng thời hỗ trợ cho việc bảo tồn tài nguyên biển. Ngày nay, ngành nuôi tôm nước ấm chiếm 55% trên tổng lượng tôm sản xuất toàn cầu, chủ yếu đến từ những doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tối ưu hóa quản lý môi trường ao nuôi tôm

Trong nuôi trồng thủy sản, việc ứng dụng tốt kỹ thuật xử lý nước sẽ giúp người nuôi quản lý hiệu quả hệ sinh thái phức tạp trong ao và cung cấp môi trường tối ưu cho tôm phát triển mạnh. Do vậy, bộ phận Thú y của Bayer thỏa thuận với Cytozyme sẽ thương mại hóa Proquatic ™ PondRestore – một sản phẩm giúp tăng cường các hoạt động chuyển hóa trong môi trường nước ao và đất ao, tại một số quốc gia nuôi trồng thủy sản trọng điểm.

Bên cạnh đó, Bayer cũng thỏa thuận với KEHONDA để triển khai công nghệ Fetant ™ Complex Iodine Solution như một phần của danh mục sản phẩm của bộ phận Thú y Bayer tại một số quốc gia, trong đó có Việt Nam. Đây là giải pháp giúp điều hòa nước ao, tăng cường chất lượng của quần thể thực vật phù du và duy trì mức độ oxy hòa tan trong nước.

Bayer cùng các đối tác cung cấp những giải pháp xử lý nước hỗ trợ ngành nuôi thủy sản nước ấm ở những phân khúc khác nhau.

Tăng cường ứng dụng kỹ thuật số trong nuôi trồng thủy sản

Cùng với XpertSea, bộ phận Thú y của Bayer thúc đẩy áp dụng kỹ thuật số trong nuôi tôm. Thỏa thuận này giúp ứng dụng các thiết bị thông minh và phần mềm hỗ trợ trí tuệ nhân tạo vào việc quản lý trang trại một cách toàn diện dựa trên dữ liệu. Những thiết bị này tận dụng quang học để đo lường các chỉ số quần thể trong ao nuôi theo thời gian và nhận dạng những thay đổi về sức khỏe của quần thể. Thông tin chi tiết sẽ được tổng hợp vào Nền tảng trực tuyến XpertSea, giúp các nhà sản xuất đưa ra các quyết định quản lý và điều trị dựa trên dữ liệu.

“Chúng tôi tự hào với vai trò dẫn đầu trong việc cung cấp cho các nhà sản xuất tôm một chương trình ứng dụng những sản phẩm phi dược phẩm giúp xử lý nước ao, góp phần tạo nên một giải pháp toàn diện. Cùng với các đối tác của Bayer, chúng tôi cam kết tiếp tục mang công nghệ đến những nhà sản xuất tôm và hỗ trợ sự phát triển bền vững của ngành”, ông Jan Koesling, Giám đốc Nuôi trồng Thủy sản Toàn cầu, bộ phận Thú y của Bayer cho biết.

Trong những thập kỷ qua, bộ phận Thú y của Bayer đã tinh chỉnh việc cung cấp những giải pháp xử lý nước để giải quyết nhu cầu của khách hàng nuôi thủy sản nước ấm ở những phân khúc khác nhau. Thỏa thuận với Cytozyme, KEHONDA và XpertSea được thực hiện sau các dự án thí điểm thành công  tại một số quốc gia bao gồm Việt Nam vào năm 2019 và được xây dựng dựa trên những thương hiệu hàng đầu như ProteAQ ™, Proquatic ™ và Fetant ™.

Về nuôi trồng thủy sản ao nước ấm

Nuôi trồng thủy sản ao nước ấm có một số lợi thế khác biệt vì không tác động trực tiếp tới đại dương, đồng thời tận dụng được vùng đất không phù hợp và kém hiệu quả bền vững với cây trồng, từ đó giúp mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng.

Những tiến bộ nhanh chóng trong công nghệ đã cho phép nuôi trồng thủy sản ao bền vững hơn bao giờ hết. Trong ngành nuôi tôm hiện đại, các nhà sản xuất nuôi giống tôm cải tiến và chú trọng nhiều đến an toàn sinh học, vì môi trường ao khỏe mạnh đóng vai trò sống còn cho tôm tăng trưởng khỏe mạnh. Bên cạnh đó, họ ngày càng đầu tư vào các hệ thống nuôi trong nhà cho phép kiểm soát tốt hơn các điều kiện nuôi, các sản phẩm xử lý nước tiên tiến và tuần hoàn nước giúp hạn chế trao đổi nước với môi trường biển. Điều này làm giảm rủi ro dịch bệnh và đưa ngành thủy hải sản phát triển theo hướng bền vững thực sự.

Nguồn: Theo Hiếu Nguyễn – thuysan247.com 

Vụ thương lái dàn cảnh trộm tôm: Khởi tố và bắt tam giam 16 người

Vào cuộc điều tra vụ thương lái dàn cảnh trộm tôm, Công an H.Đầm Dơi (Cà Mau) bắt tạm giam tổng cộng 16 người.  

Một cảnh thương lái dàn cảnh trộm tôm  /// Ảnh: cắt từ clip

Một cảnh thương lái dàn cảnh trộm tômẢNH: CẮT TỪ CLIPNgày 13.6, trao đổi qua điện thoại, thượng tá Trần Thanh Xuân, Trưởng Công an H. Đầm Dơi,xác nhận đến nay đã khởi tố, bắt giam 16 người để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản và không tố giác tội phạm trong vụ thương lái dàn cảnh trộm tôm.“Trong số 16 người bị bắt tạm giam có 13 người bị bắt để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản, 3 người bị bắt về hành vi không tố giác tội phạm’, thượng tá Xuân thông tin thêm.Như Thanh Niên đã thông tin, ông Lê Duy Châu (xã Tạ An Khương, H.Đầm Dơi) trình báo và gửi clip quay lại cảnh thương lái mua tôm của mình, dàn cảnh trộm tôm đến cơ quan công an.Vào cuộc điều tra, ban đầu cơ quan công an xác định, Đỗ Huệ Tánh (38 tuổi, ngụ H.Đông Hải) thông qua một công ty ở P.8, TP.Cà Mau để bán tôm cho 1 tập đoàn thủy sản lớn ở tỉnh Cà Mau. Tổng số tôm bán được là 5.388 kg, với số tiền 530 triệu đồng.Hiện có nhiều người đến cơ quan công an tỉnh trình báo nghi vấn bị thương lái dàn cảnh trộm tôm. Theo các chủ vuông tôm này tính toán, số lượng tôm thu hoạch sẽ cao hơn rất nhiều nhưng khi thương lái đến kéo, cân thì bị mất số lượng lớn tôm.Hiện Công an H.Đầm Dơi tiếp tục mở rộng điều tra vụ thương lái dàn cảnh trộm tôm đồng thời phối hợp với Công an H.Đông Hải, Công an H.Hòa Bình (Bạc Liêu) và Công an TX.Vĩnh Châu (Sóc Trăng) để điều tra.

Nguồn : https://thanhnien.vn/

Ngành Tôm đặt mục tiêu (điều chỉnh) kim ngạch xuất khẩu lên 3,8 tỉ đô la

Cơ hội để ngành tôm đạt mục tiêu (điều chỉnh) kim ngạch xuất khẩu lên 3,8 tỉ đô la là rất cao, nhưng theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, muốn đạt được con số trên, trước hết phải triển khai nhanh và có hiệu quả các giải pháp để đảm bảo vụ nuôi thành công, trong đó có biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên tôm.

 Nghề nuôi tôm đối mặt với khó khăn dịch bệnh

Theo dự báo của Cục Thú y, do mầm bệnh nguy hiểm như: EHP, hoại tử gan tụy cấp, đốm trắng… vẫn còn lưu hành tại các vùng nuôi, kết hợp với biến đổi khí hậu tiêu cực, thời tiết giao mùa… nên khi vào vụ thả nuôi chính, nguy cơ diện tích tôm nuôi bị dịch bệnh có thể tăng cao hơn nếu không có các giải pháp phòng chống đồng bộ và hiệu quả. Đặc biệt hiện nay, một số vùng nuôi của Trung Quốc xuất hiện bệnh mới do virus DIV1, có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam nên các địa phương cần chuẩn bị nguồn lực, kế hoạch ứng phó, ngăn chặn theo hướng dẫn của Cục Thú y.

Trong số các tỉnh có diện tích nuôi tôm lớn ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thì Cà Mau, Bạc Liêu và Kiên Giang do diện tích nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến lớn nên tiến độ thả giống khá nhanh, cơ bản đã gần đạt kế hoạch đề ra. Do diện tích thả nuôi lớn lại thêm bất lợi về thời tiết, độ mặn… nên dịch bệnh cũng đã phát sinh và gây thiệt hại trên tôm nuôi tại các địa phương này. Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Kiên Giang, năm nay bệnh đốm trắng xuất hiện khá sớm và gây thiệt hại hàng trăm hécta tôm nuôi tại các huyện Kiên Lương, Giang Thành, An Biên…

Qua trao đổi với lãnh đạo ngành nông nghiệp các tỉnh tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển ngành tôm nước lợ năm 2020, hầu hết đều coi trọng công tác phòng chống dịch bệnh trên tôm… Tại Sóc Trăng, tính đến ngày 29-5, đã có trên 17.500ha tôm được thả nuôi và trong số này đã có gần 1.200ha bị thiệt hại vì dịch bệnh và môi trường, chiếm 6,8% diện tích thả nuôi

Còn tại tỉnh Cà Mau, ngay từ đầu vụ nuôi, ngành đã sớm nhận định tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi năm nay tiếp tục gây khó khăn cho vụ nuôi mà nguyên nhân chủ yếu đến từ thời tiết nắng nóng kéo dài, độ mặn tăng quá cao và ý thức về phòng chống dịch bệnh của người nuôi chưa cao…

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường lưu ý: “Số diện tích tôm nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh và môi trường trong 4 tháng đầu năm tuy có giảm mạnh so với cùng kỳ nhưng tổng diện tích thiệt hại chung lại tăng gấp 3,3 lần. Điều đáng quan tâm hơn là trong tổng số gần 16.000ha tôm bị thiệt hại có gần 14.500ha chưa xác định được nguyên nhân, tập trung chủ yếu trên diện tích tôm quảng canh của tỉnh Cà Mau. Vì vậy, chúng ta không được chủ quan, lơ là mà cần tập trung nhiều hơn nữa cho công tác phòng chống dịch, nhằm xác định được nguyên nhân và đề ra giải pháp phòng chống hiệu quả nhất”.

Long An: Nông dân gặp khó khi nuôi tôm công nghệ cao
Phát triển mô hinh nuôi tôm công nghệ cao,đảm bảo an toàn sinh học (ảnh minh họa)

 Chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh

Theo ông Kim Văn Tiêu – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, trong nuôi tôm, việc phòng bệnh có ý nghĩa và hiệu quả hơn so với trị bệnh. Do đó, nếu người nuôi có ý thức phòng bệnh càng xa, thì hiệu quả sẽ càng cao.

Công tác phòng chống dịch được chi cục tập trung triển khai với nhiều biện pháp đồng bộ như: thành lập các chốt kiểm dịch tôm giống nhập tỉnh; quan trắc định kỳ môi trường 2 tuần/lần tại 20 điểm đầu nguồn cấp nước với 13 chỉ tiêu được phân tích, thông báo đến người nuôi; quản lý chặt chẽ chất lượng con giống, thuốc thú y, thức ăn, chế phẩm sinh học… phục vụ nuôi tôm; khuyến khích, nhân rộng mô hình nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh 2 giai đoạn…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Lê Văn Hiểu cho biết, để đảm bảo thắng lợi vụ nuôi năm nay, tỉnh đã chủ động xây dựng đề án quan trắc môi trường và phòng chống dịch bệnh trên tôm, từng bước ứng dụng công nghệ 4.0 vào hoạt động quan trắc; đồng thời tiếp tục bố trí 2 hệ thống quan trắc tự động trên tuyến sông đầu nguồn phục vụ cho vùng nuôi 2 huyện Cù Lao Dung và Trần Đề. Ngoài ra, tỉnh còn chỉ đạo ngành chuyên môn tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền, nhân rộng các mô hình nuôi tôm có hiệu quả, ít rủi ro dịch bệnh để hạn chế thấp nhất tỷ lệ thiệt hại tôm nuôi…

Ngành chức năng Cà Mau đã có sự chỉ đạo quyết liệt với các biện pháp phòng ngừa cũng như tổ chức khoanh vùng, xử lý các ổ dịch, tiêu độc sát trùng để phục hồi sản xuất một cách nhanh nhất. Ngoài ra, các đơn vị trực thuộc còn tăng cường kiểm tra, giám sát vùng nuôi, để kịp thời nắm bắt tình hình và có hướng xử lý kịp thời khi có dịch xảy ra.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Kiên Giang, năm nay bệnh đốm trắng xuất hiện khá sớm và gây thiệt hại hàng trăm hécta tôm nuôi tại các huyện Kiên Lương, Giang Thành, An Biên… Vì vậy, công tác phòng chống dịch được chi cục tập trung triển khai với nhiều biện pháp đồng bộ như: thành lập các chốt kiểm dịch tôm giống nhập tỉnh; quan trắc định kỳ môi trường 2 tuần/lần tại 20 điểm đầu nguồn cấp nước với 13 chỉ tiêu được phân tích, thông báo đến người nuôi; quản lý chặt chẽ chất lượng con giống, thuốc thú y, thức ăn, chế phẩm sinh học… phục vụ nuôi tôm; khuyến khích, nhân rộng mô hình nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh 2 giai đoạn…

Để chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh, Cục Thú y đề nghị các địa phương, người nuôi tôm cần quan tâm đẩy mạnh công tác giám sát dịch bệnh chủ động, như: thường xuyên tổ chức lấy mẫu kiểm tra, xét nghiệm mầm bệnh nhằm chủ động xử lý, không để dịch bệnh xảy ra và lây lan; tổ chức quan trắc môi trường trước và trong quá trình nuôi tại các vùng nuôi trọng điểm hoặc khi thời tiết diễn biến bất thường ảnh hưởng đến sức đề kháng của tôm nuôi; tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho người nuôi về các biện pháp phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn sinh học trước mỗi vụ nuôi…

Theo TÍCH CHU –  Báo Sóc Trăng