Bạn tìm thông tin gì?

Blog

VASEP: Xuất khẩu tôm sang Canada vẫn tăng bất chấp dịch Covid-19

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Canada đạt 49,4 triệu USD, tăng 31,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng trong tháng 4, xuất khẩu tôm sang thị trường này tăng gần 51% đạt trên 13 triệu USD. 

Tính tới nửa đầu tháng 5, xuất khẩu tôm sang thị trường Canada đạt 54,7 triệu USD, tăng gần 32% so với cùng kỳ năm ngoái. Tôm Việt Nam sang Canada chỉ giảm trong tháng 1, các tháng còn lại đều tăng trưởng 2 con số. Mức tăng trưởng xuất khẩu tại thị trường Canada diễn ra liên tục từ 2016 đến 2018, sang 2019 giảm nhẹ và tiếp tục phục hồi tăng trưởng dương trong những tháng đầu năm nay. Canada được coi là thị trường tiềm năng của tôm Việt Nam.

untitled637280238860303445-2618-15924500
Nguồn: VASEP.

Canada tiêu thụ khá nhiều tôm nước ấm của các nước Đông Nam Á trong bối cảnh nguồn cung tôm nước lạnh sụt giảm. Theo một khảo sát mới đây, tôm chiếm 50% tổng các mặt hàng thủy sản được nhập khẩu vào Canada. Xu hướng mua tôm về chế biến tại nhà của các hộ gia đình tại Canada ngày một tăng, đặc biệt trong những tháng đầu năm nay, khi Canada là một trong những nước phải chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 với hơn 97.000 ca nhiễm và gần 8.000 ca tử vong. 

Theo số liệu của Trung tâm Thương mại thế giới, 3 tháng đầu năm nay, nhập khẩu tôm của Canada giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái. Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Ecuador lần lượt là các nguồn cung tôm lớn nhất cho Canada. Về giá xuất khẩu trung bình, tôm Việt Nam có giá cao nhất trong số các nguồn cung đối thủ trên thị trường Canada.

Về tỷ trọng tôm xuất khẩu vào Canada, trong những năm gần đây, tỷ trọng tôm Ấn Độ và Việt Nam tăng trong khi tỷ trọng tôm Thái Lan và Trung Quốc ngày càng giảm. 3 tháng đầu năm nay, Canada cũng giảm mạnh nhập khẩu tôm từ Thái Lan và Trung Quốc.

Chính phủ Canada đang có nhu cầu đa dạng hóa thị trường, giảm phụ thuộc nhập khẩu từ Mỹ, và Việt Nam là một trong những quốc gia các doanh nghiệp Canada quan tâm muốn đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu. Canada là thị trường có khả năng chi trả cho các sản phẩm có giá trị cao và là cầu nối quan trọng để doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường sang các quốc gia châu Mỹ khác.

Nguồn :https://www.ssi.com.vn/

Kẽm hữu cơ tác động tới tôm thẻ thế nào?

Tôm thẻ chân trắng
Kẽm hữu cơ có nhiều tác động tích cực đến tôm thẻ chân trắng

Cải thiện chất lượng tôm bảo quản lạnh, thúc đẩy hoạt động miễn dịch, và nhất là dễ dàng qua thành ruột tôm. Đó là phức hợp acid amin Kẽm.

Kẽm là một nguyên tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển, sinh sản, tổng hợp protein, sản xuất năng lượng và hình thành các gen trên cơ thể của cả con người và động vật. Thêm nữa, kẽm cũng có một số chức năng đặc biệt trong các chất chống oxy hóa và phản ứng miễn dịch, cũng như xúc tác hoạt động hình thành một số enzyme. Tuy nhiên việc hấp thu kẽm của các động vật hầu như đều không hiệu quả, điều này lâu ngày sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến các chức năng sinh lý đề cập bên trên.

Do lượng bột cá sản xuất trên thực tế không đủ cho ngành sản xuất thức ăn thủy sản, nên bắt buộc người ta phải bổ sung thêm các nguồn protein thực vật. Nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy acid phytic trong protein thực vật sẽ làm giảm lượng kẽm sẵn có, dẫn đến việc luôn phải bổ sung một lượng lớn kẽm trong thành phần thức ăn. Tuy nhiên lượng kẽm này lại có thể gây ô nhiễm trong môi trường nước, thậm chí còn trở nên độc hại đối với sinh vật khác, do tôm chỉ hấp thu được một lượng nhỏ. Bởi vì lâu nay người ta vẫn bổ sung kẽm vào thức ăn của các loài thủy sản nhất là tôm thẻ chân trắng bằng hình thức muối vô cơ chẳng hạn như sunfat hoặc cacbonat. 

Do vậy, hiện nay người ta bắt đầu sử dụng nguồn kẽm hữu cơ dạng acid amin vào thức ăn, hoạt động tốt hơn và đảm bảo được sự hòa tan khi vào trong đường tiêu hóa. Đây được coi là một sự thay thế hiệu quả cho kẽm vô cơ. Tác dụng của kẽm hữu cơ là vấn đề mà nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu, nó không chỉ tác động tới việc tiêu hóa mà còn ngăn cản sự oxy hóa và tăng khả năng miễn dịch của tôm thẻ chân trắng- loài nuôi phổ biến nhất trong ngành thủy sản. Dưới sự phát triển nhanh chóng của các mô hình nuôi tôm, thì các nghiên cứu nhằm giảm thiểu các tác động xấu từ thức ăn đối với môi trường ngày càng được quan tâm nhiều hơn, đặc biệt là sự ô nhiễm từ các kim loại nặng, hạn chế sự phát triển lành mạnh và bền vững của nghề nuôi tôm. Sau bài viết người hy vọng chúng ta sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về ứng dụng của kẽm hữu cơ đối với tôm thẻ chân trắng.

Các dạng kẽm khác nhau được bổ sung sẽ có sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn đối với tôm. Chế độ cho ăn kẽm hữu cơ được chứng minh là có lợi hơn so với chế độ ăn kẽm vô cơ. Khi chúng không sinh ra acid phytic như các nguồn từ thực vật như bột đậu nành hay cám gạo. Các cơ chế mà kẽm hữu cơ cải thiện hiệu suất tăng trưởng của tôm vẫn chưa rõ ràng, tuy nhiên dễ thấy là kẽm hữu cơ được hấp thu và đi qua thành ruột dễ dàng, trong khi kẽm vô cơ lại vô cùng khó khăn để đi qua được màng nhầy của ruột.

Kẽm là nguồn năng lượng chính của niêm mạc ruột và là tiền chất của protein với một số phân tử tính hiệu của hệ miễn dịch, do đó cũng duy trì cấu trúc và chức năng của cơ thể tôm. Kẽm là chất tham gia vào quá trình tổng hợp protein và chuyển hóa glucose, tạo ra những chất trung gian trao đổi chất, từ đó ảnh hưởng đến các đặc điểm huyết học của tôm. Hàm lượng lipid trong cơ thịt khi cho ăn với kẽm hữu cơ tăng lên rất cao, tuy nhiên chưa có nghiên cứu về sự chuyển hóa giữa hàm lượng kẽm này với lipid.

Khả năng giữ lại nước trong cơ của tôm rất quan trọng nhất là trong quá trình vận chuyển và bảo quản đông lạnh. Đây là một chỉ số dùng để đánh giá chất lượng, thịt tôm có quá khô hay không, hương vị có được giữ được nguyên vẹn hay không đều nhờ vào chỉ tiêu này. Khi cho ăn với kẽm hữu cơ, thì cho thấy hiệu quả bảo quản tôm tốt hơn nhiều do kẽm làm giảm sự thất thoát nước trong cơ thịt tôm ra bên ngoài, giữ lại hương vị. Hơn nữa kẽm hữu cơ còn giúp tăng tình trạng chống oxy hóa, tăng nồng độ canxi và ổn định pH của tôm sau khi đã chết.

Kẽm ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn quá trình oxy hóa tế bào, thì còn là chất thiết yếu đối với hệ miễn dịch của tôm. Chịu trách nhiệm cho quá trình nhận biết vật lạ xâm nhập vào cơ thể tôm, từ đó thúc đẩy các cơ chế phòng vệ của tôm diễn ra nhanh hơn. Enzyme phenoloxidase chống lại mầm bệnh, lysozyme kích thích quá trình thực bào cũng được kích hoạt nhanh chóng nhờ kẽm. Kẽm lại còn tương tác với quá trình phiên mã nội bào và biểu hiện gen trong quá trình phiên mã. Sự cân bằng nội môi với kẽm hữu cơ cũng tốt hơn rất nhiều so với khi sử dụng kẽm vô cơ như trước.

Tóm lại, kẽm hữu cơ có hiệu suất sử dụng tốt hơn kẽm vô cơ, không chỉ cải thiện quá trình tăng trưởng mà còn làm giảm lượng kẽm ô nhiễm môi trường nếu quá dư thừa trong thức ăn. Tiếp đó, kẽm hữu cơ làm chất lượng của tôm đông lạnh tốt hơn khi đến tay người tiêu dùng. Điểm mạnh nhất phải kể đến nữa là việc hỗ trợ tận lực cho khả năng chống oxy hóa của tế bào và tăng cường sự miễn dịch không đặc hiệu của tôm. Đây sẽ là một bằng chứng khoa học về lợi ích của phức hợp acid amin kẽm trong các nghiên cứu tiếp theo.

Hà Tử –https://tepbac.com/

Thay thế Artemia: Tham vọng còn xa!

Artemia
Tương lai thay thế Artemia vẫn còn xa.

Nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tôm nuôi phụ thuộc rất nhiều vào artemia như là nguồn thức ăn cho giai đoạn giống. Nguồn cung đã và đang đáp ứng được nhu cầu hiện tại nhưng việc mở rộng vẫn sẽ đòi hỏi sự thay thế và đổi mới.

Artemia (sáu loài, bao gồm Artemia franciscana và Artemia salina) hay còn gọi “tôm ngâm nước muối” do chúng sống trong môi trường có độ mặn cực cao, có thể tồn tại nhiều năm trong trạng thái gần như không hoạt động, được bảo vệ trong các nang cứng, giống như vỏ. Kích thước tương đương một hạt cát, artemia được thu hoạch trong những khoảng thời gian ngắn vào mỗi mùa thu đông. Artemia là một nguồn thức ăn lý tưởng cho tôm giống trong giai đoạn phát triển và hậu ấu trùng. Chính vì vậy, câu hỏi đặt ra là liệu ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu sẽ có đủ artemia cho nhu cầu trong tương lai hay không khi ngay cả những nhà cung cấp hàng đầu về artemia hiện nay đều cho rằng để mở rộng quy mô sản xuất tôm, chúng ta cần có các lựa chọn khác.

Hiện tại rực rỡ của ngành sản xuất artemia

Hồ nước muối Great Salt Lake là nơi có nguồn muối lớn nhất thế giới (độ mặn cao hơn so với nước biển) và cũng là nơi cho ra sản phẩm artemia chất lượng tốt nhất hiện nay. Ở nơi đây, họ thành lập một hợp tác xã nuôi thủy sản cho ra năng suất cực cao với sản lượng đạt khoảng 1.400 tấn hằng năm, gần một nửa nguồn cung xuất khẩu toàn cầu. Với artemia, chất lượng có thể quan trọng hơn số lượng, vì nếu tỷ lệ nở kém, chi phí cho nhà sản xuất sẽ vẫn cao. Đó là lý do tại sao các công ty ở Great Salt Lake không chỉ tìm cách thay thế artemia mà còn chú trọng cải thiện hiệu suất. Ở Great Salt Lake, artemia dễ nở hơn, tỉ lệ thành công cao hơn và dễ dự đoán hơn. Ở những nơi khác, phụ thuộc vào môi trường mà tỷ lệ nở sẽ thấp hơn.

Cùng với lượng artemia được bán cho các trại sản xuất giống thủy sản trên toàn thế giới, các công ty còn cung cấp một số sản phẩm để tối ưu hóa hiệu suất, chẳng hạn như kỹ thuật để giúp tách lớp vỏ cứng khỏi nauplii dinh dưỡng.


 Kỹ thuật giúp tách lớp vỏ cứng khỏi nauplii dinh dưỡng. Ảnh:  INVE.

Các sản phẩm khác cải thiện các biện pháp an toàn sinh học hoặc giảm nhu cầu xử lý ánh sáng mạnh để hỗ trợ quá trình nở. Đến một thời điểm nào đó, chúng ta có thể hy vọng thay thế hoàn toàn artemia.

Hy vọng một sự thay thế

Thay thế Artemia đã được giới thiệu và thử nghiệm rộng rãi nhưng các nhà chuyên môn đều cảm thấy rằng hầu hết các sản phẩm thay thế được giới thiệu cho đến nay không chỉ không hiệu quả mà còn khá là … phản tác dụng. Do tôm postlarvae không đủ lớn để ăn hầu hết các loại thức ăn có công thức, các giải pháp mới được đưa vào chỉ là thức ăn khô, nghiền thành các hạt có kích thước bụi mà theo lý thuyết  tôm nhỏ có thể xử lý được.

Các phương pháp này có thể làm cho nước bẩn và gây ô nhiễm môi trường nước nuôi tôm. Hiện nay ngành tôm giống đang kỳ vọng vào những loại thức ăn siêu nhỏ có chứa chất dinh dưỡng tan vào nước, giữ cho nước trong, ít ammonium có thể gây độc cho tôm. Do tôm ấu trùng không có một hệ thống tiêu hóa phát triển nên cần thủy phân protein trong viên nang, còn protein hòa tan chỉ được sử dụng bên trong hệ tiêu hóa tôm.

Khi kỹ thuật sản xuất thức ăn cho ấu trùng tôm ngày càng phát triển, có thể thay thế để khắc phục nhược điểm của việc sử dụng artemia đông lạnh có tỷ lệ nở kém. Ngoài ra, cần lưu ý rằng artemia có thể mang mầm bệnh lây nhiễm vào trại giống và dù artemia vẫn là tiêu chuẩn vàng cho thức ăn của các trại giống thì vẫn có cơ hội cho các sản phẩm thay thế, thậm chí còn tối ưu hơn.

Tuy nhiên, về khía cạnh sinh học thì việc thay thế hoàn toàn artemia rất khó khăn để đạt được. Một trong những khía cạnh khó khăn nhất để thay thế artemia là một thực tế đơn giản: artemia còn là sinh vật sống – một tập tính dinh dưỡng mà tôm ở giai đoạn ấu trùng luôn đòi hỏi.

Artemia vẫn là tốt nhất và đắt nhất

Biến động giá là một phần của câu chuyện artemia.  Ở các thị trường nước ngoài, 1kg artemia có thể có giá dao động từ đến 0 trở lên chủ yếu dựa trên tỷ lệ nở dự đoán và chất lượng dinh dưỡng. Cho đến khi có sự chứng minh rõ rệt về bệnh artemia, “tôm ngâm nước muối” sẽ vẫn là một phần của công thức nuôi tôm dài hạn. Ở Việt Nam, Artemia có tỉ lệ nở cao từ 93 – 95%, chúng có kích thước nhỏ phù hợp làm thức ăn cho nhiều loài cá quý và tôm bột. Giá xuất khẩu trứng Artemia ở Việt Nam đạt 150$/kg, cao nhất thế giới. Năng suất hàng năm bình quân đạt 100kg/ha. Vì vậy, thay thế artermia vẫn là một quá trình lâu dài và đầy thách thức.

Đặng Tuấn – https://tepbac.com/

Tôm hùm ôm trứng giá 450 ngàn/kg đổ bộ: Rẻ chưa từng có

Tôm hùm ôm trứng
Khi cắt đôi con tôm hùm ôm trứng, chúng ta dễ dàng nhận thấy thịt vẫn đầy và rất nhiều gạch béo ngậy bên trong.

Những con tôm hùm ôm trứng tươi sống loại 0,2-0,3kg được bày bán tại một số cửa hàng hải sản ở Hà Nội giá chỉ 450.000 đồng thu hút sự tò mò của rất nhiều người bởi giá rẻ chưa từng có.

Thời gian gần đây, tôm hùm xanh đã bắt đầu lên trứng. Những con tôm ôm trứng đỏ au dưới bụng được bán với giá rất rẻ, theo lời quảng cáo của người bán, tôm hùm ôm trứng rất ngon và chắc thịt.

Rao bán tôm hùm trứng trên chợ online, chị Mai Anh (trú tại Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, tôm hùm trứng bơi sống loại 0,2-0,3 con/kg chị đang bán với giá 450.000 đồng/kg, loại 0,3-0,4kg/kg giá 520.000 đồng/kg. Khách hàng khi đã ăn tôm hùm ôm trứng rồi đều khen ngon và đặt mua nhưng không có nhiều để bán.

“Tôi mua cả lồng từ 1,5-2 tạ tôm hùm xanh tại Cam Ranh (Khánh Hòa) ra Hà Nội bán nhưng mùa này tôm mới bắt đầu lên trứng ở bụng. Cứ 100 con tôm thì có khoảng 20 con có trứng. Bình thường, tôm hùm trứng sẽ bị yếu hơn, hao cân nhanh hơn, nhà hàng họ cũng ít đặt vì bày lên đĩa không được đẹp nên tôi đẩy hàng bán rẻ hơn tôm hùm thịt 100.000 đồng/kg”, chị Mai Anh chia sẻ.

Cũng bán hải sản trên chợ online, chị Vân Thanh (trú tại Phú Đô, Nam Từ Liêm, Hà Nội) thì cho rằng, tôm hùm trứng không ngon bằng tôm hùm thịt, ăn nhạt hơn, giá cũng rẻ hơn.

“Tôi đã từng buôn hải sản và bán cả tôm hùm nên tôi khẳng định tôm hùm trứng không ngon bằng tôm thịt không trứng. Vì bao nhiêu chất dinh dưỡng tôm hùm cái mang đi nuôi hết trứng rồi nên không nhiều thịt và thịt cũng nhạt hơn”, chị Vân Thanh nói.


Nhiều người cho rằng, tôm hùm ôm trứng có chất lượng thịt kém hơn so với tôm hùm không ôm trứng.

Tại cửa hàng hải sản Thu Hằng (Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội), những con tôm hùm ôm trứng vẫn đang bơi tung tăng trong bể được bán với giá rẻ chưa từng có. Đối với loại 0,3-0,4kg/ con có giá 490.000 đồng/kg, loại 2 con/kg được bán với giá 520.000 đồng/kg, loại 0,6-0,7kg/ con có giá 620.000 đồng/kg nhưng cũng rất ít khách quan tâm.

Theo chị Hằng – chủ cửa hàng, người mua thường nghĩ tôm có trứng sẽ bị ảnh hưởng đến chất lượng thịt, hơn nữa, tôm hùm hiện tại đã bão hòa, người tiêu dùng ít quan tâm dù giá rẻ hơn cả đợt giải cứu.

Nuôi tôm hùm 8 năm tại Thị xã Sông Cầu (Phú Yên), anh Nguyễn Văn Minh cho biết, tôm hùm bắt đầu đến mùa sinh sản vào cuối tháng 6, hiện tại đã có một số con ôm trứng nên thương lái được đà ép giá. Tuy nhiên, thịt tôm hùm trứng rất ngon và chắc chứ không nhạt thịt hay ít thịt như nhiều người nói.

“Thường thương lái sẽ đi mua cả lồng, mỗi lồng tầm 300 con, họ lọc những con tôm hùm xanh ôm trứng để riêng, khi cân sẽ trừ mỗi con 50g vì trứng nó nặng thôi chứ không ảnh hưởng gì đến thịt. Nhiều người lại thích ăn tôm ôm trứng vì thịt nó cực kỳ ngon, chất thịt dai, gạch rất ngậy và thơm”, anh Minh phân tích.

Theo anh Minh, giá tôm hùm tại bè vẫn ở mức rất thấp, chỉ 500.000 đồng/kg, những con tôm hùm lên trứng đỏ ở bụng thương lái vẫn mua, họ chỉ lọc những con trứng đen bỏ lại. “Những con ôm trứng màu đen còn gọi là tôm cốm sắp xả hết trứng và thay vỏ mới. Thương lái họ lọc ra không mua bởi quá trình vận chuyển sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm sắp lột, hay bị hao hụt cân hơn”.

Anh Đoàn Hiếu, người nuôi tôm tại Cam Ranh (Khánh Hòa) cũng cho rằng, tôm hùm ôm trứng không ảnh hưởng gì đến chất lượng, cả năm mới có 1 mùa tôm ôm trứng nhưng thịt vẫn chắc và đầy.

“Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thịt của tôm như tôm khỏe hay yếu, loại 1 hay loại 2. Tôi nuôi tôm cả chục năm nay nhưng chưa có thương lái nào chê tôm trứng hết, họ trả giá và mua bình thường như tôm không trứng chứ không rẻ hơn dù chỉ 1 nghìn đồng”, anh Hiếu khẳng định.

Theo tìm hiểu, sức sinh sản của tôm hùm tương đối lớn, chúng có thể đẻ từ 2 đến nhiều lần trong năm. Người tiêu dùng không nên e ngại về chất lượng tôm hùm ôm trứng bởi khi sinh sản, lớp trứng mỏng chỉ bám ở chân bơi, bên ngoài vỏ, không ảnh hưởng gì đến chất lượng thịt tôm bên trong.

Hồng Cảnh Dân Việt

Siết chặt quản lý chất lượng tôm giống

Tôm giống
Lấy mẫu kiểm tra con giống trước khi xuất trại ở một cơ sở sản xuất tôm giống trên địa bàn huyện Đông Hải. Ảnh: C.L

Sau một thời gian dài phải “treo” ao do giá tôm nguyên liệu liên tục sụt giảm, hiện bà con nuôi tôm trên địa bàn tỉnh đang tập trung cải tạo ao đầm chuẩn bị cho vụ nuôi mới. Nhằm giảm rủi ro cho người nuôi tôm, địa phương và ngành chức năng đang siết chặt quản lý chất lượng tôm giống…

Bất an với chất lượng tôm giống

Đầu vụ tôm năm 2020, nhiều diện tích tôm nuôi của bà con nông dân bị thiệt hại trắng. Bên cạnh nguyên nhân chính là thời tiết nắng nóng bất thường thì có một nguyên nhân nữa do nguồn tôm giống kém chất lượng. Anh Trần Phi Sơn (xã Long Điền, huyện Đông Hải) cho biết: “Bà con rất quan tâm đến khâu chọn giống, bởi nó quyết định rất lớn đến sự thành công hay thất bại của vụ nuôi. Tuy nhiên, vẫn còn không ít trường hợp người nuôi tôm vì ham giá rẻ mà mua nguồn tôm giống trôi nổi, không rõ nguồn gốc về thả nuôi để rồi phải chịu cảnh thua lỗ, “treo” ao. Mỗi khi bắt tay vào vụ nuôi mới, tôi đều mang mẫu tôm đi kiểm tra trước khi quyết định thả nuôi”.

Với gần 200 cơ sở sản xuất, mỗi năm cung ứng ra thị trường khoảng 20 tỷ con giống, chiếm 40% sản lượng tôm giống của vùng ĐBSCL và 15% của cả nước, có thể nói, Bạc Liêu là trung tâm sản xuất tôm giống lớn trong khu vực ĐBSCL cũng như cả nước. Tuy nhiên, do diện tích nuôi tôm trên địa bàn tỉnh lớn nên với số lượng tôm giống như trên vẫn chưa đủ cung ứng mà phải mua thêm con giống từ các tỉnh, thành khác mỗi khi bước vào vụ nuôi mới. Trong khi đó, tôm giống quyết định rất lớn đến việc thành công hay thất bại của vụ nuôi. Vì thế, ngay đầu vụ tôm này, ngành Nông nghiệp đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan tăng cường công tác quản lý chất lượng tôm giống trên địa bàn, góp phần đảm bảo an toàn dịch bệnh, nâng cao hiệu quả và phát triển nuôi tôm bền vững.

“Sở NN&PTNT hiện đang tăng cường quản lý tốt các khâu sản xuất đầu vào (con giống, thuốc nuôi trồng thủy sản…) để giúp bà con nuôi tôm có thể phục hồi lại sản xuất sau khi dịch COVID-19 tạm lắng. Trong đó, đáng chú ý nhất là khâu kiểm tra, kiểm soát chất lượng tôm giống để tránh thiệt hại cho bà con do mầm bệnh có sẵn từ nguồn tôm giống. Đồng thời, Sở NN&PTNT cũng thành lập các đội kiểm tra liên ngành về lĩnh vực này và kiên quyết xử lý những

Khó quản lý tôm giống nhập tỉnh

Tôm giống kém chất lượng thường ẩn chứa mầm bệnh, khi điều kiện thời tiết thích hợp mầm bệnh bùng phát, đây là nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao làm cho tôm nuôi bị thiệt hại. Bên cạnh đó, để kiểm soát tốt nguồn con giống sản xuất tại chỗ cũng như con giống nhập tỉnh, các địa phương có diện tích nuôi lớn như: Hòa Bình, Đông Hải, TP. Bạc Liêu cũng đã thành lập tổ quản lý giống tôm để kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân kinh doanh, vận chuyển tôm giống vào vùng nuôi. Theo đó, tổ quản lý có nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ kiểm dịch, hồ sơ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của các lô tôm giống đưa về ương dưỡng, thả nuôi trên địa bàn.

Bên cạnh việc xử lý các trường hợp vi phạm, vận chuyển, sử dụng giống kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định…; ngành chức năng còn tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn, ký cam kết yêu cầu các cơ sở kinh doanh tôm giống, nuôi tôm chấp hành các quy định về kiểm dịch, đảm bảo vệ sinh thú y, quản lý chất lượng tôm giống, phòng chống dịch bệnh. Đồng thời, nêu cao vai trò của các hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ cộng đồng vùng nuôi trong việc kiểm soát chất lượng con giống thả nuôi, kịp thời thông tin với chính quyền, cơ quan quản lý chuyên ngành về các trường hợp vi phạm, vận chuyển, sử dụng giống kém chất lượng, không rõ nguồn gốc…

Tuy nhiên, theo ngành Nông nghiệp thì khó khăn hiện nay là khâu giám sát chất lượng tôm giống ngoài tỉnh, bởi theo quy định, với tôm giống nhập từ tỉnh ngoài vào, việc kiểm dịch hoàn toàn do phía tỉnh xuất giống thực hiện. Các lô tôm giống nhập từ ngoại tỉnh vào chỉ cần có giấy kiểm dịch là đủ điều kiện lưu hành. Với quy trình trên, nếu phía xuất giống không làm kỹ khâu kiểm dịch thì tôm giống nhập về sẽ có nguy cơ cao về nhiễm dịch bệnh, nhất là trong tình hình hiện nay, ngày càng xuất hiện nhiều loại bệnh nguy hiểm trên tôm, gây thiệt hại cho người nuôi. Hiện việc kiểm tra, kiểm soát tôm giống mới chỉ dừng lại ở việc kiểm tra lô tôm giống đó có giấy kiểm dịch, có đúng kích cỡ và đồng đều như công bố không; môi trường nước trong túi nylon chứa tôm có bị chênh lệch lớn về nhiệt độ hoặc độ mặn không…, chứ chưa thực hiện được việc xét nghiệm bệnh trên tôm. Đây là khó khăn khách quan, do vậy bên cạnh sự vào cuộc của ngành chức năng, người nuôi tôm phải hết sức thận trọng trong khâu chọn mua con giống, không nên vì ham giá rẻ mà mua con giống kém chất lượng.

Khôi Nguyên – Báo Bạc Liêu

Kích thích tôm sú tăng trưởng bằng acid hữu cơ

tôm sú
Bổ sung acid hữu cơ giúp tăng năng suất khi nuôi tôm sú.

Bổ sung acid hữu cơ trong thức ăn được coi là biện pháp hiệu quả để phòng bệnh, thúc đẩy tăng trưởng và giảm hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR), giúp tăng năng suất trong quá trình nuôi.

Tuy nhiên đưa trực tiếp acid hữu cơ hoặc muối của acid hữu cơ vào thức ăn thủy sản, đặc biệt thức ăn công nghiệp thì còn là kỹ thuật hoàn toàn mới. Các acid hữu cơ hoặc muối của acid hữu cơ bổ sung vào thức ăn thủy sản thường bao gồm acid lactic và sodium lactate, acid acetic và sodium acetate, acid propionic và sodium propionate, acid formic và sodium formate hay potassium diformate…

Các nghiên cứu có liên quan đến acid hữu cơ và động vật thủy sản hiện nay chủ yếu tập trung vào khả năng tăng cường hấp thu phospho và các khoáng chất khác. Ngoài ra, chúng còn có các tác dụng khác như: Ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây hại (nấm mốc, nấm men, vi khuẩn gây bệnh) tồn tại trong môi trường sống, trong thức ăn và trong cơ thể của động vật thủy sản. Ngoài ra còn làm giảm pH trong dạ dày, đặc biệt ở ruột non, phân ly trong tế bào vi khuẩn và sự tích lũy các anion muối ức chế sự phát triển của những vi khuẩn gram âm. Bổ sung acid hữu cơ vào thức ăn có thể dẫn đến pH thấp ở tá tràng, cải thiện việc giữ lại nitơ và làm tăng độ tiêu hóa các chất dinh dưỡng từ đó cải thiện tốc độ tăng trưởng và giảm hệ số chuyển hóa thức ăn.

Nghiên cứu ứng dụng acid hữu cơ vào thức ăn của tôm sú để đánh giá hiệu suất tăng trưởng và hiệu quả duy trì chất dinh dưỡng của tôm sú được cho ăn các acid hữu cơ (butyrate, succinate và fumarate) riêng lẻ (10g/kg ) hoặc trong kết hợp (30g/kg ) và nghiệm thức đối chứng không bổ sung acid hữu cơ.

Sau 42 ngày, tỷ lệ sống sót cao hơn đáng kể trong các phương pháp điều trị BUT và bổ sung kết hợp so với nghiệm thức đối chứng.

Bổ sung butyrate, succinate và kết hợp cho thấy hiệu quả sử dụng thức ăn giảm so với nhóm đối chứng (1.3- 1.7 so với 2.4 ở nghiệm thức đối chứng).

Nghiệm thức bổ sung butyrate và bổ sung kết hợp đều có sinh khối cao hơn so với succinate, fumarate và nghiệm thức đối chứng (28,3g  so với 11,2 – 1919g). Kết quả còn cho cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa tăng sinh khối và tổng lượng thức ăn trong các phương pháp điều trị chế độ ăn uống. 

Việc bổ sung succinate, butyrate và bổ sung kết hợp làm tăng hiệu quả duy trì chất dinh dưỡng tổng thể so với đối chứng, với butyrate và bổ sung kết hợp hiển thị dinh dưỡng tổng thể cao nhất cho tất cả các chất dinh dưỡng đa lượng được kiểm tra (protein thô = 26,7% và 24,6% so với 15,3 %, tổng lipid = 19,2% và 17,7% so với 10,6%, tro = 25,1% và 23,1% so với 12,1% và tổng năng lượng = 17,7% và 16,3% so với 10,2%). 

Tóm lại, việc bổ sung kết hợp các acid hữu cơ (fumarate, butyrate và succrate) với liều lượng 30 g/kg thức ăn và bổ sung butyrate 10 g/kg đã cải thiện tỉ lệ sống, tăng cường miễn dịch, kích thích tăng trưởng và hiệu quả giữ chất dinh dưỡng ở tôm sú.

Như Huỳnh – https://tepbac.com/

Ấn Độ đối mặt với nguy cơ do sản xuất tôm dư thừa

trại tôm ấn độ
Ấn Độ lo lắng dư thừa nguồn cung tôm nguyên liệu

Tình hình đang dần ổn định trở lại tại Ấn Độ sau khi quốc gia này trải qua “vụ thu hoạch trong hoảng loạn” do chính phủ thông báo lệnh phong tỏa toàn quốc vào ngày 22/3.

Ông Manoj Sharma, giám đốc công ty nuôi trồng tôm Mayank Aquaculture tại bang Gujarat phát biểu tại hội thảo trực tuyến về tôm của trang Infofish: “Trách nhiệm xã hội đang ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của ngành nuôi trồng.

Mùa vụ chính là vào tháng 3, khi tất cả các trại giống (ở Andhra Pradesh) đều sẵn sàng phối giống cho khoảng 68.000 cá bố mẹ. Sau đó, lệnh phong tỏa đến đột ngột khiến khoảng 4 đến 5 tỉ con giống không thể bán được vì không có khách mua hàng. 

Sản lượng sẽ giảm khoảng 50% vào quí II năm 2020. Nhưng khi lên phong tỏa kết thúc vào tháng 5, tôi nghĩ việc nuôi trồng sẽ diễn ra thuận lợi”.

Nhà phân tích của Aquaconnect, ông Sudhakar Velayutham, trả lời trang tin Undercurrent News vào đầu tháng 6 rằng ông kì vọng khoảng 50% đến 60% nông dân tại Andhra Pradesh sẽ phối giống cho tôm vào tháng 5 và tháng 6.

Ông nói thêm: “Ngay lúc này, nông dân tại Andhra đã bắt đầu nuôi trồng. Tại đó, có 400 trại cấy giống nên việc vận chuyển là hết sức thuận lợi. Các hệ thống sân bay và luân chuyển hàng hóa đã hoạt động trở lại và có bang khác tại Tây Bengal và Gujarat cũng sẽ sớm được mở cửa.”.

“Tôi nghĩ rằng, trong tháng 6 này, khoảng 70-80% nông dân sẽ nuôi con giống và chúng ta sẽ đạt được sản lượng bằng khoảng 60-70% năm 2019, tương đương với khoảng 500.000 tấn.”.

Tuy nhiên, ông Gulkin cũng bộc lộ mối quan ngại với lượng cầu của 500.000 tấn tôm Ấn Độ đó, trong bối cảnh Indonesia, Việt Nam và Thái Lan cũng đang sản xuất một khối lượng tôm lớn. Do đó, giá tôm được dự báo là sẽ ở mức thấp từ nay đến cuối năm 2020.

Ông Gulkin bổ sung: “Việc Ấn Độ sản xuất 500.000 tấn tôm sẽ dẫn đến nhiều rủi ro do thừa nguồn cung trên thị trường. 

Tôi không thấy sản lượng của Indonesia giảm. Người nông dân đang thu hoạch nhanh trước lễ Ramadan (tháng nhịn ăn của người theo đạo Hồi), đặc biệt là tại Indonesia. Họ cũng dọn dẹp ao nuôi tôm trước ngày Eid al-Fitr (ngày kết thúc lễ Ramadan), vậy nên, việc nông dân Indonesia tái sản xuất hiện nay là khá dễ hiểu.”

Nông dân tại Thái Lan đã không hài lòng với giá tôm trong một thời gian dài, nên sản lượng của họ có thế giảm từ 300.000 tấn xuống còn 250.000 tấn hoặc thậm chí 200.000 tấn.

Trong khi đó, giá nguyên liệu tươi Việt Nam đã tăng trong vài tuần qua nhờ sự đi lên của thị trường bán lẻ. Tương tự, thị trường bán lẻ sẽ là lĩnh vực được tái mở cửa sớm tại Trung Quốc, tạo động lực thúc đẩy ngành nuôi tôm. 

H.Mĩ Kinh tế & Tiêu dùng