Dịch bệnh trên tôm nuôi đang diễn biến phức tạp- Ảnh: Vũ PhongDịch bệnh trên tôm nước lợ niên vụ 2020 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đang có chiều hướng tăng nhanh, diễn biến hết sức phức tạp, vừa gây thiệt hại cho người nuôi, vừa làm chậm tiến độ thả nuôi.
Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Sóc Trăng, bệnh gây hại trên tôm nuôi chủ yếu là bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp và tôm bị bệnh do môi trường nuôi không đảm bảo; cùng các yếu tố bất lợi về thời tiết. Bệnh xảy ra ở cả vùng nuôi có diện tích lớn và nhỏ lẻ; một số diện tích bệnh người nuôi không báo cáo, tự xử lý, do vậy nguy cơ lây lan bệnh cao.
Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Sóc Trăng, tính đến cuối tháng 6.2020, diện tích tôm nước lợ thả nuôi trên toàn tỉnh là 22.981 héc-ta (trong đó tôm sú 6.210 héc-ta, tôm thẻ 16.771 ha) đạt 46% kế hoạch. Diện tích tôm nuôi bị thiệt hại là 1.505 héc-ta, chiếm 6,5 % diện tích thả. Một số địa phương có diện tích tôm thiệt hại nhiều là các xã Gia Hòa 1 (213 héc-ta), Hòa Tú 2 (143 héc-ta), Tham Đôn (105 héc-ta), Ngọc Đông (91 héc-ta) của H.Mỹ Xuyên. Còn TX.Vĩnh Châu thiệt hại ở các xã Hòa Đông (94 héc-ta), Khánh Hòa (108 héc-ta)… – Ảnh: Vũ Phong
Để đảm bảo an toàn cho vùng nuôi trên địa bàn tỉnh, cơ quan chức năng khuyến cáo các hộ nuôi tôm có diện tích thiệt hại không được xả nước ra môi trường bên ngoài, nên xử lý ao nuôi bằng thuốc sát khuẩn theo hướng dẫn của ngành Thú y. Các hộ nuôi xung quanh khu vực có dịch bệnh không lấy nước trực tiếp vào ao nuôi; lấy nước từ ao lắng và có sử dụng thuốc sát khuẩn, diệt giáp sát triệt để trước khi đưa vào ao nuôi.
Nên ngưng thả giống mới cho đến khi tình hình dịch bệnh ổn định và điều kiện môi trường thuận lợi. Đặc biệt là trong khâu chọn giống thả nuôi, người dân cần chọn giống tại các cơ sở có uy tín, con giống trước khi thả nuôi phải được xét nghiệm bằng phương pháp PCR (xét nghiệm sinh học phân tử) trước khi thả nuôi.
Ông Huỳnh Ny ở xã Thạnh Quới (H.Mỹ Xuyên) cho biết, năm nay gia đình ông thả gần 3.000 m2 tôm thẻ nhưng được mới được khoảng 1 tháng tuổi là tôm bị bệnh và chết dần. Gia đình cũng cố vớt vát để thu hoạch nhưng không được bao nhiêu. Đây là vụ thứ 2 liên tiếp mà gia đình bị lỗ. Giờ thì 1 ao bỏ trống, ao lớn hơn thì không dám nuôi tôm thẻ nữa mà thả lan tôm sú với hy vong vớt vát được phần nào vốn. “Cứ đà này, chắc bỏ ruộng lên Bình Dương, Đồng Nai… quá”, ông Huỳnh Ny than thở.
Theo Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) trong năm 2019 tổng diện tích nuôi tôm nước lợ bị thiệt hại là hơn 21.986 héc-ta, trong đó, diện tích tôm bị thiệt hại do các bệnh như đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp, do vi bào tử trùng (EHP) chiếm diện tích hơn 6.200 héc-ta.
Thu hoạch tôm nuôi ở Sóc Trăng– Ảnh: Vũ Phong
Trong năm 2019, Sóc Trăng được đánh giá là 1 trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng của dịch bệnh trên tôm. Đối với bệnh đốm trắng, Sóc Trăng là địa phương có diện tích bị bệnh lớn nhất với trên 422 héc-ta, chiếm trên 18,5 % tổng số diện tích gần 2.300 héc-ta tôm nước lợ bị bệnh. Tiếp đến là các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh và các địa phương khác. Với bệnh hoại tử gan tụy cấp, Sóc Trăng cũng là địa phương có diện tích bị bệnh lớn nhất, chiếm trên 35 % trong tổng diện tích gần 2.700 héc-ta bị bệnh của các tỉnh.
Năm 2020, tỉnh Sóc Trăng phấn đấu đạt sản lượng thủy sản 317.000 tấn, (trong đó tôm nước lợ 167.000 tấn). Kim ngạch thủy sản ước đạt 670 triệu USD. Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng đã thông báo về khung lịch thả giống vụ nuôi tôm nước lợ năm 2020 bắt đầu từ ngày 20.1.2020 đến ngày 30.9.2020. Đến nay, toàn tỉnh thả nuôi trên 22.981 héc-ta tôm nước lợ (trong kế hoạch 50.000 héc-ta).
Như vậy, chỉ còn hơn 2 tháng nữa là khung lịch thời vụ thả nuôi tôm nước lợ của tỉnh Sóc Trăng sẽ kết thúc, trong khi tình hình thời tiết bất lợi, dịch bệnh đang có chiều hướng tăng lên, người nuôi thì hết sức dè chừng trong khâu thả nuôi sẽ là những thách thức rất lớn đối với tỉnh Sóc Trăng trong việc hướng đến vụ nuôi đạt thành công và đạt kế hoạch.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang ban hành Thông báo số 193/TB-SNNPTNT, ngày 10/12/2019 về thực hiện Khung lịch thời vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2020.
* Cơ cấu mùa vụ sản xuất tôm sú – lúa
1. Vùng U Minh Thượng
Khu vực từ kênh Chống Mỹ đến đê Quốc phòng: Dự báo mặn sẽ xâm nhập sớm nên bắt đầu thả giống từ ngày 15/12/2019 (theo Dương lịch) đến cuối tháng 3/2020, thu hoạch dứt điểm vào tháng 8/2020. Sạ, cấy lúa hoặc trồng các loại cây, cỏ cải tạo môi trường (nếu không trồng được lúa) từ đầu tháng 9 đến cuối tháng 10/2020 và thu hoạch dứt điểm đến ngày 15/01/2021.
Những khu vực còn lại: Thả giống tôm sú từ ngày 01/01/2020 đến ngày 15/4/2020, thu hoạch dứt điểm vào tháng 8/2020. Sạ hoặc cấy lúa từ đầu tháng 9 đến cuối tháng 10/2020 và thu hoạch dứt điểm đến ngày 15/01/2021.
2. Vùng ven sông Cái Lớn thuộc Tây sông Hậu
Thả giống tôm sú từ đầu tháng 01 đến cuối tháng 3/2020, thu hoạch dứt điểm trong tháng 8/2020. Sạ hoặc cấy lúa từ đầu tháng 9 đến cuối tháng 10/2020 và thu hoạch dứt điểm đến tháng 01/2021.
3. Vùng ven biển Hòn Đất – Kiên Lương – Hà Tiên và Giang Thành
Các huyện Kiên Lương, Giang Thành và thành phố Hà Tiên: Thả giống tôm sú từ tháng 3 đến tháng 4/2020, thu hoạch dứt điểm đến ngày 15/8/2020. Sạ hoặc cấy lúa từ cuối tháng 8 đến hết tháng 9/2020 và thu hoạch dứt điểm đến đầu tháng 01/2021.
Riêng huyện Hòn Đất: Thả giống tôm sú từ tháng 4 đến tháng 5/2020, thu hoạch dứt điểm trong tháng 8/2020. Sạ hoặc cấy lúa từ đầu tháng 11/2020 đến ngày 15/12/2020, thu hoạch dứt điểm trong tháng 3/2021.
* Cơ cấu mùa vụ nuôi tôm công nghiệp – bán công nghiệp
Thời tiết có thể diễn biến phức tạp, khó lường, độ mặn có khả năng sẽ tăng cao vào thời điểm các tháng 3, 4 và 5/2020, các địa phương cần bố trí lịch thời vụ thả tôm giống phù hợp.
1. Nuôi tôm chân trắng (2 vụ/năm)
Vụ 1: Thả giống từ tháng 01 đến tháng 4/2020 và thu hoạch dứt điểm đến đầu tháng 7/2020.
Vụ 2: Sau khi thu hoạch vụ đầu ít nhất 30 ngày để xử lý vệ sinh, cải tạo ao, kết thúc thả giống trong khoảng từ tháng 8 đến tháng 9/2020, thu hoạch dứt điểm trong tháng 12/2020.
2. Nuôi tôm sú (1 vụ/ năm)
Thả giống rải vụ từ tháng 01 đến tháng 7/2020 và thu hoạch dứt điểm trong tháng 12/2020.
* Cơ cấu mùa vụ thả nuôi tôm quảng canh cải tiến, tôm-rừng
Căn cứ vào thời tiết và độ mặn từng vùng, các địa phương điều chỉnh lịch lấy nước nuôi phù hợp. Khuyến khích nuôi theo hình thức thu tỉa thả bù, có bố trí ao ương tôm giống giai đoạn đầu từ 3-4 tuần; thả giống rải vụ theo điều kiện của mỗi vùng, cách từ 1,0-1,5 tháng thả giống một lần và thu hoạch khi đạt kích cỡ phù hợp.
* Cơ cấu mùa vụ thả nuôi tôm càng xanh xen canh với lúa
Thả nuôi trong các khoảng thời gian: Từ tháng 02 đến tháng 4/2020 và từ tháng 6 đến tháng 7/2020, thu hoạch sau 5-6 tháng nuôi./.
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, dịch Covid-19 trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp và xuất khẩu tôm vẫn bị ách tắc. Bởi vậy bên cạnh mở rộng thị trường mới thì tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường truyền thống như Hoa Kỳ đã được Cà Mau chú trọng.Chú trọng thị trường tiềm năng
Thủy sản Cà Mau, trong đó chủ yếu là tôm hiện đã được xuất khẩu sang trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ; trong đó, nhiều thị trường có yêu cầu quy chuẩn, chất lượng cao như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc… với kim ngạch xuất khẩu hàng năm đều ở mức khoảng 1 tỷ USD. Theo thống kê của Sở Công thương tỉnh Cà Mau, thị trường Hoa Kỳ luôn chiếm khoảng 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Trên địa bàn tỉnh Cà Mau hiện có 29 doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản với 39 nhà máy, tổng công suất đạt 185.000 tấn/năm; trong đó, có 10 doanh nghiệp lớn xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Chỉ tính riêng trong năm 2019, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh Cà Mau đạt trên 1,1 tỷ USD, trong đó thị trường Hoa Kỳ đạt 233 triệu USD, chiếm gần 21% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Sản phẩm tôm Cà Mau đang có lợi thế ở nhiều thị trường Với mục tiêu đưa Cà Mau trở thành “thủ phủ” của ngành tôm cả nước, bên cạnh mở rộng thị trường mới thì tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường truyền thống như Hoa Kỳ đã được Cà Mau chú trọng.
Tỉnh Cà Mau đã phối hợp nhiều cơ quan Trung ương, các tổ chức có liên quan của Hoa Kỳ nhằm đưa ngành tôm của địa phương phát triển bền vững, đáp ứng với những quy chuẩn ngày càng khắt khe của thị trường. Một trong những sự kiện quan trọng chính là việc Cà Mau đã phối hợp cùng với Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ), Chương trình SeafoodWatch (Chương trình Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường thuộc Thủy cung Vịnh Moterey, Hoa Kỳ) và Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế (CEIP) ký kết tham gia Liên minh Sản xuất tôm sạch và bền vững Việt Nam.
Điều này không chỉ đảm bảo việc lựa chọn các nhà nuôi tôm, cung ứng thức ăn, cơ sở hạ tầng… mà còn tạo thành một chuỗi khép kín theo quy trình chuẩn. Tất cả vì mục tiêu hướng đến sự phát triển bền vững của ngành tôm Việt Nam, trong thời gian tới.
Tìm đường vượt khó
Đáng nói, mới đây Tỉnh ủy Cà Mau cho biết: Hạn hán nặng nề trong mùa khô vừa qua đã làm 25.600 hecta tôm nuôi bị nhiễm bệnh nhưng sản lượng thủy sản của tỉnh Cà Mau vẫn đạt khoảng 293.000 tấn, tăng 2,3% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, ngành thủy sản đang gặp khó khăn. Kim ngạch xuất khẩu tôm của tỉnh hiện đạt hơn 374 triệu USD, giảm hơn 12% so với cùng kỳ. Đáng nói, theo Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, dịch Covid-19 trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp và xuất khẩu vẫn bị ách tắc. Do đó có khoảng 19.000 tấn tôm đang tồn đọng trong các kho của doanh nghiệp. Thực trạng trên đã làm giá tôm xuống thấp và ảnh hưởng đến đời sống người dân.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử cho rằng, trong bối cảnh ngành tôm Việt Nam nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng đang đứng trước nhiều thách thức về việc tìm kiếm thị trường và để đáp ứng với nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng thì việc phát triển những sản phẩm tôm sạch, thân thiện với môi trường là xu hướng tất yếu hiện nay.
Ngành nuôi tôm cần tận dụng lợi thế để vượt qua khó khăn hiện tại “Từ việc thí điểm 50 hộ dân nuôi tôm có chứng nhận quốc tế ban đầu, địa phương đã đúc kết nhiều kinh nghiệm quan trọng nhằm giải bài toán đưa con tôm qua các thị trường giàu tiềm năng và khó tính. Trong mục tiêu phát triển, Cà Mau sẽ đẩy mạnh tổ chức sản xuất chuỗi một cách chặt chẽ hơn nữa, qua đó xây dựng các vùng nuôi chứng nhận quốc tế. Đồng thời, đẩy mạnh giám sát cộng đồng trong lĩnh vực này…”, ông Lê Văn Sử nhấn mạnh.
Ông Josh Madeira, chuyên gia của SeafoodWatch, phụ trách chính sách bảo tồn biển MBA, chia sẻ kinh nghiệm khi tiếp cận với tiêu chuẩn này, các nhà cung cấp phải đảm bảo được các tiêu chuẩn của môi trường, từ đó đưa ra các tiêu chí về luật pháp, thức ăn, truy xuất nguồn gốc, bảo vệ môi trường… để áp dụng cho các nhà nuôi tôm.
Các nông hộ nhỏ lẻ cũng có thể áp dụng một cách đơn giản, theo phương pháp tự quản lý chính cơ sở của mình. Với những cơ sở đó, SeafoodWatch sẽ kiểm tra mẫu từ các cơ sở nuôi tôm cùng với hồ sơ từ các nhà chế biến. Nếu đảm bảo tiêu chuẩn, tôm sẽ được khuyến cáo màu xanh để khách hàng Mỹ lựa chọn.
“Người tiêu dùng ở Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á đều xem hương vị, độ tươi, lợi ích về mặt sức khỏe và an toàn thực phẩm là những vấn đề hàng đầu cần phải xem xét khi chọn mua hải sản, trong đó Hoa Kỳ, EU hay Nhật Bản luôn có các yêu cầu bắt buộc về an toàn thực phẩm. Không những vậy, hơn 90% các nhà bán lẻ tại thị trường Bắc Mỹ và hơn 75% các nhà bán lẻ tại thị trường EU… còn yêu cầu ngành thủy sản phải đáp ứng với sự bền vững của môi trường,” ông Josh Madeira lưu ý thêm. Hà An – https://thuonghieusanpham.vn/
Hoạt động xúc tiến thương mại tại Cà Mau đã phát huy hiệu quả và thị trường Hoa Kỳ được nhiều doanh nghiệp của Cà Mau đánh giá là truyền thống, kim ngạch xuất khẩu ổn định từ nhiều năm qua.
Vận chuyển tôm nguyên liệu vào nhà máy chế biến sản phẩm tôm xuất khẩu tại nhà máy của Tập đoàn Thủy sản Minh Phú tỉnh Cà Mau. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Thị trường xuất khẩu của tôm Cà Mau đang dần được mở rộng ở nhiều quốc gia trên thế giới và Hoa Kỳ là một trong những thị trường xuất khẩu hàng đầu của tỉnh.
Nhằm thực hiện mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đến năm 2025 đạt 1,9 tỷ USD, Cà Mau đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng nhanh và bền vững.
Xuất khẩu thủy sản, đặc biệt xuất khẩu mặt hàng tôm từ lâu đã trở thành mũi nhọn của kinh tế-xã hội tỉnh Cà Mau. Trong những năm qua, hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã phát huy khá hiệu quả trong việc phát triển thị trường trong nước, bên cạnh đó là củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu; trong đó, thị trường Hoa Kỳ được nhiều doanh nghiệp của Cà Mau đánh giá là truyền thống, kim ngạch xuất khẩu ổn định từ nhiều năm qua.
Chủ động thích ứng với thị trường
Hiện nay, thủy sản Cà Mau, trong đó chủ yếu là tôm đã có mặt trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ; trong đó, nhiều thị trường có yêu cầu quy chuẩn, chất lượng cao như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc… với kim ngạch xuất khẩu hàng năm đều ở mức khoảng 1 tỷ USD. Theo thống kê của Sở Công Thương tỉnh Cà Mau, thị trường Hoa Kỳ luôn chiếm khoảng 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Trên địa bàn tỉnh có 29 doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản với 39 nhà máy, tổng công suất đạt 185.000 tấn/năm; trong đó, Cà Mau có 10 doanh nghiệp lớn xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Chỉ tính riêng trong năm 2019, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh Cà Mau đạt trên 1,1 tỷ USD, trong đó thị trường Hoa Kỳ đạt 233 triệu USD, chiếm gần 21% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Với mục tiêu đưa Cà Mau trở thành “thủ phủ” của ngành tôm cả nước, bên cạnh mở rộng thị trường mới thì tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường truyền thống như Hoa Kỳ đã được Cà Mau chú trọng.
Tỉnh Cà Mau đã phối hợp nhiều cơ quan Trung ương, các tổ chức có liên quan của Hoa Kỳ nhằm đưa ngành tôm của địa phương phát triển bền vững, đáp ứng với những quy chuẩn ngày càng khắc khe của thị trường. Một trong những sự kiện quan trọng chính là việc Cà Mau đã phối hợp cùng với Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ), Chương trình SeafoodWatch (Chương trình Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường thuộc Thủy cung Vịnh Moterey, Hoa Kỳ) và Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế (CEIP) ký kết tham gia Liên minh Sản xuất tôm sạch và bền vững Việt Nam.
Điều này không chỉ đảm bảo việc lựa chọn các nhà nuôi tôm, cung ứng thức ăn, cơ sở hạ tầng… mà còn tạo thành một chuỗi khép kín theo quy trình chuẩn. Tất cả vì mục tiêu hướng đến sự phát triển bền vững của ngành tôm Việt Nam, trong thời gian tới.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử cho rằng, trong bối cảnh ngành tôm Việt Nam nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng đang đứng trước nhiều thách thức về việc tìm kiếm thị trường và để đáp ứng với nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng thì việc phát triển những sản phẩm tôm sạch, thân thiện với môi trường là xu hướng tất yếu hiện nay.
“Từ việc thí điểm 50 hộ dân nuôi tôm có chứng nhận quốc tế ban đầu, địa phương đã đúc kết nhiều kinh nghiệm quan trọng nhằm giải bài toán đưa con tôm qua các thị trường giàu tiềm năng và khó tính. Trong mục tiêu phát triển, Cà Mau sẽ đẩy mạnh tổ chức sản xuất chuỗi một cách chặt chẽ hơn nữa, qua đó xây dựng các vùng nuôi chứng nhận quốc tế. Đồng thời, đẩy mạnh giám sát cộng đồng trong lĩnh vực này…”, ông Lê Văn Sử nhấn mạnh.
Ông Josh Madeira, chuyên gia của SeafoodWatch, phụ trách chính sách bảo tồn biển MBA, chia sẻ kinh nghiệm khi tiếp cận với tiêu chuẩn này, các nhà cung cấp phải đảm bảo được các tiêu chuẩn của môi trường, từ đó đưa ra các tiêu chí về luật pháp, thức ăn, truy xuất nguồn gốc, bảo vệ môi trường… để áp dụng cho các nhà nuôi tôm.
Các nông hộ nhỏ lẻ cũng có thể áp dụng một cách đơn giản, theo phương pháp tự quản lý chính cơ sở của mình. Với những cơ sở đó, SeafoodWatch sẽ kiểm tra mẫu từ các cơ sở nuôi tôm cùng với hồ sơ từ các nhà chế biến. Nếu đảm bảo tiêu chuẩn, tôm sẽ được khuyến cáo màu xanh để khách hàng Mỹ lựa chọn.
“Người tiêu dùng ở Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á đều xem hương vị, độ tươi, lợi ích về mặt sức khỏe và an toàn thực phẩm là những vấn đề hàng đầu cần phải xem xét khi chọn mua hải sản, trong đó Hoa Kỳ, EU hay Nhật Bản luôn có các yêu cầu bắt buộc về an toàn thực phẩm. Không những vậy, hơn 90% các nhà bán lẻ tại thị trường Bắc Mỹ và hơn 75% các nhà bán lẻ tại thị trường EU… còn yêu cầu ngành thủy sản phải đáp ứng với sự bền vững của môi trường,” ông Josh Madeira lưu ý thêm.
Hạn chế dần được khắc phục
Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau, trong giai đoạn 2016-2019, hoạt động xuất khẩu trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, kim ngạch xuất khẩu đạt 4.368 triệu USD, tăng trưởng bình quân 4,43%/năm; tổng sản lượng tôm chế biến, tiêu thụ khoảng 564.697 tấn, tăng trưởng bình quân 6,28%/năm. Hoạt động xuất khẩu trở thành một trong những động lực quan trọng để phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu vẫn còn những hạn chế và khó khăn, thách thức như phát triển chưa tương xứng tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Sức cạnh tranh của doanh nghiệp chưa cao; việc hội nhập, vận dụng các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới chưa kịp thời. Hoạt động quản lý xuất khẩu còn chồng chéo, thủ tục hành chính rườm rà; gặp các rào cản kỹ thuật, rủi ro trong thanh toán đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Châu Công Bằng chia sẻ, so với Cà Mau cũng như trên bình diện cả nước, tiềm năng và lợi thế nuôi trồng và chế biến thủy sản của một số nước bạn dù không bằng, nhưng họ lại có sự bứt phá và phát triển vượt bậc. Xu hướng phát triển tôm sạch, đảm bảo vệ sinh môi trường nuôi là điều tất yếu. Do đó, cần chặt chẽ trong tổ chức sản xuất chuỗi, xây dựng các vùng nuôi chứng nhận quốc tế, đẩy mạnh giám sát cộng đồng trong lĩnh vực này.
Với những hạn chế được chỉ ra, Cà Mau đã tích cực tham vấn các chuyên gia nhằm học tập nhiều kinh nghiệm từ các nước trên thế giới có kim ngạch xuất khẩu tôm sạch lớn như Ecuador, Hà Lan… được các thị trường lớn, khó tính như Hoa Kỳ, chấp nhận.
Là doanh nghiệp có rất nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi tôm có chứng nhận quốc tế cũng như xây dựng mối quan hệ với các thị trường khó tính trên thế giới, những năm qua sản phẩm của Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (Công ty Minh Phú) đã có mặt tại hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Nhằm đáp ứng những yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường, Công ty Minh Phú đã đặt mục tiêu thông qua việc sở hữu các chuỗi giá trị khép kín và có trách nhiệm nhằm xây dựng một hệ sinh thái hoàn chỉnh, mang lại giá trị cho tất cả các thành viên liên quan. Thực tế, trong tổng số 233 triệu USD kim ngạch xuất khẩu tôm của tỉnh Cà Mau sang thị trường Hoa Kỳ trong năm 2019 thì công ty Minh Phú đã có trên 138 triệu USD, tức là chiếm trên 59%.
Trong một chia sẻ gần đây, ông Lê Văn Quang, Tổng Giám đốc Công ty Minh Phú, cho biết công ty đã thể hiện quyết tâm khi xây dựng các vùng nuôi có chứng nhận quốc tế. Cụ thể, hiện công ty có hơn 300 nhân viên giám sát thu hoạch vùng nuôi, xây dựng phòng kiểm kháng sinh vùng nuôi hàng tỷ đồng. Bên cạnh đó, công ty có hơn 20 chuẩn xuất khẩu tôm quốc tế trong số hàng trăm chuẩn. Có những chuẩn chỉ xuất khẩu vài tấn tôm, nhưng không vì thế mà công ty e ngại.
Các hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản mong muốn là các về vấn đề liên quan đến nguồn vốn để đầu tư nuôi trồng theo hướng siêu thâm canh công nghệ cao, nhất là trong bối cảnh các đơn vị tài chính chưa thực sự nhiệt tình trong khi hiệu quả các vụ nuôi đã được kiểm chứng.
Nhằm giải quyết vấn đề này, lãnh đạo tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo các ngân hàng trong chuỗi liên kết cần phải chủ động hơn trong việc hỗ trợ các hợp tác xã về khoản vốn vay, có vậy họ mới có cơ hội đầu tư sản xuất và tham gia sâu vào chuỗi giá trị. Bởi lẽ đây là một trong những nhân tố tích cực cung ứng khối lượng lớn tôm cho hoạt động chế biến và xuất khẩu thủy sản tỉnh.
Cà Mau có đội tàu khai thác thủy hải sản lớn, với sản lượng bình quân trên 200.000 tấn/năm. (Ảnh: Thế Anh/TTXVN)
Ngay từ đầu năm 2020, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, cả doanh nghiệp và người dân nuôi tôm trên địa bàn Cà Mau gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, thị trường xuất khẩu tôm đã có những chuyển biến tích cực, giá tôm nguyên liệu đã phần nào tăng trở lại. Tuy chưa được như kỳ vọng, nhưng đây là những tín hiệu tích cực để ngành tôm Cà Mau dần ổn định và phát triển thời gian tới.
Nền tảng bền vững
Qua năm năm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Cà Mau, một trong những kết quả nổi bật nhất là người sản xuất đã bắt đầu quan tâm đến việc đầu tư để nâng cao chất lượng sản phẩm và thực hiện liên kết chuỗi giá trị.
Theo đánh giá của ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau, với vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Cà Mau, thủy sản mà đặc biệt là ngành tôm đã và đang tiếp tục tạo ra nhiều chuyển biến tích cực từ hình thức sản xuất cho đến chế biến và tiêu thụ. Trong đó, nhiều nông dân đã mạnh dạn áp dụng mô hình mới với các chứng nhận quốc tế, tạo điều kiện để ngành hàng chủ lực này phát triển lên bậc thang mới, cao hơn và bền vững hơn.
Trong những năm gần đây, Cà Mau đã có nhiều lượt doanh nghiệp ký kết hợp đồng hợp tác phát triển chuỗi giá trị ngành hàng tôm với các hợp tác xã, tổ hợp tác; trong đó có khoảng 1.000 hộ dân tham gia. Những hợp đồng liên kết này không chỉ để cung ứng vật tư đầu vào gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, mà còn cùng nhau xây dựng vùng nguyên liệu có chứng nhận quốc tế.
Trong đó, Hợp tác xã Nuôi thủy sản Cái Bát, ấp Cái Bát, xã Hòa Mỹ, huyện Cái Nước là một trong những điển hình phát triển mới trong sản xuất.
Ông Nguyễn Văn Lâm, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hợp tác xã Cái Bát chia sẻ, đến nay, vùng sản xuất hơn 350ha của hợp tác xã đã được công nhận vùng nguyên liệu tôm sạch theo tiêu chuẩn ASC (Hội đồng Quản lý nuôi trồng thủy sản).
Loại hình nuôi của hợp tác xã rất đa dạng, từ thâm canh, siêu thâm canh cho đến quảng canh cải tiến, quảng canh 2 giai đoạn… Kết quả đó có được chính là nhờ việc liên kết trong sản xuất đã giúp nâng cao năng suất, hiệu quả và chất lượng tôm nuôi, hạn chế dịch bệnh. Từ đó, đời sống của các thành viên trong hợp tác xã không ngừng nâng cao.
Ngoài ra, tỉnh Cà Mau đã chủ động phối hợp với các tổ chức phi Chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ dân thực hành nuôi tôm bền vững có trách nhiệm theo các tiêu chuẩn được trên 19.000ha. Song song với đó là hỗ trợ doanh nghiệp chế biến thủy sản xây dựng vùng nuôi tôm thâm canh có chứng nhận quốc tế được trên 600ha. Bên cạnh đó là xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa-tôm đặc sản an toàn tại xã Trí Lực, Trí Phải (huyện Thới Bình)…
Không dừng lại ở đó, hiện Cà Mau có 12 doanh nghiệp liên kết sản xuất tôm sinh thái (tôm hữu cơ) trên diện tích 20.000 ha, với 4.000 hộ nuôi; trong đó, tôm hữu cơ có sản lượng từ 8.000-9.000 tấn/năm được chứng nhận organic (chứng nhận hữu cơ) và giá trị tăng thêm cho người dân tham gia thực hiện mô hình này là 5%. Sản phẩm đạt chứng nhận tôm sinh thái đó đang được người tiêu dùng khó tính như Mỹ và EU chấp nhận sử dụng với giá cao.
“Tính hiệu quả của hoạt động liên kết trong sản xuất đã được khẳng định. Những năm qua, nhiều mô hình liên kết trong sản xuất đã được thực hiện thành công tại các địa phương. Qua đó, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, khai thác và tận dụng thế mạnh của từng địa phương,” Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau Châu Công Bằng đánh giá.
Gỡ khó cho doanh nghiệp xuất khẩu
Theo nhận định của Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau, với đặc điểm là nền kinh tế có độ mở cao, hội nhập sâu, các sản phẩm, ngành hàng chủ lực của tỉnh chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu, nên khi thế giới bị ảnh hưởng của dịch COVID-19, tỉnh Cà Mau cũng chịu tác động rất lớn đến các ngành, lĩnh vực thế mạnh của tỉnh.
Trong sáu tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh ước đạt hơn 374 triệu USD, bằng trên 31% kế hoạch, giảm hơn 12% so với cùng kỳ; trong đó xuất khẩu thủy sản (chủ yếu là tôm) ước đạt hơn 350 triệu USD, bằng 30,5% kế hoạch, giảm gần 15% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, hiện các đối tác lớn đề nghị tạm ngừng các đơn hàng nhập khẩu. Nhiều khách hàng lớn tạm ngừng, giảm, giãn nhập khẩu tôm chế biến, doanh nghiệp phải tạm trữ hàng hóa với số lượng lớn, khoảng 19.000 tấn.
Cùng với dịch bệnh, tác động từ hạn hán đã làm hơn 25.600ha diện tích tôm nuôi bị nhiễm bệnh, mức độ thiệt hại năng suất khoảng từ 30-50%.
Trước những thách thức đó, Bí thư Tỉnh ủy-Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải đã chỉ đạo các cơ quan có liên quan chủ động làm việc với Bộ Công Thương để có những nhận định chính xác, nắm chắc diễn biến, nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế. Đồng thời, tranh thủ sự quan tâm, phối hợp hỗ trợ của các cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài để kịp thời thông tin cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Cùng đó, yêu cầu các cơ quan liên quan đôn đốc doanh nghiệp đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, giữ mối liên hệ thường xuyên, chặt chẽ với các khách hàng nhập khẩu hiện có; kết hợp với tìm kiếm thị trường mới, nhất là đối với các mặt hàng đang tạm dừng xuất khẩu do đối tác bị ảnh hưởng dịch COVID-19 giãn, hủy đơn hàng.
Chế biến sản phẩm tôm xuất khẩu tại nhà máy của Tập đoàn Thủy sản Minh Phú tỉnh Cà Mau. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Các doanh nghiệp cũng chủ động tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết, nhất là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) để đa dạng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu.
Trên những cơ sở đó, các ngân hàng thương mại trên địa bàn Cà Mau đã triển khai thực hiện nghiêm túc các thông tư, chỉ thị của Ngân hàng Nhà nước quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19. Con số thống kê đến đầu tháng 6/2020 cho thấy, các ngân hàng đã hỗ trợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ cho 2.237 doanh nghiệp, người dân với tổng số dư nợ 1.045,6 tỷ đồng.
Cụ thể, lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tổng dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay 121,8 tỷ đồng cho 1.401 khách hàng. Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, tổng dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay 336,7 tỷ đồng cho 23 khách hàng…
Nhờ chủ động thực hiện các giải pháp, đến nay các hoạt động sản xuất, kinh doanh nói chung và các hoạt động xuất-nhập khẩu của địa phương đã “khởi động” trở lại.
Ông Nguyễn Minh Tuấn, Giám đốc Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Minh Cường, cho biết trong thời điểm dịch COVID-19 bùng phát thì thị trường xuất khẩu tôm gần như bị “đóng băng,” còn hiện nay một số thị trường lớn của công ty đã nhập hàng trở lại. Nhờ việc vẫn duy trì hoạt động suốt thời gian qua, công ty đang có lượng hàng dự trữ dồi dào để chuẩn bị cho kế hoạch xuất khẩu sắp tới.
Đặc biệt, “cuộc chiến chống dịch COVID-19 hiệu quả ở Việt Nam đã tạo lợi thế cho doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu tôm nói riêng có lợi thế trong việc cạnh tranh với các nước khác. Cũng từ đó, kế hoạch đạt giá trị xuất khẩu 35 triệu USD của công ty trong năm cũng rất khả quan,” ông Nguyễn Minh Tuấn chia sẻ.
Nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của địa phương trong năm năm tiếp theo, ngành công thương Cà Mau đã đề ra nhiều giải pháp trọng tâm như tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu. Qua đó, giúp doanh nghiệp tham gia sâu vào chuỗi giá trị khu vực, nâng cao năng lực sản xuất xuất khẩu và cạnh tranh; tập trung đẩy nhanh việc xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực đối với hàng hóa xuất khẩu, bao gồm tiêu chuẩn: kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường.
Đồng thời, ngành công thương Cà Mau nâng cao hiệu quả và đổi mới phương thức xúc tiến thương mại, tập trung vào các hàng hóa có lợi thế xuất khẩu và quan tâm đến những sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu để xúc tiến xuất khẩu; tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xác lập, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp ở thị trường trong nước và tại các thị trường xuất khẩu.
Cùng với đó, ngành công thương cũng tăng cường theo dõi, nghiên cứu diễn biến chính sách và phân tích tác động tới Việt Nam, trong bối cảnh xu thế bảo hộ gia tăng, đặc biệt là các diễn biến nhanh, khó lường của tranh chấp thương mại, cập nhật các thay đổi về chính sách thương mại, quy định của các nước, đặc biệt tại các thị trường xuất khẩu lớn…/.
Indonesia đã chính thức bãi bỏ quy định cấm xuất khẩu tôm hùm giống trước đây được đưa ra nhằm bảo tồn và duy trì nòi giống tôm hùm tự nhiên.
Ngày 4/5/2020, Bộ trưởng Biển và Nghề cá Indonesia Edhy Prabowo đã ký sắc lệnh cho phép xuất khẩu trở lại tôm hùm giống (loại tôm hậu ấu trùng không sắc tố) thuộc giống Puerulus và Panulirus. Trước đó, vào năm 2016, người tiền nhiệm của Bộ trưởng Edhy là cựu Bộ trưởng Thủy sản Susi Pudjiastuti đã ban lành lệnh cấm xuất khẩu giống tôm hùm nhằm bảo vệ sản lượng tự nhiên.
Quyết định mới này đã bị chỉ trích rộng rãi bởi các nhà bảo tồn và cựu Bộ trưởng Thủy sản Susi Pudjiastuti, vì cho rằng, việc cho phép xuất khẩu trở lại sẽ đe dọa xóa sổ quần thể tôm hùm tự nhiên của đất nước. Các chuyên gia cũng kêu gọi Chính phủ thay vì xuất khẩu hãy ưu tiên phát triển bền vững ngành tôm hùm trong nước cả nuôi quy mô nhỏ và đánh bắt truyền thống.
Bộ trưởng Edhy lần đầu tiên đưa ra kế hoạch chấm dứt lệnh cấm vào tháng 12/2019 vì muốn muốn khôi phục lại kế sinh nhai cho người dân sống phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu. Ông cũng cho biết, lệnh cấm trước đây hoàn toàn thất bại trong việc ngăn chặn thị trường chợ đen buôn bán trái phép tôm hùm giống. Khi xem xét ban hành quy định này, ông Edhy cho rằng, chính sách này được thực hiện để duy trì tính bền vững của nguồn thủy sản, cải thiện phúc lợi cộng đồng, bình đẳng về công nghệ canh tác, đầu tư và thu ngoại hối cho nhà nước.
Từ tháng 1 – 10/2016, các nhà chức trách đã báo cáo các vụ buôn lậu liên quan đến 800.000 tôm hùm giống, trị giá khoảng 8,3 triệu USD. Tôm hùm giống thường được bán cho người mua ở Việt Nam, Singapore và Trung Quốc, những quốc gia tập trung nuôi và có giá bán khá cao.
Các chuyên gia, nhà quan sát, bao gồm cả Susi đã chỉ trích gay gắt về quyết định này. Họ cho rằng, việc thiếu kiểm soát và sự ràng buộc của luật pháp đối với chuỗi xuất khẩu, cùng với cơ sở hạ tầng không đủ điều kiện để đáp ứng phát triển NTTS tôm hùm trong nước sẽ dẫn đến sự cạn kiệt nguồn tôm hùm giống tự nhiên.
Một chủ đề chính được đề cập trong tranh luận này chính là tỷ lệ sống. Theo Bộ Thủy sản thì tỷ lệ sống của tôm hùm giống chưa tới 1% và việc đánh bắt, xuất khẩu chúng sẽ giúp nâng được tỷ lệ này lên cao hơn. Nhưng những người phản đối lại cho rằng, phải giữ tôm hùm trong tự nhiên để ngăn chặn sự tuyệt chủng. Một số nhà quan sát cho rằng, quyết định nối lại xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi lợi ích kinh doanh liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài đang tìm kiếm nguồn cung tôm hùm giống khổng lồ.
Để giải quyết những lo ngại đó, Bộ Thủy sản đã đưa ra một số điều kiện trong xuất khẩu như thiết lập hạn ngạch xuất khẩu và hạn chế khu vực đánh bắt tôm hùm giống. Không được đánh bắt tôm hùm vị thành niên sinh sản hoặc nhỏ hơn 8 cm hoặc nặng dưới 200 g. Các công ty xuất khẩu được yêu cầu phải phát triển cơ sở hạ tầng để nuôi tôm hùm con và phải phóng thích 2% lượng tôm nuôi về với tự nhiên thì mới được phép xuất khẩu chúng bằng đường hàng không.
Nhưng bất chấp những yêu cầu mới này và lập luận kinh tế để nối lại xuất khẩu, các chuyên gia cho rằng, quyết định mới dường như từ bỏ khía cạnh bảo tồn. Họ cũng nói rằng, việc nối lại xuất khẩu sẽ không đóng góp nhiều cho nền kinh tế khi thị trường bất hợp pháp cho xuất khẩu tôm hùm vẫn tồn tại.
Nuôi trồng và chế biến thủy sản ở ĐBSCL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia, với mức bình quân 4 tỉ đô-la Mỹ/năm, trong đó có ngành tôm.
Giá trị kinh tế cao, song việc đầu tư nuôi tôm cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là khi môi trường ao nuôi ngày càng ô nhiễm, dịch bệnh phát tán khó kiểm soát. Điểm bất lợi không nhỏ, chính là thị trường đầu ra tiêu thụ bấp bênh, sản phẩm tôm nguyên liệu chưa đáp ứng tốt nhu cầu chế biến xuất khẩu, nhất là tiêu chuẩn an toàn về hóa chất, kháng sinh. Nuôi tôm sinh thái, tôm sạch theo công nghệ xanh an toàn đang là giải pháp tích cực góp phần phát triển ổn định thế mạnh kinh tế thủy sản trong vùng.
Hợp tác hiệu quả
Sản xuất thân thiện với môi trường là xu hướng phát triển tất yếu của nền nông nghiệp mang tính bền vững. Ðược sự hỗ trợ của Tổ chức Hợp tác Phát triển Ðức (GIZ), nông dân vùng ÐBSCL đang bắt đầu chuyển sang phương thức nuôi tôm theo công nghệ xanh, hứa hẹn khai thác hiệu quả bền vững cho thế mạnh kinh tế đứng đầu của vùng.
Gắn bó với nghề nuôi tôm hơn 20 năm và mạnh dạn đầu tư kinh phí để chuyển hướng sang mô hình nuôi tôm công nghiệp theo tiêu chuẩn sạch – an toàn từ năm 2017, nhưng đây là vụ đầu tiên ông Ngô Công Luận, Giám đốc HTX nông ngư 14 tháng 10 ở xã Hòa Tú 2, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng cảm thấy hài lòng vì năng suất và chất lượng của con tôm thành phẩm.
Từ những ao đất truyền thống, ông đã chuyển sang nuôi tôm theo mô hình công nghệ xanh tuần hoàn nước khép kín trên ao nổi. Do là mô hình mới nên ông Ngô Công Luận chỉ dành 300 m2 làm 2 ao nuôi. Với diện tích này, ông bố trí 1 ao trên nền đất và ao còn lại làm khung thành nổi bằng rào sắt và cả 2 ao đều lót bạt nylon. Riêng ao bằng rào sắt đầu tư 55 triệu đồng do GIZ hỗ trợ.
Khác với kiểu nuôi tôm công nghiệp tuần hoàn nước đã áp dụng lâu nay, mô hình nuôi tôm công nghệ xanh có quy trình đưa nước từ ao nuôi ra túi biogas trước khi cho ra hệ thống kênh xả thải trong vuông, rồi mới dẫn nước trở lại trong ao nuôi để tái sử dụng. Ưu điểm của cách làm này là khả năng nguồn nước bị ô nhiễm từ các chất thải, tồn đọng trong quá trình nuôi gần như không xảy ra. Vì vậy với ông đây là mô hình mang tính hiệu quả bền vững.
Mô hình nuôi tôm sạch ứng dụng công nghệ cao của một doanh nghiệp tại tỉnh Sóc Trăng đạt hiệu quả cao. Ảnh: CTV
HTX Nông ngư 14/10 là một trong những đơn vị ăn nên làm ra từ việc nuôi tôm sạch. Theo ông Luận, việc lạm dụng hóa chất, kháng sinh trong nuôi tôm là con dao hai lưỡi, chỉ mang lại cái lợi trước mắt nhưng để lại những hậu quả lâu dài về môi trường. Nói không với kháng sinh, nuôi tôm sạch trước tiên là tự bảo vệ mình, bởi giảm được chi phí và hiệu quả bền vững.
Chính nhờ tuân thủ những nguyên tắc nghiêm ngặt trong bảo vệ môi trường ao nuôi nên nhiều năm nay, đơn vị liên tục đạt hiệu quả kinh tế cao. Trên diện tích mặt nước thả nuôi tôm gần 30 ha, mỗi năm HTX cung ứng cho thị trường khoảng 50 tấn tôm thương phẩm, lợi nhuận ròng mỗi năm thu vào hàng tỉ đồng.
Ông Ngô Tiến Chương, Chuyên gia kỹ thuật cấp cao GIZ, cho biết: “Ðầu tư cơ bản để thay đổi hệ thống nuôi mà tất cả người dân cùng có thể sử dụng được. Chứ chúng tôi cũng không đặt ra chỉ số cao quá để chỉ có doanh nghiệp làm được thôi. Góc nhìn của chúng tôi là dựa trên nguyên tắc bền vững, cả môi trường và kinh tế. Hướng đến những người nuôi quy mô nhỏ như thế này để bà con có thể đảm bảo được cuộc sống, cũng như là giảm thiểu được cái thất thoát của mình”.
Không chỉ có HTX Nông ngư 14-10 hiện nay, GIZ còn triển khai dự án tại 6 điểm ở 3 tỉnh: Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Ngoài hỗ trợ 1 phần chi phí, Dự án còn triển khai hỗ trợ tập huấn kỹ thuật cũng như tổng kết, thí điểm, tổ chức hội thảo để chia sẻ kinh nghiệm và nhân rộng. Tổng vốn dành cho dự án khoảng 100.000 Euro, tương ứng khoảng 2,5 tỷ đồng.
Đầu tư các mô hình nuôi tôm sạch
Nghề nuôi tôm nước lợ của tỉnh Sóc Trăng, nói riêng và nhiều địa phương vùng ÐBSCL đã liên tục có nhiều cải tiến theo hướng chất lượng, an toàn. Nhờ mạnh dạn đầu tư các mô hình nuôi mới như: nuôi thâm canh, siêu thâm canh, tôm – lúa, tôm – rừng… mà nhiều năm qua, ngành tôm trong vùng có sự gia tăng về sản lượng và chất lượng. Tuy nhiên, việc phát triển nhanh các mô hình trên có nguy cơ làm ô nhiễm môi trường và phát tán mầm bệnh nếu không có giải pháp xử lý chất thải triệt để.
Ðể giải quyết tốt tình trạng này, với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, ngành thủy sản các địa phương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền quản lí tốt yếu tố môi trường trong quá trình phát triển nghề nuôi. Ngoài ra, nuôi tôm theo hệ thống tuần hoàn khép kín, nuôi sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý nước bảo vệ môi trường, không sử dụng hóa chất, kháng sinh trong quá trình nuôi, cũng là phương thức nuôi tôm sạch, an toàn, mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững. Một trong những điển hình là mô hình nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng tại tỉnh Bạc Liêu.
Ông Hồ Thanh Tuấn, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Ðông Hải, Bạc Liêu, cho biết: “Gần đây Phòng NN&PTNT huyện phối hợp với các công ty, xí nghiệp xây dựng thương hiệu cũng như các chứng chỉ quốc tế để nâng giá trị con tôm từ đó bà con bán được sản phẩm giá cao. Và đặc biệt là mô hình nuôi tôm sinh thái sạch đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu”.
Không phải đến khi GIZ triển khai Dự án nuôi tôm theo công nghệ xanh thì các tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu mới quan tâm chú trọng vấn đề bảo vệ môi trường vùng nuôi bền vững. Thực tế, từ nhiều năm qua, 2 tỉnh có nghề nuôi tôm phát triển mạnh này đã ứng dụng tốt các phương pháp kỹ thuật để nuôi tôm sạch, tôm an toàn. Nuôi tôm theo công nghệ xanh sẽ là giải pháp tích cực ngăn chặn dịch bệnh phát sinh trong những vùng nuôi, vốn chưa xử lý tốt và kịp thời môi trường nước, do diện tích thả nuôi mở rộng quá nóng, quá nhanh. Không những vậy, các mô hình nuôi tôm sạch, nuôi tôm công nghệ xanh còn tạo tiền đề tiến tới không sử dụng kháng sinh và hóa chất trong nghề nuôi tôm, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi cao về chất lượng nông sản hàng hóa nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ.
Vùng sản xuất phía Bắc quốc lộ 1A của tỉnh Bạc Liêu gồm các huyện Hồng Dân, Phước Long và thị xã Giá Rai, trước năm 2000 vẫn còn là vùng đất phèn mặn, mỗi năm chỉ sản xuất 1 vụ lúa chờ mưa. Nhờ đưa con tôm vào sống chung trên đất lúa, bộ mặt vùng quê thật sự thay da, đổi thịt. Sản xuất tôm-lúa không chỉ là mô hình giúp nông dân đổi đời, mà còn mở ra hướng sản xuất bền vững cho 2 thế mạnh kinh tế của địa phương đó là xuất khẩu tôm sinh thái và hạt gạo sạch, chất lượng.
Ông Huỳnh Quốc Khởi, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bạc Liêu, cho biết: “Hiện nay tỉnh đã mở rộng diện tích tôm lúa trên 30.000 ha. Ðịnh hướng đến năm 2025 mở rộng lên khoảng 43.000 ha. Gần như sản xuất tôm lúa đều có khả năng là tôm càng xanh. Nên chúng tôi cũng khuyến cáo bà con tăng cường khoa học kỹ thuật để mở rộng con tôm càng xanh”.
Bên cạnh hỗ trợ một phần chi phí chuyển đổi ban đầu từ tôm sú sang tôm càng xanh, Bạc Liêu cũng sẽ tiếp tục đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông, thủy lợi giúp ổn định nguồn nước đảm bảo hiệu quả canh tác lúa tôm. Nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả, thân thiện với môi trường, thích ứng với quá trình biến đổi khí hậu cũng là góp phần thực hiện chủ trương và định hướng lớn của Chính phủ hướng phát triển bền vững vùng nông nghiệp trọng điểm ÐBSCL.Ngọc Khánh – Huy Hiếu Theo Báo Cần Thơ
Vụ tôm xuân hè, năng suất và sản lượng sụt giảm trong khi chi phí đầu tư tăng cao, giá lại thấp nên nhiều nông dân Hà Tĩnh gặp khó khăn.
Xuất bán sớm vì tôm chậm lớn
Sau hơn 2,5 tháng nuôi, gia đình anh Lê Đình Thông ở thôn Trung (xã Thạch Hạ – TP Hà Tĩnh) vừa xuất bán 2 hồ tôm với tổng diện tích 6.400 m2.
Anh Thông chia sẻ: “Nếu điều kiện thuận lợi thì gia đình tôi chưa bán vì để tôm càng to sẽ cho lãi cao hơn. Tuy nhiên, trước tình hình nắng nóng khắt nghiệt, tôm chậm lớn, bỏ ăn, nên gia đình phải “bán chạy” với kích cỡ tôm từ 100 – 120 con/kg, mức giá dao động từ 90 – 100 ngàn đồng/kg. Năng suất và sản lượng tôm sụt giảm trong khi chi phí đầu tư tăng cao mà giá lại thấp nên số tiền thu lại cũng chỉ đủ số vốn bỏ ra”.
Với 4 hồ nuôi tôm thẻ chân trắng trên diện tích 2 ha, hiện nay, gia đình anh Trần Minh Thượng ở thôn Đông Hà (xã Thạch Long – Thạch Hà) đang “đứng ngồi không yên” do 1 hồ tôm nuôi đã bị bệnh phân trắng.
Anh Thượng cho hay: “Vụ tôm xuân hè này, gia đình tôi đã bỏ gần 400 triệu đồng vào 4 hồ nuôi. Hiện nay, bên cạnh tăng cường chăm sóc, cung cấp chất dinh dưỡng cho 3 hồ tôm khỏe mạnh để vượt qua nắng nóng thì chúng tôi đang tập trung cách ly và theo dõi sát sao tình hình để kiểm soát dịch bệnh ở 1 hồ còn lại. Với điều kiện nuôi tiềm ẩn nhiều rủi ro như hiện nay, chúng tôi sẽ xuất bán tôm sớm hơn dự kiến để tránh dịch bệnh lan rộng”.
Theo chia sẻ của nhiều hộ nuôi tôm lâu năm ở Hà Tĩnh, do tình hình thời tiết nắng nóng cực đoan và do một số yếu tố khác như nguồn giống, môi trường nuôi… nên tôm thẻ chân trắng hiện nay có tình trạng chậm lớn. Theo đó, thời gian nuôi sẽ phải kéo dài, đẩy chi phí sản xuất lên cao, ảnh hưởng lớn tới năng suất và sản lượng, trong khi giá bán thấp khiến cho lợi nhuận của người nuôi sụt giảm.
Giá tôm giảm từ 20-30% so với trung bình nhiều năm
Kế hoạch nuôi tôm vụ xuân hè năm 2020 của Hà Tĩnh là 2.750 ha. Tính đến thời điểm này, diện tích nuôi tôm toàn tỉnh đạt trên 1.976 ha, trong đó chủ yếu là tôm thẻ chân trắng.
Các địa phương có diện tích nuôi lớn như: TX Kỳ Anh, các huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Lộc Hà, Nghi Xuân… Theo ghi nhận, hiện nay, nhiều người nuôi đã bước vào kỳ thu hoạch với mức giá bán ra thấp hơn so với trung bình nhiều năm qua.
Lý giải nguyên nhân dẫn đến giá tôm sụt giảm, bà Nguyễn Thị Hoài Thúy – Trưởng phòng Quản lý Nuôi trồng thủy sản, Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh cho biết: “Qua rà soát cho thấy, giá tôm thời điểm này thấp hơn so với trung bình nhiều năm trước từ 20 – 30%. Nguyên nhân khiến giá tôm giảm là do đây là vụ chính nên nguồn cung lớn, cùng với đó là tình hình kinh tế khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19.
Trước đây, tôm Hà Tĩnh chủ yếu được các thương lái thu mua và xuất sang Trung Quốc. Tuy nhiên, năm nay do dịch bệnh Covid-19 nên lượng tôm xuất sang Trung Quốc rất ít, phần lớn chỉ tiêu thụ trong thị trường nội địa khiến cho giá giảm sâu. Cụ thể, giá tôm loại 100 con/kg khoảng 86 ngàn đồng, tôm loại 60 con/kg là 115 ngàn đồng, loại 30-40 con/kg khoảng 150 ngàn đồng…”.
Phân tích thêm về nguyên nhân giá tôm giảm, anh Nguyễn Bùi Thanh Sơn – một hộ nuôi tôm thẻ chân trắng ở xã Kỳ Khang (huyện Kỳ Anh) cho rằng: “Trước đây, cứ đến vụ thu hoạch là các thương lái từ các tỉnh phía Bắc như: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng… vào Hà Tĩnh mua nhiều. Nhưng hiện nay, các tỉnh phía Bắc cũng đẩy mạnh diện tích nuôi tôm, do đó thị trường tiêu thụ của Hà Tĩnh đã bị thu hẹp”.
Ngoài ra, dịch bệnh trên tôm tại một số vùng nuôi cũng khiến tôm bị ép giá. Gần đây, khi một số diện tích tôm bị chết do bệnh về đường ruột, ngay lập tức, một số hộ nuôi ở xã Thạch Sơn (Thạch Hà) đã “bán chạy” với mức giá thấp hơn nhiều so với giá thị trường là 80 ngàn đồng/kg (loại 100 con/kg).