Bạn tìm thông tin gì?

Blog

Lợi ích kép từ giải pháp điện mặt trời phục vụ nuôi tôm

Tại huyện Vạn Ninh – tỉnh Khánh Hòa, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ cao đang được triển khai rộng rãi và mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu hút sự quan tâm của các chủ trang trại nuôi tôm, tạo điều kiện khôi phục lại một ngành nuôi tôm sau một thời gian bị ngưng trệ. Lợi ích kép từ giải pháp điện mặt trời phục vụ nuôi tôm

Năng lượng mặt trời được sử dụng tại các đìa tôm tại Khánh Hòa

Mô hình này đòi hỏi các chủ trang trại nuôi tôm đầu tư khá nhiều vốn cho hệ thống thiết bị và hạ tầng phục vụ nuôi tôm. Hệ thống đường ống dẫn nước và máy lọc nước phải được bố trí theo đúng quy định. Nước bơm vào ao nuôi được xử lý theo quy trình khép kín gồm 4 bước: lắng thô, xử lý thuốc, xử lý clo, đưa vào hồ nuôi. Đặc biệt, hệ thống sục khí oxy với các vòi sục khí phải được lắp đặt trải đều dưới đáy ao nuôi và hoạt động liên tục. Nguồn nước thải được thu gom lắng lọc, xử lý đạt chuẩn trước khi thải ra môi trường. Con giống và nguồn nguồn thức ăn phải được nhập từ các nhà cung cấp có uy tín.  

Trong quá trình nuôi tôm sử dụng công nghệ cao, các chủ trang trại nuôi tôm sử dụng máy móc nhiều hơn hẳn so với cách nuôi tôm truyền thông nên người nuôi tôm công nghệ cao rất quan tâm đến việc đảm bảo nguồn điện phục vụ cho hoạt động của trang trại bao gồm bơm nước, quạt nước, sục khí, hút bùn, theo dõi môi trường và các hoạt động khác (theo nghiên cứu của Hội nghề cá Việt Nam, chi phí sử dụng điện chiếm khoảng 10% chi phí đầu tư cho một vụ nuôi tôm). Trên thực tế, các trang trại đều có diện tích khá lớn nên các chủ trang trại bắt buộc phải xây dựng trang trại ở các khu vực hẻo lánh, còn quỹ đất tương đối lớn, nhưng lại xa lưới điện hiện hành. Do nhu cầu sử điện khá lớn, nên nhiều hộ nuôi tôm phải chạy máy nổ, máy phát điện khá tốn kém.

Thời gian qua, Điện lực Vạn Ninh – PC Khánh Hòa đã nỗ lực cấp điện phục vụ nhu cầu nuôi trồng thủy sản khu vực trên địa bàn địa phương. Tuy nhiên, do thời vụ thả tôm đồng loạt với rất nhiều trang trại tiến hành thả tôm trong cùng một thời điểm, bên cạnh đó, đa số hộ nuôi tôm sử dụng điện thắp sáng để chạy động cơ kéo quạt nước cung cấp ôxy cho tôm, làm cho phụ tải tăng đột biến khiến quá tải cục bộ cho lưới điện tại một số khu vực tập trung nhiều trang trại nuôi tôm.

Đứng trước thực tế đó, nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu sử dụng điện của các ngành kinh tế và nhân dân địa phương, trong đó có sử dụng điện để phục vụ hoạt động của các trang trại nuôi tôm công nghệ cao, giai đoạn 2019-2020, Điện lực Vạn Ninh thuộc PC Khánh Hòa đã triển khai một loạt các công trình nâng cấp lưới điện hiện hành, bao gồm công trình hoàn thiện lưới điện trung áp khu vực Vạn Ninh với hạng mục xây dựng tuyến trung áp cấp điện khu vực Vạn Ninh, xây dựng đường dây 22kV dự phòng cáp ngầm khu vực Đại Lãnh; công trình xây dựng mới đường dây 22 kV từ TBA 11 kV Vạn Giã cấp điện cho trung tâm thị trấn Vạn Giã; công trình xây dựng tuyến trung áp cấp điện khu vực Tu Bông…

Tuy nhiên, nhằm đáp ứng nhanh hơn và hiệu quả hơn cho nhu cầu sử dụng điện của các trang trại nuôi tôm công nghệ cao, đơn vị đã hướng dẫn các chủ trang trại nghiên cứu và triển khai hệ thống điện năng lượng mặt trời trong nuôi tôm, do điện mặt trời đáp ứng nhu cầu điện năng cho hệ thống tải tiêu thụ tại chỗ; tiết kiệm đáng kể chi phí vận hành, tiết giảm lượng điện sử dụng từ lưới điện, giảm nhiệt độ cho ao, đìa nuôi tôm.  

Trong các hệ thống thiết bị sử dụng cho năng lượng mặt trời phục vụ hoạt động của trang trại nuôi tôm thì hệ thống thiết bị dùng điện mặt trời chạy máy sục ôxy nuôi tôm là cần quan tâm đầu tư nhất, hệ thống này gồm 2 loại chính: pin năng lượng mặt trời tạo điện chạy mô tơ quạt nước bề mặt ao và điện mặt trời chạy hệ thống sục ôxy đáy ao. Với quạt nước bề mặt, tấm pin được lắp ngay trên phao nổi, hấp thụ nhiệt sinh điện chạy máy. Với hệ thống sục khí đáy ao, điện mặt trời được nạp vào bình ắc quy, chạy máy thổi khí ôxy xuống đáy ao qua các ống dẫn khí, phân tán lượng ôxy trong môi trường nước. Hệ thống thiết bị này cùng với các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời khác tại các trang trại nuôi tôm ở huyện Vạn Ninh sẽ tạo ra một giải pháp rất hữu hiệu về mặt kinh tế đối với ngành nuôi trồng có giá trị cao này, góp phần thúc đẩy nuôi tôm công nghệ cao phát triển ngày càng nhanh chóng, đồng thời hỗ trợ ngành điện tăng cường khả năng cung cấp điện an toàn và ổn định phục vụ nhân dân địa phương.

Thủy Ngân – https://cpc.vn/

Vì sao cần bổ sung khoáng vào thức ăn tôm cá?

nuôi tôm
Khoáng chất là những thành phần quan trọng trong cấu tạo cơ thể tôm cá.

Thủy sản là những loài có khả năng hấp thu khoáng chất từ môi trường nước hoặc thông qua thức ăn. Cá tôm trong ao còn có thể nhờ việc trao đổi áp suất thẩm thấu mà phần nào đáp ứng sự thiếu hụt khoáng chất của chúng. Tuy nhiên nhu cầu về khoáng chất của tôm cá là rất cao, nếu chỉ nhờ vào lượng khoáng chất trong tự nhiên trên thì chắc chắn là không đủ trong điều kiện nuôi thâm canh. Do đó, nhất thiết phải có sự can thiệp khoáng chất từ bên ngoài.

Con đường hấp thu khoáng chất của tôm cá

Môi trường nước mà cá tôm đang sống có áp suất thẩm thấu cao (ưu trương). Do đó nhờ vào quá trình trao đổi muối với môi trường bên ngoài mà chúng sẽ hấp thu được một số nguyên tố có sẵn trong môi trường nước. Cơ chế điều hòa áp suất thẩm thấu sẽ giúp tôm cá thích nghi tốt với sự thay đổi của môi trường. Tuy nhiên khả năng này sẽ giảm một cách tự nhiên khi tôm càng phát triển đến giai đoạn trưởng thành. Điều này có thể nghĩa là tôm cá càng lớn thì nhu cầu khoáng chất của chúng sẽ càng cao. Và nếu sống ở nước càng ngọt thì càng cần phải bổ sung thêm khoáng chất từ bên ngoài.

Khoáng chất còn được tôm cá hấp thu qua mang, da và cả vây. Tuy nhiên sự hấp thụ này còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố bao gồm các chỉ tiêu chất lượng nước, thời tiết và cả sức khỏe của chúng. Chỉ có hấp thu trực tiếp khi trộn chung với thức ăn là hiệu quả nhất khi tôm cá dễ dàng hấp thụ trực tiếp với một lượng lớn khoáng chất cần thiết.

Sự quan trọng của khoáng chất

Các nguyên tố như Canxi, Photpho, Magie là những thành phần quan trọng trong cấu tạo cơ thể tôm cá. Khoáng chất cũng tham gia vào nhiều quá trình sinh lý, là chất xúc tác cho các phản ứng lý hóa trong cơ thể. Nhiều thành phần của hệ miễn dịch phải cấu tạo từ khoáng chất thì mới trở nên chắc chắn, mới trở thành một hàng rào phòng bệnh mạnh mẽ.

Đối với tôm, chúng cần lột xác, như vậy thì mới lớn lên và phát triển được. Và lột xác chính là lúc nhạy cảm nhất của tôm, giai đoạn này tôm cũng cần khoáng chất nhiều nhất cho quá trình hình thành lớp vỏ mới và hồi phục lại sức khỏe. Khi thiếu khoáng chất, tôm rất dễ bị cong thân đục cơ, gây dị hình dị dạng. Nhiều nghiên cứu chứng minh khả năng hấp thu Magie sẽ giảm khi Canxi và Photpho được hấp thu quá nhiều. Việc cân đối lượng khoáng chất để đảm bảo không nguyên tố nào thiếu đang là một vấn đề nan giải trong nuôi tôm hiện nay.

Cá hoạt động nhiều hơn tôm, do đó nhu cầu khoáng chất sẽ cao hơn, giúp cá có đủ năng lượng cho các hoạt động của chúng. Thiếu khoáng chất, cá dễ bị cong thân, vẹo lưng, làm giảm giá trị sản phẩm khi đưa ra thị trường. Các nguyên tố trong khoáng chất cũng là những chất xúc tác cho quá trình sinh sản, đảm bảo tỷ lệ sống sót cho trứng và đàn cá con sau này.

Khi các chỉ tiêu chất lượng nước bị biến động cũng là lúc tôm cá cần nhiều khoáng chất. Tuy nhiên việc hấp thụ khoáng chất của tôm cá còn phù thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm sức khỏe của chúng, giai đoạn sống và các phương pháp bổ sung khoáng chất của người nuôi.

Khoáng chất bổ sung trực tiếp cho tôm cá qua đường tiêu hóa

Khi nuôi tôm cá thâm canh nếu chỉ dựa vào khoáng chất trong môi trường thì chắc chắn là không đủ. Nên rất cần thiết phải bổ sung thêm khoáng chất. Trên thị trường có rất ít loại khoáng chất bổ sung được trộn trực tiếp vào chung với thức ăn, mặc dù hình thức này sẽ giúp tôm cá sử dụng được nhiều khoáng chất hơn. MCP diges là loại khoáng tiêu hóa có thể làm được điều khó khăn này. Tôm cá sẽ hấp thụ một cách trực tiếp hằng ngày thông qua sự tiêu hóa. Với thành phần là nhiều loại nguyên tố khoáng vi lượng và cả đa lượng, đảm bảo cân bằng khoáng chất trong cơ thể nhất là Canxi, Photpho và Magie. Cộng thêm mùi đặc trưng, dẫn dụ tôm cá tìm đến viên thức ăn, làm sự hấp thụ khoáng của chúng tăng cao. 

Với sự bổ sung từ 3-5ml MCP diges trong một kg thức ăn trên tất cả các cữ, quá trình lột xác của tôm sẽ diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn. Tôm lớn nhanh và tránh được một số bệnh do thiếu khoáng như cong thân, đục cơ khi nhiệt độ cao. Bên cạnh đó, cá nuôi cũng sẽ trở nên hoạt bát, bơi lội nhanh nhẹn, không bị vẹo lưng hay cong thân. Sự bổ sung kịp thời sẽ hạn chế việc thiếu hụt khoáng chất, giúp tôm cá đạt được những giá trị như mong muốn.

Phòng kỹ thuật An Bình – https://tepbac.com/

Thiếu hụt Mg2+ trong ao nuôi tôm thẻ độ mặn thấp

tôm thẻ
Mg2+ trong nước ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng của tôm thẻ.

Sự thiếu hụt Mg2+ trong nước có độ mặn thấp đã làm giảm sự tăng trưởng của tôm thẻ.

Hiện nay tôm thẻ chân trắng có xu hướng nuôi ở các vùng xa biển hoặc ao trong đất liền với nước có độ mặn thấp (1-6g/L). Một trong những vấn đề lớn là thành phần ion của nước không tối ưu. Chính vì thế đã dẫn đến những tác động tiêu cực đến việc tiêu thụ thức ăn, tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm. Đặc biệt các tầng chứa nước có độ mặn thấp trong đất liền dùng để nuôi tôm thẻ có nồng độ Mg2+ rất khác nhau và cực kỳ thiếu hụt ở hầu hết các trang trại.

Mg2+ là yếu tố qua trọng thứ 2 của các enzyme liên quan trong chuyển hoá carbohyrate, protein và lipid. Nó cần thiết để hình thành phức hợp ATP-Mg2+, đặc biệt là nồng độ Mg2+ đối với  enzyme Na+/K+ ATPase và Mg2+-ATPase, cả hai đều quan trọng trong quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu và nồng độ ion trong quá trình thích nghi với môi trường có độ mặn thấp (3g/L). Trong quá trình lột xác, tôm hấp thụ một lượng lớn Mg2+ và Ca2+ để khoáng hóa bộ xương ngoài của chúng. Do đó, việc bổ sung khoáng cho tôm trong quá trình lột xác là rất cần thiết.

Kết thúc thí nghiệm (6 tuần), nước có nồng độ Mg2+ là 129 và 100 mg/L cho trọng lượng cuối, tăng trọng và tỷ lệ tăng trọng cao hơn đáng kể so với năng suất tăng trưởng của tôm nuôi ở mức Mg2+ là 55 mg/L hoặc thấp hơn. Kết quả cũng cho thấy FCR của nước có hàm lượng Mg2+ là 129 và 100 mg/L thấp hơn so với mức Mg2+ là 55 mg/L hoặc thấp hơn (30 mg/L, 17 mg/L…). Không có sự khác biệt đáng kể nào về tỷ lệ sống sót giữa các nghiệm thức. Trong quá trình thử nghiệm, mức DO, nhiệt độ, độ mặn, pH, TAN và nitrit được duy trì trong phạm vi chấp nhận được đối với tôm thẻ. Giá trị độ kiềm của nước nuôi vẫn nằm trong khoảng 80–100 mg/L trong quá trình thử nghiệm.

Có nhiều trang trại, nuôi tôm độ mặn thấp với nồng độ K+ hoặc Mg2+ trong nước thấp hơn mức lý tưởng so với nước biển trong khi độ mặn tương tự nhau. Do đó, buộc người nuôi phải điều chỉnh nồng độ ion của nước nuôi để giống với nước biển (tỷ lệ Na+, K+, Ca2+ và Mg2+ ở độ mặn 1g/L lần lượt là 304,35; 11,01; 11,59 và 39,13 mg/L). Tỷ lệ này được tìm thấy trong nước biển có lẽ là giá trị tham khảo an toàn nhất để tôm thẻ đạt được sự sống sót và tăng trưởng tối ưu. Một nghiên cứu trước đó, đã quan sát thấy tăng trưởng của tôm trong nước nuôi có độ mặn thấp khi nồng độ Mg2+ cao nhất (160 mg/L) cho tăng trọng lớn nhất, trong khi với nồng độ Mg2+ thấp nhất  (10 mg/L) khiến tôm tăng trọng thấp nhất.

Mặc dù không rõ lý do chính xác cho việc giảm năng suất của tôm nuôi trong nước có độ mặn thấp với hàm lượng Mg2+ thấp, nhưng việc tiêu tốn nhiều năng lượng để duy trì sự điều hòa thẩm thấu do nồng độ Mg2+ thấp trong nước có độ mặn thấp có thể là lý do hợp lý nhất. Do đó giảm nồng độ Mg2+ trong môi trường có thể đã làm gián đoạn hoạt động của enzyme Na+/K+ ATPase trong mang, dẫn đến rối loạn chức năng điều hòa thẩm thấu ở tôm. Nồng độ thẩm thấu của haemolymph thấp hơn đáng kể và khả năng điều hòa thẩm thấu của tôm được nuôi trong nước nuôi có nồng độ Mg2+ dưới mức tối ưu trong nghiên cứu hiện tại ủng hộ lập luận này.

Ngoài ra, hiệu suất tăng trưởng thấp đáng kể của tôm ở nồng độ Mg2+ thấp trong nước có độ mặn thấp có thể do sự thiếu hụt Mg2+ trong haemolymph để thực hiện các quá trình sinh lý khác nhau trong cơ thể bao gồm cả tăng trưởng. Căng thẳng do thay đổi độ mặn hoặc thành phần ion của nước nuôi có thể làm thay đổi năng lượng của động vật và cuối cùng dẫn đến sự biến đổi trong tăng trưởng và tỷ lệ sống. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ sống của tôm không khác biệt đáng kể vào cuối thử nghiệm (6 tuần) giữa các nghiệm thức. Tuy nhiên, các tác động tiêu cực đến tỷ lệ sống của tôm trong các giai đoạn sau, tại các trang trại nuôi tôm thương phẩm có thể do tôm phơi nhiễm kéo dài (> 16 tuần) với mức Mg2+ cực thấp trong điều kiện độ mặn thấp.

The effects of magnesium concentration in low‐salinity water on growth of Pacific white shrimp (Litopenaeus vannamei) byHarsha S. C. Galkanda‐Arachchige,  Luke A. Roy, D. Allen Davis
Sương Phạm- https://tepbac.com/

Nuôi tôm thẻ chân trắng vụ đông, tuy khó nhưng hiệu quả

“Theo các chuyên gia, nuôi tôm vụ đông có những lợi thế như sản phẩm dễ bán hơn, giá bán cao hơn chính vụ, nhu cầu cho tiêu thụ tôm vào các dịp lễ tết cuối năm tăng lên … Tuy nhiên, nuôi tôm vụ đông cũng có nhiều khó khăn như nhiệt độ thấp nên người nuôi phải đầu tư cao hơn (làm nhà bạt) để ổn định nhiệt độ, thời gian nuôi dài hơn, quản lý môi trường khó khăn hơn…”

Vốn đầu tư lớn

Nuôi tôm vụ đông tuy mang lại hiệu quả cao nhưng cũng phải đối diện với nhiều khó khăn như chi phí đầu tư lớn, thời gian nuôi dài ngày và việc quản lý môi trường gặp nhiều trở ngại hơn. Hiện nay, ước tính chi phí đầu tư cho vụ đông khoảng 500 triệu đồng/ha. Đồng thời, người nuôi cũng cần tính toán để kịp thời gối vụ giữa vụ đông và vụ chính. Thêm nữa, giá cả vật tư đầu tư vào như giống, thuốc, thức ăn… hiện vẫn đang ở mức cao, đây là trở ngại đối với bà con nuôi tôm.

Để chuẩn bị cho thả tôm vụ đông, các hộ nuôi cần chuẩn bị: Ao nuôi hình chữ nhật, đấy đổ bê tông hình lòng chảo, tâm đáy có hố ga để xả cặn hàng ngày. Mái ao lợp kín bằng lớp plastic đảm bảo che mưa và giữ nhiệt, phía trên có lớp màn che nắng cơ động để điều chỉnh ánh sáng; xung quanh là cửa sổ thông gió và hệ  thống điều chỉnh nhiệt độ. Mái trong nhà có hệ thống đèn chiếu sáng vào những ngày tối trời để tảo trong nhà nuôi phát triển. Đặc biệt là phải có hệ thống máy cho tôm ăn hoạt động tự động, chế độ được lập trình theo từng giai đoạn phát triển của tôm.

Thách thức về dịch bệnh

Ngày 3/9 vừa qua, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT đã tổ chức hội nghị Phòng, chống bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2020. Đại diện Cục Thú y cho biết trong 8 tháng đầu năm 2020, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đã bị thiệt hại lên tới hơn 38.736ha, gấp 2,06 lần so với cùng kỳ năm 2019.

Cụ thể tổng diện tích tôm nước lợ bị thiệt hại là 36.605 ha, trong đó thiệt hại trong nuôi thâm canh, bán thâm canh là 6.037 ha; quảng canh, quảng canh cải tiến là 30.040 ha; tôm lúa và các hình thức nuôi khác là 528 ha. Tổng diện tích tôm nuôi bị thiệt hại cao gấp 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 94,5% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại và chiếm gần 6% tổng diện tích tôm nuôi trên cả nước.

Bộ NN&PTNT cũng đã xác định và thống kê được nguyên nhân thiệt hại. Trong đó thiệt hại do dịch bệnh là 4.490 ha, chiếm gần 12,27% tổng diện tích tôm  bị thiệt hại, giảm 5,4% so với cùng kỳ năm 2019. Thiệt hại do biến đổi môi trường, thời tiết là 2.258 ha, chiếm 6,17% tổng diện tích tôm bị thiệt hại. Thiệt hại do không xác định được nguyên nhân là gần 29.857 ha chiếm đến 81,56% trong diện tích tôm bị thiệt hại.

Hiện nay, các loại mầm bệnh nguy hiểm còn lưu hành ở nhiều vùng nuôi, kết hợp các yếu tố nhiệt độ, độ mặn tăng cao, biến đổi môi trường nhanh, mạnh,.. có thể làm tôm chậm lớn (không lột xác), kém phát triển, sức đề kháng yếu; đồng thời điều kiện môi trường biến đổi lại tạo thuận lợi cho mầm bệnh phát triển, nên nguy cơ dịch bệnh trong thời gian tới là rất cao.

Nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao

Nhu cầu tôm nguyên liệu phục vụ cho các đợt lễ tết cuối năm là rất cao, nhờ đó tôm cũng được giá, người nuôi cũng tích cực thả nuôi vụ đông nhiều hơn. Hiệu quả mang lại được đánh giá qua khảo sát thực tế tại 2 hộ nuôi là ông Nguyễn Văn Dũng tại thành phố Móng Cái, Quảng Ninh và hộ ông Đỗ Quang Bốn, Thái Thụy, Thái Bình như sau: (Theo nguồn tin của Trung tâm khuyến nông Quốc gia)

Theo bảng trên, tôm vụ đông của hộ ông Nguyễn Văn Dũng ở TP Móng Cái, Quảng Ninh lợi nhuận đạt 1.486,0 triệu đồng/ha, gấp 1,6 lần so với nuôi chính vụ (901,5 triệu đồng/ha). Hộ ông Đỗ Quang Bốn ở Thái Thụy, Thái Bình lợi nhuận đạt 1.582,0 triệu/ha đồng gấp gần 2 lần nuôi chính vụ 808,5 triệu đồng/ha.

Đánh giá về tỷ suất lợi nhuận (lợi nhuận/tổng chi), tỷ suất lợi nhuận của ông Dũng, Quảng Ninh: nuôi chính vụ 1,3 và nuôi vụ đông 1,4. Tỷ xuất lợi nhuận của ông Bốn – Thái Bình: nuôi chính vụ 1,1 và nuôi vụ đông 1,4.

Công ty CP Đầu tư phát triển thủy sản Bình Minh thuộc huyện Kim Sơn, Ninh Bình vài năm trở lại đây cũng bắt đầu áp dụng mô hình nuôi tôm vụ đông, giúp tăng số vụ nuôi và mang lại lợi nhuận lớn. Ông Vũ Hải Đường, Giám đốc công ty chia sẻ, ngoài sản xuất 2 vụ chính như các hộ nuôi quảng canh khác, Công ty còn sản xuất thêm 1 vụ tôm thẻ trong vụ đông. Thực tế cho thấy ở miền Bắc, nếu không làm ao có mái che sẽ không nuôi được tôm vụ đông. Mái che có tác dụng giữ được nhiệt bên trong ao, vào mùa đông nhiệt độ bên ngoài trời và bên trong ao sẽ chênh lệch từ 10-12oC, đảm bảo tôm thích nghi. Qua hơn 3 năm sản xuất cho thấy đây là mô hình phù hợp và cho hiệu quả kinh tế rất cao.

Tôm thành phẩm đảm bảo chất lượng và có năng suất tương đương 2 vụ chính, ước tính mỗi ha đạt từ 22 -24 tấn/vụ. Trong khi giá bán ra cao hơn từ 1,5 -2 lần so với tôm chính vụ. Sau khi trừ chi phí, nuôi tôm vụ đông cho thu nhập đạt trên 1,5 tỷ đồng/ha/vụ. Toàn bộ diện tích tôm vụ đông năm nay của Công ty đang phát triển tốt và dự kiến sẽ xuất bán đúng dịp Tết Nguyên đán Canh Tý.

Đẩy mạnh khai thác tiềm năng, chủ động ứng phó với những bất lợi

Để nuôi tôm vụ đông đạt hiệu quả, Tổng cục Thủy sản khuyến cáo cần căn cứ vào điều kiện thời tiết từng năm làm cơ sở để xây dựng kế hoạch nuôi cho phù hợp; chỉ nên áp dụng với những cơ sở nuôi có đủ điều kiện.

Ông Kim Văn Tiêu, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đề xuất: “ Diện tích nuôi tôm vụ đông từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế tiềm năng còn rất lớn. Để khai thác hiệu quả cần khuyến khích địa phương tăng sử dụng diện tích, tăng vụ, tăng thu nhập cho bà con”.

Hiện nay, quy trình kỹ thuật nuôi tôm vụ đông chưa có, các tỉnh đang tự học hỏi kinh nghiệm nuôi thực tiễn từ các mô hình là chính, vì vậy Bộ NN&PTNT cần xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi tôm vụ đông, nhân rộng, tuyên truyền mô hình này.

Nhằm chuẩn bị và khắc phục tình trạng dịch bệnh, Cục Thú y đã phối hợp với Bộ NN và PTNT tổ chức các biện pháp phòng và chống dịch, đưa ra các văn bản chỉ đạo kịp thời đến các địa phương cũng như hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh, triển khai tại các cơ sở. Giám sát chủ động cảnh báo dịch bệnh kịp thời để giảm thiểu tối đa thiệt hại cho bà con nông dân.

Bên cạnh đó, các địa phương cần tăng cường kiểm tra khâu lưu thông tôm giống qua địa bàn, đảm bảo không để lọt các lô tôm không đạt yêu cầu qua các tỉnh. Các địa phương có chợ tôm giống cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiểm dịch tại chỗ nhằm đảm bảo tôm về chợ phải đảm bảo yêu cầu.

Nguồn : http://nguoinuoitom.vn/

Giảm lo cho người nuôi tôm

Tin tức Huế – Gần 2 năm dày công nghiên cứu tạo chế phẩm vi sinh đối kháng Vibrio nhằm phòng trị bệnh trên tôm, cá, các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ sinh học (CNSH), Đại học (ĐH) Huế đã cho ra đời chế phẩm Wesialla nhiều triển vọng.

Nhóm nghiên cứu của Viện CNSH, ĐH Huế nghiên cứu tạo chế phẩm vi sinh đối kháng Vibrio nhằm phòng trị bệnh trên tôm, cá

Từ trăn trở tại địa phương

Giữa tháng 11/2020, lễ trao giải hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh năm 2020 xướng tên nhóm nghiên cứu của Viện CNSH, ĐH Huế. Đáng chú ý, với công trình nghiên cứu tạo chế phẩm vi sinh đối kháng Vibrio nhằm phòng trị bệnh trên tôm, cá, các nhà khoa học đã cho ra đời chế phẩm Wesialla.

Chế phẩm Wesialla là sản phẩm ứng dụng từ nghiên cứu phục vụ hoạt động nuôi trồng thủy sản. Không giống với những sản phẩm có trên thị trường, chế phẩm Wesialla được nghiên cứu trên tôm nuôi tại Huế từ đó điều chế chế phẩm trị bệnh trên tôm nuôi của địa phương.

TS. Nguyễn Đức Huy, Phó Viện trưởng Viện CNSH, ĐH Huế cho biết, nuôi trồng thủy sản đóng vai trò then chốt đối với nền kinh tế Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, bệnh trên tôm nuôi tại tỉnh nhà đang có xu hướng gia tăng. Nửa đầu năm 2020, thời tiết thay đổi đột ngột, môi trường ô nhiễm nên nhiều diện tích nuôi tôm tại Huế bị ảnh hưởng lớn.

“Vi khuẩn thuộc chi Vibrio là những vi khuẩn gram âm sống trong nhiều môi trường khác nhau. Nhiều loài trong số đó gây bệnh cho người và động vật, trong đó có tôm. Kiểm soát Vibrio đóng vai trò to lớn đối với sự phát triển bền vững và an toàn của nghề nuôi tôm. Giải pháp đối kháng sinh học sử dụng các chế phẩm sinh học hiện được nhiều công ty và hộ nuôi tôm sử dụng. Hiệu quả của chế phẩm phụ thuộc nhiều yếu tố trong đó đóng vai trò quan trọng là tính thích nghi với điều kiện ao nuôi ở địa phương cũng như hoạt lực đối kháng mạnh và có tác dụng lâu”, TS. Nguyễn Đức Huy phân tích.

Từ nhu cầu thực tiễn và cơ sở khoa học, nhóm nghiên cứu Viện CNSH đã thu mẫu, tiến hành thực hiện nghiên cứu, tạo chế phẩm vi sinh đối kháng Vibrio thông qua phân lập và chọn lọc các chủng vi sinh vật bản địa vừa đối kháng mạnh với Vibrio vừa an toàn cho tôm nhằm thực hiện hóa mục tiêu sản xuất chế phẩm có khả năng áp dụng rộng rãi trên địa bàn tỉnh.

“Trước đây, người nuôi tôm mua chế phẩm chủ yếu của các công ty nước ngoài hoặc các địa phương khác để áp dụng lên con tôm của Huế. Song với hướng nghiên cứu này, chế phẩm Wesialla sẽ giải quyết được nỗi lo của người nuôi tôm tại địa phương”, đại diện nhóm nghiên cứu khẳng định.

Ban giám khảo hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh cho biết, một trong những điểm công trình của nhóm nghiên cứu Viện CNSH được đánh giá cao là có sản phẩm từ nghiên cứu và sản phẩm ấy giải quyết được vấn đề của địa phương.

Tiềm năng thương mại hóa

PGS.TS. Trương Thị Hồng Hải, Viện trưởng Viện CNSH, ĐH Huế cho rằng, công trình nghiên cứu tạo chế phẩm vi sinh đối kháng Vibrio phòng trị bệnh trên tôm, cá có tính mới và sáng tạo cao. Công trình thành công trong phân lập và chọn lọc được chủng probiotic Weissella cibaria từ hệ tiêu hóa của tôm có khả năng đối kháng mạnh nhóm Vibrio, gây một số bệnh như gan tụy cấp tính ở tôm giai đoạn ương giống. Đây là kết quả nghiên cứu đầu tiên về Weissella cibaria từ hệ tiêu hóa tôm.

“Điều ấn tượng, kết quả của nghiên cứu đã được đăng tải trên tạp chí quốc tế uy tín thuộc danh mục ISI”, PGS.TS. Trương Thị Hồng Hải cho biết.

Theo ThS. Trần Thúy Lan, thành viên nhóm nghiên cứu, với đặc điểm hoàn toàn không chứa các phụ gia hay các yếu tố gây hại cho môi trường, dễ dàng sản xuất ở các quy mô khác nhau nên dễ áp dụng ở quy mô lớn ở hộ gia đình hoặc trang trại lớn.

Đại diện Viện CNSH, ĐH Huế tiết lộ, qua thử nghiệm, sử dụng chế phẩm ở mô hình nuôi cho thấy sự tăng trưởng tốt của tôm so với các mô hình không bổ sung cũng như cảm nhiễm Vibrio. Kết quả này chứng minh khả năng thay thế các chế phẩm ngoại nhập của chế phẩm, góp phần giúp phòng trừ các bệnh Vibrio trên tôm, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế, giúp phát triển nghề nuôi tôm bền vững, thân thiện với môi trường.

“Những đặc điểm đó khiến chế phẩm Wesialla có tiềm năng thương mại hóa cao”, TS. Nguyễn Huy nhận định.

Theo đại diện Viện CNSH, ĐH Huế, để phát triển ra thị trường, sắp tới, sẽ tiến hành đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và đăng ký sở hữu trí tuệ cho chế phẩm.

“Nghiên cứu tạo chế phẩm vi sinh đối kháng Vibrio sp. nhằm phòng trị bệnh trên tôm, cá” là một trong những công trình thuộc chương trình khoa học và công nghệ cấp Bộ “Nghiên cứu ứng dụng CNSH để tạo sản phẩm sử dụng trong phòng trị một số bệnh ở tôm, cá nuôi tại Thừa Thiên Huế”.

Đến nay, các sản phẩm ứng dụng ra đời từ các nghiên cứu là: “Kit chẩn đoán vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus”; “Kháng thể Vibfish phòng trị bệnh xuất huyết lở loét do vi khuẩn Vibrio gây ra ở cá”; “Chế phẩm Wesialla phòng trị bệnh do Vibrio sp.”; “Chế phẩm kháng thể phòng trị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm (Anti-AHPND)”; “HU-GANTOMIX thảo dược công nghệ mới, tăng cường chức năng gan tôm, cá” và “AHPND – multiplex PCR kit”. Công trình “Nghiên cứu tạo chế phẩm vi sinh đối kháng Vibrio sp. nhằm phòng trị bệnh trên tôm, cá” đạt giải Khuyến khích Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh lần thứ X – năm 2020”.

Bài, ảnh: Hữu Phúc

Nguồn :baothuathienhue.vn

Đề xuất nuôi tôm kết hợp làm điện mặt trời

Công ty Cổ phần Thủy sản Thông Thuận – Cam Ranh (Công ty Thông Thuận) đang đề xuất thực hiện dự án Nuôi tôm công nghiệp kết hợp sản xuất điện mặt trời. Tuy nhiên, các sở, ngành liên quan đang có nhiều ý kiến trái chiều.

Dự án không phát sinh diện tích sử dụng đất


Theo đề án của Công ty Thông Thuận, dự án Nuôi tôm công nghiệp kết hợp sản xuất điện mặt trời sẽ được triển khai tại thôn Mỹ Thanh, xã Cam Thịnh Đông, TP. Cam Ranh với diện tích gần 71ha. Đây là khu vực đất nuôi trồng thủy sản, đang được công ty  đầu tư nuôi tôm thương phẩm. Nếu dự án được thông qua, công ty sẽ đầu tư lắp đặt khoảng 80.450 tấm pin năng lượng mặt trời trên diện tích 33,6ha, bao gồm 50 ao nuôi với diện tích mỗi ao trung bình là 6.720m2. Dự án có tổng vốn đầu tư 560 tỷ đồng.

1Khu vực đề xuất triển khai dự án nuôi tôm công nghiệp kết hợp sản xuất điện mặt trời tại thôn Mỹ Thanh (xã Cam Thịnh Đông).


Ông Trương Hữu Thông – Chủ tịch HĐQT Công ty Thông Thuận cho biết, mô hình nuôi tôm công nghiệp kết hợp sản xuất điện mặt trời (Solar Farm) ứng dụng việc triển khai lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời với số lượng lớn trên diện tích đất rộng nhằm tạo ra lượng điện từ nguồn năng lượng tái tạo. Nguồn điện sản xuất từ dự án giúp cung cấp năng lượng cho khu vực nuôi trồng thủy sản và lưới điện quốc gia giống như các nhà máy nhiệt điện, thủy điện khác. Điểm nổi bật của dự án là giảm chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, đường dây nhưng vẫn đảm bảo hoạt động sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao.


Theo đánh giá của Sở Công Thương, đây là dự án sản xuất năng lượng sạch được Nhà nước khuyến khích đầu tư và sử dụng; đồng thời là dự án đầu tiên thí điểm nuôi tôm công nghiệp kết hợp sản xuất điện mặt trời trên địa bàn tỉnh. Dự án không làm phát sinh thêm diện tích sử dụng đất cho mục đích năng lượng, không ảnh hưởng đến quy hoạch sử dụng đất.

Khu vực đề xuất triển khai dự án nuôi tôm công nghiệp  kết hợp sản xuất điện mặt trời tại thôn Mỹ Thanh (xã Cam Thịnh Đông). 


Còn nhiều việc phải làm


Sau khi phối hợp kiểm tra thực địa và nghiên cứu hồ sơ đề xuất dự án, Sở Khoa học và Công nghệ đánh giá, dự án đề xuất lắp đặt giàn pin quang điện bằng giá đỡ phía trên bề mặt ao nuôi tôm không lót bạt, diện tích che phủ của tấm pin chiếm khoảng 40 – 50% diện tích bề mặt ao nuôi; đây là phương thức kết hợp tốt nhằm khai thác tối đa hiệu quả sử dụng đất trên cùng diện tích. Tuy nhiên, chủ đầu tư phải duy trì mục đích chính là canh tác nông nghiệp (nuôi tôm); lựa chọn vật liệu phù hợp với hệ thống quang điện lắp đặt trong môi trường có điều kiện ăn mòn cao. Ngoài ra, hiện nay, chưa có quy chuẩn Việt Nam đối với tấm pin quang điện và thiết bị chính sử dụng cho các dự án điện mặt trời nên chủ đầu tư cần lựa chọn các thiết bị phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế để bảo đảm hiệu quả cho dự án và an toàn môi trường trong quá trình vận hành.


Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị chủ đầu tư phải làm việc với cơ quan chức năng và đơn vị liên quan để nghiên cứu, đánh giá tác động của việc che phủ mặt nước của hệ thống pin mặt trời đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản. Còn Sở Xây dựng cho rằng, theo Đồ án Quy hoạch chung TP. Cam Ranh đến năm 2035, dự án không phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được UBND tỉnh phê duyệt, cần tham khảo ý kiến của UBND TP. Cam Ranh về sự phù hợp của dự án đối với các đồ án quy hoạch để có phương án điều chỉnh.


Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh cho rằng, dự án phải xin ý kiến của Bộ Tư lệnh Quân khu 5 và Bộ Quốc phòng trước khi trình Thủ tướng phê duyệt bổ sung quy hoạch. Sở Giao thông vận tải có ý kiến, khi dự án được chấp thuận chủ trương, đề nghị chủ đầu tư thiết kế các tuyến đường nội bộ của dự án đấu nối vào tuyến đường hiện hữu để lưu thông ra Quốc lộ 1 qua vị trí đấu nối đã được Bộ Giao thông vận tải thỏa thuận.


Thái Thịnh

 Trích nguồn “Báo Khánh Hòa”

Xuất khẩu thủy sản 10 tháng đầu năm 2020 và triển vọng

Tổng xuất khẩu thủy sản 10 tháng đầu năm 2020 lên gần 6,95 tỷ USD, giảm nhẹ 1,5% so với cùng kỳ năm 2019.
Xuất khẩu thủy sản của cả nước từ tháng 9/2020 bắt đầu hồi phục với mức tăng trên 12% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi sụt giảm liên tục từ đầu năm do tác động của dịch Covid 19. Xuất khẩu trong tháng 10/2020 tiếp tục đà tăng trưởng 11,2% so với tháng 9/2020 và tăng 10,3% so với tháng 10/2019, đạt 918,86 triệu USD, đưa tổng xuất khẩu thủy sản 10 tháng đầu năm 2020 lên gần 6,95 tỷ USD, giảm nhẹ 1,5% so với cùng kỳ năm 2019, theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan.Trong tháng 10/2020 xuất khẩu thủy sản sang đa số thị trường tăng kim ngạch so với tháng 9/2020; trong đó, các thị trường truyền thống cũng tăng trưởng tốt như: Trung Quốc tăng 14%, đạt 157,61 triệu USD; Nhật Bản tăng 16,6%, đạt 137,71 triệu USD; EU tăng 11,5%, đạt 144,95 triệu USD; Mỹ tăng 12,2%, đạt 172,84 triệu USD.Tháng 10/2020, XK tôm tiếp tục đà tăng trưởng tốt từ những tháng trước với mức tăng trên 21% đạt gần 419 triệu USD, đưa tổng XK 10 tháng lên 3,1 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ. Tôm chân trắng đông lạnh được gia tăng XK sang các thị trường Mỹ, EU phục vụ cho kênh bán lẻ; trong khi đó, tiêu thụ tôm sú sụt giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái.XK cá tra sau khi sụt giảm liên tục qua các tháng với mức giảm 28-31% so với cùng kỳ, từ tháng 9, XK cá tra đã khả quan hơn với doanh số cao hơn so với tháng trước đó và mức sụt giảm so với cùng kỳ cũng thấp dần xuống: tháng 9 giảm 17%, sang tháng 10 giảm 3% so với cùng kỳ đạt gần 175 triệu USD. Giá XK cá tra có xu hướng tốt hơn trong vài tháng gần đây và dự báo sẽ tiếp tục tác động tích cực đến kết quả XK cá tra trong những tháng tới. Lũy kế đến hết tháng 10, XK cá tra đạt trên 1,2 tỷ USD, vẫn giảm gần 26% so với cùng kỳ năm ngoái.Trong tháng 10, XK hải sản đạt gần 330 triệu USD, tăng 6,4% so với cùng kỳ, trong đó chỉ có cá ngừ vẫn giảm 5,4% còn các mặt hàng khác vẫn tăng: mực, bạch tuộc tăng 15%, cua ghẹ tăng 24% và nhuyễn thể hai mảnh vỏ tăng 10%. Tổng XK hải sản tính đến cuối tháng 10/2020 đạt 2,62 tỷ USD, giảm 1,8% so với cùng kỳ năm ngoái.Tính chung trong 10 tháng đầu năm 2020, Mỹ, Nhật Bản, EU và Trung Quốc là 4 thị trường lớn nhất tiêu thụ thủy sản của Việt Nam; trong đó xuất khẩu sang Mỹ chiếm 19,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước, đạt gần 1,35 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2019;Nhật Bản đứng thứ 2 về kim ngạch, đạt 1,17 tỷ USD, chiếm 16,8%, giảm 3,3%; Trung Quốc đạt 991,28 triệu USD, chiếm 14,3%, tăng 1,2%; EU đạt 1,07 tỷ USD, chiếm 15,4%, tăng 0,6%.Xét về mức tăng trưởng xuất khẩu thủy sản trong 10 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm 2019, thì thấy đa số các thị trường bị sụt giảm kim ngạch; trong đó giảm mạnh ở một số thị trường như: Đông Nam Á giảm 16,7%, đạt 466,75 triệu USD; riêng Thái Lan giảm 16,4%, đạt 202,26 triệu USD; Philippines giảm 54,9%, đạt 44,29 triệu USD; Pháp giảm 16,4%, đạt 69,79 triệu USD; Italia giảm 17,9%, đạt 75,41 triệu USD. Tuy nhiên, xuất khẩu vẫn tăng mạnh ở một số thị trường như: Anh tăng 25%, đạt 297,91 triệu USD; Nga tăng 24%, đạt 108,17 triệu USD; Canada tăng 15,6%, đạt 218,27 triệu USD.Ngành XK đang dần thích nghi với bối cảnh dịch Covid và biến thách thức thành cơ hội khi nhu cầu thủy sản nói chung giảm nhưng lại tăng nhu cầu với một số phân khúc sản phẩm như tôm chân trắng đông lạnh, cá khô, mực khô, thủy sản chế biến sẵn, cá hộp…Bên cạnh đó, cú huých từ hiệp định EVFTA (hiệu lực từ ngày 1/8/2020) đã tác động tích cực đến kết quả XK thủy sản trong 3 tháng gần đây và dự báo sẽ tiếp tục tác động tăng XK trong tháng cuối năm.Với xu hướng này, dự báo XK thủy sản cả năm 2020 sẽ đạt khoảng 8,45 tỷ USD, giảm nhẹ 1,5% so với năm 2020.

Xuất khẩu thủy sản 10 tháng đầu năm 2020

(Tính toán theo số liệu công bố ngày 12/110/2020 của TCHQ)

ĐVT: USD

 Thị trường Tháng 10/2020+/- so với tháng 9/2020 (%)+/- so với tháng 10/2019 (%) 10 tháng đầu năm 2020+/- so với cùng kỳ năm 2019 (%) Tỷ trọng (%)
Tổng kim ngạch XK918.861.63711,210,276.947.470.557-1,5100
Mỹ172.838.55812,2221,661.347.487.91210,0419,4
Nhật Bản137.709.92516,56-3,741.168.968.713-3,2516,83
EU144.952.07211,5225,891.068.861.0410,6315,38
Trung Quốc157.611.11914,049,93991.283.7191,1614,27
Hàn Quốc72.966.9278,85-2,17631.142.909-1,389,08
Đông Nam Á50.212.468-4,12-21,37466.749.265-16,716,72
Anh39.848.5586,7641,38297.910.12325,114,29
Canada27.158.262-18,546,81218.274.53415,563,14
Thái Lan25.560.717-5,08-6,61202.264.577-16,352,91
Hà Lan22.938.59914,0327,79184.152.4780,52,65
Australia28.328.6981337,11175.923.3202,872,53
Đức21.958.78716,829,35152.488.848-4,282,19
Hồng Kông (TQ)25.850.3485,9394,34138.067.5561,611,99
Bỉ15.775.83818,2443,96112.618.0663,761,62
Nga19.008.74331,5564,68108.173.35724,091,56
Đài Loan (TQ)12.086.875-3,328,8196.960.201-3,481,4
Malaysia9.527.998-4,54-14,9991.640.595-5,871,32
Singapore7.335.6679,55-16,678.006.772-3,711,12
Italia9.481.599-27,34-10,3775.409.155-17,851,09
Pháp9.945.09418,5323,0969.791.491-16,371
Tây Ban Nha9.921.64245,657,1655.279.565-19,130,8
Campuchia4.025.755-0,21-31,0746.436.42926,470,67
Mexico7.322.57148,7-16,0146.030.940-50,710,66
Israel3.846.521-26,61-25,7945.087.052-19,270,65
Philippines3.356.444-25,14-64,844.293.742-54,920,64
U.A.E4.178.572-6,07-4,9739.255.950-17,610,57
Đan Mạch3.791.762-4,6135,9736.901.244-1,30,53
Brazil5.701.73920,6-4,2734.576.562-28,10,5
Bồ Đào Nha3.652.89515,8212,0533.301.326-20,390,48
Thụy Sỹ3.137.00536,1769,3232.186.13863,10,46
Ai Cập4.059.88334,8232,0327.529.825-30,330,4
Ba Lan4.043.84972,9617,0225.996.81921,360,37
Colombia3.712.13045,23-8,9824.035.735-41,120,35
Ukraine2.433.038-17,97-20,0122.599.4744,690,33
Chile1.905.41648,3379,7416.711.09325,210,24
New Zealand2.053.32720,8315,5812.445.883-19,150,18
Thụy Điển1.809.527-0,97-8,4611.701.958-5,750,17
Pakistan2.709.288151,3719,438.653.11214,870,12
Na Uy1.684.865261,48471,37.735.86931,530,11
Romania1.384.234110,5893,947.577.23237,270,11
Pê Ru1.396.800127,89218,867.377.8992,330,11
Ấn Độ689.03687,21-61,367.262.609-66,250,1
Kuwait737.48031,4831,515.947.00912,380,09
Thổ Nhĩ Kỳ877.128155,47-11,375.494.990-36,670,08
Hy Lạp250.44076,23-61,34.077.094-47,170,06
Sri Lanka467.324-9,96-9,053.675.154-41,740,05
Iraq228.99496,62-68,443.169.546-72,320,05
Algeria -100-1003.151.673-630,05
Indonesia280.39957,22-70,83.099.400-16,880,04
Panama285.75058,58-17,922.684.974-42,090,04
Séc149.248234,55-52,421.655.642-47,110,02
Brunei125.48881,75-15,211.007.750-35,770,01
Angola24.825-26,44-59,38697.676-35,210,01
Senegal91.95091,96231,47642.594-7,610,01
Saudi Arabia167.79093,73 332.96788,030

Nguồn: VITIC