Bạn tìm thông tin gì?

Blog

Làm sạch môi trường nuôi tôm bằng quy trình biogas

Với mục tiêu nuôi tôm bền vững mang lại hiệu quả kinh tế cao, giảm thiểu ô nhiễm, ông Nguyễn Trường Đại (xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch) đã áp dụng quy trình biogas xử lý chất thải trong chăn nuôi heo để xử lý chất thải trong nuôi tôm siêu thâm canh.

Ông Nguyễn Trường Đại (xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch) giới thiệu hệ thống xử lý chất thải trong nuôi tôm.

Cách làm này giúp ông kiểm soát chất lượng nước, tôm lớn nhanh, ít nhiễm bệnh. Không những bảo vệ môi trường, hệ thống xử lý nước thải bằng biogas còn cung cấp nguồn khí gas phục vụ sinh hoạt hằng ngày cho gia đình.

* Làm sạch nước ao tôm

Những năm qua, nhiều hộ nuôi tôm trên địa bàn xã Vĩnh Thanh sau mỗi mùa thu hoạch đều xả nước thải trong ao trực tiếp ra môi trường mà không qua xử lý. Đến khi thả giống mới lại dùng chính nguồn nước ấy vào ao nuôi tôm. Hậu quả là tôm nhiễm bệnh, chết hàng loạt hoặc chậm lớn.

Nhận thấy điều này, ông Đại nghĩ ra cách áp dụng mô hình xử lý biogas trong nuôi heo cho nuôi tôm. Hệ thống này gồm 3 hầm phân hủy bằng composite có dung tích 18m3 chôn dưới đất được thiết kế thông nhau bằng ống nhựa đường kính 110mm, 1 túi chứa khí gas rộng 8m và dài 20m.

Ông Đại chia sẻ, xác lột của tôm nếu xả trực tiếp ra môi trường thì quá trình phân hủy sẽ gây ảnh hưởng đến nguồn nước. Áp dụng theo nguyên lý biogas xử lý chất thải trong chăn nuôi heo để xử lý chất thải trong nuôi tôm siêu thâm canh, ông Đạt cho lót bạt ở đáy, rồi dùng máy ép tấm bạt thành hình ống để làm túi chứa khí biogas. Túi được đặt dưới ao một đầu chỉ được mở khi hút chất thải, đầu còn lại đấu nối với ống nhựa dẫn đến hầm phân hủy.

Mỗi ngày 2 lần, sau khi cho tôm ăn khoảng 1 giờ, ông dùng quạt ly tâm để hút phân tôm, xác tôm lột và thức ăn dư thừa dưới đáy ao đưa vào hầm phân hủy. Chất thải sau khi đưa vào hầm khoảng 10 ngày thì sẽ có khí đốt. Khí đốt này được dẫn vào một hầm riêng phục vụ cho nấu nướng, bơm nước và chạy máy quạt làm mát, tạo oxy trong ao nuôi. Chất thải còn lại trong hầm được hút lên làm phân bón hữu cơ cho cây trồng.

* Tiết kiệm chi phí đáng kể

Từ một vuông tôm thử nghiệm, đến nay, tất cả ao tôm của ông Đại đều được lắp đặt hệ thống xử lý chất thải. “Trước đây, cứ 3 tháng nhà tôi hết một bình gas, mỗi tháng tốn khoảng 700 ngàn tiền dầu cho máy làm mát và đèn chiếu sáng ngoài ao. Giờ đây không mất bình gas nào, cũng không phải mua dầu nữa. Lượng gas nhiều quá, tôi còn cho máy phát điện thắp sáng ban đêm. Tôm được xử lý chất thải hằng ngày, có quạt làm mát liên tục nên lớn nhanh, dịch bệnh giảm đáng kể. Lợi ba bốn đường” – ông Đại vui vẻ.

Với cách xử lý này, nguồn nước ở khu vực nuôi tôm siêu thâm canh của gia đình ông Nguyễn Trường Đại luôn được đảm bảo, đồng thời còn có thêm nguồn khí gas làm chất đốt phục vụ sinh hoạt và làm nhiên liệu cho máy phát điện.

Thấy sáng kiến của ông Đại có hiệu quả, giúp tôm sinh trưởng và phát triển nhanh hơn, hạn chế dịch bệnh và giải quyết đáng kể tình trạnh ô nhiễm nguồn nước trong chăn nuôi, nhân viên của Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam xuống tận nơi học hỏi kinh nghiệm rồi giới thiệu lại mô hình, quy trình kỹ thuật cho nhiều người nuôi tôm nước lợ ở các tỉnh từ Bạc Liêu, Cà Mau, Nam Định, Quảng Ninh… Mới đây, ông Đại cũng đón các đoàn khách ở Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines sang tham quan và học tập mô hình xử lý chất thải trong chăn nuôi tôm.

Biện pháp xử lý khí độc khi gặp trường hợp NH3, H2S, NO2

Với mục tiêu nuôi tôm bền vững mang lại hiệu quả kinh tế cao, giảm thiểu ô nhiễm, ông Nguyễn Trường Đại (xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch) đã áp dụng quy trình biogas xử lý chất thải trong chăn nuôi heo để xử lý chất thải trong nuôi tôm siêu thâm canh.

Ông Nguyễn Trường Đại (xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch) giới thiệu hệ thống xử lý chất thải trong nuôi tôm.

Cách làm này giúp ông kiểm soát chất lượng nước, tôm lớn nhanh, ít nhiễm bệnh. Không những bảo vệ môi trường, hệ thống xử lý nước thải bằng biogas còn cung cấp nguồn khí gas phục vụ sinh hoạt hằng ngày cho gia đình.

* Làm sạch nước ao tôm

Những năm qua, nhiều hộ nuôi tôm trên địa bàn xã Vĩnh Thanh sau mỗi mùa thu hoạch đều xả nước thải trong ao trực tiếp ra môi trường mà không qua xử lý. Đến khi thả giống mới lại dùng chính nguồn nước ấy vào ao nuôi tôm. Hậu quả là tôm nhiễm bệnh, chết hàng loạt hoặc chậm lớn.

Nhận thấy điều này, ông Đại nghĩ ra cách áp dụng mô hình xử lý biogas trong nuôi heo cho nuôi tôm. Hệ thống này gồm 3 hầm phân hủy bằng composite có dung tích 18m3 chôn dưới đất được thiết kế thông nhau bằng ống nhựa đường kính 110mm, 1 túi chứa khí gas rộng 8m và dài 20m.

Ông Đại chia sẻ, xác lột của tôm nếu xả trực tiếp ra môi trường thì quá trình phân hủy sẽ gây ảnh hưởng đến nguồn nước. Áp dụng theo nguyên lý biogas xử lý chất thải trong chăn nuôi heo để xử lý chất thải trong nuôi tôm siêu thâm canh, ông Đạt cho lót bạt ở đáy, rồi dùng máy ép tấm bạt thành hình ống để làm túi chứa khí biogas. Túi được đặt dưới ao một đầu chỉ được mở khi hút chất thải, đầu còn lại đấu nối với ống nhựa dẫn đến hầm phân hủy.

Mỗi ngày 2 lần, sau khi cho tôm ăn khoảng 1 giờ, ông dùng quạt ly tâm để hút phân tôm, xác tôm lột và thức ăn dư thừa dưới đáy ao đưa vào hầm phân hủy. Chất thải sau khi đưa vào hầm khoảng 10 ngày thì sẽ có khí đốt. Khí đốt này được dẫn vào một hầm riêng phục vụ cho nấu nướng, bơm nước và chạy máy quạt làm mát, tạo oxy trong ao nuôi. Chất thải còn lại trong hầm được hút lên làm phân bón hữu cơ cho cây trồng.

* Tiết kiệm chi phí đáng kể

Từ một vuông tôm thử nghiệm, đến nay, tất cả ao tôm của ông Đại đều được lắp đặt hệ thống xử lý chất thải. “Trước đây, cứ 3 tháng nhà tôi hết một bình gas, mỗi tháng tốn khoảng 700 ngàn tiền dầu cho máy làm mát và đèn chiếu sáng ngoài ao. Giờ đây không mất bình gas nào, cũng không phải mua dầu nữa. Lượng gas nhiều quá, tôi còn cho máy phát điện thắp sáng ban đêm. Tôm được xử lý chất thải hằng ngày, có quạt làm mát liên tục nên lớn nhanh, dịch bệnh giảm đáng kể. Lợi ba bốn đường” – ông Đại vui vẻ.

Với cách xử lý này, nguồn nước ở khu vực nuôi tôm siêu thâm canh của gia đình ông Nguyễn Trường Đại luôn được đảm bảo, đồng thời còn có thêm nguồn khí gas làm chất đốt phục vụ sinh hoạt và làm nhiên liệu cho máy phát điện.

Thấy sáng kiến của ông Đại có hiệu quả, giúp tôm sinh trưởng và phát triển nhanh hơn, hạn chế dịch bệnh và giải quyết đáng kể tình trạnh ô nhiễm nguồn nước trong chăn nuôi, nhân viên của Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam xuống tận nơi học hỏi kinh nghiệm rồi giới thiệu lại mô hình, quy trình kỹ thuật cho nhiều người nuôi tôm nước lợ ở các tỉnh từ Bạc Liêu, Cà Mau, Nam Định, Quảng Ninh… Mới đây, ông Đại cũng đón các đoàn khách ở Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines sang tham quan và học tập mô hình xử lý chất thải trong chăn nuôi tôm.

Độc đáo mô hình nuôi tôm càng xanh… bẻ càng

KHPTO – Hộ ông Đỗ Văn Bằng ở ấp Cồn Phụng, xã Long Hòa, huyện Châu Thành chuyên sống bằng nghề nuôi trồng thủy sản. Hiện, gia đình thả nuôi trên 25.000 con tôm càng xanh toàn đực trên diện tích 1 ha tại vùng có độ mặn thấp.

Trong quá trình sản xuất, ông đã chuẩn bị chu đáo những kỹ thuật cơ bản như: chuẩn bị ao, kiểm tra các yếu tố môi trường, thả giống trong ao ươm, sau đó sang qua ruộng nuôi. Có thể nói, mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực phù hợp với vùng chuyển đổi có độ mặn thấp, chi phí đầu tư thấp, ít dịch bệnh, giảm rủi ro, thu nhập khá, điều quan trọng là tôm có kích cỡ đồng đều, khỏe mạnh. Được biết, vụ năm trước cũng từ con tôm càng xanh toàn đực, gia đình ông thu về hơn 100 triệu đồng.

Điểm mới của mô hình này là áp dụng kỹ thuật bẻ càng cho tôm càng xanh. Sau khi thả nuôi từ 60 – 75 ngày có thể tiến hành bẻ càng nhằm giúp tôm sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ sống cao, tôm phát triển đồng đều, giảm tỷ lệ hao hụt, đạt giá bán cao. Tuy nhiên, việc bẻ càng phải áp dụng đúng biện pháp kỹ thuật: vị trí bẻ ở khớp gần cơ thể, tạo điều kiện cho tôm tự bỏ càng một cách tự nhiên.

Việc ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học, công nghệ mới vào sản xuất, cùng với việc đầu tư phát triển sản xuất đúng mức sẽ tạo ra các sản phẩm có năng suất, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao hiệu quả của mô hình nuôi, tăng thu nhập cho nông dân. Từ đó, góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng đa canh, khai thác tốt nguồn tài nguyên sẵn có ở địa phương, gắn sản xuất với nhu cầu thị trường.

Bạc Liêu nhân rộng mô hình nuôi tôm CPF Combine

Bạc Liêu là thủ phủ nuôi tôm của cả nước, hiện tỉnh đang tập trung xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm, dự kiến đưa vào hoạt động ổn định năm 2020, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu thủy sản toàn tỉnh đến năm 2020 đạt 750 triệu USD và năm 2025 đạt 1 tỷ USD.
 Người dân Bạc Liêu thường xuyên theo dõi, chăm sóc ao tôm trước thiên tai bất lợi. Ảnh: Huỳnh Sử- TTXVN

Tuy nhiên, trong những năm gần đây nghề nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Bạc Liêu nói riêng đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Trước những khó khăn này, người nông dân đang dần áp dụng nhiều mô hình nuôi ứng dụng công nghệ cao như: Mô hình nuôi tôm công nghệ cao trong nhà kính; mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến; mô hình nuôi tôm siêu thâm canh; mô hình nuôi tôm bán thâm canh; mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt…

Đi tiên phong trong phong trào nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh là các tập đoàn, doanh nghiệp lớn như: Công ty TNHH Một thành viên Hải Nguyên, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Trúc Anh, Chi nhánh Công ty cổ phần Việt Úc – Bạc Liêu, Công ty TNHH Một thành viên Huy Long An – Bạc Liêu, Công ty cổ phần CP Việt Nam – Chi nhánh Bạc Liêu,…

Hiện nay, tại Bạc Liêu mô hình CPF – Combine là một trong những mô hình nuôi tôm cho hiệu quả cao được nhiều người dân áp dụng. Đây là mô hình được chuyển giao từ Công ty cổ phần CP Việt Nam.

Mô hình CPF Combine khép kín từ khâu con giống có chất lượng cao tới quy trình nuôi theo hai bước áp dụng hệ thống an toàn sinh học thân thiện với môi trường đồng thời có nhà máy bao tiêu sản phẩm giúp người nuôi tôm yên tâm sản xuất kinh doanh. Theo đánh giá của nhiều hộ dân, mô hình CPF Combine đã giảm bớt sự tác động của thời tiết trong giai đoạn tôm còn nhỏ, từ đó tăng được tỷ lệ sống và tăng sức khỏe của tôm, sản lượng tôm tăng đạt hiệu quả cao, thịt tôm chất lượng…

Theo Tiến sỹ Prakan Chiarahkhongman, Trung tâm nghiên cứu Thủy sản Thái Lan, mô hình CPF Combine giúp giảm được các loại bệnh cho tôm trong quá trình nuôi; chủ động thời gian thả nuôi, ít lệ thuộc vào thời tiết mùa vụ như phương pháp nuôi truyền thống; tăng tỷ lệ sống và năng suất cao hơn.

Cùng với đó, các tiêu chuẩn của ao nuôi sẽ được kiểm tra thường xuyên mỗi ngày, như: độ kiềm, độ pH, độ cứng, calci, magnesium… cho phù hợp với sự phát triển ổn định của con tôm; đáy ao được vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày bằng việc hút chất bẩn trong ao. Bên cạnh việc tuân thủ kỹ thuật nuôi, ngay từ khâu đầu vào như con giống, thức ăn phải đảm bảo có nguồn gốc và an toàn, đặc biệt trong suốt quá trình nuôi, người nuôi hoàn toàn không sử dụng các loại hóa chất kháng sinh. Đến giai đoạn thu hoạch, trước khi xuất bán, con tôm sẽ được kiểm tra các tiêu chuẩn về an toàn, chất lượng.

Theo quy trình kỹ thuật mới, công tác quản lý được thực hiện nghiêm ngặt, chủ yếu ứng dụng các thiết bị, máy móc trong quá trình kiểm tra chăm sóc nên mật độ nuôi cao hơn nhiều so cách nuôi truyền thống. Đối với mô hình truyền thống, với diện tích mặt nước nuôi 3.000 – 4.000 m2, năng suất bình quân đạt 5 – 6 tấn tôm/vụ, còn theo mô hình CPF Combine, ao nuôi nhỏ từ 1.000 – 1.200 m2 mặt nước nuôi, năng suất bình quân đạt 6 – 10 tấn/1.000 m2/vụ.

Ông Nguyễn Văn An (huyện Đông Hải, Bạc Liêu) cho biết, với diện tích 2.500m2 áp dụng mô hình nuôi CPF Combine, trong 118 ngày cho thu hoạch 18 con/kg, năng suất đạt 60,4 tấn/ha, lợi nhuận gần 1,7 tỷ đồng/vụ.

Ông Phạm Tiến Hải (huyện Hòa Bình, Bạc Liêu) cũng với mô hình CPF Combine áp dụng cho 2.000m2, sau 98 ngày nuôi cho sản lượng đạt 17,7 tấn, năng suất 88,5 tấn/ha. Ông thu lợi nhuận hơn 1,2 tỷ đồng/vụ.

Phó Tổng giám đốc kinh doanh miền Tây – Công ty cổ phần CP Việt Nam Nguyễn Vĩnh Phú cho biết, khi người dân áp dụng mô hình CPF Combine, công ty sẽ cung cấp đội ngũ nhân viên kỹ thuật để giúp người nuôi tôm thực hiện mô hình, cung cấp con giống chất lượng và bao tiêu sản phẩm; người nuôi chỉ đầu tư vốn xây dựng ao nuôi, sử dụng nhà lưới, lót bạt đáy ao, máy vận hành xử lý nước… đúng theo quy chuẩn của mô hình CPF Combine dưới sự giám sát và hướng dẫn của nhân viên kỹ thuật CP Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Vĩnh Phú, mô hình nuôi tôm CPF Combine hiện đang được phát triển tại nhiều vùng nuôi tôm trong cả nước như: Quảng Ninh, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang… Công ty cũng có trại giống tại Quảng Bình, Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận, Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, Kiên Giang đang hoạt động với công suất 15 tỷ postlarvae/năm. “Từ nay đến năm 2025, chúng tôi sẽ nhân rộng mô hình này từ 10.000 đến 25.000 ao nuôi”, ông Nguyễn Vĩnh Phú khẳng định.

Bạc Liêu có tổng diện tích nuôi tôm 140.000 ha; trong đó nuôi tôm siêu thâm canh 1.845 ha  với 1.575 ao/hồ nuôi (1.335 ao lót bạt và 240 hồ nổi tròn).

6 Công nghệ mới của ngành công nghiệp nuôi trồng thủy sản

6 Công nghệ mới của ngành công nghiệp nuôi trồng thủy sản
Ảnh: cnas-re.uog.edu

Để nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững hơn đòi hỏi phải có sự đổi mới và đột phá. Tại AquaVision 2018, Therese Log Bergjord, Giám đốc điều hành Skretting nhấn mạnh rằng nuôi trồng thủy sản nên đổi mới và cộng tác để phát triển bền vững.

Tại hội nghị, 6 công ty đại diện đã trình bày quan điểm và phương pháp của họ nhằm mang đến một ngành nuôi trồng thủy sản bền vững hơn và tốt hơn.

1. Mô hình nuôi tôm toàn cái

Assaf Schechter, Giám đốc điều hành của Enzooic giải thích rằng một hệ thống nuôi tôm toàn diện là tốt hơn và khả thi hơn. Tôm đực thường hung dữ và chúng tôi đã tìm ra cách để sản xuất tôm cái. Điều này tốt hơn cho tính đồng nhất về kích thước, thu hoạch và doanh thu.

Ưu điểm của tôm càng xanh toàn cái là tăng cường sản lượng nuôi tỉ lệ sống, kích thước trung bình, không có con đực đồng nghĩa không có trứng và tất cả năng lượng được đầu tư vào tăng trưởng. Không cần phân loại và thu hoạch chọn lọc.

Ông Schechter giải thích rằng: “Các gen xác định giới tính trong tôm khác với các loài động vật có vú và được đặt tên là Z và W. Kiểu gen ZZ tạo ra con đực, và ZW tạo ra con cái. Con cái sau đó là nam hoặc nữ.

Enzooic đã tạo ra tôm bố mẹ siêu giống tôm càng xanh bố mẹ M. rosenbergii và siêu tôm thẻ chân trắng bố mẹ L. vannamei với gen WW, có nghĩa là tất cả tôm sinh ra đều mang giới tính nữ. Đây là công nghệ thương mại toàn diện duy nhất trong nuôi tôm.

Ảnh lớn tôm càng xanh toàn cái có sự đồng nhất về kích thức hơn so với ảnh nhỏ tôm càng xanh hỗn hợp Ảnh. enzootic.com.

2. Nuôi tôm hùm trong lồng riêng trên đất liền

Trang trại tôm hùm Na Uy của công ty đã phát triển một hệ thống sản xuất có thể nuôi tôm hùm trên đất liền.

“Hệ thống lý tưởng để nuôi tôm hùm riêng lẻ tương đối rẻ tiền để xây dựng và vận hành, dựa trên tự động cho ăn và tự làm sạch bể và lồng, duy trì điều kiện chất lượng nước lý tưởng, sử dụng không gian ba chiều, cho phép nuôi ở mật độ cao, đảm bảo sự sống còn tốt và cho phép dễ dàng tiếp cận với vật nuôi để kiểm tra và cho ăn. Cho đến nay, không có những nỗ lực thành công đã được thực hiện trong đó kết hợp tất cả các tính năng này vào một thiết kế duy nhất “(Aiken & Waddy, 1995).Tuy nhiên trang trại tôm hùm Na Uy đã phát triển một hệ thống sản xuất đáp ứng tất cả các tiêu chí cần thiết cho việc nuôi tôm hùm riêng lẻ có lợi nhuận. Trong hệ thống này, mỗi tôm hùm được cung cấp 2-3 bữa ăn hàng ngày với thành phần dinh dưỡng tốt ở một lồng nuôi riêng.

Asjbørn Drengstig từ trang trại tôm hùm Na Uy giải thích rằng có nhu cầu cao về tôm hùm ở châu Âu và ông muốn làm nông nghiệp có thể sản xuất tôm hùm siêu chất lượng và thân thiện với môi trường. Họ đã phát triển một hệ thống bao gồm: Tuần hoàn nước biển (RAS), 20 ° C bằng cách đun nóng nước, thức ăn viên từ chất lượng cao, sử dụng robot và tự động hóa. Sản xuất thương mại sẽ bắt đầu vào năm 2020.

3. Công nghệ cho nuôi cá lồng

Aquabyte đang phát triển nền tảng phần mềm với công nghệ thị giác máy tính tiên tiến bằng việc sử dụng máy ảnh gắn trong lồng nuôi cá. Nền tảng phần mềm này cho phép một mức độ tối ưu hóa ngành thủy sản từ đó làm tăng sản lượng và lợi nhuận lớn hơn cho các chủ trang trại nuôi cá. Bryton Shang, Giám đốc điều hành của Aquabyte trình bày tầm nhìn của mình về học máy tính và nuôi trồng thủy sản. “Học máy có thể đưa ra câu trả lời cho nhiều câu hỏi quan trọng mà nông dân nuôi cá đang xử lý. Tôi nên cho ăn bao nhiêu? Tình trạng sức khỏe hiện tại là gì? Tôi có thể bán cỡ cá nào và làm cách nào để tối đa hóa năng suất? ”

Ứng dụng này liên quan đến việc đếm số lượng rận biển, ước tính sinh khối, phát hiện sự thèm ăn của cá và tối ưu nguồn cấp dữ liệu. Ảnh:

4. Công nghệ sinh học cho Virus hội chứng đốm trắng WSSV

Bệnh là rủi ro lớn nhất đối với người nuôi tôm và dẫn đến thiệt hại hơn 2 tỷ đô la mỗi năm theo khảo sát của Goal 2017. Hiện tại, không có phương pháp hiệu quả để điều trị các bệnh do virus trên tôm nuôi.

Công ty ViAqua Therapeutics đã phát triển một giải pháp điều trị RNA và protein để cải thiện sức đề kháng chống lại các bệnh do virus tấn công trên tôm và các loài nuôi trồng thủy sản khác.

Họ đã phát triển một quá trình sinh học không biến đổi gen, an toàn và hiệu quả trong đó các phân tử RNA chứa các gen cụ thể liên quan đến virus gây bệnh. Được đóng gói trong thức ăn để cung cấp cho tôm thông qua đường uống. Nền tảng phân phối RNA trong môi trường thủy sinh và chịu được các rào cản trong hệ tiêu hóa.

5. Côn trùng: Bột cá cao cấp mới

Giải pháp thay thế nguồn đạm từ bột cá trong thức ăn thủy sản (TATS) ngày càng trở nên cấp thiết do sự khan hiếm bột cá làm cho giá bột cá tăng, qua đó chi phí thức ăn ngày càng tăng trong nuôi trồng thủy sản. trùn quế (Eisenia fetida), ấu trùn ruồi lính đen, và sâu gạo (Tenebrio molitor) là 3 loại nguyên liệu sẵn có, giá rẻ và có giá trị dinh dưỡng cao được dùng để thay thế cho bột cá.

Ảnh: .ynsect.com

Antoine Hubert, Giám đốc điều hành của Ynsect trình bày những lợi ích của việc sử dụng protein côn trùng trong chế độ ăn cá. Công ty có một trang trại sản xuất côn trùng với số lượng lớn và chất lượng cao cung cấp nguyên liệu thức ăn cho nuôi trồng thủy sản và dinh dưỡng vật nuôi.

6. Tăng gấp đôi thời hạn sử dụng cá hồi tươi

BluWrap đang sử dụng các giải pháp tự nhiên để giảm chi phí và tăng giá trị sản phẩm cho khách hàng của mình trong khi giảm tác động đến môi trường. Họ đã phát triển một công nghệ đã được chứng minh là tăng gấp đôi thời hạn sử dụng cá hồi tươi. Tim Shaw từ BluWrap giải thích: “BluWrap sử dụng các tế bào nhiên liệu để chủ động giảm thiểu và theo dõi liên tục oxy trong khi sản phẩm được vận chuyển trong các thùng chứa lạnh, kéo dài tuổi thọ của các protein tươi tới hơn 40 ngày. Công nghệ cung cấp sự minh bạch trong suốt chuỗi cung ứng bằng cách liên tục theo dõi nhiệt độ và oxy thông qua các cảm biến tích hợp.”

Báo cáo đăng trên: All About Feed & Dairy Global

Ứng dụng công nghệ blockchain trong xuất nhập khẩu nông sản

 

Binkabi tích hợp nền tảng blockchain của TomoChain vào hệ thống, giải quyết vấn đề thanh toán, giao dịch trong xuất nhập khẩu nông sản toàn cầu.

Startup phát triển phần mềm blockchain Việt Nam TomoChain và sàn giao dịch nông sản Binkabi chuẩn bị ký kết biên bản thoả thuận hợp tác trong việc phát triển ứng dụng phi tập trung trên nền tảng blockchain ngày 30/3 tới.

Phát triển và ứng dụng nền tảng công nghệ blockchain trong giải quyết các vấn đề kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp đang là một trong những xu hướng của thế giới ở các lĩnh vực thanh toán, tài chính ngân hàng,  nông nghiệp, giao thông vận tải, y tế, phát hành trái phiếu, chứng khoán…

Tại Việt Nam, các đơn vị phát triển phần mềm, ứng dụng blockchain và các đối tác kinh doanh đang tích cực triển khai, tích hợp công nghệ này vào mô hình kinh doanh của mình. Cụ thể, trước Binkabi, TomoChain cũng đã hoàn thành ký kết triển khai hệ sinh thái quảng cáo phi tập trung trên nền tảng blockchain cho doanh nghiệp Bigbom.

Tích hợp nền tảng blockchain vào sàn giao dịch nông sản sẽ giảm được các chi phí trung gian, tăng thêm giá trị cho các bên xuất nhập khẩu và người nông dân. Ảnh: Binkabi

Tích hợp nền tảng blockchain vào sàn giao dịch nông sản sẽ giảm được các chi phí trung gian, tăng thêm giá trị cho các bên xuất nhập khẩu và người nông dân. Ảnh: Binkabi

“Nền tảng blockchain mang lại tính tự động hóa cao, do vậy có thể giảm chi phí server, vận hành. Tất cả nghiệp vụ trên hệ thống này có thể được thực hiện thông qua “smart contract”- hợp đồng thông minh, giúp giảm thiểu sai sót trong quá trình vận hành, giảm chi phí cho những vận hành thủ công. Bỏ được các phần trung gian, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí khi mở rộng”, CEO Vương Quang Long của TomoChain cho biết.

Binkabi là công ty công nghệ tài chính ứng dụng công nghệ blockchain để giải quyết các vấn đề trong chuỗi giá trị nông nghiệp tại các nước đang phát triển, cụ thể là các trở ngại trong việc xuất nhập khẩu nông sản, hàng hoá. Sàn giao dịch Barter Block của Binkabi sử dụng cơ chế hàng đổi hàng thông minh, cho phép việc xuất khẩu được tiến hành trực tiếp, thanh toán bằng nội tệ. Giải pháp này giúp đôi bên cùng có lợi, nhà xuất khẩu bán được với giá cao hơn còn nhà nhập khẩu mua với giá thấp hơn do không qua trung gian, giảm chi phí giao dịch.

Nền nông nghiệp ở các quốc gia đang phát triển thuộc châu Á và châu Phi hiện đối mặt với nhiều thách thức từ các khâu trung gian, thanh toán, quản lý rủi ro và tài trợ thương mại. Ảnh: Binkabi

Nền nông nghiệp ở các quốc gia đang phát triển thuộc châu Á và châu Phi hiện đối mặt với nhiều thách thức từ các khâu trung gian, thanh toán, quản lý rủi ro và tài trợ thương mại. Ảnh: Binkabi

“Việc xuất nhập khẩu hiện nay thường phải thông qua các trung gian. Ngoài ra, khâu thanh toán thường có nhiều bất trắc, phải thông qua ngoại tệ mạnh như đôla Mỹ. Điều này khiến chi phí giao dịch trong xuất nhập khẩu cao, từ 15% đến 20%, dẫn đến việc bên xuất khẩu trả giá cho người nông dân thấp còn bên nhập khẩu phải chịu đội giá trong chế biến nông sản”, ông Quân Lê, Nhà sáng lập và Giám đốc điều hành Binkabi cho biết.

Blockchain, công nghệ chuỗi khối, hay còn gọi là “cỗ máy của sự tin tưởng” là nền tảng lý tưởng trong giao dịch giữa các bên không quen biết lẫn nhau. Các vấn đề liên quan đến chất lượng hàng hoá và khả năng thanh toán được giải quyết qua công nghệ này do tính minh bạch, không thể làm giả các thông tin lưu trữ trên blockchain.

“Với thế mạnh là một trong những nhà công nghệ tiên phong cùng các giải pháp blockchain cho doanh nghiệp, TomoChain sẽ giúp các giao dịch trên sàn được thực hiện nhanh chóng, chi phí thấp, có tính an toàn và bảo mật cao”, CEO Quân Lê chia sẻ.

Ngoài ra, công nghệ của TomoChain cũng cho phép Binkabi phát hành các tài sản mã hoá làm đại diện các loại hàng hoá trong chuỗi gía trị nông sản. Việc này sẽ giúp Binkabi phát triển các giải pháp liên quan đến quản lý rủi ro giá và tài trợ thương mại, vốn là các vấn để tồn tại rất lớn tại các nước đang phát triển.

Trầy trật mục tiêu xuất khẩu thủy sản 10 tỷ USD

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT): Tính tới hết tháng 8, giá trị xuất khẩu thủy sản ước đạt 5,52 tỷ USD, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm 2018.

Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam trong 7 tháng đầu năm, chiếm 56,5% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản.

Hồi cuối tháng 6, tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm của Bộ NN&PTNT, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã từng nhấn mạnh rằng: Nửa cuối năm, trong bối cảnh khó khăn, cần sự cố gắng chung của toàn ngành, trong đó đặc biệt là tập trung đẩy mạnh, nhanh hơn ở những ngành hàng đang có dư địa.

Vị “tư lệnh” ngành chỉ rõ: “Một là chúng ta phải đẩy nhanh, mạnh lĩnh vực lâm nghiệp nói chung, trong đó có kinh tế lâm sản vì đang có thời cơ. Bên cạnh đó, lĩnh vực đẩy mạnh còn là thủy sản khai thác và nuôi trồng. Mặc dù giá thủy sản thế giới đang không cao, nhưng vẫn còn dư địa để tập trung phát triển”.

Thậm chí, lâm sản và thủy sản được Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhìn nhận là 2 khu vực “cứu cánh” cho mục tiêu tăng trưởng cũng như mục tiêu xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp.

Kỳ vọng là thế, tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại khi chỉ vỏn vẹn vài tháng nữa là kết thúc năm 2019, dựa trên những kết quả đạt được, tình hình xuất khẩu thủy sản cả năm nay lại không mấy khả quan.

Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) Trần Đình Luân cho rằng, trong khi các chỉ tiêu về tốc độ tăng giá trị sản xuất hay tổng sản lượng thủy sản về cơ bản phù hợp với năng lực sản xuất của ngành thì mục tiêu về kim ngạch xuất khẩu lại ở mức khá cao.

Cụ thể, năm 2019, ngành thủy sản được Bộ trưởng giao các chỉ tiêu cơ bản như tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 4,69%; tổng sản lượng thủy sản đạt 8,08 triệu tấn (tăng 4,2%) và kim ngạch xuất khẩu đạt 10 tỷ USD (tăng 19,3%)

Ông Trần Đình Luân phân tích: Mục tiêu xuất khẩu thủy sản 10 tỷ USD, tăng 13,7% so với thực hiện năm 2018 là 8,794 tỷ USD. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân 5 năm vừa qua là 5,5%/năm.

Bên cạnh đó, năm 2019 xuất hiện nhiều yếu tố khó lường, tác động đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Trước hết, các xung đột thương mại chưa có dấu hiệu kết thúc sẽ tác động không nhỏ tới các chính sách thương mại, cán cân xuất nhập khẩu. Ngoài ra, các rào cản kỹ thuật của các thị trường xuất khẩu ngày càng nhiều với các quy định chặt chẽ hơn, cạnh tranh thương mại ngày càng khốc liệt…

Ông Luân cũng tỏ ra khá băn khoăn với các diễn biến thời tiết rất phức tạp, ảnh hưởng tới việc nuôi trồng thủy hải sản, đó còn chưa kể đến bão lớn, áp thấp nhiệt đới…

“Một khó khăn khác của ngành thủy sản là tình trạng nuôi thủy sản vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị, nhất là trong khai thác chưa nhiều. Trong khi đó, cơ sở hạ tầng (cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão…), bảo quản sản phẩm sau thu hoạch và chế biến sản phẩm thủy sản khai thác còn thiếu và chưa đáp ứng yêu cầu”, ông Luân nói.

Một trong những yếu tố được lãnh đạo Tổng cục Thủy sản đề cập tới còn là việc ứng dụng khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật trong khai thác thủy sản còn hạn chế, tổn thất sau thu hoạch còn cao, chất lượng nguyên liệu thủy sản khai thác giảm do bảo quản dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp.

“Để đạt được chỉ tiêu kế hoạch đề ra, ngành thủy sản sẽ phải nỗ lực rất nhiều”, ông Trần Đình Luân nhấn mạnh.