Bạn tìm thông tin gì?

Blog

Bổ sung bí đỏ làm thức ăn cho tôm thẻ chân trắng: chất lượng tôm cải thiện và chi phí rẻ hơn

Đánh giá khả năng bổ sung bí đỏ (Cucurbita Pepo) làm thức ăn cho tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei), nhóm nghiên cứu Lê Quốc Việt , Trần Minh Phú và Trần Ngọc Hải, Trường đại học Cần Thơ cho rằng, khi bổ sung 10% bí đỏ làm thức ăn cho tôm thẻ thì chất lượng của tôm nuôi được cải thiện và chi phí sử dụng thức ăn thấp (37.262 đ/kg tôm thương phẩm).

Tôm thẻ chân trắng có nhiều ưu điểm như: tốc độ sinh trưởng nhanh, thời gian nuôi ngắn và có thể nuôi ở mật độ cao, đem lại hiệu quả kinh tế lớn cho người nuôi.

Vấn đề cấp thiết hiện tại là lựa chọn mô hình nuôi và đối tượng nuôi thích hợp để đảm bảo tính bền vững trong nuôi trồng thủy sản. Nhiều mô hình nuôi cải tiến được áp dụng nhằm đảm bảo an toàn sinh học, nâng cao năng suất và thân thiện với môi trường được áp dụng như: thực hành nuôi tốt (GAP – good aquaculture practice), thực hành quản lý tốt (BMP – best management practice), nuôi an toàn sinh học (bio – security shrimp culture), nuôi có trách nhiệm, nuôi kết hợp và nuôi sinh thái.

Hiện nay, công nghệ biofloc được biết đến với nhiều ưu điểm vượt trội dựa vào sự phát triển cộng sinh của vi sinh vật ổn định môi trường, hạn chế hoặc rất ít thay nước. Các vi sinh vật hiếu khí trong hạt biofloc có vai trò duy trì chất lượng nước thông qua việc chuyển hóa amonium, tái sử dụng thức ăn dư thừa, giảm lượng TAN, nitrite, giảm lượng thức ăn sử dụng và đảm bảo an toàn sinh học.

Tuy nhiên, khi nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng siêu thâm canh thì tôm thường có màu đỏ nhạt sau khi luộc chín, do tôm không tổng hợp đầy đủ sắc tố, đặc biệt là astaxanthin. Trong nuôi tôm thẻ chân trắng kết hợp với rong bún (Enteromorpha sp.) và rong mền (Cladophoraceae), sau khi luộc chín tôm có màu đỏ đậm.

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định lượng bí đỏ bổ sung thích hợp cho sự tăng trưởng, tỷ lệ sống, đồng thời cải thiện màu sắc và chất lượng của tôm nuôi, góp phần xây dựng qui trình nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm.

Trong nghiên cứu, khi bổ sung bí đỏ vào khẩu phần ăn của tôm thì thành phần sinh hóa của tôm có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, nhưng khi bổ sung 20 và 30% bí đỏ thì ẩm độ của tôm tăng lên và khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng và bổ sung 10%. Ngược lại, khi bổ sung bí đỏ càng nhiều thì hàm lượng protein trong thịt tôm giảm dần và khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Khi bổ sung 10% bí đỏ vào khẩu phần ăn của tôm thì sinh khối của tôm nuôi được cải thiện (1,22 kg/m3 ) so với chỉ sử dụng thức ăn viên (1,04 kg/m3 ) và chi phí thức ăn cho 1 kg tôm thương phẩm cũng thấp nhất (37.261 đồng).

Việc bổ sung 10% bí đỏ cho tôm ăn thì màu sắc của tôm nuôi đậm hơn so với chỉ cho cho tôm ăn thức ăn viên. Tuy nhiên, thành phần sinh hóa của tôm khác biệt không ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng.

Nhóm nghiên cứu cho rằng, có thể bổ sung 10% bí đỏ so với lượng thức ăn viên để cho tôm thẻ chân trắng ăn trong nuôi thương phẩm, nhằm cải thiện năng suất, màu sắc và làm giảm giá thành sản xuất.

N.Ngọc – Khoa học Phổ thông

Ứng dụng công nghệ cung cấp nồng độ oxy cao từ Nhật Bản để cải thiện năng suất nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam

Đó là tên hội thảo do Khoa Thủy sản (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) và Tập đoàn Sanso, Nhật Bản phối hợp tổ chức sáng ngày 14/12/2019 tại Hà Nội. Hội thảo đề cập đến những nghiên cứu mới nhất tại khoa Thủy sản; đồng thời giới thiệu công nghệ tiên tiến đến từ Nhật Bản giúp cải thiện năng suất ở một số loài quan trọng ở Việt Nam.

Tham dự hội thảo có đại diện Học viện Nông nghiệp Việt Nam – GS TS Phạm Văn Cường – Phó Giám đốc Học viện; PGS.TS Kim Văn Vạn – Trưởng Khoa và TS Trương Đình Hoài – Phó Trưởng Khoa Khoa Thủy sản; Phần khách mời gồm có ông Takehiro Ichinose, Giám đốc Công ty Sanso – nhà tài trợ chính của hội thảo; ông Nguyễn Đức Bình – Trưởng đại diện công ty Hosoda Việt Nam. Bên cạnh đó, còn có sự hiện diện của gần 50 khách mời là công ty uy tín hoạt động trong ngành nuôi trồng thủy sản như CP Việt Nam, Tập đoàn Việt Úc, Công ty Xuyên Việt, đại diện các sở thủy sản các tỉnh phía Bắc, các công ty kinh doanh, các chủ trang trại sản xuất giống, ương nuôi thủy sản….

Theo GS Phạm Văn Cường, Khoa Thủy sản được tách riêng từ khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản từ năm 2015, là khoa non trẻ nhất trong Học viện với số lượng cán bộ công nhân viên và sinh viên chưa nhiều. Tuy nhiên vai trò của khoa trong chiến lược phát triển của Học viện và của ngành thủy sản là vô cùng quan trọng. Trong thời gian qua khoa đã có nhiều hoạt động và nhiều đóng góp đáng kể đối với sự phát triển của Học viện và ngành thủy sản nước nhà. Việc tổ chức những chương trình hội thảo sẽ là cơ hội để giới thiệu, là cầu nối để cung cấp thông tin về những kết quả nghiên cứu thiết thực cùng những giải pháp, mô hình hiện đại, chuyển giao công nghệ từ các quốc gia có nền khoa học công nghệ phát triển tới người nuôi trồng thủy sản Việt Nam.

GS.TS. Phạm Văn Cường bày tỏ và hy vọng Học viện Nông nghiệp Việt Nam nói chung và Khoa Thủy sản nói riêng sẽ luôn là cầu nối tin cậy trong hoạt động chuyển giao khoa học công nghệ và có nhiều đóng góp hơn nữa cho ngành thủy sản nước nhà.

Tiếp đó, TS Trương Đình Hoài giới thiệu về công nghệ cung cấp hàm lượng oxy cao đến từ Nhật Bản. TS Hoài nhận định, trong hoạt động nuôi trồng thủy sản thì chất lượng nước nuôi có vai trò vô cùng quan trọng. Ngoài kiểm soát tốt các yếu tố thủy lý, thủy hóa trong nước, việc đo lường hàm lượng oxy là vấn đề cần được quan tâm. Nguồn nước nuôi giàu oxy sẽ giúp các loài nuôi khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng để chống chọi tốt với dịch bệnh và sinh trưởng tốt. Nhắc đến hàm lượng oxy cao trong nuôi trồng, Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng và sử dụng công nghệ hiện đại, trong đó công nghệ của hệ thống Sansolver tạo oxy hòa tan cao đã được khoa Thủy sản nghiên cứu và ứng dụng trong thí nghiệm kiểm chứng. Và kết quả của quá trình nghiên cứu thông tin công khai qua chương trình hội thảo này.

Ông Takehiro Ichinose, Giám đốc công ty Sanso cho biết, một khó khăn lớn trong việc nuôi trồng đó chính là nguồn nước nuôi thường có hàm lượng oxy hòa tan thấp nên khó thể đáp ứng được việc nuôi với mật độ cao. Trong khi đó, mật độ nuôi và lợi nhuận là 2 yếu tố tỷ lệ thuận với nhau. Nhằm cải thiện điều này, công ty Sanso đã bắt tay vào nghiên cứu nhằm tạo sản phẩm có khả năng cung cấp hàm lượng oxy hòa tan cao và sự ra đời của chiếc máy Sansolver chính là thành quả của quá trình.

Theo đo lường và so sánh thực tế, khi sử dụng quạt nước, sục khí, phun mưa thì lượng oxy tạo ra chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao mật độ nuôi lên nhiều lần. Hệ thống Sansolver có thể tạo ra hàm lượng oxy cao (40mg/l) để cung cấp thêm vào hệ thống nuôi. Nước nuôi được cung cấp thêm oxy hòa tan sẽ mang tới nhiều lợi ích khác như: Tăng được mật độ thả nuôi gấp nhiều lần; Nâng cao sức khỏe trong xử lý bệnh; Giữ cá giống, cá thương phẩm; Nâng cao tỷ lệ sống, tốc độ sinh trưởng trong các trại sản xuất giống; Sản xuất ra nguồn thức ăn tươi sống; Xử lý nước thải và khí thải trong ao nuôi…

Hiệu quả thực tế của Sansolver, công nghệ Nhật Bản được kiểm chứng thực tế qua thí nghiệm đối chứng được thực hiện tại Khoa Thủy sản của Học viện. PSG.TS Kim Văn Vạn và TS Trương Đình Hoài lần lượt trình bày hiệu quả cung cấp oxy hòa tan nồng độ cao trong ương nuôi lên sinh trưởng, tỷ lệ sống, hiệu quả sử dụng thức ăn của cá vược và cá rô phi. Thí nghiệm được bố trí với các bể nuôi đối chứng, sử dụng công nghệ sục thông thường và bể nuôi sử dụng công nghệ tạo hàm lượng oxy cao từ Sansolver.

Kết quả thu được cho thấy, cá nuôi bể thí nghiệm tăng trưởng tốt, mã đẹp, trọng lượng tăng nhanh, tỷ lệ sống cao, hệ số sử dụng thức ăn (FCR giảm 13%) và quan trọng nhất là mật độ nuôi tăng 5 lần so với lô đối chứng. Bên cạnh đó, nhờ công nghệ hòa tan oxy của Sansolver, oxy được hòa tan hoàn toàn, tồn tại với nồng độ cao trong nước, không tạo bọt khí nên không gây ra các hậu quả như sốc nước, gây tổn thương cá.

Ngoài các phần trình bày chính, hội thảo còn tổ chức hoạt động dẫn khách mời thăm quan thực tế khu vực thí nghiệm hệ thống tại Khoa Thủy sản để có đánh giá khách quan hơn. Các khách mời cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đều rất hào hứng có những câu hỏi và thảo luận xung quanh chủ đề công nghệ oxy hòa tan hàm lượng cao từ máy sansolver, bày tỏ thiện chí hợp tác với phía công ty Sanso Nhật Bản và khoa thủy sản triển khai và ứng dụng vào hoạt động nuôi trồng của mình trong thời gian tới.

Bể nuôi sử dụng công nghệ tạo oxy Sansolver (phải) có mật độ nuôi gấp nhiều lần bể đối chứng sử dụng công nghệ sục thông thường (trái).

Thảo Ngân

Trong thời gian tới, máy sansolver sẽ sẽ được tiến hành ở một số hoạt động thí nghiệm khác để chứng minh khả năng vận hành và hiệu quả đạt được. Với những tính năng đó, Sansolver sẽ là triển vọng mới trong nâng cao chất lượng và sản lượng thủy sản trong thời gian tới.

Nguồn :http://nguoinuoitom.vn/

CÔNG NGHỆ NANO TRONG NUÔI TÔM

Công nghệ Nano là hướng đi mới hiện nay kỳ vọng giải quyết được một số khó khăn cho ngành thủy sản. Nano là công nghệ tiên tiến hàng đầu mang nguyên lý kháng khuẩn, tiệt trùng siêu mạnh, là những hạt siêu nhỏ, kích thước được đo bằng Nano mét (1nm bằng phần triệu mm). Các hạt nano khi gặp các vi khuẩn, virus thì tương tác với lớp protein trên bề mặt vi khuẩn, virus rồi từ đó phá hủy màng tế bào, làm ức chế sự phát triển và tiêu diệt.

 

 

 

Nguồn: http://vemedim.com.vn/

Xuất khẩu tôm ở Cà Mau có nhiều triển vọng

Các tỉnh vùng ĐBSCL, đặc biệt vùng Bán đảo Cà Mau đang nỗ lực đạt sản lượng hơn 1,1 triệu tấn tôm và kim ngạch xuất khẩu đạt 10 tỉ USD vào năm 2025.

Tín hiệu khả quan từ vùng nuôi

Gia đình ông Huỳnh Văn Dũng (xã Tân Bằng, huyện Thới Bình) đã có thâm niên làm mô hình lúa – tôm tại địa phương hơn 10 năm. Mấy năm trước, hết hạn mặn đến dịch bệnh hoành hành đã khiến 1,5 ha đất canh tác của gia đình có những vụ nuôi thất bát. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhờ tham gia thực hiện Đề án “Nâng cao tính bền vững của hệ thống canh tác tôm – lúa” của ngành chức năng địa phương nên năng suất nuôi tôm của gia đình ông tăng đều.

Ông Dũng cho biết, trước đây người dân làm theo kiểu truyền thống, thả giống nhiều mà không hiệu quả. Khi tham gia đề án, được tập huấn kỹ thuật nên bà con làm bài bản hơn. Thông thường, rơm của vụ lúa tuốt xong bỏ nay được giữ lại đưa xuống ruộng để tạo tảo, làm thức ăn cho tôm. Những việc cải tạo ao đầm như: phơi mặt trảng; đánh vôi; gây màu nước bằng phân DAP;… bà con được hướng dẫn cụ thể để đầu tư hiệu quả. Nhờ áp dụng những kỹ thuật mới, gia đình ông hiện nay có nguồn thu khoảng 70 – 80 triệu đồng/ha/năm.

Mô hình lúa – tôm giúp người dân tăng thu nhập.

Ông Huỳnh Văn Dũng chia sẻ: “Cấy lúa trong vuông tôm lúc nào cũng hiệu quả hơn, tôm có hoài. Mần ruộng bây giờ đâu có đủ xài, mà cực khổ lắm. Tôm bây giờ có giá, vô con nào bắt con đấy. Có bữa 300.000-400.000, có bữa 700.000-800.000”.

Tỉnh Cà Mau có khoảng 38.000 đất làm mô hình lúa – tôm. Thời gian qua, trước khó khăn của người nuôi tôm thâm canh gặp phải, mô hình sinh thái lúa – tôm đang giúp sản lượng tôm giữ vững và phát triển.

Còn tại Bạc Liêu, tỉnh có diện tích nuôi tôm đứng thứ 2 cả nước sau Cà Mau, hiện đang có hơn 34.000 ha đất sản xuất theo mô hình lúa – tôm. Theo đánh giá của ngành chức năng tỉnh này, mô hình lúa – tôm mang lại lợi nhuận trung bình cao hơn từ 15-30% (khoảng 56 triệu đồng/ha/năm) so với độc canh lúa hoặc tôm. Từ đó, tỉnh định hướng tăng diện tích lúa – tôm lên 41.000 ha vào năm 2025. Đặc biệt, với “tham vọng” trở thành “thủ phủ ngành tôm của cả nước”, tỉnh Bạc Liêu đang mạnh dạn áp dụng khoa học công nghệ đầu tư cho các mô hình nuôi tôm.

Xây dựng thương hiệu cho tôm

Nổi bật nhất là mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao siêu thâm canh trong nhà kín của Tập đoàn Việt – Úc. Mô hình cho năng suất tôm đạt tới 100 tấn/ha/năm. Nuôi tôm siêu thâm canh đang chiếm tỷ trọng diện tích nhỏ nhất trong cơ cấu mô hình nuôi nhưng lại cho sản lượng rất cao.

Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn và ngay cả người dân cũng đang dần chuyển hướng đầu tư nuôi hình thức này, qua đó, góp phần nâng tổng sản lượng tôm nuôi năm nay của Bạc Liêu đạt hơn 142.000 tấn, tăng hơn 10% so với năm ngoái.

Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh theo công nghệ cao cho siêu năng suất.

Theo ông Dương Thành Trung – Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, địa phương hội đủ điều kiện để thực hiện các trọng trách Thủ tướng Chính phủ giao về xây dựng Bạc Liêu trở thành “công xưởng sản xuất tôm lớn nhất cả nước”.

Để thực hiện mục tiêu này, ngoài chú trọng sản xuất tôm theo hướng liên kết chuỗi giá trị thì tỉnh đã khởi động Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với quy mô 418 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 1.000 tỉ đồng. Hiện, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ đã có khoảng 20 doanh nghiệp đăng ký đầu tư trong nhiều lĩnh vực từ giống, thức ăn, thuốc thú y thủy sản để phục vụ phát triển nuôi tôm đến những doanh nghiệp đầu tư cho lĩnh vực chế biến, xuất khẩu.

“Hiện nay, 20 nhà đầu tư trong chuỗi ngành tôm xin vào Khu công nghệ cao này và một số viện trường cũng xin vào đây để đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật về ngành tôm. Để lan tỏa ra và trở thành trung tâm ngành tôm Quốc gia ở Bạc Liêu, 20 doanh nghiệp đã bắt đầu triển khai mô hình trong nhân dân. Hiện nay, trong dân có hơn 100 mô hình, bước đầu những mô hình này khá thành công. Chúng tôi hy vọng thời gian không xa, những mô hình công nghệ cao này sẽ lan tỏa khắp tỉnh Bạc Liêu và cả khu vực bán đảo Cà  Mau”, ông Dương Thành Trung nói”.

Những vấn đề vừa nêu cũng là một phần trên “con đường dài hơi” tỉnh Bạc Liêu trong việc thực hiện để xây dựng thương hiệu tôm. Chuỗi sự kiện quảng bá thương hiệu tôm được địa phương này tổ chức tại tỉnh Quảng Ninh, với chủ đề “Tôm Bạc Liêu – hương vị Việt Nam” đã cụ thể hơn khát vọng trở thành “thủ phủ ngành tôm” và xây dựng thương hiệu tôm riêng cho tỉnh mình.

Xuất khẩu vượt khó để tiến bước

Từ lâu thương hiệu tôm nước ta đã được người tiêu dùng nhiều nước trên thế giới biết đến. Hiện, sản phẩm tôm Việt Nam đã có mặt tại gần 80 quốc gia, vùng lãnh thổ để hàng năm đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của đất nước khoảng 4 tỷ USD. Tuy nhiên, thời gian qua, thị trường xuất khẩu còn một số khó khăn cần tháo gỡ.

Nhìn từ tình hình xuất khẩu tôm của tỉnh đứng đầu cả nước là Cà Mau sẽ phần nào thấy được thực trạng. Tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của Cà Mau năm 2018 là 1,2 tỷ USD và đến hết tháng 11-2019, giá trị xuất khẩu tôm của tỉnh mới đạt khoảng 1 tỷ USD. Mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu tôm của địa phương này trong năm nay khó có thể đạt được.

Xuất khẩu tôm năm nay có những khó khăn nhất định.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên được ông Nguyễn Việt Trung, Trưởng phòng Thương mại – Sở Công thương Cà Mau chỉ rõ là do rào cản kỹ thuật của thị trường các nước ngày càng cao. Cụ thể, hải sản của nước ta bị thẻ vàng của EU và mặt hàng tôm cũng chịu tác động theo, bị kiểm soát chặt hơn. Ngoài ra, thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Cà Mau là Trung Quốc đã thay đổi chính sách nhập khẩu. Trước đây, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu tôm của tỉnh đi theo đường tiểu gạch thì nay phải đáp ứng các tiêu chuẩn “khó tính” theo quy định của Hải quan Trung Quốc mới có thể xuất hàng. Một số doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu nên tình hình xuất khẩu chững lại.

Tuy nhiên, “bức tranh” xuất khẩu tôm của Cà Mau thời gian tới sẽ sáng hơn bởi con đường xuất khẩu chính ngạch đã bắt buộc các doanh nghiệp phải thay đổi chính sách để tồn tại và sẽ tạo ra thị trường xuất khẩu bền vững trong tương lai. Ngoài ra, bên cạnh các thị trường truyền thống như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc thì các doanh nghiệp cũng đã mở rộng thị trường xuất khẩu sang Nga, Anh… và chú ý hơn tới thị trường trong nước.

“Xuất khẩu là hướng cơ bản nâng cao giá trị hàng hóa của người nông dân và doanh nghiệp. Chúng tôi đã đưa sản phẩm tôm ra thị trường rất nhiều nước giúp thu lợi nhuận cao. Bên cạnh đó, cũng không xem nhẹ thị trường trong nước. Hiện nay, sản phẩm tôm của Cà Mau nhận được sự quan tâm rất lớn của người tiêu dùng trong nước, nhất là thị trường TP. HCM và Hà Nội. Xuất khẩu thủy sản nói riêng, mặt hàng tôm nói chung của tỉnh trong thời gian tới có nhiều triển vọng”, ông Nguyễn Việt Trung chia sẻ.

Thời gian qua các tỉnh ven biển trong vùng đã và đang tập trung phát triển theo định hướng kế hoạch hành động phát triển ngành tôm của Thủ tướng Chính phủ. Đến nay, đã thấy những tín hiệu tích cực, tuy nhiên, để đạt như kỳ vọng của Thủ tướng, vẫn còn rất nhiều khó khăn cần khắc phục.

Kế hoạch hành động Quốc gia phát triển ngành tôm đến năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ: Đến năm 2020, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 710.000 ha; Tổng sản lượng tôm nuôi đạt 832.500 tấn; Giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm nước lợ đạt 4,5 tỷ USD. Đến năm 2025, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 750.000 ha; sản lượng tôm nuôi đạt hơn 1,1 triệu tấn; giá trị kim ngạch tôm nước lợ xuất khẩu là 8,4 tỷ USD. Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm tôm đến 2025 sẽ đạt 10 tỷ USD.

Theo TẤN PHONG – TRẦN HIẾU (VOV)

Giá tôm thẻ 20/12/2019

Ngày 20/12- Giá tôm thẻ
****Mua
– Bạc Liêu (mua đường xe)
– Năm Căn
– Phú Tân

*Kiểm kháng sinh
20c lớn 236
20c nhỏ 231
25c lớn 189-200 ( tùy size)
25c nhỏ 183-184
30c lớn 167-170
30c nhỏ 163-164 ( coi màu không cần kiểm cũng 30c 163)
40c 146-147 ( ao đất bắt ngang 143)
50c lớn 134
50c nhỏ 133 ( ao đất kiểm 134, bắt ngang 50c 131
60c 124-126 ( Bắt ngang 60c 121)
70c 121
80c lớn 117
80c nhỏ 114 tới 85c
100c 100, cộng trừ 500/c
Hoặc
Bắt ngang 100c 98, lên xuống 500/c ( bắt ngang không kiểm, không kén màu, ao đất ao bạt đều được ).

**Kén màu xanh tôm tươi , ao bạt
100c 107, lên xuống 200/c.

Nguồn tổng hợp