Bạn tìm thông tin gì?

Blog

Những nơi không biết sợ hạn, mặn

Những nơi không biết sợ hạn, mặn

Tôm càng xanh đối tượng được chọn tăng thu nhập đáng kể cho người dân nuôi ở mô hình lúa tôm ngoài con tôm sú (ảnh Nhật Hồ)
Tôm càng xanh đối tượng được chọn tăng thu nhập đáng kể cho người dân nuôi ở mô hình lúa tôm ngoài con tôm sú (ảnh Nhật Hồ)

Chuyện anh Tráng làm giàu bằng con tôm

(QBĐT) – Với bản tính cần cù, dám nghĩ dám làm, từ một người nông dân quanh năm gắn bó với mấy mảnh ruộng cằn cỗi, anh Hoàng Dũng Tráng (SN 1970), xã Phù Hóa (Quảng Trạch) đã quyết tâm cải tạo vùng đất hoang hóa thành những hồ nuôi tôm thẻ chân trắng có giá trị kinh tế cao.
Anh Tráng sinh ra và lớn lên ở xã Phù Hóa, vùng đất đặc biệt khó khăn của huyện Quảng Trạch. Người dân nơi đây bao đời vẫn chỉ gắn với sản xuất lúa 2 vụ nên cuộc sống còn nhiều khó khăn. Năm 1992, trở về quê sau khi hoàn thành xong nghĩa vụ quân sự, anh lập gia đình và sống nhờ mấy mảnh ruộng. Cuộc sống quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nhưng gia đình vẫn nằm trong diện hộ nghèo của xã, luôn rơi vào cảnh túng thiếu, phải lo ăn từng bữa. Sau nhiều đêm trăn trở, suy nghĩ phải làm gì để thoát nghèo, anh đã quyết định đầu tư vào con tôm.
Anh chia sẻ: “Với lợi thế có con sông Gianh bao bọc, năm 2004, tôi đã chuyển đổi một số diện tích đất ruộng kém hiệu quả của gia đình sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Thành công từ những lứa đầu, tôi và vợ mạnh dạn vay thêm 120 triệu đồng từ ngân hàng để đầu tư xây dựng các hồ nuôi”.
 Mô hình kinh tế tổng hợp mang lại lợi nhuận trên 500 triệu đồng/năm cho gia đình anh Hoàng Dũng Tráng.
Mô hình kinh tế tổng hợp mang lại lợi nhuận trên 500 triệu đồng/năm cho gia đình anh Hoàng Dũng Tráng.
Do thiếu kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi tôm nên anh nhiều lần thả tôm giốngthất bại. Tưởng như phải dừng “giấc mơ” thoát nghèo, vậy nhưng không nản chí, sau một thời gian tự nghiên cứu, mày mò kỹ năng nuôi tôm trên mạng, anh đã tự đúc rút được kinh nghiệm để khắc phục những sai lầm của các vụ trước. Bên cạnh đó, được sự quan tâm của chính quyền địa phương, anh tích cực tham gia các lớp tập huấn và được đi tham quan học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình khác. Sau khi tích lũy được kha khá kinh nghiệm và kỹ thuật nuôi tôm thẻ, anh đã cùng vợ bắt tay để nuôi trồng lại vụ tôm mới. Không phụ công người, vụ đầu tiên sau những lần thất bại trước, vợ chồng anh đã thành công và bắt đầu thu lãi từ con tôm.
Năm 2013, với những kinh nghiệm sau nhiều năm nuôi tôm, anh mạnh dạn hợp đồng thuê lại diện tích đất bỏ hoang của người dân để mở rộng diện tích nuôi. Nhằm kiểm soát được dịch bệnh cho con tôm và giảm ô nhiễm môi trường xung quanh, anh Tráng quyết định chuyển toàn bộ diện tích 2ha từ nuôi hồ đất sang nuôi lót bạt. Anh vui mừng nói: “Mặc dù chi phí nuôi lót bạt cao hơn nhiều so với nuôi hồ đất, nhưng tôi vẫn làm để bảo đảm chất lượng cho con tôm và đặc biệt là không làm ảnh hưởng đến môi trường”.  Chính vì vậy mà hiện nay, dù thời tiết thay đổi nhưng tôm ở các hồ nuôi của gia đình anh vẫn khỏe mạnh, không dịch bệnh và cho năng suất cao. Trung bình mỗi năm, gia đình anh thu hoạch từ các hồ trên 14 tấn tôm, sau khi trừ chi phí cho lãi trên 300 triệu đồng.
Không dừng ở mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng, người nông dân cần cù, chịu khó này còn đầu tư mở rộng thêm mô hình chăn nuôi tổng hợp khác. Anh Hoàng Dũng Tráng cười, chia sẻ: “Để bảo đảm kinh tế cho gia đình và nuôi 2 con học đại học, vợ chồng tôi vừa duy trì mô hình nuôi tôm vừa đầ tư chuồng trại nuôi thêm 3 con lợn nái và 20 con lợn thịt cùng 200 con gà thả vườn, mỗi năm cho thu nhập 100 triệu đồng. Đặc biệt, để giảm chi phí công lao động trong sản xuất nông nghiệp, vợ chồng tôi còn mua một máy gặt đập liên hoàn có trị giá 600 triệu vừa để phục vụ cho 5.000m2 diện tích đất ruộng của gia đình, vừa mở thêm dịch vụ máy gặt cho bà con trong vùng”.
Sau nhiều năm quyết chí làm giàu, đến nay, mô hình kinh tế chăn nuôi tổng hợp và dịch vụ nông nghiệp đã giúp gia đình anh thu lợi nhuận trên 500 triệu đồng/năm. Bên cạnh đó, mô hình kinh tế của anh còn tạo việc làm thường xuyên cho 12 lao động trong vùng. Với vai trò là một Phó Bí thư chi bộ, anh Tráng còn vận động người dân đầu tư các mô hình để phát triển kinh tế và hỗ trợ cho 3 hộ nông dân có hoàn cảnh khó khăn vay vốn để phát triển kinh tế. Với những nỗ lực và kết quả đạt được, cuối năm 2019 vừa qua, anh Hoàng Dũng Tráng vinh dự được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen vì đã có thành tích trong phát triển kinh tế.
Đ.N
Nguồn : https://www.baoquangbinh.vn/

Mỹ ngăn chặn nhập khẩu tôm từ nhiều doanh nghiệp Malaysia do sử dụng kháng sinh

TTH.VN – Tin từ The Star cho biết, trong năm 2019, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (USFDA) đã đưa nhiều nhà xuất khẩu tôm của Malaysia vào “danh sách đỏ”, sau khi mẫu của 18 lô hàng từ 11 nhà xuất khẩu nước này được phát hiện có chứa chất kháng sinh chloramphenicol.

Nhiều lô hàng tôm xuất khẩu của Malaysia được phát hiện chứa chất kháng sinh. Ảnh minh hoạ: Congluan

Trước đó, trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến 2018, USFDA cũng đã đưa 28 nhà xuất khẩu tôm Malaysia vào danh sách đỏ vì mẫu thử ở 56 lô hàng có chứa nitrofurans.

Theo The Star, trong khi các lô hàng tôm xuất khẩu này bị hạn chế do kháng sinh, thì tôm nuôi bán tại địa phương ít được kiểm tra kỹ càng như vậy. Do vây, người dân Malaysia vô tình tiêu thụ tôm bị nhiễm độc có chứa kháng sinh – nitrofurans và chloramphenicol – có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Và một số loại tôm này có thể tìm thấy được bày bán khá phổ biến tại hầu hết các khu chợ ở Malaysia.

Suốt nhiều năm qua, nhiều người dân đã được cảnh báo về hậu quả của việc tiêu hóa các loại chất kháng sinh có trong hải sản, nhưng vấn đề này vẫn tiếp tục tồn tại cho đến bây giờ.

Các chuyên gia tin rằng, dư lượng từ hai loại kháng sinh nói trên là chất có thể gây ung thư. Thậm chí, chloramphenicol còn dẫn đến một tác dụng phụ hiếm gặp nhưng nghiêm trọng khi gây suy tủy xương, dẫn đến việc sản sinh các tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu bị thiếu hụt.

Được biết, trong số 28 nhà xuất khẩu của Malaysia bị USFDA đưa vào danh sách đỏ vì xuất khẩu tôm có chứa nitrofurans, 19 doanh nghiệp có trụ sở tại Penang. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Malaysia Sim Tze Tzin cho rằng nước này bị liệt vào danh sách đỏ là do các nhà sản xuất tôm nhiễm kháng sinh từ các quốc gia khác đã sử dụng Malaysia làm trung tâm trung chuyển. Theo ông, các nhà xuất khẩu Malaysia này có thể đã tham gia vào hoạt động vận chuyển hàng.

“Dựa trên các trường hợp trước đây, chúng tôi tin rằng họ đã nhập khẩu tôm đông lạnh từ các quốc gia khác và tái xuất khẩu chúng sang Mỹ. Do đó, chúng tôi đã thắt chặt kiểm soát”, ông nói.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ The Star)

Nguồn : https://baothuathienhue.vn/

Thời gian chiếu sáng ảnh hưởng đến tăng trưởng của tôm sú chưa thành niên (Juvenile)

Tôm sú
Tôm sú.

Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng đến tốc độ tăng trưởng của tôm sú giai đoạn chưa thành niên.

Ánh sáng là yếu tố môi trường quan trọng nhất ảnh hưởng đến tập tính đào hang và sinh sản của tôm sú. Nhịp điệu sinh học của tôm sẽ bị tác động đáng kể dưới các điều kiện bất lợi của môi trường như ánh sáng tăng liên tục. Aaron và Wisby tìm thấy rằng, tôm sú chưa thành niên (50-105mm) bị thu hút tích cực bởi các ánh sáng mờ của thời kì trăng tròn và trăng non.

Ảnh hưởng của điều kiện tối và sáng liên tục lên các hành vi sinh học của tôm sú vẫn chưa được nghiên cứu chi tiết. Do đó thí nghiệm này sẽ chứng mình tác động của điều kiện chiếu sáng đến sự sinh trưởng của tôm sú chưa thành niên.

Vật liệu và phương pháp thí nghiệm

Tôm sú chưa thành niên được lấy ở trại giống thương phẩm và mang đến phòng thí nghiệm để tiến hành nghiên cứu. Tôm được nuôi thích nghi dưới điều kiện phòng thí nghiệm trong một tuần. Tất cả thí nghiệm được thực hiện trong các bể kính chứa được 20L nước dưới tổng điều kiện tối có cường độ ánh sáng là 0 lux và điều kiện sáng có 384 lux tính cả ngày lẫn đêm (lux là đơn vị dùng để tính công suất ánh sáng, lượng ánh sáng chiếu trên bề mặt cụ thể.). Mỗi bể chứa 10 con tôm với kích cỡ: từ 0.1 – 0.15g và chiều dài: 14.5 – 5.5mm trong môi trường nước có độ măn là 30ppt, pH 8.2 và nhiệt độ 30 ± 2oC. Tôm sẽ được cho ăn thức ăn công nghiệp hai lần một ngày và lượng ăn là 10% trọng lượng cơ thể. Chiều dài và trọng lượng tôm sẽ được ghi nhận mỗi tuần.

Mối quan hệ giữa chiều dài và trọng lượng của tôm dưới điều kiện sáng và tối được tính bằng phương trình hồi quy (phương trình bình phương tối thiểu). Trọng lượng của mỗi con ở giữa các giai đoạn chiều dài sẽ được tính theo phương trình tương đương W=aLb (trong đó: W là trọng lượng của tôm, L là chiều dài, a và b lần lượt là hằng số cộng thêm và nhân thêm). Đường cong chiều dài và trọng lượng được vẽ riêng ở điều kiện sáng và tối. Trọng lượng đạt được bình quân mỗi tuần sẽ được ước tính bằng trọng lượng đầu và trọng lượng cuối.

Kết quả

Trọng lượng tôm sẽ tăng nhanh chóng ở điều kiện tối hơn so với điều kiện sáng dựa vào chỉ số hồi quy (b) ở điều kiện tối là b=3.99, r=0.99 và ở điều kiện sáng là b=1.562, r=0.92.

Dưới điều kiện tối, chiều dài sẽ tăng nhanh chóng trong 6 tuần đầu và chậm lại ở các tuần còn lại. Thêm vào đó, trọng lượng ở điều kiện tối sẽ tăng nhanh trong tuần nuôi  thứ 7 đến tuần nuôi 10, trong khi đó tôm sẽ tăng trọng từ tuần thứ 7 đến tuần thứ 9.

Thảo luận

Các yếu tố môi trường bao gồm điều kiện sáng và tối đã được báo cáo có một vai trò đáng kể trong việc tạo thành sắc tố melanin, hormone, duy trì trạng thái cân bằng của nước, sự hình thành đặc điểm sinh dục thứ cấp, hoạt động tuyến giáp và sự tăng trưởng của động vật. Ở động vật thủy sản cũng cho thấy rằng có nhiều sự thay đổi trong chức năng trao đổi chất do sự khử không đồng bộ của các quá trình sinh lí dưới điều kiện sáng và tối.

Mặc dù điều kiện ánh sáng có vai trò quan trọng trong sự kiểm soát các hoạt động sinh lí của động vật thủy sản trong mối quan hệ với hệ sinh thái lại không có nhiều nghiên cứu sâu hơn, nhưng nó đã được thực hiện trong nghiên cứu ảnh hưởng điều kiện ánh sáng lên sự tăng trưởng của tôm chưa thành niên. Tuy nhiên, tôm nếu được nuôi dưới điều kiện tối liên tục (12 giờ sáng, 12 giờ tối; 16 giờ sáng, 8 giờ tối; 20 giờ sáng, 4 giờ tối) trong 110 ngày cho thấy tỉ lệ tăng trưởng và tỉ lệ sống dưới điều kiện tối cao hơn so với bất kì điều kiện quang hóa khác. Tương tự, khi nghiên cứu nuôi tôm bị bỏ đói dưới các điều kiện quang hóa khác nhau (24 giờ tối, 24 giờ sáng; 12 giờ tối và 12 sáng) cho thấy sự tăng trưởng nhanh chóng ở điều kiện 12:12 tối/sáng. Điều kiện sáng liên tục thì tôm sẽ tăng trưởng chậm hơn. Những nghiên cứu hiện nay đều chứng thực tôm tăng trưởng nhanh trong điều kiện tối.

Điều kiện ánh sáng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của tôm bởi ảnh hưởng lên sự chuyển đổi thức ăn (FCE).  Tốc độ tăng trưởng  cụ thể (SGR) ở tôm được đo qua 35 ngày dưới điều kiện cường độ ánh sáng là 0, 50, 300, 5500 lux trong nghiên cứu của Fang. Kết quả là tôm phát triển nhanh hơn ở điều kiện ánh sáng ít hơn. Ngoài ra, công nhân còn phát hiện SGR của tôm ở điều kiện ánh sáng 0, 1300, 50 và 300 lux. lần lượt là 29.4%, 27.1%, 21.1%, 19.7%  Tôm dưới 5500 lux có lượng thức ăn vào (FI) và FCE thấp hơn dẫn đến giá trị SGR thấp hơn.

Tuy nhiên theo Fang, ở một thí nghiệm khác khi tôm (trọng lượng ướt: 0.945±0.005g) được nuôi trong hồ kiếng dưới các điều kiện ánh sánh (0 giờ sáng – 24 giờ tối; 24 giờ sáng – 0 giờ tối; 10 giờ sáng – 14 giờ tối và 14 giờ sáng – 10 giờ tối) trong 35 ngày cho thấy không có sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng, thức ăn lấy vào, hiệu quả chuyển đổi thức ăn dưới bốn điều kiện trên. Nhưng tần suất lột xác ở tôm dưới 14 giờ sáng – 10 giờ tối và 10 giờ sáng – 14 giờ tối thì nhiều hơn 0 giờ sáng – 24 giờ tối; 24 giờ sáng – 0 giờ tối. Như vậy, không có sự khác biệt ở các nghiệm thức ngoài tần xuất lột xác.

Qua quan sát tăng trưởng tương quan chiều dài thân với trọng lượng cơ thể của tôm trong môi trường tối và môi trường sáng, nghiên cứu thấy rằng tôm sú chưa thành niên được nuôi trong điều kiện tối sẽ tăng trưởng tốt, phát triển nhanh hơn nuôi trong điều kiện ánh sáng mạnh. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ đánh giá tác động riêng lẻ của ánh sáng, để áp dụng trong sản xuất thực tiễn, cần xây dựng mô hình nuôi cân đối hoàn chỉnh giữa các điều kiện môi trường khác nhau.

Triệu
Nguồn : Tép Bạc

Ồ ạt gom tôm thẻ chân trắng xuất sang Trung Quốc, giá tăng mạnh

(Dân Việt) Trước đây, do giá tôm thẻ liên tục ở mức thấp, nông dân không có lãi nên nhiều người bỏ tôm thẻ chuyển sang nuôi tôm sú, dẫn tới sản lượng tôm thẻ giảm mạnh. Trong khi đó, gần đây các doanh nghiệp chế biến đang cần nguồn tôm nguyên liệu để xuất sang Trung Quốc nên dẫn đến cầu vượt cung, giá tôm thẻ từ đó tăng mạnh.

Theo thông tin từ Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), giá tôm nguyên liệu trong tháng 12/2019 có xu hướng tăng đối với cả 2 loại tôm sú và tôm thẻ chân trắng do nguồn cung thấp, nhu cầu cao.

Tại Bạc Liêu, giá tôm sú ướp đá cỡ 20 con/kg trong tháng 12/2019 đã tăng 20.000 đồng/kg lên 230.000 đồng/kg, cỡ 30 con/kg tăng 10.000 đồng/kg lên 180.000 đồng/kg, cỡ 40 con/kg 142.000 đồng/kg.

Do nguồn cung thiếu hụt, doanh nghiệp đẩy mạnh thu mua để xuất khẩu nên giá tôm thẻ chân trắng tại ĐBSCL đang tăng cao. Ảnh: Chúc Ly

Đặc biệt, giá tôm thẻ ướp đá cỡ 60 con/kg đang tăng mạnh, với mức tăng 35.000 đồng/kg lên mức 145.000 đồng/kg, cỡ 70 con/kg tăng 35.000 đồng/kg, lên mức 135.000 đồng/kg, cỡ 100 con/kg tăng 10.000-15.000 đồng/kg, lên 95.000 – 100.000 đồng/kg.

Hiện nay, cầu vượt cung đối với tôm thẻ vì thời gian trước giá thấp, người nuôi tôm chuyển qua nuôi tôm sú nên lượng tôm thẻ ít so với nhu cầu; trong khi đó, các doanh nghiệp đang cần nguồn nguyên liệu để xuất sang Trung Quốc theo đường chính ngạch nên dẫn đến cầu vượt cung, giá tôm thẻ từ đó tăng mạnh.

Theo nhận định của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, trong năm 2019, nhìn chung thị trường tương đối ổn định đối với tôm sú nhưng đối với tôm thẻ chân trắng có sự biến động khá nhiều. Thời điểm giữa năm, giá tôm thẻ nguyên liệu sụt giảm mạnh, loại 100 con/kg chỉ còn khoảng 60.000 – 70.000 đồng/kg, khiến người nuôi tôm lỗ vốn hoặc không có lời.

Đáng chú ý, tình trạng treo ao xuất hiện dẫn đến sản lượng giảm nên giá tôm nguyên liệu những tháng cuối năm tăng mạnh. Hiện nay, tín hiệu phục hồi giá tôm nguyên liệu đã tạo tâm lý cho người nuôi yên tâm, phấn khởi và huy động công sức, vốn liếng để đầu tư nuôi tôm.

Các công ty chế biến thủy sản đang gặp khó khăn trong việc thu mua tôm nguyên liệu do nguồn cung khan hiếm, giá tăng trung bình 15 – 20%. Ảnh minh hoạ

Theo các chuyên gia ngành thuỷ sản, sản lượng tôm năm nay giảm nên giá tôm nguyên liệu những tháng cuối năm tăng mạnh và dự báo có thể tiếp tục tăng trong những ngày cuối năm. Hiện nhiều công ty chế biến thủy sản đang gặp khó khăn trong việc thu mua tôm nguyên liệu do nguồn cung khan hiếm, giá tăng trung bình 15 – 20%.

Cũng do thiếu nguyên liệu chế biến, các nhà máy đẩy mạnh mua vào để thực hiện những hợp đồng đã ký trước đó nên đẩy giá tôm thời gian gần đây leo thang.

Cuối tháng 12/2019, tại ĐBSCL giá tôm thẻ chân trắng cỡ 40 con/kg mua tại ao là 146.000 đồng/kg. Tôm cỡ 30 con/kg trên 175.000 đồng/kg, tăng hơn 40.000 đồng/kg so với cách đây vài tháng. Với giá tôm cao như hiện nay, nếu quản lí ao nuôi tốt thì sau khi trừ chi phí, người nuôi có thể thu lãi khoảng 70.000 đồng/kg, tức đầu tư một thu lời một.

Tuy nhiên, 3 năm qua người nuôi tôm thẻ đã trải qua nhiều phen lao đao vì tôm liên tục rớt giá. Có thời điểm, thị trường tôm thẻ ở ĐBSCL chỉ còn từ 80.000 – 95.000 đồng/kg. Với mức giá này, người nuôi tôm sẽ không có lãi, nhất là đối với những hộ nuôi tôm đất vì chi phí cao, tỉ lệ hao hụt lớn hơn so với nuôi tôm trải bạt. Chính vì thế, các chuyên gia nông nghiệp cũng khuyến cáo bà con nông dân nên cân nhắc chuyện tăng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng để tránh nguy cơ tăng nguồn cung đột biến, nhất là khi thị trường xuất khẩu tôm hiện nay vẫn phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc.

Cũng theo báo cáo mới nhất của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 12/2019 ước đạt 806 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2019 ước đạt 9,63 tỉ USD, tăng 2,7% so với năm 2018.

Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam trong 11 tháng qua, chiếm 57,8% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản.

Trong 11 tháng đầu năm 2019, các thị trường có giá trị xuất khẩu thủy sản tăng mạnh là Trung Quốc, tăng 19,7% và Đài Loan tăng 9,7%; Hoa Kỳ đạt kim ngạch 1,35 tỉ USD, giảm 8,8%; Nhật Bản: 1,35 tỉ USD, tăng 6,8%; EU (28 nước) với 1,19 tỉ USD, giảm 11,8% so với cùng kỳ 2018.

Về chủng loại xuất khẩu: Cá tra đạt kim ngạch 1,8 tỉ USD giảm 11%; tôm đạt 3,08 tỉ USDgiảm 5,7%%; cá ngừ đạt 668,946 triệu USD tăng 12%; các loại cá khác đạt 1.519,252 triệu USD tăng 15,9%; Cua, ghẹ và giáp xác khác đạt 138,037 triệu USD tăng 16,5%; mực và bạch tuộc đạt 531,153 triệu USD giảm 12,5% so với cùng kỳ năm 2018.

Nguồn : Báo Dân Việt

 

Sản xuất polychaetes cho ngành công nghiệp tôm của Ecuador

Sản xuất polychaetes cho ngành công nghiệp tôm của Ecuador

Polychaetes sống là một thức ăn quan trọng cho tôm bố mẹ penaeid trong quá trình trưởng thành gây ra của chúng trong trại giống tôm thương mại.

Việc sử dụng polychaetes sống cho giai đoạn trưởng thành của tôm bố mẹ tôm penaeid giúp cải thiện chất lượng và số lượng tôm nauplii (ấu trùng tôm; giai đoạn) được sản xuất. Các chi Australonuphis sp. và Perinereis sp. đã được sử dụng làm thức ăn trưởng thành cho tôm bố mẹ ở Mỹ và châu Á, và nhiều nghiên cứu đã báo cáo cụ thể lợi ích của việc sử dụng sau này trong quá trình trưởng thành của tôm, đặc biệt đối với tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương ( Litopenaeus vannamei ) ở các nước nuôi tôm châu Á.

Các phòng thí nghiệm trưởng thành tôm ở nhiều nơi trên thế giới sử dụng polychaetes thu được trong môi trường tự nhiên, nhưng – do lo ngại về an toàn sinh học – thực tế này tiềm ẩn nhiều rủi ro sinh học cho ngành. Một nguồn thức ăn trưởng thành chất lượng có hiệu quả trong việc cải thiện sinh sản của tôm và cũng không có rủi ro sinh học là cần thiết.

Thiết lập nghiên cứu

Chăn nuôi

Nghiên cứu về các thông số sinh học và nuôi cấy sinh sản dẫn đến khả năng duy trì điều kiện sản xuất tối ưu cho các loài nuôi, vì vậy chúng tôi đã thiết kế một hệ thống tuần hoàn nước (RAS) đảm bảo chất lượng nước cần thiết thông qua việc sử dụng lọc cơ học và sinh học. Hệ thống này bao gồm bốn bể chứa các loài polychaetes khác nhau để điều tra được thả, nuôi cấy và nghiên cứu. Nước biển được điều chỉnh theo độ mặn và nhiệt độ không đổi, và một bản ghi hàng ngày về một số thông số – pH, độ kiềm, amoni, nitrit và nitrat – các thông số đã được duy trì.

Sự dễ dàng xử lý của động vật là một khía cạnh quan trọng trong việc nuôi cấy số lượng lớn các polychaetes, và chúng tôi đã đánh giá liệu các động vật có thể thoát khỏi bể của chúng hay không, nếu chúng chui vào trầm tích đáy và liệu chúng có thể chịu đựng được việc xử lý mà không bị thiệt hại vật lý khi chúng được chế tác trong các hoạt động làm sạch chất nền và trong quá trình thu hoạch.

Trồng trọt sẽ chỉ thành công nếu động vật chấp nhận thức ăn được cung cấp cho nuôi cấy chúng. Chúng tôi đã đánh giá việc chấp nhận hai loại thức ăn – chế độ ăn tươi và khô – bằng các loại polychaetes khác nhau và việc chấp nhận thức ăn khô sẽ tạo điều kiện duy trì các điều kiện không có mầm bệnh (SPF) cụ thể của cơ sở sản xuất polychaete.

Sinh sản

Chúng tôi đã thực hiện các quan sát để phát hiện sự hiện diện của động vật sinh sản trong hệ thống nuôi, sử dụng cả kính hiển vi âm thanh nổi (thị kính 10 x và 20x; mục tiêu 2x và 4x) và kính hiển vi quang học (thị kính 10 x và 20x; ).

Khi đã xác định được động vật của tôm bố mẹ cho từng chi polychaete, chúng tôi đã đánh giá trạng thái trưởng thành của chúng bằng cách quan sát trứng và tinh trùng của các mẫu vật này thông qua lớp vỏ ngoài (bao phủ cơ thể bên ngoài). Sau đó, các mẫu trứng và tinh trùng được lấy để đánh giá tình trạng trưởng thành của chúng.

Hình dạng hình cầu và kích thước trứng nhất định báo hiệu điều kiện tối ưu để được thụ tinh. Trong trường hợp tinh trùng, chỉ báo trạng thái tối ưu được đưa ra bởi sự di chuyển của tinh trùng. Khi đã xác định được các cá thể trưởng thành ở trạng thái tối ưu để thụ tinh, các giao thức thụ tinh cụ thể cho từng chi đa bội mà chúng tôi đã nghiên cứu đã được thực hiện, với mục tiêu cuối cùng là chuẩn hóa các giao thức thụ tinh và để đảm bảo rằng ấu trùng polychaete có được thông qua các quy trình đáng tin cậy có thể đạt được nhân rộng.

Kết quả và thảo luận

Việc duy trì mẫu vật của Australonuphis sp. dẫn đến các vấn đề với sự sống sót của các cá thể trưởng thành trong thời gian dài trong hệ thống RAS, mặc dù các cá nhân trẻ hơn dường như có sức đề kháng và thích nghi cao hơn. Mặc dù tỷ lệ tử vong cao trong hệ thống nuôi cấy, các cá thể được chứa trong các bể nuôi cấy và chôn trong các trầm tích dưới đáy, và không có lối thoát nào được quan sát.

Mặt khác, Lumbrineris sp. và Perinereis sp. các cá nhân đã thích nghi tốt hơn với môi trường nuôi cấy, dễ dàng chôn vùi trong trầm tích, không thoát ra khỏi bể và sống sót trong vài tuần.

Dễ xử lý động vật nuôi là vấn đề cơ bản khi quyết định sản xuất loài này hay loài khác. Australonuphis sp. đã trình bày nhiều vấn đề trong vấn đề này bởi vì sự thao túng của nhân viên đã gây ra căng thẳng và sự chia tay tự phát của động vật. Trong trường hợp của Lumbrineris sp.

Và của Perinereis sp., việc xử lý là có thể bởi vì các động vật có sức đề kháng cao hơn. Điều này chỉ ra rằng việc thu hoạch các cá thể có kích thước thương mại từ hai chi polychaetes này có thể được thực hiện mà không gặp vấn đề gì, có khả năng làm cho việc trồng trọt của chúng trở nên hấp dẫn.

Chúng tôi đã quan sát thấy rằng chi Australonuphis sp. và Lumbrineris sp. không bị thu hút bởi thức ăn tươi hoặc khô. Tuy nhiên, Perinereis sp. các cá thể bị bắt trên đảo Jambelí đã cho thấy sự hấp dẫn ngay từ ngày đầu tiên trong hệ thống nuôi cho cả hai loại thức ăn và điều này đã cho phép chúng tôi duy trì những động vật này trong một thời gian dài trong điều kiện khỏe mạnh.

Một số Australonuphis sp. các cá thể, khi mới bắt được, đã thể hiện các đặc tính điển hình của mẫu vật trưởng thành. Một số con cái đã được quan sát với trứng, có thể được xác định bằng màu xanh lục ở nửa phía sau cơ thể của chúng, hoặc màu trắng hồng trong trường hợp con đực. Cả trứng và tinh trùng đã được quan sát cho sự minh bạch thông qua các loài động vật.

Chúng tôi đã tìm thấy trứng phát triển (đường kính 30 đến 100 μm) ở Australonuphis sp. con cái và trứng trưởng thành hơn (đường kính 220 đến 240) m) ở những cá thể khác. Tinh trùng phát triển và di động cũng đã được quan sát thấy trong các mẫu vật của Australonuphis sp. (Hình 1).

Hình 1: Tinh trùng di động của Australonuphis sp. – ghi chú đuôi (phải). Australonuphis sp. trứng (đường kính 30 đến 100 μm) – lưu ý các chuỗi tế bào ươm (NC), giúp phát triển trứng trong giai đoạn đầu (trái).

Trong trường hợp của Lumbrineris sp., Không có cá thể trưởng thành nào được tìm thấy tại các điểm thu thập. Tuy nhiên, sau một vài tuần trong hệ thống nuôi, một con cái đã phát triển một số lượng lớn trứng (Hình 2). Không có nỗ lực thụ tinh có thể được thực hiện, vì chưa có con đực trưởng thành nào được quan sát thấy trong các bể hệ thống RAS.

Hình 2: Khung nhìn của một mảnh Lumbrineris sp. nữ phát hành trứng phát triển.

Một số mẫu của Perinereis sp. đã phát triển trứng và tinh trùng trong điều kiện nuôi cấy. Những cá thể này đã khởi xướng sự biến đổi hình thái đặc trưng cho nhiều loại đa bào này, xuất hiện trước khi sinh sản, với một số cá thể biến đổi và phát triển mắt mở rộng, hình thái phẳng hơn và rút ngắn chiều dài cơ thể. Con cái trưởng thành có màu xanh lục (do có trứng bên trong) và con đực có màu trắng hồng do tinh trùng chứa trong xương sống (khoang cơ thể).

Các Perinereis sp. mẫu vật vị thành niên thu được trong các lần thụ tinh đầu tiên này có chiều dài 2 mm sau 23 ngày, 12 bộ cấu trúc và cấu trúc như mắt, hàm, râu và cấu trúc hậu môn (Hình 3). Sau năm tháng, các cá thể đã đạt được chiều dài từ 8 đến 15 cm (Hình 4).

Hình 3: Australonuphis sp. Sáu ngày tuổi, ấu trùng dài 755 mm (trái). Perinereis sp. Hai mươi ba ngày tuổi, dài 2 mm. (đúng).

Sau lần thụ tinh đầu tiên, nhiều mẫu vật đã được lấy bằng quy trình tương tự. Từ cột mốc này, các cá nhân được dự kiến ​​sẽ đến tuổi trưởng thành và bắt đầu trưởng thành và sinh sản. Mục tiêu là để đạt được một khối lượng lớn các cá nhân chăn nuôi có thể hỗ trợ một hoạt động văn hóa thương mại.

Hình 4: Perinereis sp. mẫu vật trong quá trình phát triển lúc năm tháng tuổi và chiều dài 8 đến 15 cm.

Quan điểm

Các Australonuphis sp. và Lumbrineris sp. chúng tôi nghiên cứu có thể là ứng cử viên văn hóa tốt dựa trên những gì chúng ta biết bây giờ về sinh sản và chăn nuôi của họ. Tuy nhiên, sự mong manh của Australonuphis sp. và thiếu dữ liệu về thụ tinh và phát triển ấu trùng của dân số bản địa của Lumbrineris sp. đề nghị văn hóa của Perinereis sp. như một sự thay thế tốt hơn vì các đặc tính xử lý của nó, chấp nhận thực phẩm và sinh sản.

Mục tiêu tiếp theo là bắt đầu sản xuất Perinereis sp., Và chúng tôi đã thiết kế một nhà máy thí điểm nơi các thế hệ cá nhân đầu tiên sẽ được nuôi dưỡng. Sau khi đạt được khối lượng lớn của động vật bố mẹ, chúng tôi sẽ bắt đầu sản xuất quy mô công nghiệp trong điều kiện SPF.

Nguồn https://sinhhoctomvang.vn/

Sẽ thử nghiệm hệ thống tuần hoàn (RAS) trên tôm và cá tra nuôi trong ao sau thành công trên cá điêu hồng

dự án MARES
Thiết kế MVP của dự án MARES

Thử nghiệm đầu tiên của công nghệ xử lý nước tuần hoàn (RAS) theo qui mô thương mại ở Việt Nam đã mang lại những kết quả khả quan cho người nuôi cá điêu hồng, dự án được thực hiện bởi công ty Fresh Studio và Alpha Aqua.

Bước đầu, hệ thống được thử nghiệm trên cá điêu hồng do “khả năng chống chịu tốt và được tìm thấy trong nhiều nguồn tài liệu tham khảo” – Đại diện Fresh studio cho biết. Theo đó, bước tiếp theo để phát triển hệ thống là hướng tới cải thiện thiết kế và tiếp tục thử nghiệm trên ao nuôi tôm thẻ chân trắng và cá tra – hai loài thủy sản chủ lực của Việt Nam.

Hệ thống được thiết kế như một “hộp” xử lý nước đặt trong ao, hoạt động như “cái phổi thứ 3” nhằm làm tăng năng suất và sự ổn định trong ao nuôi. Thí nghiệm được thiết kế bao gồm 3 ao nuôi truyền thống (ao đối chứng) với mật độ thả 3 con/m2 và 3 ao có hệ thống xử lý nước (ao thử nghiệm) với mật độ thả 15 con/m2 (tham chiếu theo công suất thiết kế của hệ thống)

“Việc áp dụng công nghệ xử lý nước giúp năng suất ở ao thử nghiệm đạt trung bình 16.92 tấn/ha/vụ, tăng gấp 3.8 lần so với ao đối chứng với năng suất chỉ 4.5 tấn/ha/vụ” – theo báo cáo của Fresh Studio và Alpha Aqua cho nhà tài trợ – Bộ nông nghiệp, thiên nhiên và chất lượng thực phẩm Hà Lan.

Tỉ lệ sống trung bình của cá điêu hồng ở ao thử nghiệm đạt 82.4%, trong khi tỉ lệ sống ở ao đối chứng chỉ 79.3%. Ngoài ra, trung bình tỉ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) là 1.36 khi áp dụng hệ thống xử lý nước, thấp hơn ao đối chứng 8.2%. Về giá trị kinh tế, hệ thống góp phần tăng lợi nhuận khoảng 4,370 VND/kg cá.

Tuy nhiên, những lợi ích này sẽ không có ý nghĩa nếu chi phí cho hệ thống không phải chăng đối với người nuôi cá Việt Nam. Đây cũng là tiêu chí hàng đầu được xem xét trong quá trình phát triển hệ thống.

Dựa trên hiệu suất của hệ thống mẫu, Fresh Studio và Alpha Aqua đã bắt đầu thực hiện một số cải tiến cho hệ thống và ước tính người nuôi sẽ phải chi trả khoảng 80 triệu đồng trên 1 ao 500 m2. Tuy nhiên, chi phí này có thể được hoàn vốn trong vòng 4 năm. Theo ước tính, sau 10 năm người nuôi có thể có được doanh thu gấp 50 lần.

Hơn nữa, những cải tiến cho thiết kế của hệ thống có thể giảm thời gian hoàn vốn từ 4 năm chỉ còn 2 năm. Với chất liệu bằng nhựa tái chế, nhà chế tạo ước tính độ bền của hệ thống có thể lên đến 30 năm.

“Chúng tôi rất phấn khởi với kết quả thử nghiệm ban đầu, nhất là về khả năng chi trả cho hệ thống” – theo đại diện của Fresh Studio. “Nếu chúng ta chỉ xem xét FCR, việc sử dụng thức ăn ít hơn 8% giúp tiết kiệm đáng kể chi phí sản xuất, khi thức ăn chiếm khoảng 50-70% chi phí của người nuôi. Do đó, đây được xem là một trong những cải thiện trong sản xuất của hệ thống xử lý nước này”.

Bước tiếp theo của dự án là gì?

Sau thành công từ việc thử nghiệm “sản phẩm khả thi tối thiểu” này – MVP (Minimum viable product)”, “Sản phẩm có thể bán được tối thiểu – MMP (Minimum marketable product) sẽ được phát triển và thí điểm ở qui mô thương mại với hai nhóm nông dân ở đồng bằng Sông Cửu Long.

Một nhóm sẽ tập trung vào việc áp dụng MMP cho hộ nuôi tôm thâm canh quy mô nhỏ. Trong khi đó, nhóm còn lại sẽ tập trung áp dụng hệ thống cho trại ương cá tra “nhằm sản xuất cá giống chất lượng cao trong hệ thống khép kín được phát triển bởi Alpha Aqua và Fresh Studio”.

Mô hình thí điểm này được triển khai với mục tiêu áp dụng rộng rãi hơn các sản phẩm công nghệ vào hệ thống sản xuất cá tra giống và tôm.

Vào ngày 7, 8, 9 tháng 1 năm 2020, Fresh Studio và Alpha Aqua sẽ tổ chức các buổi giới thiêu và tham quan hệ thống xử lý nước tại Trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm thủy sản De Heus (Huyện Mang Thít, Tỉnh Vĩnh Long) nhằm giới thiệu sản phẩm công nghệ đến với người nuôi, qua đó đánh giá sự quan tậm, thu thập ý kiến phản hồi từ chính người dân. Chúng tôi hy vọng sẽ tìm được những hộ có thể sẵn sàng cùng chúng tôi để phát triển sản phẩm này. Đại diện Công ty Fresh Studio chia sẽ.

Mục tiêu là đưa những hộ nuôi này vào một chương trình mà qua đó MARES sẽ bán hoặc cho thuê công nghệ cũng như cung cấp các khóa tập huấn và dịch vụ hỗ trợ cho người nuôi cá/tôm.

Sau khi chương trình giới thiệu và tham quan kết thúc, hệ thống sẽ được cải tiến và tiến hành thí điểm thương mại tại ao nuôi của người dân. Những hộ nuôi có hứng thú sẽ sử dụng sản phẩm MMP trong vòng 1 hoặc 2 năm để quan sát hiệu suất và thu thập số liệu kinh tế. “Chúng tôi hi vọng những hộ nuôi này có thể trở thành đại sứ của chúng tôi, và chúng tôi có thể dùng trại nuôi của họ cho các buổi trình diễn tiếp theo trong tương lai”.

Dự án đang hướng đến một mốc thời gian lâu dài nhất định, cho thấy mong muốn trở thành đối tác với ngành thủy sản ở Việt Nam của Alpha Aqua, không chỉ đơn giản là “để lại một vài công nghệ và bỏ đi”, Giám đốc điều hành công ty Alpha Aqua, chuyên gia thú y và sinh học nông nghiệp – Ramon Perez – cho biết.

Làm việc với trại ương cá tra giống đã bắt đầu, cả hai cho biết.

“Việc chuyển đổi từ cá điêu hồng sang cá tra thì khá dễ dàng”, đại diện Fresh Studio cho biết. “Chúng tôi sẽ nghiên cứu trên ương cá tra giống bởi vì đây được xem là khâu quan trọng cần được cải thiện ở Việt Nam. Dự án sẽ làm việc với trường Đại học Cần Thơ và sinh viên của trường vào những ngày đầu tiên triển khai kế hoạch”.

Theo Undercurrent news và Fresh Studio

Fresh Studio