Bạn tìm thông tin gì?

Blog

Ngành tôm và những kỳ vọng mới

(Thủy sản Việt Nam) – Ngành tôm trải qua một năm 2019 nhiều thăng trầm, với những khó khăn nội tại và thách thức. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu không đạt như kỳ vọng, nhưng đây vẫn là mặt hàng được nhận định có nhiều điểm sáng trong năm 2020.

Bài toán khó từ con giống

Là quốc gia có ngành tôm phát triển trên thế giới, nhưng Việt Nam hiện vẫn chưa hoàn toàn làm chủ công nghệ chọn tạo, gia hóa, chưa thể chủ động cung ứng giống. Mỗi năm, vẫn phải nhập khẩu khoảng 90% tôm chân trắng bố mẹ, còn tôm sú bố mẹ một phần vẫn phải thu gom từ tự nhiên. Đại diện Tổng cục Thủy sản cho biết, cả nước có 2.457 cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ, trong đó 1.855 cơ sở sản xuất giống tôm sú và 602 cơ sở sản xuất giống TTCT; số lượng giống sản xuất 100,3 tỷ con (tôm sú 23,5 tỷ con; TTCT 76,8 tỷ con). Tính đến 31/11/2019, Việt Nam đã nhập 180.170 con tôm bố mẹ, tương đương với cùng kỳ năm 2018; tôm bố mẹ được nhập khẩu chủ yếu từ Mỹ và Thái Lan. Ngoài ra, Việt Nam mới chỉ có giống tôm sạch bệnh phục vụ nuôi công nghiệp, chưa có con giống kháng bệnh phục vụ cho nuôi quảng canh. Một phần tôm giống từ các tỉnh Nam Trung bộ không có nguồn gốc rõ ràng, chưa qua kiểm dịch. Khu vực nuôi tôm quảng canh rộng lớn đang cần có những đột phá về con giống (cần con giống có khả năng kháng bệnh, tăng trưởng nhanh) và về giải pháp kỹ thuật, khoa học công nghệ.

Cùng với đó, hiện cả nước có rất nhiều doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thức ăn, thuốc dùng trong nuôi tôm; nhưng chất lượng chưa đồng đều và thực tế sản xuất cho thấy, người nuôi chưa được tiếp cận nhiều các sản phẩm có chất lượng cao, sản phẩm trôi nổi thì lại được đưa tới các trang trại ao tôm thường xuyên. Ông Tạ Minh Phú, Chủ tịch Hội Thủy sản Bạc Liêu, chia sẻ nhiều doanh nghiệp nhỏ, chưa có thương hiệu, nhưng lại có hệ thống nhân viên thị trường tiếp cận, giới thiệu tới các hộ nuôi những sản phẩm có giá thành rẻ hơn rất nhiều, nhưng chất lượng thì chưa được kiểm chứng. Theo đó, nhiều hộ nuôi ham rẻ sử dụng cho ao nuôi của mình, kết quả là “tiền mất tật mang”.

 

Hóa giải những bất cập

Dịch bệnh vẫn là nỗi lo thường trực trong sản xuất của các hộ nuôi tôm, đây là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả nuôi trồng. Theo ghi nhận, dịch bệnh đang có nguy cơ bùng phát khi điều kiện thời tiết không phù hợp, đặc biệt là bệnh EMS và vi bào tử trùng (EHP). Cuối năm 2019, công tác quan trắc môi trường phục vụ NTTS và phòng trừ dịch bệnh trên tôm nuôi tiến hành giám sát 16 ao nuôi TTCT và tôm sú nuôi thâm canh thuộc huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) và huyện Cái Nước (Cà Mau) đã phát hiện thấy tôm nuôi có nhiễm bệnh vi bào tử trùng (EHP) với tỷ lệ tương ứng là 7,9% và 20,3%; tỷ nhiễm bệnh EHP khá cao vì xuất hiện trên 11% số mẫu phân tích.

Một thực tế khác đó là, nuôi tôm của Việt Nam vẫn còn mang tính manh mún và nhỏ lẻ, chưa tạo thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung; người nuôi chưa chú trọng trong công tác ghi chép sổ nhật ký; quản lý hệ thống ao nuôi chưa tốt, một số hộ còn lén lút xả chất thải ra môi trường gây ô nhiễm. Bên cạnh đó, tình trạng lạm dụng thuốc, hóa chất, bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu vẫn xảy ra ở các cơ sở thu mua và chế biến nhỏ lẻ đang làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của sản phẩm tôm Việt Nam. Mặc dù, thời gian qua đã hình thành nhiều chuỗi liên kết trong sản xuất cũng như nhiều doanh nghiệp đầu tư quy hoạch nuôi nhưng số lượng này chiếm tỷ lệ nhỏ. Yếu tố này đã khiến cho chất lượng sản phẩm không đồng đều, khó đạt được các tiêu chuẩn quốc tế…; từ đó, giảm sức cạnh tranh của sản phẩm tại các thị trường nhập khẩu. Như chia sẻ của ông Nguyễn Hữu Trường, Chi cục Thủy sản Quảng Nam, do chi phối bởi tập quán sản xuất nhỏ lẻ, manh mún nên người dân không mặn mà đầu tư nuôi tôm theo hướng VietGAP vì có nhiều ràng buộc phải thực hiện. Mặc dù, tỉnh đã có cơ chế hỗ trợ kinh phí với mức hơn 600 triệu đồng cho 1 dự án nuôi tôm VietGAP nhưng vẫn chưa thu hút được đầu tư.

Chia sẻ tại Diễn đàn kinh tế tư nhân, ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, ngành tôm Việt Nam có nhiều lợi thế nhưng đang gặp thách thức lớn về biến đổi khí hậu, muốn tăng diện tích nuôi tôm đòi hỏi đầu tư về khoa học kỹ thuật, trang thiết bị để đáp ứng yêu cầu. Ngoài ra, sản xuất nhỏ lẻ còn chiếm 70 – 80% diện tích ngành sản xuất tôm, thực trạng này dẫn đến khó khăn trong hội nhập và đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc. Với bối cảnh sản xuất nhỏ lẻ, liên kết kém, khó khăn về nguồn tôm bố mẹ và cơ sở hạ tầng nên giá thành sản xuất cao, sức cạnh tranh hạn chế.

Không chỉ vướng ở những yếu tố nội tại, ngành tôm Việt cũng đang phải chịu sự canh tranh gay gắt cũng như hàng rào kỹ thuật từ các thị trường nhập khẩu trên thế giới, năm 2019 thể hiện rõ nét nhất. Từ tháng 3 – 8/2019 giá tôm giảm mạnh đã làm ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu toàn ngành; nguyên nhân do các nước như Ấn Độ, Ecuador trúng mùa tôm, giá thành sản xuất thấp, nguồn cung dồi dào. Cũng do giá thành sản xuất tôm ở ĐBSCL cao nên không ít doanh nghiệp nhập tôm nguyên liệu từ Ấn Độ về với giá rẻ hơn, làm cho tôm trong nước bị cạnh tranh và dư nguồn cung.

Ngành tôm đang phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các thị trường nhập khẩu trên thế giới – Ảnh: ST

 

Triển vọng sáng

Năm 2020, ngành tôm được kỳ vọng có nhiều tăng trưởng thông qua những dấu hiệu tích cực từ sản xuất và thị trường. Tại Mỹ, cuối năm 2019, Bộ Thương mại nước này đã công bố kết quả cuối cùng của đợt rà soát hành chính lần thứ 13 (POR13) đối với biện pháp chống bán phá giá với tôm Việt. Theo đó, 31 doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam sẽ được hưởng mức thuế chống bán phá giá là 0%, trong danh sách có nhiều doanh nghiệp lớn như Minh Phú, Sao Ta, C.P. Việt Nam, Camimex… Bên cạnh đó, việc các hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia đi vào thực thi mà điển hình là CPTPP, EVFTA, sẽ tạo thêm rất nhiều cơ hội cho ngành thủy sản nói chung trong đó có mặt hàng chiến lược là con tôm có thêm sung lực mới. Tác động của hiệp định tự do thương mại tự do cũng sẽ tạo nền tảng để các doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh.

Theo xu hướng chung của thế giới, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản vẫn có rất nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển; trong đó có con tôm. Chính vì vậy, thời quan qua, đã có rất nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn tiên phong nghiên cứu áp dụng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao, tạo sản lượng lớn, chất lượng ổn định. Điển hình như mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kín, nuôi mô hình CPF-Combine, công nghệ 2-3-4, ương tôm mật độ cao Raceway, nuôi tôm siêu thâm canh trong ao tròn nổi theo công nghệ biofloc, công nghệ BioSipec… Đây là hướng đi bền vững và là xu thế phát triển tại Việt Nam, mở ra triển vọng bền vững cho ngành tôm.

Bên cạnh đó, việc sản xuất tôm sạch, theo tiêu chuẩn, liên kết đã được chú trọng để đảm bảo truy xuất được nguồn gốc, minh bạch và gia tăng khả năng cạnh tranh. Theo kế hoạch, năm 2020, ngành thủy sản sẽ tập trung cấp mã số cho các cơ sở nuôi tôm nước lợ. Chỉ tiêu kế hoạch đến năm 2025: tổng diện tích nuôi tôm 750.000 ha (tôm sú 600.000 ha, TTCT 150.000 ha), tổng sản lượng 1.100.000 tấn (tôm sú 400.000 tấn, TTCT 700.000 tấn), xuất khẩu tôm nuôi nước lợ trên 8,4 tỷ USD. Trọng tâm trong sản xuất là chủ động gia hóa, chọn tạo và sản xuất trên 90% số tôm sú bố mẹ; trên 70% số TTCT bố mẹ.

>> Để khắc phục những khó khăn từ nội tại cũng như tận dụng những cơ hội phía trước, nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh của con tôm thì cần nhanh chóng giảm chi phí giá thành nuôi nhằm tăng khả năng cạnh tranh với các nước; sắp xếp lại vùng nuôi tôm để hình thành các trang trại hay HTX có quy mô lớn theo chuẩn nuôi của quốc tế có chứng nhận. Đồng thời, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng nuôi, đảm bảo hệ thống thủy lợi tránh nguy cơ dịch bệnh lây lan và lâu dài cần tiến tới xây dựng cho được thương hiệu tôm Việt. 
Vân Anh
Nguồn : http://thuysanvietnam.com.vn/

Bỏ 1 thu lãi 1, lại lo nông dân đổ xô nuôi tôm thẻ chân trắng

(Dân Việt) 3 năm qua, do giá tôm thẻ chân trắng liên tục ở mức thấp, nông dân không có lãi nên nhiều người bỏ tôm thẻ chuyển sang nuôi tôm sú, dẫn tới sản lượng tôm thẻ giảm mạnh. Nhưng gần đây, các doanh nghiệp chế biến đang cần nguồn tôm nguyên liệu để xuất sang Trung Quốc nên dẫn đến cầu vượt cung, đẩy giá loại tôm này tăng mạnh.

Với mức tăng từ 15.000 –45.000 đồng/kg như hiện nay, người nuôi tôm đang thu lãi đậm, chính vì thế không ít ý kiến lo lắng bà con lại đổ xô nuôi tôm thẻ chân trắng như trước đây.

Giá tôm tăng nhanh, nuôi 1 lãi 1

Theo thông tin từ Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT), giá tôm nguyên liệu trong tháng 12/2019 có xu hướng tăng đối với cả 2 loại tôm sú và tôm thẻ chân trắng do nguồn cung thấp, nhu cầu cao.

Do nguồn cung thiếu hụt, doanh nghiệp đẩy mạnh thu mua để xuất khẩu nên giá tôm thẻ chân trắng tại ĐBSCL đang tăng cao (ảnh chụp tại Cà Mau). Ảnh: Lê Huy Hải

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, xuất khẩu tôm của Việt Nam năm 2019 đạt 3,38 tỷ USD, giảm gần 5% so với năm 2018.

Trong đó, tôm chân trắng giảm 3,2%, đạt 2,36 tỷ USD, chiếm 70%; tôm sú cũng giảm mạnh 15%, đạt 693 triệu USD, chiếm 20,5%. Các sản phẩm tôm biển và tôm khác chiếm gần 10%.

Kim ngạch xuất khẩu tôm giảm chủ yếu do kết quả xuất khẩu nửa đầu năm kém, nửa cuối năm mới dần phục hồi. Đáng chú ý, xuất khẩu sang các thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN đều giảm.

Tại Bạc Liêu, giá tôm sú ướp đá cỡ 20 con/kg trong tháng 12/2019 đã tăng 20.000 đồng/kg, lên 230.000 đồng/kg; cỡ 30 con/kg tăng 10.000 đồng/kg, lên 180.000 đồng/kg; cỡ 40 con/kg 142.000 đồng/kg.

Đặc biệt, giá tôm thẻ ướp đá cỡ 60 con/kg đang tăng mạnh, với mức tăng 35.000 đồng/kg, lên mức 145.000 đồng/kg; cỡ 70 con/kg tăng 35.000 đồng/kg, lên mức 135.000 đồng/kg; cỡ 100 con/kg tăng 10.000-15.000 đồng/kg, lên 95.000 – 100.000 đồng/kg.

Tương tự, tại Cà Mau giá tôm thẻ chân trắng cũng đang tăng cao. Theo Sở Công Thương Cà Mau, giá tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg đang ở mức 95.000 đồng/kg, loại 70 con/kg có giá khoảng 110.000 đồng/kg và loại 50 con/kg có giá khoảng 125.000 đồng/kg. Mức giá này đã tăng khoảng 30% so với thời điểm 3 tháng trước.

Ông Nguyễn Minh Luân – hộ dân nuôi tôm thâm canh ở xã Nguyễn Việt Khái (huyện Phú Tân, Cà Mau) cho biết, giá tôm tăng cao, sau khi trừ chi phí hầu như hộ nào cũng có lãi. Nếu quản lý tốt và trúng mùa, thậm chí có hộ lãi tới 50%, tức đầu tư 1 thu lãi 1.

Hiện nay, tỉnh Cà Mau có diện tích nuôi tôm 230.000ha, trong đó có hơn 10.000ha nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh cho năng suất cao.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Sen – một nông dân ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, vui vẻ cho biết, đã khá lâu rồi người nuôi tôm mới hưởng trọn niềm vui trúng mùa, được giá như bây giờ. Sau hơn 3 tháng thả nuôi 350.000 con giống tôm thẻ chân trắng, tôm đạt cỡ 40 con/kg, gia đình ông Sen thu hoạch được 10 tấn, thương lái đến mua hết ngay tại ao với giá trung bình 146.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, gia đình ông lãi khoảng 700 triệu đồng.

Trước đó, thời điểm giữa năm nay trở về 1-2 năm trước, giá tôm thẻ nguyên liệu có lúc sụt giảm thê thảm, loại 100 con/kg chỉ còn khoảng 60.000– 70.000 đồng/kg, gần bằng với giá thành sản xuất nên người nuôi tôm lỗ vốn hoặc không có lời. Nhiều người chán nản chuyển sang nuôi tôm sú, không ít hộ treo ao nên dẫn tới nguồn cung tôm thẻ giảm mạnh so với trước.

Doanh nghiệp khan hàng

Các nhà chế biến, xuất khẩu tôm cho biết, nhu cầu nhập khẩu mặt hàng tôm của các nước đang tăng mạnh để phục vụ nguồn hàng phục vụ dịp cuối năm và dịp tết của một số thị trường quan trọng, trong đó có Trung Quốc.

Theo nhận định của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT), trong năm 2019, nhìn chung thị trường tương đối ổn định đối với tôm sú nhưng đối với tôm thẻ chân trắng có sự biến động khá nhiều. Lúc giữa năm giảm mạnh, có loại chỉ còn 60.000 đồng/kg, nhưng những tháng cuối năm lại tăng mạnh và dự báo có thể tiếp tục tăng trong những ngày cuối năm. Hiện nhiều công ty chế biến thủy sản đang gặp khó khăn trong việc thu mua tôm nguyên liệu, trong khi vẫn phải đẩy mạnh mua vào để thực hiện những hợp đồng đã ký trước đó nên đẩy giá tôm leo thang.

Trước tình hình này, các chuyên gia nông nghiệp cũng khuyến cáo bà con nông dân nên cân nhắc chuyện tăng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng vụ mới để tránh nguy cơ tăng nguồn cung đột biến, rơi vào vòng luẩn quẩn cung vượt cầu, nhất là khi thị trường xuất khẩu tôm hiện nay vẫn phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc.

Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Sóc Trăng – ông Lương Minh Quyết cũng nhận định, tôm được giá, nông dân ai cũng vui mừng, nhưng không vì vậy mà ồ ạt thả giống. Chỉ khi nào đủ điều kiện mới nên thả nuôi nhằm tránh rủi ro, bị dội hàng và rớt giá. Bên cạnh đó, việc có nhiều thương lái cạnh tranh thu mua tôm cũng sẽ tạo sân chơi bình đẳng, có lợi cho người nuôi.

Nguồn : http://danviet.vn/

Khát vọng nâng tầm tôm Việt

Sau nhiều năm khởi nghiệp, làm giàu ở nước bạn, ông Lương Thanh Văn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Việt – Úc, đã quyết định quay về quê nhà Bạc Liêu để đầu tư nâng tầm tôm Việt.
Thu hoạch tôm nuôi trong nhà kính của Tập đoàn Việt - Úc tại Bạc Liêu /// Phan Thanh Cường

Thu hoạch tôm nuôi trong nhà kính của Tập đoàn Việt – Úc tại Bạc Liêu

Phan Thanh Cường

Vươn lên từ tay trắng

Ông Văn là con thứ tư trong một gia đình có 9 anh chị em ở ấp 4, P.Hộ Phòng (TX.Giá Rai, Bạc Liêu). Năm 1982, ông theo người anh sang Úc định cư. Khi mới sang đây, ông Văn có hai năm làm công nhân cho xưởng sửa chữa máy lạnh. Tích lũy được chút vốn, ông mở cửa hàng may nhỏ. Bước ngoặt làm thay đổi cuộc đời là khi ông Văn tình cờ gặp một chủ cơ sở xưởng may người Hy Lạp, chuyên gia công quần áo. Ban đầu ông thuyết phục chủ cơ sở giao lại lô hàng gia công 4.000 chiếc áo để ông bán. Lô hàng đó ông đem bỏ mối cho các hộ gia đình khác, kiếm lời đến 10.000 đô la Úc. Thành công này khích lệ ông tiếp tục hợp tác, tích lũy vốn, sau đó mua lại luôn cơ sở này. “Khi đặt chân lên nước Úc, tôi không có một xu dính túi. Phải mất nhiều tháng trời lang thang tìm việc, sau đó trở thành chủ doanh nghiệp sản xuất, gia công hàng may mặc với đội ngũ hơn 300 công nhân”, ông Văn kể.
Năm 1987, ông quyết định mở tiệm rửa hình nhanh đầu tiên tại Úc rồi thuyết phục các chủ tiệm bán báo, cửa hàng tạp hóa nhỏ tham gia tiệm rửa hình của mình. Từ đó, doanh nghiệp của ông tăng trưởng mạnh trên cả nước và dần trở thành 1 trong 3 doanh nghiệp tráng rửa phim lớn nhất nước Úc, sản xuất 5 triệu cuộn phim mỗi năm. Năm 2000, doanh nghiệp của ông chiếm giữ 50% thị phần, áp dụng công nghệ xử lý hình ảnh tự động, hiện đại bậc nhất từ Đức. Ba năm sau, doanh nghiệp của ông mua lại luôn đối thủ cạnh tranh lớn nhất để rồi 1 năm sau đạt mốc doanh thu 50 triệu đô la Úc, cùng mạng lưới rộng khắp trên 6.000 đại lý bao phủ cả nước Úc.
Khát vọng nâng tầm tôm Việt1

Ông Lương Thanh Văn (bìa trái) cùng nhiều lãnh đạo các bộ, ngành tham quan khu nuôi tôm trong nhà kính ở Bạc Liêu

Vực dậy ngành tôm

Khởi nghiệp, làm giàu ở nước bạn, nhưng lúc nào ông Văn cũng mong muốn góp phần xây dựng quê hương. Cuối năm 1990, nghe tin người dân vùng ĐBSCL ùn ùn bỏ trồng lúa sang nuôi tôm bởi hiệu quả kinh tế của cây lúa quá thấp, ông Văn lập tức đi tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi tôm hiện đại tại một số nước châu Á. Năm 2001, ông quyết định thuê đất ở Bình Thuận, thành lập Công ty Việt – Úc (tiền thân của Tập đoàn Việt – Úc hiện nay) để xây dựng trang trại sản xuất tôm giống chất lượng cao, có quy mô lớn cung ứng cho bà con.
Theo ông Văn, trong chuỗi giá trị của ngành tôm thế giới thì con giống luôn là phân khúc được rất nhiều doanh nghiệp chú trọng phát triển, bởi đây là khâu quyết định trên 55% thành công của một vụ nuôi. Từ đó, để chủ động nguồn tôm bố mẹ, doanh nghiệp của ông Văn hợp tác với nhiều đối tác chiến lược lớn như Viện CSIRO (Úc), Công ty BenchmarkHolding JSC (Vương quốc Anh), Trường ĐH Cần Thơ, Nha Trang, Nông Lâm TP.HCM, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2…, liên tục triển khai các chương trình nghiên cứu. Qua đó, tập đoàn đã chủ động được nguồn tôm thẻ chân trắng bố mẹ. Với việc ứng dụng các phương pháp hiện đại di truyền số lượng, di truyền phân tử… tập đoàn đã chọn tạo được giống tôm thẻ chân trắng bố mẹ thế hệ G10 với tốc độ tăng trưởng bình quân tốt hơn thế hệ G0 là 60%. Đây là yếu tố hết sức quan trọng để có thể sản xuất nguồn tôm giống không chỉ có sức đề kháng cao, mà còn thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của từng địa phương, góp phần giúp bà con chọn lựa được nguồn giống tốt, tăng hiệu quả, lợi nhuận trong quá trình nuôi tôm.
Khát vọng nâng tầm tôm Việt2

Ông Lương Thanh Văn với khát vọng nâng tầm tôm Việt

Xây chuỗi giá trị

Qua nghiên cứu kỹ thuật nuôi tôm hiện đại từ các nước trên thế giới, năm 2015, Tập đoàn Việt – Úc mạnh dạn đầu tư nuôi tôm siêu thâm canh công nghệ cao trong nhà kính bằng công nghệ hiện đại của Israel với quy mô 50 ha tại xã Vĩnh Thịnh, H.Hòa Bình, Bạc Liêu. Các ao nuôi trong nhà kính đều được lót bạt dưới đáy; trang bị thiết bị thu sóng siêu âm Sonar, quạt nước, máy bơm ô xy hoạt động liên tục 24/24 giờ nhằm đảm bảo các điều kiện cần thiết cho tôm phát triển. Đặc biệt, nguồn nước mặn được xử lý tiệt trùng bằng ao lắng với nhiều trang thiết bị tối tân rồi mới đưa vào ao nuôi.
Khu nuôi được chia làm 414 ao, mỗi ao rộng 500 m2, mật độ thả giống từ 200 – 500 con/m2. Sau thời gian khoảng 90 ngày thả nuôi thì cho thu hoạch, năng suất đạt từ 2 – 4 tấn/ao, tương đương 40 – 80 tấn/ha/vụ (khoảng 120 – 240 tấn/ha/năm). Theo ông Văn, với năng suất trên, 1 ha nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính có thể lời gấp từ 60 – 80 lần so với nuôi tôm theo mô hình nuôi công nghiệp, bán công nghiệp truyền thống, năng suất chỉ từ 2 – 3 tấn/ha. Đặc biệt, tôm nuôi trong nhà kính đạt chất lượng cao, không dịch bệnh, không gây ô nhiễm môi trường, truy xuất được nguồn gốc, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Từ thành công trên, năm 2018, Tập đoàn Việt – Úc tiếp tục đầu tư khu phức hợp sản xuất giống, nhà máy chế biến thức ăn, nuôi tôm công nghệ cao trong nhà kính và nhà máy chế biến tôm xuất khẩu có quy mô 315 ha, vốn đầu tư trên 1.000 tỉ đồng tại ấp Giồng Nhãn, xã Hiệp Thành, TP.Bạc Liêu. Theo ông Văn, việc hình thành các khu phức hợp với mục tiêu tạo dựng được chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất giống, nuôi tôm và đến chế biến xuất khẩu. Để hiện thực hóa khát vọng nâng tầm tôm Việt, tập đoàn đã chủ động chia sẻ kinh nghiệm và lan tỏa các công nghệ tiên tiến đến hàng ngàn hộ nuôi tôm khắp cả nước với mong muốn cùng nhau chung tay nâng cao giá trị thương hiệu tôm Việt, đưa Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn trong khu vực và thế giới.
Sau 18 năm đầu tư tại Việt Nam, hiện Tập đoàn Việt – Úc đã xây dựng nhiều khu nuôi tôm công nghiệp cao, nhiều nhà máy chế biến xuất khẩu. Ngoài ra, tập đoàn đã xây dựng nhiều trang trại sản xuất giống có quy mô lớn ở nhiều tỉnh, thành với công suất 50 tỉ con/năm, đáp ứng 25% thị trường tôm giống cả nước. Năm 2018, cơ sở của Tập đoàn Việt – Úc tại Bạc Liêu vinh dự được Tổ chức Thú y thế giới (OIE) công nhận cơ sở sản xuất tôm giống an toàn dịch bệnh đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam. Đây được xem là sự kiện quan trọng, là bước ngoặt và thành công lớn không chỉ đối với Tập đoàn Việt – Úc mà cả cho ngành sản xuất tôm Việt Nam.
Ông Dương Thành Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, cho biết địa phương được Thủ tướng Chính phủ thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu. Đặc biệt, Tập đoàn Việt – Úc đã đầu tư, chuyển giao kỹ thuật tiên tiến tại khu này. Mục tiêu từng bước đưa Bạc Liêu trở thành thủ phủ ngành tôm của cả nước; đồng thời phấn đấu đưa Việt Nam trở thành công xưởng sản xuất tôm của thế giới, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 10 tỉ USD vào năm 2025.
Nguồn : https://thanhnien.vn/

Nha đam tăng cường khả năng kháng bệnh AHPND và WSD

Mới đây, các nhà nghiên cứu Mexico đã tiến hành thí nghiệm sử dụng nha đam trong việc tăng cường khả năng kháng bệnh AHPND và WSD trên tôm thẻ chân trắng cho kết quả khả quan.

Nha đam có chứa chất mang hoạt tính kháng khuẩn và kháng virus cao

Được biết, trong nha đam có chứa một chất có hoạt tính kháng khuẩn và kháng virus cao, kích thích hoạt tính của các đại thực bào, tăng cường khả năng miễn dịch. Ngoài ra, nha đam còn chứa hai chất glucomannan và acemannan có tác dụng làm lành vết thương nhanh chóng. Từ những hoạt chất có trong cây nha đam, các nhà khoa học Mexico đã tiến hành thử nghiệm khả năng kháng bệnh của tôm thẻ chân trắng khi bổ sung nha đam vào thức ăn của tôm ở các mức khác nhau, bao gồm 3 thí nghiệm chính:

Thí nghiệm 1: Bổ sung nha đam với tần suất cao. Tôm thí nghiệm có kích cỡ 80 ±  5 mg (10 con/bể), tôm được gây cảm nhiễm với V.paraheamolyticus (6.16 x 104 CFU/ml) và WSSV (500 mg/bể) vào ngày thứ 5. Được bố trí thành 5 nghiệm thức và được lặp lại 3 lần: nghiệm thức 1 không bổ sung nha đam vào thức ăn và không gây cảm nhiễm WSSV + Vibrio; nghiệm thức 2 không bổ sung nha đam và gây cảm nhiễm WSSV + Vibrio; các nghiệm thức 3,4,5 có cảm nhiễm WSSV + Vibrio và được bổ sung nha đam vào thức ăn lần lượt là 1; 2; 4 g/kg thức ăn.

Thí nghiệm 2: Bổ sung nha đam với tần suất trung bình. Hằng ngày, tôm được ăn thức ăn có hàm lượng đạm là 35%, cho ăn 2 lần/ ngày. Thí nghiệm diễn ra trong vòng 26 ngày. Tôm thí nghiệm  có kích cỡ 104.75 ± 2. 5 mg (10 con/bể), được gây cảm nhiễm với V.paraheamolyticus (7 x 104 CFU/ml) và WSSV (500 mg/bể) vào ngày thứ 5. Được bố trí thành 5 nghiệm thức và được lặp lại 3 lần: nghiệm thức 1 không bổ sung nha đam vào thức ăn và không gây cảm nhiễm WSSV + Vibrio; nghiệm thức 2 không bổ sung nha đam và gây cảm nhiễm WSSV + Vibrio; các nghiệm thức 3,4,5 có cảm nhiễm WSSV + Vibrio và được bổ sung nha đam vào thức ăn với lượng là 1 g/kg thức ăn, với số lần cho ăn lần lượt là 1 ngày/lần; 2 ngày/lần và 3 ngày/lần.

Thí nghiệm 3: Bổ sung nha đam với tần suất thấp. Tôm thí nghiệm  có kích cỡ 110 ± 5 mg (10 con/bể), được gây cảm nhiễm với V.paraheamolyticus (6.5 x 104 CFU/ml) và WSSV (500 mg/bể) vào ngày thứ 4. Thí nghiệm diễn ra trong vòng 7 ngày. Được bố trí thành 3 nghiệm thức và được lặp lại 3 lần: nghiệm thức 1 không bổ sung nha đam vào thức ăn và không gây cảm nhiễm WSSV + Vibrio; nghiệm thức 2 không bổ sung nha đam và gây cảm nhiễm WSSV + Vibrio; nghiệm thức 3 có cảm nhiễm WSSV + Vibrio và được bổ sung nha đam vào thức ăn với lượng 1 g/kg thức ăn và 2 ngày/lần/

Kết thúc quá trình thử nghiệm cho thấy: Nghiệm thức III của thí nghiệm 1 (1g nha đam/kg thức ăn) có tỷ lệ sống cao nhất là 90%. Nghiệm thức IV của thí nghiệm 2 có tỉ lệ sống cao nhất 90% ( 1g nha đam/1kg thức ăn, 2 ngày/1 lần) và nghiệm thức III của thí nghiệm 3 có tỷ lệ sống lên tới 93.3% ( 1g nha đam/1kg thức ăn, 2 ngày/1 lần).

Có thể kết luận rằng, khi bổ sung nha đam với tỷ lệ 1g/kg thức ăn với tần suất 2 ngày/lần, sẽ giúp tôm có tỷ lệ sống cao hơn. Đồng thời, không ảnh hưởng đến tỷ lệ tăng trưởng của tôm. Nghiên cứu này cũng sẽ mở ra hi vọng trong việc sử dụng nha đam như là một loại thảo dược an toàn có khả năng thay thế các kháng sinh trong việc phòng và điều trị bệnh cho tôm trong tương lai gần.

Nguồn : https://sinhhoctomvang.vn/

Kích thước của các chất hòa tan hoặc lơ lửng trong nước liên quan đến các nhà sản xuất nuôi trồng thủy sản

Ngoài các chất hòa tan, nước trong các hệ thống nuôi trồng thủy sản chứa chất lơ lửng bao gồm các hạt đất (chủ yếu là bùn mịn và đất sét), vi khuẩn, thực vật phù du, động vật phù du và mảnh vụn hữu cơ. Ảnh của Darryl Jory.

Các nhà sản xuất nuôi trồng thủy sản nên quan tâm đến các chất khác nhau hòa tan và lơ lửng trong nước. Nồng độ hoặc độ phong phú của các chất này có thể rất lớn hoặc cực kỳ nhỏ. Ví dụ, nồng độ phốt pho vô cơ hòa tan trong ao nuôi trồng thủy sản thường dưới 0,05 miligam mỗi lít (mg / L), nồng độ đồng có thể chỉ từ 10 đến 15 microgam / lít (mg / L), hoặc số lượng cá thể thực vật phù du có thể thêm từ 50 đến 100 triệu sinh vật riêng lẻ mỗi lít. Những đại lượng này là những con số quá nhỏ hoặc lớn đến nỗi tâm trí khó có thể hiểu được chúng.

Phân tử nước

Điểm khởi đầu hợp lý khi cố gắng tìm hiểu mối quan hệ của kích thước và sự phong phú của các chất có trong nước là xem xét chính các phân tử nước. Theo Hằng số Avogadro (được đặt tên để vinh danh nhà khoa học Amedeo Avogadro, hằng số này là số hạt cấu thành, thường là các ion, nguyên tử hoặc phân tử có trong một lượng chất được cung cấp bởi một mol, đơn vị cơ bản của lượng chất trong Hệ thống đơn vị quốc tế hoặc Hệ thống quốc tế hoặc SI), một gam trọng lượng phân tử (hoặc mol) của hợp chất hóa học hoặc trọng lượng nguyên tử của một nguyên tố lần lượt chứa 6.02 × 10 23 phân tử hoặc nguyên tử. Giá trị 6.02 × 10 23Nó thường được gọi là số của Avogadro và nó cũng có thể được viết dưới dạng 602.000.000.000.000.000.000.000 hoặc 602 nguyên tử sextillion hoặc các phân tử riêng lẻ.

Nước (H 2 O) có trọng lượng phân tử là 18 gram (g) và 1 lít (L) nước nặng 1.000 g. Một trọng lượng phân tử thường được gọi đơn giản là một nốt ruồi. Như vậy, 1 L nước chứa 55,6 mol nước. Khi nhân với số của Avogadro, chúng ta thấy rằng 55,6 mol nước chứa 3,34 × 10 25 phân tử. Các phân tử nước rõ ràng là rất nhỏ, với bán kính khoảng 0,275 nanomet (nm) hoặc 0,000000275 mét.

Các ion vô cơ

Các ion vô cơ như nitrat, amoni, phốt phát, canxi, v.v. chúng lớn hơn một chút so với các phân tử nước có bán kính khoảng 0,4 đến 0,6nm. Các phân tử hữu cơ lớn nhất trong nước tự nhiên là các chất humic có bán kính từ 1 đến 10nm. Các chất hòa tan trong nước được coi là những chất sẽ đi qua bộ lọc có lỗ mở 2 micromet (2.000 mm). Do đó, một phần của chất rắn hòa tan đo được bao gồm các chất lớn hơn các ion hòa tan phổ biến và các hợp chất hữu cơ.

Nồng độ 0,05 mg / L của phốt pho vô cơ hòa tan dường như là một lượng rất nhỏ. Nhưng đây có phải là một số lượng rất nhỏ các ion photphat? Để trả lời điều này, chúng ta cần biết rằng phốt pho trong phốt pho vô cơ hòa tan có trọng lượng nguyên tử là 31 g. Theo sau 0,05 mg (0,00005 g) phốt pho đại diện cho 1,61 × 10 -6 trọng lượng nguyên tử của nguyên tố này (0,00005 g phốt pho, 31 g nguyên tử phốt pho trên mỗi trọng lượng nguyên tử). Một trọng lượng nguyên tử của phốt pho chứa số lượng nguyên tử của Avogadro. Bằng cách nhân 1,61 × 10 -6 mol photpho / L với số Avogadro, người ta tiết lộ rằng 1 L nước chứa 0,05 mg / L phốt pho vô cơ hòa tan có 9,7 × 10 17 (940.000.000.000.000.000) nguyên tử phốt pho (hoặc ion của phốt phát), một số lượng rất lớn.

Vấn đề đối với một tế bào thực vật phù du cần phốt pho như một chất dinh dưỡng là nó phải hấp thụ phốt pho từ giữa 3,34 × 10 25 phân tử nước; có 3,4 triệu phân tử nước [(3,34 × 10 25 phân tử nước), (9,7 × 10 17 nguyên tử phốt pho)] cho mỗi ion photphat vô cơ hòa tan.

Đáng ngạc nhiên, tảo phù du có thể hấp thụ phốt pho từ số lượng lớn các phân tử nước này. Nhưng sự hấp thụ không phải bằng sự khuếch tán đơn giản, vì nồng độ phốt pho trong thực vật thủy sinh cao hơn nhiều so với nước xung quanh. Thực vật phù du nhỏ và có diện tích lớn so với thể tích của nó để tăng khả năng tiếp xúc với nước, nhưng sự di chuyển của phốt pho đến các tế bào của nó phụ thuộc vào một quá trình hoạt động tiêu thụ năng lượng.

Vật chất bị đình chỉ

Ngoài các chất hòa tan, nước còn chứa chất lơ lửng được hình thành bởi các hạt đất (chủ yếu là bùn mịn và đất sét), vi khuẩn, thực vật phù du, động vật phù du và các mảnh vụn hữu cơ.

Nồng độ cao của các hợp chất hòa tan có màu – như các chất humic, các hạt đất sét nhỏ, và thực vật phù du và động vật phù du – truyền màu cho nước mặc dù các hạt riêng lẻ của chúng không nhìn thấy được. Ví dụ, thực vật phù du nở hoa trong nước có màu xanh lục, trong khi các chất humic nhuộm màu nước bằng màu đen hoặc kết hợp với sắt để tạo ra màu vàng. Vi khuẩn thường không phát hiện được bằng mắt và đây có thể là lý do khiến chúng bị hiểu lầm nhiều nhất trong các hạt trong nước ao.

Một hạt nhỏ có diện tích bề mặt rất lớn liên quan đến thể tích của nó. Thể tích [thể tích = (4/3) (3.1416) (khối bán kính)] của một sinh vật thực vật phù du hình cầu có đường kính 50 micron sẽ là 5,23 × 10 -13 mét khối, trong khi diện tích bề mặt [diện tích = (4) (3.1416) (bán kính vuông)] của sinh vật này sẽ là 3,14 × 10 -8 mét vuông. Trong một lít nước, 50.000.000 sinh vật như vậy sẽ có thể tích kết hợp 26,2 ml và diện tích kết hợp 1,57 mét vuông.

Các hạt đất nhỏ rất thấm do diện tích bề mặt lớn của chúng. Ngoài ra, diện tích bề mặt lớn của tảo phù du làm tăng sự tiếp xúc của chúng với các chất trong nước để tạo điều kiện cho việc hấp thụ chất dinh dưỡng.

Độ đục

Nước biển có nồng độ các ion vô cơ chính cao hơn nhiều so với nước ngọt. Tuy nhiên, ánh sáng sẽ thâm nhập sâu vào nước biển bình thường như trong nước ngọt bình thường. Các ion phổ biến nhất không ảnh hưởng đến độ trong của nước, nhưng các phân tử lớn như các chất humic cản trở sự xâm nhập của ánh sáng và truyền màu cho nước.

Các hạt lớn hơn trong nước cản trở sự xâm nhập của ánh sáng và gây ra độ đục. Độ đục thường có lợi khi được sản xuất từ ​​sinh vật phù du, vì những sinh vật này phục vụ như thức ăn cho tôm, cá và các động vật thủy sinh lớn hơn khác. Độ đục của sinh vật phù du cũng hữu ích trong việc hạn chế tầm nhìn trong nước để bảo vệ ấu trùng cá và tôm khỏi các sinh vật sống dưới nước. Độ đục cũng làm giảm khả năng của các loài chim săn mồi nhìn và bắt cá và tôm từ ao nuôi trồng thủy sản hoặc các cơ sở nuôi khác. Cuối cùng, giảm sự xâm nhập của ánh sáng bằng độ đục làm giảm khả năng gây phiền toái của các đại thực bào thủy sản (thường được gọi là cỏ dại thủy sinh). Tất nhiên, quá nhiều sinh vật phù du,

Độ đục của các hạt đất lơ lửng cũng hạn chế sự săn mồi ở động vật trang trại nhỏ và sự phát triển của cỏ dại dưới nước. Nhưng độ đục của các hạt đất thường được coi là âm hơn là dương trong môi trường nước tự nhiên, vì nó làm giảm sự xâm nhập của ánh sáng và quang hợp.

Tất nhiên, trong các hệ thống nuôi trồng thủy sản được áp dụng thực phẩm và sục khí, độ đục của các hạt đất lơ lửng không nhất thiết có hại. Nó giới hạn lượng sinh khối thực vật phù du và giảm thiểu dao động hàng ngày về nồng độ oxy hòa tan. Cũng nên nhớ rằng “mùi vị xấu” trong thịt của các loài cây trồng gây ra bởi một số loài tảo xanh lam hiếm khi là một vấn đề trong ao nhiều mây của các hạt đất lơ lửng.

Nguồn : https://sinhhoctomvang.vn/

Kiểm soát ký sinh trùng trong nuôi trồng thủy sản cần có tinh thần đồng đội

Các nhà nghiên cứu ở vùng nhiệt đới có cái nhìn sâu sắc

về tôm bạc hà

Tôm bạc hà, phổ biến với những người đam mê cá cảnh, hứa hẹn là một cơ chế kiểm soát ký sinh trùng trong các hoạt động nuôi tôm thương mại. Nguồn ảnh: CMBS Singapore.

Các loại cá sạch hơn như cá đuối và cá sấu đã được sử dụng như một biện pháp kiểm soát ký sinh trùng trong nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ, nhưng phần lớn việc sử dụng chúng chỉ giới hạn ở các trang trại cá hồi ở Na Uy và Bắc Âu. Bây giờ, các nhà nghiên cứu ở phía bên kia của thế giới đang thử nghiệm một biện pháp kiểm soát sinh học đối với khí hậu ấm hơn: một loài tôm ăn ký sinh phổ biến với những người đam mê cá cảnh.

David Vaughn, một nhà khoa học biển tại Đại học James Cook, Queensland, Úc, cho biết, phần lớn nuôi trồng thủy sản là ở vùng nhiệt đới, và vẫn chưa có sự kiểm soát sinh học nào trong khu vực. Ngoài ra còn có nhu cầu ngày càng tăng để giảm tác động của kiểm soát hóa học trong nuôi trồng thủy sản nhiệt đới, ông nói thêm. Bây giờ chúng ta cần xem xét các lựa chọn thay thế, và tôi tin rằng các biện pháp kiểm soát sinh học nói chung là câu trả lời đó, anh ấy nói với Advocate .

Vaughn là một phần của một nhóm các nhà khoa học đã thử nghiệm bốn loài tôm sạch hơn về khả năng giảm ký sinh trùng trên cá mú. Trong khi tất cả các con tôm đều có hiệu quả, một loài nổi bật, tôm bạc hà ( Lysmata vittata ), đã giảm ký sinh trùng tới 98%.

Tôm cung cấp một số lợi thế tiềm năng so với cá sạch hơn, Vaughn nói. Cá sạch hơn thường có thể dễ bị nhiễm ký sinh trùng tương tự ảnh hưởng đến cá mà chúng đang làm sạch, khiến chúng gặp khó khăn trong việc duy trì. Đó không phải là vấn đề đối với tôm. Và nhiều loài cá sạch hơn chỉ ăn một số loài ký sinh trùng, hạn chế sử dụng chúng. Điều đó đặc biệt là một vấn đề ở vùng nhiệt đới, nơi có sự đa dạng lớn hơn nhiều loài được nuôi và nhiều loại ký sinh trùng hơn.

Tôm là một giải pháp tốt, Vaughn nói: Họ ăn bất cứ thứ gì – bất cứ thứ gì bạn đặt trước mặt họ.

Tôm không chỉ tấn công nhiều loại ký sinh trùng khác nhau, chúng còn có hiệu quả trong việc loại bỏ trứng ký sinh trùng ra khỏi môi trường. Trong một nghiên cứu  được công bố vào tháng 9 trên tạp chí Tương tác môi trường nuôi trồng thủy sản , nhóm của Vaughn đã phát hiện ra rằng tôm bạc hà làm sạch trứng ký sinh trùng một cách hiệu quả từ lưới lồng cá mú, giảm tuyển dụng tới 87%. Điều đó quan trọng bởi vì trong giai đoạn này, khi ký sinh trùng đang sinh sản, loài cá đó thường bị ký sinh trùng tái nhiễm.

Tôm thực sự có thể làm giảm tác động của một số giai đoạn môi trường của ký sinh trùng, điều mà cá sạch hơn không thể làm được, chanh Vaughn nói.

Nghiên cứu đang ở giai đoạn đầu; các nghiên cứu của nhóm đã được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm và chưa được thử nghiệm trên thực địa. Nhưng Vaughn cũng thấy tiềm năng cho tôm sạch hơn hoạt động trong môi trường thương mại, lưu ý rằng tôm có khả năng chịu đựng cao trong điều kiện đông đúc.

Bạn có thể đưa chúng vào một hệ thống với số lượng lớn và chúng hoạt động như một nhóm, ông nói. Và tôm bạc hà đã được sản xuất thương mại cho thương mại hồ cá, mặc dù khối lượng sẽ cần phải tăng đáng kể để sản xuất đủ số lượng cho các ứng dụng nuôi trồng thủy sản. Công nghệ có mặt để sản xuất chúng, nhưng nhu cầu phải có.

Nhiều công việc phải được thực hiện để xác định cách tốt nhất để sử dụng tôm sạch hơn trong môi trường thương mại, Vaughn nói. Điều đó bao gồm xác định mật độ thả lý tưởng và tìm ra cách áp dụng chúng vào cài đặt lồng.

Chúng rất nhỏ, bạn có thể mất chúng, ông nói, thêm rằng các hoạt động trên đất liền như trại giống và vườn ươm có thể là một nơi tốt để bắt đầu.

Điều quan trọng nữa là xác định các hệ sinh thái địa phương sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi đưa tôm vào môi trường, ông nói. Vaughn lưu ý rằng tôm bạc hà có sự phân bố tự nhiên rộng khắp các vùng nhiệt đới, từ Úc đến Nga, vì vậy chúng không nhất thiết được coi là một loài được giới thiệu. Nhưng đánh giá các tác động môi trường tiềm năng vẫn là một bước quan trọng, ông nói.

Trách nhiệm của chúng tôi là tối quan trọng. Chúng tôi phải xem xét nó rất cẩn thận trước khi áp dụng nó trên quy mô lớn, ông nói. Không ai có thể nói với bạn rằng những thứ này sẽ không thoát ra. Họ sẽ tìm ra cách nào đó và chúng ta cần biết tác động của nó đối với hệ sinh thái địa phương.

Vaughn không phải là nhà nghiên cứu duy nhất ngoài châu Âu tìm kiếm các biện pháp kiểm soát sinh học cụ thể theo vùng. Daniel Boyce, giám đốc cơ sở và kinh doanh của Tòa nhà nghiên cứu thủy sinh Tiến sĩ Joe Brown thuộc Khoa Khoa học Đại dương tại Đại học Memorial ở Newfoundland, đang làm việc với các trang trại cá hồi địa phương để kiểm tra kiểm soát sinh học đối với rận biển bằng cách sử dụng các loài cá sấu và cá sấu bản địa đến Newfoundland.

Tôm bạc hà đã được sản xuất thương mại cho việc buôn bán cá cảnh, mặc dù khối lượng sẽ cần tăng đáng kể để sản xuất đủ số lượng cho các ứng dụng nuôi trồng thủy sản.

Đây không phải là lớn như Na Uy hay Scotland hay Quần đảo Faroe, nhưng chúng tôi đang thử nó ở bốn trang trại và chúng tôi đang nhận được một kết quả tuyệt vời, theo Boy Boyce.

Boyce bắt đầu chương trình hơn một thập kỷ trước sau khi anh thấy cá sạch hơn được sử dụng ở Na Uy như thế nào và muốn xem liệu phương pháp này có thể được áp dụng ở Canada hay không. Sau khi thử nghiệm với cả hai loài, giờ đây anh ta đang tập trung vào cá sấu bản địa, được nuôi thương mại cho trứng của chúng và đạt độ chín nhanh hơn so với cá sấu, phải mất hai năm để phát triển đến kích cỡ có thể sử dụng được.

Đối với vụ nổ, chúng ta có thể sử dụng một con cá sấu nặng 15 gram và chúng ta có thể có con cá đó sẵn sàng để đi, từ trứng đến nơi nuôi, trong hơn sáu tháng, anh ấy nói.

Các nhà nghiên cứu hiện đang nghiên cứu thức ăn lý tưởng, vắc-xin, điều kiện nước và môi trường sống cho cá sấu, thường đòi hỏi nơi nghỉ ngơi và nơi trú ẩn trong lồng.

Chúng tôi vẫn đang cố gắng để có được sự hiểu biết cơ bản về cách các loài này cư xử trong khu vực chuồng, và sự hỗ trợ hay loại đồ đạc nào chúng cần, theo Boy Boyce.

Anh ta thấy tiềm năng cho một ứng dụng rộng hơn nếu việc sản xuất cá sấu có thể được tăng quy mô: Ngay bây giờ chúng ta không có đủ chúng. Chúng ta cần bắt đầu phát triển thương mại loài này.

Boyce coi lumpfish và cá sạch hơn là một công cụ mới để kiểm soát ký sinh trùng. Đây là một công nghệ xanh, anh nói. Trong khi điều trị, bạn không cần phải đánh bắt cá hồi. Không mất thời gian cho ăn hoặc thêm căng thẳng. Nhưng, ông nói thêm, kiểm soát sinh học không phải là một viên đạn bạc. Bạn không thể ném cá sạch hơn vào ao và bỏ đi, anh ấy nói. Đây là một công cụ trong hộp công cụ của bạn cho các chiến lược quản lý dịch hại tích hợp.

Nguồn : https://sinhhoctomvang.vn/

Fimex – Vững vàng trước sóng gió của ngành tôm

Dựa trên nền tảng phát triển bền vững, Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (Fimex) đã xây dựng được chuỗi giá trị trải dài từ công tác chuẩn bị ao nuôi, tôm giống, thức ăn… để có nguồn nguyên liệu đạt chuẩn cho khâu chế biến thủy sản xuất khẩu. Qua đó giúp kết quả kinh doanh duy trì tăng trưởng ổn định, ngay cả khi các DN khác cùng ngành rơi vào cảnh trồi sụt do những bất lợi về giá và thị trường.

Fimex định hướng nâng cao tỷ trọng các sản phẩm giá trị gia tăng như tôm bao bột, tôm chiên

Chủ động trước biến động

Trong năm 2019, ngành tôm toàn cầu có những biến động lớn như giá cả đầu vụ giảm mạnh khiến người nuôi tôm không mạnh tay thả nuôi, đặc biệt là tình hình dịch bệnh tấn công ở tất cả vùng nuôi lớn như Trung Mỹ, Nam Á, Đông Nam Á… khiến sản lượng chung không như ý, lượng tôm cỡ lớn sụt giảm mạnh. Tình hình này làm người nuôi tôm Việt Nam e ngại nuôi vụ hai vì rủi ro cao từ dịch bệnh. Tất cả dẫn đến giá tôm tươi ở đồng bằng đã tăng từ giữa tháng 8 tới nay, nhất là tôm cỡ lớn hơn 40 con. Đến nay giá vẫn trong đang xu thế tăng vì nguồn cung giảm.

Dự báo sản lượng tôm tiêu thụ năm 2019 của Fimex sẽ tăng khoảng 6% so với năm 2018 và dù giá tôm thấp, doanh số tiêu thụ dự báo vẫn ở mức tương đương năm trước. Nhưng nhờ các mảng hoạt động của Sao Ta gồm nuôi tôm, chế biến tôm, chế biến nông sản xuất khẩu đều hiệu quả nên lợi nhuận chung vẫn tăng và vượt kế hoạch khoảng 25-30%.

Trong khi đó, tình hình tồn kho cao tại các thị trường tiêu thụ chính và sự cạnh tranh về giá tôm với các đối thủ lớn như Ấn Độ, Ecuador, Indonesia… đã tạo sức ép giảm giá đối với các DN Việt Nam. Cụ thể, giá nhập khẩu tôm vào EU đã giảm 1 USD/kg so với năm 2018, song giá tôm của Việt Nam vẫn cao hơn 15-20% (tương đương 1-2 USD/kg) so với giá tôm nhập khẩu từ các nước khác như Ấn Độ, Trung Quốc. Tại thị trường Mỹ, giá tôm của Việt Nam cũng ở mức cao nhất dù đã giảm từ 12 USD/kg xuống 11 USD/kg. Giá xuất khẩu tôm sang Nhật cũng giảm 1 USD/kg, từ 12 USD xuống 11 USD/kg.

11 tháng năm 2019, xuất khẩu tôm của Việt Nam đã giảm 8,2% so với cùng kỳ năm 2018, chỉ đạt 3,4 tỷ USD. Dự báo xuất khẩu tôm cả năm nay sẽ chỉ đạt 3,4 tỷ USD, giảm 4% so với năm 2018.

Bên cạnh áp lực cạnh tranh về giá, các DN xuất khẩu tôm còn đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguyên liệu.

Trước khó khăn đó, Fimex nổi lên như một ngôi sao sáng khi lợi nhuận trước thuế 9 tháng năm 2019 đạt 173 tỷ đồng, tăng trưởng trên 35% so với cùng kỳ năm 2018 và hoàn thành 96% chỉ tiêu kế hoạch cả năm. Tháng 11 vừa qua, ban lãnh đạo công ty cũng công bố đã hoàn thành 100% chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đề ra hồi đầu năm là 180 tỷ đồng.

Ông Phạm Hoàng Việt, Tổng giám đốc Fimex cho biết, từ đầu năm, Fimex đã nhận định tình hình cung cầu tôm thế giới, diễn biến dịch bệnh trên tôm nuôi để đề ra chương trình hoạt động cho mình. Trong đó, Fimex chú trọng nuôi tôm, nâng cao tối đa an toàn sinh học vùng nuôi tôm của mình, chăm sóc ao tôm hết sức kỹ lưỡng. Nguồn tôm nuôi khá lớn là sự thuyết phục tốt nhất khách hàng về nguyên liệu sạch, có kiểm soát cũng như khả năng truy xuất nguồn gốc.

Chương trình của Fimex cũng tập trung vào thị trường lợi thế là Nhật Bản, EU đồng thời giảm thiểu ở thị trường Hoa Kỳ, bởi phải cạnh tranh nguồn tôm giá rẻ từ Ấn Độ. Tình hình trong năm đã diễn ra đúng như những gì Fimex đã dự đoán. Tôm nuôi đầu vụ không nhiều vì giá tôm thấp khiến người nuôi không an tâm thả giống. Sau đó tôm nuôi bị dịch bệnh tấn công, dẫn đến nguồn tôm cung trong nước không như dự kiến và giá tôm tươi tăng từ giữa tháng 8 đến nay. Tình huống này khiến các DN không có nhận định tốt, ký nhiều hợp đồng với khách hàng từ Hoa Kỳ bị thiệt hại nặng.

Trụ đỡ phát triển bền vững

Nhìn lại giai đoạn 2014-2018, diễn biến giá tôm xuất khẩu tại các thị trường biến động thất thường đã khiến doanh thu xuất khẩu của một số doanh nghiệp lớn trong mảng tôm Việt Nam như Minh Phú, Stapimex, Thuận Phước Corp tăng giảm không ổn định. Tuy nhiên, với chiến lược chuyển hướng sản phẩm và thị trường xuất khẩu hợp lý, Fimex vẫn duy trì mức tăng trưởng doanh thu ổn định khoảng 7,2%/năm, ngày càng thu hẹp khoảng cách với doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn thứ 2 cả nước là Stapimex.

Đặc biệt, với định hướng phát triển bền vững, Fimex đã xây dựng được vùng nuôi tôm riêng rộng 190 ha, đạt các chứng nhận quốc tế về an toàn thực phẩm như BAP (chứng nhận về các thực hành tốt nhất trong nuôi trồng thủy sản toàn cầu), ASC (Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản). Nhờ đó đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về vệ sinh và truy xuất nguồn gốc theo yêu cầu của thị trường xuất khẩu và tạo được sự an tâm về nguyên liệu tôm sạch đối với các khách hàng. Đối với lượng tôm thu mua từ bên ngoài, theo chia sẻ của ban lãnh đạo, quy trình kiểm duyệt nguồn tôm đầu vào cũng rất khắt khe, trước tiên công ty cử chuyên gia đến tiến hành kiểm tra tổng quan ao tôm, sau đó liên tục tiến hành kiểm tra nhiều lượt mẫu trong quá trình thu hoạch và chế biến để đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về chất lượng tôm xuất khẩu.

Hiện công ty cũng đang có kế hoạch mở rộng vùng nuôi với dự án có tổng diện tích khoảng 90 ha, nằm sát trại tôm hiện hữu của công ty. Sau khi hoàn thành, dự án này sẽ giúp Fimex chủ động thêm 10% nguyên liệu nhờ cung cấp 2.000 tấn tôm mỗi năm. Kéo theo đó, công ty cũng kỳ vọng sẽ giảm được 1,15%/năm đối với chi phí tôm nguyên liệu trên mỗi đơn vị sản phẩm nhờ tăng tỷ lệ tự chủ tôm đầu vào từ 20% lên 30%.

Đến nay, Fimex đã xây dựng được chuỗi giá trị trải dài từ công tác chuẩn bị ao nuôi, tôm giống, thức ăn,… để nuôi tôm cho đến khâu chế biến tại nhà máy và đem phân phối tại các thị trường xuất khẩu. Trong đó, hòa cùng xu thế chung của toàn ngành cũng như đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng, cơ cấu sản phẩm của Fimex cũng có sự thay đổi theo hướng đẩy mạnh các sản phẩm giá trị gia tăng mang lại tiện ích cao, bao gồm tôm luộc, tôm bao bột, tôm chiên và các loại rau củ quả phối chế vào các hệ thống phân phối cao cấp. Trong thời gian tới, sự chuyển hướng sản phẩm này sẽ tiếp tục giúp Fimex cải thiện biên lợi nhuận gộp.

Với nền tảng vững chắc đó, Fimex đặt mục tiêu doanh số đến năm 2020 vượt 200 triệu USD và tăng gấp đôi diện tích nuôi tôm vào năm 2025 để tranh thủ mọi cơ hội từ các hiệp định tự do thương mại nhằm mở rộng quy mô kinh doanh và vươn lên thành nhà chế biến tôm lớn thứ 2 Việt Nam.

Khải Kỳ

Nguồn : Báo Hải Quan