Bạn tìm thông tin gì?

Blog

Hai nữ tiến sỹ theo đuổi nuôi tôm vi sinh

Nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học (chất vi sinh) đảm bảo an toàn sinh học là xu hướng hiện đại đang lan rộng ở nước ta.

vi-sinh175612967
Tiến sỹ Mai Thi với tôm nuôi bằng chế phẩm sinh học.

NNVN giới thiệu hai gương mặt điển hình nghiên cứu và thực hiện nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học cần được phổ biến rộng.

Sản xuất vi sinh bản địa

Từ ngày 11/11/2019, chế phẩm sinh học của Tập đoàn Thủy sản Minh Phú được lưu hành toàn quốc, sau gần một năm sử dụng thành công trên mấy trăm héc-ta nuôi tôm của Tập đoàn.

Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Chế phẩm Sinh học của Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, Tiến sỹ Mai Thi cho biết: “Chế phẩm của chúng tôi đạt 1012 CFU/ml, tức là trong một mi-li-lít có nghìn tỷ con vi khuẩn có lợi, không thua các nước tiên tiến”.

Tiến sỹ Mai Thi giải thích: Nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học là phương thức nuôi tôm an toàn sinh học, không dùng kháng sinh, không sử dụng thuốc hóa học, con tôm có chất lượng như tôm sinh thái (tôm – rừng, tôm – lúa). Bởi vì trong tự nhiên có rất nhiều loài vi khuẩn, có lợi lẫn có hại và thường tồn tại cân bằng, nhưng nếu loài có hại vượt trội sẽ gây ô nhiễm môi trường, sinh ra dịch bệnh.

Thời gian qua, quá trình phát triển nuôi tôm đã đưa ra môi trường nhiều chất thải cùng biến đổi khí hậu làm chất lượng nước suy giảm, dịch bệnh xảy ra và khi tôm bị bệnh, lại sử dụng kháng sinh kéo dài gây thêm bất lợi cho môi trường, còn tăng mức độ kháng thuốc của vi khuẩn có hại trong hệ tiêu hóa của con tôm, kết quả là dịch bệnh lan tràn.

Còn dùng chế phẩm sinh học trong xử lý ô nhiễm môi trường, cũng theo Tiến sỹ Mai Thi là tăng các loài vi khuẩn có lợi để đưa môi trường trở về trạng thái cân bằng. Tiến sỹ Mai Thi và cộng sự nghiên cứu ruột nhiều con vật như sùng đất, giun… để tuyển chọn vi khuẩn có lợi làm chế phẩm. Những vi khuẩn này là vi khuẩn bản địa nên khỏe hơn vi khuẩn trong chế phẩm nhập ngoại, vòng đời dài và còn có thể phục tráng khi bị thoái hóa.

Tiến sỹ Mai Thi trước đây ở một cơ quan của tỉnh Sóc Trăng từng chủ trì nghiên cứu chế phẩm sinh học được nhiều giải thưởng và từ tháng 4/2019, về Tập đoàn Thủy sản Minh Phú xây dựng Công ty TNHH Sản xuất Chế phẩm Sinh học. Vừa xây dựng cơ sở vật chất vừa tuyển chọn nhân sự, sau 3 tháng, sản xuất được mẻ chế phẩm đầu tiên, sử dụng nuôi 3ha tôm sú ở xã Thạnh Thới Thuận (Trần Đề, Sóc Trăng) đạt kết quả tốt.

Lập tức, công suất nâng lên để sử dụng cho 700ha nuôi tôm thẻ chân trắng của Tập đoàn ở tỉnh Kiên Giang. Vì nhà máy sản xuất ở tỉnh Hậu Giang, cứ được 500kg chế phẩm sinh học là Tiến sỹ Mai Thi đem lên xe chở về Kiên Giang, đưa vào phòng thí nghiệm pha chế theo yêu cầu sử dụng cho từng ao nuôi và từng lứa tôm. Kết quả nâng cao được chất lượng tôm, hạ giá thành sản xuất.

Khi được lưu hành toàn quốc, Công ty TNHH Sản xuất Chế phẩm Sinh học Minh Phú có 12 chế phẩm, gồm 4 chế phẩm xử lý ô nhiễm môi trường và 8 chế phẩm nuôi tôm.

Hiện nay, việc sử dụng chế phẩm sinh học nuôi tôm trên diện tích của Tập đoàn Thủy sản Minh Phú đã có đội ngũ kỹ sư thành thạo, còn Tiến sỹ Mai Thi tập trung đưa đến ao tôm của đông đảo nông dân đang liên kết xây dựng vùng nguyên liệu với Tập đoàn. Tiến sỹ Mai Thi tâm sự: “Tôi sẽ đồng hành cùng nông dân làm giàu”.

Nghiên cứu sử dụng vi sinh

Tiến sỹ Lê Thị Hải Yến ở Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển của TCty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh Vật tư và Thuốc thú y (Vemedim) lại có nhiều nghiên cứu về sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm.

23-46-49-3112192175621665
Tôm nuôi bằng chế phẩm sinh học, khi chế biến có màu đỏ đẹp.

Tiến sỹ Hải Yến giải thích, chế phẩm sinh học dùng trong nuôi tôm có hai nhóm: Chế phẩm sinh học cho xử lý môi trường và chế phẩm sinh học hỗ trợ hệ tiêu hóa tôm. Các chế phẩm sinh học có thể ở dạng lỏng hoặc hạt, bột mịn có chứa các thể vi sinh vật hữu ích.

Vai trò của chế phẩm sinh học trong hỗ trợ hệ tiêu hóa cho tôm, theo Tiến sỹ Hải Yến, có kích thích miễn dịch đường tiêu hóa của tôm, tiết ra các hợp chất chống lại vi khuẩn gây bệnh và còn cạnh tranh dinh dưỡng, cạnh tranh nơi cư trú với vi khuẩn có hại khiến vi khuẩn có hại không phát triển được. Sử dụng chế phẩm sinh học bằng cách đưa vào cơ thể tôm như bổ sung thức ăn, ngâm, bổ sung vào ao nuôi; sử dụng thường xuyên hoặc định kỳ đều là những quy trình chặt chẽ có tính quyết định thành công nuôi tôm an toàn sinh học.

Đặc biệt, các chế phẩm sinh học được sản xuất từ các lợi khuẩn bản địa luôn có ưu thế về sự thích nghi và là ưu tiên lựa chọn của người nuôi tôm. Tiến sỹ Hải Yến giải thích cụ thể: “Trong nhiều trường hợp, các lợi khuẩn trong chế phẩm sinh học không thích nghi với môi trường bản địa, cho nên dù sản phẩm được chứng minh là hiệu quả tại quốc gia đã sản xuất ra chúng nhưng lại phát triển chậm hoặc chết ngay khi đưa vào môi trường ao nuôi tại Việt Nam nên không tạo được tác dụng như mong muốn”. Do đó, trong sử dụng chế phẩm sinh học để nuôi tôm, ngoài thời điểm, liều lượng và thời hạn thì sự thích nghi đóng vai trò quyết định thành công.

“Tóm lại, chế phẩm sinh học chỉ có kết quả tốt và đạt được như kỳ vọng trong trường hợp ao nuôi được quản lý tốt và dùng các chủng vi sinh vật đã thông qua chọn lọc kỹ lưỡng, phù hợp với môi trường bản địa”, Tiến sỹ Hải Yến nhấn mạnh.

SÁU NGHỆ

Nguồn :https://nongnghiep.vn/

Trang trại nuôi tôm ở Khánh Hòa được giới thiệu trên báo Mỹ

Trang trại nuôi tôm ở Khánh Hòa được giới thiệu trên báo Mỹ

Dự án này nằm tại Cam Ranh – Khánh Hòa, là một trang trại nuôi tôm rộng 2ha.

Trang trại nuôi tôm ở Khánh Hòa được giới thiệu trên báo Mỹ - Ảnh 1.

Dự án nằm ở phía Tây Đầm Thủy Triều, Cam Ranh – Nam Trung Bộ, có diện tích 2ha, gồm trang trại nuôi tôm ở phía trước và khu vườn xung quanh.

Trang trại nuôi tôm ở Khánh Hòa được giới thiệu trên báo Mỹ - Ảnh 2.

Trong khu vườn có những cây xoài được trồng lâu năm, đang phải đối mặt với hiệu ứng của quá trình đô thị hóa và biến đổi khí hậu.

Trang trại nuôi tôm ở Khánh Hòa được giới thiệu trên báo Mỹ - Ảnh 3.

Khung cảnh nhìn từ đỉnh đồi đá dốc xuống nơi có ngôi nhà chính, mở ra một bức tranh phong cảnh sống động và hùng vĩ.

Trang trại nuôi tôm ở Khánh Hòa được giới thiệu trên báo Mỹ - Ảnh 4.

Đây là khu vực có lượng mưa rất ít, mưa thường chỉ diễn ra khoảng 2 tháng trong năm. Cùng với đó là quá trình sa mạc hóa khiến khi việc trồng cây của người dân vô cùng khó khăn.

Trang trại nuôi tôm ở Khánh Hòa được giới thiệu trên báo Mỹ - Ảnh 5.

Chính vì vậy mà các kiến trúc sư đã tiến hành cải tạo không gian, khôi phục cảnh quan xung quanh. Đồng thời, có những biện pháp để dự trữ nguồn nước khi trời mưa để phục vụ cho sinh hoạt.

Trang trại nuôi tôm ở Khánh Hòa được giới thiệu trên báo Mỹ - Ảnh 6.

Ngoài ra, nước đã sử dụng còn được tái chế để phục vụ chho tưới vườn cây xung quanh.

Trang trại nuôi tôm ở Khánh Hòa được giới thiệu trên báo Mỹ - Ảnh 7.

Ngôi nhà nằm trên đỉnh đồi với những tảng đá lớn ở trên. Tòa nhà gồm hai khối xếp chồng lên nhau, với khối dài nằm trên mặt phẳng cao nhất của khu đất.

Trang trại nuôi tôm ở Khánh Hòa được giới thiệu trên báo Mỹ - Ảnh 8.

Con đường bằng đá dẫn từ cổng đến một không gian rộng hơn, nơi bạn có thể nhìn thấy toàn bộ cảnh quan hùng vĩ.

Trang trại nuôi tôm ở Khánh Hòa được giới thiệu trên báo Mỹ - Ảnh 9.
Trang trại nuôi tôm ở Khánh Hòa được giới thiệu trên báo Mỹ - Ảnh 10.

Cổng vòm lớn ở phía Nam, một sân thượng và những bức tường đá dày để cách nhiệt phía tây của tòa nhà.

Trang trại nuôi tôm ở Khánh Hòa được giới thiệu trên báo Mỹ - Ảnh 11.

Hiên nhà có một tấm che cách nhiệt.

Trang trại nuôi tôm ở Khánh Hòa được giới thiệu trên báo Mỹ - Ảnh 12.

Từ trên đỉnh nhìn xuống có thể thấy, mái nhà, hồ bơi, sân trong với khối lượng hình chữ nhật hài hòa với hình dạng của các trang trại nuôi tôm xung quanh.

Trang trại nuôi tôm ở Khánh Hòa được giới thiệu trên báo Mỹ - Ảnh 13.

Cánh cửa kính rộng 3,2m cho phép mở hoàn toàn các góc lớn, giúp không gian trong nhà – ngoài trời hòa hợp với nhau.

Trang trại nuôi tôm ở Khánh Hòa được giới thiệu trên báo Mỹ - Ảnh 14.

Sơ đồ bố trí trong khu trang trại nuôi tôm.

Nguồn : https://soha.vn/

HIỆP SỸ CỨU TÔM

Chuyện kỹ sư Dương có trong tay công nghệ nuôi tôm không chết, hiện vẫn có hàng trăm đầm tôm sống khỏe, thu bạc tỉ mỗi ngày khiến dân nuôi tôm kinh ngạc.

“Tôm chết trắng đồng”, “Thiệt hại hơn 5.000 tỉ đồng vì tôm chết”, “Hội chứng tôm chết sớm làm… châu Á đau đầu”, “Bộ trưởng Cao Đức Phát chỉ đạo làm rõ nguyên nhân tôm chết”, “Tôm chết – vẫn loay hoay tìm thầy, tìm thuốc”, “Đại gia tôm cũng… chết”… Đó là hàng loạt dòng tít lớn liên tiếp xuất hiện năm qua trên báo chí.

Ngành nuôi tôm (chiếm hơn 7 tỉ USD) kim ngạch xuất khẩu đang rơi vào cảnh khốn đốn. Hàng nghìn đầm tôm bỏ hoang, hàng nghìn gia đình bị phá sản… Giữa lúc ấy, từ Bình Thuận, có một ông chủ đầm tôm trẻ tuyên bố: “Riêng tôm của tôi không thể chết! Tôi đang có bí quyết “độc” và sẵn sàng “biếu không” cho bất cứ ai nuôi tôm!”… Người có tuyên bố “mạnh mồm” nhưng rất thật này là kỹ sư, cựu quân nhân Nguyễn Văn Dương, một đại gia giỏi nghề tôm ở Tuy Phong, Bình Thuận, người nuôi tôm nhiều thứ nhì ở Nam Trung Bộ mà giờ đây nhắc đến anh, dân nuôi tôm ai cũng phải ngả mũ…

 

Người duy nhất “không chết”

Chúng tôi tìm về các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận trong cái nắng mùa khô hong giòn lưng áo, đi qua những vùng nuôi tôm nổi tiếng giàu có hôm nào, đâu đâu cũng thấy những đầm tôm bỏ hoang, cỏ dại mọc đầy, máy móc han gỉ nằm chỏng chơ dưới cái nắng miền Nam Trung Bộ bỏng rát. Thế cho nên chuyện kỹ sư Dương có trong tay công nghệ nuôi tôm không chết, hiện vẫn có hàng trăm đầm tôm sống khỏe, thu bạc tỉ mỗi ngày khiến dân nuôi tôm kinh ngạc. Cách đây ít lâu, tại TP Hồ Chí Minh, Tập đoàn Thức ăn chăn nuôi CP (Thái Lan) tổ chức hội thảo, mời kỹ sư Dương đến nói chuyện bày “bí kíp” cho hơn 100 khách hàng là các chủ đầm tôm “ruột”.

Trước đó, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Ninh Thuận cũng cử đoàn cán bộ về tìm hiểu trực tiếp tại các đầm tôm của anh Dương. Thạc sĩ Phan Đình Thịnh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Ninh Thuận phải thốt lên: “Tại sao mọi người nuôi tôm đều chết mà ông Dương nuôi không chết? Tôi yêu cầu mấy cha nội kỹ sư phải nằm vùng ở đây học cho được bí quyết của ông Dương về phổ biến cho bà con”. Chẳng đợi ông chi cục trưởng chỉ đạo, tiếng lành đồn xa, từ lâu, dân nuôi tôm cả nước đã khăn gói quả mướp từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Trà Vinh, Sóc Trăng… tìm về gặp Dương với những gương mặt méo mó, khẩn cầu tìm “thuốc tiên” cứu họ thoát cảnh khuynh gia bại sản vì tôm!

 

Trước câu chuyện kỳ lạ trên, chúng tôi đã tìm về xã An Hải huyện Ninh Phước, Ninh Thuận, nơi có 24 ao tôm của anh Dương. Lạ thay, dọc đường đi, bên cạnh các ao tôm cạn khô, lác đác những đàn cừu xuống ao… gặm cỏ thì tại trang tại của Dương, có tới 24 cái ao vẫn hoạt động hết công suất. Máy tạo ôxy cho tôm vẫn quay hối hả, phun bọt trắng xóa. Khi chúng tôi đến, có một đoàn 12 người tới để học hỏi đang kẻ đứng trên bờ, người xoay trần dưới ao tìm hiểu. Kỹ sư Dương oang oang nói:

 

– Cho các ông lặn xuống ao mò thoải mái, có tôm chết phạt gì tôi cũng chịu!

Hai thanh niên nước da đen cháy nhảy xuống, lặn ngụm một hồi dưới dòng nước nâu sẫm rồi ngoi lên, một người xòe tay thấy một vốc xác tôm: “Không có tôm chết, chỉ toàn vỏ tôm lột không à. Đáy ao không nhớt”. Anh Nguyễn Văn Nhân, Chủ một trang trại tôm ở cùng xã xác nhận: “Ban đầu nghe nói anh Dương nuôi tôm không chết tôi chưa tin. Nhưng gần nửa năm nay ai nuôi cũng chết riêng ảnh thì không nên giờ ngày nào tôi cũng đến đây học hỏi”. Nghe Nhân trình bày, hoàn cảnh của anh thật đáng thương, tôm chết nhiều quá, dốc sạch vốn liếng vay ngân hàng mấy tỉ đồng vào 3 ao tôm. Nếu đợt này mà không thành công, anh chỉ còn nước là bán nhà.

Tìm bí quyết từ “xêri” thất bại

Cách đây gần 20 năm, người lính trẻ Nguyễn Văn Dương (sinh năm 1972) sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự ở Vùng 4 Hải quân Cam Ranh (Khánh Hòa) quyết định không trở về quê nhà, vùng quê Yên Thành, Nghệ An nghèo khó mà quyết tâm ở lại thi vào Đại học Thủy sản Nha Trang. Trước ngày đỗ đại học thì bố mất, nhà có 6 anh em, cuộc sống thêm khó khăn. Dương chỉ còn biết lao vào học cho thật tốt. Năm 1998, anh là một trong số 10 sinh viên tốt nghiệp khá nhất ngành nuôi trồng thủy sản. Lựa chọn đầu tiên, anh xin vào làm cho một công ty chăn nuôi của Đài Loan, nhưng thấy họ chỉ cho ngồi đọc báo nên nản, được 20 ngày thì Dương bỏ công ty, xin sang làm việc cho Công ty Thông Thuận ở Bình Thuận, một trong những “đại gia” nuôi tôm khét tiếng.

Có đất dụng võ, chàng kỹ sư lao vào làm việc, lăn lộn với các ao tôm, giúp thợ nuôi tôm chuyển giao công nghệ và cũng học hỏi được rất nhiều từ thực tiễn. Yêu nghề, say nghề nhưng một ngày anh chợt nghĩ: “Nếu cứ đi làm thuê mãi lương ba cọc ba đồng thì biết bao giờ cuộc sống đổi thay”. Dương mạnh dạn gom vốn, vay bạn bè, dốc túi mới được 150 triệu đồng nhưng cũng quyết nuôi… một ao tôm dù vẫn biết rằng, với nghề nuôi tôm, lưng vốn vài trăm triệu chẳng khác chi muối bỏ bể. Gần một năm sau, năm 2002, ao tôm trúng hơn 1 tỉ đồng thì Dương đi đến một quyết định mạnh mẽ hơn: không dừng lại mà đầu tư tiếp. Gia đình, anh em ở quê đều khuyên can, cho rằng anh “gàn”, không nên “liều” quá.

 

Dám nghĩ dám làm, Dương lăn lộn với các vùng tôm suốt bao năm, có khi cả tháng không về nhà, luôn lưng trần quần cộc, lặn ngụp dưới ao. Không chỉ ở ao nhà, Dương còn chủ động đi khắp các địa phương, các viện nghiên cứu và cả nước ngoài để học hỏi, nâng cao “trình” nuôi tôm. Đi hết các vùng nuôi tôm ở Việt Nam, Dương lại đi tiếp sang Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia… và chính từ những gì mắt thấy tai nghe đã gợi mở cho anh có được bí quyết ngàn vàng ngày hôm nay. Dương tâm sự: “Mươi năm trước là “kỷ nguyên vàng” của nghề nuôi tôm. Ngày đó nuôi tôm rất dễ, cứ thả xuống là trúng nhưng sau rồi càng ngày càng khó. Tôi cũng như dân nuôi tôm cả nước bắt đầu nếm trái đắng từ đầu năm 2010”.

Câu chuyện xảy ra từ đầu năm 2010. Kể từ khi có một đàn chim lạ đông tới hàng chục nghìn con từ đâu bay tới các vùng biển cực Nam nước ta. Chúng như cơn bão kéo qua các đầm tôm, các khu nhà nuôi yến. Yến chết, tôm chết hàng loạt, chết dai dẳng và thê thảm, lan rộng ra toàn quốc. Anh Dương đang trên đà làm ăn thắng lợi, đầu tư rất lớn bỗng dưng khốn đốn vì tôm chết, lặp đi lặp lại ở gần 100 cái ao. Tính ra, số tiền thiệt hại do tôm chết đã lên tới hơn 20 tỉ đồng.

Bao đêm Dương mất ăn mất ngủ. Phải người thiếu vốn có lẽ đã khuynh gia bại sản nhưng riêng Dương không nản, anh quyết đi tìm nguyên nhân tôm chết. Anh tới khắp các viện nghiên cứu thủy sản, gặp các nhà khoa học, mỗi người nói một kiểu khác nhau. Cứ nơi nào có hội thảo, hội nghị bàn về chuyện tôm là Dương tìm đến, lắng nghe, ghi chép, tìm cách cứu tôm theo dạng “có bệnh thì vái tứ phương”. Áp dụng nhiều kiểu, nhiều cách, tỷ lệ tôm chết có giảm, nhưng kết quả vẫn không như mong đợi. Lúc tốt nhất, tỷ lệ tôm chết là 50%, coi như vẫn lỗ vốn. Trong số gần 100 ao tôm của Dương, chỉ còn lại 26 ao. Làm gì đây? Dương lại lên đường… đi tiếp. Lần này, anh quyết định đi dọc chiều dài đất nước, đến tất cả các vùng nuôi tôm lớn, thời gian kéo dài tới 26 ngày.

Hơn 20 năm sống với tôm, ăn ngủ với tôm, anh hiểu rõ con tôm nhất, nên không thể bỏ nó. “Mình sẽ dành toàn tâm, toàn lực và tất cả những hiểu biết cho ao tôm cuối cùng này”. Nghĩ là làm, anh ở lại ăn tết luôn tại ao cuối cùng này, nó nằm tại xã Phước Thể, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, cách nhà gần 200 cây số. Chính trong những ngày tết u buồn ấy, anh đã tìm ra được bí quyết.

Bốn liều thuốc “tiên” cứu tôm

Theo anh Dương ngoài những vấn đề cơ bản (quản lý con người, đầu tư xây dựng cơ bản) còn có 4 nguyên nhân khác như: Cứ nước xanh lục, xanh lam là tôm chết hai là nước phát sáng, trong nước có vi khuẩn. Thứ ba là đáy ao có nhớt. Thứ tư là khi xét nghiệm có vi khuẩn gây ra bệnh như kiết lỵ, tôm ăn thức ăn vào không tiêu hóa được, gây ỉa chảy. Để xử lý bốn vấn đề này, anh có ngay bốn “liều thuốc”:

Thứ nhất, để nước không xanh thì anh làm cho nước… màu đỏ, màu nâu. Về khoa học, đây chính là cách cân bằng cácbon nitơ. Nitơ cao thì tảo lam, tảo lục phát triển. Cách làm của Dương rất… nông dân, anh cho dùng mật rỉ đường và bột gạo (loại mật thứ cấp bỏ đi) đánh loãng pha xuống các ao tôm theo chu kỳ. Đánh 3 lần trước khi thả tôm, khi thả rồi cứ 2-3 ngày đánh một lần.

Thứ hai, chính nhờ hai sản phẩm này, vi khuẩn phát sáng trong nước cũng bị tiêu diệt.

Thứ ba, để đáy ao không nhớt và chống ký sinh trùng đường ruột cho tôm, anh tạo ra một loại chế phẩm từ thảo dược. Ký sinh trùng đường ruột tôm cũng do anh chế tạo chế phẩm, hiện thị trường chưa ai bán. Thuốc cho tôm ăn xong giống như xổ giun ở người, giá khoảng 200.000 đồng – 1 triệu đồng/kg, đủ dùng cho một ao.

Thứ tư, anh đã chế tạo ra một loại quạt tạo ôxy chuyên dụng với cánh quạt bằng nhựa và hệ thống bền, chạy không rung. Cánh quạt quay liên tục tạo ôxy, tạo dòng chảy, bọt nước chảy vào ống hút, không cần người vớt bọt.  Dòng chảy này tạo cho con tôm hoạt động, đỡ nằm một chỗ thì bớt bệnh. Ở mỗi ao tôm, khi nước chảy sẽ cuộn gom toàn bộ phân tôm, xác chết vào giữa rồi dùng xi-phông hút đi. Vì thế, ao tôm của Dương còn có điểm đặc biệt nữa là anh không cần thay nước, chỉ cấp thêm chút nước ao. Khi thả nuôi phải có ao xử lý nước, đơn cử trong 24 ao tôm của Dương ở Ninh Thuận chỉ có 18 ao nuôi, còn lại là 6 ao xử lý nước

Cùng với các “liều thuốc” trên, Dương cho biết cần phải hết sức chú trọng bảo vệ môi trường, nuôi tôm cho thật sạch, áp dụng tổng hợp các giải pháp nuôi tôm sạch. Càng áp dụng sớm và càng đồng bộ thì tỷ lệ tôm chết càng ít. Còn khi đã xảy ra sự cố tôm chết thì việc “chữa cháy” khó hơn rất nhiều, đó là lý do mà có người đến học rồi song vẫn chưa thành công. Đến các đầm tôm của anh Dương, chúng tôi thấy ngay nhiều điều lạ như: Toàn bộ khu đầm căng lưới chống chim cò, rắn rết, côn trùng… để tôm cách ly với các nguồn gây bệnh. Các đầm tôm đều có khu xử lý chất thải riêng, có ống hút nước thải đi, không xả thẳng ra môi trường theo kiểu vô tội vạ. Các trang trại của anh đều có 1-2 kỹ sư, hằng ngày cập nhật thông số môi trường, PH, độ kiềm, độ cứng, ôxy hòa tan, khí độc… và gửi về cho anh qua đường e-mail. Vì thế nên nuôi tôm nhưng chiếc iPhone nối mạng 3G của Dương luôn nhận báo cáo từng giờ, từng phút…

Anh Nguyễn Đình Vương, kỹ sư làm việc tại trang trại ở xã Ninh Phước cho biết: “Anh Dương thành công vì những giải pháp của anh rất thiết thực, nghiêm túc, đúng như mô hình nuôi tôm ở nhiều nước có kinh nghiệm trên thế giới. Những giải pháp này cần được nhân rộng vì ở Việt Nam đã qua rồi cái thời kỳ nuôi tôm theo cảm tính, không có qua trình khoa học. Tuy nhiên, cách làm của anh lại dễ học, dễ làm, nông dân làm vô tư!”.

Hiện nay, mặc dù các vùng nuôi tôm trên cả nước đều ảm đạm nhưng các trang trại tôm của anh Dương vẫn hoạt động hiệu quả, thu lợi nhuận cao. Trang trại tạo việc làm thu nhập ổn định cho hơn 100 công nhân, chủ yếu là con em, họ hàng, bà con ở ngoài quê Yên Thành vào làm việc.

Nắm “vàng” trong tay vẫn chia sẻ giúp người

Trước đại dịch tôm, ngành nông nghiệp đã giao cho nhiều viện nghiên cứu vào cuộc mà vẫn chưa tìm ra nguyên nhân và giải pháp xử lý xác đáng. Trong bối cảnh đó, một kỹ sư chân đất trở thành “hiệp sĩ cứu tôm” như Nguyễn Văn Dương thật đáng quý biết bao. Tiếc rằng đến nay vẫn chưa thấy có nhiều nhà quản lý, nhà khoa học tìm đến với Dương để cộng tác, nghiên cứu. Trong khi các cơ quan chức năng và cơ quan nghiên cứu trong nước thờ ơ thì Tập đoàn Chăn nuôi CP (Thái Lan) đã nhanh chân tìm đến Dương xin được chia sẻ kinh nghiệm với chi phí khủng.

Ông Nguyễn Hữu Phước, Giám đốc Quản lý khu vực Ninh Thuận – Bình Thuận  của Tập đoàn CP cho biết: “Mô hình, cách làm của anh Dương rất giống với mô hình chúng tôi đã triển khai thành công ở Thái Lan, áp dụng triệt để 4 yếu tố: Con giống, thức ăn, chương trình quản lý ao nuôi và hệ thống bảo vệ chống sự lây lan từ bên ngoài. Chương trình của anh Dương giống khoảng 80% của chúng tôi. Anh Dương là một tấm gương điển hình, từ thất bại rút ra kinh nghiệm, thay đổi và đã thành công. Ông Bạch Xuân Hiếu, nhân viên quản lý khu vực Ninh Thuận của Công ty CP Chăn nuôi nhấn mạnh: “Cho đến nay chỉ mới chỉ ở Bình Thuận có có mô hình nuôi khắc phục được hội chứng tôm chết sớm do anh Dương làm được, trở thành điểm tham quan, học tập kinh nghiệm của cả nước, nhất là các tỉnh miền Tây Nam Bộ”.

Anh không hề giấu nghề, giữ bí quyết mà sẵn sàng chia sẻ cho người khác. Bất kỳ ai yêu nghề nuôi tôm, cần học hỏi bí quyết, anh đều cho hết, không giấu giếm bất kỳ điều gì. Anh Nguyễn Viết Tuấn, chủ đầm tôm ở xã Phước Thể, huyện Tuy Phong, Bình Thuận tâm sự: “Năm ngoái tôi nuôi 16 ao tôm, chết cả 16, thiệt hại khoảng hơn 4 tỉ đồng, thật sự “méo mặt”. Từ hồi áp dụng công nghệ của chú Dương tôm đỡ chết nhiều, nếu không chắc chỉ còn nước tôi… ra đê ở”. Anh Tuấn cho biết thêm, cả xã Phước Thể có gần 500ha nuôi tôm, phải bỏ hoang cả nửa năm trời, nay nhờ có công nghệ của anh Dương nên mới rục rịch nuôi trở lại.

Trao đổi với chúng tôi, anh Lưu Viết Tuấn, cũng là một kỹ sư nông nghiệp, chủ trang trại tôm ở Hà Tĩnh sau một tháng vào Bình Thuận “tầm sư học đạo” trở về áp dụng quy trình của anh Dương: “Tôm của tôi bớt chết đi rồi, hiệu quả rõ rệt. Chú Dương đúng là ân nhân, cứu cả gia đình tôi bên bờ vực phá sản”.

Nguồn: Petrotimes.vn.

Hy hữu ngư dân Anh bắt được tôm hùm xanh siêu quý hiếm

Tôm hùm màu xanh dương là loài vật vô cùng quý hiếm với xác suất 1/2.000.000, vậy mà một ngư dân ở Anh đã 2 lần bắt được con vật này.

Một ngư dân ở Devon Coast (Anh) vừa bắt được một con tôm hùm xanh dương quý hiếm và đặt tên nó là Lary. Sau đó, ông đã thả nó xuống biển.

Theo các ngư dân ở Anh, bắt được tôm hùm xanh thể hiện sự may mắn, hạnh phúc. Vì vậy họ sẽ thả chúng xuống biển chứ không chế biến thành món ăn. Người ngư dân cho biết: “Hy vọng một lúc nào đó có ai bắt được Lary cũng sẽ làm như tôi”.

Hy hữu ngư dân Anh bắt được tôm hùm xanh siêu quý hiếm - Ảnh 1
Hy hữu ngư dân Anh bắt được tôm hùm xanh siêu quý hiếm - Ảnh 2

Con tôm hùm quý hiếm màu xanh dương có tên là Lary mà người ngư dân ở Anh đã bắt được.

Được biết, người ngư dân nói trên đã làm nghề đánh bắt hải sản hơn 50 năm và đây là lần đầu ông bắt được con tôm hùm màu lam đậm.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng kỳ lạ trên được các nhà khoa học giải thích là do khiếm khuyết di truyền khiến loài sinh vật này sản xuất quá mức một loại protein cụ thể.

Cách đây không lâu, ông Wayne Nickerson phát hiện một con tôm hùm xanh ở vịnh Cape Cod (Mỹ). Con tôm hùm nặng 0,9kg. Đây là lần hai, ông Wayne bắt được tôm hùm xanh như vậy.

Lần trước đó ông bắt được tôm hùm xanh là năm 1990. Sau đó, ông Wayne không bán con tôm hùm xanh mà gửi đến một thủy cung ở địa phương để tiếp tục bảo tồn.

Hy hữu ngư dân Anh bắt được tôm hùm xanh siêu quý hiếm - Ảnh 3

Con tôm hùm màu xanh của ông chủ nhà hàng ở Mỹ.

Một chủ nhà hàng ở thị trấn Eastham (Mỹ) cũng đã tình cờ phát hiện một con tôm hùm màu xanh dương trong lô hàng hải sản khi mua về. Sau khi trưng bày con vật tại nhà hàng khoảng 1 tuần, ông đã tặng nó cho thủy cung St. Louis với hy vọng khi thấy con vật này, thế hệ trẻ sẽ trân trọng biển cả hơn.

Minh Khôi (T/h)

Nguồn : https://www.doisongphapluat.com/

Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp tỉnh Kiên Giang

TÓM TẮT:

Bài báo phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2008 – 2018, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục một số khó khăn, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu Kiên Giang với các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước.

Từ khóa: Xuất khẩu, năng lực cạnh tranh, khai thác và nuôi trồng thủy sản, tỉnh Kiên Giang.

1. Đặt vấn đề

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đang từng bước khẳng định vị trí của mình với quốc tế. Các mặt hàng của Việt Nam đã từng bước tiếp cận thị trường nước trong khu vực và trên thế giới, đem lại kim ngạch xuất khẩu (KNXK) khá lớn cho nước ta. Vì vậy, xuất khẩu (XK) trở thành vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Kiên Giang là một tỉnh lớn nhất khu vực miền Tây Nam Bộ, vùng trọng điểm kinh tế của đồng bằng sông Cửu Long, có vùng biển rộng tới 63.000km2 với trên 140 hòn đảo lớn, nhỏ, là thị trường vô cùng tiềm năng thích hợp cho việc XK thủy sản.

Tuy nhiên, thực trạng XK của Kiên Giang trong những năm qua vẫn gặp không ít khó khăn như XK bị giảm, các mặt hàng bị phá giá, các doanh nghiệp (DN) không kí được hợp đồng XK. Vì vậy, việc phân tích, đánh giá toàn bộ kết quả hoạt động XK của tỉnh Kiên Giang để đưa ra giải pháp nhằm có thể khai thác được hết những tiềm năng XK của DN tỉnh Kiên Giang là việc làm hết sức cần thiết.

2. Cơ sở lí luận về xuất khẩu

Theo Luật Thương mại 2005, hoạt động XK được nêu cụ thể tại Điều 28, khoản 1 như sau: “XK hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”. Như vậy, XK là hoạt động buôn bán diễn ra trên phạm vi ngoài quốc gia. Việc thanh toán bằng đồng tiền ngoại tệ do bên bán và bên mua thống nhất và hàng hóa được vận chuyển qua biên giới quốc gia, phải tuân theo những tập quán buôn bán quốc tế. Hoạt động XK diễn ra trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế cả với hàng tiêu dùng cũng như với tư liệu sản xuất. Tuy nhiên, chung quy lại, tất cả những hoạt động này đều nhằm mục đích đem lại lợi ích DN và quốc gia xuất nhập khẩu.

Vai trò của XK bao gồm: (1) Góp phần thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu, tạo thêm nhiều chuỗi cung hàng hóa mang tính chất toàn cầu, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của nền kinh tế toàn cầu. Tạo ra được sự sàng lọc thông qua năng lực cạnh của từng DN. (2) Mang lại nguồn ngoại tệ cho quốc gia, với nguồn ngoại tệ này sẽ giúp quốc gia XK có nhiều cơ hội đầu tư máy móc thiết bị, phát triển công nghệ, phát triển kinh tế, đảm bảo cán cân thanh toán, tăng tích lũy và dự trữ ngoại tệ. (3) XK là việc mua bán hàng hóa thể hiện mối quan hệ kinh tế giữa 2 quốc gia, đây cũng cơ sở để các quốc gia mở rộng và thúc đẩy các mối quan hệ khác như giáo dục, nghiên cứu khoa học nhằm hỗ trợ phát triển chung cho 2 quốc gia. (4) Mang lại thị trường quốc tế cho DN, việc XK không những mang lại doanh thu cho DN mà còn có ý nghĩa mang lại cơ hội cho DN tiếp cận thị trường quốc tế làm cơ sở cho DN mở rộng thị trường quốc tế sau này. (5) Hoạt động XK còn có ý nghĩa quảng bá thương hiệu DN, thương hiệu quốc gia. (6) XK tạo thêm công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân.

Như vậy, đẩy mạnh hoạt động XK là vấn đề có ý nghĩa chiến lược là mục tiêu để phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

3. Thực trạng hoạt động XK của ngành Thủy sản Việt Nam trong 15 năm qua

3.1. Phân tích KNXK ngành Thủy sản Việt Nam

Thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, ngành Thủy sản Việt Nam đã từng bước đổi mới, phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngày 17/4/2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam, đã mở ra hướng phát triển cho ngành Thủy sản nói riêng và các ngành kinh tế khác nói chung. Trải qua 15 năm, hoạt động XK thủy sản Việt Nam đã đạt được một số kết quả thành tựu như hỗ trợ ngư dân mở rộng ngư trường đánh bắt, gia tăng sản lượng khai thác; tuyên truyền, hướng dẫn nông dân đẩy mạnh hoạt động nuôi trồng thủy sản; hoàn thiện hoạt động sản xuất chế biến thủy sản theo công nghệ tiên tiến, từng bước tham gia và phát triển thị trường quốc tế. KNXK của thủy sản Việt Nam có xu thế phát triển trong 15 năm qua và trải qua 3 giai đoạn thăng trầm.

Giai đoạn 1 (Từ năm 2004 – 2008): Là giai đoạn 5 năm ngành Thủy sản Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới về khoa học kỹ thuật, tiếp cận một số thị trường quốc tế tiềm năng mới, đưa ngành Thủy sản đi vào ổn định theo định hướng phát triển. KNXK tăng dần theo từng năm. Nếu như năm 2004, KNXK thủy sản là 2.401 triệu USD, thì năm 2008 là 4.509 triệu USD, đạt tỉ lệ tăng trưởng 187,79%.

Giai đoạn 2 (Từ năm 2009 – 2014): Ngành Thủy sản Việt Nam vẫn tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới về khoa học kỹ thuật, nhưng tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng khai thác thị trường quốc tế đưa ngành Thủy sản đi theo hướng phát triển mang tính bền vững. KNXK tăng dần theo từng năm. Nếu như năm 2009, KNXK thủy sản đạt 4.251 triệu USD, chỉ đạt tỉ lệ 94,27% so với năm 2008, thì năm 2014, KNXK thủy sản đạt 7.922 triệu USD, đạt tỉ lệ tăng trưởng 186,35% tăng 329,94% so với năm 2004.

Giai đoạn 3 (Từ năm 2015 – 2018): Ngoài việc tiếp đầu tư khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, ngành Thủy sản của Việt Nam đã đẩy mạnh hoạt động nuôi trồng thủy sản, nhằm tạo nguồn nguyên liệu dồi dào, đáp nhu cầu gia tăng của một số thị trường lớn như EU, Mỹ, đưa ngành Thủy sản đi theo hướng phát triển bền vững. KNXK tăng dần theo từng năm. Nếu như năm 2015, KNXK thủy sản so với năm 2014 giảm xuống còn 6.677 triệu USD, thì năm 2018, KNXK thủy sản đạt 8.802 triệu USD, đạt tỉ lệ tăng trưởng131,82% so với năm 2015 và tăng 366,59% so với năm 2004.

Tuy nhiên, trong giai đoạn này, KNXK có những năm giảm so với năm trước, như năm 2015 KNXK 6.677, đạt tỉ lệ 84,28 so với năm 2014; năm 2009 KNXK 4.251, đạt tỉ lệ 94,27 so với năm 2008. Nguyên nhân là do thị trường đòi hỏi các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế cao hơn, khiến cho một số DN chưa chuẩn bị kịp để đáp ứng, bệnh dịch, thiên tai (xâm nhập mặn) làm giảm sản lượng nuôi trồng, năm 2015 sản phẩm của một số doanh nghiệp XK thủy sản kém chất lượng bị trả về làm ảnh hưởng đến thương hiệu, uy tín thủy sản Việt Nam.

Sơ đồ 1: KNXK thủy sản Việt Nam giai đoạn 2004 – 2018

ĐVT: Triệu USD

KNXK thủy sản Việt Nam giai đoạn 2004 - 2018

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Tổng cục Thống kê

3.2. Phân tích KNXK thủy sản của DN tỉnh Kiên Giang

Bảng 1. KNXH thủy sản tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2008 – 2018

Đơn vị: Triệu USD

KNXH thủy sản tỉnh Kiên Giang  giai đoạn 2008 - 2018

KNXK thủy sản tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn trên có nhiều thăng trầm, KNXK dao động từ 115 triệu USD đến 192 triệu USD, nhưng nhìn chung có xu hướng phát triển trong thời gian qua. Đáng chú ý vào các năm 2013, 2017 và 2018, KNXK ngành Thủy sản tỉnh Kiên Giang đạt trên 150 triệu USD, cụ thể:

Năm 2013, ngành XK tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2008 – 2013 rất ổn định khi UBND Kiên Giang kiến nghị Chính phủ tạo điều kiện về cơ chế, chính sách phát triển vùng biển, hải đảo, ven biển Kiên Giang thành khu kinh tế trọng điểm. Đến cuối năm 2013, số lượng tàu đánh cá của tỉnh Kiên Giang lên tới hơn 12.400 chiếc, trong đó 261 tàu dịch vụ hậu cần nghề cá, với tổng công suất gần 1,7 triệu CV. Năm 2013, cũng là năm thành công khi tỉnh Kiên Giang kiên quyết không cho ngư dân đóng mới tàu công suất nhỏ kết hợp giảm dần số lượng, khuyến khích đầu tư phát triển tàu cá công suất lớn, tạo điều thuận lợi cho ngư dân chuyển đổi ngành nghề như: nuôi cá lồng bè, nuôi trồng thủy sản ven biển… Đồng thời, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện những chính sách của Chính phủ về hỗ trợ ngư dân phát triển phương tiện khai thác đánh bắt thủy sản ở vùng biển xa bờ; Tổ chức đánh bắt thủy sản theo từng tổ, đội tàu để hỗ trợ nhau, cung ứng nhiên liệu, vật tư và thu gom sản phẩm trên ngư trường, nhằm giảm chi phí sản xuất cho từng chuyến đánh bắt, khai thác biển của ngư dân, kết hợp đẩy mạnh công tác khuyến ngư trong khai thác xa bờ; xúc tiến và tạo điều kiện thuận lợi cho các DN liên kết với DN nước ngoài đưa tàu đi khai thác vùng biển Malaysia, Indonesia…

Năm 2017, tỉnh Kiên Giang xác định nuôi trồng thủy sản là thế mạnh của tỉnh, đặc biệt là ngành Nuôi tôm. Thời điểm này, diện tích nuôi trồng thủy sản tỉnh Kiên Giang liên tục tăng, từ 159.175 ha năm 2014 lên đến 221.580 ha năm 2016. Bên cạnh việc liên tục tăng diện tích, năng suất và sản lượng thì các loại hình nuôi thủy sản  trong tỉnh cũng ngày càng đa dạng. Trong đó, các mô hình nuôi ghép ngày càng phong phú, kể cả nuôi nước lợ và nuôi nước ngọt. Áp dụng và triển khai rộng rãi mô hình trồng lúa và nuôi tôm trên cùng một diện tích canh tác như mô hình tôm sú – lúa; tôm sú – cua – lúa; tôm sú – sò; tôm sú – sò – rừng; tôm càng xanh – lúa; lúa – cá,… tận dụng khai thác tiềm năng của đất và mặt nước, tạo vùng nguyên liệu cung cấp sản phẩm sạch cho thị trường trong nước và quốc tế. Năm 2017, Tỉnh siết chặt việc quản lý chất lượng tôm giống ngay từ đầu năm, các đoàn kiểm tra do Chi cục Chăn nuôi và Thú y chủ trì thường xuyên thanh tra, kiểm tra lưu động tại các vùng nuôi tôm trọng điểm. Đồng thời, giao Sở Nông nghiệp và PTNT khẩn trương xây dựng các phòng thí nghiệm kiểm dịch giống thủy sản kết hợp với quảng bá sản phẩm và không thu phí kiểm dịch; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở cung cấp giống phải đảm bảo chất lượng.

3.3. Thuận lợi và khó khăn ngành Thủy sản Kiên Giang

3.3.1. Về thuận lợi

Thứ nhất, Đảng và Nhà nước đang thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện ở các lĩnh vực kinh tế, giáo dục…, các ngành nghề kinh doanh, bước đầu có những kết quả chuyển biến tốt.

Thứ hai, ngành Thủy sản Việt Nam đã có sự nghiên cứu, đầu tư cải tiến công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại phục vụ sản xuất, sản phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng quốc tế một số thị trường lớn châu Âu, Mỹ, đồng thời lực lượng lao động trong ngành Thủy sản cũng từng bước được nâng cao trình độ để tiếp cận các công nghệ mới.

Thứ ba, năng lực khai thác thị trường quốc tế của ngành Thủy sản Việt Nam nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng ngày càng phát triển, với việc tiếp cận và cung cấp sản phẩm cho hơn 163 thị trường ở 5 châu lục, doanh số XK tập trung chủ yếu ở các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, tiềm năng phát triển thị trường còn lớn.

Thứ tư, Kiên Giang là địa phương có diện tích bờ biển dài hơn 200km, có nguồn nguyên liệu ổn định và đa dạng, có tiềm năng phát triển diện tích nuôi biển, nuôi sinh thái các giống loài thủy hải sản tạo đảm bảo nguồn cung cho XK.

Thứ năm, sản phẩm thủy sản đa dạng, phong phú, có tiềm năng nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm như tôm sú, cá tra và có khả năng đa dạng hóa sản phẩm từ các nguồn thủy sản nuôi trồng và đánh bắt khác.

Thứ sáu, tỉnh Kiên Giang đã hình thành và triển khai một số chiến lược phát triển ngành Thủy sản theo hướng bền vững, phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bảo vệ môi trường sinh thái.

3.3.2. Khó khăn

Ngành Thủy sản Kiên Giang có nhiều thuận lợi, nhưng cũng gặp không ít khó khăn trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu mang lại.

Thứ nhất, do xu thế thế toàn cầu hóa nên áp lực cạnh tranh đè nặng lên hoạt động XK của ngành Thủy sản Việt Nam. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp XK Kiên Giang còn hạn chế so với các DN, công ty nước ngoài. Trong đó, năng lực cạnh tranh bên trong DN còn nhiều hạn chế cần khắc phục thì mới vượt qua được một số thị trường lớn như Mỹ, EU… Đặc biệt với việc EU cảnh báo thẻ vàng đối với mặt hàng thủy sản của Việt Nam XK vào EU từ cuối năm 2017, đã gây khó khăn với ngành Thủy sản Kiên Giang nói riêng và ngành Thủy sản Việt Nam nói chung.

Thứ hai, là vấn đề an toàn thực phẩm được thể hiện qua các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ngày càng đa dạng và khắt khe. Mỗi thị trường đều chọn cho mình một tiêu chuẩn chất lượng quốc tế để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và phù hợp với tập quán tiêu dùng của thị trường đó. Chính vì vậy, không những ngành Thủy sản Kiên Giang, mà cả ngành Thủy sản Việt Nam phải nghiên cứu và nỗ lực hết mình mới đáp ứng được sự đa dạng về tiêu chuẩn chất lượng quốc tế của thị trường thế giới.

Thứ ba, ngoài việc đánh bắt, hoạt động nuôi trồng thủy sản Kiên Giang còn gặp nhiều khó khăn như bệnh dịch, thời tiết khí hậu bất thường, thiên tai, kỹ thuật chăm sóc, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho quá trình nuôi trồng chưa hoàn chỉnh, đồng bộ.

Thứ tư, việc quản lý chất lượng tôm giống còn bất cập, chưa đồng bộ dẫn đến việc tôm giống bị pha trộn, lai tạp là nguyên nhân gây ra bệnh dịch, tôm chết hàng loạt khi bắt đầu trưởng thành, chuẩn bị thu hoạch.

Thứ năm, một số biến động, xung đột về kinh tế, quân sự trên thế giới làm cho XK thủy sản Việt Nam bị ảnh hưởng, có sự sụt giảm về nhu cầu khiến cho sản lượng và KNXK Việt Nam có khuynh hướng giảm. Cụ thể, sự cạnh tranh với Ấn Độ và Ecuador trên thị trường tôm, cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung làm xáo trộn thị trường, ảnh hưởng đến nhu cầu, cùng với đồng nhân dân tệ mất giá cũng là những yếu tố gây ảnh hưởng đến XK thủy sản sang thị trường này.

4. Đề xuất giải pháp phát triển ngành Thủy sản Kiên Giang

Căn cứ vào chương trình hành động của Tỉnh ủy và thực trạng phân tích trên, tác giả xin đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của DN ngành Thủy sản tỉnh Kiên Giang như sau:

Thứ nhất, nghiên cứu nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp XK Kiên Giang. Trong đó, tập trung nâng cao năng lực sản xuất, công nghệ, giúp DN sản xuất những mặt hàng có giá trị gia tăng cao, giảm dần tỷ trọng hàng XK sơ chế, phát triển sản xuất các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh. Nâng cao năng lực nghiên cứu thị trường, nhằm giúp DN thâm nhập thị trường quốc tế sâu rộng, tạo thị phần ổn định trên thị trường khu vực và thế giới trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Nâng cao năng lực tài chính để giúp DN khai thác tốt các nguồn vốn trong và ngoài nước, đảm bảo cho hoạt động XK doanh nghiệp được phát triển bền vững.

Thứ hai, áp dụng công nghệ bảo quản sản phẩm sau thu hoạch để giảm thất thoát và nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm thủy sản. Đồng thời, tăng cường công tác đăng ký, đăng kiểm để bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tàu cá hoạt động hiệu quả; bảo vệ nguồn lợi thủy sản có sự tham gia của cộng đồng; Tiếp tục đầu tư, nâng cấp các cảng cá, bến cá và đội tàu dịch vụ hậu cần nghề cá đáp ứng nhu cầu khai thác đánh bắt thủy sản.

Thứ ba, cần xây dựng một chiến lược khắc phục sự biến đổi khí hậu về thời tiết, nắng nóng, xâm nhập mặn do độ dâng của biển nhằm giảm thiểu tối đa sự thiệt hại nguồn thủy sản của tỉnh Kiên Giang. Đồng thời, tiếp tục xây dựng và triển khai các kế hoạch chương trình hành động cụ thể theo hướng nuôi trồng và khai thác thủy hải sản mang tính bền vững, phù hợp với từng nhóm nghề, ngư trường, vùng biển; tập trung đầu tư sản xuất, nhất là nuôi tôm nước lợ, tôm thâm canh – bán thâm canh, tôm quảng canh cải tiến, tôm càng xanh trong ruộng lúa, cua biển và các loài nhuyễn thể ở những nơi có điều kiện theo hướng công nghiệp, hiện đại và bền vững, thích ứng trong điều kiện biến đổi khí hậu để nhằm đạt được hiệu quả cao về kinh tế cũng như lợi nhuận.

Thứ tư, tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu, tập trung xây dựng ngành Thủy sản thành ngành XK hàng hóa lớn của tỉnh theo hướng hiện đại, hiệu quả cao,…; tập trung, rà soát lại các cơ sở hạ tầng nông nghiệp, xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp, tránh chồng chéo; tạo sự đồng thuận trong nuôi trồng thủy sản và trồng lúa, đẩy mạnh công tác quản lý vật tư đầu vào phục vụ cho nuôi trồng thủy sản, tuyên truyền cho người nuôi sử dụng các sản phẩm an toàn, kiểm soát chặt chẽ quy trình nuôi không còn dư lượng kháng sinh và các tạp chất khác trong sản phẩm.

Thứ năm, ngành Thủy sản Kiên Giang cần đẩy mạnh mối quan hệ, liên kết đầu tư với các đối tác, phấn đấu xây dựng chuỗi liên kết 5: nhà nông – nhà khoa học – DN – Nhà nước – ngân hàng để gia tăng sản lượng đánh bắt, nuôi trồng và sản xuất, chế biến thủy sản, đáp ứng chuỗi cung toàn cầu cho ngành Thủy sản Kiên Giang. Đồng thời, các ngân hàng tại tỉnh cũng cần tạo điều kiện cho các DN đầu tư nâng cấp công suất nhà máy, dây chuyền sản xuất, mời gọi, thu hút những dự án quy mô lớn, công nghệ tiên tiến hiện đại vào chế biến nông sản hàng hóa xuất khẩu. Tiếp tục thực hiện dự án xây dựng khu công nghệ cao phát triển ngành Tôm.

Thứ sáu, tăng cường kiểm tra việc chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định IUU của Liên minh châu Âu và một số quốc gia khác ngày càng được siết chặt. IUU quy định tất cả lô hàng thủy sản khai thác phải có chứng nhận tên tàu khai thác, vùng biển khai thác. Điều này gây khó khăn cho Thủy sản Việt Nam trong việc đảm bảo uy tín trên thị trường thế giới. Vì vậy, việc tăng cường kiểm tra biển kết hợp với việc bảo vệ biển đảo để bảo vệ chủ quyền biển Việt Nam, đặc biệt là các huyện đảo phải gắn phát triển sản xuất với an ninh quốc phòng là việc làm vô cùng cần thiết.

5. Kết luận

XK thủy sản là một trong những hàng hóa đem lại kim ngạch lớn cho tỉnh Kiên Giang. Vì vậy, Tỉnh cần triển khai đồng bộ các giải pháp trên để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản được an toàn và hiệu quả, tạo ra nguồn nguyên liệu thủy sản chất lượng cao một cách ổn định, cung cấp đầy đủ cho hoạt động chế biến XK, phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững, sinh thái, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, phấn đấu XK thủy sản đạt 1 tỷ USD đến năm 2019 – 2020, trở thành tỉnh phát triển mạnh về kinh tế biển trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, góp phần vào việc gia tăng GDP của cả nước.

Nguồn : http://tapchicongthuong.vn/

Quyết liệt với dư lượng Ethoxyquin trong thức ăn thủy sản

Sau ngày 31/3/2020, thủy sản nhập khẩu vào EU sẽ không được có dư lượng Ethoxyquin.

14-54-53_ethoxyquin_trong_thuc_n_thuy_sn
Nuôi cá tra ở ĐBSCL.

Trước tình hình đó, Tổng cục Thủy sản  (Bộ NN-PTNT) vừa họp cùng các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp thủy sản và doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi về vấn đề này.

Mẫu vi phạm Ethoxyquin chiếm tỷ lệ cao

Theo Tổng cục Thủy sản, ngày 7/6/2017, EU đã ban hành quy định số 2017/962 về sử dụng Ethoxyquin trong thức ăn chăn nuôi. Theo đó, sau ngày 31/3/2020, EU quy định Ethoxyquin không được phép sử dụng trong tất cả các loại thức ăn chăn nuôi (bao gồm thức ăn thủy sản).

Phản ánh từ nhiều doanh nghiệp xuất khẩu tôm, cá tra… sang EU, tháng 9, tháng 10 năm 2019, nhiều nhà nhập khẩu EU đã gửi thư nhắc nhở về thời gian áp dụng quy định nói trên của EU và yêu cầu các lô hàng tôm, cá tra… bán cho họ phải đảm bảo không được nuôi bằng thức ăn có Ethoxyquin.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết, Ethoxyquin không phải là vấn đề mới. Năm 2012, Nhật Bản đã tiến hành kiểm tra dư lượng Ethoxyquin trong thủy sản nhập khẩu, đặc biệt là tôm, với quy định về ngưỡng giới hạn cho phép Ethoxyquin trong sản phẩm thủy sản là 0,01ppm.

Sau đó, từ các kiến nghị của Việt Nam và Ấn Độ, đến 21/1/2014, Nhật Bản đã tăng ngưỡng cho phép với Ethoxyquin trong sản phẩm tôm lên 0,2ppm. Sau Nhật Bản, Hàn Quốc cũng tiến hành kiểm soát Ethoxyquin từ năm 2013 đối với tôm đông lạnh nhập khẩu, ngưỡng giới hạn cho phép là 0,01ppm.

Ở Mỹ, từ năm 1997, FDA đã bắt đầu khuyến cáo sử dụng Ethoxyquin từ 150ppm xuống 75ppm trong thức ăn thủy sản và bắt buộc tối đa 0,5ppm trong sản phẩm động vật và thủy sản chưa nấu chín. Theo các nhà nghiên cứu Mỹ, đến nay, ngưỡng cho phép này vẫn tương đối an toàn với người tiêu dùng.

Ở Việt Nam, không cấm sử dụng Ethoxyquin trong sản xuất thức ăn chăn nuôi và thủy sản, với ngưỡng giới hạn cho phép trong thức ăn thủy sản là 150ppm.

Tuy nhiên, quy định của EU khác với quy định của các thị trường khác về Ethoxyquin trong thủy sản. Chẳng hạn, trong khi Nhật Bản, Hàn Quốc chỉ kiểm tra dư lượng Ethoxyquin trên sản phẩm thủy sản nhập khẩu, thì EU lại cấm sử dụng Ethoxyquin trong thức ăn chăn nuôi. Điều này đồng nghĩa với việc, EU không chấp nhận các sản phẩm chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu có dư lượng Ethoxyquin, dù là ở hàm lượng rất thấp.

Đây chính là nỗi lo lớn đối với ngành thủy sản cũng như từng doanh nghiệp. Bởi theo ông Hòe, EU đang là thị trường lớn và có tính định hướng của thủy sản Việt Nam. Năm 2019, EU là thị trường lớn nhất của tôm Việt Nam với giá trị gần 700 triệu USD (chiếm gần 21%), thị trường lớn thứ 3 của cá tra (đạt 227 triệu USD, chiếm 115), thị trường thứ 2 của cá ngừ (chiếm 19%), thị trường thứ 3 về mực và bạch tuộc (chiếm 12%)…

Chính vì vậy, sau khi nhận được công văn 2786/TCTS-NTTS của Tổng cục Thủy sản về việc thực hiện nghiêm các quy định sử dụng Ethoxyquin trong thức ăn thủy sản, VASEP đã tổ chức cuộc họp với các doanh nghiệp thủy sản để thông báo quy định của EU, cập nhật tình hình kiểm soát Ethoxyquin tại nhà máy thủy sản cũng như các bất cập của doanh nghiệp trong kiểm soát Ethoxyquin trong thủy sản xuất khẩu.

Đặc biệt, các doanh nghiệp đã phối hợp tổ chức lấy mẫu nguyên liệu tôm để kiểm tra. Tổng cộng đã lấy 152 mẫu tôm. Điều đáng lo ngại là sau khi kiểm tra, có tới 83 mẫu tôm (gần 55%) không đạt quy định về Ethoxyquin, trong đó có những mẫu dư lượng lên tới 258ppm.

Cũng theo ông Hòe, hiện nay trên thị trường có các hãng thức ăn thủy sản lớn như C.P Việt Nam, Thăng Long, Grobest, Uni Prisident, Tong Wei… Những hãng này chiếm hơn 70% thị trường thức ăn thủy sản. Sau khi kiểm tra nguồn tôm nguyên liệu sử dụng các loại thức ăn này, thì thấy rằng, chỉ có nguồn tôm sử dụng thức ăn của C.P Việt Nam gần như không phát hiện dư lượng Ethoxyquin, còn các loại thức ăn khác đều có tồn dư.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi phải rà soát lại toàn bộ nguồn nguyên liệu, phụ gia về dư lượng Ethoxyquin. Sao cho thức ăn thành phẩm phải đáp ứng được yêu cầu về Ethoxyquin của các thị trường xuất khẩu thủy sản. Thứ trưởng nhấn mạnh, nếu hành động quyết liệt, chúng ta hoàn toàn có thể đáp ứng được quy định của EU về Ethoxyquin.

Trước thông tin nói trên, đại diện nhiều doanh nghiệp sản xuất thức ăn thủy sản, đều khẳng định họ không hề bỏ Ethoxyquin vào thức ăn trong quá trình sản xuất. Mà Ethoxyquin đã có sẵn trong nguồn nguyên liệu sản xuất thức ăn, nhất là bột cá nhập khẩu từ Peru, Chile, bởi Ethoxyquin sẽ giúp chống ô xy hóa trong quá trình vận chuyển. Đại diện của công ty Cargill, cho biết, trong bột cá nhập khẩu, dư lượng Ethoxyquin thường ở mức 20 – 30ppm.

Do Việt Nam chỉ chiếm một lượng nhỏ bột cá xuất khẩu của Peru và Chile, nên các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi Việt Nam khó có thể yêu cầu các nhà cung cấp bột cá từ những nước nói trên đảm bảo yêu cầu không có Ethoxyquin trong bột cá bán cho Việt Nam.

Phải hành động quyết liệt

Tuy nhiên, việc đảm bảo nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi không có Ethoxyquin vẫn có thể làm được, nếu doanh nghiệp có quyết tâm. Theo chia sẻ từ đại diện C.P Việt Nam, từ sau khi Nhật Bản kiểm soát Ethoxyquin trong sản phẩm thủy sản nhập khẩu vào nước này, C.P Việt Nam đã khuyến cáo các nhà cung cấp bột cá, dầu cá cho C.P Việt Nam, không sử dụng Ethoxyquin trong những nguyên liệu này.

Bên cạnh đó, C.P Việt Nam tiến hành kiểm tra chặt chẽ dư lượng Ethoxyquin trong các lô nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất. Đó chính là lý do vì sao vừa qua các doanh nghiệp chế biến thủy sản tiến hành kiểm tra tôm sử dụng các loại thức ăn, thì tôm dùng thức ăn của C.P Việt Nam không phát hiện dư lượng Ethoxyquin.

Theo ông Trương Đình Hòe, để hỗ trợ doanh nghiệp và chuỗi sản xuất, cung ứng tôm có thể kiểm soát được dư lượng Ethoxyquin trong sản phẩm xuất khẩu vào các thị trường, nhất là thị trường EU, VASEP đề nghị Bộ NN-PTNT có văn bản yêu cầu các nhà máy chế biến thức ăn công bố rõ hàm lượng Ethoxyquin trên bao bì sản phẩm: đưa chỉ tiêu Ethoxyquin và việc ghi nhãn Ethoxyquin vào danh mục thanh, kiểm tra định kỳ và tăng cường của Tổng cục Thủy sản; xem xét, có ý kiến đến cơ quan thẩm quyền của EU về việc quy định ngưỡng giới hạn cho phép tồn dư Ethoxyquin trong sản phẩm thủy sản như các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ…

Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, cho hay, do nhiều thị trường vẫn chưa cấm Ethoxyquin giống như EU, nên hiện tại không thể cấm dư lượng Ethoxyquin trong thức ăn thủy sản. Vì vậy, giải pháp tốt nhất hiện nay là các doanh nghiệp thức ăn phải ghi rõ trên nhãn về dư lượng Ethoxyquin, để người nuôi thủy sản biết mà lựa chọn sản phẩm phù hợp nếu muốn xuất khẩu sang EU. Các doanh nghiệp tự ghi nhãn và chịu trách nhiệm với công bố của mình.

Từ nay đến 31/3, Tổng cục và các địa phương sẽ ra quân, kiểm tra việc ghi nhãn trên các sản phẩm thức ăn thủy sản với Ethoxyquin. Nếu phát hiện vi phạm giữa dư lượng ghi trên nhãn với dư lượng thực tế, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

THANH SƠN
Nguồn: https://nongnghiep.vn/

Vùng đất cứ cuối năm dân quậy sình bắt toàn tôm càng to bự

Đầu tháng Chạp, về huyện Thới Bình (tỉnh Cà Mau), cứ cách mấy căn nhà là thấy chiếc vỏ lãi đậu dưới mé sông đợi cân tôm càng. Trên bờ, chị em phụ nữ nhanh tay dội nước rửa, phân loại từng thùng tôm các anh xách dưới ruộng lên để cho vào bồn ô xy.

Lâu lâu cái máy chạy ô xy trở chứng, tắt ngang là mấy chị nháo nhào, gọi ơi ới, các anh đang lội sình bắt tôm càng phải nghỉ tay, sửa máy cho tôm thở.

Thấy miếng ruộng đang tập trung đông người nhất, ghé đại vào nhà anh Út Thương (Lê Văn Thương, ấp Phủ Thờ, xã Trí Lực, huyện Thới Bình), thấy có hơn chục người đang lội dưới ruộng để thu hoạch tôm càng xanh.

Toàn là anh em ruột, bạn dì, cột chèo và hàng xóm, mỗi người một tay phụ chủ nhà chứ không cần thuê thêm ai. Mấy đứa con nít 9, 10 tuổi thấy ham cũng lội xuống ruộng bắt tôm càng. Sình lún tới lưng quần, có đứa một tay bắt tôm, một tay cầm dây thun quần cho “chắc ăn”.

 

Thới Bình trở thành “thủ phủ” tôm càng xanh với diện tích hơn 16.500 ha.

Anh Hai, anh Thương thì chịu trách nhiệm cầm máy bơm, đi dọc theo đường kênh dưới ruộng quậy bùn cho tôm càng mệt, bơi lên mé “nằm thở”. Những người còn lại chỉ việc “quơ tay” là dính cả chục con bỏ vô thùng xốp.

Sình văng đầy mặt, cả người phía trước cũng vậy, chỉ có nửa cái lưng phía sau là khô ráo, mà không có ai nghĩ đến việc lau cho sạch làm gì.

Có mấy đứa nhỏ lâu lâu la lên vì bị tôm càng kẹp, mà có đứa nào khóc đâu, còn khoái chí cười ra rả. Anh Út Thương chịu phần xách giỏ chạy tới lui chuyển tôm từ dưới ruộng lên bờ cho nhanh để tôm không bị ngộp.

Chị Út với mấy chị em bạn dâu cũng đang bận tay phân loại tôm. Thấy ai cũng luýnh quýnh nên đành hỏi chuyện ba của anh Út. Ông đi tới đi lui nhìn con cháu “lên tôm”, miệng mỉm mỉm: “Cho nó 10 công đất, nhờ chịu khó làm ăn, mỗi năm tính 1 vụ lúa, 1 vụ tôm càng, tôm sú, cua được gần 200 triệu đồng. Thả tôm càng xanh hồi tháng 6 năm nay, đây là vụ thứ hai rồi…”.

“Mới tát nước, gặt lúa xong 5 bữa trước là hôm nay thu hoạch tôm càng. Thả 25 ngàn con, loại tôm càng xanh toàn đực tới 290 đồng/con, tính ra hơn 7 triệu đồng tiền con giống. Mấy ngày nay nghe nói hợp đồng với lái cân tôm được giá 135 ngàn đồng/kg. Thấy thả đạt đầu con mà không biết bán xong được bao nhiêu, chứ năm trước lên tôm được gần 30 triệu đồng”, ba anh Út nói thêm.

Sau khi bắt lên, phân loại, tôm càng nhanh chóng được cho vào bồn ô xy để đảm bảo luôn tươi sống.

Thương lái tới là lúc các anh vừa bắt tôm xong. Cái cân được đặt ở nơi khô ráo nhất, bà chủ lái tôm ngồi đối diện để ghi chép số ký, đại diện chủ nhà ngồi kế bên cũng “biên” lại trong cuốn sổ riêng.

Lúc này, không ai kỳ kèo giá cả nữa, mà chỉ nhắc mấy đứa nhỏ cân xong lẹ tay chuyển tôm xuống vỏ cho thở ô xy. Cộng lại, hai tờ biên lai số “y chang”, không sai trăm gram nào, được 300 kg, gần 46 triệu đồng.

Tiếng cười nói bắt đầu xôm tụ hơn, rồi tính tới chuyện mua thịt heo, vài cặp dưa hấu, hay thêm vài ký khô để đãi khách… Nghe mộc mạc vậy mà vang cả một khúc sông bên dòng kênh Chắc Băng.

Cân xong, tôm càng lập tức được vận chuyển xuống vỏ lãi có sẵn bồn ô xy.

Tôm càng xanh, loại thuỷ sản phổ biến, giá trị dinh dưỡng cao và có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn.

Theo Thảo Mơ (Báo Cà Mau)