Bạn tìm thông tin gì?

Blog

Áp dụng ký quỹ tạm thời 10% với các lô hàng Minh Phú vào Mỹ

Trại tôm giống
Trại giống tôm Minh Phú.

Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (CBP) mới đây đã thông báo áp dụng các biện pháp điều tra lẩn tránh thuế chống bán phá giá và áp dụng ký quỹ tạm thời ở mức 10% với các lô hàng xuất khẩu vào Hoa Kỳ.

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (VASEP), đây mới chỉ là thông tin sơ bộ ban đầu và đối tượng áp dụng là Công ty MSeafood, công ty con của Minh Phú tại Mỹ. Hiện VASEP cũng như Minh Phú đang làm việc với luật sư để thực hiện các công việc tiếp theo trong quá trình điều tra của CBP.

Trong thông cáo báo chí mới phát đi, Tập đoàn thủy sản Minh Phú (Minh Phú) cho biết đã bị Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (CBP) áp dụng các biện pháp điều tra và ký quỹ tạm thời ở mức 10% bất hợp lý từ các cáo buộc thiếu căn cứ.

Cụ thể, vừa qua Minh Phú nhận được thông tin qua báo chí về việc CBP đã chính thức khởi xướng điều tra lẩn tránh thuế chống bán phá giá (CBPG) đối với MSeafood, công ty con của  Minh Phú tại Hoa Kỳ (điều tra EAPA). Đồng thời, CBP cũng áp dụng biện pháp tạm thời sơ bộ theo cáo buộc của tổ chức “Ủy ban thực thi thương mại tôm Hoa Kỳ” (AHSTEC). Hiện Minh Phú chưa nhận được văn bản chính thức nào từ CBP về vấn đề này.

Minh Phú cho biết hết sức bất ngờ vì trong quyết định đăng tải trên các phương tiện truyền thông, CBP đã chỉ dựa trên các thông tin một chiều được thu thập, cung cấp bởi tổ chức AHSTEC – đại diện cho một nhóm các công ty đánh bắt và chế biến tôm tại Hoa Kỳ, là tổ chức từ lâu đã tham gia vào các vụ kiện chống bán phá giá tôm Việt Nam với tư cách nguyên đơn.

AHSTEC nộp đơn tố cáo Mseafood vào tháng 9-2019. Vì quy trình điều tra là bảo mật, CBP đã sử dụng các thông tin mà AHSTEC cung cấp cũng như một số thông tin thu thập từ nhiều nguồn, chủ yếu là từ Internet, được cắt đoạn và đơn phương diễn giải mà không có sự đối chiếu hay kiểm chứng lại với Minh Phú hay Mseafood.

“Chúng tôi lấy làm tiếc về việc CBP đã quyết định áp dụng biện pháp chế tài tại quyết định nói trên với Minh Phú – dù chỉ là biện pháp sơ bộ và tạm thời – trước khi Minh Phú có cơ hội tham gia, cung cấp thông tin và trình bày về các vấn đề mà AHSTEC đã cáo buộc. Luật sư của Minh Phú tại Hoa Kỳ đã đăng ký với CBP để Minh Phú chính thức tham gia vào cuộc điều tra và cung cấp thông tin cùng các bằng chứng cụ thể để CBP xem xét trước khi đưa ra quyết định cuối cùng”, thông cáo báo chí nói.

Hồi đầu năm nay, Minh Phú cũng bị cáo buộc lẩn tránh thuế chống bán phá giá khi xuất khẩu tôm nguyên liệu của Ấn Độ vào Mỹ. Sự việc bắt nguồn từ lá thư gửi tới ủy viên Kevin McAleenan thuộc Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ (CBP) của đại biểu của bang Illinois là ông Darin LaHood, cho biết đã nhận được một đơn kiện và yêu cầu CBP điều tra xem liệu nhà nhập khẩu của Mỹ và các công ty có liên quan ở Việt Nam có đang né tránh thuế chống bán phá giá đối với tôm từ Ấn Độ hay không.


Minh Phú là công ty duy nhất của Việt Nam thoát khỏi vụ kiện chống bán phá giá với tôm khi xuất khẩu vào Mỹ kể từ năm 2016.

Đối tượng được ông LaHood nhắc đến là Tập đoàn Minh Phú và công ty nhập khẩu tại Mỹ của tập đoàn là Mseafood Corporation. Lá thư trên cáo buộc Tập đoàn Minh Phú đã lách thuế CBPG tôm đông lạnh từ Ấn Độ gây tổn hại tới các nhà sản xuất tôm của Mỹ và tạo ra mối nguy cho người tiêu dùng tôm tại Mỹ.

Sau đó, Minh Phú đã có những thông tin phản bác những cáo buộc nói trên. Và từ quý 2-2019, Minh Phú đã không còn sử dụng tôm nhập khẩu Ấn Độ.

Hiện Minh Phú đã chỉ định luật sư tại Hoa Kỳ và Việt Nam làm thủ tục đăng ký với CBP để tham gia tích cực và cung cấp số liệu cho CBP để giúp cơ quan này hiểu chính xác hơn, có thông tin đa chiều và đã được kiểm chứng trước khi CBP đưa ra quyết định cuối cùng.

Trên cơ sở đó, chúng tôi tin tưởng rằng, trước khi ra quyết định cuối cùng, CBP sẽ cho phép Minh Phú và Mseafood cơ hội được cung cấp thông tin, giải trình số liệu và tự bảo vệ để giúp CBP hiểu chính xác và đầy đủ hơn về Minh Phú và có quyết định phù hợp với các thông tin đầy đủ, được kiểm chứng. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật Hoa Kỳ cũng như tinh thần của pháp luật Hoa Kỳ là mọi quy trình phải luôn đảm bảo minh bạch và công bằng (due process of law) cho các đối tượng liên quan.

Từ năm 2016, căn cứ phán quyết của WTO, Mỹ đã dỡ bỏ lệnh áp thuế CBPG, không tiến hành rà soát hàng năm biện pháp CBPG với sản phẩm tôm xuất khẩu của Minh Phú. Điều này đồng nghĩa với việc Minh Phú là công ty duy nhất của VN không chịu mức thuế CBPG giá khi xuất khẩu tôm vào Mỹ.

Năm 2019, doanh số xuất khẩu của Minh Phú đạt 643 triệu USD, giảm 14,25% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân được đưa ra là do thời tiết và dịch bệnh ảnh hưởng mạnh mẽ đến nguồn tôm nguyên liệu của công ty này.

TRẦN MẠNH Tuổi Trẻ

INDONESIA: Hồi sinh 300.000 trang trại nuôi tôm bỏ hoang

Indonesia đã công bố kế hoạch đưa hơn 300.000ha ao nuôi tôm cũ trở lại sản xuất để cải thiện sản lượng tôm mà không cần phải phá rừng ngập mặn.

Khoảng 60% các ao nuôi tôm của đất nước này hiện đang bỏ hoang. Alan Koropitan, Phó Chánh văn phòng Tổng thống cho biết, Chính phủ sẽ có kế hoạch hồi sinh trở lại các khu vực này. Một khu vực đang được nhắm mục tiêu để phục hồi là Bumi Dipasena. Đây là một trong những khu nuôi tôm thâm canh lớn nhất trên thế giới với diện tích khoảng 17.000ha.

Edhy Michowo, Bộ trưởng Bộ Thủy sản của Indonesia đã cam kết khôi phục lại khu vực – nơi cần cải thiện cơ sở hạ tần giao thông cũng như hệ thống cung cấp điện và nước sạch đáng tin cậy hơn. Các giải pháp khác được đưa ra cho khu vực này bao gồm giới thiệu phương thức quản lý dựa vào cộng đồng, loại bỏ quyền kiểm soát doanh nghiệp từ trên xuống – tình trạng này đã xảy ra trước đây của PT Central Proteina Prima, người hoạt động theo chương trình hợp tác với nông dân quy mô nhỏ.

Theo Mongbay, vào lúc cao điểm, khu vực Bumi Dipasena đã sản xuất hơn 200 tấn tôm mỗi ngày.

Nguồn : http://nguoinuoitom.vn/

Giải pháp nuôi tôm cỡ lớn khẳng định bước tiến vượt bậc của ngành tôm Việt Nam

Nông dân, doanh nghiệp Việt đã áp dụng nhiều giải pháp tiên tiến để nuôi thành công tôm cỡ lớn. Đây là nguồn nguyên liệu mà thị trường xuất khẩu đang rất cần.

Trong những năm gần đây, năng suất, chất lượng tôm nuôi của Việt Nam không ngừng được nâng cao. Việc sản xuất được tôm cỡ lớn vừa gia tăng lợi nhuận cho người nuôi, vừa khẳng định những bước tiến vượt bậc của nghề nuôi tôm nước ta.

Các nhà máy chế biến thủy sản cho biết, tôm thẻ chân trắng từ 25-40 con/kg được xem là nguồn nguyên liệu cỡ lớn. Do khó nuôi nên nguồn tôm này hiện rất ít, trong khi nhu cầu của thị trường lại cần nhiều. Tôm cỡ lớn chứa nhiều chất dinh dưỡng, dễ chế biến, nên người tiêu dùng rất ưa chuộng và sẵn sàng chi giá cao hơn để mua. Tuy nhiện, việc nuôi tôm cỡ lớn là điều không dễ dàng, đặc biệt trước tác động tiêu cực của thời tiết, dịch bệnh như hiện nay.

Đặc thì của tôm lớn là hoạt động mạnh, đòi hỏi không gian rộng, môi trường ao nuôi phải thông thoáng. Do đó, nước trong ao phải đảm bảo sạch, tôm nuôi cần chia ra nhiều giai đoạn và được thu tỉa để giảm mật dộ. Thực tế việc sử dụng con giống chát lượng cao, tăng trưởng tốt để nuôi được tôm cỡ lớn đã thành công ở các ao nuôi của nhiều hộ dân.

Giảm giá thành là yếu tố rất cần thiết đối với người nuôi tôm, nhất là trong bối cảnh chi phí sản xuất tôm của nước ta đang cao hơn so với các nước. Việc lựa chọn cong giống chất lượng, áp dụng quy trình sản xuất hiện đại sẽ giúp bà con nuoi được tôm cỡ lớn. Ngoài việc giảm giá thành, gia tăng lợi nhuận, đây còn là giải pháp đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm tôm của Việt Nam.

N.T

Nguồn : nguoinuoitom.vn

Mexico: Áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc tôm nuôi vào năm 2020

Hệ thống truy xuất nguồn gốc bằng máy tính các mặt hàng nông nghiệp, thủy sản nuôi và khai thác (SITMA) sẽ thu thập thông tin từ những nghiên cứu được thực hiện bởi Conapesca, Senasia – hai cơ quan chịu trách nhiệm cập nhật dữ liệu liên lên hệ thống máy tính và các cơ sở nuôi tôm trên toàn Mexico.

Conapesca (Ủy ban Quốc gia về Nghề cá và Nuôi trồng thủy sản) hợp tác với Senasica (Cơ quan dịch vụ quốc gia về sức khỏe, an toàn và chất lượng thưucj phẩm Nông nghiệp) phát triển chương trình truy xuất nguồn gốc toàn quốc với tôm nuôi tại quốc gia này nhằm mục tiêu nâng cao năng lực sản xuất, thương mại và tiêu thụ mặt hàng tôm.

Hệ thống SITMA gồm một phụ lục chuỗi nuôi tôm sẽ có chức năng cung cấp thông tin được cập nhật cho người nuôi, nâng cao hiệu quả hoạt động cho các trại nuôi tôm trên cả nước và tăng sức cạnh tranh cho cá doanh nghiệp tôm tại Mexico trên thị trường quốc tế. Dự kiến, SITMA sẽ được áp dụng chính thức vào quý đầu năm 2020 sau khi các cuộc đàm phán với các nhà sản xuất chấp thuận tham gia hệ thống cuối cùng.

SITMA đảm bảo giám sát sản phẩm từ nơi sản xuất đến tiêu thị cuối cùng tại nhà hàng hoặc tại hộ gia đình bằng các phương tiện dán nhãn thông tin đi kèm mã QR.

Các hãng nuôi trồng thủy sản sẽ tiếp cận hệ thống lấy thông tin về đối thủ cạnh tranh, hiểu được đqặc điểm của sản phẩm và hành trình của sản phẩm khi được đưa ra thị trường. Thông tin này sẽ được xác thực bở Conapesca và Senasica.

Để đảm bảo chắc chắn hơn về khả năng truy xuất nguồn gốc của sản phẩm tại thời gian xuất bán, SITMA sẽ có một đường link dẫn trực tiếp tới cục quản lý vùng quốc tế và quốc gia về nông nghiệp lành mạnh, cho phép giám sát tôm từ điểm nuôi tới các thị trường nhập khẩu.

K.T

Nguồn :http://nguoinuoitom.vn/

Một số kỹ thuật nuôi tôm mùa lạnh

Nhiệt độ xuống thấp vào mùa lạnh làm ảnh hưởng đến sức đề kháng, quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. DO đó, cần có những biện pháp chăm sóc hợp lý để ao nuôi phát triển tốt, tránh các thiệt hại xảy ra.

Hình thức nuôi tôm thâm canh

Thả đúng mật độ từng loại nuôi theo đúng khuyến cáo của nhà chuyên môn. Tuân thủ theo đúng lịch thời vụ đã khuyến cáo, hạn chế thả, nuôi vào thời điểm thời tiết lạnh.

Giảm hoặc không tăng lượng thức ăn, mặc dù kiểm tra thức ăn trong nhá, sàng đã hết.

Nâng mức nước trong ao lên trên 1.4m nhằm giữ nhiệt độ ít dao động giữa ngày và đêm.

Tăng cường thời gian vận hành quạt, nhất là thời điểm trời ít nắng, ban đêm nhiệt độ xuống thấp.

Tăng sức đề kháng cho tôm nuôi bằng cách bổ sung các chất dinh dưỡng như vitamin C, men tiêu hóa…

Sử dụng chế phẩm sinh học để ổn định môi trường nước, hạn chế khí độc,…

Khi phát hiện tôm bị bệnh do vi khuẩn gây ra, cần sử dụng các loại thuốc diệt khuẩn (lodine, BKC, …) để điều trị, tôm nuôi bị nhiễm bệnh do virus thì cần xem xét tình hình toàn bộ, trường hợp nặng thì cần phải thi hoạch sớm.

Nuôi quảng canh cải tiến

Cần nâng mực nước trong vuông (mương bao trên 1.2m, trên mặt ruộng >0.5m).

Tuyệt đồi không cấp nước trực tiếp từ sông rạch chưa qua lắng lọc. Cần chủ động nguồn nước đã qua lắng lọc, xử lý kỹ trước khi cấp vào vuông nuôi.

Sử dụng men vi sinh định kỳ để ổn định môi trường, hạn chế khí độc làm sạch môi trường vuông nuôi.

Trường hợp đang cho tôm ăn dặm thì ngưng hoặc giảm thức ăn và phối trộn thêm các chất dinh dưỡng như Vitamin C, men tiêu hóa, … nhằm tăng cường sức đề kháng cho tôm nuôi.

Hình thức nuôi quảng canh và nuôi tôm rừng

Thả cắt vụ để có thời gian cải tạo đất. Nên cắt vụ tại thời điểm sên vét ao đầm, phải đảm bảo có thời gian phơi ao, đầm ít nhất khoảng 15 – 30 ngày.

Thời gian thả giống khoảng từ cuối tháng 11 đến cuối tháng 12.

Đối với bất kỳ hình thức nào thì người nuôi cũng cần thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường (ngày 2 lần), kiểm tra tình trạng sức khỏe tôm nuôi, kiểm tra bờ ao, cống bọng… để phát hiện sớm nhất các yếu tố bất lợi cho tôm nhằm đưa ra biện pháp xử lý hiệu quả và nhanh nhất.

Khi phát hiện tôm nuôi có biểu hiện ngoài tầm kiểm soát thì người nuôi cần báo ngay cho cán bộ kỹ thuật chuyên môn gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh tự ý dùng thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm để trị các bệnh do virus gây ra, không tự ý xả thải nước chưa qua xử lý ra bên ngoài gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Nguồn:Khoa Thủy sản

Học viện Nông  nghiệp Việt Nam

Khả quan loại thức ăn mới cho tôm

Tập đoàn Thai Union mới đây đã công bố kết quả đầy hứa hẹn khu sử dụng AlgaPrime DHA được Corbion sản xuất để đáp ứng nhu cầu về nguồn thức ăn cho tôm.

Chris Haache, lãnh đạo Nuôi trồng Thủy sản toàn cầu tại Corbion cho biết, cơ hội mới này của Thai Union thể hiện cam kết với sự phát triển nhanh nhất trong nuôi  trồng thủy sản và AlgaPrime DHA có khả năng cuân cấp cho người nuôi tôm sự đảm bảo về khả năng truy xuất nguồn gốc và tính bền vững của thức ăn, đồng thời cho phép người nuôi tôm bổ sung Omega-3 có lợi vào sản phẩm của họ.

Nuôi tôm hiện tiêu thụ khoảng 100.000 tấn dầu cá hàng năm. Chủ yếu là vì dầu cá có chứa DHA, một thành phần chính trong sự tăng trưởng và phát triển của tôm. Nhu cầu toàn cầu về Omega-3 chuỗi dài, chẳng hạn như DHA và EPA, đang tăng nhanh như khả năng có sẵn từ nguồn hiện tại là cá đánh bắt từ tự nhiên bị hạn chế.

Từ năm 2016, Corbion đã sản xuất AlgaPrime DHA ở quy mô công nghiệp lớn phù hợp với nhu cầu của ngành nuôi trồng thủy sản. Được phát triển để giảm sự phụ thuộc vào nghề cá biển và cung cấp một nguồn Omega-3 chuỗi dài mới cho ngành nuôi trồng thủy sản. AlgaPrime DHA của dầu cá, sản xuất thông qua quá trình lên men với đường múa không biến đổi gen làm nguyên liệu.

L.T(Thefishsite)

Indonesia dự kiến dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu tôm hùm giống

Tân Bộ trưởng Bộ Ngư nghiệp Indonesia vừa đề xuất gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu tôm hùm con ở nước này. Xoay quanh đề xuất này vẫn còn nhiều bàn cãi.
Bộ trưởng Bộ Ngư nghiệp Indonesia Edhy Prabowo – người vừa được Tổng thống Joko Widodo bổ nhiệm tháng 10/2019 nói rằng, việc cho phép xuất khẩu tôm hùm giống sẽ hỗ trợ nhiều cho bà con ngư dân. Tuy nhiên, các nhà phê bình lại cho rằng, nếu cho phép xuất khẩu trở lại tôm hùm con sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên biển này và góp phần “làm giàu” thêm cho những quốc gia đang cạnh tranh.

Ông Prabowo phản đối lệnh cấm xuất khẩu tôm hùm giống và cho rằng, đây là một trong những nguyên nhân làm gia tăng nạn buôn lậu tôm. Đồng thời, truyền thông nước này cho hay, nếu được xuất khẩu, Indonesia có thể bán tôm giống cho Việt Nam – quốc gia vốn có nghề nuôi tôm hùm phát triển hơn.

1

Indonesia có một “thị trường đen” lớn mạnh cho tôm hùm giống – Ảnh: NMFS

Trước đó, cựu Bộ trưởng Bộ Ngư nghiệp Indonesia Susi Pudjiastuti – người nổi tiếng vì vụ bắt giữ 556 tàu đánh cá nước ngoài trái phép tại Indonesia đã ban hành lệnh cấm đánh bắt và xuất khẩu tôm hùm giống vào năm 2016 nếu chúng có kích thước nhỏ hơn 8 cm và nặng ít hơn 200 g nhằm mục đích bảo tồn nguồn lợi thủy sản.

Trước đề xuất mới của tân Bộ trưởng, bà Susi đã bảo vệ chính sách hiện tại của mình trong các tin nhắn trên Twitter, bao gồm một đoạn video của bà trên bãi biển của thị trấn sản xuất tôm hùm Trenggalek, ở Đông Java và nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc không khai thác quá mức loài giáp xác này.

“Nếu chúng ta không quan tâm và không dừng việc đánh bắt tôm hùm giống, chúng ta sẽ chỉ làm giàu thêm cho Việt Nam và Indonesia có thể sẽ không bao giờ thấy được con tôm hùm nào nữa trên biển”, bà Susi nhấn mạnh.

Vấn đề đã khiến Tổng thống Joko Widodo phải can thiệp sau khi lan truyền trên mạng xã hội với các hashtag trên Twitter như lindungilobsterkita (tạm dịch bảo vệ tôm hùm của chúng ta). Ông Widodo cho biết, việc xem xét lại lệnh cấm không nên chỉ ở các khía cạnh môi trường, mà nên chú trọng cả khía cạnh kinh tế. Đừng nói không với xuất khẩu. Sự cân bằng là điều cần thiết, tuy nhiên không phải cái gì đánh bắt được cũng đem đi xuất khẩu. Điều này cũng sai.

Theo dữ liệu do Công ty Nghiên cứu Statista (Đức) cung cấp, Indonesia là quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn, nhưng xuất khẩu tôm hùm của nước này đã giảm trong những năm gần đây, từ 3.330 tấn trong năm 2016 xuống chỉ còn khoảng 1.960 tấn.

Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á phát hiện ra rằng, tôm hùm dưới cỡ tiêu chuẩn vẫn tiếp tục được bán ở Indonesia bất chấp lệnh cấm năm 2016, do thực thi pháp luật kém và đề xuất trong một báo cáo vào tháng 8/2019 cần thêm nghiên cứu để giúp tăng trưởng ngành công nghiệp và kiềm chế dân số.

Tác giả bài viết: Phương Ngọc
Nguồn tin: Nytimes