Bạn tìm thông tin gì?

Blog

Xây dựng và ứng dụng các giải pháp quản lý truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm heo, bò và tôm biển của tỉnh Bến Tre

Ngày 16 tháng 01 năm 2020, Hội đồng khoa học và công nghệ chuyên ngành tỉnh đã tổ chức nghiệm thu đề tài: “Xây dựng và ứng dụng các giải pháp quản lý truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm heo, bò và tôm biển của tỉnh Bến Tre”. Đề tài do Ths Bùi Huy Bình , Giám đốc Công ty Cổ phần Giải pháp và Dịch vụ truy xuất nguồn gốc làm chủ nhiệm và nhóm nghiên cứu thực hiện.

 

 image
TS. Lâm Văn Tân, Giám đốc Sở KH&CN-Chủ tịch Hội đồng

Mục tiêu của đề tài là xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử sử dụng mã QR cho các sản phẩm Tôm, Bò và Heo trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Trong đó có khảo sát và xây dựng quy trình truy xuất theo chuỗi cho từng sản phẩm tôm, bò và heo; lựa chọn một số mô hình tổ chức (doanh nghiệp, Hợp tác xã) thử nghiệm ứng dụng hệ thống tem truy xuất nguồn gốc điện tử; đào tạo chuyển giao quy trình quản lý, sử dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử cho các nhà quản lý, doanh nghiệp, người dân; tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện đề xuất điều chỉnh hệ thống phù hợp.

 

Từ tháng 11 năm 2018 đến tháng 01 năm 2020, Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát và lựa chọn phương thức/hệ thống quản lý, loại hình tem truy xuất nguồn gốc; xây dựng mô hình quản lý, tổ chức cơ sở dữ liệu và cung ứng tem truy xuất nguồn gốc và vận hành mô hình quản lý truy xuất nguồn gốc.

 

 image
image
image
 Tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm Heo, Tôm biển và Bò

Kết quả đề tài đã tạo ra sản phẩm gồm: Phần mềm tem truy xuất nguồn gốc, máy tính, máy in, phôi tem; quy chế quản lý việc cung ứng và sử dụng tem truy xuất nguồn gốc; 06 mô hình với số lượng 600.000 tem được sử dụng.

 

 image
 Quang cảnh buổi họp nghiệm thu đề tài

 

Các thành viên Hội đồng đã thảo luận và đánh giá đề tài đã thực hiện và hoàn thành các mục tiêu, nội dung đã được phê duyệt, giải quyết được nhu cầu bức xúc hiện nay và thống nhất nghiệm thu. Hội đồng đề nghị nhóm thực hiện đề tài tiếp thu những ý kiến của các thành viên hội đồng, chỉnh sửa, bổ sung một số nội dung như: Chỉnh sửa về hình thức, bố cục, tổng quan; tóm tắt cần ngắn gọn lại, nêu rõ các tài liệu tham khảo, cơ sở dữ liệu, phần mềm sử dụng; quy trình xây dựng, mô hình vận hành cho từng đối tượng để hoàn thiện đề tài, sớm đưa kết quả nghiên cứu của đề tài vào áp dụng trong thực tiễn.

Nguồn :http://dost-bentre.gov.vn/

Cách nuôi tôm kiểng, tôm cảnh thủy sinh

Cách nuôi tôm kiểng, tôm cảnh thủy sinh

Nhiều năm trở lại đây, phong trào nuôi tôm cảnh thủy sinh được phát triển rộng rãi tại Việt Nam. Các cửa hàng mua bán tôm cảnh (tôm kiểng) xuất hiện ngày càng nhiều tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Cần Thơ. Trong bài viết này, Dr.Tom sẽ chia sẻ chi tiết về cách nuôi tôm kiểng để mọi người cùng hiểu và áp dụng đạt hiệu quả tốt nhất.

Tôm cảnh hay còn được gọi là tôm kiểng, đây là loại giáp xác nước ngọt có đặc điểm tương tự như tôm hùm và nhu cầu tương tự như cá cảnh. Chúng có nhiều loài màu sắc khác nhau, chúng biết bò, trèo lên cành cây, mỏm đá và thậm chí là đào hang khiến nhiều người mê mẩn. Tuy nhiên, để đào tạo được một bể tôm cảnh như ý muốn thì bạn cần phải nắm vững những kỹ thuật nuôi cơ bản trong bài viết này.

Cách nuôi tôm kiểng, tôm cảnh

1. Chọn giống tôm

Hiện nay các loại giống tôm cảnh trên thị trường rất đa dạng với nhiều mức giá khác nhau từ vài chục đến vài triệu đồng một con. Tùy vào nhu cầu và điều kiện kinh tế mà bạn có thể lựa chọn loại thích hợp. Tại Cần Thơ người chơi chủ yếu lựa chọn tôm kiểng dòng Procam có mức giá từ 20.000 – 80.000 đồng/ con.

  • Về màu sắc: Lựa chọn màu đỏ, màu cam, trắng và màu xanh lạ mắt, giúp nổi bật cho hồ nước.
  • Về đặc điểm: Chọn những chú tôm năng động, có khả năng leo trèo, bơi khỏe, màu đẹp, cơ thể con nguyên 2 càng và 8 chân.

Sau khi lựa chọn được tôm giống ưng ý, bạn cho chúng vào một hộp đựng và cho phần nước cũ ngập đến đầu tôm và thêm xủi oxy vào. Sau đó, cho từ từ nước trong hồ vào hộp để tôm quen dần với nước mới.

Tôm kiểng nước ngọt với nhiều màu sắc

Tôm kiểng nước ngọt với nhiều màu sắc

2. Chuẩn bị hồ nuôi tôm

Tôm kiểng rất dễ thích nghi với môi trường nên việc chuẩn bị hồ nuôi không cần quá cầu kỳ mà chỉ cần đáp ứng một số yêu cầu sau:

  • Nhiệt độ: 20 – 30oC
  • Độ pH: 6.5 – 8.2
  • Sử dụng bộ lọc trong hồ để cung cấp oxy.
  • Thay nước từ 1 – 2 lần/ tuần. Mỗi lần thay từ 30 – 50% thể tích nước trong hồ.
  • Nước đảm bảo sạch, đã khử Clo.

Trong cách nuôi tôm kiểng, hồ nuôi cần được trang bị thêm sỏi suối, nham thạch to hoặc nhuyễn để giúp tôm đào hàng hoặc trú ẩn khi thay vỏ. Bố trí thêm mỏm đá hoặc nhánh cây để tôm thỏa sức leo trèo. Bạn có thể sử dụng ống nước PVC cắt khúc nhỏ vừa để làm hang cho tôm. Ngoài ra, bạn cũng có thể trang trí thêm đèn, các bụi cây rậm rạp để hồ nuôi trở lên sinh động và bắt mắt hơn.

Hình ảnh hồ nuôi tôm cảnh

Hình ảnh hồ nuôi tôm cảnh thủy sinh

=> Lưu ý: Một con tôm cảnh cần 5 – 10 lít nước, ví dụ: một hồ nuôi có 64 lít nước thì nên nuôi khoảng 6 con. Dr.Tom khuyến khích không nuôi từ 2 – 4 con/ hồ.

3. Thức ăn cho tôm

Tôm kiểng là loài ăn tạp, chúng ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. Trong đó, có 3 loại thông dụng như sau:

  • Thức ăn chính: Trùm chỉ, cá nhỏ, rong rêu, bắp cải luộc, cây thủy sinh, lá bàng khô,…
  • Thức ăn bổ sung: Artemia giúp cung cấp đạm, hỗ trợ mau lột vỏ. Ngoài ra, một số thức ăn bổ trợ khác như viên tảo, cà rốt, dưa leo, lá dâu,…
  • Thức ăn khô: Các loại thức ăn tổng hợp thành viên được ăn kèm với thức ăn chính cho tôm. Khi mua sản phẩm cần chú ý đến nguồn gốc xuất xứ, tránh mua phải hàng giả, hàng nhái.

Lượng thức ăn hàng ngày nên chia nhỏ và cho tôm ăn nhiều lần với số lượng vừa phải. Sau khi ăn cần loại bỏ hết thức ăn dư thừa, tránh gây ô nhiễm nước và môi trường sống của tôm.

4. Chăm sóc tôm lột vỏ

Theo kinh nghiệm của một số người nuôi tôm cảnh nước ngọt, khi đến thời kỳ lột vỏ tôm sẽ bỏ ăn một ngày và xuất hiện hai đốm trắng mờ mờ dưới lớp vỏ, nằm sau góc mắt ngay phần tiếp nối giữa cổ và đâu tôm. Lúc này, bạn nên cho tôm ra một chiếc hộp riêng để tiện chăm sóc cho tôm lột xác thành công, tránh được tình trạng tổn thương thịt hoặc bị gãy càng.

Thông thường, mỗi con tôm cảnh sẽ lột xác khoảng 11 lần nên bạn cần theo dõi và chăm sóc tôm lột vỏ một cách tốt nhất. Bổ sung thêm oxy và khoáng chất giúp tôm mau cứng vỏ.

KHÁM PHÁ QUÁ TRÌNH LỘT XÁC CỦA TÔM

Tôm kiểng nuôi chung với cá gì tốt?

Trong tự nhiên, tôm tép là món mồi hấp dẫn của nhiều loài cá lớn có răng. Tuy nhiên, trong cách nuôi tôm kiểng bạn có thể nuôi chung với một số loại cá sau:

  • Cá chuột otto
  • Cá trâm
  • Cá chuột pugmy
  • Các bống vàng
  • Các dòng cá Pleco: Tỳ bà bướm, tỳ bà thường,…

Các loài cá không thả chung với tôm kiểng mini:

  • Cá Danios
  • Cá thủy tinh, cá bít chì
  • Cá Neon
  • Dòng cá Guppy, bảy màu rừng
  • Dòng cá Raboras
  • Cá Angels
  • Cá Gouramis
  • Nguồn:https://drtom.vn

Biến cố thủy sản toàn cầu

(Thủy sản Việt Nam) – Nhiều chương trình bao trùm rộng lớn trong các lĩnh vực thuốc kháng sinh, an ninh lương thực, phúc lợi động vật… đã tạo nên bức tranh toàn cảnh ngành thủy sản thế giới 2019. Dưới đây là các biến cố chính trong năm qua, theo nhận định của các chuyên gia tại GOAL 2019.

1. Tôm thẻ tiếp tục dẫn đầu

Theo dữ liệu GAA 2019, tốc độ tăng trưởng kép của ngành tôm nuôi ước đạt 4,5% từ 2015 đến 2021; năm 2021, tổng sản lượng tôm sẽ vượt sản lượng năm 2018 ít nhất 11%. Sản phẩm tôm số 1 hiện nay vẫn là TTCT Thái Bình Dương, chiếm 79% tổng sản lượng tôm toàn cầu. Nhưng dịch bệnh, chiến tranh thương mại và những dữ liệu sản xuất thiếu minh bạch từ Trung Quốc đã khiến thị trường tôm 2019 và các năm sau khó dự báo hơn. Năm 2019 chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt trong ngành tôm. Hiện, Ấn Độ đang thay thế Thái Lan để trở thành nguồn cung TTCT lớn nhất thị trường Mỹ kể từ khi tôm Thái Lan vướng đại dịch EMS, đỉnh điểm vào năm 2013. Trong khi, tôm Ecuador cũng nhanh chóng chiếm vị trí thứ hai tại Mỹ và nhăm nhe làm chủ thị trường châu Á. Theo Gorjan Nikolik, chuyên gia phân tích tại Rabobank, trên bản đồ thương mại ngành tôm toàn cầu trong năm qua chỉ thấy sự nổi bật của tôm Ấn Độ và Ecuador – hai cường quốc nuôi TTCT.

Tôm thẻ chân trắng vẫn chiếm lợi thế trong NTTS – Ảnh: CTV

 

 2. Dịch bệnh trên tôm – trở ngại  lớn nhất châu Á

EMS vẫn là nỗi ám ảnh lớn với người nuôi tôm tại châu Á dù các trại nuôi tôm đã biết cách áp dụng phương pháp thực hành nuôi mới để hạn chế thiệt hại từ dịch bệnh này. Ngoài ra, nhiều dịch bệnh mới như virus SHIV, hội chứng phân trắng (WFS) và vi bào tử trùng (EHP) đang đẩy người nuôi tôm vào tình cảnh khó khăn hơn. Tỷ lệ tôm chết từ SHIV cũng không kém EMS. Tuy nhiên, dịch bệnh trên lại là cú hích cho sự ra đời của các loại thức ăn chức năng, các biện pháp phòng ngừa mới như sử dụng tôm giống sạch, ao sạch, quản lý chất thải bằng hệ thống tái tuần hoàn và probiotic. Nuôi tôm vẫn đang phát triển trên nền tảng khoa học công nghệ, được kiểm soát, bền vững và dễ dự báo nhưng giá tôm sẽ luôn biến động không ngừng. Các trại nuôi thế hệ 5 cũng bắt đầu phổ biến hơn, được coi là sự đầu tư thiết thực để giảm thiểu chất thải tôm và nâng cao an toàn sinh học cho trại nuôi. Năm qua, nông dân châu Á đã tăng cường giám sát chặt chẽ các hoạt động cho ăn để nắm được các dấu hiệu cảnh báo sớm dịch bệnh.

 

 3. Đòn bẩy công nghệ

Từ lâu, nông dân nuôi cá hồi tại các nước phương tây đều biết rằng thức ăn chiếm chi phí lớn nhất và quản lý thức ăn là cách chính để thúc đẩy trang trại hoạt động hiệu quả, đạt lợi nhuận cao. Để quản lý thức ăn hiệu quả, công nghệ và dữ liệu là trợ thủ đắc lực nhất cho người nuôi. Ngành cá hồi Na Uy đã ứng dụng rất tốt công nghệ cao vào khâu nuôi và quản lý trang trại năm qua. Theo ông Bendik S. Søvegjarto, Tổng Giám đốc điều hành Công ty CageEye tại Oslo, 7% sản lượng thức ăn cá hồi bị lãng phí do cho ăn quá mức, một vấn đề mà hãng CageEye đang cố gắng khắc phục. Năm ngoái, CageEye cũng tung ra sản phẩm sử dụng công nghệ máy học và thủy âm học để đánh giá độ ngon miệng/thèm ăn của cá. Công nghệ là đòn bẩy đưa ngành cá hồi Na Uy lên vị trí cao như hiện nay. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất với ứng dụng công nghệ trong ngành NTTS nói chung vẫn là chia sẻ và tổng hợp dữ liệu.

 

 4. Chứng nhận và quản lý vùng

Ireland là quê hương của chứng nhận thực hành NTTS tốt nhất BAP – một trong những chứng nhận đầu tiên trên thế giới. Giờ đây, chứng nhận như một yêu cầu cơ bản trong NTTS; nhưng quan trọng hơn chứng nhận là cách quản lý vùng nuôi, năng lực xây dựng và sự tham gia của các hộ nuôi nhỏ lẻ. Theo Donal Maguire, Giám đốc kỹ thuật dịch vụ thủy sản tại Bord Iascaigh Mhara (BIM), sự hợp tác chặt chẽ giữa các hãng sản xuất thủy sản trong một khu vực là cực kỳ quan trọng. Năm qua, BIM đã phát triển hệ thống quản lý NTTS cấp địa phương (CLAMs) nhằm thúc đẩy sự hợp tác giữa các hãng sản xuất nhuyễn thể tại vịnh Clew. NTTS là ngành kinh doanh rủi ro và đầy khó khăn và bất cứ cách thức gì có khả năng giảm thiểu rủi ro này đều đáng trải nghiệm. Quản lý vùng là cách thức hữu hiệu để các ngành công nghiệp trong vùng tạo dựng được thiện chí trong cộng đồng. Ngành thủy sản còn phải tiếp tục mở rộng, để làm được điều đó thì phải nhận được sự ủng hộ của cả xã hội và cộng đồng.

 

 5. Giải pháp thay thế kháng sinh

Lạm dụng kháng sinh trong sản xuất luôn là vấn nạn nhức nhối từ năm này qua năm khác; thể hiện ở việc lượng kháng sinh sử dụng trong ngành nông nghiệp và thủy sản gấp đôi lượng kháng sinh sử dụng cho người, theo Ramanan Laxminarayan, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biến động bệnh dịch, Kinh tế và Chính sách (CDDEP) tại Washington, D.C. Hiện nay, người tiêu dùng đang ráo riết tìm kiếm những thực phẩm không chứa kháng sinh hoặc hữu cơ; nhưng loại bỏ kháng sinh không phải chuyện một sớm một chiều. Năm qua, FAO và WHO đã gửi đi cảnh báo toàn cầu về sử dụng nhằm mục đích phòng bệnh sẽ dẫn đến tình trạng lạm dụng và làm xuất hiện vi khuẩn kháng thuốc và siêu vi khuẩn. Người nuôi thủy sản phải sử dụng kháng sinh thận trọng, tìm ra cách nâng cao dinh dưỡng và tăng trưởng ngoài giải pháp kháng sinh để cải thiện sức khỏe vật nuôi.

 

 6. Nuôi trồng nhân đạo

Video bí mật ghi lại cảnh ngược đãi động vật tại trại nuôi cá hồi Cooke Aquaculture ở Maine đã tạo hiệu ứng mạnh mẽ trên mạng xã hội; từ đó, làn sóng tẩy chay Cooke Aquaculture lan khắp nơi cho thấy tầm quan trọng của các phương thức nuôi trồng nhân đạo, hay nói cách khác là phúc lợi động vật. Các đại biểu tham dự GOAL năm 2019 đã bỏ phiếu bình chọn sản phẩm gây mê nhân đạo (HSU) của hãng Ace Aquatec trong top sáng tạo NTTS của năm. HSU được đánh giá cao hơn sản phẩm biến gỗ thành thức ăn thủy sản của Arbiom và công nghệ phát hiện độc tố nấm mốc mycotoxin của Pegasus Science. HSU – gây mê bằng điện cực, thay vì carbondioxide, đá lạnh hoặc ngoại lực mạnh đã được sử dụng bởi công ty cá hồi Scottish Salmon và New Zealand King. Chiến thắng của Ace Aquatec đã chứng minh tầm quan trọng của phúc lợi động vật. Các hãng thủy sản ở nước phát triển hay đang phát triển đều chú trọng các biện pháp gia tăng phúc lợi động vật để tạo dựng niềm tin với người tiêu dùng.

 

 7. Xung đột thương mại 

Nhu cầu tiêu thụ thủy, hải sản toàn cầu đang giảm cộng với chiến tranh thương mại sẽ còn đặt ra nhiều thách thức hơn cho thị trường thủy sản toàn cầu. Tuy nhiên, các hãng xuất khẩu quy mô lớn vẫn đang nhìn nhận tích cực về thương mại thủy sản 2019, đặc biệt là tại châu Á. Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc trong năm nay thấp hơn năm ngoái nhưng doanh thu xuất khẩu thủy sản của một số nước châu Á khác như Indonesia, Ấn Độ, Philippines lại tăng cao. Xuất khẩu thủy sản của một số nước nổi trội tại châu Âu như Na Uy vẫn duy trì đà tăng trưởng tốt nhờ giá bán hàng hóa giữ ở mức cao với hầu hết các loại mặt hàng; trong khi, các hãng xuất khẩu thủy sản của Mỹ Latinh – nơi sản xuất một lượng lớn cá hồi và bột cá cũng ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ về hoạt động xuất khẩu. Ở những thị trường khác, Nhật Bản, châu Âu và Mỹ lại phải chứng kiến sự suy yếu về tổng khối lượng nhập khẩu thủy sản từ hồi đầu năm 2019. Ở những nước đang phát triển, nhập khẩu tăng chậm nhưng vẫn duy trì ở mức khả quan.

 

 8. NTTS bùng nổ tại Ấn Độ


NTTS ngày một phát triển tại Ấn Độ – Ảnh: Earlham

Năm qua, ngành thủy sản Ấn Độ đã thu hút nhiều sự chú ý trên thế giới. Theo K.S. Srinivas, Chủ tịch Cơ quan Xúc tiến xuất khẩu thủy sản Ấn Độ (MPEDA), mục tiêu tăng trưởng doanh thu xuất khẩu thủy sản ấn tượng từ 7 tỷ USD lên 15 tỷ USD của Ấn Độ đã tạo tiếng vang lớn. Tăng gấp đôi xuất khẩu thủy sản – lĩnh vực mà Ấn Độ mới tham gia từ hơn một thập kỷ trước được cho là khả thi. Để thực hiện mục tiêu này, Ấn Độ đã tích cực mở rộng sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm tôm, ngoài TTCT. Tham vọng đưa tôm sú quay lại vị thế ban đầu trên thị trường xuất khẩu của Ấn Độ vẫn đang được thực hiện dù sẽ phải mất ít nhất 2 đến 3 năm mới có thể trở thành hiện thực. Vùng nuôi thủy sản của Ấn Độ đã tăng trưởng trên 800% hơn một thập kỷ qua. Ngành thủy sản Ấn Độ bắt đầu nhắm đến các đối tượng cá vây tiềm năng khác, như rô phi nước ngọt, cá chẽm, hay cá tráp nuôi dọc bờ biển rộng lớn ở Ấn Độ. Quốc gia này cũng đẩy mạnh đầu tư vào trại nuôi, trại giống và kho lạnh, đồng thời kỳ vọng sẽ có thêm nhiều nhà sản xuất thủy sản đạt chứng nhận quốc tế.

>> Theo dự báo của GOAL, năm 2021, sản lượng tôm toàn cầu sẽ tiếp tục tăng 5% và có thể đạt gần 5,3 triệu tấn. Trong đó, Đông Nam Á dự kiến vượt 1,8 triệu tấn; Trung Quốc có thể đạt 1,5 triệu tấn; châu Mỹ ước 1,2 triệu tấn; Ấn Độ dự kiến vẫn ổn định ở dưới mức 600.000 tấn…

Tuấn Minh

 Theo GOAL 2019

Độc đáo nuôi tôm công nghệ cao của nông dân Đào Xuân Tứ

Ở xã Nam Thắng, huyện Tiền Hải có một lão nông dám đem toàn bộ tiền bao năm tích góp, dành dụm để làm nhà đầu tư vào nuôi tôm công nghệ cao. Và ngay vụ đầu tiên đã thu về 700 – 800 triệu đồng. Đó là câu chuyện của nông dân Đào Xuân Tứ.

Không làm nhà cho tôm, cũng chẳng xây ao lót bạt như cách mà nhiều người nuôi tôm công nghệ cao đang làm, ông Đào Xuân Tứ chọn 1 hướng đi riêng với 1 cách thức hoàn toàn mới. Đó là nuôi tôm trong bể tròn di động. Trên diện tích 1700m2, ông làm 2 bể , mỗi bể 500m2, diện tích còn lại làm 2 bể ương gièo. Các bể được thiết kế hình tròn khung sắt có lót bạt xung quanh và hệ thống oxy lưới bao quanh cùng máy móc, thiết bị.

Ông Đào Xuân Tứ – xã Nam Thắng, huyện Tiền Hải: Ao hình tròn có cái hay là quạt vòng xoáy lớn hơn, ly tâm rất tốt. Những cái xác tôm lột, phân tôm thu gọn vào hố xi phông. Tôi chỉ ở bên ngoài vặn khóa thôi nó chảy hết ra. 2 tháng đầu tôi không phải xuống ao.

Không chỉ đổi mới trong việc thiết kế ao nuôi mà cách thức nuôi tôm của lão nông Đào Xuân Tứ cũng rất khác biệt. Đó là nuôi tôm nhiều giai đoạn.

Ông Đào Xuân Tứ – xã Nam Thắng, huyện Tiền HảiGiai đoạn 1 tôi ương 2000 con/ m2, 25-26 ngày tôi tung ra 2 ao nuôi, tôi nuôi mật độ 400 con/ m2, nuôi 60 ngày tôi tiếp tục tỉa đôi để 200 con/ m2. Tiếp tục nuôi đến 90 ngày thì tôm đạt kích cỡ 36- 38 con/ kg thì tôi bắt đầu bán tỉa để nuôi 100 con/ m2 đến 108 ngày xuống 27 con/ kg thì tôi mới thu hết.

Nếu nuôi tôm truyền thống, một năm ông Tứ chỉ nuôi được 1 đến 2 vụ thì nuôi theo hình thức công nghệ cao như thế này, ông có thể nuôi được từ 4 đến 5 vụ. Qua 2 vụ nuôi, ông Tứ đã thu hoạch được 100 tấn tôm thương phẩm. Trọng lượng tôm 27 đến 32 con/kg, giá bán 220.000 đồng – 270.000 đồng, gia đình thu về hơn 1,7 tỷ đồng, trừ các khoản chi phí còn lãi 1 tỷ đồng.

Ông Vũ Thái Biền – Chủ tịch Hội nông dân xã Nam Thắng, huyện Tiền Hải : Hộ ông Đào Xuân Tứ đã mạnh dạn áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật đưa vào sản xuất tôm công nghệ cao. Qua đánh giá sau 2 vụ nuôi chúng tôi thấy năng suất tôm đạt khá cao, ổn định, có giá trị trong sản xuất. 

Nuôi tôm thẻ chân trắng trong bể nổi như cách mà ông Đào Xuân Tứ đang làm được xem là mô hình mới, hướng đi mới hiệu quả và bền vững để nhiều nông dân có thể học hỏi và áp dụng.

Thu Trang

Nguồn : http://thaibinhtv.vn/

Đầu năm, gặp những người nuôi tôm giỏi

(Thủy sản Việt Nam) – Mấy năm gần đây, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng luôn đứng đầu về con số tôm nuôi thiệt hại của tỉnh Sóc Trăng. Tuy nhiên, cũng trên vùng đất nuôi tôm khó này vẫn có những hộ nuôi tôm thẻ chưa bao giờ thất bại; và năm qua, một hộ nuôi đã thiết lập kỷ lục nuôi tôm thẻ lớn nhất.

Người bất bại với tôm thẻ nuôi ao đất

Trong số những người bất bại đó phải kể tới là anh Phạm Văn Mừng, Phó Giám đốc HTX Thủy sản Toàn Thắng ở xã Vĩnh Hiệp.

Hôm chúng tôi đến, anh Mừng đang nhập thêm thức ăn về để cung ứng cho những diện tích đang còn tôm của anh và một số thành viên HTX. Gặp chúng tôi, anh mở điện thoại di động ra khoe hình ảnh anh vừa tiếp một đoàn tham quan, tìm hiểu mô hình nuôi của HTX đến từ Ấn Độ. Anh cho  biết: “Năm nay, nuôi tôm trúng nhưng lợi nhuận không cao do vụ đầu giá tôm quá thấp, tính ra chỉ còn lời hơn 400 triệu đồng”.

Trên diện tích 2,6 ha, anh chia thành 12 ao nuôi và 3 ao lắng, tất cả đều là ao đất. Anh Mừng giải thích: “Dù là nuôi ao đất, nhưng nhờ tham gia nhiều lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm, nên tôi thực hiện đúng theo quy trình nuôi tôm 2 giai đoạn và luôn thành công”. Thông thường, khi mới bắt tôm post về anh ương khoảng 1 tháng, sau đó mới bung ra ao lớn, để giảm mật độ nhằm thu hoạch tôm cỡ lớn. Với cách làm này, ở vụ nuôi năm 2019, anh thu được 15 tấn tôm, trong đó, 2 tấn đạt kích cỡ 38 con/kg, mang về lợi nhuận trên 400 triệu đồng.

Anh Mừng cho biết: “Nuôi ao đất khó khăn nhiều hơn so với nuôi ao lót bạt đáy, nhưng nếu mình có kỹ thuật tốt thì vẫn thành công, dù không nhiều như ao lót bạt. Riêng tôi, từ khi nuôi tôm thẻ đến giờ gần 10 năm, năm nào tôi cũng có lời, ít cũng được 200 triệu đồng, năm nhiều được 500 – 700 triệu đồng. Đó cũng là nhờ tôi không thả nuôi đồng loạt hết diện tích mà chỉ thả rải vụ để thăm dò, sau 1 tháng thấy tôm phát triển thì tiếp tục thả thêm, còn không tạm ngưng ngay”.

Dù vẫn nuôi tôm thẻ bằng ao đất, nhưng anh Mừng thành công liên tiếp trong gần 10 năm qua

Không chỉ vượt qua những khó khăn, rủi ro từ việc nuôi ao đất, anh Mừng và các thành viên HTX còn mạnh dạn ký kết hợp tác với Công ty CP Thủy sản Út Xi để thực hành nuôi và được cấp chứng nhận ASC. “Chủ trương liên kết nuôi tôm theo tiêu chuẩn ASC của HTX là nhằm hướng đến nghề nuôi tôm bền vững, vì một khi đã thực hiện thì tất cả các thành viên đều nói không với kháng sinh hay các chất cấm khác. Đây cũng chính là điều kiện giúp ao nuôi, nguồn nước không còn dư lượng hóa chất độc hại cũng như hạn chế các vi sinh vật có hại cho tôm”, anh Mừng nhấn mạnh.

Chính kinh nghiệm thành công của anh đã giúp cho các thành viên của HTX Toàn Thắng liên tiếp có được lợi nhuận cao. Mấy năm nay, dù vẫn nuôi tôm thẻ bằng ao đất, nhưng tỷ lệ thiệt hại của HTX Thủy sản Toàn Thắng luôn rất thấp so với con số chung của thị xã, nên lợi nhuận của các thành viên cũng được cải thiện đáng kể. Ở vụ nuôi năm nay, HTX thả nuôi trên diện tích 61,5 ha, thu về 132 tấn tôm; trong đó, thành viên có lãi ít nhất cũng được 30 triệu đồng, cao nhất trên 400 triệu đồng.

 

Người nuôi tôm thẻ siêu lớn

Vụ tôm nước lợ năm 2019, tỉnh Sóc Trăng không chỉ có tỷ lệ thiệt hại thấp nhất, sản lượng cao nhất, mà còn thiết lập kỷ lục nuôi tôm thẻ thâm canh đạt kích cỡ lớn nhất.  Tiếp chúng tôi trong căn nhà khang trang đầy đủ tiện nghi, anh Ngô Văn Lái (phường Khánh Hòa, thị xã Vĩnh Châu) cho biết, tất cả có được đều nhờ vào con tôm nước lợ. Khi chúng tôi hỏi về vụ tôm vừa qua, anh Lái cười híp mắt: “Năm nay không chỉ trúng mùa, lời cao, mà còn là năm đầu tiên tôi nuôi được tôm thẻ về kích cỡ 17,6 con/kg. Tôi còn thể đưa tôm về kích cỡ lớn hơn nữa vì qua quan sát tôi thấy, tôm vẫn còn ăn mạnh, lột xác rất tốt, nhưng vì thời gian nuôi đã hơn 4 tháng, tôm đang có giá nên tôi thu hoạch để chốt lời”.

Anh Lái (giữa) và niềm vui trúng mùa, trúng giá vụ tôm năm 2019

Mô hình của anh Lái không có ao ương, mà chỉ có 2 ao nuôi (1.200 m2/ao) cùng hệ thống ao lắng, ao xử lý, ao sẵn sàng. Anh Lái giải thích: “Tuy không có ao ương, nhưng cách nuôi thì không khác gì có ao ương, vì tôi chỉ thả giống vào 1 ao sau đó khoảng 1 tháng thì san qua ao thứ 2 để giảm mật độ xuống còn ½ so với lúa mới thả”. Với cách nuôi này, ở vụ 1, lúc độ mặn 10 – 11‰, anh thả nuôi 360.000 post tôm thẻ vào ao nuôi đầu tiên. Sau 31 ngày, anh bắt đầu san thưa ra ao thứ 2 với tỷ lệ 1:1. Khi tôm đạt kích cỡ 39 con/kg tiến hành thu tỉa lần 1, số còn lại nuôi đến cỡ 28 – 29 con/kg tiếp tục thu tỉa lần 2. Lần thu hoạch dứt điểm cuối cùng của vụ 1 tôm đạt kích cỡ 23 – 24 con/kg. Tổng cộng qua 3 lần thu cả 2 ao đạt sản lượng 12,5 tấn. Đợt đó, dù giá tôm xuống thấp nhưng nhờ sản lượng cao nên anh vẫn đạt lợi nhuận 680 triệu đồng.

Vụ 2, do độ mặn đã giảm xuống còn 7‰, nên số lượng post được anh giảm xuống chỉ con 306.000 con và thực hiện san thưa như ở vụ 1. Khi tôm được 91 ngày tuổi bắt đầu thu tỉa lần đầu, với kích cỡ tôm ao 1 là 24 con/kg và ao 2 là 26 con/kg. Tổng sản lượng của lần thu tỉa này là 3,7 tấn. Anh Lái cho biết thêm: “Sau khi thu tỉa, tôi thấy số tôm còn lại phát triển tốt và giá tôm cỡ lớn cao nên quyết định nuôi tiếp đến 124 ngày mới thu hoạch. Lúc này, tôm ở ao 1 đạt kích cỡ 17,6 con/kg, còn ao 2 đạt kích cỡ 18,1 con/kg, tổng sản lượng thu hoạch đợt 2 được đến 8,4 tấn. Vụ 2 nhờ thu toàn tôm cỡ lớn và giá cao nên lợi nhuận lên đến 1,4 tỷ đồng”.

Xuân Trường

Nguồn : http://thuysanvietnam.com.vn/

Dân Kiên Giang trúng vụ tôm ngày Tết, hào phóng chia sẻ với chim cò

Nhờ thời tiết và nguồn nước thuận lợi, nông dân Miệt Thứ (Kiên Giang) trúng vụ tôm tết Canh Tý. Từ sáng sớm, vuông tôm (ao tôm) đã rất nhộn nhịp, ai nấy ở đúng vị trí của của mình để chuẩn bị cho một ngày bội thu.

Dân Miệt Thứ trúng tôm càng xanh
Dân Miệt Thứ trúng tôm càng xanh

Mỗi vuông tôm tại vùng Miệt Thứ có diện tích vài ngàn mét vuông đến hơn 1 héc ta. Để có tôm thu hoạch vào dịp tết, các chủ vuông phải thả tôm từ 4 – 5 tháng trước đó.

Vào ngày thu hoạch, ngay từ lúc sáng sớm chủ vuông phải chuẩn bị rổ nhựa, nước đ‌á ướp tôm và các bồn nhựa chứa tôm có lắp đặt hệ thống tạo ô xy để tránh việc tôm chế‌t, thư‌ơng lái sẽ không mua.

Cảnh thu hoạch tôm của người dân Miệt Thứ

Vuông tôm này có diện tích gần 1 ha nên chủ vuông phải huy độn‌g hơn 20 người đến thu hoạch. Trong đó, các nam thanh niên đảm nhiệm vai trò chính xuống vuông bắ‌t tôm, còn  phụ nữ có nhiệm vụ ở trên bờ lựa và phâ‌n loại tôm.

Cảnh lựa tôm trên bờ của các phụ nữ

Thương lái đến thu mua tôm ngay tại vuông đang thu hoạch

Vuông tôm, ao quanh ruộng nước còn hơn nửa mét nước để tôm sống. Để bắ‌t được tôm, chủ vuông phải dùng lưới cước phâ‌n thàn‌h từng đoạn dài khoả‌ng 300m, rồi phải dùng máy chạy sục bùn dưới đáy vuông để làm đục nước, khiến cho tôm bị thiếu ô xy tấp vào 2 mép bờ vuông. Cứ thế, những thanh niên được phâ‌n công bắ‌t tôm ở phía sau tha hồ chụp tôm b‌ỏ vào th‌ùng xốp hoặc bao đựng mang theo.

Mỗi người có thể bắ‌t vài chục ký tôm càng to. Từng rổ tôm đầy ắp được chuyển lên vỏ lãi thu gom lại, rồi nhanh ch‌óng chuyển đến điểm tập kết để phâ‌n loại tôm để vào bồn ô xy.

Đây là cách thu hoạch tôm truyền thống ở vùng Miệt Thứ. Ở các vuông tôm đang thu hoạch lúc nào cũng thu hú‌t hàng trăm con cò và hải âu đến để tìm nguồn tép, tôm tấp hai bên bờ làm thức ăn. Khi đó, lũ cò có một bữa no nê.

Dân Miệt Thứ không bao giờ bắ‌t cò bởi họ quan niệm đó là điềm may mắn, báo hiệu đất lành chim đậu. Đó là sự hào phóng, giống như tính cách của con người nơi đây.

Lũ cò đến kiế‌m mồi trong vuông tôm đang thu hoạch

Sau 3 giờ bắ‌t tôm liên tụ‌c, chủ vuông – nơi PV tác nghiệp thu hoạch được hơn 700 kg tôm càng xanh. thư‌ơng lái đến cân tôm và trả tiền ngay tại vuông. Với giá bán 110.00 đồng/kg tôm xô, sau khi trừ chi phí đầu tư con giống, chủ vuông thu lãi hơn 50 triệu đồng.

Những năm gân đây, nông dân vùng Miệt Thứ gồm 2 huyện An Biên và An Minh, tỉnh Kiên Giang thực hiện khá hiệu quả mô hình một vụ lúa, một vụ tôm với diện tích hàng chục ngàn héc ta mỗi măm. Do chủ yếu nuôi theo hình thức thâm canh, thả con giống không cho ăn thức ăn nên thịt tôm ở đây khá ngon.

nguồn:thanhnien.vn