Bạn tìm thông tin gì?

Blog

Cà Mau: Cứu hộ tôm nuôi nhằm đảm bảo cho mùa vụ thành công

(TBMK) – Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương, thời tiết năm 2020 được cho là khá khắc nghiệt, vì thế, bà con nuôi thuỷ sản cần phải chủ động trước các giải pháp để ứng phó, cứu hộ tôm nuôi nhằm đảm bảo cho mùa vụ thành công.

Mỗi tháng vùng bán đảo Cà Mau có 2 đợt nước rong vào ngày rằm và 30 (âm lịch), mỗi đợt nước rong sẽ kéo dài trong vài ngày, khi đó, bà con tranh thủ trữ nước vào khu lắng và xử lý để châm bù cho ao, ruộng nuôi tôm. Cách làm này giúp khắc phục phần nào vấn đề thiếu nước do ruộng bị nắng nóng làm sắc cạn khiến nhiệt độ nước tăng cao, dễ phát sinh nhiều dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm nuôi.

Để làm được điều này, nông dân phải tranh thủ các đợt nước kém sên vét sâu kênh mương, làm cống bọng thật an toàn và gia cố, tôn cao bờ bao khuôn hộ; Đồng thời, chuẩn bị sẵn máy bơm đợi con nước rong đến là bơm vào ao.

Nông dân xã Phú Thuận, huyện Phú Tân chăm sóc tôm công nghiệp

Đối với những vùng, những hộ khó chủ động về nước, bà con có thể thực hiện giải pháp hạ thấp mặt đáy ruộng, ao nuôi hay tạo hầm trú nóng cho tôm. Hạ thấp đáy ruộng, ao nuôi theo kiểu mương có vách bậc thang thông nhau, cắt ngang – dọc mặt ruộng, ao; hoặc tạo thành những hố rộng nằm rải rác, có mương rãnh thông nhau và thông ra mương chính, tùy theo điều kiện, hình dạng thửa đất.

Cũng có thể thiết kế tạo thêm nơi trú nóng cho tôm rải rác trong ao, ruộng hoặc theo từng vạt, từng góc đất bằng mái lều rơm sậy…

Còn đối với những ao đầm đã thả tôm, tôm đang lớn thì vấn đề hạ thấp mặt đáy sẽ khó khăn, nhưng không phải không làm được. Điều quan trọng là đảm bảo chất lượng nước không bị xáo trộn lớn gây bất lợi cho tôm (bị đục do bùn hay gây nên xì phèn, thay đổi độ kiềm, độ pH…).

Đối với ao, ruộng cải tạo xong chuẩn bị thả tôm giống, nên chậm lại vài ngày, chọn vùng góc đất thuận lợi (khoảng 1-2 phần diện tích ao chung) ngăn lại bằng bờ “cơm nếp”. Một phần cứ thả tôm giống theo kế hoạch đã định, phần còn lại sẽ tiến hành hạ thấp đáy ao, ruộng và cải tạo nước. Sau khi tôm lớn hơn, sẽ phá bờ cơm nếp này cho tôm tự chuyển sang sống luôn trên phần đất đã hạ đáy ao, ruộng (coi như nuôi tôm 2 giai đoạn). Như thế, khi gặp kỳ nắng nóng gay gắt tôm sẽ có chỗ trốn nóng, ít ảnh hưởng sức khoẻ. Còn những ao, ruộng đang cải tạo thì nên tiến hành luôn việc hạ thấp mặt đáy theo bậc thang hay tạo thành những hố trú nóng tập trung theo vạt đất hoặc rải rác như đã nêu trên, sau đó phơi đáy, bón vôi… cải tạo chu đáo rồi hãy thả giống.

Riêng các vùng nuôi tôm công nghiệp thâm canh và siêu thâm canh, cần chuẩn bị đủ nguồn nước, xử lý sinh hoá nghiêm chỉnh. Và quan trọng, các hộ cần phải tự giác quản lý tốt nguồn chất thải, nước thải, và xử lý đạt chuẩn theo quy định để không ảnh hưởng môi trường nuôi chung, cũng như việc lấy nước sau này của từng hộ.

Nguồn : https://mekongsean.vn/

Bóng đèn cực tím diệt khuẩn nước nuôi tôm

Nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, nhiều hộ nuôi tại đồng bằng sông Cửu Long đã sử dụng đèn cực tím diệt khuẩn hay còn gọi là đèn UV để xử lý nước trước khi nuôi tôm. Phương pháp này có thể tiêu diệt được các loại vi khuẩn, virus gây bệnh có trong nước, ngăn ngừa một số bệnh thường gặp trên tôm như bệnh hoại tử gan tụy, bệnh teo ruột, hội chứng gây chết sớm,…

Nước đóng vai trò quan trọng, quyết định đến sự thành công của vụ nuôi. Thông thường, nước được đưa vào ao chứa để lắng lọc và dùng hóa chất xử lý nước để loại bỏ các chất hữu cơ lơ lửng và các vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật,… Nhưng trong những năm gần đây, một số địa phương ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã sử dụng bóng đèn cực tím (UV) diệt khuẩn nước nuôi tôm đem lại thành công ngoài sự mong đợi.

Đèn cực tím diệt khuẩn là gì?

Đèn cực tím khử khuẩn có cấu tạo giống với đèn huỳnh quang thông dụng, nhưng ánh sáng đi qua đèn là tia cực tím (tia tử ngoại, tia UV) đèn có bước sóng ngắn hơn ánh sáng nhìn thấy nhưng dài hơn tia X, có năng lượng từ 3 eV – 124 eV. Phổ tia cực tím có thể chia ra thành tử ngoại gần và tự ngoại xa hay tử ngoại chân không.

Đèn cực tím cầm tay khử khuẩn, mầm bệnh trong không khí, trong nước

Đèn cực tím cầm tay khử khuẩn, mầm bệnh trong không khí, trong nước

Đèn UV có tác dụng rất mạnh trên Nucleo Protein của vi khuẩn, nó có khả năng biến dạng hoặc giết chết vi khuẩn. Tuy nhiên, khả năng diệt khuẩn của tia cực tím không những tùy thuộc vào mật độ, thời gian chiếu tia, điều kiện môi trường mà nó còn tùy thuộc vào sức chịu đựng của vi khuẩn. Ứng dụng đèn cực tím diệt khuẩn không khí, diệt khuẩn nước, đèn cực tím trong phòng mổ,…

Ứng dụng đèn cực tím diệt khuẩn nước nuôi tôm

Sử dụng đèn UV  trong diệt khuẩn nước sẽ giúp làm tổn thương cấu trúc DNA tế bào, dẫn đến việc diệt vi khuẩn, virus, và cơ thể gây bệnh khác mà không sử dụng bất kỳ các loại hóa chất, an toàn cho tôm nuôi. Vùng tia cực tím có bước sóng từ 280 – 200 nm sẽ có tác dụng diệt khuẩn nhiều nhất. Thời gian chiếu đèn cực tím từ 10s – 30s với lớp nước chảy qua có dày khoảng 10 – 15cm.

Đèn cực tím sử dụng khử trùng nước ao nuôi tôm

Đèn uv (cực tím) sử dụng khử trùng nước ao nuôi tôm

Một số hộ nuôi tại đồng bằng sông Cửu Long đã ứng dụng đèn cực tím diệt khuẩn nước và đưa ra một số đánh giá như sau:

  • Đèn cực tím UV có khả năng diệt khuẩn nhanh chóng mà không cần đến hóa chất, không tạo ra sản phẩm phụ.
  • Đánh giá hiệu quả diệt khuẩn trong nước lên đến 99,99%.
  • Không làm thay đổi các thành phần lý hóa của nước, giữ nguyên được mùi vị của nước.
  • Việc lắp đặt và sử dụng dễ dàng, ai cũng có thể thực hiện được.
  • Tiết kiệm chi phí hơn so với các phương pháp xử lý nước thông thường.

Tuy nhiên, sử dụng đèn cực tím UV còn đem lại một số nhược điểm như khả năng diệt khuẩn không bền, sau này nước có khả năng nhiễm khuẩn lại. Khả năng diệt khuẩn phụ thuộc vào điện thế nguồn điện, khi điện thế giảm 10% thì khả năng diệt khuẩn sẽ giảm từ 15 – 20%.

Cách sử dụng đèn cực tím trong nuôi tôm

Tại xã Tân Hưng, huyện Cái Nước đã ứng dụng đèn cực tím diệt khuẩn để xử lý nguồn nước cho ao nuôi thâm canh, siêu thâm canh. Hệ thống được cấu tạo đơn giản, sử dụng ống nhựa với đường kính 90 mm, bên trong sẽ lắp đặt hệ thống bòng đèn cực tím. Khi nguồn nước đi qua, tia cực tím sẽ tiêu diệt các loại vi khuẩn và mầm bệnh tồn tại trong nước, hạn chế được mầm bệnh phát sinh trong suốt quá trình nuôi.

Tại Phú Yên, hệ thống khử trùng nước bằng tia cực tím được thiết kế bao gồm một bể tràn là bồn nhựa chứa khoảng 350 lít nước, 10 bóng đèn tia cực tím, máng nước bằng tôn hoặc bằng nhựa, nguồn điện phân, lưới mịn và điện năng có công suất là 1.000 W lấy từ nguồn máy nổ sục khí. Lúc này, khi nước được hút vào bể tràn nó sẽ được nén và đi qua lưới lọc rồi chảy vào máng. Tại đây, nước sẽ tiếp xúc trực tiếp với đèn cực tím sẽ giúp tiêu diệt số lượng vi khuẩn, mầm bệnh trước khi chảy vào đìa tôm. Kết quả thử nghiệm tại Trung tâm Y tế Dự phòng Phú Yên, mẫu nước ban đầu sẽ có 3.800 cá thể vi khuẩn khi đi qua hệ thống này chỉ còn chưa tới 500, khả năng tiệt trùng đạt đến 85%.

Hệ thống diệt khuẩn trong nước bằng tia cực tím tại ao tôm

Hệ thống diệt khuẩn trong nước bằng tia cực tím tại ao tôm

Trên thị trường hiện nay có bán rất nhiều hệ thống đèn UV xử lý nước, bà con chỉ cần mua về và lắp đặt là có thể sử dụng được.

Lưu ý khi sử dụng đèn cực tím diệt khuẩn

  • Đèn UV có thời gian sử dụng trung bình là 9.000 giờ, khi đến tuổi thọ trung bình bóng đèn thường sẽ bị cháy.
  • Trong quá trình sử dụng cần đảm bảo điện áp luôn ổn định, thường xuyên sử dụng cồn 365 để vệ sinh bóng điều này sẽ giúp tăng cường tuổi thọ và sử dụng đèn cực tím được lâu dài hơn.
  • Trên mỗi đèn UV sẽ hiển thị thông báo về tình trạng hoạt động thông qua sự thay đổi về màu sắc.
  • Định kỳ bảo trì, bảo dưỡng, đảm bảo đèn UV diệt khuẩn làm tốt nhiệm vụ của mình.
  • Nguồn : https://drtom.vn/

Bạc Liêu: Bắt quả tang cơ sở sản xuất thuốc thủy sản giả quy mô lớn

Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Bạc Liêu vừa bắt quả tang một cơ sở sản xuất thuốc thủy sản giả có quy mô lớn trên địa bàn TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.

Số tang vật thu được tại hiện trường.

Trước đó, vào ngày 18/2, từ tin báo của nhân dân, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Bạc Liêu đã bất ngờ tiến hành kiểm tra, bắt quả tang tại cơ sở sản xuất do Châu Hào Thực (ngụ phường 1, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) làm chủ đang tổ chức cho công nhân pha trộn, đóng gói số lượng lớn thuốc thủy sản giả, chuẩn bị đưa ra thị trường tiêu thụ.

Qua kiểm tra, cơ quan Công an thu giữ 2.246 thùng nhôm, bao tải, chai nhựa… chứa gần 4,5 tấn thuốc thủy sản giả các loại và hàng trăm thùng carton chứa các hộp thuốc thủy sản thành phẩm được làm giả tinh vi.

Làm việc cơ quan Công an, Thực khai nhận từ tháng 11/2019 đến nay đã mua các loại men vi sinh, thuốc tăng trưởng thủy sản…rồi sau đó trộn với đường công nghiệp, bột màu hóa học rồi đóng gói, dán nhãn mác tự thiết kế, bán ra thị trường với giá từ 60.000 – 110.000 đồng/sản phẩm.

Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng tỉnh Bạc Liêu tiếp tục điều tra làm rõ.

Minh Luân

Nguôn tin: Báo Mới

Vi khuẩn Streptomyces parvulus và vi khuẩn Bacillus subtilis_ Nguồn vi khuẩn tiềm năng trong nuôi tôm

Nghiên cứu mới đây cho thấy vi khuẩn Bacillus subtilis và Streptomyces parvulus là 2 loài vi khuẩn tiềm năng nên được đưa vào ương nuôi tôm để kích thích tăng trưởng, tăng cường miễn dịch và nâng cao  tỉ lệ sống của tôm.

Thủy sản là ngành sản xuất thực phẩm có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới với các đối tượng nuôi mang lại hiệu quả kinh tế, trong đó có tôm thẻ chân trắng. Tốc độ phát triển ngành nuôi tôm công nghiệp đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường và dịch bệnh. Để giải quyết vấn đề này, các chất hóa học và kháng sinh đã được thường xuyên sử dụng trong hoạt động nuôi tôm dẫn đến kháng thuốc và tồn dư kháng sinh tôm thu hoạch ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm và xuất khẩu.

Hiện nay, vi sinh vật hữu ích được sử dụng phổ biến là một giải pháp tích cực, có nhiều triển vọng để quản lý vi sinh vật trong ao nuôi, hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh và giảm lượng chất thải hữu cơ thải ra môi trường góp phần phát triển nghề nuôi thủy sản bền vững. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về sự tồn tại cũng như hiệu quả của dòng Streptomyces và Bacillus đến sự kháng Vibrio gây bênh cho tôm nuôi. Vì vậy, đề tài: “So sánh khả ̣ năng cải thiện chất lượng nước và ức chế Vibrio của xạ khuẩn Streptomyces và vi khuẩn Bacillus chon lo ̣ c trong hê ̣ thô ̣ ́ng nuôi tôm thẻ chân trắng (L. vannamei)” được thực hiện với mục đích cải thiện chất lượng nước, tăng cường năng suất và tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng.

Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần và được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên.

– Nghiệm thức 1 (Đối chứng: ĐC): Không bổ sung vi khuẩn

– Nghiệm thức 2 (NT2): Bổ sung vi khuẩn B. subtilis

– Nghiệm thức 3 (NT3): Bổ sung xạ khuẩn S. parvulus

– Nghiệm thức 4 (NT4): Hỗn hợp B. subtilis và S. parvulus (HH) ( tỷ lệ 1:1).

Mật độ sau khi bổ sung vào môi trường nước nuôi đạt 105  CFU/mL và chu kỳ bổ sung vi khuẩn vào bể là 5 ngày/lần. Thí nghiệm được bố trí trong 12 bể composite 120 lít đã được sát trùng bằng clorine trước khi bố trí thí nghiệm. Mật độ thả tôm 0,5 con/lít. Tôm được cho ăn 4 lần/ngày bằng thức ăn công nghiệp GrowFeed cho tôm giai đoạn Postlarvae vào lúc 06, 11, 16 và 21 giờ, liều lượng cho ăn theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Thời gian thí nghiệm là 60 ngày.

Kết quả

– Sau 60 ngày nuôi, các thông số chất lượng nước (COD, TAN, NH3 và NO2) cho thấy ở các nghiệm thức bổ sung probiotic trong môi trường nuôi đã thúc đẩy phân hủy vật chất hữu cơ tốt hơn và mật độ Vibrio thấp hơn so với nghiệm thức đối chứng.

– Bổ sung probiotic giúp cải thiện tỉ lệ sống và tăng trưởng tốt của tôm hơn so với đối chứng, trong đó bổ sung xạ khuẩn S. parvulus kích thích tốc độ tăng trưởng của tôm tốt nhất gồm tăng trưởng trọng lượng tuyệt đối và tăng trưởng chiều dài tuyệt đối giữa các nghiệm thức cao nhất là nghiệm thức 3 (0,118±0,011 g/ngày) và 0,152±0,011 cm/ngày, và thấp nhất ở đối chứng (0,076±0,008g/ngày) và 0,127±0,012 cm/ngày.

– Tỷ lệ sống của tôm dao động trong khoảng 44.7-64.7%, so với nghiệm thức bổ sung vi khuẩn B. subtilis, nghiệm thức bổ sung S. parvulus và nghiệm thức bổ sung hỗn hợp cho kết quả tốt hơn trong việc ức chế mật độ vi khuẩn Vibrio trong môi trường nuôi. Kết quả cho thấy bổ sung 2 loài vi khuẩn trên giúp tiến trình phân hủy vật chất hữu cơ nhanh hơn và ức chế sự phát triển Vibrio trong môi trường nuôi đồng thời làm tăng tỷ lệ sống và tăng trưởng của tôm.

Kết quả từ nghiên cứu cho thấy bổ sung 2 loài vi khuẩn trên giúp tiến trình phân hủy vật chất hữu cơ nhanh hơn và ức chế sự phát triển Vibrio trong môi trường nuôi. Do đó, kết quả từ nghiên cứu cung cấp thông tin cơ sở vào sản xuất probiotic dùng trong thủy sản.

Như Huỳnh tổng hợp

Tạp chí khoa học đại học cần thơ

“XÉ RÀO” NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG?

Bà con vùng Đồng Tháp Mười chủ yếu làm nông nghiệp và thủy sản nước ngọt. Hai nghề chính ở đây là trồng lúa và nuôi cá. Trước đây bà con nuôi cá có lời, nhưng những năm gần đây không còn lời, thậm chí lỗ. Nguyên nhân chủ yếu do giá cá thấp, chi phí từ các nguồn thức ăn, nhân công, thuốc men cao…

So sánh với việc nuôi tôm thẻ chân trắng, bà con thấy lợi nhuận hấp dẫn nên đã quyết định đầu tư sang nuôi tôm. Do kỹ thuật nuôi tôm được phổ biến rộng rãi trên các trang mạng xã hội, bà con dễ tiếp cận học hỏi kinh nghiệm. Mặt khác, những năm gần đây chất lượng thuốc thủy sản được cải thiện do yếu tố cạnh tranh và sự khuyến khích nuôi tôm thẻ chân trắng của các cơ quan Nhà nước về việc ứng dụng sinh học trong nuôi tôm đã phần nào kiểm soát được rủi ro.

Bà con các huyện Cao Lãnh, Tam Nông, Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp; (Tân Lập) Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Thạnh Hóa tỉnh Long An đã đào ao nuôi tôm bất chấp sự can ngăn của chính quyền.

Việc nuôi tôm thẻ chân trắng vùng Đồng Tháp Mười sẽ làm ảnh hưởng đến quy hoạch vùng sản xuất. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến các ngành nghề nông nghiệp và thủy sản nước ngọt do mặn xâm lấn. Việc khoan giếng nước mặn cung cấp ao tôm cũng không được phép.

Trước lợi nhuận hấp dẫn của nghề nuôi tôm, từ những hộ lẻ tẻ cải tạo lại từ những ao nuôi cá nay đã có rất nhiều hộ làm mới từ đất lúa, có thể phá vỡ quy hoạch vùng.

Số liệu:

Năm 2018, diện tích thủy sản nước ngọt vùng Đồng Tháp Mười là 14.713 ha; sản lượng đạt 634.465 tấn, trong đó sản lượng cá tra chiếm tỷ lệ cao nhất.

Hiện nay, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng đã chuyển đổi như sau:

Long An có 37 ha, trong đó Mộc Hóa là 16,8 ha, từ đầu tháng 11/2019 đến 18/01/2020 đã tăng lên 3,6 ha. Còn lại là huyện Vĩnh Hưng, Thạnh Hóa.

Tại tỉnh Đồng Tháp các huyện Cao Lãnh, Tam Nông, Hồng Ngự có 67 ha nuôi tôm .

Nguồn: Dân Việt 18/01/2020, VnExpress ngày 06/01/2020

Trung Quốc: Khối lượng nhập khẩu tôm đạt cao nhất thế giới năm 2019

(vasep.com.vn) NK tôm của Trung Quốc đã tăng gần gấp 3 lần, đạt 718.000 tấn năm 2019, vượt Mỹ trở thành nước NK tôm lớn nhất thế giới về khối lượng, theo số liệu của Hải quan Trung Quốc. Giá trị NK đạt 4,44 tỷ USD.

Ngành nuôi tôm nội địa của Trung Quốc sụt giảm do dịch bệnh trong khi tiêu thụ trong nước tăng.

Khối lượng NK lớn của Trung Quốc cho thấy mối lo ngại với ngành tôm toàn cầu khi dịch coronavirus lây lan nhanh ở Trung Quốc. Giao thương tôm giữa Ấn Độ với Trung Quốc đang bị xáo trộn trong bối cảnh dịch bệnh, giá tôm bỏ đầu của Ấn Độ giảm 0,5 USD/kg.

Năm 2019, NK tôm nước ấm trực tiếp của Trung Quốc (chủ yếu là tôm nuôi) tăng mạnh nhất, tăng 237% đạt 649.000 tấn.

NK tôm nước lạnh tăng 6% đạt 56.000 tấn. Tôm nước lạnh NK vào Trung Quốc chủ yếu là tôm pandalus Borealis khai thác ở phía bắc Đại Tây Dương. NK tôm tươi/sống từ Thái Lan tăng 26% đạt 10.500 tấn.

Ecuador và Ấn Độ là các nguồn cung cấp tôm nước ấm lớn nhất cho Trung Quốc, chiến gần ¾ tổng NK mặt hàng tôm này của Trung Quốc năm 2019.

Khối lượng NK tôm vào Trung Quốc từ Ecuador đạt 322.636 tấn, tăng 324% so với năm 2018 trong khi giá trị NK tăng 285% đạt 1,85 tỷ USD.

NK tôm đông lạnh vào Trung Quốc từ Ấn Độ tăng 346% đạt 155.027 tấn trong khi giá trị NK tăng 337% đạt 904 triệu USD. Hầu hết tôm Ấn Độ được bỏ đầu ở Ấn Độ trước khi được chế biến thêm tại các nhà máy Trung Quốc.

NK tôm của Trung Quốc vượt Mỹ về khối lượng nhưng giá trị NK thấp hơn của Mỹ.

Năm 2019, Mỹ NK 700,065 tấn tôm, thấp hơn 18.000 tấn so với Trung Quốc tuy nhiên giá trị NK của Mỹ đạt 6 tỷ USD, cao hơn 1,5 tỷ USD so với Trung Quốc.

Tuy nhiên, NK tôm của Mỹ và Trung Quốc vẫn thấp hơn EU. Năm 2018, EU NK 900.000 tấn tôm, theo Hiệp hội các nhà chế biến và giao dịch thủy sản EU.

Năm 2019, nguồn cung tôm nước lạnh lớn nhất của Trung Quốc là Canada (27.529 tấn), tiếp đó Greenland (15.400 tấn), Nga (3.877 tấn) và Đan Mạch (3.007 tấn).

Nhập khẩu tôm nước ấm đông lạnh của Trung Quốc năm 2019
Nguồn cung KL (tấn) So với cùng kỳ năm 2018 (%) GT (triệu USD) So với cùng kỳ năm 2018 (%) Giá (USD/kg) So với cùng kỳ năm 2018 (%)
Ecuador 322.636 324 1.849 285 5,73 -9
Ấn Độ 155.027 346 904 337 5,83 -2
Argentina 35.099 -6 254 -11 7,24 -5
Việt Nam 34.814 271 254 186 7,30 -23
S. Arabia 29.140 n/a 181 n/a 6,20 N/a
Thái Lan 28.701 60 255 49 8,88 -7
Malaysia 10.543 277 72 206 6,80 -19
Indonesia 9.269 75 52 68 5,60 -4
Mexico 6.297 1.459 43 1.394 6,85 -4
Peru 5.242 3.645 30 3.674 5,67 1
Pakistan 3.987 37 21 20 5,39 -12
Australia 2.174 950 22 684 10,21 -25
Myanmar 1.869 0 6 -37 3,03 -37
Các nguồn cung khác 4.474 n/a 31 n/a 6,99 n/a
Tổng TG 649.272 237 3.973 193 6,12 -13

 

Kim Thu

(Theo undercurrentnews)