Bạn tìm thông tin gì?

Blog

Xuất hiện tôm hùm ‘0 đồng’ ở Australia vì virus corona bùng phát ở TQ

Dịch virus corona bùng phát tại Trung Quốc làm đảo lộn chuỗi cung ứng và tiêu thụ hàng hóa toàn cầu.

Thành phố Geraldton, vùng duyên hải phía tây Australia, đang dư thừa tôm hùm đá. Những kiện hàng tồn kho mà không có thị trường tiêu thụ.

Cách đó nửa vòng Trái Đất, một tiệm bán váy cưới tại bang New Jersey của Mỹ chật vật tìm nguồn hàng để đáp ứng nhu cầu của khách. Còn ở bờ đối diện Đại Tây Dương, chủ một doanh nghiệp nhỏ tại London không biết tìm đâu cho đủ tóc nối và tóc giả để bán cho khách.

Tất cả những khó khăn trên đều liên hệ đến một nơi: Trung Quốc. Dịch bệnh do chủng virus corona mới, bùng phát tại nước này từ tháng 12/2019, đang gây nên hiệu ứng dây chuyền trên toàn cầu. Không chỉ có những ngành kinh tế lớn như ôtô, công nghệ, năng lượng và du lịch chịu thiệt hại nặng nề, nhiều doanh nhiệp nhỏ thuộc đủ lĩnh vực kinh doanh và ở khắp mọi ngõ ngách trên thế giới cũng cảm nhận rõ chấn động.

Xuat hien tom hum ‘0 dong’ o Australia vi virus corona bung phat o TQ hinh anh 1 Tom_Hum_2.jpg
Tôm hùm đá đánh bắt tại vùng biển phía Tây Australia phần lớn được xuất khẩu sang Trung Quốc. Ảnh: Jason Thomas.

Gắn kết toàn cầu của Trung Quốc

ỞTây Australia, mùa đánh bắt hải sản chỉ mới bắt đầu nhưng Hợp tác xã Ngư nghiệp Geraldton đã buộc phải ngừng thu mua tôm hùm đá từ các thành viên. Đơn vị này thông báo “nhu cầu giảm đáng kể”.

Thông thường, 90% tôm hùm đánh bắt ở Geraldton được xuất khẩu sang Trung Quốc, đặc biệt để đáp ứng nhu cầu ăn uống của thị trường hơn 1,3 tỷ dân vào dịp nghỉ lễ Tết Nguyên đán. Năm nay, với đại dịch bùng phát ở Trung Quốc, Geraldton cùng một số nhà cung cấp tại Australia buộc phải tạm ngưng xuất khẩu qua thị trường này.

Hợp tác xã Ngư nghiệp Graldton có lúc phải điều chỉnh giá mua tôm hùm từ các thành viên xuống còn 0 đồng. Họ không thể nhận thêm hải sản từ ngư dân trong khi đơn vị này không tìm ra nơi để tiêu thụ. Những ngày qua, giá tôm hùm đá bắt đầu tăng nhẹ trở lại, đến mốc 30-35 USD. Tôm được bán giảm giá cho thị trường nội địa. Một lượng hàng tồn kho sẽ vào kho đông lạnh, trong khi nhiều nhà cung cấp phải tìm thị trường mới để xuất khẩu.

Theo Steve Tsang, giám đốc Viện Trung Quốc SOAS thuộc Đại học London, lượng hóa đầy đủ tác động kinh tế từ dịch virus corona là công việc bất khả thi vì Trung Quốc gắn kết quá sâu trong nhiều ngành kinh tế. Quá trình kết nối và phát triển của Trung Quốc diễn ra với tốc độ chóng mặt kể từ khi nước này bắt đầu cải cách kinh tế vào cuối thập niên 1970.

“Khi ông Đặng Tiểu Bình khởi đầu cải cách vào năm 1979, nền kinh tế Trung Quốc khá giống với Triều Tiên hiện nay. Họ rất lạc hậu về công nghệ, công nghiệp và mọi khía cạnh năng lực. Cải cách diễn ra với tốc độ vượt xa trí tưởng tượng của ông Đặng Tiểu Bình dù ông vốn đã đặt ra những mục tiêu vô cùng tham vọng cho Trung Quốc”, Tsang nhận định.

Xuat hien tom hum ‘0 dong’ o Australia vi virus corona bung phat o TQ hinh anh 2 Nha_may_Trung_Quoc.JPG
Công nhân trở lại làm việc tại một nhà máy dệt may ở Hàng Châu, Trung Quốc. Ảnh: Reuters.

Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Trung Quốc năm 1970 chưa đến 100 tỷ USD. Vào thời điểm đó, Mỹ đã vượt qua mốc 1.000 tỷ USD. Khoảng cách giữa Mỹ và Trung Quốc đang thu hẹp dần. Hưởng lợi từ toàn cầu hóa, GDP Trung Quốc hiện gần đạt 14.000 tỷ USD, còn Mỹ mới tăng lên 21.000 tỷ USD.

Sự lột xác về kinh tế dẫn đến những thay đổi mang tính nền tảng trong xã hội Trung Quốc. Chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện đáng kể trong 4 thập kỷ qua. Người Trung Quốc là khách hàng lớn nhất của du lịch quốc tế. Những yếu tố này khiến tác động của dịch bệnh tại Trung Quốc lên kinh tế thế giới không thể tránh khỏi.

Doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ đều chịu tác động

Ảnh hưởng rõ rệt nhất của dịch bệnh ở Trung Quốc lên nền kinh tế thế giới là những chuỗi cung ứng toàn cầu đang chậm lại.

Riêng Apple đã thiệt hại 34 tỷ USD giá thị trường sau khi thông báo dịch bệnh khiến tập đoàn khó đạt được những mục tiêu đề ra cho quý này. Các vấn đề về chuỗi cung ứng được Apple nhận diện là yếu tố lớn nhất khiến họ không thể hoàn thành mục tiêu.

Tuy nhiên, không chỉ những gã khổng lồ “ngấm đòn” vì dịch bệnh tại Trung Quốc, ngay cả các doanh nghiệp nhỏ cũng chật vật khi thiếu nguồn cung từ “công xưởng thế giới”.

Jay Sylla-Johnson, chủ trang mạng bán tóc giả và tóc nối Tresse de Luxe Hair ở Anh, nói gần 90% sản phẩm của cô nhập về từ Trung Quốc. Trong gần 1 tháng qua, cô không thể tìm được hàng bổ sung. Tất cả đối tác cung cấp ở Trung Quốc không thể đi làm, còn nhà máy của họ phải đóng cửa.

Một số thành phố và nút giao thông quan trọng của Trung Quốc bị đóng băng trong nhiều tuần qua. Đây là một phần chiến lược khống chế dịch bệnh của chính phủ Trung Quốc.

Xuat hien tom hum ‘0 dong’ o Australia vi virus corona bung phat o TQ hinh anh 3 Nha_may_Trung_Quoc_1.JPG
Nhân viên y tế Trung Quốc phun thuốc khử trùng tại một nhà máy ở Hồ Châu. Ảnh: Reuters.

“Nhiều công nhân không thể trở lại Quảng Châu làm việc vì virus. Họ không thể gửi tin và cũng không thể làm việc. Giao thông không hoạt động. Một công ty thường gom tóc giả khắp Trung Quốc cũng không thể đến được tỉnh có hàng vì những vấn đề giao thông”, Sylla-Johnson chia sẻ.

Nữ doanh nhân sống tại London đã thử tìm nguồn cung từ một số nước khác trong khu vực, nhưng sản xuất của họ cũng giảm quy mô vì phụ thuộc vào nguyên liệu nhập từ Trung Quốc để dán tóc giả. Sylla-Johnson đang tính cách tăng lượng hàng nhập khẩu từ Ấn Độ để giảm phụ thuộc vào Trung Quốc.

Ở New Jersey, Steven Lang, giám đốc điều hành công ty Mon Cheri Bridals, nói mình cũng không đáp ứng được nhiều đơn đặt hàng. Trong số 45 nhà máy ở Trung Quốc đang hợp tác với công ty, chỉ có một nửa làm việc. Số nhà máy còn lại đang chờ kiểm tra và khử trùng.

“Nhưng vấn đề không chỉ nằm ở nhà máy mà trên toàn chuỗi cung ứng. Còn phải nói đến xí nghiệp dệt sợi, ngành xe tải hay vận tải hàng không. Tất cả những vấn đề này ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi cung ứng”, ông chia sẻ.

Tương tự như Sylla-Johnson, Lang đang tìm cách đa dạng nguồn cung của mình và giảm lệ thuộc vào Trung Quốc. Dù vậy, việc mua hàng từ Ấn Độ hay Myanmar cũng khó khăn vì doanh nghiệp khu vực vẫn phụ thuộc vào Trung Quốc để có nguyên liệu sản xuất.

“Mọi ngõ ngách của chuỗi cung ứng đều chịu ảnh hưởng. Trung Quốc còn là nguồn lao động. Đó cũng là thứ mà chúng ta đang nhập khẩu, không chỉ riêng sản phẩm. Không có nhân công sẽ tác động lên toàn chuỗi cung ứng”, ông nhận định.

https://news.zing.vn/

Nhiều người bức xúc lên tiếng việc giải cứu tôm hùm với giá cao: Kinh doanh trục lợi chứ giải cứu gì?

Việc bán tôm hùm với giá cao hơn ngày thường dù liên tục kêu giải cứu của nhiều tiểu thương trong những ngày vừa qua khiến nhiều người bức xúc.

Nằm trong chiến dịch giải cứu nông sản vì dịch virus nCoV những ngày vừa qua, tôm hùm là một mặt hàng gây sốt khi được nhiều tiểu thương kêu gọi rằng bán giá rẻ chỉ bằng 1/2 giá thường ngày. Mỗi cân tôm hùm được bán với nhiều mức giá khác nhau tùy từng size, trung bình 690k/kg loại 2-3 lạng/con; giá 790k/kg loại 3-4 lạng/con và 1,6 triệu/kg loại >1kg/con.

Chiến dịch này đã thu hút sự chú ý của nhiều bà nội trợ, vì cho rằng được ăn món tôm hùm bổ dưỡng với giá rẻ mà ngày thường ít khi được ăn, do vậy, đây cũng là thời điểm các tiểu thương buôn bán đắt hàng hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên, cuối tuần vừa qua, nhiều người đã lên tiếng bóc mẽ hàng vi bán tôm hùm giải cứu với giá cắt cổ của một số tiểu thương. Nhiều người chỉ ra rằng, loại tôm hùm đang được giải cứu là loại tôm hùm xanh – giá bán bình thường chỉ 400-500kg loại 4-5 lạng/con. Việc rao bán giải cứu tôm hùm khiến người tiêu dùng lầm tưởng là mua được tôm hùm bông giá trung bình 1,3 triệu/kg loại 1-2 con/kg; 2,2 triệu loại 1kg/con.

Bài đăng lên tiếng chuyện giải cứu tôm hùm của một thành viên mạng gây chú ý.

Bài đăng lên tiếng chuyện giải cứu tôm hùm của một thành viên mạng gây chú ý.

Cụ thể, người này tỏ ra bức xúc khi nhiều thương lái lợi dụng tình hình dịch bệnh để đẩy giá tôm hùm lên cao hơn thông qua việc kêu gọi giải cứu.

Dưa hấu giải cứu nghe có vẻ hợp lý, nghe mấy anh chị rủ nhau giải cứu tôm hùm mà tôi cười nhẹ.

Giải cứu kiểu gì lạ đời, tôm hùm size 4-5 con/ký giá thị trường hiện tại có 500 nghìn, mấy anh chị rủ nhau giải cứu nhưng lại bán 650 nghìn/ký, cái này là bọn bất lương trôi theo dòng sự kiện để kinh doanh trục lợi chứ giải cứu gì.

Mỗi năm trúng mùa tôm hùm, chủ bè kiếm vài trăm chai nhẹ tưng như lông hồng, lúc đó chủ bè có hạ giá để cho bà con cùng thưởng thức không mà giờ kêu giải cứu?

Mà thương lái ôm hàng từ ngư dân để xuất qua Trung Quốc, lời nó ăn, lỗ nó phải chịu, liên quan gì ngư dân đâu mà xuyên tạc rồi kêu người ta giải cứu?

Nhiều người bức xúc lên tiếng việc giải cứu tôm hùm với giá cao: Kinh doanh trục lợi chứ giải cứu gì? 1

Nhiều người cùng lên tiếng bóc phốt giải cứu tôm hùm

Nhiều người cùng lên tiếng bóc phốt giải cứu tôm hùm

Phân biệt tôm hùm xanh và tôm hùng bông 

Phân biệt tôm hùm xanh và tôm hùng bông

Cùng với những bài viết bóc mẽ hành vi trục lợi của người bán, nhiều người cũng lên mạng than vãn về việc mình mua phải tôm kém chất lượng, tôm đóng đá chứ không phải tôm tươi, tôm sống như quảng cáo.

Tôm hùm giải cứu?

Tôm hùm giải cứu?

Nhiều người bức xúc lên tiếng việc giải cứu tôm hùm với giá cao: Kinh doanh trục lợi chứ giải cứu gì? 5

Nhiều người bức xúc lên tiếng việc giải cứu tôm hùm với giá cao: Kinh doanh trục lợi chứ giải cứu gì? 6

Sự việc đang nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng.

Nguồn : Baodatviet.vn

VASEP: Dự báo tôm sang EU đạt 800 triệu USD trong năm 2020

chế biến tôm
Chế biến tôm xuất khẩu.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, hầu hết tôm nguyên liệu nhập khẩu vào EU sẽ được giảm thuế xuống 0% ngay khi hiệp định EVFTA có hiệu lực. Do vậy, dự báo xuất khẩu tôm sang EU sẽ tăng 15%, đạt 800 triệu USD trong năm 2020.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), EU là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 20,5% trong tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam. Năm 2019, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường EU đạt 689,8 triệu USD, giảm 17,7% so với năm 2018. Tuy nhiên, trong quý cuối cùng của năm 2019, xuất khẩu tôm sang EU có chiều hướng tốt hơn, không giảm sâu như 3 quý đầu năm.

Theo đại diện VASEP, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) dự kiến có hiệu lực vào tháng 7/2020 có thể tạo kỳ vọng cho xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này trong năm 2020. Ngay khi EVFTA có hiệu lực, thuế nhập khẩu hầu hết tôm nguyên liệu (tươi, đông lạnh, ướp lạnh) vào EU sẽ được giảm từ mức thuế cơ bản 12 – 20% xuống 0%, thuế nhập khẩu tôm chế biến sẽ về 0% sau 7 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực.

Về lợi thế cạnh tranh thuế nhập khẩu vào EU, tôm của Việt Nam sẽ có lợi thế rõ rệt so với các nước sản xuất khác. Cụ thể, với tôm sú xuất sang EU sẽ được giảm từ mức thuế GSP 4,2% về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực, tôm chân trắng đông lạnh sẽ giảm dần về 0% sau 5 năm. Trong khi đó, Thái Lan không được hưởng GSP, không ký FTA, bị mức thuế cơ bản 12%, Ấn Độ không có FTA chịu thuế GSP 4,2%, Indonesia hưởng thuế GSP4,2%, Ecuador thuế cơ bản 12%.

Khu vực EU thu nhập đầu người cao, sản phẩm càng nhiều tiện ích càng được ưa chuộng, phân khúc thị trường cao cấp rộng, đủ dư địa các doanh nghiệp tôm Việt lựa chọn các hệ thống phân phối thuỷ sản vừa tầm cung ứng của mình. Năm 2020 diễn ra vòng chung kết Giải vô địch bóng đá các quốc gia châu Âu (UEFA Euro 2020), cũng có thể khiến nhu cầu tiêu thụ thủy sản bao gồm tôm trong khu vực tăng.

Nửa đầu tháng 1/2020, xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU đạt 17,5 triệu USD, giảm 10,3% so với cùng kỳ năm 2019. Dự kiến xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU trong quý I/2020 vẫn giảm mạnh do dịch Covid-19, các nhà nhập khẩu EU chưa mua vào nhiều do chờ giá giảm, Việt Nam phải cạnh tranh mạnh với Ecuador trên thị trường EU do Ecuador không xuất được sang Trung Quốc, chuyển hướng sang EU.

Tuy nhiên, VASEP dự báo xuất khẩu tôm sang EU cả năm 2020 sẽ khả quan, tăng khoảng 15%, đạt 800 triệu USD trong năm 2020.

VÂN TUYẾT Khoa học & Đời sống

Hà Tĩnh khởi động vụ nuôi, thả 85 triệu tôm giống

Cải tạo ao
Nông dân vỗ bờ cho ao tôm chuẩn bị vụ mới

 

Thời điểm này, bà con các vùng nuôi tôm trên địa bàn thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang tất bật cải tạo ao đầm, chuẩn bị điều kiện cần thiết để xuống giống vụ tôm xuân hè 2020.

Ông Lê Quang Anh – Giám đốc Hợp tác xã Nuôi trồng thủy sản Tiểu Láng, xã Kỳ Hà cho biết: “Hợp tác xã có 47 thành viên, với diện tích 34 ha. Để chuẩn bị cho vụ mới đạt kết quả tốt, ngay sau khi thu hoạch hết diện tích nuôi tôm vụ trước, bà con đã tập trung cải tạo ao, tháo nước kết hợp nạo vét bùn đáy, vỗ bờ, thau chua rửa mặn, bón vôi bột diệt tạp khuẩn. Đến nay, công tác cải tạo đã cơ bản hoàn thành và các hộ nuôi đang tập trung lấy nước, xử lý nước theo yêu cầu kỹ thuật”.

Ông Cao Văn Thang ở thôn Nam Hà, là người có thâm niên trong nghề nuôi tôm cho biết: “Qua theo dõi thời tiết cũng như kinh nghiệm, tôi dự đoán năm nay sẽ thuận lợi cho việc nuôi tôm.

Năm nay, nhiều bà con phấn khởi, đầu tư kinh phí cải tạo ao kỹ hơn, đúng hướng dẫn kỹ thuật để đảm bảo vụ nuôi thắng lợi. Riêng gia đình tôi có 0,5 ha, hiện công việc cải tạo, vỗ bờ sắp hoàn thành, chuẩn bị bơm nước vào để xử lý và chờ ngày thả giống”.

Được biết đến là vùng nuôi tôm có diện tích lớn nhất của TX Kỳ Anh, với tổng diện tích 240 ha nuôi tôm quảng canh và quảng canh xen ghép, bà con nông dân tại phường Kỳ Trinh đang tập trung nhân lực, dồn sức hoàn tất công việc chuẩn bị cho vụ mùa mới.

Dự kiến vụ nuôi năm nay thả 9 vạn tôm thẻ cho 2 hồ với diện dích 1,5 ha, gia đình bà Trần Thị Hồng (tổ dân phố Hòa Lộc, phường Kỳ Trinh) cũng đang gấp rút tiến hành những khâu cuối trước ngày thả tôm. “Tôi sẽ thả cách nhau giữa 2 hồ trong thời gian ngắn, phòng trừ trường hợp diễn biến bất thường của thời tiết…”- bà Hồng nói.

Theo kế hoạch, vụ nuôi tôm năm 2020, toàn TX Kỳ Anh sẽ thả nuôi 528 ha với hơn 85 triệu con tôm giống, trong đó tập trung chủ yếu 2 loại gồm: Tôm thẻ và tôm sú, tập trung tại 5 địa phương: Kỳ Hà, Kỳ Ninh (nuôi thâm canh); Kỳ Trinh, Kỳ Hưng, Kỳ Nam (nuôi quảng canh và quảng canh xen ghép).

Cùng với hướng dẫn bà con chuẩn bị cơ sở vật chất, TX Kỳ Anh cũng tích cực chỉ đạo các phòng, ban chức năng làm tốt công tác phối hợp kiểm tra điều kiện sản xuất, kinh doanh tôm giống; tổ chức công tác kiểm dịch chặt chẽ, tránh bỏ qua nguồn bệnh, gây thiệt hại cho người nuôi.

Ông Phạm Văn Hòa – Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Ứng dụng khoa học kỹ thuật và Bảo vệ cây trồng vật nuôi TX Kỳ Anh cho biết: “Khung mùa vụ thả tôm thẻ năm 2020 bắt đầu từ đầu tháng 3 dương lịch và tôm sú sẽ thả giống từ tháng 4.

Cán bộ chuyên môn đang cùng chính quyền các địa phương chỉ đạo, hướng dẫn bà con tập trung cải tạo, chuẩn bị ao đầm; chủ động liên hệ nguồn giống đảm bảo chất lượng. Tùy vào tình hình nuôi và diễn biến thời tiết, chúng tôi sẽ có sự điều chỉnh khung mùa vụ thả giống phù hợp; đồng thời bám sát hướng dẫn người nuôi phòng trừ dịch bệnh, đảm bảo vụ nuôi an toàn…”.

Thu Trang Hà Tĩnh

“Giải cứu” tôm hùm lãi 400 nghìn đồng/kg: Thực chất là giải cứu nhà hàng?

Các phi vụ “giải cứu” nông sản siêu lợi nhuận trong mùa dịch là thông tin đáng chú ý tuần qua, trong đó mỗi kg tôm lãi tới 400 nghìn đồng.

Mượn danh giải cứu hồng Đà Lạt, nhập 1 bán gấp 4 lần

Nhiều dân buôn đang hô hào giải cứu hoa hồng Đà Lạt. Tuy nhiên, mức giá không hề có tính chất giải cứu, mà đắt ngang ngửa giá thị trường tại Hà Nội. Có những cơ sở bán một bó hoa hồng đỏ với giá 140 nghìn đồng/30 bông, 120 – 130 nghìn đồng/30 bông hồng các màu, nhưng vẫn sử dụng cụm từ “giải cứu hoa hồng Đà Lạt.

 

“Giải cứu” tôm hùm lãi 400 nghìn đồng/kg: Thực chất là giải cứu nhà hàng? - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Với mức giá này, dân buôn đã bán cao hơn cả giá thị trường tại Hà Nội. Và nếu nhập với mức giá phổ biến tại Đà Lạt hiện giờ là 1 nghìn đồng/bông, thì dân buôn đã thu về gấp hơn 4 lần.

Thu giữ hàng trăm “thẻ đeo diệt virus corona”

Gần 300 thẻ đeo diệt virus do nước ngoài sản xuất không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, không có kiểm định chất lượng được các đối tượng công khai chào bán trên mạng có tác dụng phòng chống Covid -19. Toàn bộ số hàng đã bị thu giữ.

Theo cơ quan quản lý thị trường, chủ lô hàng là Phạm Tiến Mạnh (sinh năm 1997, quê quán Thái Nguyên). Đối tượng trình bày số “thẻ chống virus” này được nhập lậu từ nước ngoài và rao bán trên mạng xã hội với công dụng khi đeo thẻ này, sẽ làm sạch không khí xung quanh, ngăn chặn vi khuẩn, virus có hại như virus Covid-19.

Giá cho loại “thẻ đeo diệt virus” này từ 200.000 đồng – 450.000 đồng/sản phẩm. Loại thẻ này hiện được rao bán phổ biến trên mạng và lợi dụng được rất được nhiều người quan tâm vì đang thời điểm lo ngại dịch bệnh bùng phát.

Tiểu thương chợ Ninh Hiệp mở mắt ra đã lỗ 4 triệu đồng

Chi phí hoạt động một ngày tại chợ Ninh Hiệp không hề nhỏ. Quầy hàng chỉ vỏn vẹn 4m2, nhưng lại nằm ngay trục chính của khu chợ quần áo nam có thể mất chi phí lên tới 4 triệu đồng/ngày.

Bởi ngoài tiền mặt bằng, số tiền bỏ ra thuê 4 nhân viên cũng khiến nhiều tiểu thương tại đây đứng ngồi không yên.

Hàng mới không có, hàng cũ lại khó bán nên lâu dần, chợ thưa thớt người qua lại. Nhiều cửa hàng cũng chỉ treo hàng mẫu lên rồi cả chủ và 4 – 5 người thợ cùng ngồi chơi.

Một số quầy hàng quần áo đã phải đóng cửa, nhưng không ít hàng do phải chịu chi phí quá cao nên vẫn cố lay lắt.

Bánh pizza làm từ quả thanh long giải cứu

Lấy cảm hứng khiến từ việc ở Sài Gòn có bánh mì thanh long, chủ tiệm pizza cũng đã cho ra đời một chiếc bánh từ thanh long.

Tuy nhiên, phải mất 5 lần thử nghiệm, chủ tiệm bánh này mới thành công với sản phẩm bánh pizza sử dụng phần ruột thanh long đỏ. Thời gian để làm ra được chiếc pizza thanh long rơi vào khoảng 30 – 45 phút.

Thanh long sẽ được bóc vỏ, xay nhuyễn, trộn trực tiếp với bột và nguyên liệu làm bánh. Người thợ sẽ nướng pizza theo công thức riêng bởi phần đế bánh thanh long dễ bị khô và cứng hơn thông thường.

Buôn tôm hùm “giải cứu” vẫn lãi đậm

Do tôm hùm chủ yếu xuất sang thị trường Trung Quốc nên việc thu mua tiêu thụ nội địa rất chậm, không đáng kể. Hiện giá tôm thịt thu mua buôn nội địa giảm mạnh, chỉ còn 540.000 đồng/kg.

 

“Giải cứu” tôm hùm lãi 400 nghìn đồng/kg: Thực chất là giải cứu nhà hàng? - 2

Nhấn để phóng to ảnh

Giải cứu tôm hùm siêu lợi nhuận

Trong khi đó, giá tôm bán lẻ cũng chỉ khoảng 650 – 700 nghìn đồng/kg. Nếu mua từ 10 – 20 kg thì tôm sẽ được “đi” máy bay và vận chuyển tới tận nhà, chi phí chỉ mất thêm 500 nghìn đồng.

Giá tôm rẻ là vậy, nhưng vài ngày qua, không ít cơ sở cũng lợi dụng việc giải cứu tôm để đánh vào tâm lý mua hàng của người tiêu dùng. Theo đó, các cơ sở này bán tôm với giá 299 nghìn đồng/con, hoặc gần 1,1 triệu đồng/kg. Mức giá này theo quảng cáo của cơ sở đã được khuyến mại lên tới 30%.

Như vậy, mỗi cân tôm hùm xanh Khánh Hoà, các cơ sở này thu lãi trên 400 nghìn đồng. Mức lợi nhuận như vậy không còn đúng với ý nghĩa của việc giải cứu. Hơn nữa, người tiêu tômùng cũng không được tiếp cận với thực phẩm giá rẻ.

  Thế Hưng/ Dân trí

‘Vua tôm’ Minh Phú ‘mất’ gần 400 tỷ đồng lợi nhuận

Do tỷ suất lợi nhuận gộp thấp hơn năm trước, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú sụt giảm gần phân nửa lợi nhuận ròng năm 2019 dù đã tiết giảm nhiều chi phí vận hành.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2019 với doanh thu thuần 4.206 tỷ đồng, giảm 5% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, do tỷ suất lợi nhuận gộp trong 3 tháng cuối năm 2019 chỉ đạt 7%, giảm mạnh so với mức biên lãi gộp 11% của cùng kỳ 2018 nên lợi nhuận gộp của Minh Phú giảm tới hơn 40%, còn 275 tỷ đồng.

Do đó, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gắn với biệt danh “vua tôm” giảm gần 80% còn 33 tỷ đồng dù Minh Phú đã tiết giảm chi phí tài chính, chi phí bán hàng so với cùng kỳ.

Cộng thêm phần lợi nhuận trong các công ty liên kết, liên doanh, “vua tôm” Minh Phú báo lãi ròng 52 tỷ đồng trong 3 tháng cuối 2019. So với cùng kỳ 2018, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp giảm 64%.

Lũy kế cả năm 2019, Minh Phú đạt doanh thu thuần 16.395 tỷ đồng, không chênh lệch đáng kể so với cùng kỳ 2018. Tuy nhiên, do tỷ suất lợi nhuận gộp thấp hơn năm trước 1%, lợi nhuận gộp của “vua tôm” giảm 24% so với năm trước, đạt 1.677 tỷ đồng.

Dù các khoản chi phí trong năm qua đều giảm so với 2018 trong khi phần lợi nhuận từ công ty liên kết, liên doanh cùng thu nhập khác tăng, “vua tôm” Minh Phú vẫn sụt giảm 46% lợi nhuận sau thuế, còn 443 tỷ đồng. Cùng kỳ năm trước, doanh nghiệp báo lãi ròng 824 tỷ.

Năm qua, ban lãnh đạo Minh Phú nhiều lần nhắc đến việc nguồn cung nguyên liệu thiếu hụt, không đáp ứng đủ công suất nhà máy. Để huy động được tôm nguyên liệu phục vụ các đơn hàng, công ty phải mua nguyên liệu với giá cao hơn. Giá thành đội lên trong khi giá bán không tăng khiến tỷ suất lợi nhuận gộp của doanh nghiệp sụt giảm.

Vừa qua, Minh Phú bị Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP) chính thức khởi xướng điều tra lẩn tránh thuế chống bán phá giá (Thuế CBPG) đối với MSeafood, công ty con của Minh Phú tại Mỹ và áp dụng biện pháp tạm thời sơ bộ theo cáo buộc của Ủy ban Thực thi Thương mại Tôm Mỹ (AHSTEC).

Phía Minh Phú cho biết luật sư của mình tại Mỹ đã đăng ký với CBP để chính thức tham gia vào cuộc điều tra và cung cấp thông tin cùng các bằng chứng cụ thể để CBP xem xét trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Doanh nghiệp cho rằng cuộc điều tra mang tính chất áp đặt, không minh bạch và chỉ dựa trên thông tin một chiều. “Vua tôm” khẳng định không nhập tôm thành phẩm đông lạnh từ Ấn Độ để xuất sang Mỹ như cáo buộc.

Minh Phú là một trong những doanh nghiệp thủy sản lớn của Việt Nam. Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Minh Phú hiện tại là ông Lê Văn Quang. Vợ ông Quang là bà Chu Thị Bình cũng tham gia HĐQT và ban điều hành công ty.

Trong cơ cấu cổ đông của Minh Phú, vợ chồng ông Quang cùng các thành viên trong gia đình và công ty có liên quan đang nắm giữ hơn 43% cổ phần doanh nghiệp.

 Đức Long (T/H)

Nguồn :https://thuongtruong.com.vn/

Dự đoán tình hình xuất khẩu tôm của Việt Nam trong năm 2020

Dự đoán tình hình xuất khẩu tôm của Việt Nam trong năm 2020

Trong năm 2019 vừa qua, lượng nhập khẩu tôm Việt Nam ở các thị trường nước ngoài cho thấy sẽ có nhiều chuyển biến tích cực khả quan trong năm 2020.

Thị trường châu Âu

Trong năm 2019, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường EU đạt 689,8 triệu USD, chiếm tỷ trọng 20,5% trong tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam. Tuy EU vẫn giữ vị trí đứng đầu trong tốp các thị trường nhập khẩu tôm Việt Nam nhưng sản lượng nhập khẩu tôm của EU trong năm nay lại thấp hơn so với năm 2018 là 17,7%.

Bên cạnh đó, hiệp định EVFTA được ký vào tháng 6 năm 2019 dự kiến sẽ có hiệu lực trong năm 2020. Dựa theo hiệp định này, thuế cơ bản sẽ được giảm từ 12 – 20% xuống 0%, kể từ khi hiệp định có hiệu lực. Điều này giúp phá bỏ hàng rào thuế quan, thúc đẩy thương mại giữa hai bên.

Tôm tươi ngon sẵn sàng xuất khẩu ra các thị trường quốc tế

Thị trường Mỹ

Sau EU, Mỹ đứng vị trí thứ hai trong thị trường nhập khẩu tôm Việt Nam, chiếm tỷ trọng 19,4%. Trong năm 2019, Việt Nam thu về 653,9 triệu USD từ việc xuất khẩu tôm sang Mỹ, tăng 2,5% so với năm 2018. Tính đến cuối năm 2019, nhu cầu nhập khẩu tôm Việt Nam của Mỹ có dấu hiệu chuyển biến tích cực hơn nhờ xu hướng giảm sản lượng tôm nhập khẩu từ Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc.

Tháng 8/2019, Bộ Thương mại Mỹ đã công bố kết quả cuối cùng của đợt rà soát hành chính lần thứ 13 về thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam vào Mỹ với 31 doanh nghiệp được hưởng mức thuế 0%. Thông tin này càng tạo thêm động lực cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm tại Việt Nam.

Tôm chân trắng xuất khẩu sang thị trường Mỹ

Thị trường Úc

Tuy không nằm tong tốp 3 những nước nhập khẩu lượng lớn tôm từ Việt Nam nhưng Úc vẫn được xem là thị trường nhập khẩu tôm đầy tiềm năng của Việt Nam khi chiếm tới 3,8% tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam. Trong năm 2019, Việt Nam thu về gần 121 triệu USD từ thị trường nhập khẩu tôm của Úc, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2018.

Đầu năm 2019, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã chính thức có hiệu lực. Dựa theo điều luật của Hiệp định này, mức thuế xuất khẩu tôm Việt Nam sang Australia sẽ là 0%. Điều này càng tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu tôm, giúp tăng trưởng nền kinh tế thủy sản ở Việt Nam.

 

Tiềm năng xuất khẩu tôm trong năm 2020 là vô cùng lớn. Tuy nhiên, để trở thành đối tác của các nhà thu mua đến từ những thị trường cao cấp, doanh nghiệp nuôi trồng thủy hải sản cần phải cập nhật, đầu tư công nghệ hiện đại để đáp ứng những đòi hỏi khắt khe từ họ. Ngoài ra, việc chủ động tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường tại các triển lãm quốc tế cũng sẽ giúp các doanh nghiệp rút ngắn thời gian, chi phí phát triển kinh doanh. Các doanh nghiệp tham gia ILDEX Vietnam nhiều năm qua chia sẻ, chính các triển lãm thương mại quốc tế như ILDEX Vietnam đã trở thành cầu nối hợp tác hiệu quả khi các doanh nghiệp có cơ hội gặp được nhiều đối tác đến từ các nước trên thế giới. Tại triển lãm ILDEX Vietnam 2020, khách tham dự có cơ hội gặp gỡ, trao đổi với các chuyên gia về lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đến từ các nước phát triển như Anh, Pháp, Singapore,…

Nguồn : https://ildex.com.vn/