Bạn tìm thông tin gì?

Blog

Bể nuôi tôm “khác người” ở Ninh Thuận cho thu nhập hàng chục tỷ

(Dân Việt) Nhờ tính cần cù, chịu khó làm ăn mà mô hình nuôi tôm trong bể xi măng của anh Nguyễn Văn Vinh (thôn Từ Thiện, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận) cho thu nhập hàng chục tỷ đồng/năm.

Cần cù, chịu khó nghiên cứu các mô hình tiên tiến

Luôn mày mò, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước và các nước tiên tiến trên thế giới, đó chính là sở trường của anh Nguyễn Văn Vinh (thôn Từ Thiện, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận).

Mặc dù công việc khá bận rộn, nhưng anh Vinh vẫn cố gắn sắp sếp thời gian để có cuộc trò chuyện với Báo Dân Việt/NTNN. Anh cho biết: “Tôi đã có 31 năm gắn bó với nghề nuôi tôm và hiện nay tôi đang ưng ý nhất chính là mô hình nuôi tôm dạng hình tròn có mái che. Chính mô hình này, không những giúp cho thu nhập gia đình tăng lên mà còn tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động địa phương”.


be nuoi tom “khac nguoi” o ninh thuan cho thu nhap hang chuc ty hinh anh 1

Anh Vinh kiểm tra sự phát triển của tôm thẻ chân trắng.   Ảnh: C.T

Nói về ý tưởng làm bể xi măng hình tròn anh Vinh cho hay: “Trước đây, tôi thiết kế ao tôm hình vuông diện tích 500m2, riêng ao nuôi tôm thịt diện tích từ 1.000 – 1.200m2 và có sử dụng lưới lan che phía trên. Tuy nhiên, mô hình này tôi cảm thấy chưa thật sự ổn định, nên quyết định táo bạo bằng cách thay đổi xây dựng mô hình mới”.

Với nghị lực vượt khó vươn lên, khát khao đổi mới, dám thay đổi cách nghĩ, cách làm. Sau đó, anh chuyển từ ao tôm hình vuông sang thiết kế xây dựng bể nuôi tôm hình tròn bằng bê tông cốt thép. Mô hình được thiết kế khá vững chắc, có diện tích 2.000m2/bể, có thể chứa 4.000m3 nước.

Từ mô hình thí điểm ban đầu chỉ vài bể, đến nay gia đình anh đã nhân rộng được 23 bể nuôi. Trung bình mỗi năm anh nuôi từ 3 – 4 vụ tôm thẻ chân trắng, năng suất đạt 7 – 10 tấn/bể, với giá bán từ 110.000 – 120.000 đồng/kg, doanh thu từ 1,2 – 1,4 tỷ đồng/bể. Với 23 bể nuôi tôm thẻ chân trắng năng suất đạt 500 tấn/năm, mang lại doanh thu từ 50 – 60 tỷ đồng/năm, trừ chi phí lợi nhuận 30 – 50%.

Mô hình đầu tiên, hiện đại trên địa bàn tỉnh

So với các bể nuôi hình vuông, nuôi ngoài ao tự nhiên thì bể nuôi hình tròn có nhiều ưu điểm như: Mô hình này đang giúp cho người nuôi tôm có thể chủ động được thời gian xuất bán, hạn chế được dịch bệnh, tôm nhanh lớn, năng suất đạt cao, thu gom các chất thải nhanh, có thể nuôi nhiều vụ trong năm, thời gian sử dụng khá lâu có thể lên đến hàng chục năm. Đồng thời, phân tán được mỗi khi gió vào, tránh ảnh hưởng trực tiếp từ gió bão. Bên cạnh đó, mô hình còn sử dụng điện thoại di động để điều khiển từ xa trong các bể nuôi.

Đặc biệt, mô hình làm theo phương pháp nửa nổi, nửa chìm, bên trong đều có thiết kế riêng cho từng bể cụ thể: Mỗi bể đều có làm hệ thống giếng khoan riêng biệt, bể xử lý nước thải riêng, có hệ thống cho ăn tự động, máy quạt nước oxy đáy. Phía trên được làm mái che bằng những tấm lưới lan. Mỗi bể nuôi cách nhau khoảng 6m, có đường vận chuyển thức ăn vào và rất thuận tiện mỗi khi thu hoạch tôm.

Nhờ những hệ thống này mà nước được xử lý trước khi thả ra ngoài nên đảm bảo về môi trường xung quanh. Bên cạnh đó, cách vận dụng lưới lan bao phía trên hạn chế được những con chim trời gấp tôm, cũng như thức ăn cho tôm.

Anh Vinh cười khoe, với chiếc điện thoại di động nên anh rất dễ dàng điều khiển các hệ thống trong ao nuôi cũng như kiểm tra các công việc khác, rất thuận tiện. Vừa tiết kiệm được  thời gian, công sức và chi phí.

Vừa qua, mô hình nuôi tôm trong bể xi măng hình tròn vinh dự được đón đồng chí Thào Xuân Sùng – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đến tham quan. Chủ tịch Hội Nông dân việt Nam đánh giá rất cao sự năng động, sáng tạo, cần cù, chịu khó, dám nghĩ, dám làm của nhiều nông dân giỏi trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Trong đó, có mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong bể xi măng hình tròn có lưới che của ông Vinh.

Theo anh Vũ Hoài Chung – Phòng Nuôi trồng chi cục thủy sản Ninh Thuận, đây là mô hình nuôi tôm trong bể xi măng hình tròn đầu tiên trên địa bàn tỉnh, quy mô của mô hình khá hiện đại và được xây dựng khá kiên cố. Với cách làm trên, hạn chế được dịch bệnh lây lan, kiểm soát được thức ăn và nâng cao thu nhập đáng kể cho người dân vùng biển.

Nguồn tin: Báo Bình Định

Nuôi tôm an toàn sinh học, Hà Tĩnh kỳ vọng vụ xuân hè thắng lợi

Cải tạo ao
Hầu hết các ao nuôi tôm của huyện Kỳ Anh đã được xử lý phần đáy, sẵn sàng cấp nước để xuống giống vụ nuôi 2020

Nuôi tôm theo hướng thâm canh – an toàn sinh học là hướng đi đang được huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) mở rộng trong vụ nuôi xuân hè 2020 nhằm giúp tôm tăng sức đề kháng, hạn chế dịch bệnh, nâng cao hiệu quả kinh tế và đảm bảo an toàn VSATTP.

Với 1 ha ao tôm nuôi theo hình thức bán thâm canh tại vùng nuôi Đập Lội, thôn Vĩnh Thọ, xã Kỳ Thọ, những năm trước, trong các khâu xử lý môi trường nuôi, phòng và trị bệnh cho tôm, anh Phạm Lượng Đại thường sử dụng các loại hóa chất, chủ yếu là Chlorine và vôi bột (CaCO3), các loại kháng sinh…


Anh Phạm Lượng Đại khẩn trương xử lý đáy ao và nguồn nước để thả tôm đúng lịch thời vụ.

Trong xu hướng chuyển đổi từ nuôi tôm truyền thống sang nuôi tôm an toàn sinh học, được ngành nông nghiệp huyện tuyên truyền, hướng dẫn, bắt đầu từ vụ nuôi 2019, anh Đại bắt tay vào sử dụng các sản phẩm vi sinh, chế phẩm sinh học để nuôi tôm thẻ chân trắng.

Với 20 lít chế phẩm sinh học EM gốc, sau khi tiến hành kỹ thuật nhân khối (ngâm ủ hỗn hợp EM gốc với rỉ mật, nước sạch theo tỉ lệ phù hợp) cho ra 1.000 lít thành phẩm, anh có đủ lượng chế phẩm sinh học để sử dụng xử lý diện tích ao của mình trong một vụ nuôi.

Anh Đại cho biết, nuôi tôm an toàn sinh học có lợi nhiều đường. So với sử dụng hóa chất và kháng sinh trước đây, việc sử dụng chế phẩm sinh học có tác dụng phân hủy mùn bã hữu cơ do tảo chết, thức ăn dư thừa và xác động, thực vật trong ao, giúp tôm nuôi ít bị sốc do các tác động từ môi trường, đồng thời ức chế các vi sinh vật gây bệnh phát triển.

Nhờ vậy, môi trường ao nuôi luôn ổn định, màu nước đẹp, giúp tôm sinh trưởng, phát triển nhanh, mẫu mã đẹp, năng suất cao vượt trội và đặc biệt đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm do không dùng kháng sinh.

Ở một mức cao hơn, Công ty CP Thủy sản Nghệ Tĩnh đứng chân trên địa bàn xã Kỳ Thọ đầu tư trên 2,5 ha ao nuôi tôm thâm canh công nghệ cao và 1,5 ha nuôi bán thâm canh. Cùng với đầu tư đổi mới công nghệ, lựa chọn nguồn giống tốt và chú trọng các giải pháp kỹ thuật, đơn vị đã đi đầu trong áp dụng nuôi an toàn sinh học và đã khẳng định được hiệu quả vượt trội với lợi nhuận hàng tỷ đồng/năm.


Nhờ áp dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến và sử dụng triệt để các loại chế phẩm sinh học, Công ty CP Thủy sản Nghệ Tĩnh luôn xuống giống đúng lịch thời vụ.

Vụ nuôi xuân hè này, Công ty tiếp tục áp dụng kỹ thuật nuôi trồng mới với việc đầu tư thêm nhiều loại chế phẩm sinh học để xử lý nước và các loại hoạt chất sinh học tự nhiên để làm thức ăn và phòng chống các bệnh trên tôm.

Đến thời điểm hiện tại, Công ty đã thả nuôi hết diện tích thâm canh với 5 triệu con tôm giống. Sau hơn 10 ngày xuống giống, các thông số sinh, hóa trong hồ nuôi đảm bảo an toàn tuyệt đối; tỷ lệ hao hụt không đáng kể và tôm phát triển khá nhanh.

Anh Trịnh Thanh Tịnh – phụ trách kỹ thuật Công ty CP Thủy sản Nghệ Tĩnh cho biết: “Bên cạnh đảm bảo an toàn cao, việc áp dụng triệt để chế phẩm sinh học còn giúp người nuôi tôm rút ngắn thời gian xử lý ao đầm và tiến hành xuống giống sớm hơn, nhằm né tránh các điều kiện thời tiết bất lợi, hạn chế rủi ro vào cuối vụ”.

Không chỉ với Công ty CP Thủy sản Nghệ Tĩnh, đối với các hộ nuôi bán thâm canh và quảng canh có sử dụng chế phẩm sinh học, đến thời điểm này, phần lớn đã xuống giống.

Vụ nuôi xuân hè này, toàn huyện Kỳ Anh có kế hoạch thả nuôi 378 ha cả thâm canh, bán thâm canh và quảng canh, chủ yếu là giống tôm thẻ chân trắng, trong đó có khoảng 90 ha nuôi an toàn sinh học. Đến thời điểm này, toàn huyện có gần 100 ha đã được xuống giống với khoảng 20 triệu con tôm.


Nhiều hộ nuôi quảng canh ở Kỳ Anh đã bắt đầu quan tâm sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm.

Từ một vài hộ nuôi tôm thâm canh triển khai thí điểm sử dụng các chế phẩm sinh học có hiệu quả, trong vài năm lại nay, huyện Kỳ Anh đã khảo sát, tổng kết và chỉ đạo nhân rộng.

Ông Lê Văn Trọng – Trưởng phòng NN&PTNT huyện Kỳ Anh cho biết, với hiệu quả rõ rệt về nhiều mặt, việc nuôi tôm bằng công nghệ sinh học được người nuôi tôm quan tâm và tích cực áp dụng.

Manh nha từ vụ nuôi năm 2017, đến vụ nuôi này, toàn huyện đã có khoảng 100 ha sử dụng chế phẩm sinh học các loại để nuôi tôm, trong đó có gần 20 ha bán thâm canh và quảng canh.


Kỳ Anh tập trung chỉ đạo mở rộng diện tích thâm canh, công nghệ cao và nuôi tôm an toàn sinh học

Để khuyến khích phát triển nuôi tôm công nghệ sinh học, trong quá trình đề xuất, nghiên cứu ban hành chính sách khuyến khích người nuôi, trước mắt huyện dừng mọi hỗ trợ tiền mua Chlorine và các loại hóa chất, trừ khi có dịch bệnh bùng phát; đồng thời tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân từng bước mở rộng diện tích thâm canh công nghệ cao, nuôi tôm sinh học để nâng cao thu nhập, phát triển bền vững.

Vũ Viễn Hà Tĩnh

Bổ sung luân trùng để hạn chế stress cho tôm thẻ

Tôm thẻ chân trắng
Stress đã trở thành yếu tố chính gây hạn chế sự phát triển của tôm nuôi

Bổ sung luân trùng Ampithoe sp. trong chế độ dinh dưỡng giúp hạn chế stress cho tôm nuôi.

Mật độ nuôi dày đặc khiến tôm chịu áp lực môi trường nghiêm trọng, làm tăng tính nhạy cảm với bệnh, trực tiếp làm giảm hiệu quả vụ nuôi. Nitơ amoniac (ammonia-N), một nguyên nhân gây ra stress trong nuôi tôm, chủ yếu được tạo ra bởi phân hủy chất thải hữu cơ như thức ăn dư và phân tôm trong nước, hàm lượng ammonia-N quá nhiều trong nước có thể tích lũy trong cơ thể sinh vật ảnh hưởng đến tăng trưởng, giảm tỉ lệ sống và gây thiệt hại kinh tế lớn cho ngành nuôi trồng thủy sản. Các phương pháp hiệu quả để tăng cường khả năng chịu đựng ammonia-N của tôm sẽ có ý nghĩa lớn đối với nuôi trồng thủy sản.

Để tăng cường khả năng chịu stress của động vật thủy sản người nuôi có thể cải thiện bằng cách tăng cường dinh dưỡng. Thức ăn tự nhiên có hàm lượng dinh dưỡng cao và độ ngon miệng đã được sử dụng làm chất tăng cường dinh dưỡng để tăng cường khả năng chịu stress của tôm.

Ampithoe sp. là loài luân trùng giàu protein thô (51,2% trọng lượng khô), axit béo không bão hòa (41,9% tổng số axit béo) và axit amin thiết yếu (22,2% tổng số axit amin). Đây là một sinh vật tuyệt vời để giảm sự tích tụ ammonia-N và urea-N trong máu và tăng cường khả năng chịu đựng ammonia-N của tôm thẻ chân trắng (Shan et al., 2018). Tuy nhiên, cơ chế bổ sung Ampithoe sp. giúp tăng cường khả năng chịu stress của tôm vẫn chưa rõ ràng.

Trong nghiên cứu hiện tại, cơ chế tăng cường dung nạp amoniac-N ở tôm thẻ chân trắng bằng chế độ ăn bổ sung Ampithoe sp. đông lạnh (FDPA) đã được nghiên cứu từ góc độ của stress oxy hóa, căng thẳng mạng lưới nội chất gây rối loạn chuyển hóa.


Luân trùng Ampithoe sp.

Nghiên cứu ứng dụng Ampithoe  vào chế độ ăn tôm thẻ chân trắng

Trong nghiên cứu hiện tại, tôm được chia thành ba nhóm và cho ăn chế độ ăn bổ sung chứa 33% FDPA trong 0 ngày (nhóm S0), 21 ngày (nhóm S21) hoặc 42 ngày (nhóm S42). Sau đó, ba nhóm tôm đã được tiếp xúc với ammonia-N (1,61 mg/L) trong 96 giờ, và những thay đổi trong stress oxy hóa, căng thẳng mạng lưới nội chất (ER) và chuyển hóa lipid ở gan tụy đã được nghiên cứu.

Kết quả

Sau 21 ngày tiếp xúc với ammonia nhóm S0 không được bổ sung FDPA  có tỉ lệ chết cao nhất 46,7%, trong khi đó nhóm S21 có tỉ lệ chết thấp nhất 30,0% và nhóm cho ăn 42 ngày ti lệ chết là 33,3%.

Mức độ hoạt động của superoxide effutase (SOD) và catalase (CAT) trong gan tụy của tôm đã tăng lên trong các nhóm chế độ ăn uống FDPA so với nhóm S0. Mức độ oxy hóa  malondialdehyd (MDA) và biểu hiện mRNA của protein liên kết đã giảm đáng kể ở các nhóm S21 và S42 so với nhóm S0.

Hơn nữa, quá trình tổng hợp lipid (FAS), acetyl-CoA carboxylase (ACC) và malonyl-CoA (MCoA) đã giảm; hoạt động của Carnitine palmitoyltransferase (CPT) đã tăng lên; và nồng độ axit béo tự do (FFA) và triglyceride (TG) đã giảm trong gan tụy của tôm được cho ăn chế độ ăn FDPA so với tôm được cho ăn chế độ ăn kiểm soát.

Căng thẳng amoniac-N gây ra stress oxy hóa ở L. vannamei, gây ra căng thẳng mạng lưới nội chất ở gan tụy và dẫn đến tăng tổng hợp lipid và giảm phân hủy lipid. Kết quả từ nghiên cứu chỉ ra rằng bổ sung 33% FDPA vào thức ăn tôm thẻ chân trắng trong vòng 21 ngày có thể tăng cường khả năng chống oxy hóa và giảm căng thẳng ER do tiếp xúc với amoniac-N, do đó đảm bảo sự trao đổi chất, cung cấp năng lượng bình thường cho cơ thể và tăng cường khả năng chịu đựng amoniac-N của tôm thẻ chân trắng.

Nghiên cứu này cung cấp thông tin hữu ích để tăng cường khả năng chịu đựng môi trường của động vật thủy sản bằng cách bổ sung dinh dưỡng.

NHƯ HUỲNH Lược dịch
Nguồn : https://tepbac.com/

Mỹ tiếp tục từ chối nhập khẩu tôm vì kháng sinh

Tôm bóc vỏ
FDA từ chối 2 lô tôm trong 2/2020 vì kháng sinh

Trong tháng 2, cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã từ chối nhập khẩu 97 lô thủy hải sản vào nước này, trong đó có 2 lô tôm vì lý do liên quan đến kháng sinh bị cấm (2,1%).

FDA hiện đã báo cáo tổng cộng bốn lần từ chối các dòng nhập tôm vì lý do liên quan đến kháng sinh bị cấm vào năm 2020. Hai dòng nhập tôm bị từ chối vào tháng 2 là cho hai công ty đã bị FDA từ chối vào tháng 1, gồm:

– Cochin Frozen Exports (Ấn Độ), một công ty hiện đang được liệt kê trong Thông báo nhập khẩu 16-129 (giam giữ mà không kiểm tra thực tế các sản phẩm hải sản do Nitrofurans) vào ngày 4 tháng 3 năm 2020, đã có một dòng nhập bị từ chối vì tôm bị nhiễm bệnh với dư lượng thuốc thú y của Bộ phận Nhập khẩu Bờ Tây vào ngày 14 tháng 2 năm 2020.

– Công ty TNHH Dalian Zhuohong Marine Product (Trung Quốc) đã bị từ chối vì tôm bị nhiễm dư lượng thuốc thú y và phụ gia không an toàn của Bộ phận Nhập khẩu Đông Bắc vào ngày 3 tháng 2 năm 2020.

Hoài An

Ứng dụng khoa học công nghệ trong nuôi tôm công nghiệp

Với việc đẩy mạnh ứng dụng KHCN trong nuôi trồng thuỷ sản nói chung, nuôi tôm theo hình thức công nghiệp nói riêng, đến nay, 11/12 xã, phường có diện tích nuôi tôm tại TP Móng Cái đã hình thành các vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung ứng dụng công nghệ nuôi mới, tiên tiến, cho hiệu quả kinh tế cao.

Cơ sở nuôi tôm của hộ ông Bùi Ngọc Liêm (khu 9, phường Hải Hòa, TP Móng Cái).

Theo kế hoạch, vụ xuân-hè năm nay, TP Móng Cái sẽ thả nuôi 2.050ha tôm. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, vụ nuôi đã chậm so với lịch thời vụ hơn 1 tháng. Đến thời điểm này, tại các vùng nuôi tôm tập trung tại TP Móng Cái, người nuôi đã cải tạo xong ao đầm; một số hộ nuôi đã xuống giống. Đến ngày 1/3, ước toàn thành phố mới thả nuôi được hơn 20ha tôm vụ xuân-hè.

Chúng tôi đến thăm cơ sở nuôi tôm của ông Bùi Ngọc Liêm (khu 9, phường Hải Hoà) một khu nuôi tôm công nghiệp với quy mô lớn, công nghệ nuôi tiên tiến. Ông Liêm cho biết: Hạ tầng khu nuôi tôm rộng 6,5ha của gia đình được đầu tư đến thời điểm này là hơn 80 tỷ đồng. Hiện toàn bộ diện tích nuôi tôm đều đảm bảo các chỉ tiêu, tiêu chí theo tiêu chuẩn VietGAP. Vụ nuôi này, gia đình ông dự kiến thả nuôi khoảng 4ha. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, mặc dù đã cải tạo xong ao đầm nhưng lo ngại việc khó khăn trong tiêu thụ tôm sang Trung Quốc nên tôi mới chỉ thả gần 20 vạn giống.

Cơ sở nuôi tôm của ông Bùi Ngọc Liêm đang áp dụng công nghệ nuôi sử dụng vi sinh BOX – một sản phẩm của Mỹ đang được Hội Nông dân tỉnh triển khai thử nghiệm tại một số cơ sở nuôi tôm. Cùng với đó, toàn bộ ao nuôi của cơ sở đang ứng dụng công nghệ nuôi tuần hoàn nước do Sở KH&CN triển khai, đây là công nghệ nuôi được các nhà chuyên môn đánh giá cao. Với công nghệ này, việc gièo giống chỉ mất thời gian 1 tháng và thời gian nuôi chỉ 2 tháng/vụ.

Nước tuần hoàn qua các ao nuôi, ao xử lý nước và thu gom nước thải, hạn chế việc thay nước trong ao nuôi nên một năm người nuôi tôm có thể nuôi từ 3-4 vụ. Với công nghệ nuôi tuần hoàn nước và hệ thống cảnh báo, quan trắc môi trường được lắp đặt tại toàn bộ các ao nuôi, người nuôi tôm có thể kiểm soát được môi trường nước, tình hình dịch bệnh mọi lúc, mọi nơi, giảm thiểu rủi ro về dịch bệnh trong nghề nuôi.

Là một trong số những hộ nuôi tôm theo hình thức công nghiệp từ rất sớm trên địa bàn TP Móng Cái, cơ sở nuôi tôm diện tích 7,2ha của gia đình ông Bùi Văn Trình (thôn Đông, xã Vạn Ninh) được đầu tư bài bản với mức đầu tư hàng chục tỷ đồng. Vụ nuôi thu-đông 2019 là vụ nuôi thứ 3 trong năm nay. 2 vụ nuôi trước, mỗi vụ, ông Trình thu được hơn 20 tấn tôm thương phẩm.

Vụ nuôi xuân-hè, ông Trình dự kiến thả nuôi 160 vạn giống trên 7 ao nuôi. Toàn bộ quy trình nuôi tôm tại cơ sở này được áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP, đảm bảo các chỉ tiêu, tiêu chí theo quy định về an toàn trong lĩnh vực thủy sản.


Đến thời điểm này, ông Bùi Văn Trình đã thả hơn 80 vạn giống cho vụ nuôi xuân-hè.

Ông Bùi Văn Trình cho biết: Hiện ông đã thả hơn 80 vạn giống tôm thẻ chân trắng tại 3 ao nuôi. Với công nghệ nuôi tuần hoàn nước, việc gièo giống chỉ mất 1 tháng và thời gian nuôi chỉ 2 tháng/vụ. Nước tuần hoàn qua các khâu nuôi, xử lý và thu gom nước thải, hạn chế việc thay nước trong ao nên một năm người nuôi tôm có thể nuôi từ 3-4 vụ. Hệ thống cảnh báo, quan trắc môi trường được lắp đặt tại toàn bộ các ao nuôi nên ông luôn kiểm soát được môi trường nước, tình hình dịch bệnh.

Hiện 11/12 vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung tại TP Móng Cái, người nuôi tôm đã tự đầu tư xây dựng các hệ thống đường, điện, kênh mương, hệ thống ao, đầm nuôi với một số công nghệ tiên tiến, như: Hệ thống bờ, đáy ao lót bạt, ao nuôi có mái che nuôi tôm vụ đông, máy bắn thức ăn, nuôi vi sinh, hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi, nuôi tuần hoàn nước, hệ thống thu gom, xử lý phân tôm…

Hội Nghề cá TP Móng Cái hiện có hơn 1.000 hội viên. Hằng năm, Hội đều phối hợp với ngành chức năng, các công ty giống, thức ăn tổ chức nhiều cuộc hội thảo về việc sử dụng thức ăn, chế phẩm sinh học và công nghệ nuôi cho hội viên, góp phần nâng cao hiệu quả nghề nuôi tôm cho hội viên.

Cùng với đó, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh liên tục triển khai các mô hình nuôi tôm theo hướng VietGAP tại Móng Cái, làm cơ sở để nông dân học tập kinh nghiệm. Các mô hình đã hướng người dân đến một phương thức nuôi áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tuân thủ các quy trình kỹ thuật chặt chẽ từ khâu cải tạo ao, đến lựa chọn con giống, thức ăn và quy trình chăm sóc, hướng tới mục tiêu nuôi an toàn môi trường, an toàn dịch bệnh, hạn chế sử dụng thuốc, hoá chất.

Hữu Việt
Nguồn : https://quangninh.gov.vn/

Bổ sung khoáng chất cho tôm thẻ, tôm sú đúng cách

Bổ sung khoáng chất cho tôm thẻ, tôm sú đúng cách sẽ quyết định đến tỉ lệ sống và sự tăng trưởng của tôm nuôi. Đặc biệt là những ao nuôi có độ mặn thấp cần bổ sung khoáng chất để đạt được sản lượng mong muốn. Ở bài viết này, nuôi tôm an toàn sẽ cùng bà con đi tìm hiểu tổng quan về khoáng chất cũng như cách bổ sung khoáng cho tôm đúng cách nhất.

Vai trò của khoáng trong nuôi tôm

Khoáng chất đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho sự phát triển và giai đoạn lột xác của tôm nuôi. Thông thường, những khoáng chất được hấp thụ qua thức ăn và môi trường nước, chúng có nhiều chức năng sinh lý có tác dụng duy trì sự cân bằng acid-base và điều hòa áp suất thẩm thấu.

Khoáng được chia ra làm hai loại chính: Khoáng vi lượng cho tôm (Cu, Fe, Ni, Mn)  và khoáng đa lượng cho tôm (Ca, L, Mg, P).

Khoáng chất cần thiết cho sự phát triển và lột xác của tôm nuôi

Khoáng chất cần thiết cho sự phát triển và lột xác của tôm nuôi

Những khoáng tạt ao tôm như Ca, Cu, Mg, K, Zn, P,… rất quan trọng đối với quá trình lột xác và hình thành vỏ mới cho tôm. Mỗi chất đem đến những công dụng khác nhau, cụ thể như:

— Khoáng Mg: Đây là chất xúc tác trong một số phản ứng quan trọng trong hệ thống enzyme, tôm thiếu Mg sẽ dẫn đến hiện tượng giảm ăn, chậm lớn, thậm chí chết rải rác.

— Khoáng Cu: Đồng có nhiệm vụ vận chuyến máy và hô hấp trên tôm, đồng thời góp phần hình thành sắc tố Melanin. Trong trường hợp tôm thiếu Cu sẽ dẫn đến chậm lớn.

— Khoáng Zn: Có công dụng vận chuyển COtrên tôm, giúp kích thích tiết acid chlohyride (HCl). Trong trường hợp thiếu kẽm vật nuôi sẽ giảm sinh trưởng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của tôm bố mẹ.

— Khoáng tạt nguyên liệu Na, Cl, K: Na có công dụng dẫn truyền xung động thần kinh cơ. K có vai trò trong quá trình trao đổi chất, thiếu k tôm sẽ biếng ăn chậm lớn. Cl tham gia vào quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu và các hoạt động enzyme trong tế bào.

— Khoáng tạt cho tôm Ca, P: Ca và P được xem là thành phần quan trọng quyết định vào quá trình hình thành lớp vỏ kitin. Trong đó, Ca tham gia vào quá trình đông máu, các chức năng cơ, sự truyền dẫn thần kinh và điều hòa áp suất thẩm thấu. P có vai trò là trung tâm trong quá trình chuyển hóa năng lượng, duy trì độ pH trong cơ thể tôm.

Nhu cầu khoáng chất cho tôm

Khoáng là chất đóng vai trò quan trọng giúp cho quá trình lột xác của tôm nuôi. Nếu thiếu khoáng, tôm sẽ bị cong thân, mềm vỏ và khó lột xác. Trong nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú mật độ cao thì việc bổ sung khoáng cần phải được bà con chú trọng và kịp thời. Nhu cầu khoáng chất cho tôm thẻ chân trắng và tôm sú thay đổi theo từng giai đoạn tăng trưởng và theo từng loại khoáng. Chúng có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, lột xác liên tục, thả nuôi với mật độ cao nên nhu cầu khoáng là rất cao.

Tôm có thể hấp thu khoáng qua hai cách: Khoáng tạt ao tôm và khoáng trộn thức ăn cho tôm nuôi.

  • Tôm có thể hấp thu khoáng trực tiếp từ môi trường thông quá việc hấp thụ qua mang nên việc tạt trực tiếp vào trong nước để bù vào lượng khoáng bị mất trong quá trình lột xác của tôm là việc rất cần thiết.
  • Đối với những ao nuôi có độ mặn thấp, tôm sẽ khó khăn trong việc hấp thu khoáng hòa tan có trong môi trường nước. Trường hợp này cần bổ sung khoáng vào khẩu phần thức ăn cho ao tôm.
Khoáng đa lượng, khoáng vi lượng cho tôm

Khoáng đa lượng, khoáng vi lượng cho tôm

==> Xem chi tiết => Nhu cầu khoáng chất cho tôm thẻ chân trắng là gì?

Hiện tượng tôm thiếu khoáng

Tôm bị thiếu khoáng sẽ xuất hiện một số dấu hiệu sau đây:

  • Thời gian đầu, tôm thiếu khoáng sẽ xuất hiện những chấm đên li ti trên toàn vỏ tôm nuôi.
  • Quan sát thấy tôm bị đục cơ từng phần và đục cơ toàn thân, kèm theo dấu hiệu cong thân.
  • Những tôm bị nặng sẽ bị rớt đáy, nhiều ao rớt vài con, có ao rớt vài chục cao, thậm chí có ao sẽ rớt khoảng từ 9 – 10 con mỗi ngày
  • Trong giai đoạn lột xác tôm sẽ bị mềm vỏ và chậm lớn.
Hiện tượng tôm thiếu khoáng

Hiện tượng tôm thiếu khoáng

Tôm tăng trưởng mạnh nhất trong giai đoạn từ 30 – 35 ngày tuổi, nếu trường hợp này tôm tăng trưởng chậm thì chứng tỏ hàm lượng Ca, Mg trong môi trường nước bị thiếu, không cung cấp đủ nhu cầu hấp thu của tôm. Lúc này, cần phải tiến hành bổ sung khoáng tạt cho tôm hoặc trộn thức ăn cho tôm nuôi.

Bổ sung khoáng cho tôm thẻ, tôm sú

Nếu nước có độ mặn cao hoặc thấp nhưng các yếu tố về khoáng vẫn trong khoảng tối ưu và tỉ lệ in thích hợp thì bà con không cần phải bổ sung thêm khoáng tạt nguyên liệu. Tuy nhiên, do tác động từ các yếu tố bên ngoài sẽ làm mất đi một lượng khoáng cần thiết cho tôm. Do đó, bà con cần phải thường xuyên kiểm tra và theo dõi hàm lượng nước trong ao bằng các bộ kit Sera.

Việc bổ sung khoáng cho tôm sú ăn và tôm thẻ còn phụ thuộc nhiều vào khả năng hấp thu của các loại khoáng này ở môi trường nước. Bà con nên lựa chọn các loại khoáng tinh thể, có thể dễ dàng hòa tan vào môi trường nước hoặc tốt nhất nên trộn thức ăn cho hiệu quả cao hơn. Trong giai đoạn lột xác cần bổ sung khoáng vào ban đêm từ 10 – 12 giờ, giai đoạn này oxy sẽ tăng cao gấp đôi và sau khi lột xác tôm sẽ bắt đầu hấp thu khoáng từ môi trường nước để tạo vỏ.

Bên cạnh đó, khi thấy tôm có dấu hiệu mềm vỏ, khó lột xác thì cần tạt vôi bột xuống ao kết hợp với việc trộn khoáng vào thức ăn để khắc phục hiện tượng này.

Tôm được bổ sung khoáng định kỳ 

Tôm được bổ sung khoáng định kỳ 

Các loại khoáng chất cho tôm

1. Khoáng Canxi – CaCl2

Đây là loại khoáng được bổ sung thêm Canxi cho tôm nuôi, đồng thời kích thích tôm lột xác, giúp tôm mau cứng vỏ, rút ngắn được thời gian tôm lột xác. Đây là loại khoáng được bà con áp dụng phổ biến hiện nay trong thủy sản. Quy cách đóng gói 25kg/ bao.

2. Khoáng Magie – MgCl2

Trong giai đoạn lột xác, bổ sung khoáng Mg là việc cần thiết giúp tôm lột xác nhanh và mau cứng vỏ. Khoáng Mg đóng gói 25kg/ bao với hàm lượng 97% Mg.

3. Khoáng Kali – KCl

Việc bổ sung khoáng Kali giúp phòng ngừa cong thân, đục cơ, kích thích tôm lột vỏ nhanh chóng nhất. Sản phẩm đóng gói 50kg/ bao với hàm lượng 60%.

 

Doanh nghiệp thủy sản với EVFTA: Đòi hỏi nghiêm ngặt truy xuất nguồn gốc

Chế biến cá tra
Doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Phú Yên quan tâm đến nhóm sản phẩm được giảm thuế.

 

Sản phẩm thủy sản của Việt Nam nếu không có chứng nhận đánh bắt thì không xuất qua được thị trường châu Âu.

Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam vừa được Nghị viện châu Âu (EP) thông qua. Từ đây, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong nước nói chung, tỉnh Phú Yên  nói riêng sẽ có thêm cơ hội phát triển.

Khi Hiệp định Thương mại tự do giữa EU và Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực, gần 50% dòng thuế đang có thuế suất cơ sở 0 – 22%, trong đó phần lớn đang ở mức 6 – 22% sẽ được giảm về 0%. Phần còn lại với thuế suất cơ sở 5,5 – 26% sẽ được về 0% trong 3 – 7 năm sắp tới.

Riêng cá ngừ đóng hộp và cá viên, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan lần lượt là 11.500 tấn và 500 tấn. Các Doanh nghiệp ở tỉnh Phú Yên rất quan tâm đến sản phẩm tôm, tôm sú đông lạnh – nhóm sản phẩm sẽ được giảm thuế từ 20% xuống 0%. Các sản phẩm tôm khác nằm trong lộ trình 3 – 5 năm; riêng tôm chế biến lộ trình giảm thuế là 7 năm.

Ông Phan Văn Lai, cán bộ Công ty Cổ phần thủy sản Bá Hải cho biết: “Cá ngừ và ngư trường ngày càng cạn kiệt. Thứ hai là Luật Thủy sản ra những quy định mới đòi hỏi ngư dân phải lắp các thiết bị giám sát hành trình và phải thực hiện các thủ tục pháp lý để truy xuất nguồn gốc”.

Còn bà Cao Thị Phượng, Phó Giám đốc Công Ty TNHH MOSC Việt Nam thì cho rằng, chỉ riêng phần tiền thuế không phải nộp nữa đã là một khoản khá lớn, điều đó thúc đẩy các doanh nghiệp hướng vào thị trường EU nhiều hơn.

Theo bà Phượng: “Nếu không có chứng nhận đánh bắt thì không xuất qua được thị trường châu Âu. Mình chỉ chọn thị trường Mỹ, đây là thị trường đòi hỏi chất lượng rất nghiêm ngặt”.

Việc mở rộng thị trường mới đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn ở tỉnh Phú Yên không chỉ giúp doanh nghiệp giảm bớt khó khăn do ảnh hưởng “thẻ vàng” EU, mà qua đó còn tìm được nhiều khách hàng mới từ thị trường Mỹ, Trung Đông và một số nước khác….

Tuy nhiên, theo bà Lê Thị Hằng Nga, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Phú Yên, bên cạnh cơ hội từ EVFTA, các doanh nghiệp thủy sản cũng sẽ gặp phải những thách thức mới. Cụ thể là các điều kiện về rào cản kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng chặt chẽ hơn, cạnh tranh về giá thành nhiều hơn và có nhiều quy định phức tạp hơn.

“Bà con mình chưa đảm bảo các thị trường này. Đối với các thị trường khác thì yêu cầu rất nghiêm ngặt để truy xuất nguồn gốc. Nhưng đến nay, bà con mình được tuyên truyền rất nhiều nhưng chưa nắm được quy định cũng như yêu cầu của thị trường trong thời gian tới ” – bà Nga cho biết.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), EVFTA cũng đề cập đến việc 2 bên cần tích cực tham gia đấu tranh chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU). Đây là việc cấp bách và quan trọng không chỉ để Việt Nam gỡ thẻ vàng IUU của EU mà còn đảm bảo tuân thủ các điều khoản trong EVFTA. Vì vậy, các doanh nghiệp cần nắm bắt và tận dụng những cơ hội mới từ EVFTA.

CTV Đặng Dự, Thế Hoan VOV-Miền Trung